Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN môn Tiếng Anh bậc Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 26 trang )

DẠY KĨ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Phần I: Đặt vấn đề
I-Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu:
Hiện nay cả nước đang triển khai đề án ngoại ngữ 2020. Các giáo viên được
học tập về những phương pháp dạy Tiếng Anh tiên tiến nhất. Những phương pháp
đó cũng đang được triển khai trong hệ thống các trung tâm giảng dạy Tiếng Anh
của hội đồng Anh trên toàn thế giới và Việt Nam. Ngoài ra các giáo viên cũng
được giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo về kiểm tra, đánh giá theo chuẩn khung
năng lực Châu âu (CEFR) dành cho đối tượng học sinh thuộc nhiều cấp học. Quan
trọng hơn, với vai trò là những người học Tiếng Anh muốn nâng cao được trình độ
theo khung chuẩn CEFR thì chính các giáo viên phải nỗ lực hết sức mình . Từ đó
các giáo viên có thể hướng dẫn, giảng dạy và đánh giá trình độ Tiếng Anh của học
sinh theo khung chuẩn một cách chính xác hơn.
Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để
phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính
sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy học
ngoại ngữ là giao tiếp. Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy
theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ (nghe- nói)
Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài
người. Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách mở
cửa quan hệ với các nước trên thế giới đang tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng rãi với
các nước trên thế giới bằng tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế - ngày được quan tâm
hơn.
Chính vì vậy môn tiếng Anh đã đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và
cũng là một môn chính trong các kỳ thi phổ thông với mục tiêu giúp các em học
sinh trên cơ sở rèn luyện 4 kỷ năng : Nghe, nói, đọc, viết đạt được khả năng đọc
hiểu tiếng Anh ở chương trình phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việt tự học,
tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng văn hóa phong phú của thế giới.
Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học , việc học
Tiếng Anh rất hoàn toàn mới lạ và ý thức học tập của các em chưa cao, ảnh hưởng


đến chất lượng dạy và học. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em
còn gặp nhiều khó khăn trong việc nghe. Nghe được coi là việc quan trọng trong
giao tiếp, và nghe, nói được là cơ sở giao tiếp. Nếu quen nói sai, đọc sai thì cũng
không thể nghe được, hiểu được hoặc ngược lại không nghe được thì cũng ít có khả
năng phải hồi thông tin. Kĩ năng nghe là kĩ năng yếu nhất của học sinh , sinh viên
nói chung và học sinh tiểu học nói riêng.
- Để thực hiện mục tiêu phát triển kĩ năng nghe cần có hỗ trợ của Đảng, nhà
nước, ngành giáo dục, nhất là các chuyên gia nước ngoài đang công tác tại các
trường sư phạm và đội ngũ các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh cùng góp
sức.
- Để dạy tốt các bộ môn nói chung, cũng như bộ môn Tiếng Anh nói riêng là
một vấn đề khó, nó đòi hỏi nhiều yếu tố liên quan.Tiếng anh là một bộ môn mới
1


được phổ cập ở cấp Tiểu học, nó vẫn còn nhiều bất cập trong công tác Dạy - Học
bộ môn mới này. Đặc biệt chương trình tiếng anh mới , mặc dù đã qua 4 năm
nhưng người dạy và người học vẫn còn nhiều bỡ ngỡ về cách thay đổi cả về nội
dung lẫn phương pháp của hệ thống sách giáo khoa tiếng anh cấp Tiểu học cho
nên đây là một khó khăn lớn nhất hiện nay.
- Tình hình thực tế cho thấy có những khó khăn nhất định khiến các giáo viên
dạy tiếng khó tiếp cận với bộ môn để có thể nâng cao phương pháp giảng dạy của
mình, làm thế nào để các tiết dạy này có hiệu quả thu hút được học sinh, tổ chức
học sinh hoạt động một cách tích cực, chủ động: Một số giáo viên không có nhu
cầu quan tâm đến bộ môn vì với họ, dạy học là một ‘ Nghệ thuật “ , “ Là kinh
nghiệm cá nhân “ không cần học hỏi, tham khảo đồng nghiệp. Nhưng thực tế cho
thấy, để giảng dạy như thế nào có sức dẫn cuốn hút học sinh tham gia vào bộ môn
của mình dạy không phải là đơn giản, nó đòi hỏi người thầy phải có nghệ thuật.
“ Nghệ thuật “ đó là những gì ?- Đó là những kinh nghiệm , phương pháp phù
hợp, là những thủ thuật cho mỗi một kỹ năng.

- Những điều đó được đúc rút ra từ trong quá trình giảng dạy, từ quá trình
nghiên cứu, học hỏi, bằng những sáng tạo của bản thân. Kinh nghiệm là những gì
được đúc kết từ thực tế, trải qua một quá trình thử nghiệm và đã mang lại kết quả
nhất định đối với người áp dụng. Đối với tôi những kinh nghiệm trình bày ở đây là
những kết quả qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Tiếng Anh , đặc biệt tôi đã được
tham gia các đợt bồi dưỡng tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn và các phương
pháp mới đối cách dạy Tiếng Anh ở trường Tiểu học do sở giáo dục đào tạo Hà
Nội kết hợp với trường ĐHQG- ĐHNN Hà Nội và hội đồng Anh tổ chức.
II- Lý do chọn đề tài:
Đối với việc dạy học ngoại ngữ, tính sáng tạo, tích cực, chủ động học tập của
học sinh càng cần thiết vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm các
phương tiện ngoại ngữ và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính
năng lực giao tiếp của các em. Phương pháp dạy học ngoại ngữ đã chọn giao tiếp
là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao
tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học (dạy học trong giao tiếp, bằng
giao tiếp và để giao tiếp). Để dạy môn học Tiếng Anh ngày càng sinh động, đạt kết
quả cao và đáp ứng nhu cầu giao tiếp đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực hết mình,
không ngừng nâng cao công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, thường xuyên nghiên
cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, khoa học và phù hợp. Dạy Tiếng
Anh là nhằm mục đích phát triển 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
Nhưng dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thì được ưu tiên phát triển 2 kĩ năng
nghe và nói.
Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp
giao tiếp bằng ngôn ngữ ( nghe- nói )
Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ. Chúng ta
không thể giao tiếp được nếu không nghe. Để thành công khi đối thoại, ta phải
2


nghe hiểu được những gì người khác nói. Khi nói Tiếng Anh, ta có thời gian để

nghĩ là sẽ nói gì, dùng từ như thế nào. Còn khi nghe, ta phải
chú ý đến nghe hiểu. Thực tế học nghe là một kỹ năng yếu nhất trong bốn kỹ năng.
Việc dạy kỹ năng nghe đôi lúc còn bị coi nhẹ, không theo phương pháp do một số
lý do như: cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, không đồng đều như : không
có đủ phòng riêng cho bộ môn ngoại ngữ, thiếu thiết bị đồ dùng dạy học và cuối
kỳ, cuối năm không thi nghe.
Tại sao nghe lại là một việc khó khăn?
Khi học sinh nghe giáo viên đọc, các em đã quen với giọng điệu của thầy cô.
Ngoài ra thầy cô có thể đọc chậm, dùng cử chỉ hoặc hành động để gợi ý những
phần nghe khó. Do đó việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi nghe băng, học
sinh phải đối mặt với những khó khăn sau:
- Không kiểm soát được điều sẽ nghe.
- Gặp khó khăn trong phần ngữ âm.
- Lời nói trong băng quá nhanh.
- Bài nghe có nhiều từ mới.
- Trọng âm bài nghe khác.
- Hoc sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em đã
biết.
Vậy làm thế nào để giúp các em mở rộng phạm vi nghe, để một tiết học
nghe bớt căng thẳng và trở nên thú vị. Đó là điều mà rất nhiều giáo viên đang trăn
trở?
III- Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm
Để giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc nghe và nghe có
hiệu quả, tôi đã cố gắng tìm tòi , nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp, cộng
với những trải nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy và đặc biệt tôi đã tham gia
các đợt bồi dưỡng tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn và các phương pháp mới đối
cách dạy Tiếng Anh ở trường Tiểu học do trường ĐHNN Hà Nội và hội đồng Anh
tổ chức. Tôi rút ra một số kinh nghiệm hay trong phương pháp dạy nghe. Tôi hy
vọng kinh nghiệm của tôi sẽ là một tài liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
IV- Đối tượng nghiên cứu:

- Với đề tài này đối tượng nghiên cứu là học sinh trường tiểu học.
V- Phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu bảng biểu
3


- Tham gia các buổi tập huấn của sở giáo dục, và phòng GD.
- Học tập phương pháp giảng dạy của giáo viên nước ngoài.
- Phương pháp tổng kết qua kinh nghiệm công tác và giảng dạy

Phần II: Nội dung
I : Khảo sát thực tế
Qua những bài kiểm tra đánh giá sau mỗi chủ điểm. Học sinh đều làm tương
đối tốt ở các dạng bài đọc hiểu hay bài viết. Nhưng khi gặp dạng bài nghe thì học
sinh lúng túng trong cách làm bài và vì vậy kết quả của phần nghe còn thấp.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2014- 2015 như sau.
Khối

Số lượng
học sinh

5
4A+ 4B

208
77

Điểm đầu năm

Điểm trên TB
Điểm dưới TB
SL
%
SL
%
180
86.5
28
13.5
65
84.4
12
15.6

II: Biện Pháp thực hiện.
Dạy đọc đúng.
Nghe là một trong những kĩ năng cần thiết trong quá trình thực hiện giao tiếp.
Giống như kĩ năng đọc, nghe cũng là một kĩ năng tiếp thụ, nhưng nghe thường khó
hơn đọc, vì ngôn ngữ tiếp thụ qua nghe là lời nói. Khi ta nói các ý thường không được sắp xếp có trật tự như viết; ý hay lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không
đúng ngữ pháp. Hơn nữa khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe có một lần; còn khi
đọc ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản. Do đó, khi dạy kĩ năng nghe, ngoài
những thủ thuật chung áp dụng cho các kĩ năng tiếp thụ.
Nghe và nói là hai kĩ năng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Muốn nghe
chuẩn, chính xác thì bắt buộc phải nói đúng. Khi giao tiếp chúng ta mới có khả
năng thu nhận thông tin và phản hồi thông tin một cách chính xác. Từ đó giáo
viên phải có phương pháp hướng dẫn , dạy đọc đúng, đây chính là điểm nút
chính cần tháo gỡ cho học sinh trước khi dạy nghe.
1. Khi phụ âm đứng trước nguyên âm.
1.1- Về nguyên tắc khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm ta phải đọc

nối phụ âm với nguyên âm.
Ex: wake up /weik kup/
Look at / lu:k t/
Like it / laikit/
I-

4


Pour it / p rit/
1.2- Nhất là đối với từ tận cùng là nguyên âm thì không được phát âm.
Ex : Live /liv/
Like / laik/
2. Khi nguyên âm đứng trước nguyên âm.
Về nguyên tắc bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa hai nguyên âm để nối. Có
hai qui tắc sau.
2.1 – Đối với âm tròn môi:
Khi phát âm môi bạn nhìn giống chữ O “ ou, o, au” bạn cần thêm phụ âm
“W” vào giữa.
Ex: “ do it” sẽ đọc là/ du:wit/
2.2 – Đối với âm dài môi:
Khi phát âm ra môi bạn được kéo dài sang hai bên “ e, i, ei” bạn thêm âm “
y” vào giữa.
Ex: “ I ask” sẽ được đọc là/ ai yas:k/
3. Khi phụ âm đứng trước phụ âm.
Khi có hai hay nhiều phụ âm đứng gần nhau bạn chỉ cần đọc 1 phụ âm.
Ex : “ want to” đọc là / wonna/
4. Trường hợp khác.
4.1- Chữ “u” hoặc “y” đứng sau chữ “t” được phát âm là “ch”.
Ex: “ Not yet” đọc là/ not t et/

4.2 - “The” đứng trước phụ âm.
Ex :
The pen / δә pen /
4.3- “The” đứng trước nguyên âm.
Ex – The evening / δi’i:vnin /
4.4- Khi phiên âm có dấu / : / thì đọc kéo dài.
/ I / đọc ngắn như i của tiếng Việt.
/ I: / đọc kéo dài ii.
/ ^ / đọc ă và ơ
/ δ / đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng.
5. Dấu nhấn.
Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn- tức âm đó được đọc mạnh hơn.
Dấu nhấn thường dùng khi một từ có hơn một âm tiết.
Eg: hello / hә'lәu /
* Dấu nhấn thứ nhất và dấu nhấn thứ 2.
Eg: notebook / 'nәutbuk /
* Dấu nhấn trong cụm từ và câu.
Eg: listen and repeat / 'lisn en(d) ri'pi:t /
6. Ngữ điệu.
Ngữ điệu là "âm nhạc" của ngôn ngữ chính là âm lên và xuống khi chúng ta
nói. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc diễn tả ngữ nghĩa đặc biệt trong việc tả thái
độ của chúng ta ( ngạc nhiên, vui buồn ... )
Hướng dẫn học sinh nhận thức được hai ngữ điệu cơ bản:
+ Đọc lên giọng: Được dùng trong câu hỏi: Yes / No questions:
- Is your big book?
5


- Do you have pets ?
+ Đọc xuống giọng: Được dùng trong câu nói thông thường, mệnh lệnh và

câu hỏi: WH- question:
- What's your name ?
- My name’s Nam.
7. Cách đọc khi thêm "s" và "es"
+ Cách đọc / iz / : Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ s, x, sh, ch, z thì số
nhiều thêm es đọc / iz /. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ ce, se, ge thì số nhiều
thêm s cũng đọc /iz /.
Ex: finish / 'finiſ /
; finishes / 'finiſiz /
Sentence / sentәns / ; sentences / sentәnsiz /
+ Cách đọc / s / : Những từ có chữ tận cùng bằng p, t, k thì đọc s
Eg: A book / buk /
; books / buks /
+ Cách đọc / z / : Những từ có chữ tận cùng bằng a, e, i, o, u, b, v thì đọc /
z/
Ex: please / pli:z /
Kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách đọc, việc thực hành đọc rất là
quan trọng. Luôn luôn cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp. Bên cạnh
đó luôn khuyến khích các em đọc bằng cách học ở nhà.
Ngoài việc dạy đọc dúng giáo viên còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các
hoạt động luyện nghe của học sinh.
Để một tiết dạy nghe hiểu có chất lượng, giáo viên cần thực hiện các thủ
thuật cơ bản trong việc dạy nghe như sau:
II- Xác định rõ cho học sinh thế nào là nghe hiểu.
Nghe là một kỹ năng ngôn ngữ liên quan đến các kỹ năng phụ khác. Khi chúng
ta dạy cho các em nghe một ngoại ngữ, chúng ta phải dạy cho các em nghe theo
nhiều cách khác nhau. Một số kỹ năng phụ liên quan đến nghe là:
1.1 - Khi nghe, học sinh phải có khả năng nhận biết sự khác nhau giũa các
âm vị. Ví dụ, chúng ta phải nhận thấy được sự khác nhau giữa /cl/ và /gl/ trong từ:
"class" và ' glass", hai từ này chỉ có một âm khác giữa chúng; hoặc là các cặp từ

như " sheep và ship", " run và sun". Trong mỗi cặp từ này, sự khác nhau giữa các
từ chỉ có một âm độc nhất đã hình thành một từ mới với nghĩa hoàn toàn khác
nhau.
1.2 – Học sinh có kỹ năng nghe tốt với các từ phải bật âm gió ví dụ khi nghe
câu “ She can ride a bicycle but she can’t ride a pony” ( let’s listen – unti 4- let’s
go 2A)
1.3 - Nghe cũng liên quan đến việc lĩnh hội cấu trúc câu mà học sinh đã học .
Ví dụ khi nghe câu " There are two tables next to the sofa or There are two chairs
in front of the sofa " học sinh khi nghe phải nhận ra rằng phần nghe này nói về vị
trí của các đồ đạc " (let’s listen – Unit3- Iet’s go 2A)
6


1.4 - Một kỹ năng khác của nghe là khả năng suy ra những thông tin không
được chỉ ra trực tiếp. Ví dụ khi nghe bài nghe unit 20 trang 65 sách Tiếng Anh lớp
3 tranh in hai thành phố Hà Nội Và Đà Nẵng , đáp án của bài nghe là:
" Mai: Let’s play a city game!
Nam: Ok
Mai: Look. This city is in north Viet Nam.
What’s its name?”
" học sinh phải luận ra rằng" It is Ha Noi city ".
Và các phần nghe khác học sinh cũng phải suy đoán tương tự như vậy.
1.5 - Khi nghe các em cũng không cần thiết phải hiểu hết mọi từ mà các em
nghe được, nhưng các em phải hiểu được ý chính của các thông tin mà các em vừa
nghe, đây là vấn đề cơ bản nhất. Kỹ năng này gọi là kỹ năng nghe lướt.
III- Các biện pháp khắc phục khó khăn khi nghe:
1.1 - Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài
nghe: khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi trí tò
mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
1.2 - Cho học sinh đoán , nghĩ trước những điều sắp nghe trong một ngữ

cảnh nhất định. Điều này chú ý của học sinh vào bài nghe và gây hứng thú của học
sinh đối với bài học.
1.3 - Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết: tuy nhiên là không cần giới
thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Nếu học sinh
không hiểu nghĩa của từ sau khi nghe, tôi sẽ giải nghĩa bằng định nghĩa hoặc cho ví
dụ.
1.4 - Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe.
1.5 - Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan, tranh, hình ảnh
minh hoạ kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp
nghe. Tranh ảnh là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh. Nghe,
xác định tranh có liên quan, sắp xếp tranh theo thứ tự.
1.6 - Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước khi, trong khi và sau khi nghe.
Chia quá trình nghe thành từng bước:
+ Nghe ý chính, trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán.
+ Nghe chi tiết, hoàn thành bài tập, yêu cầu nghe.
+ Nghe, kiểm tra đáp án với tốc độ bình thường, không ngừng.
* Nếu học sinh nghe không rõ thì ở mỗi từ, cấu trúc quan trọng, giáo viên cho
băng tạm ngừng và cho các em nghe lại.
1.7 - Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, các nhóm và so
sánh kết quả, thảo luận sau khi nghe.
7


1.8 - Đảm bảo chất lượng mẫu nghe.
+Băng đài có chất lượng tốt
+Giáo viên đọc với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác.
1.9 – Giáo viên nên soạn thảo những bài nghe hoặc những trò chơi thưc hành
kỹ năng nghe cho học sinh luyên tập: Ví dụ nghe tìm hình ảnh, nghe chọn tranh,
nghe tìm số....
IV- Các giai đoạn của một bài nghe

1- Pre- listening
a) Giới thiệu từ vựng mới
Như trên tôi đã trình bày, không nhất thiết phải giới thiệu tất cả các từ
mới trước khi nghe. Các em có thể được phát triển kỹ năng nghe bằng cách thực
hành đoán nghĩa của từ. Chỉ có những từ khó học sinh không hiểu được nội dung
của bài nghe mới cần được dạy trước
b) Chuẩn bị cho học sinh nghe, nghĩ về điều sắp nghe, sắp xếp, dự đoán.
Hoàn thành các dạng bài tập trước khi nghe. Các dạng bài tập đó là:
+ T/ F prediction
Giáo viên viết 3- 5 câu lên bảng về ý chính của bài nghe. Học sinh " pair " dự đoán
xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp nghe.
+ Open prediction.
Cho học sinh xem một số tranh, học sinh đoán và viết dự đoán về điều sẽ nghe
+ Guess Listen.
Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh đoán câu trả lời. Khi nghe, học sinh sẽ đánh dấu
vào điều mình đoán đúng.
+ Ordering
Cho học sinh một số tình huống hoặc tranh có đánh số a,b đảo lên bảng. Học sinh
thảo luận nhóm đoán thứ tự tranh hoặc câu có sẵn xuất hiện trong bài nghe.
+ Pre- question
Giáo viên cho một vài câu hỏi có chứa ý chính của bài nghe để tập trung sự chú ý
của học sinh trong khi nghe . Học sinh không phải đoán câu trả lời, sau khi nghe
lần một, yêu cầu học sinh trả lời.
2- While- listening
Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe..Mở băng 2-3 lần,
yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo khoa
hoặc do giáo viên thiết kế như:
- Defining T - F
- Check the correct answer
- Matching

- Filling in the gap, chart
8


- Answer the comprehension question
- Lediberate mistake
VD: Khi đọc một bài miêu tả bức tranh. Trong khi đọc, giáo viên cố tình mắc lỗi ,
học sinh nghe và sửa lỗi sai.
3- Post- listening
Giáo viên chọn chủ đề liên quan đến bài nghe , thiết kế các hoạt động sau
khi nghe như: thay đổi thông tin, nêu ý kiến cá nhân, nêu các vấn đề tương tự cho
học sinh liên hệ bản thân. Hoạt động có thể là:
a) Recall the story: Cho học sinh kể lại bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên
có thể giúp học sinh bằng những gợi ý nhỏ như tranh, câu đơn giản…( Ví dụ như
bài nghe trang 27 sách let’s go 3)….
b) Write it up: Yêu cầu học sinh viết lại những thông tin nghe được bằng
ngôn ngữ của mình, sử dụng thông tin ở trong khung tranh vẽ.
c) Roll- story: Học sinh đóng vai nhân vật trong bài nghe.
d) Disscussion: Thảo luận vấn đề trong bài theo cặp- nhóm.
Trên đây là một số thủ thuật nghe hiểu để rèng luyện kỹ năng nghe cho học
sinh. ở lớp 3,4,5 kỹ năng nghe được dạy phối hợp với các kỹ năng khác nên việc
giáo viên phải thiết kế các bài tập nghe là cần thiết . ở lớp tiểu học, kỹ năng nghe được dạy tách biệt, các bài tập nghe đều liên quan đến chủ đề bài học và sử dụng các
dữ liệu đẵ học trong bài. Tuy nhiên việc thiết kế các hoạt động để làm nền tảng và
củng cố cho học sinh nghe có hiệu quả. Nếu chúng ta thực hiện tốt các phương
pháp, thủ thuật dạy nghe thì sẽ dần khắc phục việc dạy học kỹ năng nghe còn yếu
hơn so với các kỹ năng khác của môn ngoại ngữ.
V- Một số ví dụ về các dạng bài nghe.
Ví dụ 1: Tiếng Anh lớp 4 tập 2:
UNIT 14: MY MOTHER (LESSON 2)
• Listen and circle.

1- Pre- listening.
+ Open prediction.
- Giáo viên dùng câu hỏi “What’s Tom’s( Linda’s, Tony’s) mother like?” hỏi
học sinh về tính cách của mẹ các bạn trong bài nghe.
- Giáo viên viết 3 câu lên bảng về ý chính của bài nghe. Học sinh " work inpairs "
dự đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp nghe.
1. Tom’s mother /

Kind and (1)________________
9


a. lovely

b. friendly

2. Linda’s mother / Young and ( 2) ______________
a. pretty

b. tidy

3. Tony’s mother / Nice and (3)________________
a. cheerful

b. Careful T/F

+ Guessing.
-

GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.

2- While- listening
Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe..Mở băng 2-3
lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo
khoa :
+ Check the correct answer.
Lần 1: - Playing the tape. – (Checking the guess)
Lần 2: - Playing the tape the second time.- (Checking understanding)
- HS nghe và đánh circle vào sách.
- GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe.
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
Lần 3 : - Playing the tape the last time and correct.
- GV yêu cầu học sinh nghe.
- HS đổi sách kiểm tra đáp án.
Tom’s mother

Kind and (1)________________
a. lovely

Linda’s mother

Young and ( 2) ______________
a. pretty

Tony’s mother

b. friendly
b. tidy

Nice and (3)________________
A cheerful


b. Careful

* Key: : 1. This is Tom’s mother. She is thirty-five years old. She is kind and
friendly.
2. This is Linda’s mother. She is thirty-four years old. She is young and pretty.
3. This is Tony’s mother. She is thirty-seven years old. She is nice and cheerful.
* Answers: 1.b; 2.a; 3.a
* Ở bài nghe này GV có thể cho học sinh nghe thêm 1 lần nữa để tìm số tuổi của
mẹ các bạn. Đây cũng là thông tin mở rộng của bài nhằm nâng cao kĩ năng nghe
của Hs.
3- Post- listening.
10


+ Recall the story.
Cho học sinh kể lại bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
nhìn vào những dấu khoanh tròn và số tuổi đã làm trong bài nghe và giới thiệu lại
về mẹ của các bạn.
Ví dụ 2: Tiếng Anh lớp 4 tập 2:
UNIT 12: JOBS (LESSON 2)
* Listen and tick.
1. Pre- listening.

+ Open prediction.
- Giáo viên dùng câu hỏi “What’s his/her job?” hỏi học sinh về nghề nghiệp
của các nhân vật trong bài nghe.
- Giáo viên viết 4 câu lên bảng về ý chính của bài nghe. Học sinh " work inpairs "
dự đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp nghe.
1. Boy’s father is a.........................................

2. Boy’s mother is a ..............................................
3. Girl’s father is a.........................................
4. Girl’s mother is a ..............................................
-

GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
2- While- listening
Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe..Mở băng 2-3
lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo
khoa :
+ Check the correct answer.
Lần 1: - Playing the tape. – (Checking the guess)
11


Lần 2: - Playing the tape the second time.- (Checking understanding)
- HS nghe và đánh tick vào sách.
- GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe.
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
Lần 3 : - Playing the tape the last time and correct.
- GV yêu cầu học sinh nghe.
- HS đổi sách kiểm tra đáp án.

Key: : 1. Woman: What’s your father’s job?
Boy: He’s a doctor.
Woman: What about your mother?
Boy: She’s a teacher.
2. Man: What’s your mother’s job?
Girl: She’s a farmer.
Man: What about your father?

Girl: He’s a driver.
* Answer: Boy’s father: doctor; his mother: teacher
Girl’s father: driver; her mother: farmer
3- Post- listening.
+ Recall the story.
Cho học sinh kể lại bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
nhìn vào những dấu tích đã làm trong bài nghe và giới thiệu lại về nghề nghiệp.
12


Ví dụ 3: Tiếng Anh lớp 3 tập 2:
UNIT 18: COLOURS (LESSON 2)
* Listen and tick.
2- Pre- listening.

1. Nam
2. Mai
3. Phong
4. Hoa
+ T/ F prediction.
- Giáo viên dùng câu hỏi “What colour is it?” hỏi học sinh một số màu sắc có
trong bài nghe.
- Giáo viên viết 4 câu lên bảng về ý chính của bài nghe. Học sinh " work inpairs "
dự đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp nghe.
1. Nam likes red.

T/F

2. Mai likes pink.


T/F

3. Phong likes green and yellow.

T/F

4. Hoa likes pink.

T/F

+ Guessing.
-

GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
2- While- listening
Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe..Mở băng 2-3
lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo
khoa :
+ Check the correct answer.
Lần 1: - Playing the tape. – (Checking the guess)
Lần 2: - Playing the tape the second time.- (Checking understanding)
- HS nghe và đánh tick vào sách.
- GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe.
13


- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
Lần 3 : - Playing the tape the last time and correct.
- GV yêu cầu học sinh nghe.
- HS đổi sách kiểm tra đáp án.


1. Nam
2. Mai
3. Phong
4. Hoa






* Key: 1. A: What colour do you like, Nam?
N: I like red.
A: What colour?
N: Red, I like red.
21. A: What colour do you like, Mai?
M: I like yellow.
A: What colour?
M: yellow , I like yellow.
3.
A: What colour do you like, Phong?
P: I like green.
A: What colour?
p: Green, I like green.
4. A: What colour do you like, Hoa?
H: I like pink.
A: What colour?
H: Pink, I like pink.
3- Post- listening.
+ Recall the story.

Cho học sinh kể lại bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
nhìn vào những dấu tick đã làm trong bài nghe và nói những câu đơn giản…
“ I have many friends Nam, Mai, Phong and Hoa. Nam likes red. Mai likes
yellow. Phong likes green and Hoa likes pink.”
Ví dụ 4: :Tiếng Anh lớp 3 tập 1
14


UNIT 4: HOW OLD ARE YOU ? ( LESSON 2)
* Listen and complete.
1.Pre- listening.
+ Open prediction.
- Cho học sinh xem 4 tranh, học sinh đoán về số tuổi của các bạn và viết dự đoán
về điều sẽ nghe ra giấy.
1. She is 9 years old.
2. He is …….. years old.
3. She is ……. years old.
4. He is ………. years old.
- GV gọi một số học sinh đọc lời dự đoán của mình.
2- While- listening
Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe.Mở băng 2-3 lần,
yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe theo yêu cầu sách giáo khoa :
+ Check the correct answer.
Lần 1: - Playing the tape. –( Checking the guess)
Lần 2: - Playing the tape the second time.- (Checking understanding)
- HS nghe và điền tuổi của các bạn vào sách .
- GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe.
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
Lần 3 : - Playing the tape the last time and correct.
- GV yêu cầu học sinh nghe.

- HS đổi sách kiểm tra đáp án.
* Key:
1. Miss Hien : How old are you?
Girl: I’m six years old.
2. Miss Hien : How old are you?
Boy: I’m seven years old.
3. Mr Loc : How old are you?
Girl: I’m eight years old.
4. Mr Loc : How old are you?
Boy: I’m ten years old.
3- Post- listening.
+ Recall the story.
Cho học sinh kể lại bằng ngôn ngữ của mình. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh
nhìn vào tên, tuổi của các bạn trong tranh như đã làm trong bài nghe và nói những
câu đơn giản…
“ This is Tom. He is my good friend. He is seven years old.”
Ví dụ 5: Tiếng Anh lớp 4 - tập 1 .
UNIT 5: OUR HOBBIES ( LESSON 2)
15


* Listen and match.

1- Pre- listening
+ Open prediction.
Cho học sinh xem tranh. GV đặt câu hỏi học sinh trả lời và dự đoán xem các bạn
thích làm gì? và có thể viết dự đoán về điều sẽ nghe ra giấy.
1. What does Mai like doing?
She likes skipping or drawing/ dancing/ reading.
2. What does Hoa like doing?

She likes skipping or drawing/ dancing/ reading.
3. What does Mary like doing?
She likes skipping or drawing/ dancing/ reading.
4. What does Nam like doing?
He likes skipping or drawing/ dancing/ reading.
2- While- listening
Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe..Mở băng 2-3
lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo
khoa :
+ Check the correct answer.
Lần 1: - Playing the tape. –( Checking the guess)
Lần 2: - Playing the tape the second time.- (Checking understanding)
- HS nghe và đánh tick vào sách.
- GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe.
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
Lần 3 : - Playing the tape the last time and correct.
- GV yêu cầu học sinh nghe.
- HS đổi sách kiểm tra đáp án.
* key:
16


1. Hi. I’m Mai. I’ve got a lot odd books. I like reading.
2. A: Do you like drawing, Nam?
B:No, I don’t. I like dancing.
3. Hi. My name’s Hoa. I like drawing. I can draw well.
4. A: Do you like skipping, Mary?
B: Yes, I do. I like skipping very much.
Answer: 1.d; 2.c; 3.b; 4.a


3- Post- listening
+ Write it up.
Yêu cầu học sinh viết lại những thông tin nghe được bằng ngôn ngữ của mình,
sử dụng thông tin ở trong tranh vẽ.
- Chia lớp ra thành 4 nhóm.
- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 tờ giấy và 1 chiếc bút.
- Yêu cầu mỗi nhóm viết lại 1 câu mà nhóm mình vừa nghe được.
- Các nhóm trao đổi kết quả và chữa bài cho nhóm bạn...
- GV chữa bài.
Ví dụ 6 : Let’s go 2A:
UNIT 4: LET’S LISTEN

17


I-

Pre- listening
18


+ Guessing.
- GV yêu cầu HS đoán tranh.
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng
1. a - Look at him!
b - Look at her!
2. a - Look at me!
a - Look at him!
+ Open prediction.
Cho học sinh xem một số tranh. GV đặt câu hỏi học sinh trả lời về nội dung

tranh và HS sẽ dự đoán về điều sẽ nghe.
3.a - T: What can she do?
3.b - T: What can she do?
St: She can sing a song.
St: She can speak English.
4.a - T: What can she do?
4.b - T: What can she do?
St: She can a tree.
St: She can draw a picture.
5.a - T: What can he do?
5.b-T: What can she do?
St: He can use chopsticks.
St: he can ride a pony
6.a - T: Can she write the alphabets?
6.b-T:Can she write the alphabets?
St: – Yes, she can.
St:- No, she cannot.
+ T/ F prediction.
- Giáo viên diễn tả nội dung 4 bức tranh của 2 câu 7 và 8. Học sinh " pair " dự
đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp nghe.
7.a- She can ride a bicycle. She can’t ride a pony.
7.b - She can’t ride a bicycle. She can ride a pony
8.a - He can’t sing a song. He can do a magic trick.
8.b - He can sing a song. He can’t do a magic trick.
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
2- While- listening
Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe..Mở băng 2-3
lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo
khoa :
+ Check the correct answer.

Lần 1: - Playing the tape. – (Checking the guess)
Lần 2: - Playing the tape the second time. – (Checking understanding)
- HS nghe và khoanh tròn vào sách.
- GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe.
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
Lần 3 : - Playing the tape the last time and correct.
- GV yêu cầu học sinh nghe.
- HS đổi sách kiểm tra đáp án.
* Play the tape again and check the answers: 1B, 2A, 3A, 4A, 5A, 6A, 7B,
8B
1. Look at her!
2. Look at me!
3. I can sing a song.
4. I can climb a tree.
19


5.
6.
7.
8.

He can use chopsticks.
Can she write the alphabets? – Yes, she can.
She can ride a bicycle. She can’t ride a pony.
He can sing a song. He can’t do a magic trick.

3- Post- listening
+ Roll- story:
Yêu cầu học sinh đóng vai nhân vật trong bài nghe.

- Chia lớp ra thành 6 nhóm.
- Mỗi nhóm cử 2 lên trình bày.
Ex: St1: Hello! My name’s...... . Look at me! I can sing a song but I can’t do a
magic trick and what can you do?
St2: I can..........( and point to St1 and say)
Look at her! She can sing a song but she can’t do a magic trick.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét và cổ vũ các nhóm.
Ví dụ 7:
UNIT 4: LET’S LISTEN
Listen and check.
Do they ever wake up at 6.30?
David
always
usually
Sometimes
never

Amy

Wendy

Ben



1. Pre- listening
+ T/ F prediction.
- Giáo viên viết 4 câu lên bảng về ý chính của bài nghe. Học sinh " pair " dự
đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp nghe.

1.
David usually wakes up at 6.30.
T/F
2.
Amy always wakes up at 6.30.
T/F
3.
Wendy never wakes up at 6.30.
T/F
4.
Ben Sometimes wakes up at 6.30.
T/F
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng
2- While- listening
Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe..Mở băng 2-3
lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo
khoa :
+ Check the correct answer.
Lần 1: - Playing the tape. –( Checking the guess)
Lần 2: - Playing the tape the second time.- (Checking understanding)
- HS nghe và đánh tick vào sách.
20


- GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe.
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
Lần 3 : - Playing the tape the last time and correct.
- GV yêu cầu học sinh nghe.
- HS đổi sách kiểm tra đáp án.
* Key:

David
Amy
Wendy
always

usually

Sometimes

never

Ben



3- Post- listening
+ Recall the story.
Yêu cầu học sinh nói lại những thông tin nghe được bằng ngôn ngữ của mình,
sử dụng thông tin bài.
- Chia lớp ra thành 4 nhóm.
- Học sinh trình bày. “ Every morning, David usually wakes up at 6.30. Amy
always wakes up at 6.30. Wendy Sometimes wakes up at 6.30. Ben never wakes
up at 6.30”.
- GV động viên khuyến khích cho điểm học sinh.
*Tiết dạy minh họa
UNIT 7
MY SCHOOL SUBJECTS
Lesson 2
I.Aims: - Ss will be able to listen and munber school subjects..
- Ss will be able to pronouce correctly the sounds of the letters th and that of

the letters sh; and to listen and to read for specific information.
- Develop listening , speaking, reading and writing.
II.Teaching methods:
- Communicative method.
- Techniques: + Work in pairs and individually
+ Ask and answer.
+ Work in groups, discuss.
III. Teaching aids:
- Teacher’s aids: book, workbook.
- Student’s aids: book, notebook, workbook.
IV. Language focus:
- Revision the structures: - What subject do you like best?
- What’s your favourite subject?
- What is the first lesson?
- Phonics:
th; sh
Work
Time Steps/Activities
21


5’

5’

arrangement
T-WC

I: Warm up: .
Slap the board.


II. New lesson:
1.Listen and repeat
Maths
English
First is English.
Second is Maths.
Third is Science.
Fourth is Art.
Fifth is Music.
And then we are free,Hurrah!
- Ask Ss to open their Student’s Book on Page 50 and look
at the chant. Tell them that they are going to listen to the
chant and pronounce correctly the sounds of the letters th
as in Maths and that of letters sh as in English.
- Stick the large – sized sheet of paper with the chant on
the board and tell Ss to look at the chant on it.
Play the recording for Ss to repeat the chant, paying special
- attention to the pronunciation of the sounds of the letters
th as in Maths and sh as in English. Repeat the step when
necessary.
2.Listen and number.

15’

22

Whole class

group and

individual.


T-WC

*Pre- listening
+ T/ F prediction.
T – whole
- Giáo viên viết 4 câu lên bảng về ý chính của bài nghe. class
Học sinh " pair " dự đoán xem câu nào đúng hoặc sai với
điều sắp nghe.
1. English is first.
T/F
2. Maths is second.
T/F
3. Science is third.
T/F
4. Art is fourth.
T/F
5. Music is fifth.
T/F
Listen
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng
* While- listening
Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu
nghe..Mở băng 2-3 lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng T – whole
bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo khoa :
class
+ Check the correct answer.
Lần 1: - Playing the tape. –( Checking the guess)

Lần 2: - Playing the tape the second time.- (Checking
understanding)
Pair- work
- HS nghe và đánh số vào sách.
- GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi nghe.
- GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
Lần 3 : - Playing the tape the last time and correct.
- GV yêu cầu học sinh nghe.
- HS đổi sách kiểm tra đáp án.
*Transcript:
1. A: What is the first lesson?
B: Maths.
2. A: What is the second lesson?
B: English.
3. A: What subject do you like best?
23


7’

3’

1’

B: Music.
T – whole
4. A: Have you got English today?
class
B: No.I’ve got Science.
5. A: Do you like Art?

B: No, I don’t. I can’t draw.
* Answer: a - 2; b - 1; c - 4; d -3; e - 5.
* Post- listening
+ Recall the story.
Yêu cầu học sinh nói lại những thông tin nghe được bằng
ngôn ngữ của mình, sử dụng thông tin bài.
3. Read and complete.
- Get Ss to open their Student’s Book on Page 51. Tell
Individually
them that they are going to read the text about Phong and
Hoa and complete the table.
- Ask Ss to look at the table first and discuss the
T – whole
information they need to fill in (e.g. the subjects Hoa and class
Phong like and the subjects they do not like).
- Let Ss read the text and do the task individually. Monitor
the activity and offer help when necessary.
- Ask Ss to exchange their answers with their partners to
discuss possible answers.
Ask some pupils to report their answers to the class.
Announce the answers to the class and provide explanation(s)
when necessary
Answers:
Subjects
Name
Likes
Does not like
Hoa
Vietnamese and Maths
Science

Phong
English and Music
Art
** Follow – up: Ask Ss to wwrite the subjects they like and/or
do not like.
III. Summary: Ask Ss say out “ What subjects have they got
today?”
IV. Home- link:
Ss sing the chant on Page 50.

V. Kết quả nghiên cứu:
Qua một thời gian giảng dạy các tiết nghe hiểu theo phương pháp đã trình bày ở
trên, tôi thấy có những ưu điểm sau :
24


- Học sinh có điều kiên thực hành " pairwork' và " groupwork".
- khi nghe băng nhiều lần HS sẽ có khả năng nghe tốt hơn, học sinh có thể nắm
được thông tin chính của bài đồng thời phát triển được các kỹ năng phụ khác như:
Nghe lướt, khả năng suy luận .
- Giờ học sinh động hơn, học sinh được tham dự vào nhiều hoạt động khác nhau.
- GV có thể đẽ dàng giúp đỡ những học sinh kém.
- Học sinh được rèn luyện cả 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói. Kỹ năng
đọc được thể hiện qua việc làm bài tập. Kỹ năng viết được thể hiên qua việc viết
kết quả các bài tập.
- Với việc nghe băng học sinh được làm quen với giọng nói của người bản địa
khiến học sinh tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.
-Với việc dạy một tiết nghe hiểu phương pháp trên, kết quả kiểm tra nghe của học
sinh cũng có tiến triển rõ rệt cụ thể :
- Kết quả chất lượng phần nghe ở học kỳ I năm học 2014- 2015 được thống kê

trong bảng sau:
Khối

Số lượng
học sinh

5
4A+ 4B

208
77

Điểm học kì I
Điểm trên TB
Điểm dưới TB
SL
%
SL
%
206
99.0
2
1.0
77
100
0
0

Phần III: Kết luận và đề xuất:
Mỗi người có một suy nghĩ, mỗi giáo viên có một phong cách lên lớp . Song

tôi nghĩ dù phương pháp nào đi chăng nữa cũng đều có mục đích chung là truyền
thụ cho các em học sinh đúng, đủ kiến thức, giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến
thức một cách nhanh nhất. Với bộ môn này tôi thiết nghĩ tìm được một phương
pháp chung trong dạy học để đạt hiệu quả cao nhất là điều khiến mỗi giáo viên phải
tìm tòi, song không phải ai cũng dễ dàng đạt được điều đó.
Trong quá trình thực hiện chúng tôi không tránh khỏi những vướng mắc đề
nghị lãnh đạo các cấp quan tâm hơn đó là:
- Phòng chức năng có đủ các đồ dùng dạy học như máy tính , máy chiếu dành
riêng cho việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh tại ở mỗi trường Tiểu học.
Những suy nghĩ của tôi trên đây về việc dạy nghe chỉ là những kinh
nghiệm rút ra trong thực tế giảng dạy.
Từ việc đổi mới phương pháp,nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng
Anh ở trường Tiểu học . Thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong nhà trường, trong huyện để bản sáng
kiến này được hoàn thiện hơn và được sử dụng rộng rãi.
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của hiệu trưởng

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2015.
25


×