Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Khái niệm về quốc gia dân tộc, phân biệt quốc gia dân tộc với các phương thức tổ chức quyền lực trước đó – vận dụng vào việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.79 KB, 15 trang )

Đặt vấn đề
Quốc gia dân tộc là một thuật ngữ riêng có của nền chính trị phương Tây,
nó ra đời gắn liền với chủ nghĩa tư bản. Hiện nay, vẫn chưa có một sự thống nhất
về nội dung của thuật ngữ này. Việc tìm hiểu nội dung cũng như phân biệt quốc
gia dân tộc với các phương thức tổ chức quyền lực trước đó giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về sự phát triển của xã hội trong lịch sử từ đó tìm ra các quy luật phổ biến tác
động, chi phối sự vận động và phát triển của xã hội. Vì vậy nhóm 09 đã chọn đề
tài “ Khái niệm về quốc gia dân tộc, phân biệt quốc gia dân tộc với các phương
thức tổ chức quyền lực trước đó – Vận dụng vào Việt Nam hiện nay”
I. Quốc gia dân tộc
1. Khái niệm “quốc gia dân tộc”
Thuật ngữ “quốc gia dân tộc” (tiếng Anh là nation – state) được cấu thành
từ hai thuật ngữ bộ phận là “quốc gia” và “dân tộc”, trong đó, nếu tách riêng, mỗi
thuật ngữ trên đều có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong Tiếng Anh, thuật ngữ
“state” đồng thời được hiểu theo hai cách, vừa có nghĩa là một quốc gia lại vừa có
nghĩa là một tiểu bang – một bộ phận độc lập của quốc gia. Còn thuật ngữ dân tộc
(nation) cũng thường được dùng với hai nghĩa: Thứ nhất, “dân tộc” thường được
dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền
vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh
hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; Thứ hai, “dân
tộc” còn được dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành
nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, ngôn ngữ
chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình
dựng nước và giữ nước.
Như vậy, về khái niệm dân tộc, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận
của quốc gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người, còn theo nghĩa thứ
hai thì dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia-dân tộc. Với nghĩa như
vậy đã cho thấy: khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ
với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gia nhất định và thực tiễn



lịch sử chứng minh, những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi thường không
tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia. Đây là những
nhân tố bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.
Từ những cách hiểu không rõ ràng của hai thuật ngữ nêu trên, để đem lại
cách hiểu chung nhất và tổng hợp nhất, phù hợp với xu thế quốc tế bây giờ thì có
thể hiểu: Một quốc gia dân tộc (tiếng Anh: Nation-state hay Country) là một quốc
gia tồn tại để đại diện chủ quyền cho một dân tộc. Quốc gia dân tộc không chỉ là
một thực thể chính trị và địa lý; nó còn là một thực thể về văn hóa và dân tộc; bản
thân thuật ngữ quốc gia dân tộc đã hàm ý rằng hai yêu tố này phải đồng thời có
mặt cùng với nhau và chính điều đó làm nên điểm khác biệt rõ rệt giữa một quốc
gia dân tộc với những quốc gia tiền dân tộc và phi dân tộc trước nó.
2. Đặc điểm của một “quốc gia dân tộc”
Các quốc gia dân tộc có nhiều đặc trưng riêng biệt so với các quốc gia tiền
dân tộc. Nhìn chung, phương thức tổ chức quyền lực này vốn trụ vững dựa trên
bốn đặc điểm sau:
Thứ nhất: Đặc điểm về lãnh thổ: Quan điểm về lãnh thổ trong quốc gia dân
tộc khác hẳn với các "quốc gia" do các dòng tộc vương triều thống trị trước đó:
lãnh thổ của đất nước là riêng biệt, thiêng liêng và không thể chuyển dời được, dù
là một tấc đất. Không dân tộc nào muốn quốc gia mình sát nhập hay chuyển giao
lãnh thổ vì bất kỳ lý do chính trị hay kinh tế nào. Nói cách khác, lãnh thổ là ranh
giới tuyệt đối để phân biệt môi trường trật tự bên trong với môi trường bên ngoài
và lúc này, quốc gia dân tộc sẽ khép mình như một đơn tử. Sự phân định lãnh thổ
ấy thường được dựa trên đường biên giới quốc gia.
Thứ hai: Về tổ chức chính quyền: Một quốc gia dân tộc thường có chính
quyền tập trung hơn và cơ cấu hành chính thống nhất hơn hẳn các "đế quốc" đa
dân tộc tiền nhiệm. Các phương thức trước đó quyền lực công cộng thuộc về cộng
đồng người còn quốc gia dân tộc thì quyền lực công cộng bị nhà nước chiếm lấy,
biến thành của mình, quyền lực thuộc về nhà nước. Mỗi lãnh thổ quốc gia được
cai quản bởi một Nhà nước có bộ máy chính quyền nhất thể từ trung ương đến địa
phương, trong đó, chính quyền trung ương có quyền lực tối cao, với tư cách đại

diện hợp pháp và duy nhất cho chủ quyền quốc gia. Nhà nước chính là công cụ để


quản lý và thống nhất dân tộc về mọi mặt như kinh tế, chính trị, xã hội và cả văn
hóa..
Thứ ba: Về xã hội công dân: Trong quốc gia dân tộc thường có nhiều dân
tộc (tộc người). Mỗi tộc người lại có thể có những đời sống văn hóa mang bản sắc
riêng. Tuy có sự khác nhau nhưng những dân tộc người này đều chung sống thống
nhất với nhau, có sự gắn kết với nhau. Bởi họ có chung một nguồn gốc, cùng chịu
sự quản lý thống nhất của một nhà nước và những thành phần văn hóa riêng đó sẽ
được hòa hợp với nhau (một cách tự nhiên hoặc dưới tác động của quyền lực nhà
nước thông qua chính sách văn hóa) và cùng dựa trên những giá trị văn hóa cốt lõi
nhất để từ đó hình thành nên một nền văn hóa của cả cộng đồng dân tộc, bao gồm
văn học, nghệ thuật, y phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng…
Cộng đồng người trong quốc gia dân tộc có chung một phương thức sinh
hoạt kinh tế, có một ngôn ngữ chung, chữ viết chung cho toàn bộ quốc gia trong
phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó làm công cụ để giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh
tế, văn hóa, tỉnh cảm.
Cộng đồng dân cư sẽ sinh sống ổn định trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia
và được phân chia theo đơn vị hành chính, dưới sự quản lý điều hành của một
chính phủ với những đạo luật chung thống nhất.
Mỗi cá nhân sinh sống trong quốc gia dân tộc đều có ý thức mình thuộc về
một cộng đồng dân tộc. Tính tộc người và tính chính trị xã hội ghi đậm vào tâm trí
đông đảo dân cư ý thức gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ của mình với dân tộc, với
nhà nước với quốc gia và luôn sẵn sàng góp phần giúp đỡ những người đang cùng
chia sẻ những giá trị văn hóa chung với họ. Tình cảm với dân tộc hòa nhập với
tình cảm nhà nước và được củng cố trong quá trình lịch sử, tạo nên ý thức dân tộc.
Thứ tư, Về chủ quyền: Mỗi quốc gia dân tộc đều có chủ quyền. Chủ quyền
của quốc gia có hiệu lực chi phối các cá nhân và tập thể trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia, được coi là một thuộc tính chính trị, pháp lý chủ yếu của một quốc gia

Chủ quyền quốc gia được thể hiện trên hai khía cạnh. Thứ nhât, quốc gia dân tộc
có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ. Quốc gia dân tộc sẽ có quyền lựa chọn
cho mình một hệ thống chính trị, một mô hình kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ thống
pháp luật riêng. Quốc gia có toàn quyền tổ chức một bộ máy hành chính, có toàn


quyền tài phán và cưỡng chế. Quốc gia dân tộc có quyền tự do hành động, quyết
định mà không phải theo mệnh lệnh của một quốc gia khác, đồng thời có toàn
quyền quyết định những vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình mà các quốc
gia khác không có quyền chi phối. Mọi cá nhân, tập thể trong quốc gia đều phải
tuân theo các đường lối, chính sách đó và nếu không tuân thủ thì sẽ bị áp dụng các
biện pháp cưỡng chế. Thứ hai, chủ quyền còn được biểu hiện ở chỗ là nó xác định
tư cách của quốc gia dân tộc. Quốc gia dân tộc có quyền độc lập tham gia vào các
quan hệ quốc tế, ngang hàng với các quốc gia khác, và là một thực thể độc lập.
3. Nguồn gốc và lịch sử ra đời của các “quốc gia dân tộc”
Nguồn gốc và lịch sử thời kỳ đầu của quốc gia dân tộc vẫn còn là một điều
gây tranh cãi. Vấn đề chính ở đây là: quốc gia có trước hay dân tộc có trước ? Đối
với những người theo chủ nghĩa dân tộc, tất nhiên câu trả lời chính là dân tộc có
trước, và những phong trào theo chủ nghĩa dân tộc luôn đề cao yêu cầu về chủ
quyền hợp pháp của dân tộc mình; rõ ràng một quốc gia dân tộc là cái mà họ đòi
hỏi. Một số "học thuyết hiện đại" của chủ nghĩa dân tộc cho rằng tính dân tộc đa
phần là sản phẩm của chính sách của Nhà nước: đồng nhất và hiện đại hóa một
quốc gia đã tồn tại trước đó. Và phần lớn học thuyết cho rằng quốc gia dân tộc là
một hiện tượng của châu Âu thế kỷ XIX, được thúc đẩy bởi việc xóa mù chữ, phổ
cập giáo dục và truyền thông đại chúng. Tuy nhiên các nhà sử học cũng chú ý tới
việc hình thành và nổi lên vào thời gian trước đó của một số quốc gia tương đối
thống nhất về lãnh thổ, hành chính và tương đối đồng nhất về dân tộc và văn hóa,
ví dụ Bồ Đào Nha và Hà Lan.
Trong trường hợp của Pháp, theo Eric Hobsbawn, quốc gia Pháp ra đời
trước dân tộc Pháp. Hobsbawn cho rằng quốc gia Pháp hình thành nên dân tộc

Pháp (chứ không phải chủ nghĩa dân tộc Pháp nở rộ vào cuối thế kỷ XIX vào thời
của vụ án Dreyfus). Cụ thể là vào thời điểm Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, chỉ
có 1/2 sô dân Pháp tạm xem là biết nói "tiếng Pháp", và chỉ có 12-13% nói được
lưu loát. Nhưng sau đó, nước Pháp bắt xúc tiến sự thống nhất của ngôn ngữ và
những tiếng lóng, giọng điệu, khác biệt ngôn ngữ... của từng địa phương được hòa
nhập lại và tạo thành tiếng Pháp. Và sau đó với một số chính sách của nền Cộng


hòa thứ ba (1871-1940, tính đặc trưng và đồng nhất của dân tộc Pháp được xúc
tiến và hình thành từ đó.
Học thuyết "state-driven" của nguồn gốc của quốc gia dân tộc có xu hướng
nhấn mạnh một số quốc gia như Anh và Pháp. Các quốc gia trên phát triển từ một
số vùng địa phương, sau đó hình thành ý thức về dân tộc và đặc tính của dân tộc
mình. Cả hai xâm lấn những vùng đất ngoại biên (xứ Wales, Brittany, Aquitaine,
Occitania); chủ nghĩa địa phương lại hồi sinh một chút vào thế kỷ XIX và dẫn đến
sự hình thành của phong trào tự trị vào thế kỷ XX.
Một số quốc gia dân tộc như Đức và Ý hình thành do kết quả của những
phong trào lãnh đạo bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc vào thế kỷ XIX.
Trong cả hai trường hợp, lãnh thổ của chúng từng bị chia sẻ bởi rất nhiều quốc gia
khác nhau, trong đó có những quốc gia có lãnh thổ rất nhỏ. Ý thức về dân tộc và
sự thống nhất bắt đầu với những phong trào mang tính chất văn hóa (ví dụ Phong
trào Völkisch ở Đức), nhưng sau đó nhanh chóng gây được nhiều ảnh hưởng lớn
về chính trị. Trong các trường hợp đó, tình cảm dân tộc và các phong trào cùa chủ
nghĩa dân tộc đã tạo một nền tảng cho việc thống nhất nước Đức và nước Ý.
Các sử gia như Hans Kohn, Liah Greenfeld, Philip White và nhiều người
khác phân loại các quốc gia như Đức và Ý - nơi sự thống nhất về văn hóa diễn ra
trước sự thống nhất về lãnh thổ - là những ethnic nation hay ethnic nationality.
Trong khi đó các quốc gia dạng state-driven (Anh, Pháp, Trung Quốc) khi thống
nhất lại có xu hướng duy trì và phát triển những xã hội đa dân tộc và hình thành
một truyền thống về civic nation hay cộng đồng sắc tộc theo lãnh thổ.

Ý tưởng về một quốc gia dân tộc thường đi đôi với sự hình thành và trỗi dậy
của hệ thống các quốc gia thời cận đại, cụ thể là hệ thống các quốc gia Châu Âu
xác lập sau Hòa ước Westphalia năm 1648 (gọi là Trật tự Westphalia). Sự cân
bằng quyền lực trong quan hệ quốc tế tiêu biểu cho hệ thống đó, phụ thuộc vào
hiệu quả dựa trên các thực thể độc lập được định nghĩa rõ ràng và được điều hành
bởi một cách tập trung, bất chấp nó là một đế quốc hay một quốc gia dân tộc,
trong đó mỗi thực thể thừa nhận độc lập và chủ quyền lãnh thổ của các thực thể
khác. Trật tự Westphalia không tạo ra những quốc gia dân tộc, nhưng các quốc gia


dân tộc lại xem đó như là tiêu chuẩn cho những quốc gia cấu thành (trong trường
hợp như không có bất cứ lãnh thổ tranh chấp nào).
II. Phân biệt quốc gia dân tộc với các phương thức tổ chức quyền lực trước
đó.
1. Các hình thức tổ chức quyền lực trước đó.
Để tồn tại và phát triển, con người phải gắn kết với nhau thành những cộng
đồng. Trong quá trình phát triển của xã hội, trước khi dân tộc ra đời, các hình thức
cộng đồng người cũng biến đổi từ thị tộc đến bộ lạc, bộ tộc.


Thị tộc: Là cộng đồng người (gồm khoảng vài trăm người) có cùng

một huyết thống. Thị tộc là một đơn vị sản xuất và là một hình thức tồn tại cơ bản
của xã hội nguyên thuỷ. Do trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, nguồn
sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, vì vậy vai trò của người phụ nữ
trong thị tộc có một vị trí đặc biệt. Chế độ quần hôn thời kỳ đầu và địa vị độc tôn
của người phụ nữ trong sản xuất chính là cơ sở hình thành hình thức thị tộc mẫu
quyền đầu tiên trong lịch sử. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã làm thay đổi
vị trí của người đàn ông trong chế độ thị tộc. Hình thức thị tộc phụ quyền đã ra đời
thay thế hình thức thị tộc mẫu quyền. Thị tộc là hình thức cộng đồng người đầu

tiên trong lịch sử.
Ngoài đặc trưng chung về huyết thống là chủ yếu, thị tộc còn có những quan
hệ cộng đồng về ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa. Mỗi thị tộc có khu vực
cư trú, vùng săn bắt và tên gọi riêng.Cơ sở tồn tại về kinh tế của thị tộc là quyền
sở hữu chung về tư liệu sản xuất và tài sản. Họ cùng lao động và mọi sản phẩm
được chia đều cho tất cả các thành viên trong thị tộc. Lãnh đạo thị tộc là một hội
đồng thị tộc, đứng đầu là tộc trưởng được mọi người bầu ra. Việc quản lý điều
hành thị tộc dựa trên nghị quyết của hội nghị thị tộc gồm các nam nữ đã thành
niên trong thị tộc. Khi tộc trưởng đã được bầu, các thành viên trong thị tộc tôn
kính và chấp hành sự điều khiển của tộc trưởng một cách tự nguyện.


Bộ lạc: Là một tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có

quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau, trong đó có một thị
tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc.Đặc trưng của bộ lạc là có cùng ngôn ngữ,


phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh
thổ đã được xác lập chủ quyền dù chưa thật sựu ổn định.Trong bộ lạc, ngoài sở
hữu riêng của thị tộc, bộ lạc còn có những sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ,
nơi trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi...Lãnh đạo bộ lạc là một hội đồng các tộc
trưởng, trong bộ lạc có một thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành quản lý bộ lạc
đều do hội nghị của hội đồng các tộc trưởng và thủ lĩnh quân sự quyết định. Hình
thức phát triển cao nhất của bộ lạc là liên minh bộ lạc được hình thành từ sự liên
kết nhiều bộ lạc. Trong xã hội nguyên thuỷ, bộ lạc là hình thức tốt nhất để phát
triển sản xuất. Chính trong thời kỳ này, công cụ sản xuất bằng kim loại đã được
hình thành tạo nên hình thức phân công lao động xã hội đầu tiên giữa trồng trọt và
chăn nuôi, nông nghiệp với thủ công nghiệp... Đó là tiền đề khách quan của sự
xuất hiện sở hữu tư nhân. Dựa trên sở hữu tư nhân, bộ tộc ra đời thay thế cho hình

thức bộ lạc và liên minh các bộ lạc.

Bộ tộc: Là một cộng đồng dân cư được hình thành từ sự liên kết của
nhiều bộ lạc và liên minh các bộ lạc trên cùng một vùng lãnh thổ nhất định. Bộ tộc
đông đảo hơn bộ lạc, mỗi bộ tộc có tên gọi và có những đặc điểm về kinh tế, văn
hóa riêng. Khác với bộ lạc và thị tộc, bộ tộc có vùng lãnh thổ tương đối ổn định,
dân cư đa dạng và đan xen, đa ngôn ngữ và văn hóa, trong đó ngôn ngữ của bộ lạc
nào chiếm vị trí trung tâm của sự giao lưu và phát triển kinh tế sẽ trở thành ngôn
ngữ chung của cả bộ tộc.
Thời kỳ hình thành bộ tộc là thời kỳ đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của xã hội
công xã nguyên thuỷ; sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu ra đời thay thế sở hữu tập
thể của thị tộc, bộ lạc. Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội có giai cấp đầu tiên được
hình thành. Phạm vi thống trị của nhà nước có thể không trùng với bộ tộc. Có nhà
nước một bộ tộc, cũng có nhà nước nhiều bộ tộc, sắc tộc. Sự xuất hiện nhà nước
đã góp phần rất quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự
thống nhất về kinh tế và văn hóa, mở rộng giao lưu giữa các bộ tộc... Dưới tác
động của các quan hệ mới; đặc biệt là quan hệ giao lưu về kinh tế, khuôn khổ chật
hẹp của bộ tộc không còn thích hợp cho sự phát triển. Những nhân tố khách quan


trên đây đã thúc đẩy quá trình hình thành một cộng đồng người mới thay thế bộ
tộc, đó là sự xuất hiện dân tộc.


Dân tộc: là khái niệm thường được dùng với hai nghĩa:Thứ nhất,

khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối
liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của
cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng
đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những

nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các
thành viên trong cộng đồng đó. Theo nghĩa thứ nhất này, dân tộc là bộ phận của
quốc gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa là tộc người.Thứ hai, khái niệm dân tộc
dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một
quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền
thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ
nước. Theo nghĩa thứ hai này, dân tộc được hiểu là toàn bộ nhân dân một nước, là
quốc gia-dân tộc.Trong phần phân biệt quốc gia-dân tộc với các tổ chức quyền lực
trước dưới đây, dân tộc được hiểu theo nghĩa thứ nhất, tức là một bộ phận của một
quốc gia.
2. Phân biệt quốc gia- dân tộc với các phương thức tổ chức quyền lực trước
đó.
Một số đặc trưng cơ bản sau làm nên sự khác biệt về chất của nhà nước so
với các phương thức tổ chức quyền lực trước đó như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân
tộc:
• Về lãnh thổ: Lãnh thổ của quốc gia- dân tộc khác hẳn với các tổ chức
quyền lực trước đó: lãnh thổ của quốc gia là thiêng liêng và không thể chuyển dời,
là sự biểu hiện cụ thể về mặt chủ quyền của một quốc gia dân tộc trong quan hệ
với các quốc gia dân tộc khác: bao gồm chủ quyền cả về vùng đất, vùng trời, vùng
biển và các hải đảo, thềm lục địa... Trong một quốc gia nhiều dân tộc thì lãnh thổ
quốc gia gồm lãnh thổ của tất cả các dân tộc thuộc quốc gia ấy hợp thành. Lãnh
thổ là chủ quyền không thể chia cắt, là nơi sinh tồn phát triển và là nền tảng hình
thành nên tổ quốc của mỗi quốc gia dân tộc. Đường biên giới của quốc gia dân tộc


cũng khác, nó dựa trên diện tích và vị trí sinh sống của các cộng đồng cư dân của
các dân tộc, mặc dù đôi khi biên giới của các quốc gia dân tộc cũng dựa theo các
đường biên giới tự nhiên như sông, núi. Quốc gia dân tộc tổ chức thực hiện sự
quản lý dân cư theo lãnh thổ nhằm thực hiện quyền lực cai trị thống nhất đối với
mọi người sống trong lãnh thổ đó.

• Về tổ chức quyền lực: tương tự như các tổ chức trước đó, quốc gia
dân tộc cũng có tổ chức quyền lực nhưng tổ chức quyền lực ở đây mang đặc điểm
hoàn toàn khác so với các tổ chức quyền lực trước đó, quốc gia dân tộc ra đời gắn
liền với nhà nước. Trong quốc gia dân tộc có bộ máy nhà nước với hệ thống pháp
luật mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội còn các phương
thức tổ chức quyền lực trước đó việc triển khai quyền lực chỉ là những phong tục
tập quán, những quy ước luật lệ. Nó mang tính mềm dẻo hơn so với quyền lực
trong quốc gia dân tộc. Chính quyền trong quốc gia dân tộc tập trung hơn và cơ
cấu hành chính thống nhất hơn hẳn các tổ chức quyền lực tiền nhiệm; và để duy trì
và tăng cường bộ máy cai trị của mình, nhà nước phải hình thành được một hệ
thống thuế khóa buộc các thành viên sống trong lãnh thổ quốc gia phải có nghĩa
vụ đóng góp. Mỗi cá nhân, tập thể trong quốc gia dân tộc này phải có nghĩa vụ
tuân thủ pháp luật mà nhà nước đề ra, nếu không tuân thủ sẽ bị áp dụng biện pháp
cưỡng chế. Trong nhà nước dân tộc có quân đội, nhà tù, cảnh sát để đảm bảo cho
các chính sách của nhà nước được thực thi.
• Về văn hóa, ngôn ngữ và dân cư: đây được coi là ảnh hưởng rõ rệt
nhất của một quốc gia dân tộc so với tổ chức quyền lực tiền nhiệm- đó là việc hình
thành một nền văn hóa dân tộc thống nhất thông qua các chính sách của quốc gia
đó. Hình mẫu của một quốc gia dân tộc ngụ ý rằng thành phần dân cư của nó phải
cấu thành một dân tộc, có chung nguồn gốc, ngôn ngữ và chung nhiều mặt về văn
hóa. Mà khi sự thống nhất nêu trên không/chưa tồn tại, bản thân quốc gia dân tộc
sẽ cố tự tạo ra nó. Cụ thể là một ngôn ngữ dân tộc thống nhất sẽ được tạo ra thông
qua một chính sách ngôn ngữ. Đặc điểm về ngôn ngữ của quốc gia dân tộc khá
giống với bộ tộc, tuy nhiên, khi phân biệt quốc gia dân tộc với bộ tộc ta cần phải
đặt nó trong mỗi tương quan với những đặc trưng khác của mỗi hình thức.


Mặt khác, cộng đồng dân cư được phân chia theo đơn vị hành chính mà không
theo huyết thống. Các thành viên trong cộng đồng có địa vị bình đẳng về pháp luật
thể hiện ở các quyền công dân.

III. Vận dụng vào Việt Nam hiện nay
1. Quá trình hình thành và đặc điểm quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay
1.1 Quá trình hình thành
Việt Nam là một nước thuộc phương thức sản xuất Châu Á lại có những đặc
điểm riêng về lịch sử và địa lý nên dân tộc Việt Nam hình thành từ rất sớm và
không gắn liền với phương thức sản suất tư bản chủ nghĩa. Sự nghiệp chống ngoại
xâm, chống thiên tai nhất là vấn đề trị thủy không thể là sự nghiệp của một địa
phương, một bộ tộc, một chủng tộc mà đó là sự nghiệp của đất nước, của tất cả
mọi người, của toàn thể dân tộc – một cộng đồng người bền vững. Từ đó đòi hỏi
mọi người phải gắn kết lại với nhau, đoàn kết kiên cường, bất khuất trong cuộc
đấu tranh chống ngoại xâm, đấu tranh chống thiên nhiên. Đó là những nhân tố
hình thành nên dân tộc Việt Nam từ khi chưa có chủ nghĩa tư bản.
1.2 Đặc điểm của cộng đồng dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc. Dân tộc Kinh
chiếm 87% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên địa
bàn cả nước.
Trong quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam, cộng
đồng dân tộc đa tộc người, đã xây dựng được những đặc điểm truyền thống sau:
- Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng chính trị – xã hội, được hợp thành bởi
các tộc người cùng chung sống là một quốc gia – dân tộc đa tộc người .
- Dân tộc Việt Nam được chỉ đạo bởi một nhà nước tập quyền thống nhất,
xác định trên một lãnh thổ bất khả xâm phạm .
- Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hâụ quả của các chế độ áp bức bóc lột trong
lịch sử nên trình độ phát triển kinh tế, văn hóa… giữa các dân tộc còn khác biệt,
chênh lệch nhau.
- Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng văn hoá thống nhất và đa dạng


Trước những nhiệm vụ lớn lao của dân tộc, lịch sử chỉ có thể thực hiện thắng
lợi bằng cách phải kế thừa và phát triển truyền thống của dân tộc ta từ ngày dựng

nước, là đoàn kết được tất cả 54 dân tộc anh em thành một khối không gì lay
chuyển nổi. Ở đây, kinh nghiệm lịch sử cho thấy dân tộc Việt Nam là một khối
thống nhất, không cho phép một tộc người nào,cho dù là người Việt hay một tộc
người anh em, lại có thể tách riêng để xây dựng một quốc gia – dân tộc, một
cộng đồng chính trị – xã hội, một nhà nước. Lịch sử đã ràng buộc vận mệnh của
họ với nhau ngay từ buổi đầu dựng nước, đã dưa họ qua những gian nan, lên thác
xuống ghềnh, tay cầm tay để được hiện diện trên mãnh đất thiêng liêng – đất mẹ
- trong một thế giới một ngày không xa, mọi dân tộc đều là anh em .
2. Vận dụng vào Việt Nam
Hiện nay khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau
khi gia nhập WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc toàn
cầu hóa có những tác động lớn đến nhà nước ta và vì vậy để đảm bảo giữ vững
độc lập chủ quyền dân tộc đồng thời bắt kịp xu hướng của thế giới, Việt Nam cần
có những đường lối, chính sách đúng đắn.
2.1. Vấn đề đảm bảo chức năng và thể chế của nhà nước
- Thứ nhất, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia - độc lập dân tộc trong thời
kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước. Trong đó, nhấn mạnh chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc. Hội nhập quốc tế tranh thủ hòa bình, phát triển kinh tế và cải thiện đời
sống nhân dân. Tuy nhiên phải đảm bảo chúng ta hòa nhập với xu hướng của thế
giới nhưng không hòa tan mà phải luôn giữ vững chủ quyền, đảm bảo sự thống
nhất trong đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, xây dựng một bộ máy
chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Thứ hai, đổi mới và thống nhất nhận thức kịp thời xây dựng độc lập, tự chủ
và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh mới. Giải quyết tốt 8 mối quan hệ đặt ra và
giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Độc lập và tự chủ có liên quan mật thiết
nhưng không đồng nhất nhau và đều có những nội hàm riêng trên thực tế. Độc lập



là quyền và sự công nhận chủ quyền, là sự khẳng định tính đơn nhất nhưng vẫn
nằm trong thế đan xen, hợp tác trong các khối kinh tế, chính trị. Tự chủ là sự chủ
động, tự quyết và tự giải quyết các vấn đề thuộc về quốc gia độc lập, trên nguyên
tắc không can thiệp. Vấn đề quan trọng nhất là nâng cao tự chủ quốc gia.
Độc lập chính trị là vô cùng quan trọng và được coi là nguyên tắc bất di bất
dịch trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Chính trị ở đây là vấn đề nhà
nước và chính quyền. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quản trị toàn cầu đang trở
thành một xu hướng đan xen và tồn tại bên cạnh quản trị quốc gia, trong quản lý
quốc gia như một phương thức quản trị hữu hiệu.
- Thứ ba, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng thời giải quyết có hiệu
quả mối quan hệ giữa giữ vững độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập
quốc tế. Độc lập, tự chủ phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế, quân sự của quốc gia.
Sức mạnh đó bao gồm các cấu thành: Tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quốc
phòng và an ninh; các giá trị truyền thống và đương đại Việt Nam, bao gồm cả các
hệ giá trị mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước; củng cố vị thế quốc gia
trên trường quốc tế và khu vực, củng cố chủ quyền quốc gia trên cả vùng biển và
đất liền, củng cố và bảo vệ độc lập, dân tộc. Xây dựng nhà nước của dân do dân và
vì dân, đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào việc quản lí và điều hành đất nước.
- Thứ tư, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ này cần được nhận thức
đầy đủ trong bối cảnh mới khi mà bảo vệ Tổ quốc không chỉ trên mặt trận sức
mạnh vũ khí trực tiếp mà cả trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi
trường, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của cả dân tộc. Và nó cần
phải được chú trọng xử lý ngay trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã
hội, các đề án, quy hoạch, kế hoạch.
2.2. Vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc vì vậy sự phát triển mọi mặt của từng dân
tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cả cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta.
Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật
nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa

dạng tính độc đáo trong bản sắc mỗi dân tộc.


Những chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta được biểu hiện cụ
thể như sau:
+ Có thể nhận thấy, sự phát triển không đồng đều làm cho đời sống kinh tế xã hội giữa các dân tộc chênh lệch nhau, gây nên sự mặc cảm, tự ti, làm giảm yếu
tố động lực phát triển ở các dân tộc. Điều này gây bất lợi trong việc xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc, nhất là khi mối quan hệ dân tộc trở nên phức tạp và dễ vượt
ra khỏi phạm vi dân tộc trở thành quan hệ quốc gia và quốc tế khi bị các thế lực
thù địch lợi dụng. Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện và
nâng cao mọi mặt đời sống nhân dân, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các
vùng, các dân tộc là một mục tiêu lớn đặt ra cho công tác dân tộc nói riêng và
công tác quản lý quốc gia nói chung. Vì vậy, cần có chính sách phát triển kinh tế
hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng
vùng, từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh
của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng để khắc phục sự chênh lệch về kinh tế, văn
hoá, bảo đảm sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. Đi đôi với phát huy tiềm lực
kinh tế của các vùng dân tộc cần chú trọng bảo vệ môi trường thiên nhiên, ổn định
đời sống của đồng bào, phát huy mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa đồng bào tại
chỗ và đồng bào từ nơi khác đến, chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi.
+ Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của
đồng bào các dân tộc; từng bước nâng cao dân trí đồng bào các dân tộc, nhất là các
dân tộc thiểu số ở vùng núi cao, hải đảo.
Đây là vấn đề quan trọng và rất tế nhị, cần lắng nghe ý kiến của đồng bào và
có chính sách thật cụ thể nhằm làm cho nền văn hoá chung vừa hiện đại vừa đậm
đà bản sắc dân tộc, ngày càng phong phú và rực rỡ.
+ Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các
dân tộc vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc

hẹp hòi, nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị và chia rẽ dân tộc.
+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; đồng thời
giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác cho cán bộ các dân tộc. Bởi vì, chỉ tinh thần đó


mới phù hợp với đòi hỏi khách quan của công cuộc phát triển dân tộc và xây dựng
đất nước. Trong công cuộc đó, không dân tộc nào có thể chỉ sử dụng đội ngũ cán
bộ xuất thân từ dân tộc mình, ngược lại, cần sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các đội ngũ
cán bộ thuộc mọi dân tộc trong cả nước.
Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mang tính toàn diện, tổng
hợp, quán xuyến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến mỗi dân tộc
và quan hệ giữa các dân tộc trong cả cộng đồng quốc gia. Phát triển kinh tế – xã
hội của các dân tộc là nền tảng để tăng cường đoàn kết và thực hiện quyền bình
đẳng dân tộc, là cơ sở để từng bước khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các dân tộc. Do đó, chính sách dân tộc còn mang tính cách mạng và tiến bộ,
đồng thời còn mang tính nhân đạo, bởi vì, nó không bỏ sót bất cứ dân tộc nào,
không cho phép bất cứ tư tưởng khinh miệt, kỳ thị, chia rẽ dân tộc; nó tôn trọng
quyền làm chủ của mỗi con người và quyền tự quyết của các dân tộc. Mặt khác, nó
còn nhằm phát huy nội lực của mỗi dân tộc kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của
các dân tộc anh em trong cả nước.
Nhận thức đúng đắn bản chất, nội dung, tính chất của chính sách dân tộc có ý
nghĩa quyết định tới việc định hướng và đổi mới các biện pháp thực hiện chính
sách dân tộc, làm cho chính sách dân tộc đi vào cuộc sống.
2.3.Trong phát triển đất nước và hội nhập quốc tế
Quan hệ về vấn đề dân tộc liên quan đến các nước trong khu vực và trên thế
giới. Nhiều dân tộc ở nước ta hiện có mối liên hệ truyền thống với các cư dân
vùng biên giới các quốc gia láng giềng cũng như các quốc gia trong khu vực và cả
một số quốc gia trên thế giới. Giải quyết và xử lý đúng đắn quan hệ về vấn đề dân
tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa liên quan đến các nước trong khu vực và thế giới
là một yêu cầu quan trọng. Phải kiên trì thực hiện đường lối chính trị rộng mở, đa

phương hóa, đoàn kết thống nhất dân tộc. Mặt khác, phải kiên quyết đấu tranh với
âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch hòng chống phá
lợi ích dân tộc. Tùy từng sự việc, điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà có những phân
tích, xử lý đúng đắn, và đòi hỏi công tác dân tộc phải nắm chắc tình hình, nhạy
bén, làm tham mưu tốt cho Đảng, Nhà nước trong công tác đối ngoại chính trị, đối
ngoại nhân dân và xử lý tình huống khi cần thiết.


- Vấn đề dân tộc và giai cấp luôn luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau,
giải quyết tốt mối quan hệ này mang lại những thắng lợi bền vững cho sự nghiệp
cách mạng. Đối với nước ta hiện nay, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết có
ý nghĩa rất thiết thực, là cơ sở cho sự ổn định, phát triển và tạo nên nguồn lực to
lớn cho công cuộc đổi mới
Mục tiêu phát triển dân tộc quy định mọi chủ trương, đường lối, chính sách
phải vì lợi ích chung của toàn dân tộc, đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi cộng
đồng dân tộc, của mỗi người dân. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự bình đẳng
giữa các giai cấp, tầng lớp, dân tộc phải được quán triệt trong lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là trong lĩnh vực kinh tế.
Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế, phải đảm bảo bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế, bình đẳng trong khai thác và sử dụng các tài nguyên,
trong sự thụ hưởng những thành quả đạt được… Đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên
trên hết cần có những biện pháp rõ ràng và kiên quyết để đấu tranh với “lợi ích
nhóm”, một tệ nạn đang vận động rất phức tạp, là yếu tố hàng đầu đe dọa đến sự
đoàn kết thống nhất của dân tộc, mục tiêu cao nhất của đặt lợi ích quốc gia - dân
tộc lên trên hết hiện nay.

Kết luận
Việc liên kết các dân tộc để hợp nhất lại thành một quốc gia thống nhất là một
xu hướng tất yếu của lịch sử. Sự hình thành quốc gia - dân tộc góp phần thúc đẩy
sự phát triển của xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay,

mỗi quốc gia – dân tộc phải biết thực hiện chính sách độc lập tự chủ để mở cửa
hội nhập vào dòng vận động chung của nhân loại, đồng thời phải tìm được giải
pháp hữu hiệu để phát huy bản sắc của dân tộc mình. Xuất phát từ tình hình đó,
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến các vấn đề dân tộc, gắn liền với mục tiêu
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.



×