ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
LỜI MỞ ĐẦU
"Thu nhập quốc dân" - một khái niệm khơng cịn xa lạ đối với mỗi
chúng ta bởi một quốc gia mạnh hay yếu về kinh tế thì "Thu nhập quốc dân"
là một tiêu chuẩn rất quan trọng để đánh giá. Nhất là đối với nước ta hiện nay
- một đất nước đang dần dần đi vào nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN. Vậy muốn làm tăng thu nhập quốc dân chúng ta phải làm gì? đó là
một câu hỏi mang tầm vĩ mô đặt ra trước mắt chúng ta - những chủ nhân của
đất nước. Đối với các bạn thì sao? cịn với tơi trong khn khổ hạn hẹp của
bài tểu luận này tôi chỉ đề cập đến một vài khía cạnh.
- Thu nhập quốc dân của nước ta hiện nay đặc biệt năm 2001.
- Khả năng tăng trưởng trong năm 2002 và một vài ví dụ
- Những giải pháp chính để tăng thu nhập quốc dân.
1
1
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
NỘI DUNG
Thu nhập quốc dân là tổng sản phẩm mới (giá trị mới) sáng tạo trong
một năm (là phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi đã trừ đi số liệu
sản xuất đã hao phí trong một năm).
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trong tình hình suy giảm của các nền kinh tế lớn và tốcd dộ tăng
trưởng thấp của các nước trong khu vực, kinh tế Việt Nam 2001 vẫn đạt mức
tăng trưởng khá, đứng thứ hai trong khu vực Đông Á, sau Trung Quốc. Nhịp
độ tăng trưởng GDP năm 2001 ước đạt 6,8% tăng hơn so với mức 6,7% năm
2000, nhưng thấp hơn so với mức kế hoạch đặt ra là 7,5%. Khu vực cơng
nghiệp và xây dựng có đóng góp lớn nhất cho nhịp độ tăng trưởng GDP, đạt
3,7 điểm phần trăm hay 53,6% nhịp độ tăng trưởng GDP; tiếp đó là khu vực
dịch vụ đạt 2,5 điểm phần tăm hay 37,1% nhịp độ tăng trưởng GDP. Mức
đóng góp cho nhịp độ tăng trưởng GDP của cả khu vực công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ đều tăng so với năm 2000. Trong khi đó, mức đóng góp cho
nhịp độ tăng trưởng GDP của khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm đáng kể,
các con số tương ứng chỉ là 0,6 điểm phần trăm hay 9,3% năm 2001 so với
0,9 điểm phần trăm và 14,2% năm 2000.
Tăng trưởng GDP và đóng góp cho tăng trưởng GDP theo ngành.
2
2
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
1997
1998
1999
2000
2001
GDP
8,2
5,8
4,8
6,7
6,8
Nông - lâm - thuỷ sản
4,3
3,5
5,2
4,0
2,7
Công nghiệp và xây dựng
12,6
8,3
7,7
10,1
10,4
Dịch vụ
7,1
5,1
2,3
5,6
6,1
GDP
8,2
5,8
4,8
6,7
6,8
Nông - lâm - thuỷ sản
1,1
0,9
1,2
0,9
0,6
Công nghiệp và xây dựng
4,0
2,7
2,6
3,5
3,7
Dịch vụ
3,1
2,2
1,0
2,3
2,5
GDP
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông - lâm - thuỷ sản
13,3
14,8
25,9
14,2
9,3
Công nghiệp và xây dựng
48,5
47,2
53,8
51,2
53,6
Dịch vụ
38,2
38,0
20,3
34,6
37,1
Nhịp tăng %
Đóng góp cho GDP theo điểm
phần trăm tăng trưởng
Đóng góp cho GDP theo tỉ lệ %
tăng trưởng
II. TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2002
* Triển vọng kinh tế toàn cầu và khu vực năm 2002
Cuối năm 2000, các dự báo nhìn chung cịn khá lạc quan về tình hình
kinh tế thế giới, mặc dù đều cho rằng nhịp độ tăng trưởng GDP và thương mại
thế giới năm 2001 sẽ giảm so với năm 2000. Cùng với thời gian, các đánh giá
đã có phần bi quan hơn do tình hình kinh tế thế giới trở nên tồi tệ hơn mức độ
dự đáon. Tuy nhiên, cho tới trước sự kiện ngày 11/9/2001, hầu hết các dự báo
vẫn cho rằng nền kinh tế Mỹ và thế giới sẽ phục hồi vào đầu năm 2002.
Sự kiện ngày 11-9 là một cú sốc lớn đối với nước Mỹ và thế giới, có tác
động tiêu cực, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, đến nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế
giới (hộp 6). Mỹ và nhiều nước phát triển đi vào suy thoái nặng hơn. Kết quả
3
3
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
là nhịp độ tăng trưởng kinh tế và thương mại của thế giới, của các nước đang
phát triển năm 2001 giảm sút rất đáng kể so với năm 2000.
Khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới sẽ chậm lại và diễn biến
kinh tế thế giới trở nên phức tạp, khó lường. Các nền kinh tế Đông Á phụ
thuộc nhiều vào thị trường Mỹ, nhất là đối với việc xuất khẩu sản phẩm công
nghệ thông tin, điện tử, nên cũng không thể tránh khỏi suy thối. Nền kinh tế
Mỹ có thể ổn định vào đầu năm 2002 và sớm nhất chỉ có thể phục hồi vào nửa
sau năm 2002. Dự báo nền kinh tế Mỹ năm 2002 chỉ tăng trưởng 0,7%, mặc
dù Mỹ có những nỗ lực "kích cầu" thơng qua việc nới lỏng chính sách tiền tệ
và tài khố. Tốc độ tăng trưởng của EU năm 2002 sẽ không tăng, thậm chí
cịn giảm, dự báo là 1,3%. Trong khi đó, tình trạng trì trệ, suy thối kinh tế ở
Nhật Bản vẫn tiếp tục và có mức tăng trưởng âm là khoảng -1%.
IMF (12-2001)
Ngân hàng Thế giới
(11-2001)
2000
2001
2002
2000
2001
2002
4,7
2,4
2,4
3,8
1,3
1,6
Các nước phát triển
3,9
1,1
0,8
3,4
0,9
1,1
Các nước đang phát triển
5,8
4,0
4,4
5,5
2,9
3,7
Thương mại thế giới (hàng hoá
và dịch vụ)
12,4
1,0
2,2
13,3
1,0
4,0
GDP
Thế giới
Ghi chú: Số liệu năm 2001 và 2002 là số liệu ước tính và dự báo
Nguồn: IMF (2001) và WB (2001).
Nhịp độ tăng trưởng GDP và thương mại của thế giới và của các nước
đang phát triển có cải thiện chút ít trong năm 2002 so với năm 2001, song vẫn
ở mức thấp. Triển vọng đối với Đông Á cũng như vậy; tuy nhiên, nhịp độ tăng
trưởng kinh tế của các nước Đơng Á là khơng đồng đều và cịn bấp bênh. Sự
phục hồi và phát triển kinh tế bền vững của khu vực phụ thuộc nhiều vào nỗ
4
4
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
lực cải cách cơ cấu, nhất là cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, việc khơi
phục lịng tin của các nhà đầu tư, và triển vọng còn chưa rõ ràng của các nền
kinh tế Mỹ, Nhật Bản và EU.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Á (%)
Các nước
IMF (12-2001)
ADB (11-2001)
1999
2000
2001
2002
1999
2000
2001
2002
Hàn Quốc
10,9
8,8
2,6
3,2
10,9
8,8
2,0
3,6
Inđônêxia
0,8
4,8
3,2
3,5
0,9
4,8
3,2
3,9
Malaixia
6,1
8,3
0,3
2,5
6,1
8,3
0,8
3,1
Philippin
3,4
4,0
2,9
3,2
3,4
4,0
2,7
3,0
Xingapo
5,9
9,9
-2,9
1,2
5,9
9,9
-3,0
1,0
Thái Lan
4,3
4,4
1,5
2,0
4,1
4,4
1,5
2,5
Trung Quốc
7,1
8,0
7,3
6,8
7,1
8,0
7,3
7,0
Ghi chú: Số liệu năm 2001 và 2002 là số liệu ước tính và dự báo
Nguồn: IMF (2001) và ADB, Asian Development Outlook 2001, Nov. 2001.
Việc dự báo kinh tế thế giới và khu vực vào thời điểm cuối năm 2001
và ngay vào đầu năm 2002 là khơng dễ do tính bất định của tình hình:
Một là, phản ứng của các thị trường chứng khốn và "độ trễ" sút giảm
tiêu dùng và đầu tư còn khó xác định. Những rủi ro tiềm ẩn trong một số
ngành sản xuất kinh doanh còn cao.
Hai là, tổng các luồng vốn đầu tư trên thế giới của khu vực tư nhân đã
giảm đáng kể trong năm 2001 và những dấu hiệu phục hồi còn chưa rõ ràng.
Hơn nữa, đã có sự chuyển dịch luồng vốn một cách đáng kể từ sau sự kiện 11
tháng 9.
Ba là, giá nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến được dự báo sẽ
tăng, nhưng khơng cao, chỉ khoảng 3%, cịn mức tăng giá hàng nơng sản sẽ
khơng có những thay đổi lớn và nếu có, mức tăng cũng khơng đáng kể. Dự
báo giá dầu thơ năm 2002 ít chắc chắn hơn, có thể sẽ ở mức như năm 2001 và
cũng có thể sẽ giảm mạnh, chỉ ở mức trên dưới 21 USD/thùng.
5
5
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
* Tác động của vụ khủng bố 11/9/2001 lên kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới.
Vụ khủng bố lớn nhất trong lịch sử nhân loại ngày 11/9/2001 lại New
York có tác động tiêu cực lên nền kinh tế Mỹ và nền kinh tế thế giới cả trong
ngắn hạn và dài hạn.
- Tác động ngắn hạn (trực tiếp)
+ Huỷ hoại sinh mạng và tài sản vật chất: vụ khủng bố đã làm gần 5
nghìn người chết, bị thương và mất tích; phá sập Tồ tháp đơi và làm hư hại
nhiều cao ốc cận kề cũng như các trang thiết bị, máy móc và các cơ sở hạ tầng
có liên quan. Tổng thiệt hại vật chất lên tới 16,2 tỷ USD (0,15% GDP của
Mỹ)
+ Gây thiệt hại cho các ngành kinh tế: Vụ khủng bố đã gây thiệt hại khá
nặng nề cho ngành hàng khơng Mỹ (ngồi tổn thất vật chất, giá cổ phiếu giảm
20%), hàng không châu Âu, hàng không Nhật Bản (giá cổ phiếu giảm khoảng
15%) và các ngành dịch vụ khác như du lịch, khách sạn, nhà hàng, thuê xe ô
tô... của Mỹ và châu Âu (giá cổ phiếu cũng giảm khoảng 15%). Ngành bảo
hiểm đã phải bồi thường hơn 5 tỷ USD. Tuy vậy, ngành bảo hiểm có thể có lợi
hơn do tình hình bất định, an ninh kém khiến nhu cầu bảo hiểm tăng, nhờ đó
giá cổ phiếu đã tăng 10% ở Mỹ và châu Âu.
- Làm giảm sút niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp: Vụ khủng
bố đã khiến cả người tiêu dùng lẫn các doanh nhân hoang mang, lo nghĩ về
một tương lai bất định, khơng an tồn. Điều này đã khiến họ do dự, trì hỗn
các hoạt động tiêu dùng và đầu tư, qua đó tác động xấu đến nền kinh tế Mỹ và
cả nền kinh tế thế giới qua các kênh kinh doanh và thương mại quốc tế. Một
sự giảm sút lâu dài niềm tin của các doanh nghiệp có thể làm mức sản lượng
giảm 1% tại Mỹ và khoảng 0,5% tại châu Âu.
- Tác động tiêu cực lên thị trường tài chính: Các thị trường trái phiếu,
thị trường tiền tệ và thị trường cổ phiếu đã phản ứng tức thì sau vụ khủng bố.
Cầu đối với các tài sản ít rủi ro như tiền mặt tăng nhanh. Mức chênh lệch giữa
6
6
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
giá mua và giá bán của trái phiếu lợi tức cao doãng rộng hơn. Một hệ quả là
chi phí vay mượn tăng, nhiều doanh nghiệp nhỏ không thể nhận được nguồn
vốn vay cần thiết. Trên một số thị trường chứng khốn chính trên thế giới, chỉ
số chứng khoán sụt giảm. Tác động của vụ khủng bố đối với tỷ giá không lớn.
Tuần đầu ngay sau vụ khủng bố, đồng đô la Mỹ đã mất giá so với đồng Yên
và đồng Euro tương ứng 3% và 4%. Tuy nhiên, đồng đô la Mỹ đã dần hồi
phục và giữ mức giá cao hơn so với trước vụ khủng bố. Đồng tiền các nước
xuất khẩu hàng hoá cũng mất giá do dự đoán tăng trưởng kinh tế thấp sẽ làm
giảm giá hàng hoá.
- Tác động lên thị trường hàng hố: Giá hàng thơ, hàng sơ chế trên thị
trường thế giới tiếp tục giảm, mặc dù đã ở mức thấp trước vụ khủng bố. Riêng
giá dầu thơ đã hạ từ 25 USD/thùng xuống cịn 18 USD/thùng sau vụ khủng
bố.
- Tác động dài hạn
Sau sự kiện ngày 11/9/2001, bóng ma khủng bố tồn cầu có thể tác
động lâu dài lên các nền kinh tế, chủ yếu do làm tăng các dạng chi phí trong
hầu hết hoạt động kinh tế tồn cầu.
- Chi phí vận hành: Hoạt động kinh doanh sẽ chịu chi phí vận hành cao
hơn do phải tăng chi phí an ninh, chi phí bảo hiểm và thời gian chờ đợi lâu
hơn.
- Chi phí hàng lưu kho sẽ tăng do hàng lưu kho trong quá trình sản
xuất - kinh doanh tăng vì lo ngại vận chuyển bằng đường hàng khơng
khơng cịn được an tồn như trước.
- Mức lãi suất cho vay có thể tăng do mức rủi ro tăng và giá cổ phiếu có
thể giảm và có tác động tiêu cực lên đầu tư.
- Nguồn lực có thể chuyển dịch từ lĩnh vực dân dụng sang lĩnh vực quân
sự (đặc biệt trong nghiên cứu và triển khai). Tuy vậy, việc sản xuất vũ khí,
7
7
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
trang thiết bị quân sự có thể tạo ra hiệu ứng lan toả kinh tế ở một số khu vực
và ngành kinh tế khác.
- Q trình tồn cầu hố có thể có những chuyển dịch mới do những
thay đổi trong tính tốn, quyết định của các quốc gia và các doanh nghiệp
(chẳng hạn, quyết định đầu tư kinh doanh ở đâu).
Ngoài ảnh hưởng tiêu cực như trên, chúng ta còn rất nhiều cơ hội để
hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và trên thế giới. Điều này được
chứng minh qua việc nước ta sắp tổ chức seagame - một ngày hội thể thao lớn
nhất đông nam Á.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN HIỆN NAY
CỦA NƯỚC TA.
Từ năm 2000, nền kinh tế của Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi. Việc
duy trì mức tăng trưởng 6,8% năm 2001 là một kết quả đáng ghi nhận trong
bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực suy thối. Đó là kết quả của việc kích cầu
và đặc biệt là việc nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, giải
quyết những phát sinh tình huống ngăn trở sự năng động của các hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Tuy vậy, tiến trình phục hồi kinh tế của Việt Nam vẫn bấp bênh và
những nhân tố bảo đảm sự tăng trưởng bền vững còn chưa vững chắc. Mặc dù
hiệu quả phân bố nguồn lực được cải thiện ít nhiều, chủ yếu nhờ sự năng động
của khu vực kinh tế tư nhân và sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ khu vực nông
nghiệp, nhân tốc hủ yếu đóng góp cho tăng trưởng kinh tế vẫn là việc tăng
vốn đầu tư. Nhìn tổng thể, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn
thấp, đặc biệt so với nhiều nước trong khu vực. Tuy gần đây được đánh giá là
nước "an toàn nhất" châu Á, Việt Nam vẫn chưa được xem là địa điểm đầu tư
lý tưởng do thủ tục hành chính cịn phiền hà, thiếu minh bạch và tệ nạn tham
nhũng còn phổ biến. Với việc chính thức trở thành thành viên của WTO,
Trung Quốc có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,
8
8
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
càng gây sức ép cạnh tranh đối với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt
Nam.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 về kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chính phủ đã đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm:
- Tiếp tục cải cách cơ cấu, chuyển dịch mạnh hơn cơ cấu kinh tế và cơ
cấu sản xuất.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước để tăng đầu tư phát triển
nhất là tăng nguồn vốn từ khu vực dân cư nhằm bảo đảm cho mức tăng cần
thiết đối với tổng vốn đầu tư xã hội.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng nhanh xuất khẩu, tạo thị
trường ổn định cho hàng hố nơng sản và sản phẩm cơng nghiệp có khả năng
cạnh tranh.
- Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tạo chuyển biến rõ rệt
về mặt xã hội, coi đây là vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững, giải quyết có
hiệu quả cơng tác xố đói, giảm nghèo.
5 nhóm giải pháp chính đó là:
- Tiến hành khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo chuyển biến cơ
bản về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế là
giải pháp quan trọng hàng đầu.
- Mau chóng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khắc phục nhân
tố đang cản trở việc phát huy nội lực nhằm tăng cường kha rnăng đầu tư kinh
doanh của các thành phần kinh tế trong nước, cũng như các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ
thời cơ, vượt qua khó khăn và thách thức, thực hiện tốt các cam kết đa
phương và song phương, nhất là các cam kết trong khuôn khổ hợp tác Asean
- AFTA, ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, thi hành hiệp định thương
mại Việt - Mỹ.
9
9
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
- Tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp thuộc các lĩnh vực nhằm phát huy
yếu tố con người trên cơ sở phát triển tồn diện cả trí lực thể lực và nhân
cách, không ngừng cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động
của bộ máy hành chính nhà nước.
LỜI KẾT
Như các bạn biết đấy! Để bước vào nền kinh tế thị trường cũng như hội
nhập với nền kinh tế thế giới rộng lớn, nước ta còn rất nhiều vấn đề cần giải
quyết mà có lẽ việc tiên quyết đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng những
giải pháp cơ bản trên.
Tôi thực sự cố gắng viết tập tiểu luận này kết hợp với một số tài liệu
với những số liệu ở mức độ tương đối nhưng cũng phần nào đánh giá được
thực trạng nèn kinh tế nước ta. Tơi rất tâm huyết với bài viết của mình, tôi hy
vọng các bạn cũng đồng quan điểm với tôi. Cịn để đánh giá đúng thì có lẽ
việc này phải nhờ đến những giáo sư, tiến sĩ, những nhà kinh tế đầu ngành
của nước ta.
Lời cảm ơn chân thành của tôi gửi đến các bạn!.
10
10
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG THU NHẬP QUỐC DÂN
MỤC LỤC
11
11