Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vai trò của hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.47 KB, 10 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên
lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực.
Trong đó, hai nguyên lý bao gồm: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và Nguyên lý về
sự phát triển được coi là có vai trò quan trọng. Với đề tài: “Vai trò của hai nguyên lý
cơ bản của phép biện chứng duy vật”, vấn đề đó sẽ được phân tích một cách cụ thể
hơn.
A.

1


NỘI DUNG
Có thể nói, từ việc nghiên cứu những tính chất chung nhất của các mối liên hệ
phổ biến, các quy luật chung nhất của mọi sự vận động, phát triển, phép biện chứng
đã xác lập hệ thống bao gồm hai nguyên lý giữ vai trò chung nhất cho quá trình nhận
thức và thực tiễn, đặc biệt là với những sáng tạo trong nhận thức khoa học và thực
tiễn cách mạng. Cụ thể:
I. Vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1. Khái quát chung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Theo quan điểm duy vật biện chứng, các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác
nhau của thế giới vừa tồn tại độc lâp, vừa liên hệ, quy định, tác động qua lại, chuyển
hóa lẫn nhau và cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất
vật chất của thế giới. Do vậy, liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định,
tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt
của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới.
Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Nguyên lý này khái quát
những tính chất chung của các mối liên hệ, nghiên cứu khát quát những mối liên hệ
phổ biến nhất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy; đó là các
mối liên hệ: cái chung và cái riêng, tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng,
nguyên nhân và kết quả, nội dung và hình thức, khả năng và hiện thực.


Tính chất của mối liên hệ: có 3 tính chất cơ bản là tính khách quan, tính phổ
biến và tính đa dạng, phong phú. Tính khách quan là cái vốn có của bản thân sự vật,
hiện tượng; Tính phổ biến biểu hiện sự liên hệ diễn ra ở mọi lĩnh vực (tự nhiên, xã
hội, tư duy), ở mọi hiện tượng, sự vật của thế giới khách quan; Tính đa dạng, phong
phú được thể hiện trong không gian và thời gian khác nhau, liên hệ của sự vật sẽ khác
nhau.
Ý nghĩa phương pháp luận: từ việc nghiên cứu rút ra quan điểm toàn diện.
Quan điểm này đòi hỏi: (i) phải xem xét toàn diện các mối liên hệ, (ii) phải rút ra
được những mối liên hệ bản chất, chủ yếu của sự vật, (iii) từ đó quay lại nhận thức
toàn bộ sự vật. Quan điểm toàn diện đối lập với phiến diện, chiết trung, siêu hình.
Nhưng gắn liền với quan điểm lịch sử - cụ thể.
B.

2


2.Vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thể hiện vai trò trong nhận thức khoa học và
thực tiễn, cụ thể:
a) Vai trò đối với nhận thức
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã tạo cơ sở lý luận để xây dựng nên hai
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng bao gồm: quan điểm toàn diện và quan
điểm lịch sử cụ thể.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xem
xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu
tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữ sự vật đó với sự vật
khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới nhận
thức đúng về sự vật. Lê-nin đã viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn
bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp”
của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ,

nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả các mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm
sai lầm và sự cứng nhắc”(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1976,
t.42, tr.384). Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác
động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể
trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa
học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện
khác.

3


Ví dụ cụ thể: Trong quá trình phân tích tình hình cụ thể trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước với tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch ở trong nước
và trên thế giới, Đảng ta đã quyết định đường lối và phương pháp đánh giặc là: sử
dụng sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại, của kinh tế, quân sự, chính trị, văn
hóa, ngoại giao, sức mạnh của ba thứ quân và ba mũi giáp tấn công, đánh địch trên cả
ba vùng chiến lực với phương châm “đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận để đi
tới đánh đổ hoàn toàn kẻ địch”. Đây là thành quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo phép biện chứng duy vật với quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể
vào thực tiễn cách mạng nước ta.

4


b) Vai trò đối với thực tiễn
Đặt trong hoàn cảnh của đất nước ta, với tư cách là những nguyên tắc phương
pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể góp phần định hướng, chỉ
đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực. Trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới toàn diện các lĩnh vực
của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục…), mà trước hết là đổi mới

tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội. Cụ thể, về xã hội: giải quyết tốt
mối liên hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức tạo thành mối liên hệ công nông trí
thức. Về chính trị: đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống, chức năng, tránh
chồng chéo, tạo sự đồng bộ giữa Đảng và Nhà nước. Về tư tưởng: với ba bộ phận chủ
yếu: văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Nó phải có mối liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Tuy
nhiên không phải đổi mới tất cả các lĩnh vực ngay cùng một lúc (như thế sẽ không đủ
lực để thực hiện) mà phải xác định đổi mới có trọng tâm, trọng điểm. Trong đổi mới
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục….

5


Đảng xác định đổi mới kinh tế là trước hết; đổi mới giáo dục đào tạo, khoa học
công nghệ là quốc sách hàng đầu trên cơ sở phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ
ngoại lực. Để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của
từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng cũng phân tích tình hình cụ thể của đất
nước và bối cảnh quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn, thời kỳ và trong khi thực hiện
đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến
của hoàn cảnh cụ thể. Đại hội Đảng lần VIII đã khẳng định: “Xét trên tổng thể, Đảng
ta đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định
đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi
sự đổi mới khác”. Tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để với những bước đi,
hình thức và cách làm phù hợp là sự vận dụng đúng đắn các nguyên lý, quan điểm của
triết học Mác - Lênin và là bài học kinh nghiệm qúy báu của Đảng ta trong công cuộc
đổi mới hiện nay, là điều kiện đảm bảo sự thành công của công cuộc đổi mới trong
giai đoạn đã qua cũng như trong thời gian tới.

II. Vai trò của nguyên lý về sự phát triển
1.Khái quát chung nguyên lý về sự phát triển

Nội dung của nguyên lý: Quan điểm biện chứng khẳng định phát triển là phạm
trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Phát triển là nguyên lý
chung của thế giới; là kết quả của quá trình thay đổi lượng dần đến thay đổi chất, diễn
ra theo đường xoáy ốc, có sự lặp lại nhưng trên cơ sở cao hơn theo khuynh hướng tiến
lên và nguồn gốc của phát triển là do mẫu thuẫn bên trong của chính sự vật quy định,
quá trình giải quyết mâu thuẫn bên trong bản thân sự vật là quá trình tự thân phát triển
của mọi sự vật.
Tính chất của sự phát triển: bao gồm 3 tính chất là tính khách quan, tính phổ
biến và tính đa dạng, phong phú. Tính khách quan do mâu thuẫn bên trong của bản
thân sự vật quy định, là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh, nhờ
6


đó mà sự vật phát triển; Tính phổ biến biểu hiện sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực
(tự nhiên, xã hội và tư duy), ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới; Tính đa dạng
phong phú thể hiện trong không gian, thời gian khác nhau, sự phát triển sẽ khác nhau
và sự tác động của các sự vật, hiện tượng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của sự
vật.

Ý nghĩa phương pháp luận: cho phép rút ra quan điểm phát triển. Quan điểm
phát triển đòi hỏi phải xem xét sự vật trong quá trình vận động, biến đổi liên tục, quá
trình mất đi của cái cũ và xuất hiện cái mới; phải thấy rõ khuynh hướng biến đổi, phát
triển của sự vật và chỉ rõ những giai đoạn phát triển của sự vật; phải tư duy năng
động, linh hoạt, mềm dẻo để nhận thức cái mới và phát huy cái mới, khắc phục những
tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến nhằm góp phần định hướng nhận thức, chỉ đạo hoạt
động cải tạo hiện thực và cải tạo bản thân con người.

7



2.Vai trò của nguyên lý về sự phát triển
Nguyên lý về sự phát triển có vai trò vô cùng quan trọng trong nhận thức và
thực tiễn, cụ thể:
a) Vai trò đối với nhận thức
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận xây dựng nên một trong những
nguyên tắc phương pháp luận – đó là quan điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi
hỏi không chỉ nắm được những cái đang tồn tại của sự vật mà khi xem xét, đánh giá
sự vật, hiện tượng, chúng ta phải đặt chúng vào trong hoàn cảnh và điều kiện mà
chúng đang vận động, biến đổi và phát triển, phải vạch ra được xu hướng biến đổi và
chuyển hóa chúng. Chúng ta phải tìm ra không chỉ khuynh hướng phát triển tiến lên
của sự vật mà còn nhận rõ con đường quanh co và tính chất phức tạp, đầy mâu thuẫn
trong phát triển. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tích cực và cái tiêu
cực để đi đến chiến thắng của cái mới, yêu cầu xây dựng tinh thần lạc quan cách
mạng, có niềm tin khoa học về sự tất thắng của cái mới, quán triệt bài học “thắng
không kiêu, bại không nản”.
Ví dụ cụ thể: khi nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải đặt các nhà khoa học trong bối cảnh tác
động của kinh tế thị trường, cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa; cần chú
ý giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, những điểm mới và yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức ở nước ta để từ đó dự báo sự biến đổi và xu
hướng phát triển của đội ngũ trí thức cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, nâng cao
hiệu quả sự dụng và chính sách đãi ngộ với đối tượng này.

b) Vai trò đối với thực tiễn
8


Nguyên lý về sự phát triển với tính chất đa dạng, phong phú còn là cơ sở lý
luận xây dựng quan điểm lịch sử cụ thể trong nguyên tắc phương pháp luận. Cụ thể

quan điểm lịch sử giúp chúng ta nhận thức đúng đắn sự phát triển bao giờ cũng xảy ra
ở trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, không gian và thời gian xác định. Cùng
một sự vật trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, không gian, thời gian xác định.
Cùng một sự vật nếu tồn tại ở trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, không
gian thời gian khác nhau thì sự phát triển của nó sẽ thay đổi khác nhau, từ đó có vai
trò đối với thực tiễn trong việc tạo ra những điều kiện, hoàn cảnh tốt nhất để thúc đẩy
sự phát triển, giúp cải tạo thực tiễn và cải tạo bản thân con người. Giúp vận dụng vào
hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, đòi hỏi phát huy cao độ nỗ lực của nhân tố con
người trong quá trình “chủ quan hóa khách quan” và “khách quan hóa chủ quan”.
Đặt trong thực tiễn hoàn cảnh lịch sử nước ta, nguyên lý về sự phát triển đã
giúp chúng ta chống lại tư tưởng nóng vội chủ quan, khắc phục tư tưởng bảo thủ trì
trệ, định kiến vốn có là sản phẩm của nền kinh tế tiểu nông, của chế độ thực dân và
của cơ chế quan liêu bao cấp của nước ta trước đây. Giúp chúng ta nhận thức những
mặt hạn chế của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong thời kỳ bao cấp để dần khắc
phục, phát triển và hoàn thiện sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa như hiện nay ở nước ta.

C.

KẾT LUẬN
9


Hai nguyên tắc của phép biện chứng đã trở thành những nguyên tắc phương
pháp luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. Những
nguyên tắc này không những chỉ là “công cụ” sắc bén để hình thành thế giới quan
khoa học, nhân sinh quan cách mạng mà còn là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt
động tự do sáng tạo của con người trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế.

10




×