Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN môn Tiếng Việt lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.5 KB, 20 trang )

***

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại “bùng nổ thông tin”. Mặc dù các
phương tiện truyền thông ngày càng được hiện đại hóa, có rất nhiều cách giúp cho
con người tiếp nhận thông tin, mở mang kiến thức và học tập thường xuyên. Dạy
văn là cần thiết giúp cho trẻ sản sinh ra những văn bản có cảm xúc chân thực khi
nói hoặc viết. Mục tiêu của cả người dạy và học là “ có cảm xúc” trong mỗi tiết học
văn. Người giáo viên giúp cho các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các bài
văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn ngữ giàu
hình ảnh.
Thực tế cho thấy, nội dung, trương trình, của sách giáo khoa có nhiều yêu cầu
đòi hỏi người giáo viên cần nắm tốt được phương pháp dạy bộ môn Tiếng việt nói
chung và phân môn Tập làm văn nói riêng để giảng dạy có hiệu quả.
Hơn nữa, chương trình, sách giáo được biên soạn theo quan điểm giao tiếp
nghĩa là học sinh được luyện nói trong quá trình giao tiếp. Muốn vậy dạy lý thuyết
văn nói riêng như thế nào để giúp học sinh được luyện nói mà nắm được kiến thức
cơ bản để viết văn đúng thể loại. Từ khái niệm về thể loại văn, học sinh vận dụng
viết văn đúng dạng bài như: miêu tả con vật, miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối….
Để học sinh nắm được lí thuyết văn miêu tả, người giáo viên cần sử dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học kết hợp hình thức tổ chức dạy học phù hợp để học
sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Muốn vậy người giáo viên cần có những biện pháp
nhất định giúp giờ học đạt hiệu quả cao.
Trong quy trình dạy học văn miêu tả, mỗi tiết học đều có vị trí và nhiệm vụ
riêng của nó. Trong đó, việc quan sát tìm ý có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là cơ
sở, là tiền đề để tiến hành các tiết tiếp theo. Vì vậy, để góp phần giúp cho việc dạy
tốt và học tốt văn miêu tả, đặc biệt là việc tìm ý nhằm làm cho chất lượng các bài
văn miêu tả của các em cao hơn, mang phong cách nghệ thuật hơn, chính những
điều này đã thúc giục tôi tìm hiểu tôi đã chọn đề tài: “Việc quan sát và việc dạy
quan sát trong văn miêu tả ở lớp 4”


II – LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Trong cuốn “Một số
kinh nghiệm viết văn của tôi” Tô Hoài chỉ ta thấy rõ hơn về quan sát, cách quan
sát:
“Cái cách, cái lối quan sát, không có gì đặc biệt và bí ẩn. Đó chỉ là thói quen
mài giũa cái nhìn, cái nghe, cái nghĩ, đó là công việc bắt sức óc phải chăm chú tìm
tòi, đổi mới lọc lõi đến tận chi tiết cho phong phú”
“Quan sát không phải chỉ là đứng ngắm mà quan sát bắt ta hòa mình vào cuộc
sống, thấy ra những cái cần ghi chép, cần nhớ và mở rộng những điều đã biết”
Trong cuốn “Dạy Văn cho học sinh Tiểu Học” Hoàng Hòa Bình đã nói lên vai
trò quan trọng của quan sát trong dạy học văn miêu tả và trong đời sống:
1


***
“Dạy văn miêu tả là dạy trẻ học quan sát, một phẩm chất rất cần cho con
người. Chính là nhờ quan sát mà con người thu lượm được những hiểu biết phong
phú, rộng rãi, cụ thể và sâu sắc về thế giới hiện thực”.
Các nhà văn: Văn Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng trong
cuốn “Văn miêu tả và kể chuyện” cũng đưa ra những suy nghĩ của mình.
Trong “Suy nghĩ về văn miêu tả và kể chuyện”, Vũ Tú Nam đã nói đến điều
kiện để việc quan sát có hiệu quả: “Quan sát tất nhiên là hết sức cần thiết. Nhưng
bản thân ta phải là cây ăng ten nhạy cảm theo định hướng yêu cái đẹp, trọng sự
thực và quý điều thiện thì quan sát mới có hiệu quả, mới bắt được những làn sóng
tốt lành”
Phạm Hổ trong bài viết của mình cũng đã nói đến vị trí quan sát trong miêu tả
cách quan sát: “Muốn miêu tả hay, phải tập trung quan sát, phải có công quan sát.
Công việc này, mỗi người có thể làm một cách khác nhau. Có người ghi chép rất tỷ
mỉ, công phu”.
Trong phần: Trò chuyện về cách làm văn miêu tả và kể chuyện, Bùi Hiển có

nhấn mạnh thêm về vai trò của sự quan sát trực diện: “Sự quan sát trực diện,
nhanh nhậy vừa giúp cho mình miêu tả đúng và cụ thể, vừa tạo điều kiện cho trí
tưởng tượng của mình sáng tạo thêm ra”.
Như vậy, quan sát rất cần thiết trong văn miêu tả cũng như trong đời sống. Nhờ
có quan sát, con người mới thu lượm được những hiểu biết về thế giới hiện thực.
Chính vì thế mà các nhà nghiên cứu đã tốn thời gian và công sức để tìm tòi, suy
nghĩ để nhằm tìm ra cách quan sát sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là
đối với văn miêu tả trong trường Tiểu học thì quan sát chiếm một vụi trí vô cùng
quan trọng. Để chất lượng các bài văn miêu tả được nâng lên, việc dạy quan sát tìm
ý trong văn miêu tả cần phải được quan tâm một cách sâu sắc hơn.
III – NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu kỹ về thể loại văn miêu tả - một thể loại quan trọng nhất và có nhiều
tác dụng trong nhà trường Tiểu học.
Năm vững yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học thể loại văn miêu tả trên
cơ sở nấm vững quy trình dạy tập làm văn miêu tả, đặc biệt là quan sát – lập dàn ý.
Đề ra những phương pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả
nói chung và quan sát – lập dàn ý nói riêng.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
1. Phương pháp thống kê tổng hợp tài liệu.
2. Phương pháp phân tích, khái quát hóa.
3. Phương pháp thực nghiệm
V- PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.
Thời gian: Một năm học ở lớp 4: 2014 – 2015
2


***

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG

I- QUAN SÁT VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN SÁT TRONG VĂN MIÊU TẢ:
1. Khái niệm về quan sát:
Dạy văn miêu tả là dạy trẻ em học quan sát. Mà quan sát và cảm nhận thế giới
xung quanh là lẽ tự nhiên của con người, từ thủa ấu thơ. Thế nhưng tái hiện những
điều đã quan sát và cảm nhận ấy lại là chuyện không đơn giản chút nào, nhất là khi
phương tiện để tái hiện chỉ là những con chữ. Khi ấy, cái thế giới được tái hiện là
kết quả của sự quan sát có ý thức, thông qua những cảm nhận tinh tế mang bản tính
con người. Cao hơn nữa, đó là cảm nhận của con người cụ thể, riêng biệt và được
biểu hiện bằng những cách nhìn riêng, sự lựa chọn riêng với một bản sắc xúc cảm
riêng. Thế giới phong phú không chỉ bởi bản thân nó, mà còn bởi những cách nhìn
nhận và tái hiện không giống nhau đó…
Vậy quan sát là gì mà có vai trò quan trọng như thế ?
Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Theo tâm lý học, quan
sát là cơ sở để hình thành các biểu tượng. Khi quan sát, người ta sử dụng các giác
quan như: Mắt, tai, tay, mũi, lưỡi … để nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm … nhằm nhận
biết sự vật về hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị …
Quan sát để làm bài văn miêu tả là hình thức quan sát có những nét riêng khác
với sự quan sát trong tiết “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội” (cấp I), trong tiết vật lý,
hóa học, sinh vật …(cấp II). Hay nói cách khác là: Quan sát trong văn chương có
sự phân biệt với quan sát trong khoa học, trong đời sống. Sự khác biệt đó có thể
khái quát thành ba đặc điểm sau:
Quan sát để làm văn miêu tả là nhằm nhận ra những nét độc đáo, đặc biệt của
đối tượng chứ không phải nhằm thống kê tỉ mỉ trung thực mọi chi tiết về sự vật.
Với tiết quan sát và tìm ý cho đề bài “Tả chiếc cặp của em” (lớp 4), trong tiết này,
học sinh cần quan sát để nhận ra các đặc điểm của chiếc cặp của mình, phân biệt
với chiếc cặp của bạn khác: Cặp có hình dáng như thế nào? (Vuông hay hình chữ
nhật), làm bằng chất liệu gì? (da, vải, giả da hay ni lông …), màu sắc ra sao ? Có
một kháo hai hai khóa … Ngoài ra, cần quan sát cụ thể: Da cặp nhẵn hay ráp, mềm
hay cứng, cũ hay mới, trên mặt da có hình gì đặc biệt: Dòng chữ hoặc hình ảnh (ví
dụ như hình của chú chuột Michkey, hình chú cừu ngộ nghĩnh …)

Sự khác biệt tiếp theo: Sự quan sát để miêu tả trong tập làm văn còn luôn gắn
với cảm xúc, với kỷ niệm, với cuộc sống cá nhân của người quan sát. Do đó việc
quan sát để miêu tả gắn rất chặt với các hoạt động liên tưởng so sánh, tưởng tưởng,
hồi tưởng … của từng cá nhân.
Nhìn chú chuột Michkey em lại nhớ tới những hành động thông minh, tinh
nghịch của chú mà em được xem trên tivi. Xoa tay vào cặp em thấy da của nó
không còn nhẵn mà hơi ráp vì đã cũ làm em bồi hồi cảm xúc vì sự gắn bó giữa em
với chiếc cặp trong ba năm liền …

3


***
Sự khác biệt thứ ba đó là: Sự quan sát để miêu tả gắn liền với việc tìm từ ngữ
để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được. Có thể thấy rõ đặc điểm này
qua các bài miêu tả trích trong sách Tiếng việt lớp 2 , 3 , 4 , 5.
Sở dĩ quan sát có vai trò quan trọng như vậy là vì nó là sự quan sát nằm trong
văn miêu tả. Đó là sự quan sát để miêu tả. do đó để thấy rõ hơn vai trò của quan sát
trong văn miêu tả, chúng ta hãy đi tìm hiểu về văn miêu tả cùng với các đặc trưng
của nó.
2. Văn miêu tả và đặc trưng của văn miêu tả:
a) Khái niệm văn miêu tả:
Miêu tả là “Lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện các nhân chứng của sự vật
ra” (Đào Duy Anh – Hán Việt – Từ điển).
Có thể nói: Văn miêu tả là một thể loại văn bản mà trong đó người viết dùng
ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật của mình để tái hiện lại hình ảnh chân dung của
đối tượng miêu tả với những đặc điểm nổi bật về hình dáng bên ngoài và những
phẩm chất bên trong của đối tượng.
Như vậy, văn miêu tả giúp cho người đọc nhận biết về đối tượng bằng cả trí tuệ
và tâm hồn, giúp họ hình dung ra đối tượng như chính mình đang xem tận mắt, bắt

tận tay. Tuy nhiên hình ảnh một cánh đồng, một dòng sông, một con vật hay một
con người … do văn miêu tả tạo nên không phải là bức ảnh chụp lại, sao chép lại
một cách khô cứng, vụng về. Mà là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những
rung động sâu sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan sát cuộc sống.
Ta thấy, dưới ngòi bút của Nguyễn Thế Hội, vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên từ
hình ảnh con chuồn chuồn nước đến cảnh đồng ruộng, sông hồ, làng quê ở vùng
đồng bằng nước ta: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng
trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con
mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng
mùa thu … Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với
những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra:
cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn
thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao cánh chú là đàn cò đang bay, là trời xanh
trong và cao vút”.
(“Con chuồn chuồn nước” Theo Nguyễn Thế Hội)
Trong đoạn miêu tả trên đây, vẻ đẹp của thiên nhiên dần hiện từ hình dáng đẹp
đẽ của con chuồn chuồn nước: “Màu vàng trên lưng lấp lánh; cánh mỏng như
giấy bong ; mắt như thủy tinh, thân thon vàng, đến cảnh; lũy tre rì rào, cánh đồng
với đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi
…” Tất cả là những nét đẹp của một vùng đồng bằng và cũng là vẻ đẹp phổ biến
của nông thôn Việt nam ta. Bài văn đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh thanh
bình của làng quê của tác giả.
Sự miêu tả trong văn chương có ưu thế riêng so với sự miêu tả bằng màu sắc,
đường nét của hội họa. Dùng ngôn ngữ văn chương có thể miêu tả sự vật trong một
4


***
quá trình vận động, có thể tả cả những thứ vô hình như âm thanh, tiếng động,
hương vị … hay tư tưởng, tình cảm thầm kín của con người.

b) Đặc trưng của văn miêu tả:
Đặc trưng đầu tiên là văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình
cảm của người viết. Dù là tả một con mèo, một con gà, một cây bàng thay lá mùa
thu, hay đến một cánh đồng lúa chin … bao giờ người viết cũng đánh giá chúng
theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi vào bài viết ít nhiều tình cảm hay ý kiến
đánh giá, bình luận của mình. Do vậy, từng chi tiết trong bài miêu tả đều mang ấn
tượng cảm xúc, chủ quan của người viết.
“Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo”.
( Hồ Xuân Hương)
“Cành thông, lá liễu” trong hai câu thơ trên mang rất rõ dấu ấn cá tính của nhà
thơ qua các chi tiết vừa giàu tính tạo hình lại giàu sức sống tiềm tàng: lắt lẻo, cơn
gió thốc, đầm đìa, giọt sương gieo.
Đặc trung thứ hai là văn miêu tả có tính sinh động và tạo hình. Tính sinh động
và tạo hình chính là phẩm chất của một bài miêu tả hay.
Một bài miêu tả được coi là sinh động, tạo hình khi các sự vật, đồ vật, phong
cách, con người … được miêu tả hiện lên qua từng câu, từng dòng như trong cuộc
sống thực, tưởng như có thể cầm nắm được, có thể nhìn, ngắm được như cách nói
của Gorki “ Dùng từ để “tô điểm” cho người và vật là một việc. Tả họ một cách
sinh động, cụ thể đến nỗi người ta muốn lấy tay sờ, như người ta thường muốn sờ
mó các nhân vật trong “Chiến tranh và hòa bình” của Lép – Tôn – xtôi, đó là một
việc khác”.
Gorki có lần đã nói lên sự khâm phục của mình trước những trang miêu tả thần
diệu của Ban – dắc trong tác phẩm “Miếng da lừa”:
“Tôi thực sự kinh ngạc khi đọc những trang tả bữa tiệc ở nhà ông chủ nhà băng
trong tiểu thuyết “Miếng da lừa” của Ban – dắc. Ở đó có đến vài chục người cùng
nói, tạo nên cảnh ồn ào hỗn độn và tôi tưởng như nghe thấy những âm thanh phức
tạp ấy. Nhưng cái chinh là tôi không chỉ nghe thấy mà tôi còn trộng thấy ai nói như
thế nào. Tôi thấy con mắt, nụ cười,điệu bộ của họ mặc dù Ban dắc không tả mặt
mày hình dáng các vị khách của ông chủ nhà băng”. “Ở đây Ban – dắc chỉ dùng

những câu chuyện rời rạc bên bàn ăn mà vẽ lên được những khuôn mặt và những
tính cách rõ nét lạ lùng”.
Làm nên sự sinh động, tạo hình của văn miêu là là những chi tiết sống, gây ấn
tượng … Tước bỏ chúng đi, bài miêu tả sẽ trở lên mờ nhạt, vô vị. bài tả “ Những
cánh bướm bên bờ sông” sẽ trơ ra như bộ xương khô nếu bị xóa bỏ đi các chi tiết
“tha thẩn ở bờ sông, đen như nhung, bay nhanh loang loáng, nhiều hình mặt
nguyệt, van cánh có răng cưa …”. Tuy nhiên, nhưng chi tiết được đưa vào cần
được chọn lọc, lựa chọn, cần gạt đi các chi tiết thừa để cho bài miêu tả gọn và giầu
chất tạo hình. Điều quan trọng là lấy những chi tiết sinh động ở đâu? Lấy từ sự
quan sát cuộc sống xung quanh ta, từ kinh nghiệm sống của bản thân. Có bắt nguồn
5


***
từ trong thực tế, có thai nghén trong kinh nghiệm, văn của ta mới cụ thể và linh
hoạt.
Đặc trung thứ ba là ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh. Chỉ có như
vậy ngôn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn tả cảm xúc của người viết, vẽ được
sinh động, tạo hình ảnh đối tượng miêu tả.
Quan sát văn bản miêu tả, người ta thấy ngôn ngữ miêu tả giàu các tính từ,
động từ, thường hay sử dụng phép nhân hóa, so sánh ẩn dụ.
Nhà văn Vũ Thị Thường có cách dùng tính từ tả màu vàng, cách so sánh thật
đáng yêu khi tả mấy con vịt mới nở. Nào chúng có “Lồng và mỏ vàng suồm suộm”,
rồi “con nào con nấy tròn xoe xoe, y như những cái trứng vàng ươm biết cử động”.
Chỉ một tính từ “nhọc nhằn”, một từ láy “lẹt xẹt” dùng đúng chỗ, Ngô Tất Tố
đã tả được độ dày của sương mù, độ thập nhỏ của dãy đồi vùng trung du trong câu
văn “Mặt trời cuối thu nhọc nhằn chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây
trên dãy núi đồi lẹt xẹt”.
Do sự phối hợp của các tính từ (màu sắc, phẩm chất …) của các động từ với các
biện pháp tu từ, ngôn ngữ miêu tả luôn tỏa sáng lung linh trong lòng người đọc, gợi

lên trong lòng họ những cảm xúc, tình cảm ấn tượng, hình ảnh về sự vật được miêu
tả.
c) Một số yêu cầu của việc dạy học văn miêu tả:
Trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học hiện tại, học sinh học chủ yếu các
bài văn thuộc ngôn ngữ nghệ thuật. Loại văn thuộc ngôn ngữ nghệ thuật đòi hỏi bài
viết phải giàu cảm xúc, tạo nên cái “hồn”, chất văn của bài làm. Muốn vậy phải
luôn luôn nuôi dưỡng cho các em một tâm hồn trong sáng, một cái nhìn hồn nhiên,
một tấm lòng dễ xúc động, luôn hướng tới cái thiện.
Từ thực tiễn đó nên trong dạy học văn miêu tả cần theo một số yêu cầu sau:
+ Bồi dưỡng vốn sống, vốn hiểu biết cho học sinh:
Bài tập làm văn là sản phẩm tổng hợp của học sinh. Muốn có bài tập làm văn
tốt ngoài việc vận dụng những kiến thức về ngôn ngữ học, về các thể loại văn học
vào dạy và học tập làm văn, các em còn cần được bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, tích
lũy vốn hiểu biết về cuộc sống, các tri thức văn hóa chung thông qua các môn học.
Bài tập làm văn còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết đời sống, trình độ
kiến thức văn hóa của học sinh. Có câu văn sau: “Vỏ chuối màu vàng có những
chấm đen li ti như chiếc áo hoa lộng lẫy”. So sánh vỏ chuối trứng cuốc với “chiếc
áo hoa lộng lẫy” là chưa đúng, không hay. Chính vì do thiếu hiểu biết về quả chuối
nên đã có sự so sánh không chính xác này.
Điều quan trọng khi dạy trẻ em làm văn miêu tả (cũng như dạy mọi dạng văn
khác) là phải dạy các em thể hiện chân thực những quan sát, những suy nghĩ, tình
cảm của mình. Bài văn chân thực bao giờ cũng giàu sức truyền cảm, kể cả khi nó
còn ngây ngô, vụng về. Bởi vì đã nói, viết chân thực với lòng mình thì mỗi bài đều
có cái riêng, cái lạ, thậm chí cái mới, cái độc đáo.
Để học sinh nói, viết một cách chân thực, phải cho các em nói và viết về những
gì các em gắn bó, quan tâm, những gì thực sự làm rung động trái tim, tâm hồn các
6


***

em, gợi được trong các em nhu cầu, hứng thứ nói, viết. Muốn vậy thì trước hết, bản
thân đề tài của giờ làm văn phải hấp dẫn với các em. Tuy nhiên đề tài có thể là hấp
dẫn với học sinh này mà vẫn không thích hợp, không gợi được hứng thú ở học sinh
khác nên đề tài cần phải rộng rãi, mở ra nhiều khả năng cho học sinh lựa chọn. Ví
dụ: Dạy học sinh quan sát loài vật, cô giáo có thể chọn đề tài con lợn hoặc con gà
trống làm bài dạy mẫu để học sinh hiểu được muốn làm bài tả con vật thì phải quan
sát như thế nào. Nhưng khi cho các em làm bài tập để thực hành thì nên ra đề có
phạm vi thật rộng để các em tự chọn để tả một con vật mình yêu thích. Tả con gà
mái, gà chọi, … chứ không nhất thiết phải chọn con lợn mà có thể là con chim, con
vẹt, con khỉ nuôi ở công viên. Học sinh được chọn con vật mình yêu thích để tả,
các em sẽ hiểu rõ vì sao yêu nó: Nó thông minh? Nó đẹp? Nó ngộ nghĩnh? Cũng vì
yêu quý con vật, muốn thể hiện tình cảm của mình với con vật nên các em chịu khó
quan sát con vật, quan sát hành động hay tính tình của nõ và tả về nó với những chi
tiết sinh động hơn.
Vốn hiểu biết về đời sống của học sinh được hình thành từ hai: Từ hoạt động
hàng ngày và qua sách báo, truyền hình, truyền thanh. Đó là vốn sống trực tiếp và
vốn sống gián tiếp. Các phân môn Tập đọc và Kể chuyện có tác dụng cung cấp vốn
sống gián tiếp cho học sinh qua các bài tập đọc, các câu chuyện kể. Nhờ các
phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, phát thanh, truyền hình… mà vốn
sống gián tiếp của học sinh được mở rộng ra thế giới, trở lại với những thế kỷ xa
xưa. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ học sinh chưa có điều kiện vật chất để mở
rộng vốn sống nên hiểu biết của các em còn nghèo, còn khó khăn. Dạy tập làm văn,
giáo viên phải lưu ý điều này.
Dù vốn sống gián tiếp có tăng bao nhiêu song vốn sống trực tiếp vẫn cần và rất
quý đối với việc học tập làm văn. Con người ta có trải qua, kinh qua mới hiểu, mới
biết, mới cảm, mới nhận một cách sâu sắc.
+ Bồi dưỡng những tình cảm, những rung động tinh tế, nhạy bén cho học sinh:
Làm một bài tập làm văn, các em học sinh trước tiên bộc lộ trên trang giấy tình
cảm yêu ghét của mình đối với con đường từ nhà đến trường em thường đi học, cây
có bóng mát bên đường, quyển lịch nhà em…Bài làm văn nào cũng là sự thể hiện

các trạng thái tình cảm của học sinh. Chỉ có những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, hồn
nhiên mới tạo ra những đoạn văn, bài văn đáng yêu và đạt kết quả cao. Vì thế giáo
viên phải giupd cho học sinh tự bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc, dạy các em biết yêu
quý thiết tha bố mẹ, anh chị em, con đường em đi học, con gà nuôi trong sân, con
lợn nuôi trong chuồng. Dạy tôn trọng từng quyển sách, cái bút… những đồ vật gần
gũi hàng ngày, dạy các tinh thần hào hiệp giúp đỡ các bạn tàn tật, những người gặp
khó khăn…Chính những tình cảm ấy sẽ tạo nên mạch ngầm làm cho bài văn của
các em sống động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.
+ Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi miêu tả:
Khi học sinh đã có được vốn sống, vốn hiểu biết phong phú cũng có nghĩa là
học sinh đã tích lũy được vốn từ ngữ miêu tả. Có vốn từ ngữ nhưng phải biết dùng
chúng đúng lúc, đúng chỗ. Muốn vậy phải coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn
7


***
đạt kết quả quan sát cũng như khi làm bài miêu tả. Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ
có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp, do đó có tác dụng gợi hình, gợi cảm nhất.
Cách làm thông thường khi lựa chọn từ ngữ là so sánh các từ gần nghĩa hay trái
nghĩa. Ví dụ để tả một người gầy nên dùng từ ngữ nào trong hàng loạt các từ ngữ
“Gầy, khô đét, xương xẩu, hom hem, lép kẹp…”. Cần luyện tập kiên trì để học sinh
làm quen với phương pháp này và chống lại tâm lý dễ dãi khi dùng từ ngữ.
Cách đặt câu hỏi của giáo viên trong các tiết hướng dẫn học sinh quan sát (ở
lớp 4) hay quan sát để trả lời câu hỏi (ở lớp 2,3) không chỉ có tác dụng định hướng
quan sát mà còn có ảnh hưởng lớn tới việc tìm tòi từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả. Cần
tránh đặt các câu hỏi về kiến thức khoa học mà nên đặt các câu hỏi có tác dụng tìm
ra những chi tiết miêu tả.
II. QUY TRÌNH DẠY VĂN MIÊU TẢ VÀ VIỆC DẠY HỌC QUAN SÁT
TRONG VĂN MIÊU TẢ:
1. Quy trình dạy văn miêu tả và vị trí của quan sát trong văn miêu tả:

Ngay từ đầu bậc Tiểu học, học sinh đã được làm quen với thể loại văn miêu tả.
Đó là các kiểu bài rèn luyện kỹ năng quan sát ở lớp 2 và lớp 3. Đây là bước chuẩn
bị công phu cho việc học văn miêu tả ở các lớp trên. Tùy theo đối tượng quan sát
mà có các kiểu bài cụ thể. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi, quan sát đồ vật, con
vật, cây cối và trả lời câu hỏi.
Các kiểu bài miêu tả chính thức được học ở lớp 4 gồm tả: đồ vật, cây cối, loài
vật. Hiện nay, việc dạy tập làm văn ở lớp 4 được các nhà sư phạm thiết kế thành
loại quy trình sau:
Tiết 1: Cấu tạo bài văn miêu tả.
Tiết 2: Quan sát.
Tiết 3: Luyện tập miêu tả
Tiết 4: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả
Quy trình này nó có ưu điểm lớn, đó là: Đã bám sát quá trình sản sinh văn bản
để hình thành những kỹ năng tạo lập văn bản cho học sinh. Đặc biệt, đã chú ý đến
giai đoạn chuẩn bị hình thành văn bản, chí ý đến việc tiếp cận đối tượng và tập
trung vào kỹ năng quan sát đặc thù của loài vật thuộc phong cách nghệ thuật.
Mỗi một tiết học trong quá trình có một nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung nhất
định nhằm luyện tập một kỹ năng trong quá trình làm văn miêu tả. Vì thế, mỗi tiết
học trong quy trình cần được đặt vào hệ thống chung khi phân tích xem xét và đánh
giá. Làm như vậy sẽ tránh được thái độ nôn nóng, vội vàng dẫn đến tham lam, nhồi
nhét trong giảng dạy và sẽ bình tĩnh, yên tâm hơn trước kết quả cụ thể của từng tiết
học. Nói cách khác, mỗi tiết học cần được tiến hành tới mức tốt nhất việc thực hiện
các yêu cầu và nội dung đã đề ra. Toàn bộ các tiết học trong một quy trình sẽ góp
phần giúp cho các em hiểu lý thuyết, hình thành các kỹ năng làm một thể văn miêu
tả.
Mỗi tiết dạy trong quy trình đều có vị trí và vai trò riêng của nó. Song đối với
quy trình đầy đủ đáng chú ý nhất vẫn là việc quan sát.
8



***
Quan sát là cơ sơ chủ yếu để tìm ý mà tìm ý tốt sẽ là điều kiện để lập được dàn
bài chi tiết và đầy đủ cho bài văn. Chính vì thế việc quan sát để lập dàn ý giữ một
vai trò quan trọng trong quá trình làm văn miêu tả.
Thực tế, có nhiều giáo viên cho rằng đây là việc khó dạy. Nguyên nhân khách
quan do: các chỉ dẫn cụ thể về phương pháp giảng dạy chưa nhiều. Về mặt chủ
quan: Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân từng giáo viên đối với việc tập quan sát
và tìm ý còn ít. Mỗi giáo viên chưa được rèn luyện tốt kỹ năng cơ bản có thể truyền
thụ, hướng dẫn, rèn , tập cho học sinh trong các tiết dạy. Đó là kỹ năng quan sát.
Việc quan sát thường là tiết học quan trọng trong quy trình dạy một kiểu bài,
loại bài. Nhiệm vụ của tiết quan sát là thông qua giải quyết một đề bài cụ thể, luyện
cho học sinh 2 kỹ năng: kỹ năng tìm hiểu một đề bài cụ thể và kỹ năng tìm tư liệu
(tức ý) cho đề bài đó để chuẩn bị làm bài. Đồng thời cung cấp cho các em hiểu biết
chung nhất mang tính lý thuyết về kiểu, loại bài.
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu các quy trình dạy văn miêu tả, chúng ta đã
thấy được vị trí của việc quan sát trong văn miêu tả. Việc dạy tiết quan sát- tìm ý
đòi hỏi người dạy phải nắm được những gì? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp cho
người giáo viên dạy tiết này tốt hơn. Từ đó sẽ góp phần làm cho chất lượng dạy học
các loại bài miêu tả cho học sinh được nâng cao.
2) Việc dạy quan sát – lập dàn ý:
Quan sát - tìm ý được người giáo viên đặc biệt quan tâm không chỉ vì nó khó
dạy so với các tiết khác trong quy trình mà điều căn bản là vì vị trí quan trọng của
nó trong văn miêu tả. Để dạy được tốt tiết này thì trước tiên người dạy cần nắm
được mục đích, yêu cầu cầu quan sát – tìm ý. Sau đó cần nắm được những thao tác
cơ bản trong tiết đó. Cuối cùng, không thể không kể đến đó là: phương pháp dạy
quan sát – lập dàn ý.
a) Mục đích, yêu cầu của quan sát – lập dàn ý:
Tiết học này thường mở đầu cho quy trình dạy một bài kiểu văn miêu tả cụ thể.
Yêu cầu của tiết học này gồm có 2 mặt:
Chuẩn bị kiến thức phục vụ cho việc làm bài thông qua việc tìm hiểu một đầu

bài văn.
Ví dụ: Ở tiết 2 lớp 4 có đầu bài: “ Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập
dàn ý cho bài văn miêu tả đồ chơi mà em đã chọn”. Kết quả cuối cùng của tiết học
này là học sinh phải tìm được các yêu cầu cụ thể mà đề bài ra để xác định đúng
hướng đi cho bài viết và chuẩn bị cho việc làm bài văn theo yêu cầu của đầu bài đã
cho.
Hình thành phương pháp và kỹ năng quan sát (đồ vật, cây cối, con vật …) gắn
với từng kiểu văn miêu tả, để có khả năng làm được loại bài văn kiểu đó.
Nói cụ thể hơn, học về tả đồ vật, sau tiết tập quan sát và tìm ý cho đầu bài tả đồ
vật của em, học sinh từ chỗ quan sát đồ vật đó, biết phương pháp quan sát đồ vật
nói chung, từ đó dần hình thành kỹ năng quan sát các đồ vật khác như: Cái bàn em
ngồi học ở nhà, cái trống trường em … Yêu cầu thứ hai này (hình thành kỹ năng và
9


***
phương pháp quan sát) rất quan trọng và chỉ đạt được vững chắc qua một số loại
bài. Sau mỗi bài, kết quả khó thể hiện tức thì và khó kiểm tra trực tiếp được.
Hai yêu cầu trên có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau. Yêu cầu thứ hai chỉ có thể
thực hiện được thông qua việc thực hiện yêu cầu thứ nhất. Nếu việc tập quan sát và
tìm ý cho đầu bài cụ thể đã nêu trong tiết học càng làm tốt bao nhiêu thì kỹ năng
quan sát (tức yêu cầu thứ hai) sẽ càng được rèn luyện tốt bấy nhiêu.
b) Những thao tác cơ bản trong giờ quan sát:
Kỹ năng quan sát chủ yếu được hình thành trên cở sở luyện tập ( Một cách tự
giác hoặc không tự giác). Trước khi học các tiết quan sát và tìm ý, học sinh đã sử
dụng kỹ năng này nhiều lần và thường là không tự giác, là sơ lược, giản đơn …
Xuất phát từ điểm đó và từ các đặc điểm của kỹ năng quan sát trong miêu tả để
tìm ra các phương pháp rèn luyện thích hợp hơn.
Trong tiết quan sát cần tiến hành các công việc cụ thể sau:
+ Hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát:

Tốt nhất là để mỗi em tự tìm cho mình một trình tự quan sát thích hợp. Trường
hợp các em gặp khó khăn, giáo viên có thể hướng dẫn các em quan sát theo trình tự
bản thân đã có đã có chuẩn bị trước hoặc gợi ý các trình tự quan sát khác nhau dể
các em tự lựa chọn.
Các trình tự quan sát có thể tiến hành là:
Trình tự không gian: Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc
ngược lại; từ trái sang phải; trên xuống dưới; ngoài vào trong hoặc ngược lại …
Trình tự thời gian: Quan sát theo diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến khi
kết thúc, từ mùa này sang mùa khác, tháng này sang tháng khác, tuần này sang tuần
khác, ngày này sang ngày khác …
Trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho
bản thân (hứng thú hay khó chịu, yêu hay gét …) thì quan sát trước, các bộ phận
khác quan sát sau …
Chú ý: Đối với trình tự không gian phải quan sát sự vận động của sự vật.
Ví dụ: Khi tả chiếc cặp của em lúc trên lưng đến trường hay lúc đem đi đá bóng
hoặc khi ở góc học tập. Khi ở trên lưng: chiếc cặp tung tăng nhún nhảy theo nhịp
bước chân em đến trường; khi em đi đá bóng: nó cùng chúng bạn nằm chồng chất
lên nhau xem chúng em đá bóng. Chốc chốc em lại nhìn về phía nó. Nó vẫn nằm
im ngoan ngoãn; Khi ở góc học tập: Nó được dựng ngay ngắn ở góc học tập của
em. Nó như mời gọi em đến mở ra để học bài.
Dù quan sát theo trình tự nào cũng chỉ dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để
quan sát kỹ lưỡng hơn.
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát: đây là thao tác quan
trọng nhất và có tính chất quyết định về nhiều mặt.
Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát, do đó kết quả thu lượm được
thường là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác (hình dáng, màu sắc, đường
nét, độ xa gần …), đó là mặt mạnh và cũng là nhược điểm của các em. Giáo viên
cần lưu ý học sinh dùng thêm các giác quan thích hợp để quan sát. Quan sát một
10



***
cây có bóng mát ( hoặc cây ăn quả, cây hoa) (tuần 26 lớp 4) không thể chỉ dùng
mắt mà còn cần dùng đến tay, đến mũi …; quan sát lập dàn ý chi tiết một con vật
nuôi trong nhà (tuần 29 lớp 4) … ngoài mắt ra còn cần huy động cả mũi, tai, tay…
để ngửi, để nghe, để sờ…
+ Thu nhận các điểm đặc sắc hay độc đáo ở sự vật định tả do từng giác quan
mang lại.
+ Thu nhận các cảm xúc, các liên tưởng, hồi tưởng… do các đặc điểm tên của
sự vật gợi ra cho bản thân người quan sát.
+ Tìm tòi các từ ngữ thích hợp để diễn đạt các điều thu nhận trên.
Ví dụ: Có học sinh ngắm cây hoa (dùng mắt quan sát) nhận thấy: Những cánh
hoa như những vầng trăng bọc lấy nhụy hoa màu vàng như mật ong. Đặc điểm thu
nhận được là: những cánh hoa bọc lấy nhụy hoa màu vàng. Liên tưởng: Những
cánh hoa giống như những vầng trăng, màu vàng của nhụy hoa như màu vàng của
mật ong.
Biện pháp quan trọng nhất để giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát là đặt câu
hỏi gợi ý. Tuy nhiên, loại câu hỏi này chỉ nên coi là chỗ dựa để học sinh quan sát,
nhận xét chứ không nên dùng câu hỏi có tính chất áp đặt các nhận xét hoặc hướng
học sinh nêu lại đúng nhận xét giáo viên đã chuẩn bị.
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát, có thể chia làm hai
mức độ sau:
Đối với các lớp học sinh còn bỡ ngỡ trong việc quan sát, cần có sự hướng dẫn
cụ thể, tỉ mỉ một vài lần. Nên tách một số giác quan quan trọng, cần thiết cho việc
quan sát cảnh, vật, người, mà đầu bài yêu cầu (Vì không phải lúc nào cũng cần
dùng cả năm giác quan) và hướng dẫn các em tập vận dụng từng giác quan đó.
Trình tự tiến hành là: Nêu lên giác quan cần vận dụng (Em chỉ dùng mắt để quan
sát cảnh sân trường. Em hãy lắng tai nghe những âm thanh, tiếng động trên sân
trường và nêu lên các nhận xét…) Gợi ý các phạm vi quan sát cần tập trung để
nhận xét (em hãy chú ý ngắm hình dáng con lợn và nhận xét; Em hãy xoa tay lên

da cặp và nêu nhận xét…); Em có nhận xét gì về cây hoa hồng ở trước lớp?... Gợi ý
từ ngữ cần dùng để ghi chép các nhận xét (Ví dụ nên dùng những từ ngữ gì để tả
cảnh trên sân trường?) (Tấp nập, nhộn nhịp).
Tiến lên mức cao hơn, vừa gợi ý quan sát nhận xét trực tiếp cảnh, vật, người,
vừa gợi ý các em so sánh, liên tưởng, hồi tưởng … trong lúc quan sát. Ví dụ: Nhìn
vết xước trên da cặp em có liên tưởng đến điều gì không? (Liên tưởng đến kỷ niệm
giữa em và bạn Tuấn giằng nhau chiếc com pa, không may đầu nhọn đã in một viết
xước dài lên chiếc cặp…)
Đối với các lớp học sinh đã biết cách vận dụng giác quan để quan sát thì công
việc hướng dẫn cần đi vào trọng tâm của cảnh, vật và người nhằm rèn luyện sự tinh
tế trong quan sát (Đây là việc làm ở các lớp học sinh giỏi, năng khiếu).
Nắm được mục đích yêu cầu cũng như thao tác cơ bản trong giờ quan sát tìm ý
là rất cần thiết. Song để đạt được mục đích đã đề ra thì mỗi giáo viên cần tìm cho
11


***
mình một cách hay nhất để truyền thụ tri thức cho học sinh. Đó chính là phương
pháp.
c) Phương pháp dạy quan sát:
Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp quan sát và ghi chép các nhận xét
đối với từng đối tượng cụ thể.
Trước hết phải cho học sinh quan sát trực tiếp đồ vật, cây cối và con vật.
Để việc miêu tả bảo đảm tính trung thực, có nhiều hình thức và biện pháp để
thực hiện yêu cầu này:
Tổ chức tiết học ngay tại địa điểm có đồ vật, cây cối và con vật cần quan sát
cho học sinh trực tiếp quan sát.
Tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp đồ vật, cây cối … ngay tại lớp (ví dụ:
Quan sát cái cặp, chiếc bàn học, quyển sách giáo khoa…)
Hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp cảnh, vật, người trước khi lên lớp. Tới

lớp trong tiết học các em nhớ lại (hồi tưởng) các nhận xét đã thu nhận được rồi ghi
chép.
Giáo viên phải cho học sinh tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính. Giáo
viên cần dành thời gian tối đa cho hoạt động này.
Về mặt tổ chức lớp học, học sinh có thể không ngồi yên tại chỗ mà cần được
động đậy, nghiêng ngó. Thậm chí rời chỗ ngồi để có vị trí quan sát thích hợp.Các
em có thể trao đổi nho nhỏ với nhau. Giáo viên không nên ngăn cản các em tiến
hành các hoạt động cần thiết đó mà chỉ lưu ý các em đừng làm ồn, ảnh hưởng đến
công việc của bạn khác.
Để giúp các em quan sát được tốt cần có nhiều biện pháp cụ thể: Khêu gợi hứng
thú với người, cảnh, vật cần quan sát. Dạy các tiết quan sát trực tiếp đối tượng miêu
tả (tại nơi có đối tượng miêu tả) quan trọng nhất là biết cách đặt câu hỏi kết hợp với
hướng dẫn học sinh quan sát. Câu hỏi loại này cần chỉ rõ vị trí của người quan sát,
các giác quan cần sử dụng để quan sát bộ phận nào của đối tượng miêu tả. Ví dụ
khi quan sát cây hồng có thể nêu câu hỏi “Em hãy đứng xa, dung mắt nhìn bao quát
toàn bộ cây hồng và nêu nhận xét chung về hình dáng của cây”. Khi quan sát chiếc
cặp có thể hướng dẫn: “Em lại gần dung tay bật thử khóa của chiếc cặp và mô tả lại
âm thanh của khóa”. Thông thường học sinh chỉ quen sử dụng mắt để quan sát và
nhận xét, ít biết dùng các giác quan khác. Để khắc phục tình trạng trên, giáo viên
chú ý đặt câu hỏi yêu cầu học sinh tập sử dụng các giác quan khác như lưỡi, mũi,
tai, tay để thu nhận nhiều nhận xét khác nhau về đối tượng quan sát, giúp cho việc
miêu tả sinh động, mới mẻ.
Dạy các tiết tìm ý (khi học sinh đã quan sát đối tượng miêu tả ở nhà) công việc
của giáo viên là đặt câu gợi ý để học sinh hồi tưởng lại những nhận xét, cảm xúc
khi quan sát.
Giáo viên cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh: Nếu là hướng dẫn chung cho cả
lớp thì giáo viên nói to câu gợi ý để cả lớp nghe và thực hiện.Nếu có câu hỏi thì câu
hỏi phải có tính “gợi mở, chỉ dẫn” không yêu cầu trả lời miệng.Còn nếu là hướng
12



***
dẫn cho cá nhân thì giáo viên chỉ cần nêu gợi ý với một số học sinh nào đó để em
đó thực hiện.
PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG KIỂU BÀI
* Tả đồ vật:
Tả đồ vật là dung lời văn chân thực, giàu hình ảnh, có cảm xúc, cho người đọc
(hay người nghe) thấy rõ đồ vật ấy ra sao (về hình dáng, kích thước, màu sắc, đặc
điểm…) gắn với người làm ra hoặc sử dụng nó thế nào.
Muốn nói, viết được bài văn tả đồ vật sinh động, cần nắm vững một số yêu cầu
cụ thể về phương pháp:
Quan sát về một đồ vật, ta cần xem xét tỉ mỉ các bộ phận ở nhiều góc độ và
bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi, lưới nếm)
Đồ vật là thứ “vô tri, vô giác”, không có những nét “tính tình” như loài vật hay
con người. Do vậy, để tả cho sinh động và dễ dàng bộc lộ ý nghĩ, tình cảm của
người viết, ta có thể sử dụng phương pháp nhân hóa (gán cho sự vật những đặc
điểm đặc tính của người, gọi sự vật bằng “anh”, “chị”, “chú”, “bác”… hoặc cho đồ
vật tự xưng là tớ, tôi, mình… để tự nói về nó).
Quan sát miêu tả đồ vật nói chung, có thể chọn một trong hai trình tự thong
thường: quan sát các đồ vật, sau đó quan sát để tả từng bộ phận cụ thể hoặc quan
sát miêu tả các bộ phận rồi “vẽ” ra vài nét bao quát chung.
Khi quan sát miêu tả bộ phận cũng như bao quát đồ vật, người ta không chỉ chú
ý đến hình dáng, đặc điểm … mà còn quan tâm đến các hoạt động hay việc sử dụng
đồ vật đó của con người. Tuy nhiên, cần chọn nêu những lợi ích và công dụng nổi
bật, gắn với dụng ý miêu tả hoặc nêu được suy nghĩ, cảm xúc của người viết. Ví dụ
tả cái trống trường, có thể nêu tác dụng báo giờ học, giờ chơi, giữ nhịp động tác thể
dục… Đồng thời tìm những từ ngữ bộc lộ sự gắn bó, tâm trọng bồi hồi xao xuyến
của bản than khi nghe tiếng trống.
Khi đi vào tiết quan sát – tìm ý, giáo viên hướng dẫn cho học sinh theo hai
bước.

Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả.
Sau khi cho một vài em đọc đề bài, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở cho học
sinh như: Đồ vật miêu tả cái gì? (Quyển sách, cái bảng, cái bàn học, cái cặp sách,
tấm lịch…). Đồ vật đó của ai? Do đâu mà có? Nó xuất hiện vào thời gian nào?.
Bước 2: Quan sát đối tượng miêu tả.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trình tự quan sát phù hợp với đối tượng miêu
tả mà đề bài yêu cầu.
Ví dụ: Khi tả chiếc cặp, các em nên quan sát miêu tả bao quát từ ngoài vào
trong, từ hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu …Sau đó quan sát miêu tả cụ thể
chi tiết các bộ phận (nắp, khóa, tay cầm, dây đeo…) và cách bố trí ở bên trong (các
ngăn, chất liệu, sức chứa…)
Khi tả cái trống trường, em cần quan sát bao quát về hình dáng, kích thước,
màu sắc của trống, sau đến các bộ phận: mặt trống, đai trống, dây đeo,dùi, giá để…
13


***
Khi quan sát miêu tả cái bàn học cũng quan sát bao quát trước (hình dáng, kích
thước, chiều dài, chiều rộng, chiều cao); màu sắc, chất liệu… sau đó mới quan sát
miêu tả chi tiết từng bộ phận: mặt bàn, chân bàn, ngăn kéo…
Dù quan sát đối tượng nào, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh quan sát kỹ
và nhắc các em ghi chép lại những điều đã quan sát được. Trong quá trình học sinh
quan sát, giáo viên có thể gợi ý.
* Quan sát miêu tả bao quát đồ vật:
+ Đồ vật có hình dáng thế nào?
+ Màu sắc của đồ vật ra sao?
+ Kích thước của đồ vật đó?
+ Chất liệu tạo nên nó là gì?
* Quan sát miêu tả cụ thể, chi tiết:
+ Đồ vật được cấu tạo bởi những bộ phận nào?

+ Quan sát miêu tả từng bộ phận và chức năng, công dụng của nó.
Vận dụng vào đề bài: Bước vào năm học mới em (hoặc bạn em) được bố mẹ
mua cho một cái cặp đựng sách vở đi học. Em hãy tả cái cặp đó.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, xác định đối tượng miêu tả và trọng
tâm miêu tả. Giáo viên đặt lên bàn một hoặc hai, ba cặp sách có kiểu dáng khác
nhau cho học sinh lựa chọn hoặc cho học sinh để cặp trước mặt để quan sát.
Giáo viên gợi ý.
Tả bao quát:
+ Chiếc cặp có hình dàng như thế nào?
+ Màu sắc của cặp ra sao?
+ Cặp làm bằng gì? Còn mới hay đã cũ?
+ Cấu tạo chung của cặp thế nào? (Có tay xách hay quai đeo, gồm mấy ngăn)
Tả chi tiết từng bộ phận:
+ Các bộ phận bên ngoài của cặp? (Xoa tay lên cặp xem có cảm giác gì? Đường
khâu chung quanh thế nào? Nắp cặp và mặt trước của cặp có trang trí gì? Cặp đóng
bằng chốt hay khóa? Quai xách, quai đeo có lợi ích thuận tiện như thế nào?).
+ Các bộ phận bên trong của cặp (Trong từng ngăn em đựng những thứ đồ dung
học tập gì? Ngăn được lót bằng thứ vải hoặc da gì?).
Tình cảm, thái độ của em với chiếc cặp đó ra sao? Em dung cặp, giữ gìn cặp
như thế nào?
Giáo viên gọi 2 – 3 học sinh đọc kết quả quan sát ghi nhận được, gọi học sinh
nhận xét. Sau đó, giáo viên mới nhận xét, đánh giá kết quả quan sát và tìm ý của
học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra phần ghi nhớ bằng những câu gợi ý như:
+ Muốn tả một đồ vật nào đó trước hết ta phải làm gì? (Quan sát trực tiếp)
+ Để quan sát được kỹ đồ vật, ta quan sát như thế nào? (Quan sát bằng nhiều
giác quan: mắt nhìn, tay sờ, tai nghe…)

14



***
Giáo viên lưu ý học sinh: Khi quan sát đồ vật theo trình tự không gian phải
quan sát sự vận động của sự vật.Với đề bài tả chiếc cặp, còn phải quan sát chiếc
cặp khi cặp trên lưng em đến trường, khi đem đi đá bong hay lúc ở góc học tập…
* Tả cây cối:
Tả cây cối cần nêu rõ một số đặc điểm về hình dáng, bộ phận nổi bật (rễ, than,
cành, lá, hoa, quả…) gắn với thời gian và khung cảnh cụ thể.
Khác với đồ vật, cây cối có sự phát sinh, phát triển và có mối quan hệ với cả
thiên nhiên, con người.Vì vậy, quan sát miêu tả cây cối cần chú ý một vài đặc điểm
cơ bản về phương pháp sau:
- Căn cứ vào đề bài yêu cầu tả một loài cây nhất định (cây có bong mát, cây ăn
quả, cây có hoa hay vừa có hoa vừa có cả bong mát…) ở một thời điểm nhất định
(lúc mới mọc, lúc cành lá xum xuê hoặc qua nhiều năm…) từ đó mà quan sát hay
nhớ lại những nét tiêu biểu, nổi bật. Cần chọn được những nét gợi lên trong long
người đọc hình ảnh của cây với vẻ đẹp, lạ của riêng nó, chứa đựng những nhận xét
tinh tế và đậm đà cảm xúc của người viết.
- Khi quan sát cây, ta cũng cần chú ý kết hợp quan sát khung cảnh thiên nhiên
nơi cây mọc, hoạt động của con người hay loài vật (chim choc, ong bướm) chịu ảnh
hưởng của cây hay có ảnh hưởng đối với cây. Bởi vì, trong thực tế, cây sống trong
một môi trường nhất định. Chính thiên nhiên, chim choc, ong bướm hay con
người… làm cho bức tranh cây cối thêm sống động và gần gũi với người đọc.
Đối với tiết quan sát – tìm ý của kiểu bài tả cây cối, giáo viên cũng hướng dẫn
học sinh theo 2 bước:
+ Xác định đối tượng miêu tả:
Ở bước này, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định đối tượng miêu tả bằng các
câu hỏi gợi ý: Cây định tả là cây gì? Của ai? Trồng ở đâu? Bao giờ?
+ Quan sát:
Quan sát miêu tả toàn cây có thể là từ xa ( Cây có hình dáng thế nào? Có màu
sắc hay đặc điểm gì nổi bật? ); đến gần, thấy cây ở độ phát triển ra sao? Nhận xét

chung về cây thế nào?
Quan sát miêu tả cụ thể các bộ phận đáng lưu ý hoặc có dáng vẻ riêng ở cây (rễ,
gốc, than, cành, lá, hoa quả…) theo thứ tự mạch lạc và nổi bật trọng tâm miêu tả.
Cảnh vật và con người liên quan đến cây.
Nêu tác dụng của cây đối với môi trường xung quanh và cuộc sống con người.
Vận dụng vào đề bài: Em hãy tả cây phượng hồng trồng gần nơi em ở.
Khi mùa hè tới thì cây phượng bắt đầu trổ bông. Vì vậy, để cho học sinh nắm
được cây gắn bó với đời sống học sinh ra sao và cây mang ý nghĩa gì? Thì đề này
nên cho học sinh làm vào tháng 4,5 là thích hợp. Có như vậy, các em mới quan sát
được trực tiếp cả hoa của cây phượng và bài tả sẽ hay hơn.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề xong, giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát – tìm ý theo những câu gợi ý:
- Tả bao quát:
15


***
Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng chung của nó ra sao? Cảnh vật xung quanh
có những gì?
- Tả cụ thể từng bộ phận:
Cây có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả…như thế nào?
Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa? Nhụy hoa?
Hương thơm của hoa?
Cây phượng mang ý nghĩa gì? Nó gắn với đời học sinh ra sao?
- Tình cảm của em đối với cây phượng đó.
* Tả loài vật:
Tả loài vật có yêu cầu cao hơn so với tả đồ vật, tả cây cối là: Ngoài việc làm rõ
những nét tiêu biểu về hình dáng, còn cần phải nêu bật được dặc điểm về hoạt
động, tính nết của con vật đồng thời bộc lộ được mối quan hệ tình cảm của người tả
với con vật đó.

Đối tượng miêu tả là những con vật gần gũi với cuộc sống con người như: gà,
vịt, trâu, bò… Có khi đối tượng miêu tả chỉ là một con vật (con chó, con mèo…) có
khi là cả bầy đàn (đàn bò, bầy gà…).
Mục đích của ăn miêu tả loài vật không phải chỉ cung cấp những kiến thức
khoa học về con vật được miêu tả mà còn nhằm tạo ra những rung động và những
phát hiện mới mẻ trong cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của con người về những
loài vật rất than thuộc trong cuộc sống. Chính vì thế, khi dạy tiết quan sát – tìm ý,
sau khi xác định được đối tượng miêu tả (con vật định tả là con gì? Của ai? Nuôi
đã được bao lâu? ), giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát con vật một cách tỉ mỉ.
- Tả bao quát: Hình dáng của con vật đó như thế nào?
Màu lông của nó?
- Quan sát tả cụ thể từng đặc điểm nổi bật kết hợp với các hoạt động:
Quan sát từng bộ phận: đầu, thân, đuôi, chân…
- Tính nết và thói quen của con vật.
Mối quan hệ giữa con vật với môi trường xung quanh và đời sống con người.
Giáo viên lưu ý học sinh:
Các em cần quan sát thực tế,quan sát kỹ con vật định tả trong một khung cảnh
cụ thể, thời gian cụ thể để thấy rõ những đặc điểm về hình dáng, sự hoạt động, tính
nết của con vật đó và mối quan hệ giữa người và con vật.
Chọn lọc những từ ngữ, hình ảnh nổi bật nhất, tiêu biểu nhất để diễn tả những
điều đã quan sát được.
Có thể nói quan sát kỹ vê những bộ phận nổi bật nhất, gây chú ý nhiều nhất
hoặc hoạt động chính (tiêu biểu) của con vật (mèo bắt chuột, trâu bò đi cày hay kéo
xe…) để khi miêu tả, bài văn sẽ sinh động, hấp dẫn hơn.
Khi quan sát miêu tả nhiều con vật cùng loại (đàn gà, đàn bò, bầy chim…) cần
nêu cao những nét bao quát về số lượng, nét nổi bật chung của cả bầy (đàn) như:
màu sắc, hình dáng, hoạt động … Sau đó mới chú ý đến hoạt động và tính chất của
từng giống (con đực, con cái), từng lứa (to, nhỏ, mẹ, con…) Khi quan sát miêu tả
16



***
xong cả bầy,có thể dừng lại quan sát miêu tả vài con có hình thù, màu sắc, tính nết
khác hẳn các con khác.
Cần thể hiện rõ tình cảm của mình đối với con vật được tả (yêu hay ghét, vui
hay buồn…) qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh chính xác, có chọn lọc, qua so sánh ví
von, tưởng tượng, dào dạt cảm xúc.
Vận dụng vào đề bài: Gia đình em thường hay nuôi gà. Hãy tả một con gà trống
mà em từng chăm sóc.
Sau bước tìm hiểu đề bài là bước quan sát.Giáo viên hướng dẫn và gợi ý:
- Đến gần chuồng gà hoặc nơi gà thường kiếm ăn, chú ý quan sát con gà trống
em thường chăm sóc. Em nhìn xem gà thuộc giống gì? Gia đình em đã nuôi con gà
này được bao lâu? Em chăm sóc gà từ bao giờ?
- Quan sát miêu tả bao quát:
+ Hình dáng bên ngoài của gà có những đặc điểm gì về thân hình, màu long.
+ Gà nặng chừng mấy kg?
- Quan sát miêu tả cụ thể đặc điểm nổi bật kết hợp với các hoạt động, tính nết:
+ Em thấy các bộ phận: Đầu (mào, mỏ, mắt…), mình, chân… của gà ra sao?
+ Em theo dõi một vài thói quen sinh hoạt của gà: Kiếm ăn, uống nước hoặc
khi em cho ăn…
+ Thái độ của gà trống đối với gà mái, gà con và những con gà trống khác như
thế nào?
+ Tiếng gà gáy ra sao? Tác dụng của tiếng gà gáy trong không gian và trong
sinh hoạt của gia đình em như thế nào?
+ Dáng dấp, tư thế lúc chuẩn bị gáy: đôi cánh ra sao? Đầu, thân mình thế
nào?...
+ Nét nổi bật khi gà trống gáy: Ngực ra sao? Đầu, cổ, mỏ hoạt động như thế
nào?
Giáo viên lưu ý:
Cần dựa vào những đặc điểm ở con gà trống cụ thể mà em miêu tả: Gà mới lớn

đang tập gáy hay gà nuôi đã lâu, tiếng gáy đã thuần thục hoặc cũng có thể là chú gà
chưa biết gáy.

17


***
KT QU THC HIN Cể SO SNH I CHNG
I. THC TRNG LM VN CA HC SINH:
- u nm hc 2014 - 2015 tụi c nh trng phõn cụng dy lp 4. Qua quỏ trỡnh
ging dy v qua vic d gi, hc tp chuyờn mụn cỏc ng nghip. Tụi nhn
thy vic lm vn lp 4 cũn gp mt s khú khn:
1.V phớa giỏo viờn .
- Cha thc s khai thỏc ht th mnh ca cỏc phng phỏp dy hc tớch cc v
nhng k thut dy hc mi vo bi dy trong tng bi hc.
2. V phớa hc sinh.
- Do kh nng t duy ca hc sinh Tiu hc cũn dng li mc t duy n gin
trc quan nờn vic lm vn ca hc sinh cũn gp nhiu khú khn. Cht lng cm
th vn hc ca hc sinh cha ng u dn n cht lng lm vn cha cao.
- Vn sng v vn kin thc vn ca hc sinh cũn hn ch. Khụng ớt em cha cú
thúi quen quan sỏt ý cỏc s vt trong cuc sng, cha ham c sỏch vỡ th cỏc
em ớt cú s say vi cỏc tỏc phm vn hc.
- Chất lợng học tập môn làm văn viết của học sinh cha cao. Chỉ đợc số ít học sinh
biết cách viết văn sinh động có bố cục rõ ràng, các phần đủ ý. Còn lại phần lớn các
em cha biết tìm ý để biết đủ các phần cần thiết của một bài văn hoặc còn liệt kê các
nội dung một cách đơn giản.
- Chớnh vỡ nhng khú khn v hn ch nờu trờn nờn cht lng lm vn ca hc
sinh lp tụi cha t kt qu nh mong mun.
II. KT QU T C:
- Qua mt nm ging dy v ỏp dng nhng bin phỏp trờn tụi thy cht lng

lm vn ca hc sinh lp tụi ó c nõng lờn rừ rt. Tng bc khc phc nhng
khú khn ó nờu trờn . Sau õy l kt qu i chng cht lng lm vn u nm
v cui nm hc 2014-2015, mt s bi minh ha hc sinh lm ca lp tụi nh sau:
Kt qu i chng u nm v cui nm hc 2014 - 2015
Kho sỏt

S s h/s

Hon thnh tt

Hon thnh

Cha hon
thnh

u nm

38

20

18

0

Cui nm

38

29


9

0

CHNG 3: KT LUN V KHUYN NGH
18


***
Trong thời đại bùng nổ thông tin và sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật như hiện nay, nhiệm vụ của nhà trước nói chung và trường Tiểu học nói
riêng là giáo dục con người phát triển toàn diện. Mục đích cuối cùng của giáo dục
Tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách người công dân tương lai và
mục tiêu của môn Tiếng Việt cũng không nằm ngoài mục tiêu chung đó.
Trong chương trình Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn có nội dung chủ yếu là
dạy học sinh sản sinh ngôn bản nói và viết, hình thành và rèn luyện, củng cố cho
học sinh các kỹ năng tìm hiểu đề, quan sát – tìm ý, lập dàn ý, làm văn miệng, làm
văn viết, kỹ năng phát hiện lỗi và sửa chữa lỗi trong bài văn.
Thông qua việc dạy Tập làm văn, rèn luyện cho các em năng lực, tư duy,
phương pháp suy nghĩ; giáo dục các em tư tưởng lành mạnh trong sáng. Nhất là
thông qua việc dạy Tập làm văn miêu tả ở các lớp cuối cấp. Học văn miêu tả, học
sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ
và cuộc sống, con người với thiên nhiên, với xã hội, để khêu gợi ra những tình cảm,
cảm xúc, ý nghĩ cao thượng đẹp đẽ…
Dạy văn miêu tả là dạy trẻ em học quan sát, một phảm chất rất cần cho con
người. Chính là nhờ quan sát mà con người mới thu lượm được những hiểu biết
vừa phong phú, rộng rãi, lại vừa cụ thể và sâu sắc về thế giới hiện thực.
Như vậy, quan sát có vai trò quan trọng trong dạy học văn miêu tả và trong đời
sống. Muốn miêu tả hay thì phải biết quan sát, phải có công qua sát. Mà học sinh

Tiểu học lần đầu tiên học văn miêu tả. Các em gặp nhiều khó khăn cả về tri thức và
phương pháp, hiểu biết và cảm xúc về đối tượng miêu tả. Các em lấy đâu ra những
hiểu biết về cây đang ra hoa, ra quả, về anh công nhân đang xây nhà, về bác nông
dân đang làm việc… nếu không được quan sát. Để các em quan sát được tốt nhằm
làm được một bài văn miêu tả hay thì cần phải hướng dẫn các em cách quan sát.
Quan sát trong văn miêu tả nằm trong tiết quan sát – lập dàn ý. Đây là tiết trọng
tâm trong quy trình dạy học văn miêu tả.
Chính vì vị trí vai trò của việc quan sát – lập dàn ý trong văn miêu tả mà việc
học này được các nhà sư phạm đặc biệt quan tâm. Làm sao để tiết học đạt được
hiệu quả cao nhất góp phần làm cho chất lượng bài văn miêu tả của các em được
nâng lên.
Trên cơ sở của việc tìm hiểu, nắm vững đặc trưng thể loại văn miêu tả và các
quy trình dạy học bài văn miêu tả cùng với mục đích yêu cầu, cũng như những thao
tác cơ bản trong giờ quan sát – lập dàn ý, chúng tôi đưa ra một số phương pháp
chung khi dạy tiết quan sát – lập dàn ý và phương pháp đối với từng kiểu bài cụ thể
với mong muốn làm cho việc dạy học tiết này mang lại hiệu quả cao nhất.
• Một số kiến nghị, đề xuất:
*Đối với Bộ GD&ĐT:
- Cần tăng thời lượng cho các tiết dạy tập làm văn xây dựng đoạn văn miêu tả để
học sinh được rèn kỹ năng nhiều hơn.
- Kiểm soát các loại sách nâng cao, sách tham khảo, sách chuyên đề phục vụ cho
việc dạy và học tập làm văn lớp 4.
19


***
- Nghiên cứu các ngữ liệu đưa vào sách giáo khoa cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi,
phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
* Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT:
- Hàng năm cần tổ chức các phong trào thi đua viết thơ văn, sáng tác nhỏ của tuổi

thơ để các em có điều kiện phát huy tài năng của mình.
- Thường xuyên mở các hội thảo, nói chuyện chuyên đề với các chuyên gia về dạy
và học tập làm văn để giáo viên được tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm trong công tác
giảng dạy.
- Trong các kỳ hội giảng, hội thi nên khuyến khích giáo viên dạy tập làm văn để
trao đổi tìm ra phương pháp hay.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường: Trang bị những thông tin hiện
đại, máy tính nối mạng Internet để giáo viên có thể tra cứu, tìm các thông tin phục
vụ cho giảng dạy.
* Đối với ban giám hiệu nhà trường:
- Do có số lượng giáo viên nhiều hơn so với quy định nên có thể bố trí để giáo viên
dạy theo phân môn để tiết kiệm thời gian soạn bài, giúp giáo viên có thêm thời gian
đầu tư nghiên cứu chuyên sâu những môn được phụ trách.
- Tăng cường đầu sách trong thư viện để giáo viên có đủ tư liệu tham khảo phục vụ
cho giảng dạy nhất là các tạp chí: Giáo dục Tiểu học, Thế giới trong ta…
- Nâng cao hiệu quả các giờ chuyên môn, khuyến khích giáo viên đầu tư trao đổi kế
hoạch bài học, cùng thống nhất soạn giáo án tập thể để phát huy sở trường của từng
cá nhân và sức mạnh của tập thể.
- Hàng năm thường xuyên tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thăm quan du lịch
để nâng cao hiểu biết về cảnh vật, đất nước và con người Việt Nam.
- Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị để phát triển kĩ năng
quan sát cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi có thể được.
Với nhiều hạn chế về trình độ hiểu biết, năng lực, lại nghiên cứu trong thời
gian hạn hẹp, đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót và khiếm khuyết. Tôi rất mong
nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn.
Xin trân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ

TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2015

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

20



×