Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích vai trò của lý luận đối với thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.67 KB, 9 trang )

A.

LỜI MỞ ĐẦU

Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, có thể nói “lý luận” và “thực tiễn” là hai
phạm trù có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và là
một trong những vấn đề thường xuyên được đề cập đến trong các hoạt động của
con người. Lịch sử phát triển đã chứng minh rằng phải luôn luôn có sự kết hợp giữa
lý luận và thực tiễn để đạt được hiệu quả cao và đi đúng hướng trong mọi vấn đề.
Giữa “lý luận” và “thực tiễn” có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với
nhau. Sự tác động của thực tiễn đối với lý luận mang tính chất quyết định. Và
ngược lại, lý luận cũng có vai trò tác động ngược trở lại đối với thực tiễn. Với đề
tài: “Phân tích vai trò của lý luận đối với thực tiễn”, nội dung bài luận sẽ làm rõ
hơn về vấn đề này.
B.

NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận chung
1. Khái quát chung về lý luận
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận là hệ thống những tri thức, được
khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất
nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới và được biểu đạt
bằng hệ thống, nguyên lý, quy luật, phạm trù. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Lý
luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức
về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”.
Lý luận có những đặc trưng: (i) lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao,
tính logic chặt chẽ; (ii) cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn,
không có tri thức kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý
luận; (iii) lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất, hiện tượng.
2. Khái quát chung về thực tiễn


Thực tiễn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là toàn bộ hoạt
động vật chất, mang tính lịch sử, có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên
và xã hội.
1


Hoạt động thực tiễn là quá trình con người sử dụng công cụ phương tiện vật
chất, sức mạnh vật chất tác động vào tự nhiên xã hội để cải tạo làm biến đổi cho
phù hợp với nhu cầu của mình. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ
thể và khách thể trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể trên cơ sở đó
nhận thức khách thể. Vì vậy, thực tiễn là mắt khâu trung gian nối liền ý thức của
con người với thế giới bên ngoài. Từ đó có thể thấy, thực tiễn có ba đặc trưng cơ
bản sau:
+ Thứ nhất, thực tiễn không phải là tất cả hoạt động của con người mà chỉ là những
hoạt động vật chất – cảm tính. Đó là những hoạt động mà con người phải sử dụng
công cụ vật chất, lực lượng vật chất tác động vào đối tượng vật chất để làm thay
đổi chúng. Ví dụ: hoạt động sản xuất ra của cải vật chất như cày ruộng, trồng trọt,
chăn nuôi,…
+ Thứ hai, thực tiễn là những hoạt động có tính lịch sử - xã hội. Điều đó có nghĩa là
hoạt động thực tiễn là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham
gia của đông đảo con người, và trải qua những giai đoạn lịch sử phát triển nhất
định. Hay nói cách khác, hoạt động thực tiễn không thể tiến hành chỉ bằng vài cá
nhân riêng lẻ mà phải bằng hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã
hội. Đó là hoạt động của nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp. Chủ thể không phải là một
vài cá nhân mà là cả xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định.
+ Thứ ba, thực tiễn hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
phục vụ con người tiến bộ. Đặc trưng này nói lên tính mục đích, tính tự giác của
hoạt động thực tiễn.
Có ba hình thức thực tiễn cơ bản: (i) Một là, sản xuất vật chất (là những hoạt
động sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và trao đổi của con

người); (ii) Hai là, hoạt động chính trị - xã hội (nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát
triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội); (iii) Ba là, hoạt động thực nghiệm khoa
học (đây là hình thức đặc biệt bởi lẽ trong thực nghiệm khoa học, con người chủ
2


động tạo ra những điều kiện nhân tạo để vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ
vào nhận thức và cải tạo thế giới).
3. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với
nhau. Trong mối quan hệ đó, thực tiễn có vai trò quyết định, vì thực tiễn là hoạt
động vật chất, còn lý luận là sản phẩm của hoạt động tinh thần. Vai trò quyết định
của thực tiễn đối với lý luận thể hiện ở chỗ: chính thực tiễn là cơ sở, là động lực, là
mục tiêu, là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức và lý luận; nó cung cấp chất liệu
phong phú sinh động để hình thành lý luận và thông qua hoạt động thực tiễn, lý
luận mới được vật chất hóa, hiện thực hóa, mới có sức mạnh cải tạo hiện thực. Lý
luận mặc dù được hình thành từ thực tiễn nhưng nó có vai trò tác động trở lại đối
với thực tiễn. Sự tác động của lý luận thể hiện qua vai trò xác định mục tiêu,
khuynh hướng cho hoạt động thực tiễn (lý luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực
tiễn), vai trò điều chỉnh hoạt động thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn có hiệu
quả hơn. Lý luận cách mạng có vai trò to lớn trong thực tiễn cách mạng.
Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn có sự liên hệ, tác động qua lại, tạo điều
kiện cho nhau cùng phát triển và gắn bó hữu cơ với nhau do đó sự thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn là nguyên lý cao nhất của triết học Mác – Lênin.
II. Vai trò của lý luận đối với thực tiễn
Vai trò của lý luận đối với thực tiễn thể hiện ở ba khía cạnh sau đây:
1.Lý luận khái quát kinh nghiệm, chỉ ra quy luật vận động của thực tiễn
Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định, phụ thuộc vào thực
tiễn, nhưng lý luận có tính độc lập tương đối so với thực tiễn. Sinh ra lý luận trước
hết là để khái quát kinh nghiệm thực tiễn, chỉ ra tính bản chất, tính quy luật trong

sự vận động, phát triển của thực tiễn. Do đó lý luận dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn, điều
chỉnh hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao. Lý luận khoa học làm cho hoạt động của
con người trở nên chủ động tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm tự phát. Chủ tịch
Hồ Chí Minh có viết: “không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Lý
3


luận đem lại cho thực tiễn những tri thức đúng đắn về những quy luật vận động và
phát triển của thế giới khách quan, giúp con người xác định đúng mục tiêu để hành
động có hiệu quả hơn, tránh được những sai lầm, vấp váp.
Với bản chất hoạt động có mục đích và sáng tạo, con người bằng lý luận
khoa học, càng ngày càng cải tạo tự nhiên có hiệu quả hơn, có quyền năng hơn nhờ
nắm bắt được bản chất, quy luật vận động của thế giới khách quan.
Một ví dụ cụ thể về vai trò này của lý luận đối với thực tiễn trong giai đoạn
lịch sử của nước ta trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1987): Hợp tác xã hóa ở miền
Bắc bắt đầu thực hiện từ những năm 1958 đến năm 1960 cơ bản hoàn thành. Qua
một thời gian tiến hành trên thực tế, chúng ta đã khái quát được những kinh nghiệm
cho thấy làm ăn tập thể ưu việt hơn làm ăn cá thể, kinh tế cá thể tự phát dẫn đến sự
phân hóa giàu nghèo, phân chia giai cấp. Làm ăn tập thể sẽ tạo ra sức mạnh, giải
quyết được những vấn đề kinh tế xã hội của cộng đồng nông thôn. Chính từ điều
này đã chỉ ra được một quy luật vận động của thực tiễn thể hiện qua tinh thần đoàn
kết – một sức mạnh to lớn mà bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào cũng cần phải có
trong mọi hoạt động xây dựng và phát triển đất nước. Và đối với tình hình thực tiễn
của nước ta lúc bấy giờ, chính nhờ lao động tập thể và sử dụng tập trung các nguồn
lực đoàn kết dân tộc nên nhiều công trình thủy lợi, giao thông, trường học được xây
dựng, đồng ruộng được kiến thiết,… làm cho bộ mặt miền Bắc có những thay đổi
đáng kể trong giai đoạn đó.
2.Lý luận dự báo, định hướng cho hoạt động thực tiễn
Lý luận khoa học giúp con người nắm bắt quy luật vận động của thực tiễn.
Nắm quy luật thực chất là nắm các mối quan hệ bản chất, tất yếu, quyết định chiều

hướng vận động, phát triển của thực tiễn. Do vậy, lý luận có khả năng dự báo được
sự vận động, phát triển của thực tiễn. Lý luận khoa học dự kiến sự vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai, từ đó chỉ ra phương hướng mới
cho sự phát triển. Con người ngày càng đi sâu khám phá giới tự nhiên vô cùng tận
bằng những phương tiện khoa học hiện đại thì càng cần có những dự báo đúng đắn.
4


Nếu dự báo không đúng sẽ dẫn đến những sai lầm, hậu quả xấu không thể lường
trước được trong thực tiễn. Vì thế, chức năng dự báo tương lai là chức năng quan
trọng của lý luận. Cùng với đó, lý luận khoa học còn có khả năng dự báo những rủi
ro, khó khăn, thách thức có thể xảy ra trên con đường vận động, phát triển của thực
tiễn. Lý luận khoa học soi đường, dẫn dắt cho sự phát triển của thực tiễn, giúp con
người tự giác, giảm thiểu sự mò mẫm tự phát trong hoạt động thực tiễn. Tất cả
những dự báo trên giúp con người chủ động trong định hướng mục tiêu phát triển,
xây dựng bản lĩnh, chủ động, vững vàng, kiên định, “không lạc quan thái quá”,
không bi quan dao động trên con đường đi tới tương lai mà lý luận khoa học đã chỉ
ra.
Tiếp tục gắn với tiến trình lịch sử của nước ta, vai trò này của lý luận được
thể hiện: Trong giai đoạn trước trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, mô hình
kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã dần bộc lộ những điểm hạn chế, khuyết điểm. Lý
luận về cơ chế này đã chỉ ra rõ những nhược điểm của nó, đặc biệt từ sau năm 1975
khi đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào việc xây dựng và phát triển kinh tế.
Cụ thể các khuyết điểm đó:
+ Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật;
+ Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng
động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh;
+ Làm cho đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan hành chính nhà nước trở lên quan
liêu, lộng quyền, hách dịch…
Tất cả những lý luận trên đã dự báo trước sự không phù hợp của mô hình

kinh tế này trong tiến trình phát triển của Việt Nam nói riêng cùng với sự phát triển
kinh tế trên toàn thế giới nói chung. Nếu như trước đây, mô hình này khá phù hợp
khi gắn với hoàn cảnh lịch sử cách mạng kháng chiến của nước ta với quyết tâm tất
cả cho tiền tuyến, cho thống nhất đất nước thì sau đó, từ năm 1975, khi mà miền
Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả dân tộc bước vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội, điều kiện thực tiễn có nhiều sự thay đổi, mô hình kinh tế kế hoạch hóa
5


tập trung dần bộc lộ những mâu thuẫn, khiến cho nền kinh tế Việt Nam lâm vào
khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Một định hướng mới cho hoạt động thực tiễn
đặt ra đối với Đảng và Nhà nước ta lúc đó phải thay đổi đường lối phát triển kinh tế
- xã hội. Và từ chính những lý luận này đã định hướng cho thực tiễn nền kinh tế
nước ta phải dần chuyển sang một nền kinh tế mới phù hợp hơn – nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (bắt đầu từ cuối những năm 1986).
3.Lý luận giáo dục, liên kết, tập hợp lực lượng, chỉ đạo và cải tạo thực tiễn
Lý luận không chỉ là sự giải thích thế giới, điều quan trọng hơn là cải tạo thế
giới, phục vụ cho cuộc sống của con người. Lý luận không chỉ mở rộng khả năng
nhìn thấy trước, dự báo tương lai, mà lý luận khoa học còn bao hàm cả ý nghĩa tự
giác hình thành cái tương lai đó.
Lý luận có vai trò giáo dục, tuyên truyền giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, xác
định phương pháp, biện pháp thực hiện, liên kết, tập hợp lực lượng tạo thành sức
mạnh to lớn cải tạo tự nhiên, xã hội vì sự phát triển của các cá nhân và xã hội.
Lênin khẳng định: “không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách
mạng”. Lý luận cách mạng có vai trò to lớn trong việc giáo dục, thuyết phục, động
viên, tổ chức, tập hợp quần chúng khi đã thâm nhập vào quần chúng trở thành lực
lượng vật chất to lớn, cải tạo tự nhiên, xã hội vì sự phát triển của con người và xã
hội.
Tiếp tục từ những đòi hỏi của đất nước cần phải thay đổi định hướng phát
triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã tổng kết lại kinh nghiệm và tiếp tục

nghiên cứu đưa ra để thực hiện một số vấn đề có tính lý luận về nền kinh tế thị
trường như sau:
-

Phải tiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách phát triển kinh tế

-

nhiều thành phần;
Giữ vững và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản;

6


-

Giải quyết các vấn đề xã hội, hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội,
thực tiễn công bằng xã hội.
Với những lý luận này, các vấn đề đặt ra đối với thực tiễn dần được hình

thành và cần phải được thực hiện. Để có thể tiến tới xây dựng hoàn chỉnh một nền
kinh tế thị trường ở nước ta, vấn đề đầu tiên được đặt ra cho thực tiễn là chúng ta
cần phải có những biện pháp, những cách giáo dục để toàn dân hiểu một cách thấu
đáo về đặc trưng cơ bản, nắm được bản chất của nền kinh tế này. Tiếp đó, mọi lực
lượng, tầng lớp trong xã hội cần phải liên kết lại, tập hợp các kinh tế cá thể, tiểu thủ
công, kinh tế tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác
nhau. Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
Giữ vững vai trò chỉ đạo của Đảng, cùng với thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm
túc pháp luật của Nhà nước để tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa các chính sách, cơ

chế nhằm kiên trì xây dựng nên một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong
đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác trở thành nền
tảng trong nền kinh tế. Từ đó, có thể thấy được vai trò của lý luận trong việc giáo
dục, liên kết, tập hợp lực lượng, chỉ đạo với mục tiêu cải tiến tình hình kinh tế thực
tiễn của nước ta theo hướng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với xu thế chung của các quốc gia
phát triển trên toàn thế giới.
Do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực nên lý
luận có khả năng xa rời thực tiễn trở thành ảo tưởng. Khả năng ấy càng tăng lên
nếu lý luận đó lại bị chi phối bởi những tư tưởng không khoa học hoặc phản động.
Một ví dụ thực tiễn có thể cho thấy rõ điều này đó là trong quá trình cải tạo, xây
dựng xã hội mới, đôi lúc chúng ta mắc phải những sai lầm, đôi khi rơi vào chủ quan
duy ý chí, rơi vào bệnh giáo điều, đề cao lý luận hay lý luận không bám sát thực
tiễn hoặc nóng vội đốt cháy giai đoạn một cách thiếu biện chứng. Điều này đã làm
cho nước ta có một giai đoạn nền kinh tế bị trì trệ, chậm phát triển, đời sống khó
khăn, nhất là từ sau năm 1975 đến trước Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam
7


lần thứ VI năm 1986. Hay như sự lạc hậu, giáo điều về lý luận dẫn đến sự khủng
hoảng về lý luận của chủ nghĩa xã hội trong thời gian trước đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội nói chung, biểu hiện cụ
thể nhất đó chính là sự xụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Vì vậy,
phải coi trọng lý luận, nhưng không được cường điệu hóa vai trò của lý luận mà coi
thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là phải
quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong lý luận khoa học
và hoạt động cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Thực tiễn
không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có
liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.

Chung quy lại, giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động
qua lại lẫn nhau. Từ việc phân tích cụ thể ba vai trò của lý luận đối với thực tiễn
dựa trên thực tế phát triển của nền kinh tế nước ta qua từng giai đoạn, cuối cùng
chúng ta có thể thấy được sâu sắc hơn vai trò của lý luận thể hiện trong thực tế như
hiện nay. Cụ thể: những sự điều chỉnh mang tính chiến lược trong nền kinh tế đã
làm cho quan hệ sản xuất ngày càng phù hợp hơn với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, mọi tiềm lực kinh tế được phát huy. Sau gần 30 năm
kể từ khi bước nào thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, nền kinh tế của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, tình hình đất nước thay
đổi một cách rõ rệt. Kinh tế đã thoát ra khỏi khủng hoảng, hoạt động ngày càng
năng động và có hiệu quả hơn, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, đất nước
chẳng những giữ vững được ổn định chính trị trước những chấn động lớn trên thế
giới mà còn có bước phát triển đi lên. Tốc độ tăng trường GDP bình quân đầu
người năm sau đều cao hơn so với năm trước. Tính trong 6 tháng đầu năm 2015,
tổng GDP ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014. Hệ thống kết cấu hạ tầng
được tăng cường; các ngành dịch vụ, xuất nhập khẩu phát triển; quan hệ đối ngoại
và hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được mở rộng…
8


Vai trò của lý luận khoa học ngày càng tăng lên, đặc biệt trong giai đoạn
ngày nay, thời đại của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn ra gay go, phức tạp,
cùng với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ. Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng: “một dân tộc muốn đứng trên đỉnh cao
khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”.
C.

KẾT LUẬN

Những nội dung phân tích ở trên đã cho thấy được vai trò của lý luận đối với

thực tiễn, điều này không chỉ thể hiện trong mọi hoạt động nói chung của con
người mà còn trong hoạt động kinh tế - xã hội nói riêng. Chung quy lại, việc phát
huy vai trò của lý luận đối với thực tiễn là vô cùng cần thiết. Vấn đề này yêu cầu
phải nâng cao trình độ tư duy lý luận, đổi mới phương pháp tư duy cho toàn Đảng,
toàn dân nghĩa là chuyển từ tư duy kinh nghiệm sang tư duy lý luận, từ tư duy siêu
hình, duy tâm sang tư duy biện chứng duy vật; đổi mới công tác lý luận, hướng
công tác lý luận vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm rõ những căn cứ khách
quan trong đường lối, chính sách của Đảng. Chung quy lại, đây là một trong những
vấn đề quan trọng mang tính định hướng cho mọi hoạt động thực tiễn, đặc biệt
trong giai đoạn khi mà thực tiễn và lý luận đã có những biến đổi to lớn như giai
đoạn hiện nay.

9



×