Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về lý luận nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.06 KB, 10 trang )

Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

MỤC LỤC

1


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

I.

MỞ ĐẦU

Nhận thức là mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học và là một trọng tâm đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. "Con người có khả năng nhận
thức được thế giới hay không?". Các quan điểm triết học khác nhau có câu trả lời
khác nhau đối với vấn đề trên.
II.

NỘI DUNG

1. Khái niệm "lý luận nhận thức"
Lý luận nhận thức (hay nhận thức luận) là một bộ phận của triết học, nghiên
cứu bản chất và khả năng của nhận thức của con người đối với thế giới. Lý luận
nhận thức nghiên cứu trả lời những câu hỏi: Nhận thức là gì? Nguồn gốc, mục đích,
nội dung của nhận thức là gì? Nhận thức trải qua những giai đoạn chủ yếu nào, được
thực hiện dưới những hình thức nào? Con người có thể nhận thức về thế giới đến


đâu?...
Các vấn đề trên được các nhà triết học tranh luận rất nhiều trong lịch sử triết
học. Từ những câu trả lời thể hiện quan điểm của nhà triết học trong lý luận nhận
thức, chúng ta phân chia và nhận biết được các trường phái triết học. Từ việc giải
quyết bản chất của nhận thức là gì, các nhà triết học đưa ra các quan điểm, minh
chứng khác nhau về khả năng nhận thức của con người về thế giới.
Các nhà triết học theo thuyết khả tri khẳng định, thế giới là có thể nhận thức
được. Cơ sở triết học của thuyết khả tri là nguyên tắc thống nhất vật chất của thế
giới và toàn bộ kinh nghiệm của nhận thức khoa học, thực tiễn lịch sử xã hội. Nếu
như các nhà duy vật tìm cơ sở của sự đồng nhất đó ở vật chất vì tư duy ý thức con
người cũng do vật chất tư duy thì trái lại những nhà duy tâm lại tìm cơ sở đó ở ý
thức, tinh thần.
Thuyết bất khả tri, ngược lại, phủ định khả năng con người nhận thức được
thế giới. Sự phủ nhận khả năng nhận thức được thế giới của thuyết bất khả tri không
phải lúc nào cũng vô căn cứ. Nhiều vấn đề mà thuyết bất khả tri đưa ra đến nay chưa
thể có câu trả lời khoa học giải thích. Vấn đề cơ bản thuyết bất khả tri nêu ra là như
2


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

sau: Đối tượng trong quá trình nhận thức bị khúc xạ qua lăng kính các giác quan và
tư duy con người. Con người chỉ thu được thông tin qua sự khúc xạ đó. Con người
không biết và không thể biết được đối tượng như thế nào trên thực tế.
Thuyết hoài nghi không phủ nhận tính nhận thức được thế giới, nhưng lại
nghi ngờ tính đáng tin cậy của tri thức. Theo nhiều ý kiến, là một học thuyết về nhận
thức, hoài nghi luận là có hại, vì hạ thấp kkả năng nhận thức – thực tiễn của con
người. Tuy nhiên ở mức độ hợp lý, hoài nghi luận cũng có tính đúng đắn, thậm chí

là cần thiết. Nghi ngờ là thành tố tất yếu của khoa học đang phát triển. Không có
nhận thức nếu thiếu vấn đề. Không có vấn đề nếu thiếu sự nghi ngờ. Nếu con người
không nghi ngờ gì, có nghĩa là sự nhận thức bị níu chặt vào giáo điều, sự phát triển
trí tuệ theo đó mà dừng lại, trì trệ.
2. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về lý luận nhận thức
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học cho rằng bản chất của thế giới là
tinh thần; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức có trước và quyết
định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng cơ bản là chủ nghĩa duy tâm
chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và
coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể quy định. Chủ nghĩa
duy tâm chủ quan cho rằng nhận thức là sự phản ánh trạng thái chủ quan (như cảm
giác, biểu tượng, cảm xúc...) hoặc cho rằng tri thức có tính tiên nghiệm, tức là có sẵn
trong đầu óc con người.
Đại diện điển hình trong lịch sử triết học mà chúng ta có thể thấy là G.
Berkely ( 1685 -1753) và d. Hume (1711 – 1776) của triết học Anh, cả hai đều coi
cảm giác là thực tại duy nhất, phủ nhận thực tại khách quan, phủ nhận chân lý khách
quan và tri thức rút ra bằng con đường suy luận. Hume bác bỏ quan niệm về hai giai
đoạn nhận thức của các nhà duy vật chỉ thừa nhận tri thức cảm tính là “nguồn gốc
tuyệt đối” của nhận thức, còn lí trí chỉ là sự sao chép lại những cảm xúc, ấn tượng
mà thôi.
3


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính
thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau) và coi cơ sở tồn tại không

phải là tâm thức con người theo như quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà
là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế
giới"... Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng nhận thức là sự hồi tưởng của linh
hồn bất tử về thế giới các ý niệm mà nó từng được chiêm ngưỡng nhưng đã bị lãng
quên hoặc nhận thức là tự ý thức về mình của ý niệm tuyệt đối. Những đại biểu của
trào lưu này là Platon (427- 347 tr.CN), F.Hegel (1770 – 1831).
Platon đề xuất một thuyết duy tâm như là một lời giải cho bài toán về các
phạm trù. Một phạm trù là mọi thứ cùng có một tính chất cụ thể nào đó. Ví dụ, bức
tường, mặt trăng và một tờ giấy trắng đều có màu trắng; "trắng" là phạm trù mà tất
cả những thứ gì màu trắng cùng chia sẻ. Platon lập luận rằng chính các phạm trù,
các Hình thức hay các ý niệm Plato là có thật, chứ không phải từng vật cụ thể. Do
quan niệm này khẳng định rằng các thực thể tinh thần đó là "có thực", nên nó được
gọi là "chủ nghĩa hiện thực Platon" (điều này rất dễ gây nhầm lẫn); theo nghĩa này,
"chủ nghĩa hiện thực" đối lập với thuyết duy danh - quan niệm rằng các trừu tượng
hóa trong trí óc chỉ là những các tên không có sự tồn tại độc lập. Tuy nhiên, nó là
một hình thức của chủ nghĩa duy tâm vì nó đặt vị thế của ý niệm về các phạm trù lên
cao hơn so với những sự vật vật lý.
Nguyên lý xuất phát triết học Hegel là sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại,
giữa tinh thần và thế giới và thế giới được hiểu như hiện thân của tinh thần đó. Tư
duy, tinh thần, theo Hegel là nguồn gốc duy nhất của mội cái trong tồn tại. Thế giới
tự nhiên là tư duy đã tha hóa, là tư duy tồn tại dưới dạng vật chất. Tư duy khi suy tư
về chính bản thân mình thì nó đã lấy chính bản thân mình làm đối tượng dể tư duy.
Nói cách khác, Hegel coi thế giới vật chất chính là con người vô cơ, con người ở
giai đoạn chưa hình thành. Còn con người bằng xương, bằng thịt theo Hegel là con

4


Môn: Triết học


Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

người đã phát triển đầy đủ, là con người trở về chính bản thân nó với tất cả những
đặc tính vốn có của mình.
Hegel đã quy mọi quá trình của hiện thực thành quá trình tư duy, quy lịch sử
hiện thực về lịch sử tư duy, quy hoạt động thực tiễn của con người về quá trình tự ý
thức, tự nhận thức. Hegel coi con người vừa là chủ thể vừa là kết quả của chính quá
trình hoạt động của mình; con người vừa là chủ thể, đồng thời là mục đích của sự
phát triển lịch sử; tư duy và trí tuệ con người hình thành và phát triển trong chừng
mực con người nhận thức và cải biến thế giới, đối lập với bản thân mình thành cái
của mình, ý thức con người là sản phẩm của lịch sử xã hội, hoạt động của con người
càng phá triển thì ý thức của nó càng mang bản chất xã hội.
Hegel coi con người là sản phẩm và cũng là giai đoạn phát triển cao của tinh
thần tuyệt đối. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người là công cụ để
tinh thần tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình. Hegel tiếp cận được quan niệm
coi ý thức con người, nhân cách con người là sản phẩm của lịch sử.

3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về lý luận nhận thức
Ngay từ khi ra đời, chủ nghĩa duy vật đã thừa nhận khả năng nhận thức được
thế giới của con người và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
trong đầu óc của con người. Tuy nhiên, quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác
về nhận thức có nhiều hạn chế hơn quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về
nhận thức. Có thể nói, tất cả các trào lưu triết học trước Mác đều quan niệm sai lầm
hoặc phiến diện về nhận thức, những vấn đề về lý luận nhận thức chưa được giải
quyết một cách khoa học, đặc biệt là chưa thấy được đầy đủ vai trò của thực tiễn đối
với nhận thức.
a. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về lý luận nhận thức
Do sự hạn chế bởi tính trực quan, siêu hình, máy móc mà chủ nghĩa duy vật
trước Mác đã coi nhận thức là sự phản ánh trực quan, đơn giản, là bản sao chép
5



Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

nguyên xi trạng thái bất động của sự vật. Họ chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối
với nhận thức.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật chất phác về lý luận nhận thức:
Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy
vật thời cổ đại. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của
vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của
nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác. Tuy còn rất nhiều hạn chế
nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là đúng vì nó lấy giới tự
nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình về lý luận nhận thức:
Chủ nghĩa duy vậy siêu hình là Chủ nghĩa duy vật thời kỳ Cơ học cổ điển.
Thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của tư duy siêu hình, máy móc của Cơ học
cổ điển. Do đó, theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, thế giới giống như
một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt
lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và do
những nguyên nhân bên ngoài gây nên. Thời kì này, triết học gắn liền với khoa học
tự nhiên, các nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học tự nhiên. Họ đã chủ
trương giải thích tự nhiên từ bản thân nó. Nhờ các phương pháp phân tích, mổ xẻ
giới tự nhiên thành những bộ phận tách biệt nhau mà khoa học tự nhiên đã đạt được
những bước tiến khổng lồ. Chính cách xem xét đó đã được Bêcơn (F. Bacon) và
Lôckơ (J. Locke) áp dụng vào triết học, đem lại cho triết học một hình thức mới –
chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế
giới và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người. Chủ

nghĩa duy vật siêu hình chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu
hình, máy móc, chính vì vậy, lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình
mang tính máy móc, trực quan. Đối với những người theo chủ nghĩa duy vật siêu
hình thì một sự vật hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại; một sự vật không thể vừa là
chính nó, lại vừa là cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn
6


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

nhau, nguyên nhân và kết quả cũng đối lập nhau một cách cứng nhắc như vậy. Đặc
điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình là nhận thức thế giới như một cỗ máy cơ giới
mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Nếu có biến đổi thì chỉ
có sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng, do những nguyên nhân bên ngoài gây ra.
Nhìn chung chủ nghĩa duy vật trước C.Mác chưa thấy đầy đủ vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức.
Tuy chưa phản ánh đúng hiện thực trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển
nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần vào việc chống lại thế giới quan duy
tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời
Phục hưng ở các nước Tây Âu. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định chủ nghĩa
duy vật siêu hình là một giai đoạn tất yếu trong sự phát triển của triết học. Nó có vai
trò nhất định trong việc bảo vệ và phát triển quan điểm duy vật, nhưng tất yếu bị
thay thế bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng.
b. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về lý luận nhận thức
Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý, phát triển một cách sáng tạo và được
minh chứng bởi những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, của thực tiễn xã hội,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết về nhận thức. Theo đó, học
thuyết này ra đời dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản:

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc
lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người - Hiện thực khách quan là đối
tượng của nhận thức.
Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc
không có cái gì là không thể biết. Dứt khoát là không có và không thể có đối tượng
nào mà con người không thể nhận thức được, chỉ có những cái hiện nay con người
chưa nhận thức được, nhưng trong tương lai với sự phát triển của khoa học và thực
tiễn, con người sẽ nhận thức được. Với khẳng định trên đây, lý luận nhận thức
Macxít khẳng định sức mạnh của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
Ba là, là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình
nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi
7


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng
đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. Theo đó, nhận thức
diễn ra qua hai giai đoạn; nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) và nhận thức lý
tính (tư duy trừu tượng). Nhận thức cảm tính có được nhờ sự hoạt động của các giác
quan nhận biết của con người, được tiến hành thông qua ba hình thức nhận biết quan
trọng là cảm giác, tri giác, biểu tượng. Theo Lênin, cảm giác tư tưởng, ý thức là sản
phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức theo một cách đặc biệt. Nhận thức cảm tính
cung cấp những hiểu biết ban đầu về đối tượng nhận thức, nhưng những hiểu biết đó
mới chỉ dừng lại ở những nét bề ngoài của đối tượng. Nhận thức lý tính có được nhờ
sự hoạt động của tư duy trừu tượng, nó được tiến hành qua ba hình thức: khái niệm,
phán đoán, suy luận. Nhiệm vụ của nhận thức lý tính là cải biến những tri thức cảm
tính và kết quả là sáng tạo nên các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý… Trong

Bút ký triết học, khi bàn về bản chất của nhận thức và cơ chế hình thành các khái
niệm, phạm trù, quy luật, Lenin viết; “Nhận thức là sự phản ánh giới tự nhiên bởi
con người. Nhưng đó không phải là phản ánh đơn giả, trực tiếp, hoàn chỉnh, mà là
một quá trình cả một chuỗi những sự trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành ra các
khái niệm, quy luật…Con người không thể nắm bắt được bằng phản ánh bằng miêu
tả toàn bộ giới tự nhiên một cách đầy đủ, tính chỉnh thể trực tiếp của nó, con người
chỉ có thể đi gần mãi đến đó, bằng cách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm,
những quy luật, một bức tranh khoa học về thế giới…”
Bốn là, cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn
còn là mục đích của nhân thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.
Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng
tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội. Theo đó, nhận thức
không phải là một quá trình thuần túy trừu tượng hay thuần tùy cụ thể. Nó là sự
phản ánh vào ý thức những hoạt động thực tiễn của con người, dưới dạng ý niệm và
biểu tượng. Vượt ra ngoài giới hạn của hoạt động thực tiễn sẽ không có quá trình
nhận thức.
8


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

Như vậy, về bản chất, chủ nghĩa duy vật biện chứng quan điểm nhận thức là
một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan, vào bộ óc
người trên cơ sở thực tiễn.
III.

KẾT LUẬN


Như vậy, nhận thức luận – lý luận về nhận thức, trong lịch sử triết học, là một
trong các chủ đề triết học có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau giữa
các triết gia. Qua việc trình bày một số quan điểm chính trong lịch sử triết học về
nhận thức luận như trên có thể thấy, trong các quan điểm triết học từ duy tâm cho
đến duy vật, các vấn đề của lý luận nhận thức dần được giải quyết một cách khoa
học và thấu đáo mà đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật biện chứng.

9


Môn: Triết học

Nhóm 01 - Lớp A1 – Khóa 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.
3.

Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và
nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản Đại học
sư phạm.
Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc
gia;
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo trình triết
học Mác – Lê nin, Nxb. Chính trị quốc gia, 2013

10




×