Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

So sánh giữa lý thuyết lý tưởng chính trị và lý thuyết hiện thực chính trị ưu và hạn chế của hai lý thuyết này trong việc giải quyết những vấn đề chính trị quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.75 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, đứng trước những yêu cầu bức xúc của việc kiến
giải các mối quan hệ ngày càng gia tăng phức tạp giữa các quốc gia - dân tộc và sự đòi
hỏi của việc hoạch định chính sách cũng như chiến lược đối ngoại phù hợp với những
biến chuyển của tình hình thế giới, đã xuất hiện hàng loạt các lý thuyết khác nhau về
quan hệ quốc tế ở các nước Phương Tây và Mỹ. Trong đó, có hai lý thuyết nổi tiếng đó
là lý thuyết lý tưởng chính trị và lý thuyết hiện thực chính trị. Để có thể hiểu rõ hơn
nội dung các quan điểm cơ bản của hai lý thuyết này, nhóm chúng em xin lựa chọn đề
bài: “So sánh giữa lý thuyết lý tưởng chính trị và lý thuyết hiện thực chính trị. Ưu và
hạn chế của hai lý thuyết này trong việc giải quyết những vấn đề chính trị quốc tế hiện
nay”

1


B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về lý thuyết lý tưởng chính trị và lý thuyết hiện thực chính
trị
1. Lý thuyết lý tưởng chính trị:
Lý thuyết lý tưởng chính trị được bắt nguồn từ quan điểm của các nhà tư tưởng
như: Immanuel Kant, Thomas Jefferson, James Madison, John Locke, David Hume,
Jean Jacques và Adam Smith...
a. Xuất phát điểm của lý tưởng chính trị
Tất cả các nhà lý tưởng chính trị cùng có chung một hình ảnh đầy đạo đức, lạc
quan và phổ quát về quan hệ quốc tế diễn ra trên khắp toàn cầu. Họ cùng chia sẻ niềm
tin vào sự tốt đẹp đặc biệt của bản chất con người, tin vào sự cao thượng của tư tưởng
và giáo dục, tin vào sức mạnh tối cao của công luận thế giới đã thức tỉnh.
b. Chủ trương của lý tưởng chính trị
Các nhà lý tưởng chính trị nhấn mạnh ảnh hưởng của tư tưởng tới hành vi, họ đề
cao việc khuyến khích hợp tác toàn cầu thông qua các thể chế quốc tế, luật pháp quốc
tế và giải pháp vũ trang; khuyến khích sử dụng sức mạnh của tư tưởng thông qua giáo


dục để đánh thức dư luận thế giới chống lại chiến tranh; nâng cao vai trò của các tổ
chức và cá nhân đến từ xã hội dân sự và thị trường; thúc đẩy tự do thương mại thế giới
thay thế cho chủ nghĩa dân tộc kinh tế; thay thế ngoại giao bí mật bằng một hệ thống
“hiệp ước cởi mở, công khai” phải kết thúc những liên minh song phương và việc tìm
kiếm sự cân bằng quyền lực.
c. Các biến thể của lý thuyết lý tưởng chính trị
Các biến thể của lý thuyết lý tưởng chính trị: chủ nghĩa tự do mới , chủ nghĩa
thể chế tự do mới , chủ nghĩa lý tưởng mới, chủ nghĩa lý tưởng Wilson mới.
2. Lý thuyết hiện thực chính trị
Cội nguồn triết lý của chủ nghĩa hiện thực được bắt nguồn từ quan điểm của các
nhà tư tưởng như Thucydides, Nicolo Machiavalli, Thomas Hobbes…
2


a. Xuất phát điểm của chủ nghĩa hiện thực:
Chủ nghĩa hiện thực cho rằng lịch sử loài người với bao cuộc chiến tranh cho
thấy con người thật tội lỗi và độc ác, không gì là phổ biến, bất nhân và nguy hiểm hơn
là bản năng khát vọng quyền lực và khát vọng thống trị kẻ khác nên chiến tranh xung
đột xảy ra là chuyện bình thường trong nền chính trị thế giới, nó đã, đang vẫn sẽ tiếp
diễn.
b. Chủ trương của chủ nghĩa hiện thực
Các nhà chủ nghĩa hiện thực khao khát hòa bình nhưng lại tin rằng hòa bình có
thể có được bắng sức mạnh, hoặc có thể tránh được chiến tranh bằng cách theo đuổi
những mục tiêu mà người ta không thể dùng (hoặc không đủ) sức mạnh để đoạt lấy.
Do vậy, điều cần thiết là hiểu được những mục tiêu và sức mạnh của đối phương từ đó
không đánh giá thấp khả năng của họ hoặc đe dọa tới lợi ích sống còn của họ.
c, Các biến thể của chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực mới có những biến thể sau đây: Chủ nghĩa hiện thực mới (chủ
nghĩa hiện thực cấu trúc/ cơ cấu), chủ nghĩa hiện thực tấn công, chủ nghĩa hiện thực
phòng thủ, chủ nghĩa hiện thực mới.


3


II. So sánh giữa lý thuyết lý tưởng chính trị và hiện thực chính trị
1. Những điểm giống nhau
Lý thuyết lý tưởng chính trị và lý thuyết hiện thực chính trị có những điểm giống
nhau cơ bản sau đây:
Lý thuyết lý tưởng chính trị, bên cạnh hiện thực chính trị, là hai trường phái lý
thuyết quan trọng nhất của lý thuyết quan hệ quốc tế, được hình thành từ lâu đời và có
ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia.
Cũng giống như lý thuyết lý tưởng chính trị, lý thuyết hiện thực chính trị không
đại diện một phong trào trí thức chung hoặc một trường phái tư tưởng. Các nhà lý
tưởng chính trị, hiện thực chính trị vận hành các giả thuyết khác nhau, khảo sát các
khía cạnh khác nhau của các tiến trình thông qua sự thay đổi quốc tế và hợp tác quốc tế
có thể được thúc đẩy.
Về thế giới quan, phương pháp luận là duy tâm và siêu hình. Lý thuyết lý
tưởng và hiện thực chính trị đều tuyệt đối hóa một mặt nào đó trong quan hệ quốc tế,
tách rời mặt kia; đề cao một yếu tố nào đó coi là cái chi phối quyết định tất cả.
Từ góc độ của mình mỗi lý thuyết đã phản ánh được những thực trạng nhất định
của nền chính trị quốc tế. Tuy nhiên, đều không có sự nhất quán chung trong quan
điểm. Mỗi lý thuyết thường được phân thành nhiều nhóm và có nhiều biến thể.
2. Những điểm khác nhau
Lý thuyết lý tưởng chính trị và lý thuyết hiện thực chính trị có sự khác nhau
được thể hiện qua các vấn đề sau đây:
- Về xuất phát điểm
Các nhà chủ nghĩa lý tưởng tin rằng bản chất con người là tốt và vị tha, và do
vậy, mọi người có thể viện trợ lẫn nhau và hợp tác thông qua lý trí và nền giáo dục đầy
đạo đức. Hành vi xấu xa của con người, như bạo lực, không phải là sản phẩm của sự
hư hỏng vốn có của con người, mà là do những chủ thể xấu tạo điều kiện cho con

người hành động một cách ích kỷ để rồi làm hại tới những người khác.
4


Nếu như phái lý tưởng chủ nghĩa khuyên loài người nhìn vào những cuộc xung
đột tương tàn trong lịch sử để rút ra kinh nghiệm không nên tiến hành xung đột thêm
nữa thì phải hiện thực chủ nghĩa lại nhấn mạnh khía cạnh ích kỷ, xấu xa của bản chất
con người, phổ biến và nguy hiểm hơn cả là bản năng khát vọng quyền lực và khát
vọng thống trị kẻ khác. Do vậy, chiến tranh, xung đột đang xảy ra là chuyện bình
thường trong nền chính trị thế giới: nó đã, đang và sẽ tiếp diễn.
- Về chủ thể của quan hệ quốc tế
Lý thuyết lý tưởng chính trị đề cao vai trò của các cá nhân, các tổ chức xã hội
dân sự và các tổ chức quốc tế với tư cách là các tác nhân trong quan hệ quốc tế bên
cạnh chủ thể nhà nước, có khả năng hợp tác với nhau để cùng đạt được lợi ích chung,
đặc biệt là thông qua các tổ chức quốc tế. Theo các nhà lý tưởng chủ nghĩa, sự phổ
biến của vũ khí hạt nhân, sự gia tăng tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, sự suy
giảm tài nguyên thiên nhiên, sự cách biệt giàu nghèo và sự gia tăng nguy hiểm mà
chúng ta đối xử với sinh quyển...đồng nghĩa là các quốc gia không thể chỉ dựa vào
chính trị quyền lực đơn giản để mà quyết định các vấn đề.
Trong khi đó lý thuyết hiện thực chính trị cho rằng hệ thống quốc tế là vô chính
phủ, dựa trên nguyên tắc tự chủ và cho rằng quan hệ quốc tế là một trò chơi có tổng
bằng không trong đó các quốc gia là chủ thể quan trọng luôn cạnh tranh lẫn nhau để
sống còn, cá nhân và tổ chức chính trị khác mặc dù cũng tồn tại và có ảnh hưởng đến
nền chính trị thế giới nhưng chúng đều chịu sự tác động lớn, thậm chí bị chi phổi bởi
chủ thể mạnh nhất: Quốc gia.

5


- Về chủ trương của lý thuyết

Chủ trương của nó là nhấn mạnh các nguyên tắc đạo đức và pháp luật. Họ cho
rằng cá nhân là cơ sở của pháp luật và xã hội. Xã hội và những thiết chế của nó phải
tạo điều kiện bình đẳng giúp cho cá nhân thực hiện mục đích của mình, chứ không
phải bắt cá nhân làm theo quy định của xã hội và nhà nước. Họ cho rằng chiến tranh và
tình trạng vô chính phủ là điều không thể tránh khỏi. Để khắc phục điều này cần phải
cải tổ lại hệ thống chính trị, xây dựng môi trường dân chủ và thành lập các thể chế dân
chủ.
Chủ trương của chủ nghĩa hiện thực lại đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa lý
tưởng. Chủ trương của chủ nghĩa hiện thực cho rằng quyền lực là động lực cho các
chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Quyền lực là khả năng ảnh hưởng và thay đổi
hành vi của các quốc gia hay tổ chức khác theo lợi ích của mình. Nói một cách khác,
cuộc chiến giành quyền lực có thể hiểu là cuộc chiến nhằm giành khả năng gây ảnh
hưởng đối với hành vi và suy nghĩ của các quốc gia khác. Quyền lực trong nước hay
quốc tế đều phải dùng đến sức mạnh, bạo lực. Họ cho rằng đôi khi phải vượt qua
những vấn đề về mặt pháp lý, đạo đức để tự cứu lấy mình và cứu lấy người khác.
III. Ưu điểm và hạn chế của hai lý thuyết này trong việc giải quyết những
vấn đề chính trị quốc tế hiện nay.
1. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết lý tưởng chính trị trong việc giải quyết
những vấn đề chính trị quốc tế hiện nay
a. Ưu điểm của lý thuyết lý tưởng chính trị trong việc giải quyết những vấn đề
chính trị quốc tế hiện nay
Trong tình hình chính trị quốc tế đang diễn ra vô cùng phức tạp như hiện nay,
thì lý thuyết lý tưởng chính trị như một lời kêu gọi và là mục tiêu tối thượng cho các
nhà hoạt động vì hòa bình, vì công lý. Với quan điểm mang màu sắc lạc quan, đề cao
việc khuyến khích hợp tác toàn cầu thông qua các thể chế quốc tế, hợp tác quốc tế thì
6


ưu điểm của lý thuyết lý tưởng chính trị trong việc giải quyết những vấn đề chính trị
quốc tế hiện nay. Theo đó, các quốc gia không cạnh tranh quyền lực với nhau trong

môi trường phi chính phủ mà cùng nhau phát triển để đảm bảo con người được phát
triển. Lý thuyết này kêu gọi chính sách đối ngoại của các quốc gia nên được định hình
theo hướng hợp tác và theo các chuẩn mực đạo đức, nhấn mạnh việc coi trọng các
nguyên tắc đạo đức là cao hơn việc theo đuổi quyền lực và phải coi các thể chế cao
hơn các quyền lợi, đó sẽ phải là những điều định hình nên quan hệ giữa các quốc gia.
Do đó việc giải quyết những vấn đề chính trị hiện nay khi áp dụng lý thuyết lý tưởng
chính trị sẽ làm giảm nhẹ những căng thẳng, mọi vấn đề sẽ được giải quyết trong hòa
bình.
b. Hạn chế của lý thuyết lý tưởng chính trị trong việc giải quyết những vấn đề
chính trị quốc tế hiện nay
Những hạn chế của chủ nghĩa lý tưởng đã và đang bị các nhà chủ nghĩa hiện
thực chỉ trích chủ yếu về vấn đề kêu gọi đạo đức. Một mặt, họ phủ nhận việc chấp
thuận bất kỳ một chuẩn mực đạo đức phổ quát nào trong một thế giới đa văn hóa. Một
mặt họ còn lo rằng chấp nhận một chuẩn mực sẽ dẫn đến chính sách đối ngoại mà tự
do là mình đúng, là cứu tinh. Ví dụ như việc cổ vũ tự do, dân chủ, nhân quyền tại các
quốc gia Hồi giáo. Dù chủ nghĩa tự do mới coi trong dân chủ và nhân quyền, cho rằng
dân chủ và nhân quyền có thể tác động tới hòa bình ổn định của thế giới và tránh xung
đột nhưng tại các quốc gia Hồi giáo, đó là vấn đề về quyền tự do dân chủ của người
phụ nữ trong việc đảm bảo bình đẳng giới cũng như cân bằng giữa tôn giáo với dân
chủ: tôn giáo coi trọng việc người phụ nữ phải sử dụng mạng che mặt ra đường, nhưng
đó có phải là dân chủ hay không? Đó có phải là sự tự nguyện của chính những người
phụ nữ tại các quốc gia Hồi giáo hay không vẫn còn là vấn đề cần bàn cãi.
Bên cạnh đó, trên thực tế có rất ít chương trình của chủ nghĩa này được thực
hiện và thực hiện thành công. Khi bối cảnh quốc tế thay đổi, và khi phe Trục tiến hành
xâm lược, những nhiệt huyết của chủ nghĩa lý tưởng phai nhạt dần. Các tổ chức quốc
7


tế không thể ngăn chặn các nhà nước hành động theo logic cân bằng quyền lực, tính
toán một cách ích kỷ những bước đi có ảnh hưởng tới vị trí của họ trong một thế giới

đầy cạnh tranh tàn nhẫn. Các nhà nước có khát vọng quyền lực không nhìn nhận các
quyền lợi sống còn của họ theo kiểu mà chủ nghĩa lý tưởng đã phân tích. Các thể chế
toàn cầu không thể đưa ra những phản ứng đúng lúc, đủ sức đối vs các đe dọa… các
nhà hiện thực kết luận rằng vấn đề an ninh, các nhà nước chỉ tin vào sức mạnh của
chính mình chứ không tin vào những hứa hẹn của các thể chế siêu quốc gia.
2. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết hiện thực chính trị trong việc giải quyết
những vấn đề chính trị quốc tế hiện nay.
a. Ưu điểm của lý thuyết hiện thực chính trị trong việc giải quyết những vấn đề
quốc tế hiện nay
Quan điểm của các nhà tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực giúp cho những nhà
chính trị có cái nhìn đầy đủ hơn về hiện thực loài người, đặc biệt trong những giai
đoạn có căng thẳng chính trị toàn cầu như hiện nay. Theo lý thuyết hiện thực chính trị
thì xung đột là bản chất của quan hệ quốc tế. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển
vẫn là xu thế lớn, nhưng các cuộc xung đột với những nguyên nhân khác nhau vẫn sẽ
diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Do vậy, các quốc gia ngày nay vẫn
tiếp tục duy trì chính sách chính trị quyền lực, thể hiện ở việc không ngừng nâng cao
sức mạnh toàn diện của mình. Điều này giải thích cho sự đi lên của Trung Quốc đã tác
động lớn đến tình hình chính trị, an ninh khu vực toàn cầu. Hay những tranh chấp về
chủ quyền các hòn đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, giữa Nhật Bản và Trung Quốc,
tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông giữa các nước trong khu vực... Hay như những
xung đột gần đây giữa Nga và Ukraine do việc sáp nhập Crimea, giữa Nga và Thổ Nhĩ
Kỳ sau sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga. Đặc biệt là sự xuất hiện
của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS gây bất ổn nặng nề về an ninh và chính trị trên thế
giới.
b. Hạn chế của lý thuyết hiện thực chính trị trong việc giải quyết những
8


vấn đề chính trị quốc tế hiện nay
Hiện nay, tình hình chính trị quốc tế đang diễn ra vô cùng căng thẳng, bên cạnh

đó, khi mà quá trình toàn cầu hóa đang làm thế giới nhỏ lại, tình trạng phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Theo đó, các quốc gia có xu hướng tăng
cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực và số lượng các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia
ngày càng giảm xuống thì chủ nghĩa hiện thực không còn là một lý thuyết phù hợp
nhằm giải thích các hiện tượng chính trị quốc tế.
Chủ nghĩa hiện thực thường bị chỉ trích là phi đạo đức, và thậm chí là vô đạo
đức, trong việc đặt quyền lợi quốc gia cao hơn các nguyên tắc đạo đức. Bên cạnh đó,
một loạt câu hỏi về chủ nghĩa hiện thực được đưa ra như: Những chính sách nào phục
vụ tốt nhất cho lợi ích dân tộc? Những liên minh thực sự thúc đẩy hòa bình hay bất ổn?
Sự vũ trang thúc đẩy an ninh quốc gia hay kích động chạy đua vũ trang đầy tốn kém và
dẫn tới chiến tranh? Các nước nghiêng về hành động hung hăng khi họ mạnh hay yếu?
Những lợi ích của quốc gia có được tốt nhất thông qua hợp tác hay cạnh tranh? Nếu
loài người không có sự thay đổi thì làm sao chúng ta có thể giải nghĩa được những
cuộc cách mạng và cải tổ trong hệ thống quốc tế? Chúng ta giải thích thế nào về sự gia
tăng của các thể chế hợp tác đa phương, sự mở rộng kinh tế, và dễ thấy việc các quốc
gia sẵn lòng tuân thủ các quy tắc đạo đức và các hiệp định hơn là bóc lột các bên khác
một cách tàn nhẫn khi có thời cơ?... Sự gia tăng số lượng các chỉ trích chủ nghĩa hiện
thực như vậy chỉ ra rằng nó đã không giải thích một cách thỏa đáng những tiến triển
mới trong nền chính trị thế giới. Ở thời điểm chính trị thế giới đang có nhiều nóng
bỏng như hiện tại nếu một số quốc gia chỉ tuân chỉ những tư tưởng chính trị của mình
theo quan điểm của nghĩa hiện thực thì tình hình sẽ ngày càng trở nên căng thẳng và
nguy cơ về một cuộc chiến tranh thế giới mới là khó tránh khỏi. Vì vậy bên cạnh
những chính sách đối ngoại cứng rắn để bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc mình thì
các nước cần có những suy tính đến lợi ích của toàn thể cộng đồng các nước, các dân
tộc trên thế giới, để đảm bảo một thế giới hòa bình.
9


C. KẾT LUẬN
Có thể nói, nghiên cứu lý thuyết về quan hệ quốc tế của lý thuyết lý tưởng

chính trị và lý thuyết hiện thực chính trị cho thấy được những sự giống nhau, khác
nhau cũng như ưu điểm và hạn chế của những lý thuyết này trong việc giải quyết
những vấn đề chính trị quốc tế hiện nay. Các lý thuyết này ở mức độ nhất định đã có
những phân tích và khái quát tương đối sâu về vai trò, vị trí của một trong những
phương tiện tác động của quốc gia trên trường quốc tế, đó là quyền lực và sức mạnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Phương Nghị, Nguyễn Thanh Tùng, Đào Ngọc Tuấn, “Đại cương về chính
trị học quốc tế”, NXB.Chính trị Quốc gia
2. Phạm Thái Việt, “Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của nhà nước dưới
tác động của toàn cầu hóa”, NXB. Khoa học xã hội
3. Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 2, 6/2013. Bài viết: Tranh luận về sự liên đới của
lý thuyết quan hệ quốc tế với thế giới thứ ba
4. Hoàng Khắc Nam, “Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế: Những luận điểm
chính và sự đóng góp”, Tạp chí khoa học đhqg Hà Nội, Khoa học xã hội và nhân
văn, Tập 29 số 1 (2013);
5. Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp (chủ biên), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế,
(TPHCM: Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM, 2013).
6. />7. />%87n_th%E1%BB%B1c_(quan_h%E1%BB%87_qu%E1%BB%91c_t
%E1%BA%BF)
8. />
10


11



×