Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Câu hỏi ôn tập môn luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.1 KB, 37 trang )

Đề 1:
1.Trách nhiệm kỉ luật của cán bộ, công chức?
Trả lời:
Định nghĩa trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức: là trách nhiệm pháp lý do cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, vi phạm
những việc cán bộ công chức không được làm và vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan
có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ công chức được pháp luật quy định cụ thể như sau:
Tiêu chí CÁN BỘ CÔNG CHỨC
1.Cơ sở
pháp lý
Căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức năm
2008 và Điều lệ của tổ chức mà cán bộ
vi phạm là thành viên
Chỉ căn cứ vào Luật cán bộ, công chức
và các văn bản hướng dẫn
2.Cơ sở
truy cứu
trách
nhiệm kỷ
luật
Là hành vi vi phạm pháp luật và vi
phạm Điều lệ của cán bộ
Là hành vi vi phạm pháp luật của công
chức
3.Thủ tục
xử lý kỷ
luật
- Tạm đình chỉ công tác: (Điểu 81 Luật CB,CC). Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý
cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem
xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc


có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không
quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15
ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy
tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do;
hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì
được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác
hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ,
công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: riêng đối với cán bộ thì sau khi đình chỉ công tác thì phải thành lập hội đồng
xem xét kỉ luật; nếu người cán bộ vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù giam
mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc (điều 78 khoản3), trong
trường hợp này không phải tiến hành họp kỉ luật mà chủ tịch hội đồng kỉ luật sẽ ban
hành quyết định kỷ luật luôn.
4. Thẩm
quyền xử
lý kỉ luật
Theo nghị định 35/2005 và nghị định 34/2010
Trường hợp người vi phạm là lãnh đạo thì người có thẩm quyền xử lý kỉ luật là
người bổ nhiệm người đó; trường hợp xử lý kỉ luật bằng hình thức hạ bậc lương, hạ
nghạch hoặc buộc thôi việc mà việc tuyển dụng, nâng bậc lương, nâng nghạch do
cấp trên trực tiếp quyết định thì người đứng đầu cơ quan tổ chức phải đề nghị bằng

văn bản lên cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỉ luật.
Trường hợp người vi phạm không phải là lãnh đạo: thì thẩm quyền xử lý kỉ luật
thuộc về người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lí cán bộ, công chức đó. Ví dụ:
nhân viên sở tư pháp thì thẩm quyền xử lý thuộc về giám đốc sở.
5. Thời
hạn, thời
hiệu xử lí
kỉ luật

Thời hạn xử lí kỉ luật là 2 tháng; phức tạp là 4 tháng
Thời hiệu xử lý kỉ luật là 2 năm kể từ khi có hành vi vi phạm
6. Hậu quả Phải chịu 1 trong 4 hình thức kỉ luật:
khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi
nhiệm;
Ngoài ra còn phải chịu những hậu quả
khác ở điều 82 như: 1. Cán bộ, công
chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì
thời gian nâng lương bị kéo dài 06
tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có
hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức
thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12
tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có
hiệu lực.
2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển
trách đến cách chức thì không thực hiện
việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ
nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ
ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết
thời hạn này, nếu cán bộ, công chức
không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ
luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch,
quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy
định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức đang trong thời
gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra,
truy tố, xét xử thì không được ứng cử,
đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân
chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng,
thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc

thôi việc.
4. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách
chức do tham nhũng thì không được bổ
nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.
Đối với công chức là lãnh đạo: Có 6
hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi
việc;
Đối với công chức không là lãnh đạo có
4 hình thức là: khiển trách, cảnh cáo, hạ
bậc lương, buộc thôi việc
Ngoài ra cũng phải chịu các hậu quả
khác ở điều 82.

2.Khẳng định đúng sai
a.Công chức vi phạm kỉ luật bị xét xử theo luật tố tụng hình sự có đồng thời phải chịu xử lý kỉ luật?
Trả lởi: Đúng vì theo khoản 3 điều 79 Luậ cán bộ, công chức thì công chức nếu bị tòa án tuyên phạt tù mà
không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc hoặc thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm (cách
chức, giáng chức) mà buộc thôi việc và cách chức, giáng chức cũng là hình thức xử lý kỷ luật đối với công
chức.
b.Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện pháp ngăn chặn vi
phạm hành chinh
Trả lời: Sai, vì các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính bao gồm:
a) Tạm giữ người;
b) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
đ) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
e) Bảo lãnh hành chính;
g) Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

h) Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa
bệnh trong trường hợp bỏ trốn. (khoản 1 điều 43 PLXLVPHC).
Mà trong các biện pháp đó chủ thể có thẩm quyền quyết định hầu hết là các chủ thể được quy định tại khoản
1 điều 45 plxlvphc như Chủ tịch ubnd xã, thị trấn, trưởng công an phường;Trưởng Công an cấp huyện; Thủ
trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu… trong các chủ
thể đó không đầy đủ tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vphc (từ điều 28 đến điều 40d PLXLVPHC)
như thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ tịch ubnd cấp tỉnh…
Đề tình huống: Chuẩn,Hùng,Chức,Muôn,Lộc đá bóng ở khu vực có máy biến thế.
-Hùng (14t) đá bóng bổng chạm vào dây điện trần bằng nhôm làm 2 dây va vào nhau,bộ phận máy biền thế bị
hỏng không thể tự ngắt điện nên máy biến thế bị hỏng.máy biến thế trị giá 150 tr và tiền sửa chữa là 50 tr.
-Thảo(18t),Muôn(20t),Lộc(21t) đá bóng trong tình trạng mùi rượu nồng nặc và ở chân cột có máy biến thế có
treo biển báo nguy hiểm cấm thả diều,cấm đá bóng.Trước đó 14 thang Muôn và Lộc bị xử phạt hành chính vì
hành vi đào bới chân đe,mỗi người bị phạt 500k.
-Hỏi những ai bị xử phạt hành chính,ai ko bị phạt và cần phạt thế nào/Có cần xđ trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về dân sự ko?
Trả lời:
- những người sau đây bị xử phạt hành chính: Thảo, Lộc

- những người sau không bị xử phạt hành chính: Hùng (vì đây là lỗi vô ý nê k phải chịu tnhc); Chức (không
có lỗi); Muôn vì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- trách nhiệm dân sự vẫn đặt ra vì pháp lệnh xử lý vphc có quy định (khoản 3 điều 7) quy định người chua
thành niên vphc mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đề 2:
1. So sánh giữa hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hình thức ban hành văn bản áp
dụng quy phạm pháp luật.
Tiêu chí Hình thức ban hành vbqppl Hình thức ban hành vbadpl
Khái niệm Là … (giáo trình xdvbpl)
Chủ thể
ban hành
Chỉ các chủ thể được quy định trong luật

ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Gồm nhiều chủ thể khác nhau, số
lượng nhiều hơn so với chủ thể ban
hành vbqp
Hiệu lực
pháp lý
Có hiệu lực pháp lý cao hơn vbad Có hiệu lực pháp lí thấp hơn vbqp
Số lần áp
dụng
Áp dụng nhiều lần Áp dụng một lần, để gq cviec cụ thể
Đối tượng
tác động
Nhiều chủ thể khác nhau, những chủ thể
này thường không được xác định cụ thể
Tác động đến chủ thể nhất định, cụ thể
Thủ tục
ban hành
Được quy định chặt chẽ theo quy định của
luật ban hành vbpq
Thủ tục đơn giản hơn
Thể hiện phương diện chấp hành Thể hiện phương diện điều hành
Nội dung Đặt ra các quy tắc xử sự chung Đặt ra các mệnh lệnh hành chính cụ
thể
2. Khẳng định đúng sai
a, Có phải mọi cá nhân làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập đều là viên chức
Trả lời: không vì theo khoản 2 điều 4 Luật cán bộ công chức 2008 thì người làm việc trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập cũng là công chức.
b. Văn bản là nguồn của luật hành chính đều là quyết định hành chính
Trả lời: (Định nghĩa quyết định hành chính: qđhc là một dạng quyết định pháp luật thể hiện ý chí của chủ thể
quản lý mà chủ yều là ý chí của cơ quan hành chính và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính tiến

hành theo thủ tục và dưới hình thức do pháp luật quy định, có nội dung là đường lối, chính sách, quy tắc xử
sự chung hoặc các mệnh lệnh hành chính cụ thể nhằm thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý hành
chính. Quyết định hành chính có thể tồn tại ở 3 dạng: quyết định chủ đạo (nghị quyết của chính phủ); quyết
định quy phạm (nghị định, thông tư); quyết định áp dụng (quyết định; kết luận, công văn, thông báo; hành vi
quản lý). Cho nên câu trên là Sai vì: nguồn của quyết định hành chính được hiểu là tất cả các căn cứ (các văn
bản) để xây dựng, ban hành qđhc; nguồn của qđhc cũng gồm cả luật, hiến pháp mà quyết định hành chính chỉ
là các qđ do cqhc ban hành và có tính dưới luật nên văn bản luật hoặc hiến pháp đó không thể là qđhc.
Đề 2:
2. trách nhiệm kỷ luật của viên chức.
Trả lời:

1. khái niệm: trách nhiệm kỉ luật của viên chức là hậu quả pháp lí bất lợi mà chủ thể có thẩm quyền áp
dụng đối với viên chức vi phạm kỉ luật viên chức.
2. các hình thức xử lí kỉ luật viên chức:
đối với viên chức quản lí có 4 hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc; đối với
viên chức không giữ chức vụ quản lí có 3 hình thức: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
3. thời hạn xử lí kỉ luật đối với viên chức: là thời điểm kể từ khi phát hiện viên chức có hành vi vi phạm
kỉ luật đến khi có quyết định kỉ luật (không quá 2 tháng, trường hợp phức tạp không quá 4 tháng);
4. thời hiệu xử lí kỉ luật đối với viên chức: là thời hạn mà kể từ khi có hành vi vi phạm kỉ luật của viên
chức đến thời điểm hành vi đó bị phát hiện thì viên chức đó không bị xủ lí kỉ luật (không quá 24
tháng).
5. Thẩm quyền xử lí kỉ luật viên chức
- đối với viên chức quản lí: chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm
- đối với viên chức không giữ chức vụ quản lí: người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập (nơi quản lí
viên chức vi phạm kỉ luật)
- đối với viên chức biệt phái: do cơ quan, tổ chức tiếp nhận xử lí kỉ luật
- đối với viên chức nhận nhiệm vụ mới mà sau đó mới phát hiện vi phạm thì đơn vị cũ xử lí kỉ luật và
gửi qđkl tới đơn vị mới.
6. thủ tục xử lí kỉ luật viên chức:
- họp kiểm điểm viên chức vi phạm pháp luật

- thành lập và họp hội đồng kỉ luật viên chức (trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà
không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng).
- ra quyết đinh kỉ luật: người có thẩm quyền ra quyết định kỉ luật trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ
ngày có kiến nghị hình thức kỉ luật của cuộc họp kiểm điểm viên chức phải ra quyết định kỉ luật hoặc
kết luận viên chức không vi phạm pháp luật; trường hợp viên chức bị tòa án tuyên phạt tù thì sau 15
ngày làm việc từ khi nhận được quyết định của tòa án.
2. Khẳng định đúng sai:
a) 14 là độ tuổi nhỏ nhất có năng lực hành vi hành chính
Trả lời: Năng lực hành vi hành chính là khả năng của cá nhân được nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó
họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu
quả pháp lý nhất định do những hành vi của mình mang lại. Năng lực hành vi hành chính thường bao gồm
các yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trình độ đào tạo, khả năng tài chính trong đó độ tuổi là yếu tố
quan trọng nhất khi xem xét năng lực hành vi hành chính của cá nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật
hành chính. Các quan hệ pháp luật hành chính khác nhau thì đòi hỏi độ tuổi khác nhau, chẳng hạn cá nhân
phải đủ 14 tuổi trở lên mới bị xử phạt hành chính; công dân phải đủ 12 đến dưới 18 tuổi mới có thể bị áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Như vậy câu trên là sai vì 14 chỉ là độ tuổi nhỏ nhất có năng lực hành vi hành chính trong quan hệ pháp luật
hành chính về xử phạt hành chính; còn trong quan hệ pháp luật hành chính khác thì độ tuổi có năng lực hành
vi hành chính có thể là ít hơn 14 ví dụ như trong quan hệ pháp luật hành chính về áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng thì công dân chỉ cần đủ 12 tuổi đã được coi là có năng lực hành vi hành chính bị áp dụng
biện pháp này.
b) Luật Cán bộ công chức vừa là luật hành chính vừa là quyết định hành chính
Trả lời: Sai vì Luật Hành chính là văn bản luật do quốc hội ban hành, trong đó có chứa các quy phạm pháp
luật hành chính làm căn cứ để xây dựng và ban hành các quyết định hành chính nên nó được coi là nguồn của
Quyết định hành chính chứ không thể là quyết định hành chính được. Mặt khác dựa vào đặc điểm của quyết
định hành chính thì qđhc luôn có tính dưới luật, được ban hành để cụ thể hóa, chi tiết hóa và hướng dẫn thi
hành luật cho nên đã là Luật thì không thể là quyết định hành chính.
Đề 3:
1. Chủ thể của vi phạm hành chính

- Định nghĩa: chủ thể của vphc là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính theo quy định của
pháp luật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy
địnhcủa pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Năng lực trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức là khả năng cá nhân, tổ chức bằng hành vi của mình
thực hiện quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định và tự chịu trách nhiệm về hành vi đó. Xét ở khía cạnh nào
đó thì năng lực trach nhiệm hành chính có phần giống với năng lực hành vi hành chính của chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật hành chính.
- Đối với chủ thể là cá nhân: gồm tất cả cá nhân là công dân việt nam, người nước ngoài, người không quốc
tịch sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Năng lực trách nhiệm hành chính của cá nhân thể hiện ở độ tuổi và
khả năng nhận thức của cá nhân. Cụ thể là:
+ Độ tuổi: từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể trở thành chủ thể của vphc nếu cá nhân đó thực hiện hành vi
vi phạm với lỗi cố ý; cá nhân đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của vphc trong mọi trường hợp.
+ Về nhận thức: cá nhân là chủ thể của vphc phải là người không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
- Đối với chủ thể là tổ chức: bao gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn
vị trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp
luật. Năng lực trách nhiệm hành chính của tổ chức là khả tổ chức tự chịu trách nhiệm và gánh vác hậu quả
pháp lý hành chính bất lợi do hành vi vi phạm hành chính. Năng lực trách nhiệm hành chính của tổ chức có
khi được thành lập và chấm dứt khi giải thể theo quy định của pháp luật.
2. Khẳng định đúng sai:
a. Một người thực hện hành vi vi phạm pháp luật có vừa bị xử lí trách nhiệm kỉ luật vừa xử lí trách nhiệm
hình sự
Trả lời: Có vì theo khoản 3 điều 78 và khoản 3 điều 79 Luật cán bộ, công chức thì một người nếu là cán bộ
hoặc công chức nếu bị tòa án tuyên phạt tù giam mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi

việc và thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm.
b.Tổ chức xã hội không được hoạt động vì lợi nhuận
Trả lời: Đúng vì tổ chức xã hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích tập
hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của
các thành viên khi tham gia vào quản lý nhà nước, xã hội.

Như vậy thì mục đích hoạt động của tổ chức xã hội không phải là nhằm mục đích lợi nhuận, đây là đặc điểm
đặc thù để phân biệt tổ chức xã hội với các tổ chức kinh tế như công ty, hợp tác xã, Tóm lại tổ chức xã hội
không có mục đích lợi nhuận nên không được hoạt động vì lợi nhuận, nếu có những hoạt động kinh tế thì
hoạt động đó chỉ là hoạt động tạo nguồn thu cho tổ chức đó hoạt động chứ không phải là hoạt động chính.
Đề 43:
1. nêu các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.
Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính bao gồm: tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính;
chấp hành qpplhc; sử dụng qpplhc; áp dụng qpplhc. Trong đó cần chú ý đến hai hình thức là chấp hành và áp
dụng.
- tuân thủ qpplhc: là việc cá nhân, tổ chức kiềm chế không thực hiện các hành vi mà qpplhc quy định cấm. ví
dụ: không đi vào đường ngược chiều, không bấm còi ở nơi có biển cấm còi…
- chấp hành qpplhc: là việc cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải
thực hiện. Ví dụ: phải đăng kí tạm trú, tạm vắng; phải đi đúng làn đường…
- sử dụng qpplhc: là việc cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền mà pháp luật hành chính cho phép. Ví dụ: …
- áp dụng qpplhc: là việc cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào qpplhc hiện hành để giải quyết
các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hc nhà nước. Ví dụ: ubnd căn cứ các quy định trong
luật đất đai và các nghị định hướng dẫn để giao đất cho cá nhân, tổ chức.
Lưu ý: các yêu cầu khi áp dụng qpplhc là:
-đúng nội dung, mục đích của qp được áp dụng;
-đúng thẩm quyền;
-đúng thủ tục;
-đúng thời hạn, thời hiệu;
-công khai.
2. khẳng định sau đúng hay sai? vì sao?
a. cán bộ công chức trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm được phép xin thôi việc
Trả lời: Sai vì khoản 3 điều 59 Luật CB, CC quy định không giải quyết thôi việc đối với công chức đang
trong thời gian xem xét kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

b. các quan hệ mà có một bên chủ thể là cơ quan hành chính thì đều là quan hệ pháp luật hành chính.
Trả lời: Sai vì chỉ được coi là quan hệ pháp luật hành chính khi có một bên chủ thể là chủ thể quản lý nhân

danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để áp đặt ý chí với bên chủ thể kia (đối tượng quản lý). Còn
thực tế có rất nhiều quan hệ mà một bên chủ thể là cơ quan hành chính tham gia nhưng không phải là quan hệ
pháp luật hành chính vì cơ quan hành chính không tham gia với tư cách là chủ thể quản lý, ví dụ: Bộ tư pháp
tổ chức bán đấu giá thanh lý một số xe ô tô cho các cá nhân tổ chức thì quan hệ giữa Bộ tư pháp lại là quan
hệ pháp luật dân sự do quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh.
Đề 33:
1. Phân tích khái niệm quản lý
Khái niệm quản lý: theo điều khiển học thì quản lý là sự chỉ đạo, tác động vào 1 hệ thống hay 1 quá trình
theo những quy luật, định luật hoặc căn cứ vào những nguyên tắc tương ứng để hệ thống hay quá trình đó
vận động theo 1 hướng nhất định nhằm thực hiện mục tiêu, kế hoạch của người quản lý đặt ra trước đó.
Phân tích khái niệm: từ khái niệm có thể thấy những vấn đề sau:
- quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý: chủ thể quản lý là cá nhân
hay tổ chức của con người tác động lên đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức khác.
- quản lý xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người.
- mục đích và nhiệm vụ của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt
động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướngvhoạt động
chung đó theo những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
- quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy: có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung. Có quyền uy thì mới bảo đảm sự
phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản ói điều khiển,
chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lý thực hiện các mệnh lệnh, yêu cầu của mình.
2. Khẳng định đúng sai:
a. thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước.
Trả lời: Sai vì thủ tục hành chính chỉ được sử dụng để giải quyết để giải quyết công việc trong lĩnh vực quản
lý hành chính nhà nước.Ttương ứng với 3 lĩnh vực quản lý nhà nước sẽ có 3 loại thủ tục pháp lý để giải quyết
các công việc đó. Cụ thể: thủ tục lập pháp đc sử dụng để gq các cv phát sinh trong lĩnh vực lập pháp, ví dụ:
thủ tục xây dựng và ban hành các văn bản luật của quốc hội; thủ tục tư pháp đc sử dụng để giải quyết các cv
phát sinh trong lĩnh vực tư pháp, ví dụ: thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự; thủ tục hành chính đc sử dụng
để gq các công việc phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, ví dụ: thủ tục xử lý vi phạm hành
chính.

b. hết thời hạn 1 năm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người bị xử phạt sẽ không
phải thực hiện quyết định này nữa.
Trả lời: Sai vì hết 1 năm thì chỉ không phải thực hiện quyết định xử phạt nhưng vẫn phải thực hiện các biện
pháp khắc phục hậu quả (nếu có ghi trong quyết định xử phạt đó) theo điều 69 pháp lệnh xử lý vi phạm hành

chính.
Đề 25:
1. phân tích yêu cầu đối với việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
Các yêu cầu đối với việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính gồm:
- đúng nội dung, mục đích của qpplhc được áp dụng: nghĩa là qp đó quy định như thế nào thì áp dụng đúng
tinh thần như thế, phải hiểu đúng, thống nhất mà không có sự áp dụng tùy tiện. Ví dụ: quy phạm pháp luật
hành chính cụ thể là luật giao thông đường bộ quy địn người điểu khiển xe mô tô, gắn máy khi tham gia giao
thông phải đội mũ bh thì cơ quan hành chính hoặc cá nhân có thẩm quyền sẽ vận dụng quy định đó để giải
quyết các cv phát sinh theo đúng nội dung của qp đó, chẳng hạn để xử phạt hc. Trong đó việc xử phạt hc phải
đúng hành vi không đội mũ bảo hiểm như nội dung qp quy định chứ không thể là hvi khác mà lại áp dụng
quy định về đội mũ bh.
- đúng thẩm quyển: việc áp dụng qpplhc phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy
định. Ví dụ: chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ có quyền xử phạt hc đối với hvi vi phạm trật tự giao thông
đường bộ mà mức phạt tiền đến 200k; còn trên 200k lại thuộc về cấp trên. Việc áp dụng đúng thẩm quyền
đảm bảo tính thống nhất của việc áp dụng qpplhc nhằm không chồng chéo thẩm quyền gq công việc.
- đúng thủ tục do pháp luật quy định. Ví dụ: việc phạt cảnh cáo thì chỉ cần áp dụng thủ tục đơn giản còn phạt
tiền trên 200k thì phải theo thủ tục đầy đủ.
- đúng thời hạn, thời hiệu: thời hạn áp dụng qpplhc là thời gian từ khi tiếp nhận vụ việc cần giải quyết đến
thời điểm do qpplhc quy định là phải giải quyết vụ việc đó; thời hiệu là thời hạn kể từ khi phát sinh vụ việc
đến một thời điểm nào đó do pl quy định mà chủ thể có thẩm quyền không được giải quyết vụ việc đó nữa.
- công khai: kết quả giải quyết phải công khai để các cá nhân, tổ chức biết quyền và nghĩa vụ của mình mà
thực hiện
- quyết định ap dụng qpplhc phải được tôn trọng và thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
2. Khẳng định đúng sai:
a, văn phòng chính phủ có phải là cơ quan hành chính nhà nước không?

Trả lời: đúng vì văn phòng chính phủ là 1 trong 4 cơ quan ngang bộ hiện nay (Thanh tra chính phủ; ủy ban
dân tộc; ngân hàng nhà nước Việt Nam; văn phòng chính phủ).
b. ban thanh tra nhân dân có phải đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính không?
Trả lời: Không phải vì theo luật thanh tra năm 2010 thì ban thanh tra được thành lập ở xã phường, thị trấn, cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước. trong đó ban thanh tra ở xã phường, thị trấn do
hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân tại thôn, làng, bản, ấp bầu ra; ban thanh tra ở cơ quan nhà
nươc, đơn vị sự nghiệp công và doanh nghiệp nhà nước do hội nghị cán bộ, công chức hoặc hội nghị đại biểu
công chức tại cqnn, đvsncl và dnnn bầu. cho nên ban thanh tra nhân dân không thể là đơn vị cơ sở trực thuộc
của cơ quan hành chính được. Hoạt động của ban thanh tra ở xã, phường, thị trấn chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn; còn hoạt động của ban thanh tra ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự
nghiệp công lập thì chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Đề 22:
1. phân biệt quyết định hành chính với văn bản là nguồn luật hành chính
Tiêu chí Quyêt định hành chính Văn bản là nguồn của luật hành chính
Khái niệm Qđhc là một dạng qđpl thể hiện ý chí của chủ
thẻ quản lí mà chủ yếu là của cơ quan hành
chính và các chủ thể có thẩm quyền trong cơ
quan hành chính, được tiến hành theo thủ tục,
hình thức nhất định có nội dung là các chủ
trương, biện pháp, các quy tăc xử sự chung
hoặc các mệnh lệnh hành chính cụ thể để giải
quyết các công việc phát sinh nhằm thực hiện
chức năng quản lí hành chính nhà nước.
Vb là nguồn của luật hành chính là văn bản
chứa đựng các qpplhc do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành theo thủ tục nhất
định, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với
các đối tượng có liên quan và được bảo
đảm bằng cưỡng chế nhà nước.

Chủ thể có
thẩm quyền
ban hành
Chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước Các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật đều có thẩm quyền
ban hành vb là nguồn của luật hành chính
Nội dung - Chủ trương, biện pháp
- Quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp
luật)
- Mệnh lệnh hành chính cụ thể (áp dụng
những quy tắc xử sự)
Chỉ là các quy phạm pháp luật hành chính
Hình thức Có nhiều hình thức khác nhau (văn bản và
hành vi). Cụ thể
- Quyết định hành chính chủ đạo: tên là
nghị quyết của cp (văn bản)
- Quyết định quy phạm: có tên là nghị
định, thông tư, chỉ thị (văn bản)
- Quyết định áp dụng:
+qđhc áp dụng có tên là các qđ (văn
bản)
+công văn, kết luận, thông báo (văn
bản)
+hành vi của chủ thể quản lí (không
phải văn bản)
Chỉ có 1 hình thức duy nhất là văn bản
Số lượng Qđhc có số lượng nhiều vì số lượng công việc
cần giải quyết của các cơ quan hành chính vô
cùng lớn, nhu cầu giải quyết là thường xuyên,
Số lượng văn bản ít hơn so với quyết định

hành chính

liên tục.
Tính chất Ban hành để cụ thể hóa và triển khai văn bản
là nguồn của luật hành chính.
Là cơ sở để ban hành qđhc
Số lần áp dụng Qđhc có nhiều dạng, trong đó qđ chủ đạo và
qđ quy phạm thì áp dụng nhiều lần; còn qđ áp
dụng thì chỉ áp dụng 1 lần
Đều áp dụng nhiều lần
2. Khẳng định đúng sai:
a. mọi tổ chức xã hội đều có điều lệ
Trả lời: sai vì như tổ chức tự quản (thanh tra nhân dân, tổ dân phố, tổ dân phòng, ) thì không có tổ chức chặt
chẽ và điều lệ. Cũng theo nghị định 88/2003 thì chỉ tổ chức nào được nhà nước cho phép thành lập, có tư
cách pháp nhân, hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước (hội) thì mới bắt buộc có điều lệ.
b.chủ thể thường trong quan hệ pháp luật hành chính có thể sử dụng quyền lực nhà nước trong một số
trường hợp cụ thể
Trả lời: Đúng vì trong những trường hợp cần thiết để ngăn chặn một vi phạm pháp luật có thể xảy ra nhà
nước có thực hiện việc trao thẩm quyền cho một số chủ thể nhất định, ví dụ: theo điểm a khoản 1 điều 45
pháp lệnh xử lý vphc thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay tàu biển rời sân bay, bến cảng có thẩm
quyền giữ người theo thủ tục hành chính - đây cũng là trường hợp mà chủ thể thường được thực hiện hoạt
động quản lý hành chính nhà nước, một hoạt động được sử dụng quyền lực nhà nước biểu hiện ở việc mọi
người phải có trách nhiệm thi hành quyết định tạm giữ người của những chủ thể này, nếu không có thể áp
dụng cưỡng chế.
(Lưu ý câu này có cách trả lời khác: Sai vì trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng phải có chủ thể
đặc biệt và chủ thể thường; chủ thể đặc biệt là chủ thể được nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước. Như
vậy nếu chủ thể thường được sử dụng quyền lực nhà nước thì họ lại trở thành chủ thể đặc biệt chứ không
phải là chủ thể thường, cho nên câu khẳng định trên là sai.)
Đề 40
1. So sánh cơ quan HCNN có thẩm quyền chuyên môn với CQHCNN có thẩm quyền chung?

*Điểm giống:
- cùng là cơ quan hành chính có chức năng là quản lí hành chính nhà nước;
- Cùng có đội ngũ cán bộ, công chức đông đảo thực thi nhiệm vụ nhằm hoàn thành chức năng quản lí hành
chính;
-
*Điểm khác:
Tiêu chí Cqhc có thẩm quyền chung Cqhc có thẩm quyền chuyên môn
Khái niệm

Phạm vi thực hiện
thẩm quyền
Thực hiện quản lí hành chính trên mọi mặt
của đời sống xã hội
Chỉ quản lí hành chính trên một
nghành, lĩnh vực quản lí nhất định
Nguyên tắc tổ chức và
hoạt động
Theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo Theo nguyên tắc thủ trưởng lãnh đạo
Lãnh thổ Có cả ở trung ương và địa phương Chỉ có ở địa ở trung ương
Tên gọi Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp Bộ và cơ quan ngang bộ
2. Khẳng định đúng, sai:
a. Việc xử phạt người từ đủ 14t đến dưới 16t vi phạm hành chính luôn áp dụng thủ tục đơn giản.
Trả lời: sai vì theo điều 54 pháp lệnh xử lí vphc thì đối với các vphc được phát hiện nhờ sử dụng phương
tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ thì không được quyết định xử phạt tại chỗ (theo thủ tục đơn giản). Như vậy
thì kể cả là vphc do người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện, nếu đó là vphc được phát hiện bởi phương
tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ thì vphc đó dù là cảnh cáo thì cũng phải lập biên bản.
b) Tất cả người hoạt động trong bộ máy nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập đều là viên chức?
Trả lời: Sai vì theo Luật viên chức thì viên chức là những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công
lập; nhưng cũng không phải tất cả những người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập đều là viên
chức mà những người làm trong bộ máy quản lí, lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập lại là công chức

(theo luật cán bộ, công chức). Mặt khác người làm trong bộ máy nhà nước còn có thể là cán bộ: như thủ
tướng chính phủ, các bộ trưởng, chủ tịch ubnd tỉnh, huyện…
Đề 49
 !"#$%&'()*+,-
2.Khẳng định đúng sai:
a.không phải mọi trường hợp kỉ luật vi phạm hành chính đểu phải thành lập hội đồng kỉ luật
Trả lời: câu hỏi này nếu là mọi trường hợp kỉ luật vi phạm pháp luật thì căn cứ vào khoản 2 điều 17 nghị
định 34 để trả lời là Đúng vì trong xử lí kỉ luật công chức có những trường hợp không cần phải thành lập hội
đồng kỉ luật cụ thể là: công chức có hvi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc công
chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỉ luật khi đã có quyết định kết luận về hành vi vi phạm
pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ công chức của ban chấp hành
trung ương.
Nếu hỏi giống đề bài là kỉ luật vi phạm hành chính thì chỉ dựa vào điểm b khoản 2 điều 17 nghị định 34 để
trả lời Đúng. Tức là chỉ có 1 trường hợp xử lí công chức mà không phải thành lập hội đồng kỉ luật đó là
trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỉ luật khi đã có quyết định kết luận về
hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ công chức của
ban chấp hành trung ương.
b.biện pháp xử lí hành chính khác chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra
Trả lời: Sai vì theo khoản 3 điều 1 pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính thì các biện pháp xử lí hành chính

khác chỉ áp dụng đối với các vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội chứ không phải là vi
phạm hành chính nói chung. Hoặc trường hợp áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn hay đưa
vào trường giáo dưỡng thì đối tượng áp dụng là người từ đủ 12 đến dưới 16 tuổi thực hiện các hành vi có dấu
hiệu của tội phạm nghiêm trọng do cố ý được quy định tại bộ luật hình sự; mà hành vi đó của người đủ 12
đến dưới 14 tuổi thực hiện thì chưa thể coi là vphc được vì không đáp ứng điều kiện về chủ thể của vphc.
(chủ thể vphc phải từ đủ 14 tuổi trở lên).
Đề 44.
1.Quy chế pháp lí hành chính của tổ chức xã hội
Trả lời:
*Khái niệm tổ chức xã hội: là tổ chức tự nguyện của nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tự quản nhằm đáp

ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản llis nhà nước, quản lí xã hội.
*Quy chế pháp lí hành chính của các tổ chức xã hội:
Khái niệm: quy chế pháp lí hành chính của các tổ chức xã hội là tổng thể các quy định của pháp luật về tổ
chức xã hội. (bao gồm quyền, nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ cảu các tổ chức xã hội).
Quyền và nghĩa vụ pháp lí của tổ chức xã hội là phần quan trọng nhất trong quy chế pháp lí hành chính của
chúng. Quyền và nghĩa vụ pháp lí của tỏ chức xã hội được quy định ở những văn bản pháp luật khác nhau
mang tính chất pháp lí khác với những quyền và nghĩa vụ được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động
của tổ chức xã hội. Cụ thể là các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với nhà nước: nhà nước và các tổ chức xã hội có
mối quan hệ giúp đỡ nhau trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển. Các tổ chức xã hội khác nhau thì
có quyền và nghĩa vụ pháp lí khác nhau tùy thuộc vào vai trò của chúng trong hệ thống chính trị.
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật: mặt trận tổ quốc và các tổ chức
thành viên của mặt trận có quyền trình dự án luật; các tổ chức xã hội còn có thể tham gia đóng góp ý kiến về
dự thảo luật; hơn nữa các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị- xã hội còn được phối hợp với ubtvqh
và chính phủ để ban hành nghị quyết liên tịch.
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ
chung của các tổ chức xã hội; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật là cách để tham gia quản lí nhà
nước, quản lí xã hội; tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật.
*Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội:
-
-
-
2. Khẳng định đúng sai;
a. Trong mọi trường hợp không xử phạt tiền ở mức cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội
Trả lời: Sai vì hai lí do:

- thứ nhất đối với người từ đủ 14t đến dưới 16t thì chỉ bị xử phạt cảnh cáo mà không bị phạt tiền nên không
thể nói là xử phạt tiền dù là ở mức nào.
- thứ hai là đối với người từ đủ 16t đến dưới 18t vi phạm hành chính thì khi phạt tiền đối với họ vẫn có thể
căn cứ vào mức tiền phạt cao nhất để tính mức tiền phạt đối với họ là không được quá ½ mức tiền phạt đối

với người thành niên (tức là không được vượt quá 250 triệu đồng vì mức tối đa là 500 triệu đồng theo quy
định tại khoản 1 điều 14 PLXLVPHC). Như vậy trong trường hợp này vẫn có thể áp dụng mức tiền phạt cao
nhất đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, chỉ có điều mức tiền phạt đó sẽ là không quá ½.
b. Quan hệ pháp luật hành chính không hình thành giữa hai cá nhân công dân
Trả lời:
Cách của anh: Sai vì
- thứ nhất cá nhân công dân bao gồm công dân bình thường và công dân là cán bộ, công chức trong cơ quan
hành chính nhà nước được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước; khi một cá nhân công dân như
vậy là một bên chủ thể với một cá nhân công dân bình thường thì hoàn toàn có thể phát sinh quan hệ pháp
luật hành chính.
- thứ hai, cá nhân công dân trong bộ máy nhà nước mà không phải cơ quan hành chính nhà nước cũng được
trao quyền trong những trường hợp nhất định, ví dụ: thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi gây cản trở phiên tòa (khoản 1 điều 40 plxlvphc). Như vậy trong trường
hợp này nếu cá nhân công dân là thẩm phán với cá nhân công dân bình thường thì hoàn toàn có thể phát sinh
quan hệ pháp luật hành chính.
- thứ 3, cá nhân công dân bình thường không làm trong bộ máy nhà nước cũng có thể được trao quyền quản
lý hành chính trong những trường hợp cụ thể, ví dụ như người chỉ huy tàu bay, tàu biển được quyền tạm giữ
người theo thủ tục hành chính (điểm k khoản 1 điều 45 PLXLVPHC). Như vậy trong trường hợp này quan hệ
phát sinh giữa chỉ huy tàu bay, tàu biển với cá nhân công dân bình thường thì hoàn toàn có thể là quan hệ
pháp luật hành chính.
Cách của thầy giáo: Đúng vì giữa hai công dân không có người nào được sử dụng quyền lực nhà nước để áp
đặt ý chí đối với bên kia nên không có chủ thể đặc biệt nên không hình thành quan hệ pháp luật hành chính.
Đề 1:
1. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính
nhà nước với nội dung chính là chấp hành và điều hành.
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính gồm 3 nhóm lớn:
- Thứ nhất là nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính thực hiện hoạt động quản lý hành
chính nhà nước. Nhóm này lại gồm 9 nhóm quan hệ nhỏ hơn:
+ giữa cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới theo hệ thống dọc, ví dụ: Chính phủ ra

chỉ thị yêu cầu ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện chương trình phòng chống bão lụt – trong quan hệ
này chính phủ là chủ thể quản lý, ubnd tỉnh là đối tượng quản lý.

+ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
chuyên môn cùng cấp (chính phủ với bộ, cơ quan ngang bộ; ví dụ: chính phủ yêu cầu bộ trưởng báo cáo công
tác); giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chung với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó (chính phủ với
các cơ quan chuyên môn của nó như: ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo hiểm xã hội việt nam;
thông tấn xã việt nam; học viện chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; viện khoa học và công nghệ việt
nam; viện khoa học xã hội việt nam; đài tiếng nói việt nam; đài truyền hình việt nam hoặc giữa ubnd tỉnh với
các sở Nội vụ, tài chính, lao động thương binh xã hội…)
+ giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với cơ quan hành chính có thẩm quyền
chung ở cấp tỉnh (bộ với ubnd cấp tỉnh, ví dụ: bộ tài chính ra công văn hướng dẫn ubnd thành phố hà nội về
việc thực hiện thu thuế trên địa bàn thành phố.
+ giữa cơ quan hành chính có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với nhau (các bộ, cơ quan ngang bộ với
nhau) ví dụ: bộ tài chính với bộ lao động-thương binh xã hội. trong quan hệ này bao giờ cũng có một bộ có
ưu thế hơn trong giải quyết công việc.
+ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc cơ quan hành chính ở trung
ương đóng tại địa phương đó. Trong quan hệ này thì không có quan hệ về tổ chức nhưng có quan hệ về hoạt
động, ví dụ: tình hình an ninh, trật tự, vệ sinh, môi trường… của các đơn vị trực thuộc phải tuân theo sự quản
lý của cơ quan hành chính địa phương nơi đóng trụ sở (trường đại học luật với ubnd phường Liễu Giai).
+ giữa cơ quan hành chính với các đơn vị cơ sở trực thuộc (Bộ tư pháp với trường đại học luật hà nội __ phân
tích mối quan hệ về tổ chức và hoạt động).
+ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Các tổ chức kinh tế này phải đặt dưới sự quản lý thường xuyên của cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương nơi đóng trụ sở.
+ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội (ví dụ: giữa chính phủ với mặt trận tổ quốc việt
nam)
+ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.
- Nhóm thứ 2 là quan hệ phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác
nội bộ. ví dụ: kiểm tra, nâng cấp trình độ nghiệp vụ, khen thưởng, kỉ luật, sắp xếp nhân sự, tổ chức…

- Nhóm thứ 3 là quan hệ được phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện
hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể. Gồm 2 trường hợp đó là: trao quyền
cho cá nhân, tổ chức trong bộ máy nhà nước như: tòa án nhân dân, thẩm phán chủ tọa phiên tòa (điều 45 PL);
trao quyền cho cá nhân, tổ chức không phải trong bộ máy nhà nước, ví dụ: chỉ huy tàu bay, tàu biển khi rời
sân bay, bến cảng.
2. Khi nào cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
a. Phạt cảnh cáo.
Trả lời: phạt cảnh cáo trong các trường hợp sau:
- Đối với vi phạm hành chính nhỏ (thế nào là VPHC nhỏ), lần đầu;

- Có tình tiết giảm nhẹ;
- Đối với mọi hành vi VPHC do người từ đủ 14 t đến dưới 16 t thực hiện.
b. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Trả lời: cần lưu ý các điều kiện sau (khi đủ các điều kiện sau):
- Chỉ được áp dụng khi văn bản pháp luật về xử phạt hành chính cho phép áp dụng đối với vi phạm
hành chính cụ thể đó;
- Khi áp dụng phải tuân thủ triệt để pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng.
Đề 43
1. nêu các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. (giống câu trên).
Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính bao gồm: tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính;
chấp hành qpplhc; sử dụng qpplhc; áp dụng qpplhc. Trong đó cần chú ý đến hai hình thức là chấp hành và áp
dụng.
- tuân thủ qpplhc: là việc cá nhân, tổ chức kiềm chế không thực hiện các hành vi mà qpplhc quy định cấm. ví
dụ: không đi vào đường ngược chiều, không bấm còi ở nơi có biển cấm còi…
- chấp hành qpplhc: là việc cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải
thực hiện. Ví dụ: phải đăng kí tạm trú, tạm vắng; phải đi đúng làn đường…
- sử dụng qpplhc: là việc cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền mà pháp luật hành chính cho phép. Ví dụ: …
- áp dụng qpplhc: là việc cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào qpplhc hiện hành để giải quyết
các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hc nhà nước. Ví dụ: ubnd căn cứ các quy định trong
luật đất đai và các nghị định hướng dẫn để giao đất cho cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: các yêu cầu khi áp dụng qpplhc là:
-đúng nội dung, mục đích của qp được áp dụng;
-đúng thẩm quyền;
-đúng thủ tục;
-đúng thời hạn, thời hiệu;
-công khai.
2. Khẳng định đúng sai:
a, người đang bị truy cứu tnhs được xin thôi việc
Trả lời: Sai vì theo khoản 3 điều 59 Luật cán bộ, công chức thì không giải quyết đối với công chức đang bị
xem xét kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
b, các quan hệ pháp luật do cơ quan hành chính tham gia đều là quan hệ pháp luật hành chính (đã trả lời ở

trên) => Trả lời : Sai.
Đề 45.
1. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
Trả lời:
Khái niệm phương pháp điều chỉnh của luật hành chính: là cách thức nhà nước áp dụng trong việc điều chỉnh
bằng pháp luật để tác động vào các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương. Phương pháp này được
xây dựng trên nguyên tắc:
- Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước: một bên nhân
danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các quyết định hành chính, còn bên kia phải phục tùng
những quyết định ấy.
- Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương đưa ra quyết định trong phạm
vi thẩm quyền của mình vì lợi ích của nhà nước, của xã hội.
- Quyết định đơn phương của bên có quyền sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với
các bên hữu quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước.
2.Khẳng định đúng sai:
a. phạt tiền người từ 14t đến dưới 16t khi vi phạm hc thì xử phạt bằng 1/2 mức phạt tiền so vs người đã
thành niên vi phạm cùng trường hợp?

Trả lời: Sai vì theo khoản 2 điều 7 PLXLVPHC quy định khi phạt tiền đối với người chưa thành niên vphc
thì không được quá ½ mức tiền phạt so với người thành niên phạm tội. Như vậy thì có thể phạt tiền thấp hơn
hoặc bằng ½ chứ không chỉ nhất thiết phải là bằng ½.
b. Luật viên chức được thành lập (ban hành) theo thủ tục hành chính?
Trả lời: Sai vì Luật Viên chức là luật do quốc hội ban hành nó phải được ban hành theo thủ tục lập pháp được
quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đề 48
1. Các phương pháp cưWng chế được áp dụng khi có hvi vphc
Trả lời: câu hỏi này chưa rõ ràng nên chia 2 trường hợp để trả lời:
- Trường hợp 1: hiểu câu hỏi là các biện pháp cưỡng chế nói chung. Trường hợp này là Sai vì các biện
pháp cưỡng chế được áp dụng không chỉ đối với vphc mà còn áp dụng đối với hành vi vppl khác như
vi phạm plds, tài chính, đất đai, mà không cứ là vphc.
- Trường hợp 2: hiểu câu hỏi là các biện pháp cưỡng chế hành chính. Trường hợp này là Sai vì trong
các biện pháp cưỡng chế hành chính thì có biện pháp xử lý hành chính khác (gồm 4 biện pháp là: giáo
dục tại xã phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa
bệnh). Trong đó biện pháp giáo dục tại xã phường và đưa vào trường giáo dưỡng có đối tượng áp

dụng là người từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi có các hành vi như đánh bạc nhỏ, trộm cắp vặt hoặc thực
hiện các hành vi có dấu hiệu nghiêm trọng của tội phạm những hành vi đó do người chưa có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện nên không thể coi là vphc. Như vậy trong trường hợp này
áp dụng biện cưỡng chế hành chính đối với họ thì không thể nói là áp dụng vì có hành vi vphc được.
2. Khẳng định đúng sai:
a, cán bộ, công chức chỉ phải thực hiện theo những qui định của pháp luật về cán bộ công chức khi đang còn
là cán bộ công chức.
Trả lời: Sai vì đối với cán bộ công chức làm việc ở nghành nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong
thời hạnh ít nhất là 5 năm kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc không được làm công việc có liên quan
đến nghành nghề mình đã làm trước đây cho tổ chức cá nhân trong nước, tổ chức cá nhân nước ngoài hoặc
liên doanh với nước ngoài (khoản 2 điều 19).
b. tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp và gi`p đỡ nhau hoạt động của
hội

Trả lời: Đúng vỉ tổ chức xã hội nghề nghiệp tuy được thành lập do sáng kiến của nhà nước và theo các quy
định của pháp luật để phối hợp với các cơ quan nhà nước giải quyết một số công việc xã hội nhưng cơ cấu tổ
chức nội bộ và mục đích của nó là do những thành viên của tổ chức đó quyết định, vẫn đảm bảo nguyên tắc
tự nguyện; ở đây tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức tự nguyện của những người có cùng nghề nghiệp và
hoạt động chung của hội là giúp đỡ lẫn nhau.
Đề 123:
1. So sánh cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơn quan hành chính nhà nước có
thẩm quyền chuyên môn.
*Điểm giống nhau:
- đều là cơ quan hành chính nhà nước được giao thẩm quyền quản lí hành chính nhà nước.
- đều có đội ngũ cán bộ, công chức để thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện chức năng
của mình.
- đều có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính để giải quyết công việc phát sinh nhằm thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình.
*Điểm khác nhau:
Tiều chí Cqhc có thẩm quyền chung Cqhc có thẩm quyền chuyên môn
Khái niệm Là cơ quan hành chính do quốc hội hoặc hội
đồng nhân dân lập ra nhằm thực hiện chức
năng quản lí hành chính nhà nước trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội ở trung ương và
địa phương.
Là cơ quan hành chính nhà nước được
thành lập ra ở trung ương để giúp cơ
quan hành chính thực hiện chức năng
quản lí hành chính về chuyên môn,
nghiệp vụ
Tên gọi Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp Bộ và cơ quan ngang bộ

Phạm vi thực hiện
quyền quản lí hành

chính nhà nước
Các cơ quan này có chức năng quản lí hành
chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội
Có chức năng quản lí hành chính về
nghành hoặc lĩnh vực công tác trong cả
nước
Nguyên tắc tổ chức
và hoạt động
Được tổ chức và hoạt động theo chế độ tập
thể lãnh đạo
Được tổ chức và hoạt động theo chế độ
thủ trưởng một người
Về lãnh thổ Có cả ở trưng ương, có cả ở địa phương Chỉ có ở trung ương, còn ở địa phương
chỉ là các cơ quan chuyên môn chịu sự
chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ mà
không phụ thuộc về tổ chức. vì các cơ
quan chuyên môn do ủy ban nhân dân
lập ra.
2. Khẳng định đúng sai:
a. Cán bộ công chức có quyền không chấp hành những quyết định trái pháp luật của cấp trên
Trả lời: SAI vì hai lí do:
- thứ nhất là đối với cán bộ, công chức trong lực lượng vũ trang thì phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của
cấp trên;
- thứ hai, theo điều 77 pháp lệnh xử lí vphc thì cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm đối với hành vi
chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nếu như cán bộ, công chức đó trước khi chấp hành đã báo
cáo với người ra quyết định trái pháp luật đó. Từ quy định này có thể suy luận ra rằng có trường hợp cán bộ,
công chức bắt buộc phải chấp hành quyết địnhc của cấp trên dù đó là qđ trái pháp luật, nếu không thì việc gì
phải quy định như vậy.
b. Công dân có quyền yêu cầu hợp pháp làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính

Trả lời: Đúng vì một trong các đặc điểm của qhplhc là qhplhc có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của
chủ thể quản lí hay đối tường quản lí hành chính nhà nước, mà công dân thì có thể vừa là đối tượng quản lí
(phổ biến) vừa là chủ thể quản lí (chỉ trong trường hợp cụ thể được nhà nước trao quyền quản lí hành chính
nhà nước). Phân tích thêm: lí do để có đặc điểm này vì để có thể đạt kết quả tốt trong quản lí hành chính nhà
nước thì một mặt chủ thể quản lí (nhà nước) muốn thực hiện được thẩm quyền quản lí thì phải được sự tham
gia, ủng hộ của đối tượng quản lí (công dân); ngược lại nếu các đối tượng quản lí muốn thực hiện tốt các
quyền và nghĩa vụ của mình cần phải được chủ thể quản lí tạo điều kiện.
Đề 28
1. Phân tích khái niệm QPPLHC
Trả lời:
*Định nghĩa: qpplhc là một dạng của qppl được ban hành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình
quản lí hành chính nhà nước theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương.
*Đặc điểm:
Đặc điểm chung: là quy tắc xử sự chung thể hiện y chí của nhà nước; được nhà nước bảo đảm thực hiện; là

tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp.
Đặc điểm riêng:
- chủ yếu do các cơ quan hành chính ban hành
- có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lí khác nhau: có những quy phạm có hiệu lực trong phạm vi cả nước
(nghị định); có những quy phạm chỉ có hiệu lực đối với từng nghành, lĩnh vực nhất định (thông tư)
- các qpplhc hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lí nhất định
2. Giải thích đúng sai?
a. Các biện pháp xử lí hc khác được áp dụng cho trường hợp không phải là vi phạm hành chính
Trả lời: Sai vì theo khoản 3 điều 2 pháp lệnh xlvphc thì các biện pháp xử lí hc khác đc áp dụng với vphc về
lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội, cũng là vphc.
b. Các nghị quyết của CP đều không phải là các quyết định hành chính quy phạm
Trả lời: Sai vì những nghị quyết ra đời trước khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 có hiệu lực
thì vẫn được coi là quyết định quy phạm. Có nghĩa là trước đây pháp luật vẫn thừa nhận chính phủ có quyền
ban hành văn bản qppl dưới hình thức là nghị quyết nhưng từ luật ban hành vbqppl 2008 trở đi thì chính phủ
chỉ được ban hành vbqppl dưới 1 hình thức duy nhất là nghị định.

Đề 16.
1.vai trò của khiếu nại với bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước?
Trả lời: có 3 vai trò đó là:
- qua việc khiếu nại giúp chủ thê quản lí hành chính nắm bắt được thông tin về các vụ việc và cách thức quản
lí của mình từ đó có những giải pháp và quy định phù hợp.
- qua việc giải quyết khiếu nại làm nâng cao hiệu quả quản lí hành chính nhà nước
- qua việc giải quyết khiếu nại tạo lòng tin cho nhân dân từ đó chủ thể quản lí và đối tượng quản lí sẽ có sự
phối hợp tốt nhằm đạt được hiệu quả quản lí cao nhất.
2. Khẳng định đúng sai:
9. thủ tục lập biên bản có phải là thủ tục bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Trả lời: sai vì theo pháp lệnh xử lí vphc (điều 54) thì ngoài thủ tục lập biên bản còn có thể áp dụng thủ tục
đơn giản (xử phạt tại chỗ), chẳng hạn đối với trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10k đến 200k.
b. chủ thể có thẩm quyền xử phạt có được quyền phạt dưới mức phạt thấp nhất của khung tiền phạt không?
Trả lời: Có vì đối với trường hợp bình thường thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính xét thấy người vi
phạm hc có tình tiết giảm nhẹ thì có thể giảm mức tiền phạt dưới mức trung bình của khung tiền phạt đối với
vi phạm đó nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Tuy nhiên đối với trường hợp
người chưa thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) vi phạm hành chính giống người thành niên vi phạm mà

cũng có tình tiết giảm nhẹ như thế thì mức tiền phạt của người chưa thành niên đó có thể dưới mức tối thiểu
của khung tiền phạt. Ví dụ: A và B điều khiển 2 xe đạp nhưng cả hai đều không có bộ phận hãm (A 17 tuổi,
B 20 tuổi); trong trường hợp này, B và A đều có tình tiết giảm nhẹ là thành thật hối lỗi, mà theo quy định tại
nghị định 34/2010 (điều 21) hành vi này có khung tiền phạt là từ 60k đến 100k. mức phạt trung bình đối với
vi phạm này là 80k nhưng B có thể được giảm xuống đến mức tối thiểu là 40k; trong khi đó A chưa thành
niên thì mức tiền phạt đối với A chỉ bằng ½ mức tiền phạt của B tức là chỉ là 20 k. Như vậy là trong trường
hợp này, người có thẩm quyền xử phạt hành chính có thể phạt tiền dưới mức thấp nhất của khung tiền phạt.
Đề 12:
1. Phân biệt địa vị pháp lý của công dân Việt Nam với địa vị pháp lý của người nước ngoài
Trả lời:
.( /012(34+5 4,6(,'( ,6(#07*
89((35 :*+&*9;+1<=9

)*;+&>>&?+&@
;+1
:*+&*9;+,6(,'(
<=9)*;+&>>&
?+&@;+
A> B /01&(3+5C>!
D EFD&EG59,'
C(&-+
,'C(H(
B /01C>(=5
0! &(!&9-
+,' )-&*IJ(3
0K;+,'2(34+5
B /012(34+5),%,L
9$)G I9,)M(
,NI9,)M(&+&7
,6(OP,)M()7(&'(
,6(C0P,Q),%
K&5&(3I&'(C
HR)G50,-
),-S(9)-&*ITU;+
2(34+5V
B 80),%,)M(5(WHX
S((+
B 4 ##0),%>!
D EFD&E52&-+
2(34+5
B 4 ##0),%(&5
0! &(!H-+
,'&)-&*IJ(30

K;+,'2(3+5
B 4 ##0),%,L9
I9,)M((7,124
&>GOP,6(C0&'(5P
,QK&5&(3V
B 45&(S((+C
>),%,L>5(WHX
S((+
4?+&@ B /012(34+5C?+&@
H&'(<72(3
4+5P5?+&@IJ
B 4 ##0(H
&'(<72(34+5P#0(
5&IJ
2. Khẳng định đúng sai:
a. Tất cả các quy phạm dưới luật đều là quyết định Hành chính
Trả lời: Sai vì có những quy phạm dưới luật không chứa các quy phạm pháp luật hành chính để giải quyết
một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước thì không
phải là quyết định hành chính. Ví dụ pháp lệnh dân số của ủy ban thường vụ quốc hội không phải là qđhc.
Đề 25
1. phân tích yêu cầu đối với việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.

Các yêu cầu đối với việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính gồm:
- đúng nội dung, mục đích của qpplhc được áp dụng: nghĩa là qp đó quy định như thế nào thì áp dụng đúng
tinh thần như thế, phải hiểu đúng, thống nhất mà không có sự áp dụng tùy tiện. Ví dụ: quy phạm pháp luật
hành chính cụ thể là luật giao thông đường bộ quy địn người điểu khiển xe mô tô, gắn máy khi tham gia giao
thông phải đội mũ bh thì cơ quan hành chính hoặc cá nhân có thẩm quyền sẽ vận dụng quy định đó để giải
quyết các cv phát sinh theo đúng nội dung của qp đó, chẳng hạn để xử phạt hc. Trong đó việc xử phạt hc phải
đúng hành vi không đội mũ bảo hiểm như nội dung qp quy định chứ không thể là hvi khác mà lại áp dụng
quy định về đội mũ bh.

- đúng thẩm quyển: việc áp dụng qpplhc phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy
định. Ví dụ: chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ có quyền xử phạt hc đối với hvi vi phạm trật tự giao thông
đường bộ mà mức phạt tiền đến 200k; còn trên 200k lại thuộc về cấp trên. Việc áp dụng đúng thẩm quyền
đảm bảo tính thống nhất của việc áp dụng qpplhc nhằm không chồng chéo thẩm quyền gq công việc.
- đúng thủ tục do pháp luật quy định. Ví dụ: việc phạt cảnh cáo thì chỉ cần áp dụng thủ tục đơn giản còn phạt
tiền trên 200k thì phải theo thủ tục đầy đủ.
- đúng thời hạn, thời hiệu: thời hạn áp dụng qpplhc là thời gian từ khi tiếp nhận vụ việc cần giải quyết đến
thời điểm do qpplhc quy định là phải giải quyết vụ việc đó; thời hiệu là thời hạn kể từ khi phát sinh vụ việc
đến một thời điểm nào đó do pl quy định mà chủ thể có thẩm quyền không được giải quyết vụ việc đó nữa.
- công khai: kết quả giải quyết phải công khai để các cá nhân, tổ chức biết quyền và nghĩa vụ của mình mà
thực hiện
- quyết định ap dụng qpplhc phải được tôn trọng và thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
2. Khẳng định đúng sai:
a. Ban thanh tra nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Trả lời: Không vì ban thanh tra nhân dân là tổ chức do hội nghị nhân dân ở xã phường, thị trấn hoặc hội nghị
cán bộ công chức ở đơn vị sự nghiệp công lập bầu ra, và cơ quan hành chính ở địa phương chỉ là ubnd cấp
xã. (theo điều 68 và điều 72 Luật Thanh tra); ban thanh tra hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của mặt trận tổ
quốc xã phường, thị trấn hoặc của ban chấp hành công đoàn cơ sở tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Đề 32
1. So sánh văn bản là nguồn của luật Hành chính và quyết định Hành chính (trả lời ở dưới)
2. Khẳng định đúng sai:
a. Công dân thực hiện nghĩa vụ trong quản lí hành chính nhà nước là sự kiện pháp lý
Trả lời: (Khái niệm sự kiện pháp lí hành chính: là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay
chấm dứt chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các qhplhc).
Sự kiện pháp lí hành chính gồm: sự biến pháp lí hc và hành vi pháp lí hành chính.
Như vậy câu khẳng định trên là Đúng vì công dân khi thực hiện nghĩa vụ là thực hiện hành vi làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính giữa công dân (đối tượng quản lí) với chủ thể quản lí.

Ví dụ: công dân thực hiện nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính cho cảnh sát giao thông đã làm chấm dứt
quan hệ plhc về xử phạt hc giữa công dân với chiến sĩ công an đang thi hành nhiệm vụ.

Đề 30
1.phân tích tính quyền lực của nhà nước trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành
chính.
Trả lời: biểu hiện
- nhà nước đơn phương ban hành các vbqppl, nếu có sự tham gia góp ý của nhân dân thì cũng chỉ là để tham
khảo còn nhà nước vẫn là người quyết định.
- nhà nước đơn phương áp đặt các biện pháp cưỡng chế nếu cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của
vbqppl.
- là một hình thức quản lí nhà nước, nhà nước là chủ thể quản lí mà ban hành vbqppl cũng là một hình thức
quản lí nên ban hành vbqppl có tính quyền lực
2. Khẳng định đúng sai:
a. Mọi hành vi trái pháp luật HC đều là hành vi vi phạm HC.
Trả lời: Sai vì vi phạm hành chính là vi phạm pháp luật nói chung (gồm pháp luật hành chính, vi phạm pháp
luật đất đai, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật tài chính) mà mức độ chưa đến truy cứu trách
nhiệm hình sự; trong khi đó trái pháp luật hành chính có thể là vi phạm hành chính, có thể là tội phạm, có thể
là vi phạm kỉ luật, có thể là vi phạm kỉ luật nhà nước. Vì theo lí luận chung thì vi phạm pháp luật thì có thể
chia thành: vphc, tội phạm, vi phạm dân sự, vi phạm kỉ luật nhà nước; hoặc chia thành: vi phạm pháp luật
hành chính, vi phạm pháp luật dân sự, vppl đất đai, vi phạm pháp luật tài chính…
b. Cá nhân có năng lực hành vi trong quan hệ pháp luật HC đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính.
Trả lời: Sai vì người có năng lực hành vi hành chính phải vi phạm hành chính thì mới phải chịu trách nhiệm
hành chính. Vì trách nhiệm hành chính là hậu quả pháp lí bất lợi mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trước
nhà nước vì đã có hành vi vi phạm hành chính; trong đó chủ thể vi phạm hành chính bị nhà nước hạn chế
quyền hay lợi ích mà lẽ ra họ được hưởng bằng cách áp dụng các hình thức xử phạt được quy định trong
phần chế tài của các quy phạm pháp luật hành chính.
Đề 11
1. Nguồn của Luật Hành Chính
*Khái niệm: nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục và dưới hình thức nhất định, có nội dung là các qpplhc, có hiệu lực bắt buộc thi
hành đối với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
*Đặc điểm:

- Nguồn của luật hành chính chỉ có thể là các vbqppl: vì chỉ có vbqppl mới tạo tiền đề cần thiết cho việc thực
hiện pháp chế xhcn, đồng thời mới có khả năng xác định rõ cơ cấu, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước, các cấp nhằm đảm bảo tính ổn định, thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện chức năng quản lí

hcnn.
- Nguồn của luật hành chính cũng không phải là tất cả các vbqppl mà chỉ là những văn bản quy phạm có
chứa các quy phạm pháp luật hành chính, tức là những qppl được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong hoạt động quản lí hcnn.
- Chủ thể ban hành các văn bản là nguồn của luật hành chính là cơ quan quyền lực hoặc các cơ quan hành
chính nhà nước.
*Phân loại nguồn của luật hành chính:
Cách phân loại thông thường hiện nay là dựa vào cơ quan ban hành, gồm 5 loại, cụ thể là:
- vb do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành: hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội; pháp lệnh, nghị
quyết của ubtvqh; nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp.
- vb do cơ quan hành chính ban hành: nghị định của chính phủ; quyết định, chỉ thị của thủ tướng chính phủ;
thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ; chỉ thị của ubnd các cấp.
- vb do chủ tịch nước ban hành: lệnh, quyết định của chủ tịch nước.
- vb do tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao: thông tư của viện ksnd tối cao, thông tư của
tand tối cao; nghị quyết của hội đồng thẩm phán tandtc.
- vb liên tịch do cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ubtvqh hoặc chính phủ
ban hành: nghị quyết liên tịch.
2. chỉ ra trường hợp nào chủ thể có thẩm quyền:
a. Xử lý kỷ luật công chức mà không thành lập hội đồng kỷ luật
Trả lời: các trường hợp xử lí kỉ luật công chức mà không phải thành lập hội đồng kỉ luật gồm 2 trường hợp
quy định tại khoản 2 điều 17 nghị định 34/2011 về xử lí kỉ luật đối với công chức:
- trường hợp 1: công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
- trường hợp 2: công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lí bị xem xét xử lí kỉ luật mà đã có kết luận về hành vi
vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lí cán bộ, công chức của Ban chấp
hành trung ương.
b. xử lý vi phạm hành chính mà không lập biên bản

trả lời: chỉ có trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10k đến 200k thì được quyết định xử phạt tại
chỗ (không cần lập biên bản theo điều 54 pháp lện xử lí vphc). Lưu ý: trường hợp vi phạm hành chính được
phát hiện nhờ sử dụng thiết bị, phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ thì không được quyết định xử phạt tại chỗ (tức
là phải tiến hành lập biên bản).
Đề 8.
1. Phương pháp điều chỉnh luật hành chính (đã trả lời ở trên)
2. Khẳng định đúng sai:

a. Cán bộ và công chức vi phạm hành chính như nhau thì chịu trách nhiệm kỉ luật như nhau
Trả lời: Sai vì đối với cán bộ ngoài việc phải chịu trách nhiệm kỉ luật theo quy định của pháp luật hiện hành
còn phải chịu các hình thức kỉ luật theo quy định trong điểu lệ của tổ chức nơi có cán bộ vi phạm hành chính.
b. Mọi quyết định hành chính đều được ban hành theo thủ tục hành chính
Trả lời: Đúng vì mỗi dạng quyết định pháp luật có một trình tự ban hành riêng; trong đó quyết định lập pháp
được tiến hành theo thủ tục lập pháp, quyết định tư pháp tiến hành theo thủ tục tố tụng và qđhc thì ban hành
theo thủ tục hành chính.
Đề 23
Y#9((35+39K
2. Bán trắc nghiệm
a) Khi một cá nhân tổ chức vi phạm HC thì người có thẩm quyền có thể áp dụng 2 hình thức phạt chính là
cảnh cáo và phạt tiền
Trả lời: Đúng vì nếu cá nhân, tổ chức đó nếu thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà trong đó có
hành vi bị phạt cảnh cáo, có hành vi bị phạt tiền thì cá nhân, tổ chức đó hoàn toàn có thể bị áp dụng cả hai
hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. (Nghĩa là một cá nhân, tổ chức không thể bị áp dụng cùng
một lúc hai hình thức xử phạt chính đối với cùng một hành vi vi phạm nhưng đối với nhiều hành vi vi phạm
hc thì có thể áp dụng được cả hai hình thức xử phạt chính vì theo điều 3 pháp lệnh xlvphc thì một người thực
hiện nhiều hành vi vphc thì bị xử phạt về từng hành vi).
b) Bộ trưởng là công chức
Trả lời: Sai vì theo nghị định 36 bộ trưởng là cán bộ.
(Lưu ý: cách trả lời khác cũng là sai vì theo nghị định 06/2010 thì chỉ có thứ trưởng là công chức, như vậy có
thể suy ra bộ trưởng là cán bộ).

Đề 4
1. Phân biệt quy chế pháp lý của công dân Việt Nam và quy chế pháp lý của người nước ngoài, người
không quốc tịch.
.H6(N
.( /012(34+5 4,6(,'( ,6(#07*
89((35 A$9;+1<=9
)*;+&>>&?+&@
;+1P&>&(3E)5J(3>
&?+&@)C
Z,[N$9RE+\5)*+&*
9&)(>#(3E)5)*+&*
9
A;+,6(,'(]<
=9)*;+9K
&>>&?+&@;+ #P&>&(3
E)5J(39>&?+&@)C
A> B /01&(3+5C>!
D EFD&EG59,'
B 4 ##0),%>!
D EFD&E52&-+


×