Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích lý thuyết hiện thực về chính trị và vai trò của lý thuyết này trong bối cảnh hiện nay lấy các ví dụ trong nước, quốc tế để minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.99 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Trong lịch sử quan hệ quốc tế thế kỉ XX, đứng trước những yêu cầu bức xúc
của việc kiến giải các mối quan hệ ngày càng gia tăng giữa các quốc gia- dân tộc và
sự đòi hỏi của việc hoạch định chính sách cũng như chiến lược đối ngoại phù hợp
với những biến chuyển của tình hình thế giới, đã xuất hiện hàng loạt các lý thuyết
khác nhau về quan hệ quốc tế. Một trong những lý thuyết đó là Chủ nghĩa hiện thực
(Realism), những tư tưởng của Chủ nghĩa hiện thực từng bước hình thành, hoàn
thiện từ những thập niên đầu thế kỉ XX và trở thành một hệ thống quan điểm lí luận
khá hoàn chỉnh về quan hệ quốc tế. Trong khuôn khổ của bài viết này, nhóm sẽ tập
trung tìm hiểu và “Phân tích lý thuyết hiện thực về chính trị và vai trò của lý
thuyết này trong bối cảnh hiện nay. Lấy các ví dụ trong nước, quốc tế để minh
họa” để làm rõ những tư tưởng của Chủ nghĩa hiện thực nêu trên.

NỘI DUNG
1. Khái quát về triết học chính trị và lý thuyết hiện thực về chính trị
Triết học chính trị nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nhà nước, chính
quyền, chính trị, tự do, công bằng, tài sản, quyền, luật và việc thực thi luật pháp bởi
các cơ quan thẩm quyền và mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Mục tiêu nghiên
cứu của triết học chính trị nhằm lý giải về mối quan hệ cũng như sự tồn tại của các
vấn đề trên một cách thấu đáo bởi các nhà triết học.
Chính trị học quốc tế nghiên cứu đầy đủ về mối quan hệ giữa các chủ thể trong
quan hệ quốc tế, bao gồm chủ yếu là mối quan hệ giữa các quốc gia, các tổ chức,
liên minh,… trong tổng quan toàn cầu về cách ứng xử và phương hướng chính trị
của họ.
Trong đó, các mô hình trong nghiên cứu chính trị học quốc tế bao gồm những
lý thuyết cơ bản sau đây: Chủ nghĩa lý tưởng, chủ nghĩa hiện thực (lý thuyết hiện
thực) có tư tưởng đối lập nhau. Ngoài ra, một số lý thuyết lớn khác trong nghiên cứu
chính trị quốc tế bao gồm: chủ nghĩa đa phương, chủ nghĩa hành vi, chủ nghĩa kiến
tạo, lý thuyết đụng độ giữa các nền văn minh.

1




Lý thuyết hiện thực (chủ nghĩa hiện thực) là một trong những lý thuyết kinh
điển trong nghiên cứu chính trị học quốc tế, còn có các tên gọi khác là chủ nghĩa
hiện thực chính trị, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa nhà nước là trung tâm chủ nghĩa
cân bằng quyền lực,… Theo đó, chủ nghĩa hiện thực khẳng định rằng các quốc gia
là những chủ thể chỉ đạo trong nền chính trị thế giới, các cá nhân và tổ chức chính
trị khác mặc dù cũng tồn tại và có ảnh hưởng đến nền chính trị thế giới nhưng chúng
đều chịu sự tác động lớn, thậm chí bị chi phối bởi chủ thể mạnh nhất: quốc gia.. Bởi
lẽ đó, nếu như chủ nghĩa lý tưởng khuyên loài người nhìn vào những xung đột
tương tàn trong lịch sử để rút ra kinh nghiệm rằng không nên tiến hành xung đột
thêm nữa thì phái hiện thực chủ nghĩa lại cho rằng chiến tranh, xung đột xảy ra là
chuyện bình thường trong nền chính trị thế giới; nó đã, đang và sẽ tiếp diễn; lịch sử
loài người với bao cuộc chiến tranh cho thâý con người thật tội lỗi và ác độc, trong
những khía cạnh xấu xa của con người, không gì phổ biến hơn là bản năng khát
vọng quyền lực và khát vọng thống trị kẻ khác.
2. Những nội dung cơ bản của lý thuyết hiện thực chính trị
2.1. Xuất phát điểm của chủ nghĩa hiện thực
“Thay vì nghiên cứu thế giới như nó sẽ có, phái hiện thực chủ nghĩa cho rằng
một khoa học về chính trị quốc tế phải nghiên cứu thế giới như nó đã có”. Nếu như
phái lý tưởng chủ nghĩa khuyên loài người nhìn vào những cuộc xung đột tương tàn
trong lịch sự để rút ra kinh nghiệm rằng không nên tiến hành xung đột thêm nữa thì
phái hiện thực chủ nghĩa lại cho rằng chiến tranh, xung đột xảy ra là chuyện bình
thường trong nền chính trị thế giới; nó đã, đang và vẫn sẽ tiếp diễn.
Chủ nghĩa hiện thực cho rằng hệ thống quốc tế là vô chính phủ và dựa trên
nguyên tắc tự chủ, có nghĩa là hệ thống quốc tế thiếu một hình thức quyền lực chính
trị cao hơn nhà nước. Chủ nghĩa hiện thực khẳng định rằng các quốc gia là những
chủ thể chỉ đạo trong nền chính trị thế giới, các cá nhân và tổ chức chính trị khác
mặc dù cũng tồn tại và có ảnh hưởng đến nền chính trị thế giới nhưng chúng đều
chịu sự tác động lớn, thậm chí bị chi phối bởi chủ thể mạnh nhất: quốc gia.


2


2.2. Chủ trương của chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực khuyên rằng các chủ thể chính trị phải tuân theo những
quy định của sức mạnh, theo đuổi những chính sách làm sao tối đa hóa sức mạnh
của mình và không nên có những chính sách vượt quá giới hạn quyền lực của mình.
Đối với vấn đề liên minh, chủ nghĩa hiện thực cho rằng các liên minh có thể
tăng cường khả năng tự bảo vệ của nhà nước, nhưng không nên tin vào sự trung
thành của liên minh. Các nhà nước không bao giờ được giao phó trách nhiệm bảo vệ
bản thân cho các tổ chức an ninh quốc tế hoặc luật pháp quốc tế, thậm chí nên chống
lại các nỗ lực điều chỉnh đạo đức quốc tế.
Chủ nghĩa hiện thực khẳng định: kinh tế ít liên quan tới an ninh quốc gia hơn
vai trò của sức mạnh quân sự, nhưng vẫn cần phải tăng cường để chi phối nên kinh
tế của đối phương.
2.3. Các biến thể của chủ nghĩa hiện thực
a. Chủ nghĩa hiện thực mới (chủ nghĩa hiện thực cấu trúc)
- Cho rằng những tác nhân phi nhà nước cũng có ảnh hưởng, nhưng chỉ mang
tính thứ yếu như các thế chế quốc tế UN, WTO, các tổ chức phi chính phủ, các công
ty đa quốc gia.
- Không rút ra các nguyên nhân xung đột quốc tế từ đặc tính bẩm sinh của con
người mà từ môi trường vô chính phủ của quốc tế.
- Mâu thuẫn của các nước có thể bị kìm nén (nhưng không mất đi) bằng sự
nhượng bộ, thỏa hiệp hay hợp tác – điều đó còn tùy thuộc vào cán cân sức mạnh của
các bên.

3



- Nâng cấp độ phân tích quan hệ quốc tế từ quốc gia lên hệ thống.
b. Chủ nghĩa hiện thực tấn công
Chủ nghĩa hiện thực tấn công coi các nhà nước bảo đảm an ninh của mình bằng
cách tối đa hóa quyền lực một cách hung hãn. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất hãy ra
tay trước để chế ngự hoặc tiêu diệt kẻ thù tiềm năng, nhất là khi đã đủ bằng chứng
về mối nguy hiểm.
c. Chủ nghĩa hiện thực phòng thủ
Chủ nghĩa hiện thực phòng thủ cho rằng cán cân phòng thủ - tấn công luôn
nghiêng về phía phòng thủ bởi điều này cũng giúp cho nhà nước đạt được sự an
toàn. Tuy nhiên, hiện thực lại cho thấy việc tăng cường phòng thủ vũ trang của mỗi
nước sẽ dẫn tới việc chạy đua vũ trang giữa các nước với nhau, tiêu tốn ngân sách
quốc gia…
d. Chủ nghĩa hiện thực cổ điển mới
Theo cách hiểu của chủ nghĩa hiện thực cổ điển mới, hành động của các nhà
nước không những giải thích được thông qua hệ thống quốc tế, mà còn được giải
thích thông qua các biến như hành động của những nhà nước khác, các biến nội bộ
quốc gia như các thể chế nhà nước, giới tinh hoa và các tác nhân xã hội. Những điều
đó ảnh hưởng tới sức mạnh và sự tự do hành động của các nhà hoạch định chính
sách đối ngoại.

4


3. Vai trò của lý thuyết hiện thực chính trị trong bối cảnh hiện nay
-

Chủ nghĩa tân hiện thực đã mở ra một góc nhìn mới trong khung lý thuyết

phân tích chính trị quốc tế và đã trở thành một trong những lý thuyết được bàn luận,
bổ sung, mở rộng và phê bình sôi nổi nhất trong hơn ba thập niên qua. Ví dụ, một số

học giả cho rằng cân bằng quyền lực không phải là chính sách thường gặp trong
trường hợp các nước đối đầu với một quyền lực đang lên. Stephen Walt lập luận
rằng chính sách cân bằng thật ra bắt nguồn từ một nguyên nhân khác, đó là sự sợ
hãi. Các quốc gia có xu hướng cân bằng lại những nước mà họ cảm thấy gây nên
mối đe dọa với mình, hơn là cân bằng lại một nước sở hữu sức mạnh vượt trội hơn.
Lập này còn được biết tới với tên gọi thuyết cân bằng mối đe dọa (balance of
threats), tương phản với thuyết cân bằng quyền lực. Ngoài ra, đối với một số học giả
như Randall Schweller, thì cân bằng quyền lực không phải là lựa chọn thường gặp
nhất. Đối đầu với một nước lớn, các nước nhỏ thường theo đuổi chính sách phù
thịnh (bandwagon) để được hưởng lợi ích và đảm bảo không bị nước lớn tấn công.
-

Chủ nghĩa hiện thực giúp các quốc gia có nền tảng tư duy theo đúng bản

chất thực tế của sự việc; đánh giá đúng những sự kiện, những cạnh tranh thực sự đã,
đang và sẽ diễn ra theo đà phát triển chung của thế giới; giúp các quốc gia nhận ra
đúng vị trí của mình trên trường quốc tế, nhận định được hướng đi của các quốc gia
khác, từ đó định ra cho quốc gia mình phương hướng chính xác cần phải làm gì,
khắc phục những gì, phát huy những gì để đảm bảo sự phát triển của quốc gia, đảm
bảo thế cân bằng của Thế giới.
-

Chủ nghĩa hiện thực giúp các quốc gia xem xét, phán đoán được chiến lược

phát triển quân sự cũng như kinh tế và các lĩnh vực khác của quốc gia liên quan,
đánh giá được mức độ cũng như tầm vóc tương lai của các quốc gia ấy, từ đó ngày
càng thúc đẩy đất nước phát triển theo chiều hướng đảm bảo thế cân bằng thế giới.
Vì lợi ích của quốc gia, để đảm bảo quốc gia mình không bị lép vế, không bị tụt hậu
hay quá thua kém so với thế giới, có thể có nguy cơ bị thâu tóm, chèn ép, buộc quốc
gia đó phải đẩy mạnh mình phát triển theo xu thế chung, phải bằng mọi biện pháp

để cân bằng được sức mạnh tương quan đã sẵn có, phải thay đổi cái riêng của chính
mình cho phù hợp với cái chung của thế giới. Từ đây, giúp các quốc gia ngày càng

5


lớn mạnh, ngày càng phát triển toàn diện hơn, gián tiếp thúc đẩy toàn bộ thế giới lên
tầm cao mới.
-

Giúp các nhà chính trị phân tích chính trị thế giới dưới góc nhìn của chủ

nghĩa hiện thực, đặc biệt trong giai đoạn căng thẳng quốc tế, mang đến những nhận
đinh, hướng đi đúng đắn.
Tuy có nhiều vai trò nhưng không phải Lý thuyết hiện thực này không có hạn
chế:
-

Dù cách nhìn nhận về bản chất thiết yếu của chính trị quốc tế theo chủ

nghĩa hiện thực có thuyết phục như thế nào đi nữa thì các đề xuất chính sách của nó
cũng thiếu sự chính xác trong cách sử dụng những thuật ngữ chủ chốt như quyền lực
và lợi ích quốc gia. Chủ nghĩa hiện thực thường bị chỉ trích là phi đạo đức và thậm
chí là vô đạo đức, trong việc đặt quyền lợi quốc gia cao hơn các nguyên tắc đạo đức.
Do đó, một khi sự phân tích vượt qua nhận định rằng các nhà lãnh đạo quốc gia nên
chiếm hữu quyền lực để phục vụ lợi ích quốc gia thì vẫn còn các câu hỏi quan trọng
khác cần trả lời: Các thành tố chính của quyền lực quốc gia là gì? Cách sử dụng
quyền lực nào phục vụ lợi ích quốc gia tốt nhất? Liệu vũ trang là sự bảo vệ hay sẽ
gây ra những cuộc chạy đua vũ trang tốn kém? Liệu các liên minh sẽ tăng cường sự
bảo vệ cho một quốc gia hay khuyến khích sự ra đời của các liên minh đối địch

nguy hiểm?
- Chủ nghĩa hiện thực đã không giải thích một cách thỏa đáng những tiến triển
mới trong nền chính trị thế giới. Ví dụ: Chủ nghĩa hiện thực không thể giải thích
được sự thiết lập một nền thương mại tự do mới và các thể chế chính trị tại Tây Âu
những năm 1950, 1960 nơi mà sự hợp tác vì lợi ích lẫn nhau lại chiếm ưu thế hơn là
lợi ích ích kỷ.
- Chính sách do chủ nghĩa hiện thực đưa ra như việc các chi phí cho quân sự
gây phí tổn về mặt vật chất, làm chậm lại sự phát triển của nền kinh tế…
4. Một số ví dụ tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực
4.1. Ví dụ trong nước
- Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng ta và Bác Hồ đề ra đường lối
kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ”, nhấn mạnh “tự lực cánh sinh”. Người

6


cho rằng kháng chiến trường kỳ gian khổ phải tự lực cánh sinh, sự giúp đỡ của các
nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ, phụ
thuộc. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì
không xứng đáng được độc lập. Vì vậy, trong xuyên suốt quá trình đấu tranh chống
Pháp giành độc lập, với sự nhận thức đúng đắn lý thuyết hiện thực về sức mạnh
quốc gia, và vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Bác và Đảng
ta đã lãnh đạo quân dân cả nước, từng bước huy động được sức mạnh toàn dân tộc
vào cuộc chiến đấu và giành thắng lợi cuối cùng trong kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược.
- Trong giai đoạn hiện nay, chính sách quốc phòng của Việt Nam 1 vẫn thể hiện
một số nội dung của lý thuyết hiện thực về chính trị. Cụ thể là:
+ Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của
cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của

lực lượng quân sự và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và
thế trận an ninh nhân dân. Việt Nam chủ trương từng bước hiện đại hoá quân đội,
tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết
để tự vệ.
Bảng: Ngân sách quốc phòng Việt Nam
Năm
2005
2006
2007
2008

GDP
839 211
973 791
1 143 442
1 490 000

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngân sách quốc

phòng
16 278
20 577
28 922
27 024

Tỷ

trọng


theo

GDP
1,872%
2,194%
2,529%
1,813%

+ Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, Việt Nam xây dựng sức
mạnh quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việt Nam. Vì
vậy, Việt Nam chủ trương không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho
nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước
khác. Thực hiện chủ trương này, trong thời gian vừa qua, tình hình tranh chấp trên
1

Theo Quốc phòng Việt Nam, Nxb. Thế giới, 2009 (Sách Trắng về quốc phòng Việt Nam)

7


Biển Đông diễn ra căng thằng, song Việt Nam vẫn giữ vững đường lối độc lập, tự
chủ. Không tham gia liên minh hay trông đợi vào sự can thiệp của nước khác để giải
quyết các tranh chấp trên biển. Tuy nhiên, Việt Nam đã tăng cường hợp tác với các
nước trong và ngoài khu vực có lợi ích ở Biển Đông như Nhật, Hàn, Nga, Ấn, Úc,
Mỹ, Anh, Pháp... để cùng giữ gìn an ninh biển, bảo vệ trật tự pháp lý trên biển; bảo
vệ các nguyên tắc pháp lý được đông đảo cộng đồng quốc tế thừa nhận.
4.2. Quốc tế
* Trung Quốc trỗi dậy
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, Biển Đông và biển Hoa Đông không
chỉ có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, hàng hải mà còn có ý nghĩa chiến lược về an

ninh quốc phòng. Đối với Trung Quốc, các vùng biển gần này được coi như là các
vùng đệm an ninh nhằm giữ các hoạt động đe dọa ra một khoảng cách đủ xa để
Trung Quốc có thể đưa ra các phản ứng. Có thể thấy rằng nhu cầu về an ninh hàng
hải của Trung Quốc là một nhu cầu tự nhiên trong quá trình quốc gia này trỗi dậy.
Nhưng dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã quyết
đoán và cứng rắn hơn nhiều so với các chính phủ tiền nhiệm, đánh dấu bằng 3 sự
“dịch chuyển” quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
Thứ nhất, Trung Quốc đã dịch chuyển phương châm từ “giấu mình chờ thời”
sang “phấn đấu để thành công”, nhấn mạnh một Trung Quốc chưa tranh giành vị trí
dẫn đầu, nhưng sẽ phất cờ.
Thứ hai, là dịch chuyển ưu tiên về phạm vi ảnh hưởng. Trước đây, hoạt động
kinh tế tấp nập chỉ giới hạn ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên với việc nêu lên
sáng kiến Một vành đai, Một con đường (tơ lụa), Trung Quốc đã mở rộng ảnh
hưởng của mình ra một phạm vi trải dài từ Đông Á sang Trung Á và Nam Á quay
trở lại thành “ưu tiên của ưu tiên”.
Thứ ba, là dịch chuyển phương pháp tiếp cận. Trung Quốc dường như đã quyết
định đặt các ưu tiên về chủ quyền lên trên các lợi ích kinh tế và bảo vệ chủ quyền
bằng tổng hợp nhiều sức mạnh.
Trong suốt thời gian từ sau năm 1945, Mỹ và nhiều quốc gia trong khu vực đã
nỗ lực thực hiện tự do hàng hải của các nước bằng cách đảm bảo an ninh hàng hải

8


cho toàn bộ tuyến đường biển quan trọng bậc nhất này của thế giới. Bằng cách đảm
bảo an ninh hàng hải, như chống cướp biển, cứu hộ v.v… Trái với cách làm của Mỹ,
những gì Trung Quốc đang làm là thiết lập "luật chơi" mới bằng cách phá vỡ luật lệ
cũ. điều khiến chúng ta lo ngại là Trung Quốc sẽ không cung cấp hàng hóa công khi
giành được quyền kiểm soát tuyến hàng hải này, mà chỉ cung cấp “hàng hóa tập thể”
- nghĩa là đảm bảo lợi ích cho họ và những nước có quan điểm ủng hộ hay gần gũi

với họ.
Có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của chủ
nghĩa hiện thực, sức mạnh quân sự luôn được Trung Quốc ưu tiên hàng đầu, đồng
thời tăng cường sức mạnh kinh tế để đè bẹp, chi phối kinh tế của đối phương. Sự
trỗi dậy của Trung Quốc thời gian gần đây thể hiện sự bành trướng thế lực. Các nhà
chủ nghĩa hiện thực tiếp tục lưu ý rằng một khi Trung Quốc ngày càng hùng mạnh
và vị thế của Mỹ bị xói mòn, hai điều có thể xảy ra: Trung Quốc sẽ cố gắng dùng
sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng để tái định hình luật lệ và thể chế của hệ thống
quốc tế để phục vụ tốt hơn lợi ích của nước này. Những quốc gia khác trong hệ
thống, đặc biệt là vị bá chủ đang suy yếu, sẽ bắt đầu xem Trung Quốc như một mối
đe dọa an ninh ngày một lớn dần.Và kết quả của những diễn biến này được dự báo
sẽ là căng thẳng, ngờ vực và mâu thuẫn – những đặc điểm điển hình của quá trình
chuyển dịch quyền lực.
* Xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 24/11, Thổ Nhĩ Kì bắn rơi cường kích Su-24 của Nga với lí do cho rằng
Su 24 đã xâm phạm không phận nước này. Tạm không bàn về những âm mưu đằng
sau hay uẩn khúc cho rằng đây là bước đi của Thổ Nhĩ Kì để thoát khỏi cái bóng của
Nga, nhóm chỉ tập trung bàn luận về những biểu hiện của chủ nghĩa Hiện thực rõ nét
trong vụ căng thẳng này.
Ngay sau khi Ankara bắn rơi Su -24, ngay lập tức Moscowva đã có những biểu
hiện quân sự cảnh cáo: mang hàng loạt vũ khí tối tân đến Syria nhằm tuyên bố với
Thổ Nhĩ Kì trường hợp Su-24 sẽ không thể lặp lại.
Sau đó, Nga đã áp dụng hàng loạt các biện pháp trừng phạt về Kinh tế với Thổ
Nhĩ Kì: Nga đã yêu cầu hàng triệu du khách nước này không tới Thổ Nhĩ Kỳ, khiến

9


ngành công nghiệp không khói của Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức thiệt hại hàng triệu
USD. Nga cũng ngừng chính sách miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ, hạn chế

các hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ nước này. Có thể nói đe dọa về Quân sự và
trừng phạt Kinh tế đã khiến Thổ Nhĩ Kì rơi vào thế kìm kẹp. Nga đã thực hiện hành
động theo đúng chủ nghĩa hiện thực, dùng sức mạnh quân sự để thị uy và dùng sức
mạnh kinh tế để trừng phạt hành động của Thổ Nhĩ Kì.
NATO: nhân tố nữa phải đề cập đến trong vụ căng thằng này chính là Nato.
Nato hay chính là Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, khối liên minh quân sự
với thành viên tiêu biểu như Mỹ, Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kì… hành động của Thổ Nhĩ
Kì đã đưa Nato vào thế bí, một mặt phải tuân thủ quy định của Nato rằng bất kể
hành động của Thổ Nhĩ kì là gì, NATO và các thành viên đều phải ủng hộ và sẵn
sàng vì Thổ Nhĩ Kì. Một bên là bảo vệ đồng minh, một bên là nguy cơ leo thang
căng thẳng với Nga. Nato lại chịu ảnh hưởng bởi vị thế của Nga đang quá lớn trên
mặt trận chống IS, nước Pháp sau khủng bố Paris đang rất cần Nga cùng liên minh
chống IS, do đó việc Nato lên tiếng ủng hộ TNK lúc này rất có thể sẽ làm phật lòng
người Nga và ảnh hưởng tới cuộc chiến chống khủng bố. NATO đã lựa chọn trung
lập và gần như là bỏ mặc đồng minh Thổ Nhĩ Kì.
Rõ ràng đây là minh chứng cho Chủ nghĩa hiện thực khi cho rằng không thể
giao phó toàn bộ tính mạng quốc gia cho các khối Liên minh, Liên minh chỉ mang
tính củng cố, hỗ trợ trong những trường hợp nhất định chứ không thể trong mọi tình
thế, các quốc gia phải độc lập giải quyết khó khăn của mình khi Liên minh từ chối.

KẾT LUẬN
Tóm lại, lý thuyết hiện thực về chính trị là một trong những lý thuyết cơ bản và
quan trọng trong nghiên cứu chính trị học quốc tế với một lịch sử lâu đời với mức
độ ảnh hưởng sâu rộng. Dù có nhiều ý kiến trái chiều phản bác, chủ nghĩa hiện thực
đã thể hiện khả năng tự điều chỉnh mạnh mẽ để duy trì sức sống của mình theo thời
gian. Không thể phủ nhận rằng, những giá trị của lý thuyết hiện thực này vẫn còn
nhiều ý nghĩa trong hiện tại và được nhiều quốc gia sử dụng làm cơ sở để điều chỉnh
quan hệ đối ngoại của nhà nước mình. Tuy nhiên, dù có nhiều vai trò to lớn đối với
chính trị quốc tế, lý thuyết này bộc lộ nhiều hạn chế nhất định. Bởi lẽ đó, lý thuyết
10



hiện thực về chính trị trong bối cảnh hiện nay cần được ứng dụng vào thực tiễn theo
cách thức phù hợp với điều kiện quốc gia và tùy theo thời điểm nhất định của bối
cảnh quan hệ quốc tế.

11



×