Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN: KINH NGHIỆM VỀ VIỆC DẠY HỌC TỐT TIẾT BÀI TẬP VỀ ĐIỆN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.5 KB, 5 trang )

KINH NGHIỆM VỀ VIỆC DẠY HỌC TỐT TIẾT BÀI TẬP
VỀ ĐIỆN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS
1. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện đúng chương trình phổ
cập trung học cơ sở đạt hiệu quả thì công tác giảng dạy bộ môn ở trường trung học
cơ sở là hết sức quan trọng, trong đó người giáo viên bộ môn hết sức quan tâm đến
giảng dạy cho học sinh, không chỉ dạy các em có kiến thức mà phải giáo dục toàn
diện cho học sinh, nghĩa là “dạy chữ và dạy làm người”, giáo viên bộ môn phải hết
sức lưu ý các em trong giảng dạy, đặc biệt nâng cao vai trò và hiệu quả công tác
giảng dạy của giáo viên. Qua thực tế giảng dạy môn vật lý nhiều năm ở trường trung
học cơ sở cho đến thời điểm này tôi nhận thấy rằng có một số HS nắm kiến thức rất
tốt và vận dụng vào việc giải bài tập, bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu chậm
nên việc vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập còn hạn chế. Là giáo viên trực tiếp
đứng lớp thấy còn một số học sinh chưa học tập nghiêm túc tiếp thu bài thì qua loa,
học bài mới thì lại quên kiến thức cũ, bài tập thì giải đi giải lại các em không giải
được, chưa nói đến việc tự nhận dạng các bài tập để giải, bản thân rất bức xúc. Do đó
tôi luôn cố gắng giúp các em học tốt hơn cũng như vận dụng tốt các kiến thức vào
việc giải bài tập môn Vật Lí 9 để các em có thể nối tiếp chương trình ở các lớp kế
tiếp được tốt hơn, đó chính là lý do tôi viết chuyên đề: “Dạy học tốt tiết bài tập về
điện học cho học sinh lớp 9”.
2. NỘI DUNG:
2.1. Thuận lợi:
Nội dung kiến thức vật lý 9 phù hợp với sự nhận thức của HS.
HS có thể tự học, mỗi bài có phần ghi nhớ được đóng khung.
Có luyện tập từng phần từ dễ đến khó.
Đề bài tập HS đọc dễ hiểu.
Có phần gợi ý cách giải và đáp số sau mỗi bài tập.
2.2.Khó khăn:
Khả năng tiếp thu kiến thức có sự chênh lệch giữa các đối tượng HS
Số lượng bài tập khá nhiều cho một tiết bài tập, không thể giải quyết hết các bài
tập trong SBT, do đó một số HS chưa tiếp thu bài tập tốt nên việc áp dụng và làm


bài tập còn hạn chế.
Phần đông HS chưa đọc kĩ đề bài tập đã vội tìm lời giải,…
2.3. Hướng khắc phục:
GV khi dạy phải thường xuyên cho HS nhắc lại kiến thức cũ, chỉ ra những chổ
khó, dễ sai, khi làm bài tập hay vướn phải.
Cần đặt nhiều câu hỏi để kích thích HS, liên hệ thực tế để HS dễ hiểu.
Nhắc nhỡ HS đọc kĩ đề bài trước khi giải, chỉ ra đâu là cái đã có và đâu là cái cần
tìm.
2.4. Những yêu cầu và trình tự giải bài tập vật lý
-Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.
Kinh nghiệm về dạy học tốt tiết bài tập về điện học cho học sinh lớp 9 ở trường THCS.


-Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà
đề bài yêu cầu.
-Đổi đơn vị nếu cần (học sinh thường không để ý hay quên làm bước này).
-Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường
hợp).
-Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.
-Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa vội
thế số).
-Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.
-Để

ý

đơn

vị


của

kết

quả



phù

hợp

thực

tế

không.

3. MỘT SỐ KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BÀI TẬP:
3.1. Về kiến thức vật lý:Yêu cầu HS phải nắm được:
3.1.1. Điện trở dây dẫn: Công thức: R=
3.1.2. Định luật Ôm:

Hệ thức: I=

U
I

U
R


3.1.3. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp:
I=I1=I2
U=U1+U2
Rtđ= R1+R2
3.1.4. Đoạn mạch gồn hai điện trở mắc song song:
I= I1 + I2
U= U1 = U2
1
1
1
=
+
Rtd R1 R2

Suy ra:
Rtd =

R1 R2
R1 + R2

3.1.5.Công thức điện trở dây dẩn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật
liệu làm dây:
R= ρ

l
s

3.1.6.Công thức tính công và công suất:
A=P.t=U.I.t

3.1.7. Định luật Jun-Lenxơ:
Hệ thức:Q=I2Rt hay Q=0,24.I2.R.t
2


4. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
Qua nhiều năm dạy điện học tôi tạm chia ra các dạng cơ bản như sau:
4.1.Dạng 1:Cho mạch điện như hình vẽ:
A
B
Với: R1 = 30 Ω ; R2 = 15 Ω ; R3 = 10 Ω và UAB = 24V.
1/ Tính điện trở tương đương của mạch.
R2
2/ Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
R1
3/ Tính công của dòng điện sinh ra trong đoạn mạch
R3
trong thời gian 5 phút.
Cho biết:
R1 = 30 Ω ;
R2 = 15 Ω
R3 = 10 Ω
UAB = 24V
1. Rtđ =?
2. I1=?
I2=?
I3=?
3. t= 5 phút=600 s
A=?


Hướng dẫn
1/ Điện trở tương đương của R2 và R3:
R 2,3 =

R 2 .R 3
15.10
=
= 6Ω
R 2 + R 3 15 + 10

Điện trở tương đương của mạch:
R tñ = R1 + R 2,3 = 30 + 6 = 36 Ω
2/ Cường độ dòng điện qua mạch chính và qua các mạch rẽ:
U
24
I = AB = = 0,67 A
Rtd 36

Mà: I = I1 = I 2,3 = 0,67A
Ta có: U 2,3 = I 2,3 .R 2,3 = 0,67.6 = 4V
Vì R2 // R3 nên U2 = U3 = U2,3.
Ta có: I 2 =
I3 =

U 2,3

R2
U 2,3
R3


=

4
= 0,27A
15

=

4
= 0,4A
10

3/ t = 5 ph = 300s
Công dòng điện là:
A = UAB.I.t = 24. 0,67. 300 = 4 824J
4.2. Dạng 2: Đèn Đ ghi 12V-12W được mắc nối tiếp với điện trở R = 24Ω, và mắc
vào đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi là 18V, điện trở của đèn không thay đổi
theo nhiệt độ.
1/ Nêu ý nghĩa của các số ghi trên đèn và tính điện trở của đèn.
2/ Tính điện trở của mạch điện.
3/ Đèn Đ sáng như thế nào ?
4/ Tính nhiệt lượng toả ra trên đèn trong 5phút.
5/ Mắc thêm Rx song song với đèn, độ sáng của đèn Đ thay đổi như thế nào ?
Giải thích.
Hướng dẫn :
Cho biết:
Uđ=12V
Pđ=12W
R = 24Ω


1. Ý nghĩa: 12 V : Hiệu điện thế định mức của đèn.
12 W :Công suất định mức của đèn.
U 2 dm 12 2
Tính điện trở của đèn : Rd =
=
= 12 Ω
Pdm
12

3


U=18V

2. Điện trở đoạn mạch : Rm = Rd + R = 12 + 24 = 36 Ω

1.R đ=?

3. Đèn sáng thế nào :

2. Rtđ=?

U

18

3. Độ sáng của đèn?

Cường độ dòng điện qua đèn : Id = I = R =
= 0.5 A

36
m

4. t=5 phút=300s

Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn : Ud = Id . Rd = 12.0,5 = 3V
 Ud < Udm => Đèn sáng yếu hơn bình thường.

Q=?
5. Độ sáng của đèn
thay đổi thế nào?

4. Nhiệt lượng toả ra trên đèn trong 5phút :
Q = Rd . I2 . t = 12 . 0,52. 300 = 900 J
5. Mắc thêm Rx thì điện trở : Rden,Rx < Rden => Rmach giảm so
với lúc chưa mắc thêm Rx . Với U không đổi nên cường độ
dòng điện qua mạch sẽ tăng.
 UR tăng nên Uden,Rx giảm : vậy đèn sẽ sáng yếu hơn lúc
ban đầu.

4.3.Dạng 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Đèn 1 ghi 6V-3W, đèn 2 ghi 6V-9W, R =
6Ω , UAB không đổi. Dây dẫn và khoá K có điện trở không đáng kể.
1. Khi khoá K đóng các đèn sáng bình thường, tìm :
- Điện trở của mỗi đèn. Điện trở tương đương của mạch điện.
- Hiệu điện thế toàn mạch, công suất của mạch điện.
2. Khi khoá K mở các đèn sáng thế nào? Tại sao?
K
R
A


B
Đ2

Cho biết:
U1=6V
P1=3W
U2=6V
P2=9W
R = 6Ω
1.R1=?, R2=?
Rtđ=?
UAB=?
PAB=?
2.Khi k mở đèn sáng thế
nào?

Đ1
Hướng dẫn :
1. Khoá K dóng và các đèn sáng bình thường :
Tính được điện trở đèn 1 : R1 = 12Ω
điện trở của đèn 2 : R2 = 4Ω
- Điện trở của mạch điện : RAB = 8Ω
- Hiệu điện thế mạch điện : UAB = Ud1+ Ud2 = 6 + 6 =
12V
- Công suất mạch điện :
P AB = 18W
2. Khi khoá K mở, mạch điện gồm đèn1 mắc nối tiếp
đèn2.
- Cường độ dòng điện qua mỗi đèn:
12


I’1 = I’2 = I’ = = 12 + 4 = 0,75A
- Công suất điện của mỗi đèn :
P‘1 = I’2 . R1 = 0,752 . 12 = 6,75 W
P‘2 = I’2 . R2 = 0,752 . 6 = 2,25 W
P‘1 > P 1dm => Đèn 1 sáng mạnh hơn bình thường có
thể bị cháy.
4


P‘2 < P 2dm => Đèn 2 sáng yếu hơn bình thường
5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BAN ĐẦU:
Qua các dạng bài tâp trên, học sinh hiểu biết và giải được các dạng dạng bài
tập tương tự, kết quả giảng dạy tôi nhận thấy tình hình học tập của học sinh các lớp
có chuyển biến rất tích cực, các em có sự cố gắng học tập, học nghiêm túc hơn, có
cố gắng làm bài tập, trao đổi, thảo luận cùng các bạn về những kiến thức mới và khó,
hàng tuần số lượt không thuộc bài giảm xuống đáng kể. Nói chung tình hình lớp học
học tập ngày càng tốt hơn.
6. KẾT LUẬN:
Là giáo viên dạy lớp và chủ nhiệm khi lên lớp, công tác đầu tiên là phải quan
tâm các em, chú ý đến các em, phải hết sức tìm hiểu các em qua các giờ giải bài tập
để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của các em.
Xây dựng phong trào học tập trong bầu không khí thoải mái, giáo viên cần
thân thiện, yêu thương học sinh để các em có niềm tin với bản thân, xem học tập là
niềm vui, niềm say mê trong cuộc sống. Nhất là hiện nay đang xây dựng “trường học
thân thiện” để các em xem đây là ngôi nhà thứ hai của các em.
Cần phân loại các đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy thích hợp
cho từng đối tượng, đồng thời xây dựng các phong trào thi đua học tập, điều chỉnh
phương pháp dạy học phù hợp để các em học tập, thi đua với nhau cùng tiến bộ.
Chuyên đề được nghiên cứu trong phạm vi tại trường dù đã rất cố gắng song

không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin trình bày kinh nghiệm trên với mong
muốn là nhận được nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp chân thành của Quý đồng nghiệp
và lãnh đạo làm công tác chuyên môn ở các cấp quản lí để kinh nghiệm của tôi đưa
ra được hoàn thiện hơn, giúp tôi hoàn thành công tác chuyên môn tốt hơn nữa. Tôi
xin chân thành cảm ơn.
Ý kiến của BGH

Duyệt của Tổ trưởng

An Trường, ngày 14/11/2010
Người viết

Nguyễn Thị Tiến

Võ Thị Thuý Kiều

5



×