A. MỞ ĐẦU
Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội và mỗi lĩnh vực khác
nhau của hoạt động lại đòi hỏi ở chủ thể của nó những phẩm chất,năng lực
và yêu cầu cụ thể phù hợp vời mỗi lĩnh vực hoạt động. Báo chí là một
nghề chuyên môn hóa cao là một hoạt động mà luôn đề cập tới tất cả các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội mọi ngóc ngách và ở mọi nơi mọi
lúc như một nhà nghiên cứu lí luận báo chí đã từng nói trên thế gian chỉ có
hai lĩnh vực đáng sợ nhất cùng một lúc có thể soi rọi khắp mọi hang cùng
ngõ hẻm của hành tinh chúng ta đó là áng sáng mặt trời và thông tin báo
chí do vậy việc nhận thức mô hình phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo chủ
thể hoạt động báo chí là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng cả về lí luận
và thực tiễn.
Bản chất của báo chí là dựa trên sự thật để thông tin tuy nhiên phản
ánh cái đúng cái thật cũng không có nghĩa là nhà báo vô tư có gì nói nấy
các nhà nghiên cứ cho rằng sự chân thật hồn nhiên chưa đạt đến trình độ
khách quan khoa học có những sự việc hiện tượng xảy ra là sự thật nhưng
nếu nhà báo bê nguyên xi nó lên mặt báo thì chứ chắc đã đúng mặt khác
nhiệm vụ chủ yếu của nhà báo là tìm hiểu nhiều chiều đến đưa tin chứ
không phải đứng về một bên nào đó để bình luận .Vì vậy sự thật mà các
nhà báo phản ánh trong các tác phẩm báo chí không chỉ cần đúng bản chất
khách quan mà còn phải công bằng.
Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng trong tác phẩm báo chí khó có thể có
những sự kiện nguyên thủy, sự kiện bản thể mà là sự kiên nhận thức phóng
viên chỉ có thể thuật lại kể lại sự kiện qua khả năng biết của mình sự thật
khách quan được coi là những gì gần nhất của sự thật.
Nhà báo cũng như nhà văn là thư kí trung thành phản ánh hiện thực
một cách chân thật, những đặc trưng và phương pháp phản ánh của văn học
1
và báo chí khác nhau nhà báo phản ánh cuộc sống xã hội bằng sự thật còn
nhà văn dựa trên cơ sở sự thật để phản ánh.
Nhà văn nhận thức và tái hiện sống bằng hình tượng trong văn học
con người sự việc hoàn cảnh là hình tương nghệ thuật có tính chất điển
hình thời gian không gian trong tác phẩm văn học cũng có thể là sự cảm
nhận, phiếm chỉ, không xác định trong lao động sáng tạo tac phẩm các nhà
văn phát huy tối đa sức mạnh của trí tưởng tượng hư cấu.
Nhà báo ghi lại cuộc sống xã hội thông qua các sự kiện thời sự, con
người sự việc trong các tác phẩm báo chí là những người thật việc thật với
tên tuổi địa chỉ hành động có thật, cụ thể rõ ràng các địa danh địa điểm
được xác định và thời gian chính xác có khi tới từng phút từng giây.
Hoạt động báo chí là hoạt động giao tiếp xã hội. Phạm vi giao tiếp
của nhà báo rất rộng phong phú và đa dạng. Yêu cầu nghề nghiệp buộc họ
phải luôn quan sát, tìm hiểu lắng nghe những sự kiện nảy sinh hằng ngày,
hằng giờ trong đời sóng xã hội để đem đến cho bạn đọc những tin tức nóng
hổi. Không những thế trong các tác phẩm báo chí cử mình nhà báo phải thể
hiện tính chân thực của sự kiện, dù sự kiện đó xảy ra trong quá khứ hay
hiện tại. Để có được những tác phẩm báo chí hay nhà báo phải biết vân
dụng những phương pháp như :Thu thập tư liệu (Nghiên cứu văn bản, quan
sát, phỏng vấn).
2
B. NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT:
1. Tư liệu và hoạt động thu thập tư liệu:
a.Khái niệm tư liệu:
Tư liệu là một khái niệm tương đối rộng tư liệu là những thông tin
rút ra từ tài liệu viết tay, in ấn từ các đồ vật như công cụ sản xuất công trình
kiến trúc, đồ dùng cá nhân băng hình iternet và là những thông tin sống
động từ con người.
Tư liệu sản xuất từ 3 nguồn cơ bản: Con người, môi trường ,vật chất
xung quanh và các loại văn bản.
Trong lĩnh vực báo chí tư liệu được dùng với nghĩa là những nguyên
vật liệu chất liệu để xây dựng hình thành nên tác phảm báo chí hoạt động
thu thập tư liệu của phóng viên giống như việc tích góp những viên gạch để
xây nhà.
b. Phân loại tư liệu:
Phân chia theo các dạng tư liệu, tư liệu tự động( tư liệu từ hiện thực
cuộc sống) và tư liệu tĩnh ( tư liệu văn bản .)
Phân chia theo tính chất pháp lí của tư liệu: Tư liệu chính thức và tư
liệu không chính thức. Tư liệu chính thức là những tư liệu được thừa nhận,
xuất bản và được công bố công khai từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức
xã hội. Trái lại tư liệu không chính thuacs không có những đặc điểm đó.
2. Hoạt động thu thập tư liệu:
Đối với một tác phẩm báo chí cụ thể, mỗi giai đoạn hình thành
nên tác phẩm giữ vai trò riêng nhưng chúng có tác động, ảnh hưởng gắn bó
chặt chẽ với nhau. Trong đó giai đoạn thu thập thông tin, tư liệu có vị trí
quan trọng. Phóng viên có thể tìm thấy một chủ đề hay có năng lực ngôn
3
từ, nhưng nếu thiếu hàm lượng thông tin hoặc chất lượng thông tin không
tốt thì tác phẩm của phóng viên đó khó được bận đọc quan tâm.
Nếu ví nguồn tin như những vùng mỏ thì không phải lúc nào cũng
có mỏ lộ thiên, nếu ví như một ngôi nhà thì không phải lúc nào ngôi nhà
cũng mở toang cánh cửa. Thu thập khai thác tư liệu là lao đông vất vả, khó
khăn, phức tạp đời hởi phóng viên phải có tri thức, có trách nhiệm đặc biệt
là phải có phương pháp tiếp cận, khám phá nguồn tin.
Các phuong pháp chủ yếu là: Nghiên cứu văn bản, quan sát, phỏng
vấn. Mỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế khác nhau. Trong quá
trình thu thập, khai thác tư liệu, phóng viên cần kết hợp và vận dụng các
phương pháp một cách linh hoạt, hợp lí để đảm bảo cho tư liệu chân xác,
khách quan và sinh động.
3. Các phương pháp thu thập tư liệu:
a. Phương pháp nghiên cứu văn bản:
Có hai loại văn bản, một là văn bản chép tay hoặc in ấn có một nội
dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài, hai là văn bản là những chuỗi kí
hiệu ngô ngữ hay loại kí hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với một ý
nghĩa chọn vẹn. Tư liệu văn bản thường dduocj biểu hiện các dạng sau:
Sách, báo, internet, băng, đĩa, các văn bản giấy tờ (văn bản quản lí hành
chính nhà nước, văn bản đời thường…)
Đối với nhà báo phương pháp nghiên cứu văn bản là việc thu thập,
phân tích, xem xét các thông tin trong văn bản để rút ra những thông tin
cần thiết cho hoạt động sáng tạo nên tác phẩm báo chí của mình. Cho thấy
phương pháp này không đơn thuần là việc sao chép, trích dẫn mà là một
thao tác trí tuệ.
b. Phương pháp quan sát:
Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ các cơ
quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua tiếp xúc nghe
4
nhìn. Là sự cảm nhận trực tiếp của người quan sát đối với hiện thực sinh
động. Quan sát thường mang lại những thông tin có đặc tính mô tả.
Đối với nhà báo quan sát không có nghĩa chỉ là nhìn, trông mà là
thấy được sự vật hiện tượng. Quan sát khác với hoạt động nhìn, trôngví
quan sát có sự tham gia của hoạt động tư duy như : phân tích, tổng hợp, suy
luận, phán đoán,… Theo các nhà nghiên cứu người có năng lực quan sát là
người có khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan
trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật hiện tượng cho dù những điểm đó khó
nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu. Quan sát phải trở thành thói quen nghề
nghiệp của mỗi nhà báo.
c. Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn là cuộc gặp gỡ trao đổi, hỏi chuyện giữa nhà báo hoặc
một nhóm đối tượng nhằm thu thập thông tin phục vụ hoạt đông sáng tạo
tác phẩm báo chí nói chung (tin ,phóng sự, điều tra, phỏng vấn,) tùy theo
mục đích của nhà báo.
Phỏng vấn là một trong những phương pháp chủ lực trong hoạt động
thu thập tư liệu sáng tạo tác phẩm báo chí của nhà báo. Đối tượng để phỏng
vấn là những con người, con người là nguồn tư liệu phong phú sinh động
và hấp dẫn, Họ được xem là những “mỏ tin sống” không bao giờ cạn kiệt.
Bởi con người là chủ thể tham gia vào các hoạt động tự nhiên và xã hội, họ
có thể là nhân chứng trong sự kiện nắm giữ những thông tin về sự kiện đó,
họ có thể là nhân tố dẫn truyền lưu giữ thông tin từ các nguồn khác. Đặc
biệt con người còn mang thông tin về chính bản thân mình, về thế giới nội
tâm của mình mà chỉ có họ mới biết. Tuy nhiên con người cũng là nguồ
thông tin tư liệu phức tạp, tinh vi, khó khai thác, có thể cùng một đối tượng
nhưng không phải phóng viên nào cũng tiếp xúc với họ cũng thu thập được
thông tin có giá trị như nhau. Điều này tùy thuộc vào tài năng và nghệ thuật
giao tiếp của nhà báo. Có những dạng phỏng vấn như sau: phỏng vấn trực
tiêp, phỏng vấn gián tiếp phỏng vấn một người hoặc nhiều người,chuyên
5
gia hay người bình thường, phỏng vấn lấy ý kiến, phỏng vấn chân dung
điển hình...
d. Thu thập tư liệu từ các cuộc họp báo
Những cuộc họp là nhằm truyền đạt và thảo luận thực hiện một nghị
quyết, một chỉ thị nào đó do trung ương hoặc một ngành địa phương tổ
chức, cá cuộc họp, đại hội tổng kết, báo cáo kinh nghiệm phát đông thi đua
biểu dương lực lượng, phong trào hay những cà nhân, tập thể có thành tích
xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó.
Họp báo: Các cơ quan, tổ chức cá nhân mời đaiị diện phóng viên cơ
quan báo chí tới họp để công bố, giải thích, tuyên bố cung cấp thông tin về
sự kiện cập nhật, một sự kiện vấn đề thuộc thẩm quyền, có liên quan đến
lợi ích của mình… Đây là nguồn tin có tính chất chính thống từ một tổ
chức cá nhân và được thông báo trên diện rộng.
Nhà báo dự họp báo với tư cách là người trực tiếp khai thác thông
tin. Trong cuộc họp báo nhà báo được phép đưa ra câu hỏi đối với người
chủ trì về những vấn đề mà họ quan tâm, phù hợp với nội dung cuộc họp
báo, cần cân nhắc kí để đưa ra những câu hỏi tốt, thu được những thông tin
có chất lượng, nhà báo cũng nên nghe, ghi lại những câu hỏi của các nhà
báo khác và câu trả lời mà mình chú ý.
Về phương pháp thực hiện chuẩn bị dự họp báo cũng gần giống như
sự chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, trước khi dự họp báo nhà báo nên
chuẩn bị một số công việc cần thiết như: Tìm hiểu chủ đề họp báo, tìm hiểu
người phát ngôn, dự kiến câu hỏi…
4. Vai trò của hoạt động lưu trữ đối với nhà báo
Các nhà nghiên cứu truyền thông cho biết: Chúng ta quên 50 %
nghe hoặc đọc được sau 1 giờ và quên 75% sau 24 giờ. Như vậy, sau liên
tiếp những sự việc xảy ra và thời gian trôi đi bộ óc nhỏ bé của chúng ta có
thể quên đi rất nhiều thông tin nếu không có sự hỗ trợ của hoạt động ghi
chép, lưu trữ.
6
Một nguyên tắc quan trọng trong sáng tạo tác phẩm báo chí là chân
thật, từ tên người, tên đất, con số, sự việc, thời gian… đều phải cụ thể, rõ
ràng khoongmang tính chất phiếm chỉ, hư cấu như trong văn học. Giá trị
của một tác phẩm báo chí không phải là sự thông báo mà còn là sự phân
tích, đánh giá chính xác khách quan về sự kiện để thông qua đó định hướng
dư luận một cách tích cực.Viết được một tác phẩm như vậy trước hết nhà
báo phải có tầm hiểu biết sâu, rộng dựa trên sự cập nhật, thích lũy tư liệu
thường xuyên trong quá trình lao động hiện tại và lao động quá khứ. Nguồn
tư liệu của mình dày dặn bao nhiêu thì nhà báo càng có điều kiện thuận lợi
hơn trong việc nhìn nhận xem xét một sự kiện.
Hoạt động ghi chép, lưu trữ tư liệu của nhà báo gắn liền với hoạt
động thu thập tư liệu như: phỏng vấn, quan sát và nghiên cứu văn bản, nó
cần diễn ra nhiều nơi liên tục mọi nơi mọi lúc, chứ không phải dừng lại ở
việc đi tìm tư liệu cho một tác phẩm cụ thể trước mắt.
7
II. CÁC TÁC PHẨM THỂ HIỆN MỘT TRONG NHỮNG
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TƯ LIỆU:
1.
NGỠ NGÀNG ĐƯỜNG DÂY BUÔN THẬN TẠI BV
VIỆT ĐỨC
2 sao. net Thứ sáu, ngày 17 tháng sáu năm 2011
Trong vai những người đang cần bán thận để trang trải nợ nần,
nhóm phóng viên đã thâm nhập vào một đường dây mua bán thận có “đại
bản doanh” ngay Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Chỉ một dòng rao vặt trên mạng: “Phước, 24 tuổi, nhóm máu A, cần
bán thận gấp. Ai cần liên hệ số điện thoại...”, phóng viên đã nhận được
nhiều cuộc điện thoại hỏi mua. Sau khi cân nhắc, phóng viên quyết định
“bắt sóng” với một nam thanh niên tự xưng tên Hùng, gọi đến từ số điện
thoại: 09148797xx.
Lấy thận nhử “cò”
Hùng bắt đầu liên lạc với phóng viên từ dịp đầu tháng 11/2010. Qua
các cuộc điện đàm, Hùng hỏi kĩ phóng viên về nhóm máu, quê quán, thể
trạng của phóng viên. Sau khi “nạp” đủ thông tin, Hùng sẽ liên hệ lại ngay
khi có người cần thận trùng với nhóm máu của phóng viên.
Bẵng đi chừng gần 1 tháng, thấy Hùng không gọi lại, phóng viên liền
bật mí với “cò thận” này rằng có một cậu bạn cũng đang nợ đầm đìa, muốn
bán thận trả nợ. Phóng viên cũng “quảng cáo” rằng con nợ này mang nhóm
8
máu O, một nhóm máu phổ biến nên thận có thể ghép với nhiều người.
“Chiêu thức” này lập tức phát huy tác dụng.
Một ngày giáp Tết Tân Mão, Hùng cho phóng viên số điện thoại
0902.104.4xx của một “cò thận” khác tên là Hồng. Hùng dặn phóng
viên khi gọi cho người phụ nữ này, nhớ nói là được Hùng “Điện Biên”
giới thiệu.
Trao đổi qua điện thoại, phóng viên nói với Hồng: “Em tên Phước,
24 tuổi, nhóm máu A và cậu bạn bằng tuổi em, nhóm máu O. Bọn em được
anh Hùng “Điện Biên” giới thiệu gặp chị. Hai đứa em có nhu cầu bán
thận...”.
Vừa nghe đến hai từ “bán thận”, Hồng lập tức ngắt lời: “Ở đây không dùng
từ “bán thận”. Cậu phải nói là “hiến thận”. Nếu không, vào tù cả lũ. Nhớ
đấy, tuyệt đối không dùng từ “bán thận”!”.
Chân dung “siêu cò”
Sau khi cuống cuồng dạ vâng với Hồng về “nguyên tắc sống còn”
trên, phóng viên mới được tiếp tục trình bày về mong muốn “hiến thận” để
lấy tiền trang trải nợ nần.
Nghe thông câu chuyện, chị ta cho chúng tôi một lịch hẹn: “Mùng 10
Tết âm lịch, cậu và bạn cậu lên Hà Nội rồi gọi cho tôi. Khi đi, các cậu nhớ
mang theo giấy tờ tùy thân để tiện cho công việc”.
Sáng 12/2/2011 (tức mùng 10 Tết Tân Mão), phóng viên gọi cho
Hồng. Chị ta nói gọn lỏn: “Em ra Bệnh viện Việt Đức, tìm số nhà 67 Phủ
Doãn rồi gọi chị”. Chiều cùng ngày, tôi và cậu bạn có mặt tại điểm hẹn.
Đây là một quán cà phê nằm cách cổng chính Bệnh viện Việt Đức
chừng 300m.
5 phút sau khi phóng viên gọi điện cho Hồng, một phụ nữ bước vào
quán cà phê, nhìn ngó dáo dác. Người này có dáng người thấp nhỏ, chạc
tuổi 30, đeo khẩu trang kín mặt.
9
Đoán đây là Hồng, phóng viên chủ động chào, chị ta cũng gật đầu
đáp lễ rồi ngồi xuống như thân quen từ lâu. Chiếc khẩu trang vẫn che kín
gần hết khuôn mặt Hồng nhưng bà chủ quán và cô nhân viên vẫn nhận ra chị
ta và hỏi: “Hôm nay uống gì?”. Hồng trả lời: “Vẫn bột sắn, như mọi khi”.
Hồng chủ động khơi gợi câu chuyện bằng cách hỏi thêm về hoàn cảnh gia
đình chúng tôi. Chuyện “hiến thận” được nhắc đến nhưng không nhiều,
ngoài những câu hỏi về độ chắc chắn trong quyết định “hiến thận” của tôi
và cậu bạn đi cùng.
Khi biết chúng tôi đã quyết định 100% về việc này, Hồng mới rút
điện thoại ra gọi cho một người, nói ngắn gọn: “Đến điểm hẹn đi. Bọn nó
đến rồi. Có đứa nhóm máu O mà chị đang cần đó”. Tiếp đó, Hồng gọi điện
cho một người nữa nhưng người kia nói bận, không tới được.
Gọi người xong, Hồng dặn dò: “Tạm thời, chiều nay chỉ có người cần mua
thận nhóm máu O tới gặp các em. Ngày mai, người mua thận nhóm máu A
của em sẽ đến gặp em sau. Mọi thắc mắc, bọn em nói với chị. Không hỏi gì
về người mua thận. Họ hỏi chuyện tiền nong, em bảo có gì hỏi chị”.
Từ bệnh nhân thành cò mồi
15 phút nhanh chóng trôi qua. Một phụ nữ trạc tuổi 50 bước vào
quán, tiến về phía bàn chúng tôi. Người này tự giới thiệu mình tên Dung,
đang là bệnh nhân chạy thận trong khoa Thận thuộc Bệnh viên Việt Đức.
Hồng quay sang nói với bà Dung rằng đã tìm được người có thận trùng
nhóm máu của nữ bệnh nhân này. Sau đó, Hồng bà Dung cứ thế trò chuyện
với nhau, để mặc phóng viên ngồi im đó.
Chúng tôi ngớ người ra khi nghe Hồng nói với bà Dung: “Em nằm
cùng phòng điều trị trong khoa Thận với chị. Nhà em ở Hà Nội. Em bị thận
từ năm 3 tuổi, tưởng không qua khỏi. Tuy nhiên, từ ngày ghép thận thì ổn
cả rồi. Giờ em chỉ nằm viện để tiện theo dõi thôi. Trước đây, em có biết
chuyện ghép thận là gì đâu. Mà cùng ghép lần này với chị còn có thằng Đ
quê Bắc Ninh cũng đang điều trị trong khoa đó. Ngoài ra còn một con bé
10
nhà bên Gia Lâm nữa. Mấy đứa này đều do em tìm người “hiến” thận giúp
đó. Chị yên tâm”.
Kết thúc câu chuyện, bà Dung hỏi Hồng về số điện thoại của một bác
sỹ điều trị trong khoa Thận, Bệnh viện Việt Đức để báo cho vị bác sỹ này
biết ngày mai sẽ có người “hiến thận” cho mình đến xét nghiệm. Không
cần tra danh bạ điện thoại, Hồng đọc vanh vách số điện thoại 0912...
Trước khi ra về, Hồng bảo bà Dung đưa 1 triệu đồng cho cậu bạn có nhóm
máu O của phóng viên và nói cậu ta cầm lấy vì đây là “luật”.
2 ngày sau lần gặp đầu tiên, Hồng hẹn chúng tôi đến Bệnh viện Việt Đức
để gặp bệnh nhân đang cần mua thận của người mang nhóm máu A.
“Luật im lặng”
Sáng 14/2, trước lúc cho phóng viên gặp người mua thận, Hồng gặp
riêng chúng tôi để dặn dò kỹ hơn những việc cần làm, những điều phải tránh.
“Các em đến đây thì các em là người của chị. Bán mỗi trái thận, các em sẽ
nhận được 80 đến 100 triệu đồng. Sau này, nếu được việc thì chị sẽ nói họ
bồi dưỡng thêm. Tuy nhiên, mọi việc đều phải được chị thông qua. Các em
chỉ được phép “làm việc” với chị thôi.
11
Giấy xét nghiệm bước đầu của phóng viên tại bệnh viện Việt Đức sau khi
đồng ý bán thận.
Các em không cần phải thắc mắc bên kia rằng họ chi hết bao nhiêu tiền, vì
có rất nhiều khâu chị phải lo. Ngược lại, khi những người đó hỏi bọn em nhận
được bao nhiêu tiền, các em phải nói là có vấn đề gì cứ làm việc với chị Hồng,
không giải thích thêm” - Hồng dặn đi dặn lại chúng tôi điệp khúc này.
Hồng chỉ dẫn tiếp: “Khi hiến thận, các em cần bảo đảm các giấy tờ như
chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh. Ngoài ra, các em lo thêm giấy chứng
nhận chưa có tiền án, tiền sự. Khi chuẩn bị cho thận, các em cần lo thêm một loại
giấy tờ quan trọng nữa là bản cam kết tự nguyện cho thận có chữ ký của người
thân. Nếu có vợ thì do vợ ký, không có vợ thì bố mẹ ký vào. Mọi thứ giấy tờ này
các em đưa cho chị cầm”.Lấy lý do chưa lo đủ số giấy tờ trên, tôi chỉ nộp cho
Hồng sổ hộ khẩu, bản sơ yếu lý lịch. Cậu bạn đi cùng thì đưa cho Hồng chứng
minh thư. Xem qua, Hồng bỏ vào túi rồi nói: “Bây giờ chị sẽ giữ những cái này.
Khi nào xong việc, chị sẽ trả lại các em”.
Khi chúng tôi thắc mắc về chuyện giao - nhận tiền, Hồng nói: “Trước khi
các em lên bàn mổ và người nhà các em ký vào giấy đồng ý hiến thận thì sẽ có
người bên ngoài nhận tiền cho bọn em. Người đó có thể là chị hoặc một ai đó do
các em ủy quyền”.
Đối tượng Hồng (áo đen, ngồi giường)
và một người cần mua thận đang trao đổi.
12
Một điều rất quan trọng Hồng dặn chúng tôi nhiều lần là khi vào gặp
bác sỹ, nếu bác sỹ hỏi chúng tôi có quan hệ thế nào với bệnh nhân mà lại
hiến thận thì nhất định không được nói hiến thận vì mục đích nhận tiền mà
phải nói là do thấy thương hoàn cảnh nên hiến thận.
Sau này, khi phóng viên gặp bệnh nhân đang cần mua thận của người
nhóm máu A mà Hồng giới thiệu, người này cũng tâm sự: “Hồng dặn là
không cần hỏi bọn em về chuyện tiền nong. Chị cũng chỉ biết làm việc với
Hồng về những vấn đề đó”.
Những “luật” im lặng trên được Hồng quy định ra phải chăng để che
giấu những khoản tiền chênh lệch của người cần thận chi ra cho người
“hiến” thận?
Trăm dâu đổ đầu... bệnh nhân
Sau khi giảng giải kỹ lưỡng cho phóng viên đầy đủ về “luật im lặng”
khi “hiến thận”, Hồng nói thêm những quyền lợi mà chúng tôi được hưởng.
Theo đó, người bệnh sẽ phải lo mọi chi phí đi lại, ăn ở của chúng tôi từ lúc
bắt đầu bước chân vào bệnh viện để làm các thủ tục xét nghiệm. Chi phí
nằm viện cũng do bên phía bệnh nhân lo. Sau buổi xét nghiệm đầu tiên,
chúng tôi sẽ được ứng trước mỗi người 1 triệu đồng.
Trưa ngày 14/2, sau khi đã gặp mặt người mua thận để thống nhất lại
kế hoạch “đối phó” với các câu hỏi của bác sỹ, chúng tôi được đưa vào một
phòng nằm trong Khoa Thận - Bệnh viện Việt Đức để bắt đầu làm các thủ
tục đầu tiên.
Lúc này, Hồng đưa lại cho tôi giấy tờ tùy thân để xuất trình với các
bác sỹ. Hồng không quên dặn: “Xong việc thì mang về cho chị”.
Cô bác sỹ trẻ bị bao vây bởi bốn con người vừa mới quen nhau thông qua
sự dắt mối của “cò” Hồng. Những câu hỏi mà cô bác sỹ này đưa ra đều
nằm trong dự liệu của Hồng hết nên không mấy khó khăn để chúng tôi
đánh lừa vị bác sỹ này tin vào mục đích cao cả: “Em thấy thương các chị ấy
nên hiến thận để mang lại sự sống cho bệnh nhân!”.
13
Sau khi qua được vòng “sơ khảo”, tôi và cậu bạn đi cùng được dẫn đi
xét nghiệm máu, nước tiểu và chụp chiếu sơ qua về thận. Những thủ tục
đơn giản này tốn mất gần 600.000 đồng/người. Tiền thì tất nhiên là do các
bệnh nhân lo chi trả.
Bà Dung - bệnh nhân chạy thận đang cần mua thận của người mang
nhóm máu O tâm sự: “Sau buổi xét nghiệm này, sẽ còn rất nhiều những xét
nghiệm khác để xem quả thận của em có hợp với chị không. Chi phí xét
nghiệm trước khi lên bàn mổ dễ tốn cả vài chục triệu chứ không ít. Tuy
nhiên, vì sự sống thì mình phải cố thôi”.
Không cam tâm nhìn người bệnh chi trả những khoản tiền quá lớn từ
việc nhận quả thận được “hiến” thông qua “cò” Hồng, nhóm phóng viên
chúng tôi quyết định rút lui.
Biết chuyện, Hồng nhắn tin cho tôi với giọng bực tức: “Em làm ăn
buồn cười thật đấy, như trẻ con vậy”
2. SĂN CAVE
3. (Phóng sự của Đỗ Doãn Hoàng)
4. Tình cờ tôi có nghe một ông chủ liên hợp nhà nghỉ – tẩm quất – gội đầu
- thư giãn – bar karaoke- cà phê (tất nhiên ai cũng hiểu là có cả mại
dâm)... bô bô kể về chuyện ông thường xuyên đánh ôtô đi về các vùng
quê trả nữ tiếp viên cũ, tuyển nữ tiếp viên mới một cách quy mô và náo
nhiệt đến mức nào. Mỗi chuyến xe dăm ba đến cả chục cô cô cave. Sau
quá trình dài kỳ công thuyết phục, tôi đã chính thức theo ông ta đi đón
cave để rồi nhìn cái nghề gái quê-sơn nữ díu dít rủ nhau tự nguyện tự
giác đi bán dâm bằng cái nhìn của người trong cuộc. Cái nhìn từ sau
cánh gà.
5.
Công nghệ tìm "đào" !
6. Chân
dung ông chủ và sự "hợp pháp" của chuyến đi
Những tưởng cái nghề kinh doanh thân xác trong bóng tối này phải bí
14
mật, thảm sầu như kiểu Mã Giám Sinh đi mua Vương Thúy Kiều thuở
trước, ai dè có đi mới biết: đến bản làng nào các cô Kiều và gia đình họ
cũng hể hả mua rượu mổ gà ri gà núi đón tiếp các Tú Ông. Đau quá! Đến
một hôm, cái ông làm nghề quản lý nữ tiếp viên trong nhà nghỉ ấy (thôi
cứ nói toạc ra là Tú ông đi) lái chiếc ôtô BKS 29H... gọi điện rủ tôi lên
đường. Ông năm nay mới ngoại ngũ tuần, nhưng vì cuộc đời quá chìm
nổi; lại thêm bệnh tiểu đường rất nặng nên phải kiêng ăn, kiêng uống và
tuyệt đối không "gần" được phụ nữ nên trông ông khá là hom hem. Dáng
ông gầy nhẳng, đi lại lom khom. Vì ông hỏng mất cái của khỉ kia, nên vợ
ông cũng chẳng quản lý việc ông đi lại với gái gú làm gì.
Vừa mở cửa xe, ông cười khành khạch:
a. - Đừng gọi tao là Tú Ông, tao vả cho vỡ mồm. Đừng gọi gái của
tao là điếm, nó vả cho vì mặt. Bởi tao chưa bị đi tù vì chứa chấp mãi dâm,
gái của tao đi khách cũng chưa bị bắt quả tang có thoả thuận bán mua để
rồi trai trên gái dưới. Các cụ gọi là đĩ nhảy qua rào, hiểu chưa?
Ông nháy mắt:
b. - Tất nhiên, mày cần thì đứa nào trong số tiếp viên của tao cũng có
thể qua đêm với mày. Bóc bánh giả tiền, chả nói mày cũng hiểu.
Ông cầm vô lăng rất hào hoa. Hiện nay, ông vẫn có hơn hai bà vợ chính
thức. Chuyện nuôi và kinh doanh gái làng chơi đến với ông cũng từ từ và
rất tình cờ. Sau nhiều năm lăn lộn kinh doanh, và dăm lần ra vành móng
ngựa với cương vị giám đốc có những chữ ký vô trách nhiệm, năm 1999,
ông đã mua được một miếng đất cấp thị trấn để xây một ngôi nhà 4 tầng to
nhất khu vực. Mấy người bạn háo ngọt qua lại rượu chè đàn đúm thấy ngứa
vảy mới xui ông mở dịch vụ Nhà nghỉ để thỉnh thoảng anh em đàn ca sáo
nhị lăng nhăng nó cũng có chỗ đi về kín đáo. Mà ông chủ lại có thêm đồng
ra đồng vào. Ngót chục phòng nghỉ phục vụ cho những vụ hủ hóa, mua bán
dâm ra đời. Lại có người xui sao không làm luôn dịch vụ mat-xa, thư giãn,
rồi cà phê cà pháo. Đang băn khoăn thì ông gặp được một mụ gái đú về già
15
đang làm đội trưởng đội đấm bóp ở khu du lịch Đ. từ Hà Tây muốn đổi gió
làm ăn. Mụ này rủ tay chân ra làm dịch vụ karaoke – tẩm quất rất xôm trò
tại nhà ông. Có năm cô đào chịu chơi đóng vai tay đấm tất cả. Khách khứa
cứ thế đông dần.
c. Từ bấy ông phát hiện ra một món hàng siêu lợi nhuận: gái. Tôi đã
mấy lần khuyên ông nên bỏ cái nghề tổn hại âm đức này đi, ông gạt phắt:
- Mày buồn cười. Tao đã làm cái gì sai nào? Tao kinh doanh dịch vụ tế nhị
hả, đúng, tao được Ty (Sở) Văn hoá người ta về cấp phép hẳn hoi. Cái gì
phải Ty cấp thì xin ty, cái gì địa phương cấp được thì xin địa phương. Nhân
viên của tao đứa nào cũng có giấy tạm vắng, có giấy cho tạm trú do các bác
công an cấp hẳn hoi. Đứa nào cũng đeo thẻ xanh để phục vụ khách lễ phép
như con hầu trước ông hoàng bà chúa. Tao không cho đứa nào “chiều
khách từ A đến Z” tại nhà tao, trừ những chỗ quen biết như... mày và... các
ông bạn tao. Còn đứa nào thích thằng nào thì tao cho đi với nhau, tự
nguyện hết...
d. Tôi tỏ ý ngần ngại về cái việc đi theo ôtô ông đi đón đi tìm gái về
cho khu nhà nghỉ với các loại dịch vụ dễ bị hiểu là mại dâm núp bóng đó;
tôi đi với ông đi đón gái về nuôi vỗ béo rồi... bán hẳn hoi, thế ra tôi che
giấu tội phạm, tôi không tố giác tội phạm, tôi đồng lõa với những kẻ lầm
đường trong ngõ cống tối bán thịt buôn người ư? Ông nghe chuyện, mắng ngay:
- Tao cho mày cả kho hồ sơ lý lịch của từng đứa (nhân viên - gái). Đứa nào
cũng có lý lịch, có xác nhận của chính quyền, có hợp đồng lao động đều
ghi là ở nhà tao, bán hàng giải khát. Cam kết không mại dâm ma túy, cam
kết làm việc theo nếp sống văn hoá ở khu dân cư nhà tao. Đi tuyển nhân
viên về bán hàng giải khát mà cũng vi phạm pháp luật hay đồng lõa với tội
phạm à? Anh là nhà báo anh ăn nói thế phỏng có nghe được không?
Hiện giờ, tôi vẫn giữ những hợp đồng và lý lịch mà ông cho mượn để
nghiên cứu tính hợp pháp ấy. Tôi cũng đã gặp quá nhiều cô gái mà tôi biết
chắc rằng các cô xuống khu dịch vụ nhà ông bạn vong niên của tôi để bán
16
dâm hằng đêm. Nhưng rõ ràng, tất cả đều được ngụy trang rất khéo. Thậm
chí, không ai trong số gia đình, làng xóm nhà các cô gái ấy là không biết
các cô đi làm gái nhà hàng, bán dâm. Nhưng tất cả đều vẫn vui vẻ, vẫn hợp
pháp. Tôi cũng uống rượu hết bản nọ đến bản kia với cha mẹ, ông bà các cô
gái nhà hàng ấy với một bề ngoài thơn thớt nói cười. Tất cả những tím ruột
bầm gan được giấu kín.
e. Tìm “đào”, tìm “đào” và tìm “đào”: sao thế?
f. Xe rời Hà Nội, đi dọc QL32, chúng tôi đi mấy ngày trời ròng rã
qua Đan Phượng, Sơn Tây, Ba Vì của Hà Tây; Thanh Thủy, Thanh Sơn,
Thu Cúc, đèo Cón, Yên Lập của tỉnh Phú Thọ... Đây là tuyến đường mà
ông quản lý lắm địa chỉ cung cấp gái nhất. Các cô gái, nói chung ông đều
biết nhà biết cửa, nhớ tên bố mẹ ông bà của họ. Bởi ông vẫn thường xuyên
đưa đón các cô về, rồi dùng các cô để mở rộng địa bàn tìm kiếm gái phục
vụ công việc kinh doanh của mình. Các cuộc thăm dò rồi đưa đón nối tiếp
nhau không ngừng nghỉ. Bởi cái nghề kinh doanh nhan sắc và thân xác phụ
nữ này cũng rất khắc nghiệt khách đến với dịch vụ của ông đơn giản là vì...
các cô đào. Các cô cơ bản đều là kỹ nữ - nào có ra gì, thế nên ngoài những
người mua trinh (xin phép được nói thẳng) còn lại hầu hết những người đàn
ông tìm đến dịch vụ ấy là vì háo lạ. Cho nên, đào dù đẹp hay xấu thì vẫn cứ
phải liên tục được thay máu để thu hút khách. Cô nào thật đẹp cũng không
thể ở “quán” nhà ông quá lâu, cô nào kém nhan sắc cũng không vì thế mà
bị ông bỏ qua không “nhận vào làm hợp đồng” một vài tháng. Ông lúc nào
cũng tính kế đi đón đào càng nhiều càng tốt. Thật khó hình dung một ông
chủ nắm trong tay tiền tỉ như ông lại chạy đôn chạy đáo vì cú điện thoại
của một gái bỏ xứ đi bán dâm từ tít tận thượng huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ gọi về. Ông sẵn sàng đánh xe ôtô bốn chỗ lên thẳng cái xã heo hút đó
để đón cô ấy về làm. Rất nhiều chuyến ông đi xe máy ào ào trèo đèo lội
suối đón một lúc 2 cô gái là con cô con dì về thả vào động nhà ông. Đi hết
bản nọ đến bản kia trong đêm tối, chính ông cũng không ngờ mình lại khoẻ
17
đến thế. Có trước có sau, ông cũng sẵn sàng đưa cô về tận bản, ngủ lại
trong bản, ăn cơm thân mật với cả đại gia đình cô ấy. Đó là vấn đề sống
còn của công việc kinh doanh, ông muốn để lại uy tín với các gái non sắp
sửa xuống phố khác cũng vừa là vì ông thấy thương các cháu lắm (?).
Ông bảo, tôi nhận cháu gái ấy về bán hàng giải khát ở nhà tôi, không đánh
đập, không ép uổng điều gì, lương lậu trả đủ. Cháu đã “đi làm ăn xa” (làm
gái) mãi rồi, tất nhiên không có chuyện tôi lừa đảo được cháu. Cháu tự làm
gì ngoài hợp đồng với tôi là việc cháu phải chịu trước pháp luật. Nửa đời
người lăn lộn giữa bóng tối và ánh sáng, ông hiểu, không làm ở nhà ông,
các cô ấy vẫn tình nguyện sa chân vào các động chứa núp bóng khác muôn
lần khổ hơn. Vợ ông, một bà giáo nửa đời đứng lớp dạy cấp hai, lúc đầu
khóc lóc ngăn cản chồng đừng làm điều thất đức ấy; nhưng rồi hơn ai hết,
chính bà lại rất thương và gắn bó với các nữ nhân viên trẻ măng, nhiều cô
mù chữ còn điểm chỉ cả vào hợp đồng lao động ấy. Các cô chấp nhận làm
gái bán trinh rồi bán dâm chuyên nghiệp. Các cô coi đó là một cái nghề
trước mắt có thể nuôi sống và đem đến một tích cóp đáng mơ ước. Các cô
hành nghề đầy hăm hở và tự nguyện. Cô T, người ở một xã vùng cao huyện
Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ rất xinh gái, nhìn mặt đã thấy nết na. Qua lời
giới thiệu, Tú ông bỏ ôtô ngoài thị trấn, thuê xe ôm vượt qua hai quả núi
lớn đến nhà T. Bố mẹ cháu T. biết rõ rành điều gì đang chờ đợi con gái
mình, nên mượn cớ mùa vụ đang bừa bộn chưa cho cháu đi làm. Ông về,
tối ấy T. có mặt tại nhà ông, và ngay lập tức đi khách. Cô đi làm nghề này
đã hơn một năm. Ba ngày sau, bố T. tìm đến nhà ông xin được gặp con gái,
ông thương quá cho người gọi T. về, T. bảo: “Ông (gái nào cũng phải xưng
với chủ là ông, là bà-PV) cứ nói với bố cháu là cháu không có ở đây”.
Đúng là chẳng bố mẹ nào tìm được những đứa con tự nguyện rời nhà đi
“làm ăn” như thế. Tôi giữ tấm ảnh thơ ngây của T. trong cặp, mỗi lần giở ra
xem lại thấy lòng héo thắt lại.
18
g. (Vì một số lý do liên quan đến luật pháp và đạo đức nghề nghiệp,
chúng tôi xin được viết tắt hoặc đổi tên một số nhân vật có thật trong loạt
phóng sự này).
/>3.VƯƠNG “MẢNG”
Báo Biên phòng - 5 tháng trước
Ngược miền trời Tây Bắc, có biết bao nhiêu con đường len lỏi
chạy giữa điệp trùng đá núi để lên tới đỉnh trời, lên tới những bản làng
của bà con các dân tộc trên biên giới. “Đường đi khó đâu chỉ vì ngăn
sông cách núi. Mà chỉ sợ lòng người ngại núi e sông”. Suốt mười năm
qua, trên những “thông thiên lộ” lên tới xã Nậm Ban, huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu ngút ngàn mây trắng ấy, có một người đàn ông vẫn lặng
lẽ đi về. Không chỉ cùng đồng đội giữ gìn sự bình yên trên một dải biên
thùy xa xôi, anh còn là điểm tựa, là sợi dây đoàn kết nối giữa các dân tộc
Mông, Dao, Hà Nhì, Quan Hỏa, Mảng...
Đại úy Lã Hồng Vương cùng đồng đội tuyên truyền vận động ở
bản Nậm Nó.
Cái tên Vương “Mảng” được đồng đội và bà con ở Nậm Ban đặt cho
Đại úy Lã Hồng Vương - cán bộ đồn BP Pa Tần, BĐBP tỉnh Lai Châu bởi
rất nhiều lý do. Thứ nhất là bởi khó có ai thông thuộc và gắn bó với nhân
dân các dân tộc trên vùng đất Nậm Ban này bằng anh. Đã vậy, người cán
bộ cắm bản này còn thông thạo sáu “nội ngữ” Mảng, Thái, Mông, Dao, Hà
Nhì, Quan Hỏa. Và một lý do quan trọng không thể không kể đến là cũng
hiếm có người nào gần gũi, gắn bó và được gần 1.000 bà con dân tộc Mảng
ở Nậm Ban yêu quý như Vương. Với họ, từ Vương “Mảng” hiểu theo
nghĩa là anh Vương người dân tộc Mảng hay người con của người Mảng
đều được. Họ tự hào về Vương “Mảng” của họ.
Nằm trong số năm dân tộc đang đứng trước nguy cơ suy thoái giống
nòi, dân số của dân tộc Mảng hiện chỉ còn chưa đầy 3.000 người, sống tập
19
trung tại hai huyện biên giới Sìn Hồ và Phong Thổ của tỉnh Lai Châu. Hàng
trăm năm qua, tổ tiên của người Mảng truyền lại cho con cháu tập quán
không di canh, di cư và truyền lại cả bản sắc văn hóa uống rượu tối ngày
lẫn sự đói nghèo tăm tối. Người Mảng từ nhỏ đến lớn đều nghiện rượu
nặng. Họ uống từ sáng cho đến tối, ngủ dậy là vùi đầu vào chai rượu. Khi
đi khảo sát xem hộ nào đói nhất thì dân bản bảo: Ở đây, hộ nào cũng đều
đói hết, chả biết hộ nào đói nhất. Còn lý do uống rượu là: Uống rượu cho
đỡ buồn vì đói quá. Nhiều năm trước, tài sản của mỗi hộ gia đình người
Mảng ở Nậm Ban chỉ có một ngôi nhà xiêu vẹo chưa đáng giá 100 ngàn
đồng, dăm bộ quần áo tả tơi và vài ba thứ nông cụ nghèo nàn. Đói đến mức
những đứa trẻ ở nơi đây đã xiết bao hớn hở khi kiếm được một thân chuối
rừng để làm bữa ăn cho cả nhà trong những ngày giáp hạt.
Ông Vàng A Choóng, người dân bản Nậm Ban, xã Nậm Ban, huyện
Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu vẫn còn nhớ như in cái ngày cách đây đã gần mười
năm, Đại úy Lã Hồng Vương, mang rượu vào uống cùng dân bản. Hẳn
nhiên, uống rượu chỉ là cái cớ để được ngồi chung một sàn, vây quanh một
bếp để rồi thủ thỉ nhỏ to mọi điều hơn lẽ thiệt. “Người Mảng mình phải bớt
uống rượu đi thôi, uống nhiều cái đầu không còn muốn nghĩ, cái chân, cái
tay không muốn làm à. Hạt ngô, hạt gạo không tự đội đất mà lên với người
đâu. Phải làm thôi, bộ đội với dân cùng làm nhé”. Mà đâu chỉ phải vận
động riêng người Mảng, bộ đội Vương phải vận động cả người Mông, Dao,
Hà Nhì, Quan Hỏa nữa để tạo thành phong trào chung. Rồi phải đến từng
quán hàng của người Kinh để vận động họ không bán rượu tràn lan cho bà
con các dân tộc.
Anh Vừ Chếnh Tống, bản Nậm Nó, xã Nậm Ban thì phục nhất tài
hòa giải của anh Vương. Từ những tranh chấp nhỏ nhặt giữa các gia đình
đến sự xung đột giữa các bản của các dân tộc khác nhau đều được anh giải
quyết cho đôi bên đều ưng cái bụng. Vừ Chếnh Tống hồn nhiên kể lại vụ
việc nhà Vàng Lý Lan và nhà Vàng Thảo Chờ ở bản Nậm Ban có chút
20
tranh chấp cái rãnh nước. Chuyện chẳng có gì to tát, nhưng tại trưởng bản
giải thích nghe không xuôi, thành ra thêm gay gắt. Đang cơn ấm ức, lại sẵn
có xe máy nên Lan và Chờ kéo nhau đi tìm Vương “Mảng” để hỏi cho ra
dây cà dây muống. Vượt hơn 30 cây số đường đèo dốc cũng ngại thật,
nhưng khi cái đầu chưa thông thì cái chân buộc phải đi, cái miệng buộc
phải hỏi. Nghe Đại úy Lã Hồng Vương giải thích xong lại dốc ngược đầu
xe quay về, bụng lấy làm phải lắm. Người Mảng chẳng tiếc nhau cái gì,
nhưng quyết không chịu tiếng là cướp công người khác.
Có lần, trưởng bản Nậm Ban chạy đến trạm biên phòng báo rằng có
mấy hộ dân người Mông và người Mảng đang đánh nhau trên nương. Đại
úy Lã Hồng Vương cùng anh em trong tổ công tác vội lao đi giải quyết.
Đường lên nương chỉ bé bằng bụng con ngựa thồ, lại trơn trượt nên Vương
cùng anh em buộc xích vào bánh xe để tăng độ ma sát để đi cho nhanh.
Cũng may là đến kịp để giải tán đám đông và hòa giải cho đồng bào hai
dân tộc. Gần mười năm ở Nậm Ban, với chiếc xe cà tàng nhiều gần bằng
tuổi quân của mình, Vương “Mảng” chạy từ bản Mông sang bản Thái, bản
Mảng, bản Hà Nhì như con cúi dệt sợi lanh, cần mẫn dệt nên tình đoàn kết
giữa các dân tộc ở Nậm Ban.
Cùng bà con dân tộc Mảng thu dọn vệ sinh bản làng
Từng có những cán bộ cắm bản người Kinh trước đây ở Nậm Ban
than rằng: “Vào được nhà người Mảng khó như đi vào rừng, khuyên được
người Mảng đừng uống rượu khó bằng xuống dưới khe sâu, đưa được
người Mảng ra ruộng cấy cầy thì khó hơn trèo lên đỉnh núi”. Khó thế mà
Vương “Mảng” làm được. Người Mảng tin Vương như tin hội đồng già
làng của mình vậy. Có điều gì cái bụng chưa thông, cái đầu chưa hiểu là
kéo nhau đi hỏi Vương. Bây giờ, cứ đến mùa, vào vụ là cả bản có mặt trên
nương, bảo nhau cày bừa, cấy hái. Cuộc sống đã thêm phần no đủ. Người
Mảng ở Nậm Ban bảo, phải làm thôi, khó đến đâu đã có Vương “Mảng” và
BĐBP giúp đỡ.
21
Nếu chỉ dùng lẽ thường tình mà suy đoán, chắc rằng chẳng mấy ai có
thể hiểu được nguyên do vì sao mà một người lính sinh ra và lớn lên tại
vùng đất lấn biển Kim Sơn, Ninh Bình như Lã Hồng Vương lại tình nguyện
gắn chặt cuộc đời mình với Nậm Ban. Đại úy Vương bảo, đất Nậm Ban
bện người lắm. Rồi xem cái cách anh săm sắn vào việc, hô hào bà con làm
vệ sinh làng bản cũng đủ biết cái sự bện người ấy cũng là do tự lòng mình
mà ra cả. Vương “Mảng” đã đặt toàn bộ hoài bão, tâm huyết của mình vào
vùng đất này. Suốt hai mươi năm, mồ hôi nước mắt đổ xuống đất, niềm
vui, nỗi buồn chia sẻ cùng người thì đất ấy, người ấy đã trở thành máu thịt
của mình rồi.
Mỗi lần vào xứ Mảng, trong hành trang của Vương bao giờ cũng có
chút bánh kẹo cho trẻ nhỏ và cân thuốc lào cho người già. Không biết là do
kẹo ngọt, hay do anh đã trở nên quá thân quen với bản Mảng mà bọn trẻ chỉ
cần nghe thấy tiếng xe quen thuộc đã đổ ra đầu bản đón người và gọi to
“Bố Vương, bố Vương...”. Một thế hệ mới của dân tộc Mảng đang lớn dần
lên giữa vùng biên cương Tây Bắc. Đã không còn cảnh các em lớn lên lăn
lóc cùng bùn đất, tự kiếm thức ăn từ rừng về bởi đã có những người như
Vương “Mảng” nguyện cùng các em đem lại một tương lai mới cho dân tộc
này. Chúng cũng không cần tìm hiểu xem cái tên Vương “Mảng” có nghĩa
là anh em của người Mảng hay anh Vương người dân tộc Mảng, chúng chỉ
biết đến “bố Vương” của chúng mà thôi.
Phạm Vân Anh
4. PHỎNG VẤN NHÀ BÁO HỮU THỌ: TÔI CÓ PHẦN LO…
"Về báo chí của chúng ta hiện nay, tôi nói thật, bên cạnh việc
khẳng định mạnh mẽ tác dụng to lớn thì tôi cũng lo lắng mấy vấn
đề...".Nhà báo Hữu Thọ tâm sự.
Ông hẹn tôi, nếu cần gặp thì phải đến lúc sát giờ trưa, khi phiên chất
vấn ở Quốc hội (được truyền hình trực tiếp trên màn ảnh nhỏ) đã kết thúc
(với ông, ở tuổi bát thập, không tới được hội trường thì xem truyền hình
22
trực tiếp cũng là một cách tiếp nhận thông tin). Vậy mà chỉ mới hơn 8h
sáng, ông đã gọi đến tôi bảo tới. Lý do: nhà bỗng nhiên mất điện mà ông lại
không muốn phí thời gian ngồi không… Và thế là tôi, với tác phong người
lính đã được rèn luyện từ 17 tuổi, đã rất nhanh chuẩn bị "đồ nghề" để cùng
nhiếp ảnh gia Minh Trí tới "hầu chuyện" nhà báo Hữu Thọ, người đồng
nghiệp mà tôi rất kính trọng và ở một góc độ nào đó, luôn coi là "sư phụ",
mặc dù tôi biết, ông với tôi khác nhau nhiều lắm.
Phóng viên (PV): Thưa nhà báo Hữu Thọ, tôi cũng rất chăm chú
theo dõi các phiên chất vấn ở Quốc hội. Và đôi lúc tôi nghĩ, có khi đặt câu
hỏi mới là việc khó hơn so với việc trả lời câu hỏi… Ông nghĩ thế nào về
chuyện này?
Nhà báo Hữu Thọ (NB HT): Thực ra thế này, vì có truyền hình trực
tiếp, cho nên anh hỏi bên cạnh việc hỏi còn có một nhu cầu chính đáng là,
muốn nói một cách đầy đủ cho đồng bào, đặc biệt là cho cử tri của họ hiểu
những vấn đề mà đại diện của họ đặt ra, rồi cũng có một số người muốn
biểu thị là họ dám đối thoại sòng phẳng với những người lãnh đạo… Tức là
trong thực tế, bên cạnh nhiều vị hỏi rất hay, đối thoại thẳng thắn và có văn
hóa, tôi cảm giác, một vài vị, trong nhiều lần thảo luận, đứng lên đặt câu
hỏi chất vấn trên diễn đàn Quốc hội cũng là một thứ tự giới thiệu.
PV: Vâng, cũng là tự PR cho mình, đôi khi là như thế...
NB HT: Tự PR cho mình! Có những thứ PR đúng mức…
PV: Đúng mức thì không sao, hợp lý thì không sao cả…
NB HT: Nhưng thực ra, không phải ai cũng biết "tri chỉ" như thế, cho
nên có một số đại biểu đặt câu hỏi và cả một số đồng chí trả lời tự nhiên cứ
dài dòng, cứ như là trình bày một bài diễn văn… Mình cần phải biết là vấn
đề mình đặt ra có thực là chuyện cử tri của mình quan tâm hay không, có
thực là thiết thân với họ không… Và một điều nữa mà tôi không thích lắm
là, hình như có một số ít người cũng cố tình biểu hiện thái độ gay gắt
không cần thiết, tỏ ra là dám gay gắt cả với cấp trên. Ngay trong một số
23
báo, một số bài báo cũng có thái độ gay gắt không cần thiết đó.
PV: Với cả quan chức… Tỏ vẻ, chứng minh sự dũng cảm của mình
bằng sự gay gắt ở cả chỗ mà đôi khi chưa chắc đã cần thiết phải làm gay
gắt đến thế…
NB HT: Người Việt mình không thích gay gắt trong những việc
không cần thiết phải gay gắt. Và ngay cả khi cần thiết thì chúng ta thường
gay gắt với nhau trong những cuộc gặp riêng chứ không mang ra gay gắt
với nhau ra chỗ đông người…
PV: Đó là truyền thống của người Việt Nam…
NB HT: Tôi hiểu, thái độ người Việt Nam là như thế, người ta gay
gắt với nhau trong khi trao đổi riêng với nhau, có khi rất gay gắt, nhưng khi
ra công khai lại rất mềm mỏng.
PV: Cái đó là hay chứ không phải là dở…
NB HT: Trong nhà gay gắt nhưng mà ra đường, trước mặt mọi người
là bình thản, như không. Vả lại, sự gay gắt đâu có phải là ở giọng nói, mà
chính là ở vấn đề mình đặt ra. Thật ra những vấn đề quần chúng quan tâm
mà mình nêu đúng cũng là những vấn đề đau đầu. Có những vị đặt ra
những câu hỏi rất nóng, nhưng với thái độ khiêm nhường, lịch sự, tôi rất
thích.
PV: Liệu có thể nói thế này không, mình mới cởi mở đến như thế nên
tất cả mọi cái đều phải học thì mới thành thuần phong mỹ tục mới được.
Nhưng khó là học công khai, ở ngay trước quần chúng lại càng khó hơn…
Nhưng chẳng có việc gì quan trọng mà lại dễ cả, có đúng không, thưa
ông?
NB HT: Đúng vậy, không phải dễ…
PV: Thưa nhà báo Hữu Thọ, nói chân thành, mỗi khi nghĩ tới ông, tôi
đều hình dung, đây là một nhà báo rất là thâm trầm và nhiều suy nghĩ.
Chính vì thế tôi rất thích tới tham vấn các ý kiến của ông, đặc biệt là về
tình hình báo chí hiện nay. Nói thật và không cần phải giả vờ khiêm tốn,
24
tôi là người làm báo đang ở thời sung sức, tôi có những cảm nhận riêng,
nhưng tôi rất muốn được ông cho biết những cảm nhận của ông, của một
nhà báo lão thành, đang có khoảng lùi nhất định đối với hiện tại. Ông có
nhận xét gì về tình hình báo chí trong giai đoạn hiện nay?
NB HT: Đánh giá báo chí trước hết ta nên đánh giá báo được phép
của nhà nước, còn nếu đánh giá những blog thì chúng ta lại phải đánh giá
kiểu khác, đây là chúng ta đánh giá những báo chí công khai, được xuất
bản theo luật.
PV: Hợp pháp…
NB HT: Hợp pháp… Tuy nhiên bây giờ cũng chưa có nghị định, cho
nên cũng không thể gọi blog của người ta không hợp pháp, vả lại trong
hàng triệu blog cũng có nhiều blog rất bổ ích. Nhưng chúng ta nói đến báo
công khai, vô tuyến truyền hình công khai thì thường thường, chúng ta có
mấy cái đánh giá.
Thứ nhất là, phong phú hơn rất nhiều, lượng thông tin đa dạng
nhiều chiều hơn. Đó thật sự là công cụ dân chủ hóa xã hội, đấy cũng là
ngôn ngữ của Đảng nói chứ không phải cá nhân tôi. Đặc biệt gần đây, báo
chí tạo nên một cái cầu giao lưu giữa người đọc, hay độc giả, mà cũng là
nhân dân với những nhà lãnh đạo quản lý, cũng là điều rất tốt.
Báo chí hiện nay phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Mà phong phú, đa
dạng, nhiều chiều, thực chất là theo chỉ đạo của Đảng ta, vì chúng ta nhớ
Đại hội lần thứ 6 của Đảng khi mở đầu sự nghiệp đổi mới, có một sự đánh
giá nền báo chí. Tức là sau khi đánh giá thành tựu của báo chí trong hoạt
động cách mạng kháng chiến thì có một phê phán thành văn, tức là phê
phán tình trạng đơn điệu, một chiều; khi phê phán đơn điệu một chiều, tức
là mong muốn đa dạng, nhiều chiều mà ngay phát biểu của đồng chí Tổng
Bí thư tại Hội nghị TW 11 vừa rồi cũng khuyến khích thông tin nhiều
chiều. Phải nói rằng, dân chủ hóa xã hội chính là chỗ đó, và nó là cái cầu để
25