Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tìm hiểu về công ty cổ phần - Quyền và nghĩa vụ của cổ đông - phân biệt giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.62 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến câu nói “phi thương bất phú”. Có lẽ với bất
kì cá nhân nào muốn làm giàu một cách nhanh nhất thì khái niệm này lại càng quen
thuộc hơn. Ai cũng biết “làm cơng ăn lương” thì khó có thể làm giàu được. Chỉ có kinh
doanh là con đuờng ngắn nhất dẫn đến sự giàu có. Do vậy mà nhiều nguời và hầu hết là
các bạn trẻ muốn khởi nghiệp từ lĩnh vực kinh doanh. Việt Nam hiện nay đang rất sôi
động trong công cuộc phát triển theo hướng đa dạng hóa nền kinh tế với nhiều loại hình
doanh nghiệp, cơng ty được thành lập và ngày càng lớn mạnh.Có nhiều lọai hình doanh
nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Thế nhưng, quyết định đầu tư vào loại hình
doanh nghiệp nào là một vấn đề rất quan trọng, không chỉ bị ràng buộc về mặt pháp lý
mà nó cịn ảnh huởng đến tài sản thuộc sở hữu của cá nhân nhà đầu tư.
Công ty cổ phần là lọai hình doanh nghiệp phức tạp nhất trên thế giới và mới xuất
hiện ở Việt Nam trong vòng một thập kỉ trở lại đây - chủ yếu kể từ khi nước ta bắt đầu
tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Từ khi xuất hiện, loại hình này đã thể hiện những
nét ưu việt của nó so với các loại hình doanh nghiệp khác, cụ thể ở đây là loại hình cơng
ty Trách nhiệm hữu hạn. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau tìm
hiểu về đề tài “TÌM HIỂU VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN – QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CỔ
ĐÔNG - PHÂN BIỆT GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN”.

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


Viết đầy đủ

CTCP

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị

LDN

Luật doanh nghiệp

GCNĐKKD

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

TTCK

Thị trường chứng khoán

IPO

Phát hành cổ phần lần đầu tiên


VFM

Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam

SVC

CTCP Dịch vụ Sài Gịn - Savico

VIPCO

Cơng ty cổ phần Vận tải xăng dầu

WB

Ngân hàng thế giới World bank

ASIC

Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2


CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN ...........................................................................3
CHƯƠNG II: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN......................................................................................22
CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN
1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỖ PHẦN (CTCP)

1.1

Khái niệm CTCP

Các công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, sang
thế kỷ XIX CTCP phát triển mạnh. CTCP ra đời là một phát minh của nhân loại trong
nền sản xuất hàng hóa. CTCP là một dạng đặc trưng nhất về công ty đối vốn, vốn điều lệ
của công ty được chia thành các phần bằng nhau, gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần
gọi là cổ đông. Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn
đã bỏ ra để mua cổ phần.CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD).
1.2

Đặc điểm CTCP

CTCP có những đặc điểm:
Số thành viên gọi là cổ đơng mà cơng ty phải có trong suốt thời gian hoạt
động ít nhất là ba.

CTCP được phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra ngồi cơng chúng, do đó
khả năng tăng vốn của cơng ty rất lớn.




Khả năng chuyển nhượng vốn của các cổ đơng dễ dàng. Họ có thể bán cổ
phiếu của mình một cách tự do.

CTCP thường có đơng thành viên (cổ đơng) vì nó được phát hành cổ
phiếu, ai mua cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông.

1.3

Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP

3


CHƯƠNG I: CƠNG TY CỔ PHẦN

CTCP là loại cơng ty thơng thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quản
lý rất phức tạp, do đó phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ. Việc quản lý điều hành
CTCP được đặt dưới quyền của ba cơ quan:
1.3.1 Đại hội đồng cổ đơng (ĐHĐCĐ)
ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty gồm tất cả
các cổ đơng. Cổ đơng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đại hội đồng công ty. Là
cơ quan tập thể, đại hội đồng không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời
gian họp và chỉ ra quyết định khi đã được các cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành.
1.3.2 Hội đồng quản trị (HĐQT):
HĐQT là cơ quan quản lý cơng ty, có từ 3-12 thành viên, số lượng cụ thể được
ghi trong Điều lệ cơng ty.
HĐQT có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến

mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng.
1.3.3 Ban kiểm soát (BKS):
CTCP có trên mười một cổ đơng phải có BKS từ 3 đến 5 thành viên.
Kiểm soát viên thay mặt các cổ đơng kiểm sốt các hoạt động của cơng ty, chủ
yếu là các vấn đề tài chính.
1.4 Thuận lợi và khó khăn của CTCP
Thuận lợi:
Trách nhiệm pháp lý có giới hạn: trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn
ở số tiền đầu tư của họ.

CTCP có thể tồn tại ổn định và lâu bền.


Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển
nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư có
thể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo
trong một chừng mực nào đo giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm. Điều này đã tạo
khả năng cho hầu hết các công ty cổ phần tăng vốn tương đối dễ dàng.


4


CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

Được chuyển nhượng quyền sở hữu: Các cổ phần hay quyền sở hữu cơng
ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi vào danh mục chuyển nhượng
tại Sở giao dịch chứng khoán và có thể mua hay bán trong các phiên mở cửa một cách
nhanh chóng. Vì vậy, các cổ đơng có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể
chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt.



Khó khăn:
CTCP phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.
Khó giữ bí mật: vì lợi nhuận của các cổ đơng và để thu hút các nhà đầu tư
tiềm tàng, công ty thường phải tiết lộ những tin tức tài chính quan trọng, những thơng tin
này có thể bị đối thủ cạnh tranh khai thác.



Phía các cổ đơng thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ
lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay khơng quan tâm đến công việc của công ty.
Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu
trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài. Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể
chỉ muốn bảo tồn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình.


CTCP bị đánh thuế hai lần: Lần thứ nhất thuế đánh vào cơng ty. Sau đó,
khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ
đơng.




Tiềm ẩn nguy cơ mất khả năng kiểm sốt của những người sáng lập cơng

ty
2. CỞ PHẦN
2.1 Khái niệm cổ phần:
Cổ phần là phần được chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của CTCP. Cơng ty có thể

phát hành nhiều loại cổ phần. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu
nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau1.
2.2 Phân loại cổ phần
2.2.1 Cổ phần phổ thông: là cổ phần bắt buộc phải có của CTCP.
Cổ phần phổ thơng trao cho cổ đông các quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất do Luật định.
1

Khoản 5, Điều 78, Luật doanh nghiệp Luật Doanh Nghiệp 2005

5


CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

Trong 3 năm đầu, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKKD, các cổ đông sáng lập phải
cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông.
2.2.2 Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần trao cho cổ đông sở hữu
thêm một số quyền và nghĩa vụ khác bên cạnh những quyền và nghĩa vụ như cổ đơng
phổ thơng. Đó là những quyền ưu tiên nhất định (ví dụ: ưu tiên về cổ tức) cho người sở
hữu.
Cơng ty có thể chọn lựa, quyết định những loại cổ phần ưu đãi phù hợp với mục
đích và khả năng của mình để phát hành.
2.2.2.1 Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết
nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu
quyết do Điều lệ cơng ty quy định.
Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đơng sáng lập được quyền
nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết do cổ đông sáng lập nắm
giữ chỉ có giá trị trong 3 năm đầu kể từ khi công ty được cấp GCNĐKKD. Sau thời hạn
đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ chuyển thành cổ phần phổ thông2.
2.2.2.2 Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao

hơn so với mức cổ tức3 của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Mức cổ tức
cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ
phần ưu đãi cổ tức.
Thực tế mức cổ tức cố định hàng năm của cổ đông ưu đãi cổ tức được xác định
bằng tỉ lệ % tổng số vốn cổ phần được góp vào công ty.
Cổ tức thưởng được xác định ở mức bảo đảm tổng số cổ tức cố định và phải cao
hơn mức cổ tức của cổ phần phổ thông được trả trong năm đó.
2.2.2.3 Cổ phần ưu đãi hồn lại: là cổ phần được cơng ty hồn lại vốn
góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại
cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
2.2.2.4 Cổ phần ưu đãi khác: do Điều lệ công ty quy định.

2

Khoản 3, Điều 78, Luật Doanh Nghiệp 2005

3

Cổ tức là số tiền được trích ra từ lợi nhuận, được chia hằng năm bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ
tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty

6


CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

Lưu ý: Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Tuy
nhiên, cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thơng theo quyết định của
ĐHĐCĐ4.
3. CỞ PHIẾU

3.1 Khái niệm cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng chỉ do CTCP phát hành ở dạng chứng thư hoặc bút toán ghi
sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với một hoặc một số cổ
phần của cơng ty đó.
Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.
Cổ phiếu được coi như một loại tài sản, có thể mua, bán, cầm cố, thế chấp,
chuyển nhượng được như một loại tài sản.
3.2 Nội dung trên cổ phiếu
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty;
- Số và ngày cấp GCNĐKKD;
- Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
- Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu
hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú,
quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng kí kinh doanh của cổ đơng là tổ chức đối
với cổ phiếu có ghi tên;
- Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
- Chữ kí mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;
- Số đăng kí tại sổ đăng kí cổ đơng của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
- Các nội dung khác đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.
4

Khoản 6, Điều 78, Luật Doanh Nghiệp

7


CHƯƠNG I: CƠNG TY CỔ PHẦN

Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do cơng ty phát hành

thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó khơng bị ảnh hưởng. Chủ tịch HĐQT và giám
đốc hoặc tổng giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai
sót đó gây ra đối với công ty.
3.3 Trường hợp cổ phiếu bị rách, bị mất
- Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức
khác thì cổ đơng được cơng ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đơng đó.
Đề nghị của cổ đơng phải có cam đoan về các nội dung sau đây:
+ Cổ phiếu thực sự đã bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác;
trường hợp bị mất thì cam đoan thêm rằng đã tiến hành tìm kiếm hết mức và nếu tìm
lại được sẽ đem trả công ty để tiêu hủy.
+ Chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới.
- Đối với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên mười triệu đồng Việt Nam, trước
khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của cơng ty
có thể u cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị cháy
hoặc bị tiêu hủy dười hình thức khác và sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng thông
báo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới.
4. CỞ ĐƠNG
4.1 Khái niệm cổ đơng: là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp
một phần hay tồn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một CTCP. Chứng chỉ xác nhận
quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu.
Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu CTCP chứ không phải là chủ nợ
của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Các loại cổ đông thường được phân biệt bằng quyền cũng như nghĩa vụ gắn liền
với loại cổ phiếu mà họ sở hữu.
4.2 Phân loại cổ đông

8



CHƯƠNG I: CƠNG TY CỔ PHẦN

Cổ đơng

Cổ đơng phổ thơng

Cổ đông ưu đãi

Cổ đông ưu đãi biểu
quyết

Cổ đông ưu đãi hồn lại

Cổ đơng ưu đãi cổ tức

4.2.1 Cổ đơng phổ thông
4.2.1.1 Khái niệm cổ đông phổ thông: cổ đông phổ thông là người nắm
giữ cổ phần phổ thông do CTCP phát hành. Cổ đông phổ thông là thành phần
cơ bản của CTCP.
4.2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:
a)Quyền:
-Tham dự và phát biểu trong các đại hội cổ đông, thực hiện quyền biểu quyết trực
tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu
quyết.
-Được nhận cổ tức theo mức quyết định của ĐHĐCĐ.
-Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông
của từng cổ đông trong công ty.
-Được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thơng của mình cho cổ đơng khác và
cho người không phải là cổ đông theo quy định của điều lệ này và luật pháp.
-Xem xét, tra cứu và trích lục các thơng tin trong danh sách cổ đơng có quyền

biểu quyết và u cầu sửa đổi các thơng tin khơng chính xác.
-Xem xét, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và
các nghị quyết của ĐHĐCĐ.

9


CHƯƠNG I: CƠNG TY CỔ PHẦN

-Khi cơng ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng
với số cổ phần góp vốn vào cơng ty.
-Các quyền khác theo quy định của luật này và Điều lệ cơng ty.
-Cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong
thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công
ty có các quyền:
+Đề cử người vào HĐQT và BKS. Trong trường hợp Điều lệ cơng ty khơng có
quy định khác thì việc đề cử người vào HĐQT và BKS được thực hiện như sau:
• Các cổ đơng phổ thơng tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều
kiện quy định để đề cử người vào HĐQT và BKS phải thơng báo về việc
họp nhóm cho các cổ đơng dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc
ĐHĐCĐ;
• Căn cứ số lượng thành viên HĐQT và BKS, cổ đông hoặc nhóm cổ đơng
quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người
theo quyết định của ĐHĐCĐ làm ứng cử viên HĐQT và BKS. Trường
hợp số ứng cử viên được cổ đơng hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số
ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của ĐHĐCĐ thì số
ứng cử viên còn lại do HĐQT, BKS và các cổ đơng khác đề cử.
+Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính
giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của
BKS.

+Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong một số trường hợp nhất định, cụ thể như
sau:
• HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người
quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
• Nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá sáu tháng mà HĐQT mới chưa được
bầu thay thế;
• Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên,
địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết
định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và
thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đơng và tỷ
lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp
10


CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐHĐCĐ. Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng
quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.
+Yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt
động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa
chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số
quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ
phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ
đơng và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích
kiểm tra.
b) Nghĩa vụ:
-Thanh tốn đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ

ngày công ty được cấp GCNĐKKD;
-Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của cơng ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty.
-Khơng được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thơng ra khỏi cơng ty dưới mọi
hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
-Trường hợp có cổ đơng rút một phần hoặc tồn bộ vốn cổ phần đã góp trái với
quy định tại khoản này thì thành viên HĐQT và người đại diện theo pháp luật của công
ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công
ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút.
-Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.
-Chấp hành quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT.
-Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh cơng ty dưới
mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+Vi phạm pháp luật;
+Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ
chức, cá nhân khác;
+Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối
với công ty.
4.2.2 Cổ đông ưu đãi
Cổ đông ưu đãi là người nắm giữ cổ phần ưu đãi do Công ty phát hành.
11


CHƯƠNG I: CƠNG TY CỔ PHẦN

Có 3 loại cổ đơng ưu đãi: cổ đông ưu đãi biểu quyết,cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ
đông ưu đãi hoàn lại.
4.2.2.1 Cổ đông ưu đãi biểu quyết.
a) Khái niệm: cổ đông ưu đãi biểu quyết là người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu
quyết.

b) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi biểu quyết:
-Cổ đơng này có các quyền tương tự như cổ đơng phổ thơng, ngồi ra có thêm:
+ Quyền biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ với số phiếu
cao hơn so với các cổ đông phổ thông. Một cổ phần ưu đãi biểu quyết trao cho người sở
hữu nhiều hơn một phiếu biểu quyết.
-Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng cổ
phần đó cho người khác.
4.2.2.2 Cổ đơng ưu đãi cổ tức
a) Khái niệm: cổ đông ưu đãi cổ tức là người sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức.
b) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi cổ tức:
-Quyền nhận cổ tức với mức ưu đãi; mức chi trả cổ tức cao hơn với mức của cổ
phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Phần cố định trong cổ tức của cổ phần ưu
đãi cổ tức không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
-Quyền ưu tiên nhận lại một phần tài sản cịn lại tương ứng với số cổ phần góp
vốn vào công ty khi công ty giải thể, phá sản sau khi cơng ty đã thanh tốn hết cho chủ
nợ và cổ phần ưu đãi hồn lại.
-Khơng có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT, BKS.
-Ngoài các quyền trên, quyền và nghĩa vụ khác như cổ đông phổ thơng.
4.2.2.3 Cổ đơng ưu đãi hồn lại
a) Khái niệm: cổ đơng ưu đãi hồn lại là người sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.
b) Quyền và nghĩa vụ của cổ đơng ưu đãi hồn lại:
-Quyền u cầu hồn lại vốn góp bất kỳ lúc nào theo các điều kiện do Điều lệ
công ty quy định hoặc do sự thỏa thuận của các bên.

12


CHƯƠNG I: CƠNG TY CỔ PHẦN

-Cổ đơng sở hữu cổ phần ưu đãi hồn lại khơng có quyền biểu quyết, dự họp

ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT, BKS.
-Ngoài các quyền trên, quyền và nghĩa vụ khác như cổ đông phổ thông.
4.3 Thực trạng quyền của cổ đông tại Việt Nam
Xét về tổng thể, các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật đã được tuân
thủ trên thực tế. Các quyền như tham dự họp ĐHĐCĐ, bầu và bãi miễn thành viên
HĐQT, BKS, chuyển nhượng cổ phần, quyền ưu tiên mua trước, quyền nhận cổ tức... đã
được thực hiện tương đối đầy đủ. Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhiều bất cập hạn chế,
nhất là với những cổ đông nhỏ lẻ.

Các cổ đông nhỏ lẻ vẫn chưa được xem trọng trong ĐHĐCĐ
Trong thời điểm thị trường chứng khoán (TTCK) sụt giảm như hiện nay, giá cổ
phiếu sụt mạnh, danh mục đầu tư, kế hoạch tăng vốn và hàng loạt vấn đề về quản trị
doanh nghiệp đã được đưa ra xem xét kỹ hơn tại các cuộc họp ĐHĐCĐ. Tuy nhiên,
tiếng nói của cổ đơng nhỏ gần như “có cũng như không”. Qua một số kỳ ĐHĐCĐ cho
thấy, sự có mặt của các cổ đơng nhỏ lẻ gần như chỉ để đủ cơ cấu, không thể hiện được
quyền của mình trong mọi vấn đề hoạt động của doanh nghiệp mà mình góp vốn. Điều
này thể hiện rõ nét hơn ở những doanh nghiệp đã cổ phần hóa, song số vốn nhà nước
chiếm ‘quá bán”. Hầu hết, tại các ĐHĐCĐ, chủ yếu là thông qua những nội dung mà
HĐQT đã chuẩn bị sẵn.
Tuy nhiên, việc lạm quyền của cổ đông lớn kéo dài một mặt vì nhiều cổ đơng nhỏ
lẻ do chưa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốn của
mình cho HĐQT, miễn sao giá cổ phiếu tăng trưởng theo thời gian và cổ tức được chia
tăng hàng năm. Dựa vào điểm yếu này, khơng ít cơng ty khi muốn thay đổi một số nội
dung trong điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch HĐQT chỉ thăm dò
thái độ đồng tình của các cổ đơng lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ.
Cụ thể, trong kỳ ĐHĐCĐ lần thứ nhất của Ngân hàng Vietcombank gần đây,
nhiều cổ đông nhỏ cũng bày tỏ băn khoăn về quyền lợi của mình. Dù có 15.500 nhà đầu
tư gồm cả các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu qua phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng
(IPO), trái phiếu chuyển đổi, cán bộ nhân viên mua ưu đãi... nhưng tổng số cổ phần các
nhà đầu tư này nắm giữ cũng chỉ chiếm khoảng 9%. Trong lúc đó, Nhà nước vẫn nắm

giữ hơn 90%. Vì thế, nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại quyền và lợi ích hợp pháp của mình
sẽ không được tôn trọng. Trong tất cả mọi vấn đề được đưa ra tại Đại hội, chỉ cần 3 đại
13


CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

diện vốn nhà nước quyết là coi như... xong! Thực tế, dựa vào lý do “thời gian có hạn”,
HĐQT Vietcombank cũng đã bác quyền được phát biểu của các cổ đông, gây nên những
sự phản đối quyết liệt và khơng ít cổ đơng đã bỏ về.
Để bảo vệ quyền lợi cho những ông chủ “thấp cổ bé họng này”, xem ra chưa thực
sự dễ dàng. Mặc dù sự bắt tay liên kết giữa các cổ đơng nhỏ lẻ để tự bảo vệ quyền lợi
của mình đã đạt một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm vướng do chưa
được Pháp luật quy định. Thực tế, tiến trình xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ cổ
đông thiểu số dường như đang diễn ra chậm chạp. Theo ý kiến một luật sư, quy định
trong các văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn chưa đặt quan hệ cổ đông lớn và nhỏ với
các tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng... Chính vì vậy, các cổ đơng phổ thơng cần nhóm họp, tập
hợp, liên kết nhau lại trên cơ sở quyền lợi giống nhau để thực hiện quyền của cổ đơng
thiểu số, để có thể yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ, yêu cầu BKS nâng cao tinh thần trách
nhiệm của mình, yêu cầu HĐQT về mặt quản lý, cung cấp thông tin... Các cổ đông cũng
nên thơng qua một cơ quan có thẩm quyền, lập website chia sẻ những bất cập của các
công ty hiện nay về vấn đề điều hành quản trị làm phương hại đến lợi ích của các cổ
đơng nhỏ.
Quay lại trường hợp ĐHĐCĐ của Vietcombank vừa qua, có nhiều ý kiến cho
rằng cần tạo ra một liên kết giữa các cổ đơng, có thể thơng qua việc tập hợp chữ ký.
Nhưng cổ đông Nguyễn Duy Lộ - một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng lại
cho rằng: Đề xuất đó khơng sai, nhưng Pháp luật lại chưa có quy định nào như thế.
Muốn làm điều đó phải chờ lúc nào pháp luật sửa đổi.
Một cổ đông khác của Vietcombank, ông Phan Hồng Quân – Tổng Giám đốc
Công ty chứng khoán Euro Capital cho rằng: Do tỷ lệ sở hữu của các cổ đông trong đợt

đấu giá IPO chỉ chiếm 10% vốn điều lệ là rất nhỏ, nên nâng tỷ lệ biểu quyết lên tới hơn
90% số phiếu và cần phải sửa đổi quy định để cổ đơng nhỏ có một đại diện trong
HĐQT. Bởi nếu tính gộp tổng tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nhỏ lại thì cũng chưa thỏa mãn
tỷ lệ 5% yêu cầu theo luật định. Chính vì vậy, một số cổ đơng kiến nghị nên giảm tỷ lệ
này xuống hoặc HĐQT Vietcombank nên có đặc cách một thành viên trong HĐQT do
nhóm cổ đơng nhỏ (hiện chiếm số lượng rất lớn) bầu chọn. Như thế sẽ tránh tình trạng
với tỷ lệ sở hữu hơn 90%, cổ đơng Nhà nước có thể đơn phương đưa ra mọi quyết định.
Dù LDN cho phép dùng tỷ lệ phiếu cho những quyết định quan trọng thông qua
tại ĐHĐCĐ, nhưng như vậy khơng có nghĩa là ý kiến của cổ đông nhỏ không được tôn
trọng. Cổ đông nhỏ cũng cần được phản biện, vì ít nhiều họ cũng có đóng góp tài chính
cho cơng ty, và nếu đúng thì khơng có lý do gì khơng chấp nhận. Tuy nhiên, theo ông
Quân, ở Việt Nam hiện nay, văn hóa công ty và bảo vệ cổ đơng nhỏ đang có rất nhiều
vấn đề cần mổ xẻ, xem xét lại. Hầu hết tại các ĐHĐCĐ, với lý do là trong khuôn khổ

14


CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

hạn hẹp của Đại hội nên mọi ý kiến đưa ra sẽ được ghi chép lại và phản hồi với các cổ
đông sau. Thế nhưng, rất tiếc những ý kiến đưa ra (trong đó có nhiều ý kiến mang tính
chất xây dựng) sau kỳ đại hội lại bị chìm vào qn lãng.
Các cổ đơng lớn lạm dụng quyền chèn ép cổ đông nhỏ
Song song với việc ý kiến của các cổ đông nhỏ lẻ chưa được xem trọng là những
việc các cổ đông lớn (nhất là cổ đông nhà nước) hay lạm dụng quyền và thực thi quyền
của mình chưa đúng với quy định của pháp luật. Những cổ đơng này thường cho mình
cái quyền “tự quyết” trong việc trực tiếp bổ nhiệm đại diện của mình làm thành viên
HĐQT; trực tiếp quyết định tăng vốn điều lệ hoặc điều chuyển, sử dụng tài sản của cơng
ty phục vụ cho lợi ích riêng của mình hoặc cho công ty con khác; hoặc đã sử dụng vị thế
là cổ đông đa số biểu quyết dành cho mình quyền mua nhiều hơn với giá ưu đãi khi công

ty phát hành thêm cổ phần mới...
Chẳng hạn, ở CTCP Vận tải xăng dầu (VIPCO) đã cho phép cổ đông lớn mua với
giá 15.000 đồng/cổ phiếu, cịn các cổ đơng nhỏ lại phải mua với giá 40.000 đồng/cổ
phiếu, cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn. Tương tự như vậy, tại CTCP Dịch vụ Sài
Gòn - Savico (SVC) cũng đã từng gây xôn xao dư luận khi cho cán bộ lãnh đạo mua cổ
phiếu ưu đãi với giá 30.000 đồng/cổ phiếu trong khi đó giá thị trường là 118.000
đồng/cổ phiếu (tại thời điểm...). Trong sự việc này, bên mua là Lãnh đạo SVC đã hưởng
lợi nhuận lớn, đồng thời phía chịu thiệt thịi chính là những cổ đơng nhỏ lẻ. Cho dù
những cổ đông nhỏ phản đối, nhưng với ưu thế cổ đông nhà nước và cổ đông là nhân
viên Savico chiếm đa số vốn điều lệ nên việc bán cổ phiếu ưu đãi theo kiểu “gia đình trị”
vẫn được “đa số” thông qua. Việc phát hành này đã vi phạm Khoản 5, Điều 78 LDN vì
“mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi
ích ngang nhau”.
Rõ ràng, vẫn còn tồn tại những kẽ hở về pháp lý tạo ra sự phân chia không công
bằng giữa các cổ đông. Điều này dẫn tới việc lạm quyền từ một số cá nhân nhằm chiếm
một phần tài sản doanh nghiệp về cho lãnh đạo hoặc những cổ đông lớn, đồng nghĩa với
việc tước đi một phần tài sản của cổ đơng nhỏ.
Tóm lại, các quyền của cổ đơng theo quy định của pháp luật nhìn chung ở mức độ
khác nhau đã được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, hiệu lực của việc thực hiện các
quyền đó, nhất là của cổ đơng thiếu số, trong q trình ra quyết định tại công ty là khá
hạn chế. Hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ của cổ đông là khá nhiều với các hình
thức đa dạng, và khó nhận biết một cách trực tiếp. Xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt,
mà quên đi, thậm chí đánh đổi lợi ích lâu dài của cơng ty và của chính các cổ đơng là
khá rõ nét trong khơng ít các CTCP.

15


CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN


4.4 So sánh quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi
Giống nhau:
-

Được nhận cổ tức theo mức quyết định của ĐHĐCĐ.

-

Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán.

- Khi công ty giải thể, người sở hữu cổ phần được quyền nhận lại một phần tài
sản còn lại tương ứng với số cổ phần.

Khác nhau:
Cổ đông phổ thông

Cổ đông ưu đãi

Được quyền biểu quyết trong các cuộc họp
ĐHĐCĐ; cổ đơng/nhóm cổ đơng sở hữu
trên 10% số cổ phần phổ thơng trong thời
hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền đề cử
người vào HĐQT và BKS.

Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đơng ưu đãi
hồn lại khơng có quyền biểu quyết, dự họp
ĐHĐCĐ, đề cử người vào HĐQT và BKS.

Mỗi cổ đơng phổ thơng có một phiếu bầu
tương ứng với một cổ phần phổ thông.

Được chuyển nhượng cổ phần

Cổ đơng ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu
quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.
Cổ đông ưu đãi biểu quyết không được
chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết
cho người khác

Được trả cổ tức bình thường

Cổ đơng ưu đãi cổ tức được trả cổ tức cao
hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ
thông.

Không được công ty bảo đảm hồn lại vốn Cổ đơng ưu đãi hồn lại sẽ được cơng ty
hồn lại vốn bất cứ khi nào.
Khơng được ưu tiên.

Cổ phần ưu đãi hồn lại, cổ phần ưu đãi cổ
tức được ưu tiên tiếp nhận lại tài sản tương
ứng với sồ cổ phần khi công ty bị giải thể
16


CHƯƠNG I: CƠNG TY CỔ PHẦN

Khơng thể thay đổi thành cổ phần
ưu đãi

trước cổ đơng phổ thơng.

Có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông

4.5 Quyền và nghĩa vụ của cổ đơng là người nước ngồi
-

Được quyền tham gia quản lý CTCP theo qui định của pháp luật và điều lệ tổ
chức, hoạt động của CTCP.
Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố trong các quan hệ tín dụng ở Việt Nam.
Được đổi các khoản thu về cổ tức, tiền chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam
thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về
thuế theo qui định của pháp luật.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài dùng cổ tức thu được để tái đầu tư tại Việt Nam
thì được hưởng các ưu đãi theo qui định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
-

-

Được quyền tham gia giao dịch trên thị trường chứng khốn Việt Nam và có
nghĩa vụ tn thủ quy định của Chính phủ Việt Nam về việc tham gia của bên
nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam sau khi CTCP đã thực hiện
niêm yết trên TTCK.
Có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ tổ
chức, hoạt động của CTCP.

5. CHUYỂN NHƯỢNG VỐN TRONG CTCP:
5.1 Khái niệm chuyển nhượng cổ phần:
Chuyển nhượng cổ phần: là hành vi làm thay đổi (mua bán, biếu tặng, thừa kế…)
số lượng cổ phần đang nắm giữ.
5.2 Các điều kiện chuyển nhượng:

5.2.1 Đối với cổ phần thường:
Cổ phần thường được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp sau:
Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình
cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của
mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng
cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có
quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng
đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày
17


CHƯƠNG I: CƠNG TY CỔ PHẦN

cơng ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ
thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Nguyên nhân có qui định trên vì đây là qui
định nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, các cổ đông sáng lập ra công ty không được tự ý bỏ
công ty được. Đây chính là một qui định mang tính ràng buộc nghĩa vụ vật chất của cổ
đông sáng lập với người mua nhằm tránh tình trạng tuyên truyền lừa đảo5.
5.2.2Đối với cổ phần ưu đãi:
Qui định về chuyển nhượng cổ phần ưu đãi phụ thuộc vào điều lệ công ty và Luật
doanh nghiệp 2005.
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: chỉ có các Tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ
đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết 6; đây là loại cổ phần có
số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một
số cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty qui định; cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Sau 3 năm kể từ
ngày cấp giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh, cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được
chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và được tự do chuyển nhượng như cổ phần phổ
thông được phát hành trước đó. Việc cấm chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết

nhằm đảm bảo cho những thành viên sáng lập có thể duy trì được ý tưởng kinh doanh
ban đầu của mình, tránh cho công ty mất tính ổn định trong những năm đầu thành lập.
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác không bị
điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp 2005 nên tùy từng điều lệ của công ty qui định
những điều kiện để được chuyển nhượng khác nhau.
5.2.3Một số trường hợp đặc biệt trong chuyển nhượng cổ phần:
 Cổ phần phát hành riêng lẻ:
Cổ phần mà các công ty cổ phần khi phát hành riêng lẻ 7 không được chuyển
nhượng trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành8.
5

khoản 5 Điều 81 Luật doanh nghiệp năm 2005

6

khoản 3 điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005

7

Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các

phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng sau:
Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
Dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp
8

Theo nghị định sớ 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ

18



CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

Tuy qui định này sẽ gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu
riêng lẻ, nhưng đây là một động thái tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ đầu cơ và bán
khống của các nhà đầu tư nếu không hạn chế thời gian chuyển nhượng.
Cụ thể, cổ phiếu A được bán cho nhà đầu tư chiến lược với giá 50000đ/CP. Ngay
tại thời điểm chốt danh sách nhà đầu tư được phép mua riêng lẻ, giá cổ phiếu A là
100000đ/CP, nhà đầu tư có thể mượn cổ phiếu để giao dịch và sau đó sẽ trả lại khi cổ
phiếu riêng lẻ được phát hành sau đó mợt thời gian ngắn (vì cổ phiếu riêng lẻ chỉ được
bán cho một số nhà đầu tư chiến lược, với giá bán thấp hơn nhiều so với giá bán trên thị
trường).
Đồng thời, qui định này cũng ngăn chặn được sự liên kết của những nhà đầu tư và
những cổ đông lớn của doanh nghiệp (cũng chính là những người có quyền quyết định
chào bán riêng lẻ) nhằm cố ý chấp nhận giảm giá trị vốn góp ở công ty để phát hành cổ
phiếu với giá rẻ hơn giá trị nội tại của công ty nhằm chia lợi ích. Vì vậy, với qui định
cấm chuyển nhượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ trong vòng một năm, vốn của nhà đầu tư
sẽ bị chôn trong một thời gian khá dài, thậm chí nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro cao
nếu xu hướng giá thị trường giảm mạnh. Do đó, nhà đầu tư khi muốn mua cổ phiếu phát
hành riêng lẻ thì buộc phâỉ hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty cũng như tin vào khả
năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.
 Đối với ngân hàng thương mại cổ phần:
Cổ phần phổ thông của thành viên sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần
mới thành lập, trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, chỉ được chuyển
nhượng cổ phần phổ thông trong tổng số cổ phần góp vốn khi thành lập ngân hàng cho
cổ đông sáng lập khác.
Đối với cổ đông không phải thành viên sáng lập của ngân hàng, trong thời gian 3
năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập, chỉ được phép chuyển nhượng số cổ phần vốn
góp của mình khi ngân hàng thành lập cho cổ đông khác của ngân hàng.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần, những giao dịch chuyển nhượng sau cần

có văn bản chấp thuận của thống đốc ngân hàng nhà nước 9:
Các giao dịch mua bán mức cổ phần trọng yếu (đây là giao dịch mua bán của cổ
đông nắm giữ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên);
9

Theo nghị định 59/2009/NĐ_CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

19


CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

Các giao dịch mua bán cổ phần dẫn đến cổ đông đang sở hữu mức cổ phần trọng
yếu trở thành không sở hữu cổ phần trọng yếu và ngược lại.
Cổ đông cá nhân, cổ đông pháp nhân có người đại diện vốn góp là thành viên Hội
đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trong thời gian đảm nhiệm
chức danh và trong thời gian 01 năm, kể từ thời điểm không đảm nhiệm chức danh,
được chuyển nhượng cổ phần nhưng phải giữ lại tối thiểu 50% tổng số cổ phần mà mình
sở hữu vào thời điểm được Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc được Hội đồng quản trị bổ
nhiệm và phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện việc chuyển
nhượng cổ phần tối thiểu 15 ngày làm việc đối với số cổ phần được phép chuyển
nhượng.
Trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm sốt,
Tổng giám đốc khơng được chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp các thành viên này:
Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia tách,
giải thể, phá sản theo quy định pháp luật;
Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tịa án.
Đờng thời, phải có sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước nếu có sự chuyển
nhượng cổ phần của ngân hàng cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.


Đối với nhà đầu tư nước ngoài10:
Nhà đầu tư chiến lược nước ngồi và người có liên quan chỉ được phép chuyển
nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và
ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
tại một ngân hàng Việt Nam.
Tổ chức tín dụng nước ngồi và người có liên quan sở hữu 10% vốn điều lệ tại
một ngân hàng Việt Nam chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình
cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3 năm kể từ
khi sở hữu 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Đây chính là những qui định chặt chẽ nhằm bảo vệ nhà đầu tư cũng như giữ vững
được sự ổn định của một hoạt động mang tính hệ thống và có tầm ảnh hưởng lớn đến
nền kinh tế như hoạt động ngân hàng. Đồng thời, các qui định trên cũng ràng buộc lợi
ích của thành viên sáng lập và đại diện pháp luật của ngân hàng với ngân hàng
10

Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ

phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam.

20


CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN

Ngân hàng Nhà nước qui định các tổ chức tín dụng có thể đặt vào tình trạng kiểm
soát đặc biệt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước nếu có nguy cơ mất
khả năng chi trả; nợ không có khả năng thu hồi; có nguy cơ mất khả năng thanh toán 11.
Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, nghiêm cấm chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị,
thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc chuyển nhượng cổ phần, chia cổ

tức, cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng hoặc có bất cứ giao dịch nào có
liên quan; từ chối hoặc giảm bớt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách hàng.
5.3 Cách thức chuyển nhượng:
5.3.1 Chuyển nhượng trực tiếp:
Đây là hình thức chuyển nhượng mà các cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho nhau hoặc
chuyển nhượng cho người ngoài công ty thông qua trao đổi trực tiếp. Ở đây có nghĩa là
người bán và người mua gặp gỡ nhau trực tiếp, tự thỏa thuận với nhau về giá cả, người
mua trực tiếp tự kiểm tra, đánh giá chất lượng của cổ phần chào bán. Hình thức này xảy
ra với người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng thường là những người quen
biết nhau. Thủ tục giao dịch do hai bên tự thỏa thuận theo qui định của Luật dân sự.
Đối với các hành vi chuyển nhượng khác như cho - tặng, thừa kế… cũng thuộc
hình thức chuyển nhượng trực tiếp.
5.3.2 Chuyển nhượng gián tiếp:
Gồm 2 hình thức chuyển nhượng: Cổ phần được giao dịch trên Sở giao dịch
chứng khoán và Cổ phần giao dịch mua bán, chuyển nhượng tại thị trường phi tập trung

11

Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ban hành

21


CHƯƠNG II: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN HAI THÀNH VIÊN

CHƯƠNG II: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN
1.


Tìm hiểu về Cơng ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên

Là doanh nghiệp trong đó có :
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân ; số lượng thành viên không được vượt
quá 50.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các
điều 43, 44 và 45 của LDN.
2. So sánh CTCP và Công ty TNHH 2 thành viên:
Giống nhau:
-

Cả hai loại hình cơng ty trách nhiêm hữu hạn và cơng ty cổ phần đều là công ty
đối vốn, đều chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2005.

-

Đều là sự liên kết vốn của nhiều thành viên vì mục đích kinh doanh kiếm lời.
Các thành viên góp vốn trong cơng ty TNHH hay là cổ đông của công ty cồ phần,
khi thực hiện tham gia góp vốn vào cơng ty thì đều vì mục đích cuối cùng của
mình là được chia lợi nhuận trên phần vốn góp sau khi cơng ty đã nộp đủ thuế và
hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

-

Các thành viên hưởng lãi và chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp

-


Thuận lợi trong việc kêu gọi vốn đầu tư.

-

Đều chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của cơng ty

-

Đều có tư cách pháp nhân

-

Trình tự thành lập, giải thể, phá sản giống nhau

-

Cùng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu Tư
22


CHƯƠNG II: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN HAI THÀNH VIÊN

Khác nhau:
CÔNG TY CỔ PHẦN
Việc thành lập cơng ty cổ phần rất
Điều kiện

CƠNG TY TNHH 2 TV

Việc thành lập công ty đơn giản

phức tạp.

hơn nhiều .

thành lập
Thành viên Công ty bị giới hạn tối Thành viên của Công ty bị giới
thiểu là 3 và không giới hạn tối

hạn là từ 2-50 thành viên.

Số lượng

đa. Số lượng thành viên là rất lớn

Những thành viên tham gia góp

thành viên

và có thể ở khắp mọi nơi trên thế

vốn thường là những người

giới, có thể là những người xa lạ,

quen biết với nhau.

khơng quen biết nhau.
Người góp vốn chỉ trở thành cổ


Các thành viên có thể góp vốn

Tư cách

đơng của cơng ty khi hồn tất việc

ngay khi thành lập hoặc cam kết

thành viên

góp vốn ( đóng tiền mua cổ phiếu

góp vốn sau một thời gian nhất

của thành

đầy đủ)

định. Tư cách thành viên xuất

viên góp

hiện ngay khi chính thức được

vốn

cơng ty ghi nhận (dù có thể
chưa hồn tất việc góp vốn)
Vốn điều lệ của Cơng ty cổ phần

được chia thành các phần bằng

Hình thức
góp vốn

Vốn điều lệ của cơng ty được
chia thành từng phần, không n

nhau, thể hiên dưới hình thức cổ

nhất thiết phải bằng nhau, mỗi

phiếu, gọi là cổ phần.

thành viên góp vốn nhiều ít
khác nhau, khơng thể hiên dưới
hình thức cổ phiếu.

23


CHƯƠNG II: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN HAI THÀNH VIÊN

Công ty cổ phần được phép phát

Không được phép phát hành bất

Quyền phát


hành các loại chứng khoán như cổ

cứ một loại chứng khoán nào ra

hành chứng

phiều,trái phiếu để huy đơng vốn

cơng chúng

khốn

trong q trình hoạt động

Cơ cấu tổ chức điều hành phức

Cơ cấu tổ chức điều hành và bộ

tạp, bộ máy hoạt động chặt chẽ và máy hoạt động đơn giản hơn
Cơ cấu tổ

mạnh hơn bao gồm ĐHĐCĐ

bao gồm: HĐTV; Chủ tịch

chức và hoạt (ĐHĐCĐ thành lập, ĐHĐCĐ

HĐTV; TGĐ/GĐ; có hoặc

động


thường kỳ, ĐHĐCĐ bất thường);

khơng có BKS.

HĐQT; Chủ tịch HĐQT; TGĐ/
GĐ; Ban Kiểm sốt.
Việc chuyển nhượng cổ phần

Việc chuyển nhượng phần góp

được thực hiện dễ dàng thông qua

phải được thực hiện đúng quy

nhượng vốn

hành vi bán cổ phiếu trên thị

trình và rất khó có thể chuyển

góp

trường chứng khốn nên tính

nhượng vốn góp ra bên ngồi

Chuyển

thanh khoản cao

Cơng ty cổ phần chịu sự điều

Cơng ty TNHH 2 TV ít chịu sự

chỉnh bắt buộc của pháp luật

điều chỉnh của pháp luật hơn.

nhiều hơn: những điều kiện ràng
Về mặt pháp


buộc khi muốn phát hành thêm cổ
phiếu; sự cơng khai, minh bạch
thơng tin trên báo cáo tài chính
của Công ty; những quy định bắt
buộc về thời gian nắm giữ cổ
phiếu đối với cổ đông sang lập.

24


CHƯƠNG II: SO SÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN HAI THÀNH VIÊN

Công ty cổ phần có tính xã hội
Tính xã hội

Khơng có tính xã hội hóa cao


hóa cao

CTCP mà tại đó, vốn điều lệ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau, các nhà
đầu tư khi tham gia góp vốn vào Cơng ty cổ phần sẽ được xác định là nắm giữ bao
nhiêu cổ phần của công ty chứ không xác định là nắm giữ số vốn bao nhiêu , chiếm bao
nhiêu phần trăm vốn điều lệ như các loại hình doanh nghiệp khác.
Ngồi ra, trong CTCP không phải cứ sở hữu cổ phần là có quyền biểu quyết quản
lý cơng ty vì ngồi cổ đơng có quyền biểu quyết thì CTCP cũng có thể có các cổ đơng
khơng có quyền biểu quyết và tùy thuộc vào quy định của Điều lệ công ty mà nhà đầu tư
cũng có thể nắm giữ những cổ phần này.
Điều này cũng thể hiện sự khác biệt của CTCP với đa số loại hình doanh nghiệp
khác khi nhà đầu tư bỏ ra bao nhiêu vốn, thông thường họ sẽ có quyền quản lý cơng ty
tuơng ứng với số vốn đó (thành viên của Cơng ty TNHH có số phiếu biểu quyết tương
ứng với phần vốn góp).
Doanh nghiệp tồn tại ở hình thức pháp lý là CTCP thì có thể thực hiện huy động
vốn trực tiếp từ trong công chúng thơng qua việc phát hành các loại Chứng khốn mà
pháp luật có thừa nhận , điều này xuất phát từ tính đại chúng của CTCP - loại hình cơng
ty mà một số Quốc gia trên thế giới gọi là công ty TNHH cơng cộng- loại hình cơng ty
có thể cho phép bất kì nhà đầu tư nào cũng có thể thực hiện việc đầu tư vào công ty.
Khác với Công ty TNHH được hình thành trên cơ sở các liên kết đối vốn, và việc chuyển
nhượng phần vốn góp của thành viên Công ty TNHH được quy định hêt sức chặt chẽ,
không tự do như trong CTCP. Quy định này thể hiện Công ty TNHH ko phải là công ty
mang tính đại chúng mà sự liên kết để tạo nên mợt Cơng ty TNHH trong mợt chừng mực
nào đó, vẫn được thực hiện dựa trên cơ sở hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau, có mong muốn
kinh doanh với nhau của các thành viên , chính vì vậy mà mợt số quốc gia cịn gọi cơng
ty TNHH là : "Cơng ty TNHH đóng".
Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc thù của loại hình doanh nghiệp là Cơng ty TNHH
là tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn và được hình thành từ sự liên kết của nhiều thành
viên nên thực sự cần phải có những quy định hết sức chặt chẽ của Pháp luật để xác định
rõ ràng tài sản của công ty và tài sản của thành viên công ty cũng như đảm bảo an toàn

cho các chủ thể khác khi tiến hành các giao dịch kinh tế với công ty TNHH.

25


×