Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN môn TNXH lớp 3 năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.89 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hoài Đức
==============

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3

NĂM HỌC : 2014 - 2015


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết,Tự nhiên xã hội lớp 3 theo chương trình đổi mới đã
tích hợp nội dung khoa học về sức khỏe con người, coi tự nhiên xã hội , coi con
người, coi tự nhiên, con người và xã hội là một thể thống nhất có mối quan hệ
qua lạ. Trong đó, con người với những hoạt động của mình là cầu nối giữa tự
nhiên với xã hội.
Học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 giúp cho học sinh lĩnh hội một số kiến
thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, một số sự vật hiện tượng đơn
giản trong tự nhiên xã hội.
Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng cơ bản;
- Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự giống và khac nhau của sự vật hiện
tượng
- Kĩ năng phân tich thông tin để biết vai trò, ích lợi của tự nhiên đối với xã
hội và đối với đời sống con người.
- Bước đầu hình thành cho học sinh những thái độ và hành vi đúng đắn đối


với con người và xã hội, biết yêu thiên nnhieencon người và xã hội.
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ
bản ban đầu về các sự việc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong các mối
quan hệ của con người, xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính
như Toán,Tiếng Việt,Tự nhiên xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ
bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.
Hoà cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên xã hội cũng có những bước chuyển
mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm
tích cực hoá các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của
học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng
khi dạy học môn Tự nhiên xã hội và đặc biệt là đối với học sinh ở giai đoạn
1.Học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của
sự vật hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống. Khi
được sử dụng các giác quan tiếp cận trực tiếp với sự vật, hiện tượng (sờ mó,
ngửi, nếm, mổ xẻ, nhìn, nghe….) để lĩnh hội tri thức học sinh sẽ thích thú hơn
trong học tập.
Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học
Tự nhiên và Xã hội vẫn chưa được thực hiện một cách đúng mức. Việc dạy học
Tự nhiên và Xã hội chỉ diễn ra khô khan, cứng nhắc, mang tính chất đối phó cho
đầy đủ chương trình. Học sinh, phụ huynh và thậm chí cả giáo viên vẫn cho rằng
môn học này là phụ nên không chuyên tâm để ý, nên hay bị cắt giảm thời lượng
để dành thời gian cho hai môn học chính: Toán và Tiếng Việt vốn có lượng kiến
thức nhiều. Chính vì thế, khi dạy học giáo viên sử dụng phương pháp quan sát
chưa linh hoạt, thành thạo, còn học sinh thì lúng túng khi quan sát, chưa thực sự
2


chủ động trong chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy các em chưa hứng thú với việc học

môn Tự nhiên và Xã hội. Do đó, giờ dạy không đạt hiệu quả cao.
Tổ chức tốt quan sát trong giờ học Tự nhiên và Xã hội sẽ giúp cho học sinh
hứng thú học tập hơn, hiểu bài nhanh hơn sâu hơn, bài lâu hơn làm cho các em
thích học, ham học, ham tìm tòi, học hỏi. Thông qua quan sát, học sinh được
củng cố kiến thức và được mở rộng kiến thức mới( đưa vào vốn sống, vốn hiểu
biết của các em). Qua đó các em biết thêm nhiều cái hay, cái đẹp của tự nhiên và
xã hội.Trong các tiết học Tự nhiên và Xã hội, việc tổ chức quan quan sát cứ lúc
nào đều rất quan trọng, nó làm cho tiết học thoải mái dễ chịu hơn, học sinh tiếp
thu tích cực hơn.
Vấn đề cần giải quyết là giáo viên cần có ý thức và sử dụng phương pháp
quan sát một cách hiệu quả trong dạy học Tự nhiên và Xã hội. Xuất phát từ thực
tiễn như vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát trong
dạy học Tự nhiên và xã hội- Lớp 3.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu tầm quan trọng của môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 theo
chương trình đổi mới.
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa và hình thức luyện
tập (dạy và học ) trong giờ Tự nhiên và xã hội lớp 3 như thế nào?
- Đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan
sát trong dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 3 theo hướng đổi mới.
- Rút ra bài học cho bản thân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 3
- Hoạt động dạy và học trong giờ Tự nhiên và xã hội .
1.4 Các phương pháp nghiên cứu:
Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau:
- Tìm hiểu tầm quan trọng của môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3
- Rèn luyện các kĩ năng hướng dẫn học sinh quan sát.
a. Kĩ năng xác định tình huống sử dụng.

b. Kĩ năng lựa chọn đối tượng quan sát.
c. Kĩ năng xác định mục đích quan sát.
d. Kĩ năng tổ chức cho học sinh quan sát.
e. Kĩ năng đặt câu hỏi, soạn thảo phiếu học tập sau khi quan sát.
Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà các phương
pháp để đạt kết quả tối ưu nhất.
1.5 Thời gian thực hiện :
Năm học 2014 - 2015
3


2.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận và thực tế
2.1.1 Cơ sở lý luận
- Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kì phát triển về thế sức dẻo
dai của cơ thể cũng thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ
mệt mỏi nhất là khi hoạt động quá lâu và ở phòng học nhỏ.
- Học sinh Tiểu học dễ nhớ nhưng chóng quên nhất là khi các em không tập
trung cao độ.Vì vậy, người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và học
sinh phải thường xuyên được luyện tập.
- Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện
tượng nào đố nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em
chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy
học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành ... để củng cố
khắc sâu kiến thức.
2.1.2 Cơ sở thực tế
Việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và xã hội cho
học sinh lớp 3 là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập tạo
không khí sôi nổi cho một giờ học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xác định ra

yêu cầu bài dạy cần đạt.Trên cơ sở đó cần xác định cần đưa quan sát vào lúc
nào? Nếu giáo viên không tổ chức tốt thì không những không gặt hái được kết
quả như mong muốn mà còn bị phản tác dụng.Thực tế ở trường Tiểu học nơi tôi
đang dạy,trong quá trình dạy học mỗi giáo viên đều tích cực đổi mới phương
pháp để đạt mục tiêu giờ dạy cao nhất. Song tôi nhận thấy giờ dạy đó vẫn tẻ
nhạt, chán nản. Các câu hỏi thảo luận nhóm thường bị lặp, kém hiệu quả. Mỗi
khi báo cáo kết quả thảo luận học sinh không những không đưa ra được kiến
thức theo yêu cầu mà nội dung báo cáo dập khuôn, xáo rỗng. Sự nhận thức của
học sinh không đạt được hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được
kiến thức trọng tâm của bài.
2.2 Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Nội dung chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có 3 chủ đề gồm 70 tiết của 35
tuần. Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập được phân phối:
- Con người và sức khoẻ: 16 bài mới và 2 bài ôn tập.
- Xã hội: 18 bài mới và 3 bài ôn tập.
- Tự nhiên: 29 bài mới và 2 bài ôn tập.
2. 3 Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3:
Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được chia làm 3 chủ đề, với
mọi chủ đề được phân bằng những dải màu khác, sách có kênh hình chiếm ưu
thế đã thực sự là nội dung học tập chính. Những hình ảnh trong sách giáo khoa
4


đóng vai trò kép, vừa làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, vừa làm nhiệm vụ chỉ
dẫn học tập. Kênh chữ ngắn gọn chủ yếu là các lệnh đưa ra một cách ngắn gọn
xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ. Kênh chữ xuất hiện với vai trò cung cấp thông tin.
Cách trình bày một bài và các “lệnh” chỉ dẫn cho học sinh một chuỗi các trình tự
học tập như quan sát thực hành, liên hệ thực tế và trả lời để học sinh chiếm lĩnh
kiến thức mới.
* Các kiến thức trong bài Tự nhiên và Xã hội được thể hiện chủ yếu bởi

tranh ảnh. Riêng ở mảng kiến thức Con người và Sức khoẻ học sinh được học
trong 18 bài từ tuần 1 đến tuần 9 nội dung cơ bản là tìm hiểu về các cơ quan:
Vận động, Tuần hoàn, hô hấp, Thần kinh... cách vệ sinh phòng trừ các bệnh
liên quan các cơ quan đó.
* Ở mảng kiến thức xã hội học sinh được tìm hiểu thêm, sâu hơn về gia
đình và các thế hệ trong gia đình,một số hoạt động ở trường. Đặc biệt học sinh
được khám phá các hoạt động Nông nghiệp, Công nghiệp,Thương mại,Thông
tin liên lạc trong tỉnh và các nước,học về Làng quê và đô thị... Mảng kiến thức
này dài trong 20 bài (10 tuần).
* Mảng kiến thức về Tự nhiên học sinh được tìm hiểu về thực vật, động
vật học đến chi tiết các bộ phận của, rễ, hoa, quả, lá. Học về Mặt trời, Mặt trăng
và các hành tinh trong hệ mặt trời song tất cả mới chỉ dừng lại ở kiến thức sơ
đẳng, ở mảng này có một số bài rất gần gũi thực tế với học sinh như (Tôm, cua,
cá, chim, thú ...). Bên cạnh đó Tự nhiên - Xã hội lớp 3 cũng cung cấp cho học
sinh về năm, tháng, mùa các đới khí hậu và bề mặt của Lục địa...
Tóm lại: Nội dung kiến thức trong toàn bộ sách Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được
phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh quan sát mở rộng vốn
hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học, từ cuộc sống xã hội xung quanh
đến thiên nhiên rộng lớn, từ những cây cối, con vật thường gặp đến mặt trời, trái
đất và mặt trăng.
2. 4. Nhu cầu về phương pháp dạy học :
Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng
tượng phong phú. Đã là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy nhưng rất dễ bị
phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải. Chính vì thế nội dung chương
trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạt làm thế nào cho
phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ. Đặc biệt đối với học
sinh lớp 3, giờ học sẽ trở nên nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý quan sát
của các em nếu các em chỉ có nghe và làm theo.
Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới
phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” hướng

tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Giáo viên là người định
hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó kích thích óc tò mò và tư duy độc
lập. Muốn các em học được thì trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của
mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử
5


dụng các phương pháp quan sát trực quan, thuyết trình, trò chơi ... hoặc hoạt động
nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm ... nhưng phải chú ý
đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học.
Học sinh lớp 3 vẫn còn quan sát sự vật hiện tượng dưới dạng tổng thể, đơn
giản. Năng lực suy luận của các em còn kém, trong khi đã lượng kiến thức
truyền đạt thì nhiều và ẩn dưới dạng tranh vẽ, yêu cầu và phần bài học đóng
khung rất khô cứng. Nếu không hướng dẫn các em quan sát để khai thác phù
hợp thì rất dễ dẫn đến việc học sinh chán học môn tự nhiên xã hội. Giáo viên
cần phải cập nhật, đổi mới phương pháp để giúp học sinh phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo trong học tập, giúp học sinh hoạt động nhiều đi theo đúng các
con đường mà các nhà khoa học đã đi tìm ra kiến thức đó.Từ đó, học sinh hứng
thú hơn với việc học tập môn Tự nhiên xã hội.
Tuy nhiên không có phương pháp dạy học nào là tối ưu.Vì vậy, giáo viên
cần phải biết phối hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn,linh hoạt. Song,
trong mỗi bài học phương pháp quan sát lại chiếm một phần lớn thời lượng để
phân tích tìm ra kiến thức. Đó cũng là lí do khiến tôi lựa chọn đề tài này.
2.5 Khách thể nghiên cứu:
Lớp 3A và 3B
Sĩ số: 38 học sinh/lớp
Hai lớp học sinh được chúng tôi chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm
tương đồng về số lượng, tỷ lệ, chất lượng (căn cứ chất lượng kiểm tra, đánh giá
cuối lớp 2 năm học 2013- 2014 để so sánh).
Ngày 17.9.2014 tôi đã điều tra tâm lí của học sinh bằng phiếu trắc nghiệm

sau:
Phiếu trắc nghiệm tâm lí
Đánh dấu "X" vào
trước ý em cho là đúng.
1. Em có thích học môn Tự nhiên - Xã hội không?

Không
2. Giờ học Tự nhiên - Xã hội là:
Một giờ học sôi nổi.
Một giờ học tẻ nhạt vì phải thực hiện tuần tự các lệnh theo yêu cầu SGK.
Một giờ học mà em thích nhất vì em cảm thấy thoải mái (học mà chơi,
chơi mà học).
Kết quả thu được:
Kết quả
Nội dung
3A
3B
SL
% SL %
1. Có thích học môn Tự nhiên - Xã hội
10 26,3 8 21,1
Không thích học môn Tự nhiên - Xã hội
28 73,7 30 78,9

6


2. Giờ học Tự nhiên - Xã hội là
Một giờ học sôi nổi.
Một giờ tẻ nhạt vì phải thực hiện tuần tự các lệnh

trong sách giáo khoa.
Một giờ mà em thích nhất

5
33
0

13,2 5 13,2
86,8 33 86,8
0

0

0

Ngày 18 .9.2014 tôi đã kiểm tra 2 lớp 3A và 3B với đề bài sau:
Thời gian: 5 phút

Đề bài:
1. Chọn các từ trong khung điền vào chỗ chấm (.....) cho phù hợp.
Các bô nic, ô - xi, khói, bụi, vi khuẩn, ô nhiễm, các bô nic
Không khí trong lành là không khí chứa nhiều ..... ít khí ....., ....., ....., ......
Không khí chứa nhiều khí ..... hoặc khói, bụi, vi khuẩn là không khí bị ......
2. Viết chữ Đ vào
trước câu trả lời đúng, S vào
trước câu trả lời
sai.
Bệnh nào dưới đây thuộc bệnh đường hô hấp?
Viêm họng
Viêm phổi

Viêm mũi
Đau mắt
Viêm tai
Đau bụng
Viêm phế quản
Viêm khí quản
Kết quả thu được.

Lớp
3A
3B

Số HS trả lời
đúng 90-100% số
câu hỏi

Số HS trả lời
Số HS trả lời
đúng từ 70-80% đúng 50-60% số
số câu hỏi
câu hỏi

Dưới 50%

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

8
8

21,1
21,1

10
10

26,3
26,3

15
14

39,4
36,8

5
6


13,2
15,8

2.6. Thiết kế nghiên cứu:
+ Chọn 2 lớp nguyên vẹn để tham gia nghiên cứu.
2.7. Quy trình nghiên cứu:
Thống nhất về thiết kế bài dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh.
* Soạn bài
+ Tôi dạy lớp thực nghiệm 3A: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp có sử
dụng phương pháp quan sát (cụ thể các cách quan sát khác nhau: mắt nhìn, tai
nghe, tay sờ, mũi ngửi, .... để kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức nội dung bài
mới, thực hành trên đồ dùng, trò chơi, ...tùy vào nội dung từng bài) trong các giờ
dạy môn Tự nhiên và Xã hội.
7


+ Lớp đối chứng 3B: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp không cần chú ý
sử dụng phương pháp quan sát, quy trình soạn, giảng được tiến hành bình
thường.
* Đánh giá, xếp loại học sinh ở cả hai lớp thực hiện theo Thông tư số
30/2015/BGD&ĐT, ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
* Tiến hành thực nghiệm
Thực nghiệm nghiên cứu trong năm học 2014-2015, cụ thể:
Hai lớp vẫn thực hiện theo Kế hoạch dạy học theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành về Chương trình giáo dục phổ thông và thời khóa biểu
của nhà trường để đảm bảo tính khách quan, tự nhiên.
2.8 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát
trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3

2. 8.1. Tìm hiểu về tầm quan trọng của môn học Tự nhiên và Xã hội.
Môn tự nhiên và Xã hội lớp 3 chương trình mới đã tích hợp với nội dung
khoa học về sức khoẻ con người, coi tự nhiên, con người và xã hội là một thể
thống nhất có mối quan hệ qua lại. Trong đó, con người với những hoạt động
của mình vừa là cầu nối giữa tự nhiên với xã hội.
- Học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 giúp cho học sinh lĩnh hội một số
kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, một số sự vật, hiện tượng
đơn giản trong tự nhiên và xã hội.
- Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng tự chăm sóc sức khoẻ
bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai
nạn.
- Hình thành cho học sinh những thái độ và hành vi:
+ Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ gìn vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia
đình và cộng đồng.
+ Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương.
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp, trang bị cho học sinh những kiến thức
ban đầu, cơ bản về tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung
quanh các em.Vì thế học sinh đã có vốn sống, vốn hiểu biết ban đầu về tự nhiên
và xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để học tập tốt mônTự nhiên và Xã hội
nhưng đồng thời nó cũng chính là điểm gây trễ nải trong việc học tập môn học
này vì học sinh, phụ huynh hay ngay cả giáo viên cũng cho rằng những điều đã
biết rồi thì không cần học. Để có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
môn học Tự nhiên và Xã hội thì cần tổ chức chuyên đề, thường xuyên nhắc nhở
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn làm cho giáo viên nắm được: Những hiểu
biết ban đầu của học sinh về cuộc sống và thế giới xung quanh em chỉ là những
hiểu biết tản mạn, chưa mang tính bản chất mà chỉ mới chỉ nằm ở hình thức, tồn
tại ở bên ngoài sự vật hiện tượng. Việc học tập môn Tự nhiên và Xã hội giúp
8



học sinh tiếp cận với thế giới xung quanh bằng những phương pháp khoa học,
phù hợp với trình độ của các em.
Khi đã nhận thức được tầm quan trọng của môn Tự nhiên và Xã hội thì giáo
viên cần trau dồi phương pháp dạy học môn học sao cho hiệu quả nhất. Mà
phương pháp đặc trưng của môn học là phương pháp quan sát. Hầu hết các bài
TN-XH ở lớp 3 đều có sử dụng đến phương pháp quan sát. Giáo viên cần sử
dụng nhuần nhuyễn phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội 3.
2.8.2. Cần rèn luyện các kĩ năng hướng dẫn học sinh quan sát.
Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả thì giáo viên cần rèn luyện
cho mình các kĩ năng phục vụ cho tổ chức quan sát. Việc phối hợp thực hiện
linh hoạt các kĩ năng hướng dẫn quan sát sẽ đem lại kết quả cao cho việc học tập
môn Tự nhiên và Xã hội. Các kĩ năng hướng dẫn quan sát bao gồm:
2.8.2.1 Kĩ năng xác định tình huống sử dụng.
Giáo viên cần biết khi nào thì sử dụng phương pháp quan sát. Việc xác
định được tình huống sử dụng phương pháp quan sát làm cho bài dạy hiệu quả
hơn. Giáo viên nên sử dụng phương pháp quan sát để khai thác kiến thức từ các
sự vật, hiện tượng và sử dụng vào thời gian đầu của tiết học để tạo hứng thú làm
việc của học sinh.
Trong phần khai thác kiến thức mới ở Chủ điểm: Con người và sức khỏe
Ví dụ :
Bài 15: VỆ SINH THẦN KINH
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh.
II.KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
-Kĩ năng tự nhận thức
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
- Kĩ năng làm chủ bản thân
III.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: -Các hình trong SGK
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ
2. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi bảng
HS đọc đầu bài
-HS đọc
Nêu mục tiêu
-H/s lắng nghe
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Quan sát hình trang 32 SGK, đặt và trả lời câu
hỏi.
Tranh vẽ gì?
Việc làm trong tranh có lợi hay có hại đối với cơ
9


quan thần kinh? Vì sao?
Tổ 1: Tranh 1,2
Tổ 2: Tranh 3,4
Tổ 3: Tranh 5,6,7
Đại diện các nhóm báo cáo
Nhóm khác nhận xét
Tìm thêm một số việc làm có lợi, có hại đối với
cơ quan thần kinh.
Gv chốt
Kết luận:Những việc làm vừa sức, thoải mái,trạng
thái vui vẻ, được mọi người yêu thương sẽ có lợi
cho cơ quan thần kinh…
Giáo dục HS những việc nên làm và những việc
không nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh.

Hoạt động 2: Đóng vai.
Quan sát hình trang 33 SGK:Thảo luận nhóm
đôi
Các trạng thái trong hình vẽ có lợi hay có hại đối
với cơ quan thần kinh? Vì sao?
- HS nêu
- Nhận xét
- Trình diễn
-HS lên trình diễn vẻ mặt, trạng thái.
-Nhận xét
GV kết luận : Chúng ta cần luôn vui vẻ với mọi
người. Điều đó có lợi cho cơ quan thần kinh. Sự
tức giận hay sợ hãi, lo lắng đều có hại cho cơ
quan thần kinh vì làm cho thần kinh căng thẳng.
-Giáo dục
Hoạt động 3 : Làm việc với SGK.
-GV yêu cầu cầu thảo luận
Quan sát hình 9 trang 33 SGK và trả lời theo gợi
ý. Những gì dưới đây nếu đưa vào cơ thể sẽ gây
hại cho cơ quan thần kinh?
-HS thảo luận
-GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp.
- Nêu tác hại của một số đồ uống nếu đưa vào cơ
thể.
Kể thêm một số đồ ăn nếu đưa vào cơ thể sẽ có
lợi cho cơ quan thần kinh.
- GV chốt
10

-HS làm việc theo nhóm

-Cá nhân trình bày
-H/s theo
-HS tìm thêm

-HS đọc

-Làm việc theo nhóm
HS nêu
HS nhận xét
-Thể hiện trước lớp
-H/s theo dõi
-HS nhận xét

-HS đọc

HS lắng nghe

-H/s quan sát và trả lời
-Đại diện trình bày
-1 vài H/s nêu
-HS kể thêm
-H/s lắng nghe


- Kết luận: Để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần
kinh, chúng ta cần ăn đủ chất, điều độ. Cần tránh
xa ma túy.
Bài học:Để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần
kinh, chúng ta cần nghỉ ngơi, vui chơi, làm việc
vừa sức, tạo không khí vui vẻ, thoải mái, ăn uống

đủ chất, điều độ, …. Cần tránh xa ma túy.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay chúng ta học bài gì ?
- Đọc lại bài học
-G/v nhận xét tiết học
-VN ôn chủ đề: Con người và sức khoẻ để tiết sau
ôn tập.

-HS đọc

-HS đọc

HS trả lời
HS lắng nghe
HS ghi nhớ

Một số tranh học được quan sát khi học bài Vệ sinh thần kinh

Bạn nhỏ đang ngủ. Có lợi cho cơ quan thần kinh. Vì khi đó thần kinh
được nghỉ ngơi, thư giãn.

11


Bạn nhỏ đọc sách đến 11 giờ đêm.Có hại cho cơ quan thần kinh.Vì đọc
sách khuya làm thần kinh bị mệt mỏi.
Trong phần khai thác kiến thức mới ở Chủ điểm Xã hội giáo viên tổ chức cho
học sinh quan sát để tìm ra nội dung của bài học qua tranh ảnh hoặc quan sát để
tìm ra những việc nên làm và không nên làm.
Trong phần khai thác kiến thức mới ở Chủ điểm Tự nhiên giáo viên tổ chức

cho học sinh quan sát qua cây cối, con vật hoặc tranh ảnh đặc điểm của thân, lá,
mùi vị, màu sắc, hình dáng, kích thước, qua quan sát để so sánh chúng với
nhau…. có đặc điểm gì chung, có gì đặc biệt. Sau khi quan sát, để khai thác kiến
thức cần đạt thì giáo viên sử dụng đến phương pháp hỏi đáp, giảng giải….
Ví dụ khai thác kiến thức mới ở Chủ điểm Tự nhiên
Tự nhiên xã hội
Bài 40: THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU:

- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
-Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
-Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây.
II.KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.

-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí các thông tin: phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống
và khác nhau của các loài cây.
-Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
III.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh SGK
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

12


Hoạt động của giáo viên
1.Bài cũ: - GV nhận xét tiết ôn tập tiết trước.
2. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên
* Mục tiêu: -Nêu được những điểm giống nhau và
khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên

* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phân khu vực quan sát
cho từng nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
-1 số HS nêu lại nhiệm vụ. Các nhóm khác quan sát.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát, chỉ và nói
tên các cây, nêu điểm giống, khác nhau về hình dạng,
kích thước của các cây dó.
Bước 3: Làm việc cả lớp:
- Đại diện các nhóm báo cáo.
-GVgiúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của
thực vật.
*KL: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích
thước, hình dáng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ,
thân, lá, hoa và quả.
- GV giới thiệu tên 1 số cây T76,77 SGK.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một số cây
* Cách tiến hành:
Bước 1: Yêu cầu HS sử dụng bút, giấy A4 để vẽ 1 số
cây em quan sát được.
- Vẽ cây vào giấy.
- GV lưu ý cho HS ghi chú tên cây, các bộ phận của
cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày
- GVvà HS nhận xét, chọn các bức tranh đẹp.
- Từng cá nhân giới thiệu về tranh của mình.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung bài học?

-G/v nhận xét tiết học
- Về nhà quan sát cây xung quanh nhà.

13

Hoạt động của HS
-H/s lắng nghe

-H/s quan sát
-H/s nêu
-HS thảo luận

-Đại diện trình bày
-H/s lắng nghe

-H/s quan sát tranh
SGK

-H/s chuẩn bị giấy, bút
-H/s thực hành vẽ

-Trình bày, bổ sung
-H/s nhận xét
-H/s giới thiệu tranh vẽ

-H/s nêu
-H/s lắng nghe


Học sinh đang quan sát cây

2.8.2.2 Kĩ năng lựa chọn đối tượng quan sát.
Giáo viên cần xác định được lượng kiến thức cần đạt. Từ đã xác định được đối
tượng để khai thác lượng kiến thức đó. Đối tượng quan sát có thể là các hiện
tượng diễn ra trong cuộc sống hàng ngày: tranh ảnh, mô hình….Song nên tối đa
lựa chọn vật thật cho học sinh quan sát. Vì quan sát vật thật giúp cho học sinh tri
giác trực tiếp vận dụng được nhiều giác quan trong quan sát, giúp cho tiết học
sinh động hơn. Khi không có điều kiện tiếp xúc với vật thật thì mới sử dụng mô
hình, tranh ảnh.
VD: Khi dạy bài về Thân cây, Rễ cây, Lá cây, Hoa, Quả không nên chỉ
lựa chọn tranh ảnh mà nên sử dụng chính cây, lá, hoa, quả thật để cho học sinh
quan sát khai thác kiến thức cần chiếm lĩnh một cách sinh động, dễ nhớ nhất.
Kết hợp sử dụng đến mô hình, tranh ảnh trình chiếu những cây cối, hoa, lá, quả
khác miền để làm phong phú thêm vốn sống cho học sinh.
Trong nhiều trường hợp, giáo viên nên phối hợp cả vật thật và tranh ảnh, mô
hình để quan sát. Vì tranh ảnh và mô hình thể hiện được sự vật, hiện tượng ở
trạng thái tĩnh và có sự khái quát cao.

14


VD: Bài Trái đất – Mặt trăng – Mặt trời cần thiết sử dụng cả mô hình,
đồng thời sử dụng tranh SGK, ảnh chụp từ vệ tinh để học sinh quan sát đạt hiệu
quả cao hơn.
VD: Dạy các bài về Động vật cần thiết sử dụng cả tranh ảnh băng đĩa, mô
hình để học sinh quan sát biết được nhiều hơn các loài động vật và hoạt động
của chúng để làm giàu thêm vốn hiểu biết cho các em.
Ngoài việc phải biết xác định là cần phải quan sát cái gì giáo viên còn phải
biết lựa chọn đồ dùng quan sát sao cho phù hợp:
+ Đồ dùng đưa vào quan sát phải phù hợp với bài học, thể hiện được nội
dung bài.

+ Đồ dùng đưa vào quan sát phải kích thích đựơc hứng thú học tập, phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
+ Đồ dùng quan sát đảm bảo khoa học, sư phạm, kích thước vừa phải.
+ Đồ dùng đưa ra đúng lúc, đúng chỗ. Nếu như đã khai thác được kiến thức
thì nên cất đồ dùng, nếu để đồ dùng để lâu sẽ làm cho học sinh quan sát tản mạn
các yếu tố không cần thiết và xao nhãng vào các hoạt động học tập kế tíêp.
VD: Khi dạy bài Một số hoạt động ở trường giáo viên cần chọn tranh ảnh
thể hiện được hoạt động của trường. Đặc biệt không nên đưa những tranh ảnh
mang nội dung không đảm bảo kỉ luật ở trường (Học sinh ăn quà, học sinh đánh
nhau…). Tranh ảnh đó sẽ phản tác dụng giáo dục của giáo viên đối với học sinh
suốt cả quá trình phía trước đó.

Đây là một số hoạt động của trường tôi

15


Cô giáo đang dạy học

Sinh hoạt tập thể giữa giờ
16


2.8.2.3 Kĩ năng xác định mục đích quan sát.
Trong một bài học, không phải mọi kiến thức cần cung cấp cho học sinh đều
được rút ra từ quan sát, vì vậy khi đã chuẩn bị được đối tượng cho học sinh quan
sát, giáo viên cần phải xác định rõ quan sát phải đạt được mục đích nào. Từ đó
hướng học sinh quan sát vào bộ phận, đặc điểm của đối tượng quan sát nhất định
chứ không quan sát lan man.
VD: Bài Rễ cây giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát các rễ cây mang đến

trường, giáo viên cần xác định được các kiến thức cần rút ra, cần đạt được khi
quan sát rễ cây: Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của các loại rễ cây: rễ cọc,
rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. Từ việc xác định mục tiêu cần đạt giáo viên cần tổ chức
cho học sinh quan sát để tìm ra chức năng của rễ đối với cây, ích lợi của rễ cây.
Giáo viên cần theo dõi, hướng dẫn học sinh quan sát để khai thác được kiến thức
cần đạt trong bài chứ không để học sinh quan sát những yếu tố không bộc lộ
được kiến thức trọng tâm như: Rễ cây ngắn hay dài, rễ cây màu trắng hay màu
vàng…

17


Học sinh quan sát rễ cây
2.8.2.4 Kĩ năng tổ chức cho học sinh quan sát
Để tổ chức cho học sinh quan sát thật tốt, thật hiệu quả thì giáo viên cần có kĩ
năng tổ chức và hướng dẫn quan sát khéo léo, nhẹ nhàng, linh hoạt. Căn cứ vào
lượng đồ dùng có được, giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp:
Nếu có nhiều đồ dùng đảm bảo 1hoặc nhiều đồ dùng/ 1 học sinh thì tổ chức dạy
học cá nhân, nhóm nhỏ (2,3). Nếu đồ dùng có ít thì tổ chức dạy học theo nhóm
(4, 5, 6…). Các nhóm có thể cùng quan sát một đối tượng để giải quyết chung
một nhiệm vụ học tập hoặc mỗi nhóm có thể quan sát nhiều đối tượng quan sát
khác nhau và giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau.Khi quan sát, giáo viên cần
tạo điều kiện cho học sinh được sử dụng nhiều giác quan để phán đoán, cảm
nhận sự vật và hiện tượng ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi…) từ đó mới
gây hứng thú học tập cho học sinh làm việc với đối tượng để rút ra kiến thức cần
chiếm lĩnh.Giáo viên cần tổ chức cho học sinh bắt đầu quan sát từ toàn thể rồi
mới đi đến bộ phận chi tiết; từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong trước khi đi
đến những nhận xét tổng quát về sự vật, hiện tượng đó biết để tìm ra những
điểm giống nhau hoặc khác nhau. Nếu tổ chức quan sát theo học sinh, giáo viên
nên cho các em phát biểu kết quả quan sát trong nhóm hoặc cử một bạn ghi lại

những quan sát của nhóm. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của từng
nhóm, cả lớp nghe, so sánh, phân tích, xử lí để đi đến kết luận chung nhằm đạt
được mục đích của bài tập quan sát đã đặt ra.
18


VD: Khi dạy bài Lá cây giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát lá cây cá
nhân, nhóm nhỏ với hệ thống câu hỏi để hướng học sinh quan sát đúng mục đích
cần đạt như sau:
Trước hết là sử dụng các câu hỏi hướng dẫn tổng quát. Những câu hỏi này
nhằm tái hiện lại những hiểu biết sẵn có của học sinh trước khi khai thác kiến
thức của bài:
+Lá cây thường có những màu gì? Màu nào là phổ biến?
+Lá cây có những hình dạng gì?
+Kích thước của các loại lá cây như thế nào?
Sau đó giáo viên cho các em quan sát lá cây từ hình thức đến nội dung
với các câu hỏi chi tiết: + Lá cây thường gồm những bộ phận nào?(mắt nhìn, tay
chỉ…) Mép lá và phiến lá có gì khác nhau? (mắt nhìn, tay sờ kiểm tra, phân
tích…)

19


Học sinh quan sát lá cây
Dựa vào kết quả quan sát vừa thu được và kết hợp với vốn hiểu biết sẵn có,
giáo viên cho học sinh tìm ra đặc điểm của lá cây và so sánh chúng với nhau để
khắc sâu kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
VD: Khi dạy bài về Quả tôi không chỉ lựa chọn tranh ảnh mà còn sử
dụng chính quả thật để cho học sinh quan sát khai thác kiến thức cần chiếm lĩnh
một cách sinh động, dễ nhớ nhất. Kết hợp sử dụng đến mô hình, tranh ảnh trình

chiếu những quả khác miền để làm phong phú thêm vốn sống cho học sinh.

20


Học sinh đang quan sát quả
Qua ví dụ trên có thể rút ra: Việc giáo viên sử dụng đúng câu hỏi nhằm
hướng dẫn học sinh tập trung chú ý vào đối tượng quan sát và việc yêu cầu của
các em phải huy động các giác quan để tri giác đối tượng đã rồi rút ra nhận xét
và kết luận là rất quan trọng. Vì vậy, để sử dụng phương pháp quan sát trong
dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng và lớp 1-2-3 ở bậc tiểu học hiệu quả
thì giáo viên cần thiết phải rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi.Trong quá trình này
học sinh còn rèn luyện các kĩ năng: Nghe và hiểu những yêu cầu của giáo viên
đề ra cho việc quan sát, ghi nhớ.Tái hiện lại các tri thức thu được để biểu đạt nó
thành lời nói lại những gì mà các em đã quan sát được. Nếu giáo viên tổ chức
cho học sinh quan sát thường xuyên sẽ hình thành cho các em kĩ năng nghe lệnh,
hiểu lệnh khi học tập một cách nhanh chóng, thuần thục.
2.8.2.5 Kĩ năng đặt câu hỏi, soạn thảo phiếu học tập sau khi quan sát.
Khi giáo viên tiến hành soạn thảo câu hỏi, phiếu học tập cần đảm bảo:
-Yêu cầu nêu lên trong câu hỏi, trong phiếu học tập phải được diễn đạt một
cách chặt chẽ, rõ ràng, rành mạch, dễ hiểu và chính xác.
- Nội dung câu hỏi, phiếu học tập phải phù hợp với đối tượng quan sát và
nội dung bài dạy, phù hợp với trình độ học sinh.
- Câu hỏi, phiếu học tập cần phải đa dạng về nội dung và hình thức thể
hiện.
- Về mặt nội dung nên sử dụng nhiều các loại câu hỏi trắc nghiệm để hình
thức hỏi phong phú gây hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời kết hợp một
số ít câu hỏi mở để kích thích được suy nghĩ, động não của học sinh.
21



- Về hình thức: Các câu hỏi trong phiếu học tập có thể được trình bày một
cách đa dạng bằng lời văn, bằng câu đố hay bằng hình ảnh sẽ gây được hứng thú
học tập của các em.
Dưới đây là một số phiếu bài tập được tôi soạn và sử dụng trong một số tiết
dạy:
Họ và tên học sinh : ………………………………………Lớp:
Ví dụ ở bài 41: Thực vật
1. Kể tên các bộ phận của cây và nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ phận đó
(Ghi vào bảng dưới đây.)
Tên bộ phận của cây
Chức năng, nhiệm vụ

Họ và tên học sinh : ………………………………………Lớp:
Ví dụ ở bài 42: Thân cây.
Điền các cây dưới đây vào bảng cho thích hợp:
Xoài, ngô, trầu không, hướng dương, dưa hấu, cau, tía tô, bàng, rau ngót, dưa
chuột, mây, bưởi, cà rốt, phượng vĩ, hoa cúc.
Cấu tạo
Thân gỗ
Thân thảo
Cách mọc
Đứng

Leo
Họ và tên học sinh : ………………………………………Lớp:
Ví dụ ở bài 42: Thân cây (tiếp)
1. Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
- Thân cây có chức năng gì?
Vận chuyển các chất trong cây

Nâng đỡ tán lá
Hút các chất dinh dưỡng từ đất lên để nuôi cây
Nâng đỡ toàn bộ cơ thể
- Thân cây vận chuyển những gì?
Vận chuyển nước và các chất khoáng từ rễ lên lá
22


Vận chuyển các chất dinh dưỡng từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ
phận của cây để nuôi cây.
Vận chuyển các chất diệp lục từ lá đi khắp các bộ phận của cây.
Họ và tên học sinh : ………………………………………Lớp:
Ví dụ ở bài 43: Rễ cây
1. Viết từ 2 đến 3 cây cã các loại rễ sau:
a.Rễ cọc
………………………………………………………..
………………………………………………………..
b Rễ chùm
………………………………………………………..
………………………………………………………..
c. Rễ phụ
………………………………………………………..
………………………………………………………..
d. Rễ củ
………………………………………………………..
………………………………………………………..
Họ và tên học sinh : ……………………………… Lớp:
Ví dụ ở bài 49: Động vật
Em hãy khoanh vào câu trả lời đúng.
Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật khác nhau nhưng

cơ thể của chúng đều có:
a. Đầu và mình
b. Đầu và cơ quan di chuyển.
c. Đầu, mình và cơ quan di chuyển
Họ và tên học sinh : ………………………………………Lớp:
Ví dụ ở bài 54 : Thú
Điền tên con vật thích hợp vào chỗ trống:
1.Thường nằm đầu nhà
Giữ nhà cho chủ
Người lạ nó mừng
Người quen nó sủa?
Đố là con gì?
2. Con gì ăn cỏ
Đầu có hai sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi?
Đố là con gì?
3.Con gì hai hai mắt màu màu hồng
Bộ lông màu trắng như bông nõn nà
23


Hai tai to rộng vểnh ra
Đuôi ngắn nổi tiếng con nhà chạy nhanh?
Đố là con gì?
1. ..………………………….

2. ……………………….
3. ……………………….
Họ và tên học sinh : ………………………………………Lớp:

Ví dụ ở bài 55 : Thú .
Đánh dấu X vào
trước câu trả lời đúng :
a , Trong số những con vật dưới đây, con vật nào to nhất ?


Hươu cao cổ

Hổ

Voi

b , Trong số những con vật dưới đây, con vật nào có mũi dài nhất ?


Hươu cao cổ

Hổ

Voi

c, Trong số những con vật dưới đây, con vật nào có cổ dài nhất ?
Ngỗng

Hươu cao cổ

Hổ

Ngựa


Họ và tên học sinh : ………………………………………Lớp:
Ví dụ ở bài 60: Côn trùng
Nhóm côn trùng có đặc điểm gì chung? Em hãy khoanh vào
câu trả lời đúng.
a. Không có xương sống
b.Có 6 chân
c. Chân phân thành các đốt
d. Có cánh
- Viết tên một số côn trùng :
a. Có ích đối với con người:
24


……………………………………………………………
……………………………………………………………
b. Có hại đối với con người:
……………………………………………………………
……………………………………………………………
* Để rèn luyện các kĩ năng quan sát cho học sinh thì không c ó con đường
nào khác ngoài thực hành quan sát các đối tượng phục vụ cho nội dung mỗi bài
học thường xuyên trên lớp thông qua các tiết dạy học Tự nhiên và Xã hội. Áp
dụng các kĩ năng vào dạy học chính là giáo viên đã tự mình rèn luyện, nâng cao
hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học môn học này.
* Sử dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng trên khi tổ chức cho học sinh quan sát
sẽ giúp cho giáo viên tự tin hơn, thoải mái hơn, ham thích việc tổ chức dạy học
Tự nhiên và Xã hội có sử dụng phương pháp quan sát. Việc học tập theo phương
pháp quan sát tạo cho học sinh thói quen quan sát thế giới xung quanh một cách
khoa học.
2.9 Kết quả
- Sau gần một năm áp dụng vào dạy thực nghiệm trên lớp 3A, khi dạy Tự

nhiên - Xã hội, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú say mê học tập.
- Để kiểm tra kết quả thực nghiệm tôi đã tiến hành trắc nghiệm cả về tâm
lí sự cảm nhận về giờ học và chất lượng đạt được khi học phân môn này.
2.9.1. Kết quả trắc nghiệm tâm lí
Phiếu trắc nghiệm tâm lí
Đánh dấu "x" vào
trước ý em cho là đúng.
1. Em có thích học môn Tự nhiên - Xã hội không?

Không
2. Giờ học Tự nhiên - Xã hội là.
Một giờ học sôi nổi.
Một giờ học tẻ nhạt vì phải thực hiện tuần tự các lệnh theo yêu cầu SGK.
Một giờ học mà em thích nhất vì em cảm thấy thoải mái
Kết quả thu được:
Kết quả
Nội dung

3A

1. Có thích học môn Tự nhiên - Xã hội
Không thích học môn Tự nhiên - Xã hội
2. Giờ học Tự nhiên - Xã hội là
Một giờ học sôi nổi.
Một giờ tẻ nhạt vì phải thực hiện tuần tự các lệnh
trong sách giáo khoa.
Một giờ mà em thích nhất vì em cảm thấy thoải mái
2.9.2. Kết quả kiểm tra chất lượng
Lần 1: Ngày 14 .10.2014
Thời gian: 5 phút

25

3B

SL
30
8

% SL %
78,9 20 52,6
21,1 18 47,4

34
4

89,5 20 52,6
10,5 18 47,4

35

92,1 25 65,8


×