Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

phân biệt giữa chủ nghĩa duy tâm khách quan của platon với chủ nghĩa duy tâm khách quan của hegel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.53 KB, 20 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử Triết học cơ bản được chia thành ba trường phái chính là duy vật, duy
tâm và nhị nguyên. Nhắc tới trường phái duy tâm chắc chắn chúng ta không thể
không biết đến chủ nghĩa duy tâm khách quan mà tiểu biểu là Platon và Hegel.
Platon – một triết gia tiêu biểu của triết học cổ đại Hy Lạp,“một trong những đôi
tay vàng đẹp nhất” trong “khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, hợp xướng
của triết học phương Tây”. Hegel – được xem là một trong những bộ óc bách khoa
toàn thư vĩ đại nhất trong lịch sử; triết học Hegel là biểu hiện của sự phát triển đầy
đủ nhất và rực rỡ nhất của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức. Cả Platon và Hegel đều
là những nhà triết gia theo chủ nghĩa duy tâm khách quan, tuy nhiên quan điểm
triết học của hai bên lại có những điểm khác biệt. Bài luận sau đây của nhóm 9
nhằm phân biệt giữa chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platon với chủ nghĩa
duy tâm khách quan của Hegel.


2

I. Khái quát chung về chủ nghĩa duy tâm khách quan
1. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Triết học cũng như các khoa học khác phải giải quyết rất nhiều những vấn đề
có liên quan với nhau, trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng, là nền tảng và là điểm
xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết
học. Vấn đề cơ bản của triết học gồm có hai mặt, trong đó, mặt thứ nhất là vấn đề
giữa tồn tại và tư duy, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước? cái nào quyết định
cái nào? Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà
triết học thành hai trường phái lớn. Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là
cái có trước và quyết định ý thức của con người được coi là các nhà duy vật; học
thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Ngược lại,
những người cho rằng, ý thức, tinh thần có trước giới tự nhiên được gọi là các nhà


duy tâm; họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, nên vật chất có
trước, tồn tại độc lập với ý thức và quyết định ý thức; còn ý thức là thuộc tính, là
sự phản ánh vật chất.
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức (tinh thần) là bản chất của thế giới, nên ý
thức là cái có trước và quyết định vật chất; còn vật chất là cái có sau, là sự “biểu
hiện” của ý thức. Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm là sự tuyệt đối hóa, thần thánh
hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức; thường gắn với lợi ích
của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động.
Chủ nghĩa duy tâm có hai hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và
chủ nghĩa duy tâm khách quan.


3
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người.
Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ
quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá
nhân, của chủ thể.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
nhưng theo họ đấy là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với
con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác
nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v..
Cùng với nguồn gốc nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm ra đời còn do nguồn
gốc xã hội. Sự tách rời lao động trí óc với lao động chân tay và địa vị thống trị của
lao động trí óc đối với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã tạo ra quan niệm về
vai trò quyết định của nhân tố tinh thần. Các giai cấp thống trị và những lực lượng
xã hội phản động ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm nền tảng lý luận cho
những quan điểm chính trị - xã hội của mình.
Platon và Hegel đều là hai nhà triết học theo quan điểm chủ nghĩa duy tâm
khách quan trong đó, chủ nghĩa duy tâm Platon là một trong những biểu hiện điển

hình của triết học duy tâm lịch sử.
2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan theo quan điểm của Platon và Hegel
2.1. Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platon
Platon chào đời tại Athens, Hy Lạp vào năm 472 TCN, thuộc gia đình quý phái
về phía cả cha lẫn mẹ. Platon tên thật là Aristocles là người thân hình cao lớn và
vạm vỡ như một lực sĩ, nên được mọi người gọi là Platon. Năm 18 tuổi, Platon học
hỏi các triết gia và các nhà ngụy biện (Sophistists). Từ năm 20 tuổi Platon theo học
Socrates trong 8 năm liền. Platon rất quý Socrates và nhanh chóng trở thành học
trò xuất sắc nhất của Socrates. Ông tham gia tích cực tổ chức nghiên cứu triết học


4
do Socrates cầm đầu, Platon rất đau khổ trước cái chết của Socates, bị kết án tử
hình Socrates đã bình thản uống thuốc độc chết. Có lẽ vì lo sợ cho sự an toàn của
mình rồi lại do lòng căm phẫn Platon cùng vài môn đệ của Socrates tới ẩn náu tạm
thời tại Megara, nơi đây Platon theo học Euclid, nhà toán học danh tiếng.
Năm 396 TCN, Platon trở về Athens và theo như luật định, ông phục vụ
trong hàng ngũ kỵ binh tham chiến trong trận Corinth và trận này kết thúc bằng sự
thất bại của xứ Athens trước xứ Sparta. Vào thời đó người miền Athens thường
hay đi lại nhiều nơi và vì ghê tởm cuộc chiến tranh vừa qua, Platon tìm đường sang
Ai Cập. Đầu tiên ông dừng lại tại Crete rồi Cyrene. Ở nơi này ông nghiên cứu toán
học với Theodorus đến năm 390 ông mới đến Ai Cập. Tại Heliopolis, Platon đã
học hỏi về thiên văn, tôn giáo và hiến pháp. Nhờ thời gian sống tại Ai Cập, Platon
đã quan sát kỹ lưỡng các phong tục và suy tưởng. Sau này ông đã bàn luận về điều
này trong tác phẩm của ông. Sau khi rời Ai Cập, ông sang Đại Hy Lạp tới
Tarentrun và quen với Archytas. Các cuộc đi xa đã giúp cho Platon nhiều cơ hội
làm quen với một số nhà sáng lập ra vài trường phái học thuật như Pythagoras,
Heraclite, cũng như các nhà triết học Eleatic. Từ những nhận xét về thực tế và các
điều học hỏi từ Socrates, cộng với các sở thích liên quan đến vấn đề chính trị,
Platon đã đi đến kết luận rằng chỉ những người có kiến thức và các phẩm chất đạo

đức mới đáng giao phó quyền lực để điều khiển người khác. Lý tưởng triết học của
Platon đang cần có các cơ hội để áp dụng.
Vào thời này Dionysiuss đã thành công trong việc lật đổ nền cộng hòa và thiết
lập tại Syracuse một chế độ chuyên chế. Diom, một người học trò cũng là bạn thân
của Platon đã thúc giục Platon đảm nhận việc giáo dục Dionysius, đồng thời bạo
chúa của thành Syracuse này cũng mời ông qua Ý Đại Lợi. Đây là một cơ hội để
Platon áp dụng lý thuyết về chính quyền vào một hoàn cảnh thực tế. Platon đến
Syracuse được triều đình của nơi này coi như thượng khách. Về sau Platon bị bạo
chúa ghét bỏ, ông bị tống giam và bị giao cho viên thuyền trưởng Pollis, người xứ


5
Sparta. Pollis đã bán Platon tại Egina như một tên nô lệ. Nhưng thật may cho
Platon, một người theo triết học của ông ở Cyrene cứu và thành lập ra viện Hàn
Lâm Athene, được xem là trường đại học tổng hợp đầu tiên ở Châu Âu, là trung
tâm của triết học duy tâm chống lại triết học duy vật. Viên Hàn Lâm Athene đã thu
hút được rất nhiều người theo học ở cả trong và ngoài nước. Platon giảng dạy rấy
nhiều môn học, ông làm việc ở đây khoảng 20 năm.Trong các năm cuối đời, Platon
sống tại thành Athens và đã soạn ra các tác phẩm như: Timaeus, Crite và cuốn sách
dang dở The laws.
Triết học của Platon là một hệ thống triết học duy tâm khách quan lớn và đầu
tiên trong lịch sử triết học đã đạt đến sự hoàn chỉnh, nhất quán và triệt để. Nó xuất
phát từ ba nguồn gốc tư tưởng: triết học của Socrates về cái phổ biến, cái chung
làm cơ sở cho đạo đức; triết học của phái Élesee học thuyết về sự tồn tại duy nhất,
bất biến và triết học của phái Pythagore về những con số, con số được xem là bản
chất chân thật của sự vật. Dựa vào ba nguồn gốc trên trong đó chủ yếu vẫn là triết
học của Socrates, Platon đã xây dựng nên hệ thống triết học duy tâm khách quan.
Theo Platon, giới tự nhiên - thế giới của những vật cảm tính - bắt nguồn từ
những thực thể tinh thần tức là từ những ý niệm; vật thể cảm tính chỉ là cái bóng
của ý niệm. Về nhận thức: Ông cho rằng, để nhận thức được chân lý, người ta phải

từ bỏ mọi cái hữu hình cảm tính; “hồi tưởng” lại những gì mà linh hồn bất tử đã
quan sát được trong giới ý niệm. Thuyết “hồi tưởng” thần bí này được xây dựng
trên cơ sở thừa nhận tính bất tử, tính độc lập của linh hồn với thể xác. Phép biện
chứng của Platon là phép biện chứng lệ thuộc vào triết học duy tâm. Đạo đức học
của Platôn được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết về linh hồn bất tử là một hình
thức của lý luận tôn giáo, là bộ phận quan trọng nhất của ý thức tư tưởng của tầng
lớp chủ nô quý tộc.
Platon là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ. Dưới hình thức duy
tâm, ông phát triển các tư tưởng của Socrates xây dựng những nền tảng khách quan


6
của ý thức con người. Ông có công lớn trong việc nghiên cứu các vấn đề ý thức xã
hội, khẳng định vai trò to lớn của nó trong việc hình thành nhân cách và ý thức cá
nhân con người. Triết học của Platon đã có công lớn trong việc khẳng định bản
chất, vai trò của khái niệm.

2.2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel
Georg Wilhem Friedrich Hegel sinh ngày 27/8/1770 trong một gia đình viên
chức Nhà nước tại Stuttgart, thuộc lãnh địa Württemberg, miền tây nam nước Đức.
Ông là anh cả trong gia đình có ba anh em. Hegel được nuôi dưỡng trong một môi
trường Tin Lành ngoan đạo. Mẹ ông đã dạy tiếng Latin cho ông từ rất sớm.
Điều kiện kinh tế – xã hội hình thành nên tư tưởng triết học Hegel cũng là điều
kiện kinh tế – xã hội của triết học cổ điển Đức. Nước Đức từ cuối thế kỷ XVIII –
nửa đầu thế kỷ XIX vẫn là một quốc gia phong kiến cát cứ điển hình, lạc hậu về
kinh tế và chính trị. Tình trạng cát cứ ấy đã gây trở ngại lớn đối với phát triển kinh
tế. Về xã hội, giai cấp tư sản mới ra đời còn non yếu về mọi mặt; quần chúng lao
động bất bình với chế độ đương thời.Trong khi đó, ở Tây Âu, chủ nghĩa tư bản đã
hình thành ở nhiều nước, đã đem lại một nền sản xuất phát triển mở đầu cho nền
văn minh công nghiệp, khẳng định tính chất ưu việt của chủ nghĩa tư bản so với

chế độ phong kiến.
Khác với tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học nước Đức thời kỳ này
khá phát triển do kế thừa tinh hoa văn hóa phương Tây trước đó, di sản văn hóa
Đức, văn hóa Pháp vá các thành tựu khoa học tự nhiên đương thời.
Sự lạc hậu của nước Đức, sự phát triển của các nước Tây Âu về kinh tế – xã
hội, sự phát triển của khoa học đã thức tỉnh tính phản kháng của giai cấp tư sản
Đức và đòi hỏi giai cấp tư sản Đức phải có cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội và
con người. Giai cấp tư sản Đức muốn làm cách mạng tư sản như các nước Tây Âu,


7
muốn xây dựng nền triết học theo yêu cầu mới, song do mởi ra đời nên còn yếu
kém về số lượng, kinh tế và chính trị nên họ giữ lập trường cải lương trong việc
giải quyết những vấn đề của đất nước. Chính điều đó quy định nét đặc thù của triết
học cổ điển Đức nói chung và triết học của Hegel nói riêng: nội dung cách mạng
dưới một hình thức duy tâm bảo thủ; đề cao vai trò tích cực của tư duy con người,
coi con người là một thực thể hoạt động, là nền tảng, là điểm xuất phát của mọi
vấn đề triết học.
Hegel là nhà triết học biện chứng duy tâm khách quan. Triết học của ông đầy
mâu thuẫn. Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lý, chứa đựng tư
tưởng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết học duy tâm của ông phủ nhận
tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong vốn có của sự phát triển
của tự nhiên và xã hội. Ông cho rằng, khởi nguyên của thế giới không phải là vật
chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Tính phong phú, đa dạng
của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối.
Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn.
Hegel cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước vật chất, tồn tại vĩnh viễn
không phụ thuộc vào con người, tạo ra hiện thực khách quan. Giới tự nhiên chỉ là
sự tồn tại khác của “ý niệm tuyệt đối”. Tính đa dạng của thực tiễn được ông xem
như là kết quả tác động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối.

C.Mác và Ăng ghen đã phê phán một cách triệt để tính chất phản khoa học và
thần bí của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hegel; đồng thời hai ông đánh giá
cao và tiếp thu “hạt nhân hợp lý” trong phép biện chứng của Hegel để xây dựng và
phát triển học thuyết về phép biện chứng duy vật của mình.
II. Phân biệt chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platon với chủ nghĩa duy
tâm khách quan của Hegel.
1. Sư khác bịêt trong việc xác định bản thể luận.


8

Vì cả Platon và Hegel đều là những nhà triết học theo truờng phái duy tâm.
Nên một cách chung nhất, khi giải quyết vấn đề bản thể luận, cả hai ông đều cho
rằng, trong hai yếu tố “tư duy” và “vật chất” thì tư duy là cái có trước, là cái quyết
định vật chất, vật chất là cái có sau. Tuy nhiên, một cách chi tiết, quan niệm của
hai ông về “bản thể luận” vẫn có sự khác biệt cơ bản: Trong khi Platon quan niệm
rằng: thực thể tinh thần – tức ý niệm là cơ sở, là bản chất của sự vật cảm tính – tức
giới tự nhiên; Còn theo quan điểm của Hegel thì không chỉ đơn giản là “ý niệm”,
mà phải là “ý niệm tuyệt đối” mới là cơ sở của giới tự nhiên. Nói cách khác, khi
giải quyết vấn đề “bản thể luận”, sự khác biệt cơ bản của Platon và Hegel là ở việc
xác định tính thứ nhất của của thế giới. Cụ thể:
- Platon cho rằng vũ trụ có hai thế giới là thế giới tinh thần (tức ý niệm) và
thế giới các sự vật cảm tính (tức giới tự nhiên). Trong hai thế giới đó, ý niệm là cái
sinh ra trước, là cơ sở quyết định giới tự nhiên, là bản chất của sự vật. Theo quan
niệm của Platon, ý niệm là những khái niệm, tri thức đã được khách quan hóa.
Chúng tồn tại độc lập, khách quan bên ngoài giới tự nhiên, nó bất biến và tồn tại
mãi mãi. Ở đây, Platon tiếp tục phát triển quan niệm của Xôcrát theo lập trường
duy tâm khách quan khi cho rằng chỉ có các ý niệm là tồn tại thực sự, còn giới tự
nhiên là cái không – tồn tại. Tuy nhiên cái không-tồn tại của Platon ở đây không
phải là sự đối lập hoàn tòan với cái tồn tại, mà chỉ là một khía cạnh khác của tồn

tại, cái không-tồn tại của Platon là vẫn có nhưng không phải là tồn tại thực sự, bởi
theo ông trên thực tế chúng ta không bao giờ thấy được chúng tồn tại dưới dạng
thuần túy nhất. Vậy nên Platon mới phát biểu rằng: “sự vật cảm tính chỉ là cái bóng
của ý niệm”, chỉ là sự thể hiện đặc thù các ý niệm tương ứng dưới dạng vật chất
mà thôi.
- Cũng tương tự như Platon, Hegel cũng cho rằng ý niệm là cái có trước,
quy định bản chất cho giới tự nhiên. Hegel quan niệm Ý niệm tuyệt đối là cơ sở


9
của tất cả mọi sự vật tồn tại, có bản chất sâu sắc nhất, đó không phải là ý thức cá
nhân (chủ quan) mà là ý thức nói chung nào đó rất khách quan, tồn tại độc lâp với
con người, có trước tự nhiên và loài người, luôn vận động và biến đổi. Như vậy,
cũng tương tự như Platon, Hegel cũng coi ý niệm tuyệt đối là cái nằm ngoài giới tự
nhiên và con người, nhưng khác với Platon, cái ý niệm được Hegel coi là tính thứ
nhất là “ý niệm tuyệt đối” chứ không chỉ là “ý niệm”, bởi Hegel đánh giá rằng ý
niệm mới chỉ là bước đầu và nó luôn hướng đến cái ý niệm cao nhất, bản chất nhất,
cái mà ông xác định như “đấng tối cao” sáng tạo ra tự nhiên và con người là “ý
niệm tuyệt đối”.
Khác với Platon – xác định ý niệm là thứ tồn tại và bất biến và giới tự nhiên
như là một cái không-tồn tại, Hegel cho rằng ý niệm tuyệt đối của ông có sự vận
động từ thấp đến cao theo ba bước, đồng thời đặt ý niệm, giới tự nhiên và ý niệm
tuyệt đối trong một mối quan hệ ba bước đó. Theo đó, ông quan niệm rằng ý niệm
tuyệt đối có sự tự vận động từ thấp lên cao, trải qua sự phát triển, thông qua các
khái niệm, rồi lại trở về với nó với một sự phong phú hơn (logic học). Do có sự
vận động và chuyển hoá, nên ý niệm tuyệt đối trở thành cái khác nó (tha hoá), đối
lập với nó, tức là giới tự nhiên (triết học về tự nhiên). Ý niệm tuyệt đối tiếp tục vận
động về với bản thân mình trong đời sống có ý thức của cá nhân con người và xã
hội loài người và sự hoàn thành sự vận động của nó, đạt tới đỉnh cao nhất trong hệ
thống triết học Hegel (triết học về tinh thần). Trong hệ thống suy lý ba bước này

của mình, Hegel còn khẳng định tính quy định thứ nhất của ý niệm tuyệt đối là
“tồn tại thuần túy”. Khi đưa ra quan niệm này, cũng giống Platon, Hegel cho rằng
“tồn tại thuần túy” này không phải là thế giới vật chất cũng không phải là sự phản
ánh của thực tại vào ý thức con người, nhưng so với Platon, ở Hegel có sự phát
triển hơn khi ông nhận ra rằng: trong cái tồn tại thuần túy đó đã luôn chứa đựng
mâu thuẫn của bản thân nó – là mâu thuẫn giữa tồn tại và hư vô – vậy nên nó luôn
vận động, vận động đến một mức nào đó thì chuyển hóa thành một thứ tồn tại khác


10
(lúc này hai mặt đối lập trên đã thống nhất với nhau). Cái tồn tại này không còn là
“tồn tại hư vô” nữa mà là một cái gì đó có “chất” và “lượng”, rồi được thống nhất
ở trong “độ”. Và một khi Ý niệm tuyệt đối đã đạt tới "độ" thì nhận được một sự
quy định mới, sâu sắc hơn và cụ thể hơn, đó là khái niệm "bản chất".
Như vậy, Hegel đã có bước phát triển hơn so với Platon ở chỗ: ông đã chỉ ra
rất rõ ràng rằng “ý niệm tuỵêt đối” của ông không ngừng vận động, phát triển và
rồi trở thành bản chất. Và từ đó, ông phát triển, đưa ra hàng lọat những khái niệm,
phạm trù mới về phép biện chứng, tạo ra bước ngoặt to lớn về tư tưởng triết học.
Tóm lại, khi giải quyết về vấn đề bản thể luận, bên cạnh cái nền tảng chung
là quan điểm duy tâm, nhìn chung, những quan điểm về bản thể luận của Hegel có
sự phát triển đầy đủ, rõ ràng hơn Platon. Tuy rằng nó đều rất trừu tượng nhưng cả
quan điểm của Platon và Hegel đều có những ý nghĩa quan trọng trong lịch sử tư
tưởng triết học nói chung và ở thời kỳ của mình nói riêng.
2. Sự khác biệt trong tư tưởng về phép biện chứng
Phép biện chứng của Platon được thể hiện chủ yếu trong lý luận về: Nhận
thức luận và lôgíc học .
Phép biện chứng của Platon là đi từ ý niệm đến linh hồn thế giới. Platon chú ý đến
phương pháp nhận thức, phương pháp đánh thức sự hồi tưởng của linh hồn bất tử.
Platon phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, của tư duy thuần túy đến mức lý
tưởng hóa, thần thánh hóa nó. Platon nhấn mạnh:”Hãy tìm kiếm tri thức nơi mình điều đó có nghĩa là hồi tưởng”. Hồi tưởng bắt đầu như thế nào? Khi quan sát các sự

vật lập tức trong linh hồn xuất hiện ý niệm tương đồng hay khác biệt, giúp chủ thể
so sánh chúng với nhau. Chúng ta nhận biết tính thống nhất và đa dạng của thế giới
nhờ kênh tín hiệu ấy trước tiên. Chẳng hạn, ta gọi một vật là đẹp, vì ta nhớ lại theo
sự tương đồng ý niệm “cái đẹp”, và ngược lại.
Ông thừa nhận sự vận động của thế giới song đó chỉ là vận động theo sự điều khiển
của ý niệm. Ông chia thế giới thành hai loại: - Thế giới của ý niệm: là thế giới tồn
tại chân thực bất tử, tuyệt đối và là cơ sở tồn tại của thế giới sự vật cảm tính. - Thế


11
giới của các sự vật cảm tính: là thế giới tồn tại không chân thực, thường xuyên biến
đổi và phụ thuộc vào thế giới của những ý niệm. Đặc biệt, trong lý luận nhận thức
của Platon về cơ bản đó là: nhận thức là sự hồi tưởng, là sự liên hệ các chân lý
được hồi tưởng lại. Cái chủ yếu nhất trong phương pháp hồi tưởng lại là nghệ thuật
suy diễn lôgic, đàm thoại triết học. Platon đã phát triển quan niệm của Xôcrat về
phép biện chứng như một nghệ thuật tranh luận, ông hiểu nó theo hai khía cạnh:
Thứ nhất, đó là kỹ năng đặt câu hỏi và giải đáp. Thứ hai, đó là khả năng sử dụng và
tiếp cận các khái niệm, tổng hợp các quan điểm khác nhau trong tranh luận để đi
đến ý tưởng thống nhất, xem tranh luận là phương tiện để đi tới chân lý. Phép biện
chứng ở Platon “không phải là thứ biện chứng mà trước đây chúng ta tìm thấy ở
các nhà ngụy biện, những người nói chung đã lầm lẫn các quan niệm… mà là phép
biện chứng vận động trong các khái niệm thuần túy, đó là vận động lôgic tự biện”
Phép biện chứng của Platon chỉ là những nghệ thuật phán đoán logic, đối thoại
triết học, hỏi và đáp, nó chỉ là ở mức độ sơ khai còn phép biện chứng của Heghen
nó phát triển ở một trình độ cao hơn, là đỉnh cao của phép biện chứng duy tâm.
Phép biện chứng của Hegel
Theo Hegel, “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha hóa”
thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thẩn. Ông đã xây
dựng phép biện chứng duy tâm với hệ thống phạm trù, quy luật chung, có logic
chặt chẽ của ý thức, tinh thần. Cách đặt vấn đề của Hegel về con đường vận động

của tư duy (điểm chân lý: ý niệm, vươn tới ý niệm tuyệt đối): tư duy không đơn
giản là năng lực chủ quan của con người, mà bản thân nó cũng có “cuộc sống”
riêng (triết học Mác - Lênin gọi là “tính độc lập tương đối”) một bản thể riêng (ý
niệm). Con đường của tư duy, do đó, có thể diễn đạt thành con đường của ý niệm,
với tính quy luật của nó, đồng nhất với tồn tại. Tìm hiểu tính quy luật của ý niệm,
cũng có thể nhận thức được toàn bộ tồn tại, thực tại nói chung. Tư duy (ý niệm)
không chỉ tư duy về mình, mà còn “khách quan hóa” (tha hóa), tự phân đôi thành
mặt đối lập, bắt đầu quá trình khám phá “mặt bên kia của nó” từ cái thể nền đơn
giản (tồn tại), sau đó xâm nhập dần vào chiều sâu, vào những mối liên hệ bên trong
(bản chất), và cuối cùng thống nhất chúng ở trình độ khái niệm, thực hiện sự “trở
về” với ý niệm (chân lý). Sự “trở về” này lại đặt cơ sở cho sự “khách quan hóa”
(tha hóa) tiếp theo: cứ thế vòng xoắn ốc ngày càng mở rộng mãi, như sự mở rộng
nhận thức của con người qua mỗi thời đại. “Ý niệm” vừa rồi là điểm khởi đầu, vừa


12
là điểm kết thúc (sự “trở về” ở nấc thang cao hơn) của một quá trình.
Tồn tại
Bản chất
Khái niệm
. chất
. Bản chất tự thân
. Chủ quan
. Lượng
. Hiện tượng
. Khách quan
. Độ
. Thực tiễn
. Ý niệm (chân lý)
Ở cấp độ thể nền đơn giản (tồn tại, hay nói như Hegel, “tồn tại hiện có”) có

những tính quy định cho phép phân biệt tồn tại của vật này với tồn tại của vật khác,
hay so sánh của vật cùng loại. Chúng là chất (tính quy định cơ bản, đồng nhất với
tồn tại của vật) và lượng (tính quy định không cơ bản). Vật với chất và lượng
tương ứng được giới hạn bởi “độ”. Nếu độ (tức giới hạn của tồn tại) bị phá vỡ,
chất này biến thành chất khác. Sự thay đổi về chất được xem như bước nhảy (thay
đổi hẳn, triệt để ở trạng thái sự vật). Bước nhảy là kết quả của quá trình biến đổi về
lượng đưa đến những biến đổi về chất.
Thực ra ở cấp độ thể nền cơ chế biến đổi của sự vật vẫn chưa được phân tích
sâu sắc. Không nên chỉ hiểu sự vật ở bề mặt do tri giác mang đến, mà cần lột tả cái
sống động bên trong, tức “chất gốc” của nó (bản chất).
Bản chất không phải là một thế giới khép kín theo kiểu “vật tự nó”, mà thể
hiện ra với những sắc thái khác nhau (hiện tượng). Toàn bộ thực tiễn sinh động
chính là quan hệ (thống nhất, triển khai, chuyển hóa), của các mặt đối lập (mâu
thuẫn). Mối quan hệ này có thể được xem xét ở những bình diện hết sức phong
phú: nội dung - hình thức, nguyên nhân - kết quả, tất nhiên - ngẫu nhiên, khả năng
- hiện thực v. v.
Ở cấp độ khái niệm những vấn đề vừa nêu trên được đúc kết lại và đạt tới
trình độ “chủ quan”, trừu tượng hóa. Toàn bộ khoa học lôgíc được kết thúc bằng sự
phân tích ý niệm, tức chân lý, sự thống nhất
Phép biện chứng của Hegel mặc dù là phép biện chứng duy tâm song nó đã có
công trong việc phê phán tư duy siêu hình và ông là người đầu tiên trình bày toàn
bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận
động, biến đổi và phát triển không ngừng. Lần đầu tiên trong lịch sử triết học,
Hegel đã phát hiện ra các quy luật, các phạm trù cơ bản của phép biện chứng, xây
dựng nó trở thành khoa học về sự phát triển của tất cả mọi sự vật và tư tưởng.Theo
phép biện chứng của Hegel, các sự vật hiện tượng trên thể giới không tách rời nhau
mà liên hệ tác động qua lại với nhau và không ngừng chuyển hóa cho nhau, nghĩa
là vạn vật liên hệ với nhau một cách phổ biến. Vạn vật không những liên hệ, tác



13
động qua lại với nhau mà còn không ngừng vận động và phát triển từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nguồn gốc của
động lực và phát triển là sự đấu tranh của những mặt đối lập. Cách thức phát triển
là chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và
ngược lại
Cái chủ quan và cái khách quan. Con đường đi từ trừu tượng (tồn tại trừu
tượng) đến cụ thể (chân lý) đã hoàn thành, như “vòng khâu” tất yếu của nhận thức.
Trong khoa học lôgíc của mình Hegel đã phát triển phép biện chứng từ tản
mạn thành hệ thống, từ trình độ chất phát, sơ khai (cổ đại) thành khoa học về mối
liên hệ và sự phát triển. Các quy luật và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện
chứng đã được đề cập trong quá trình phân tích sự vận động, chuyển hóa của các
khái niệm. Hegel đã dự đoán tài tình biện chứng của thế giới, giới tự nhiên, thực
tiễn trong biện chứng của các khái niệm (V. I. Lênin).
3. Sự khác biệt trong tư tưởng về con người
Thứ nhất, Về sự cấu thành của con người
Khác với tư tưởng về con người của Platon, Hegel không tách biệt con người
thành thể xác và linh hồn mà nghiên cứu con người trong một chỉnh thể hoàn chỉnh
và xem con người là một thực thể thống nhất giữa tư duy và tồn tại gắn liền với sự
vận động, biến đổi.
Khi nghiên cứu về con người, Platon là người đầu tiên tách rời tinh thần và thể
xác. Ông cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử với linh hồn bất tử.
Linh hồn của con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra từ
lâu. Chúng ngự trị trên các vì sao trời, khi nhập vào thể xác của con người thì quên
hết quá khứ. Phần linh hồn được xem như là một thực thể độc lập, không phụ
thuộc vào thể xác, hơn thế nữa nó còn chi phối thể xác. Linh hồn làm cho thể xác
hoạt động, linh hồn điều khiển thể xác. Linh hồn tồn tại độc lập với thể xác con
người, linh hồn bất tử, ý niệm tồn tại bất biến và vĩnh hằng, linh hồn thuộc thế giới
ý niệm nên linh hồn bất tử và nhận thức con người là sự hồi tưởng lại những gì mà
linh hồn đã lãng quên.



14
Platon không chỉ tách rời mà còn đối lập linh hồn với thể xác trong con người,
ông coi thể xác chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn. Thể xác con người theo
Platon được cấu thành từ đất, nước, lửa, không khí, do vậy không thể bất diệt còn
linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ gồm ba phần: Lý tính hay trí tuệ, xúc cảm
và cảm tính trong đó phần lý tính thì bất diệt còn hai phần sau thì chết cùng thể
xác.
Trong khi đó, Hegel lại đặt con người trong một thực thể thống nhất giữa tư
duy và tồn tại, giữa tinh thần và thế giới và thế giới được hiểu như hiện thân của
tinh thần đó. Tư duy, tinh thần, theo Hegel là nguồn gốc duy nhất của mọi cái trong
tồn tại. Thế giới tự nhiên là tư duy đã tha hóa, là tư duy tồn tại dưới dạng vật chất.
Tư duy khi suy tư về chính bản thân mình thì nó đã lấy chính bản thân mình làm
đối tượng để tư duy. Nói cách khác, Hegel coi thế giới vật chất chính là con người
vô cơ, con người ở giai đoạn chưa hình thành. Còn con người bằng xương, bằng
thịt theo Hegel là con người đã phát triển đầy đủ, là con người trở về chính bản
thân nó với tất cả những đặc tính vốn có của mình.
Thứ hai, Về quá trình phát triển của con người
Hegel tiếp cận được quan niệm coi ý thức con người, nhân cách con người là
sản phẩm của lịch sử. Đây được coi là một điểm mới và khác biệt so với cách tiếp
cận về con người của Platon. Nếu như Platon chỉ cho rằng linh hồn làm cho thể xác
hoạt động, linh hồn điều khiển thể xác mà không gắn con người với sự vận động
của lịch sử thì Hegel đã quy mọi quá trình của hiện thực thành quá trình tư duy,
quy lịch sử hiện thực về lịch sử tư duy, quy hoạt động thực tiễn của con người về
quá trình tự ý thức, tự nhận thức. Hegel coi con người vừa là chủ thể vừa là kết quả
của chính quá trình hoạt động của mình; con người vừa là chủ thể, đồng thời là
mục đích của sự phát triển lịch sử; tư duy và trí tuệ con người hình thành và phát
triển trong chừng mực con người nhận thức và cải biến thế giới, đối lập với bản
thân mình thành cái của mình, ý thức con người là sản phẩm của lịch sử xã hội,

hoạt động của con người càng phát triển thì ý thức của nó càng mang bản chất xã
hội.


15
Hegel coi con người là sản phẩm và cũng là giai đoạn phát triển cao của tinh
thần tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người là công cụ để
tinh thần tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình.
Có thể thấy, so với quan điểm của Platon thì quan điểm duy tâm khách quan
của Hegel mang lại cách nhìn mới về tiến trình lịch sử nhân loại và đề cao vai trò
hoạt động tích cực của con người, coi con người là chủ thể hoạt động như là vấn đề
nền tảng, xuất phát điểm của một vấn đề triết học và nghiên cứu mối quan hệ giữa
con người và sự vận động của tự nhiên như một quá trình biện chứng.
4. Sự khác biệt trong tư tưởng về đạo đức.
Thứ nhất, Về bộ phận cấu thành nên tư tưởng đạo đức
Nếu như quan điểm của Platon về đạo đức gắn chặt với học thuyết về linh hồn
(gồm 3 bộ phận lý trí, ý chí và nhục dục) thì quan điểm triết học của Hegel về đạo
đức luôn gắn với pháp quyền.
Đạo đức của Platon được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết về linh hồn, theo
Platon linh hồn có 3 bộ phận là lý trí, ý chí và nhục dục. Ông hình tượng hóa 3 bộ
phận ấy là cỗ xe song mã, trong đó lý tính thì lái xe, con ngựa có ý chí thì nhận
thức được ý niệm, con ngựa thèm khát nhục dục thì sa vào tối tăm, dốt nát mà
không nhận thức được ý niệm. Platon cho rằng lý tính của linh hồn là cơ sở của sự
thông thái, ý chí là cơ sở của lòng dũng cảm, chế ngự nhục dục là cơ sở của sự điều
độ. Sự thông thái là một đức tính cao nhất, sự kết hợp ba yếu tố trên dưới sự chỉ
đạo của lý tính sẽ tạo ra chính nghĩa là yếu tố thứ tư. Lý tính, ý chí, chế ngự dục
vọng và chính nghĩa là bốn yếu tố trong đạo đức học của Platonn.
Trong khi đó, Hegel nghiên cứu đạo đức bắt nguồn từ mối tương quan trong
các thực thể pháp quyền, nhà nước, gia đình chứ không lấy linh hồn làm cơ sở để
phân tích góc nhìn về đạo đức. Nói cách khác Hegel không “mổ xẻ” đạo đức trên

cơ sở những vấn đề nội tại của tư duy mà luôn đặt nó trong các mối quan hệ xã hội
và gắn chặt với pháp quyền.
Pháp quyền dưới góc nhìn đạo đức của Hegel bắt nguồn từ luân lý và đời sống
đạo đức (gia đình, xã hội dân sự, nhà nước) đến lịch sử thế giới (pháp quyền tối
cao). Trong tác phẩm Triết học pháp quyền, lĩnh vực đạo đức hay từ của ông dùng
là “thực thể đạo đức” bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là gia đình, giai
đoạn thứ hai là xã hội công dân, giai đoạn thứ ba là nhà nước.


16
Thứ hai, Về mục đích hướng tới của tư tưởng đạo đức.
Nếu như đạo đức học của Platon hướng con người vào ý niệm tối cao của cái
thiện, đó là sự thông thái và lòng dũng cảm trong khi đó đạo đức học của Hegel lại
hướng con người thực hiện nghĩa vụ đạo đức cao cả là yêu nước, phục tùng nhà
nước.
Platon cho rằng chỉ có số ít người, những chủ nô thượng lưu mới có đời sống
đạo đức với những biểu hiện tối cao của nó là sự thông thái và lòng dũng cảm. Còn
quần chúng thường dân chỉ có năng lực đạo đức tiêu cực, đạo đức khuất phục.
Platon không coi nô lệ là con người. Với ông đó chỉ là những “Động vật biết nói ”
không thể có đạo đức và bảo vệ địa vị thống trị của gai cấp chủ nô quý tộc, đối lập
với quần chúng nhân dân. Platon cho rằng sống hạnh phúc là sống có đạo đức.
Sống có đạo đức là làm điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành vi hướng đến
những ý tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Muốn
sống hạnh phúc thì phải dùng lý trí để chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục
những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thoát khỏi gông cùm của nhà tù
thể xác. Như vậy, theo Platon, con người không thể tìm thấy hạnh phúc cho riêng
mình ở dưới trần gian và chỉ có thể đạt được hạnh phúc trong thế giới ý niệm.
Trong khi đó, Hegel thể hiện việc trình bày các phạm trù đạo đức là phạm trù
cái thiện và cái ác trong những mâu thuẫn nội tại và sự chuyển hóa giữa chúng với
nhau. Hegel đã thấy được quy luật của sự vận động và phát triên, trong quá trình

phát triển của lịch sử, trong những điều kiện nhất định, cái ác và cái thiện có thể
chuyển hóa lẫn nhau, cái ác có thể trở thành cái thiện và cái thiện cũng có thể trở
thành cái ác. Theo quan điểm biện chứng của Hegel, hai phạm trù thiện và ác, là sự
thể hiện trọn vẹn ý chí của con người đối với cái toàn năng, biểu hiện sự thống
nhất giữa đạo đức cá nhân và các quyền lợi chung. Nghĩa vụ đạo đức cao cả là yêu
nước, phục tùng nhà nước.
Hegel coi nhà nước là giai đoạn phát triển cao nhất của thực thể đạo đức so
với gia đình và xã hội công dân, Hêghen đã đặt nhà nước đứng trên nấc thang phát
triển cao hơn so với xã hội công dân và xã hội công dân hoàn toàn phụ thuộc vào
nhà nước. Chính vì là một nhà triết học duy tâm khách quan nên tư tưởng của
Hegel về đạo đức, nhà nước và pháp quyền hoàn toàn mang màu sắc thần bí, các
mối quan hệ xã hội, công dân, nhà nước chỉ được coi là sự thể hiện của ý niệm đạo


17
đức. Theo đó, pháp quyền hay quyền hạn Nhà nước sẽ không bị ràng buộc bởi
những luân lý thuộc cấp độ thấp hơn (gia đình, xã hội), nhưng phải chịu sự tác
động của quyền hạn tuyệt đối của tinh thần thế giới (cấp độ cao hơn), có thể hiểu
như tòa án thế giới. Như vậy, Hegel là đại biểu của một nền đạo đức học định chế,
theo đó con người không phải làm bất kỳ điều gì khác ngoài những gì đã qui định
trong một cộng đồng đạo đức. Theo đó, sự đúng đắn và bổn phận của con người
trong xã hội do bản thân chính xã hội đó tạo ra.
5. Sự khác biệt trong quan niệm về chính trị - xã hội:
Thứ nhất, Về sự phân chia loại người cũng như đẳng cấp trong xã hội.
Nếu như Platon dựa trên thuyết linh hồn, cho rằng ba bộ phận cấu thành linh
hồn sẽ hình thành ba loại người trong xã hội. Loại thứ nhất bao gồm các triết gia.
Loại thứ hai bao gồm các chiến binh. Loại thứ ba là những nông dân, thợ thủ công,
thương gia… Ông không coi nô lệ là con người mà xem họ là động vật biết nói thì
trong quan niệm của Hegel, theo thuyết pháp quyền, trong xã hội công dân tồn tại
ba đẳng cấp khác nhau: đẳng cấp thực thể, đẳng cấp công nghiệp và đẳng cấp

chung. Ông coi đẳng cấp thực thể là chủ điền, đẳng cấp công nghiệp là thợ thủ
công, chủ xưởng, còn đẳng cấp chung là những người bảo vệ lợi ích chung của xã
hội. Học thuyết về xã hội công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất
trong Triết học pháp quyền của Hegel. Theo ông, “thực thể đạo đức”, là sự liên kết
giữa cá nhân và xã hội, còn xã hội con người là sự thể hiện của “thực thể đạo đức”.
Chính điều này đã thể hiện rõ nét chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hegel.
Thứ hai, Về thể chế nhà nước
Hegel đã xác định xã hội công dân như là sự tổng hợp những điều kiện vật
chất của đời sống xã hội, là hệ thống những nhu cầu dựa trên chế độ tư hữu, là
những quan hệ tài sản, pháp luật và đẳng cấp. Khi khẳng định tính hợp pháp của
những mối quan hệ kinh tế được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất của xã hội công dân, Hegel đã đối lập lại với triết học xã hội của Platon khi
Platon lại cho rằng xã hội cần phải duy trì các hạng người khác nhau này và hình
thức cộng hòa là nhà nước lý tưởng để duy trì trật tự xã hội đó. Ông lên án chế độ
tư hữu là nguồn gốc của điều ác, làm tha hóa xã hội, làm cho nhà nước không thể
hoàn thành vai trò của mình. Do đó, nhất thiết phải loại bỏ chế độ tư hữu để xây


18
dựng chế độ công xã với tài sản chung, cha mẹ chung, con cái chung… theo một
chuẩn mực trong tuyển chọn để chọn ra thành phần tinh túy nhất của xã hội.
Thứ ba, Về chế độ sở hữu của các tầng lớp trong xã hội.
Platon nêu ra rằng nhà nước lý tưởng theo hình thức cộng hòa phải được
cầm quyền lãnh đạo bởi các nhà hiền triết. Tầng lớp này không nên có tài sản
riêng, không nên có gia đình và sống tập thể để không nảy sinh lòng tham lam, vị
kỷ và tránh được sự lo lắng về cuộc sống. Tầng lớp thứ hai là các chiến sĩ bảo vệ
Tổ quốc. Tầng lớp thứ ba là số công dân, còn lại tức là nông dân, thợ thủ công, lái
buôn Tầng lớp này có nhiệm vụ cung cấp của cải cho nhà nước và cung phụng hai
tầng lớp trên. Họ có thể có gia đình và tài sản riêng, nhưng các nghề nghiệp đều do
nhà nước quản lý. Trong khi đó, Hegel lại đề cao chế độ sở hữu của cá nhân và

được hệ thống pháp luật bảo hộ. Khi xây dựng hệ thống triết học của mình trên cơ
sở duy tâm khách quan, Heghen đã mô tả xã hội công dân theo sơ đồ tam đoạn
thức. Cụ thể là nó được tạo ra bởi ba yếu tố sau:
Một là, hệ thống những nhu cầu được hiểu như là tính gián tiếp của nhu cầu
và sự thoả mãn nhu cầu của cá nhân thông qua hoạt động của nó. Chính nhờ đó mà
nó cũng thoả mãn nhu cầu của những người khác nữa.
Hai là, hệ thống pháp luật nhằm bảo hộ cho tự do và quyền sở hữu cá nhân.
Ba là, cảnh sát và các tổ chức đoàn thể không chỉ giải quyết nhiệm vụ pháp
luật, mà còn thực hiện ở những phương diện khác nữa.
Từ quan niệm trên đây của Hegel về xã hội công dân, có thể nhận thấy rằng, các
yếu tố của xã hội công dân cũng chính là các yếu tố cơ bản của xã hội dựa trên chế
độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sự cạnh tranh tự do. Xã
hội đó không phải là cái gì khác, mà chính là xã hội tư sản. Ở đây, Hegel đã nhận
thấy một cách sâu sắc sự xuất hiện của xã hội công dân trong thời đại chủ nghĩa tư
bản, ở những nước tư bản.
Khái quát lại, qua việc trình bày những điểm khác biệt trong quan điểm duy tâm
khách quan của Platon và Hegel, chúng ta thấy được những giá trị và hạn chế của


19
từng quan điểm về các khía cạnh duy tâm, con người, đạo đức của từng nhà khoa
học.
Nếu như quan điểm duy tâm khách quan của Hêghen là sự xem xét đối tượng một
cách có suy nghĩ, “không thừa nhận bất kỳ năng lực tinh thần nào của con người,
đặt biệt năng lực quan trọng nhất là lý tính” thì quan điểm duy tâm khách quan
của Platon lại xem xét đối tượng xuyên suốt bằng thuyết linh hồn. So với cách tiếp
cận của Platon thì chúng ta đánh giá quan điểm duy tâm khách quan của Hêghen
có phần mới mẻ hơn những vẫn chịu ảnh hưởng và có tính kế thừa tư tưởng của
Platon cũng như các nhà triết học khác. Hegel là người có công phê phán tư duy
siêu hình và cũng là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư

duy dưới dạng một quá trình, trong sự liên hệ, vận động, biến đổi và phát triển
không ngừng.
Chính vì thế, phương pháp của Hegel đã phản ánh đầy đủ hơn quá trình lịch sử
thực tế, đồng thời cho rằng trong mỗi giai đoạn nhất định đều có những mâu thuẫn
nội bộ nhất định, và sự phản ánh quá trình đó được thực hiện một cách có thứ tự,
hệ thống. Tuy nhiên, Hegel cho rằng quá trình phát triển vật chất là do mâu thuẫn
của hoạt động tinh thần, dẫn đến khẳng định tinh thần quy định sự tiến hóa, hoạt
động tinh thần sáng tạo ra thế giới. Do đó, ông đã khẳng định việc con người sáng
tạo thế giới lịch sử.


20

KẾT LUẬN
Những tư tưởng của Platon đã bước đầu xây dựng nền tảng của các khái niệm,
phạm trù và tư duy lý luận nói chung. Còn Hegel là người đầu tiên trình bày toàn
bộ giới tự nhiên và lịch sử dưới dạng một quá trình không ngừng vận động và biến
đổi, phát triển và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát
triển ấy. Tư tưởng của Hegel là sự kế thừa và phát triển tư tưởng của các nhà triết
gia khác. Công lao của Hegel so với những bậc tiền bối chính là ở chỗ, ông đã đưa
ra được một sự phân tích biện chứng, khái quát tất cả những phạm trù quan trọng
nhất của triết học và đã hình thành nên ba quy luật cơ bản của tư duy trên cơ sở
duy tâm.
Quan điểm về chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platon và Hegel tuy có những
đặc trưng riêng nhưng tựu chung lại đều là một thứ "chủ nghĩa duy tâm thông
minh", có những "hạt nhân hợp lý" và rất có giá trị, trở thành một trong những tiền
đề để hình thành nên của chủ nghĩa Mác – Lenin- chủ nghĩa duy vật biện chứng hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật.




×