Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập chương 5 LUẬT NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.39 KB, 9 trang )

BÀI TẬP ÔN TẬP LUẬT NGÂN HÀNG – CHƯƠNG 5

Bài tập số 1. (bài của GV)
1. Ngân hàng cho công ty vay không cần bảo đảm bằng tài sản được không?
Theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng được ban hàng kèm theo Quyết định
1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng, cụ thể tại Khoản 5 Điều 7 thì một trong những điều kiện vay vốn là khách
hàng vay phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Như vậy, ngân hàng không thể cho công ty vay mà không cần bảo đảm bằng tài sản
được. Ta thấy rằng, ngân hàng không thể tự ý cho công ty vay nếu không có tài sản
bảo đảm. Điều này nhằm tránh hiện tượng thất thoát vốn, gây những hệ quả xấu cho
hệ thống ngân hàng. Bản than tài sản đảm bảo cho việc vay vốn giúp cho tổ chức tín
dụng có cơ hội cao hơn trong việc thu hồi nguồn vốn đã cho vay.
2.

Ông Thành dùng mảnh đất của mình trị giá 1 tỷ để đảm bảo cho khoản
vay trên của công ty có được không? Có bắt buộc phải bảo đảm toàn bộ
nghĩa vụ trả nợ của công ty hay không?



Về vấn đề ông Thành có được dùng mảnh đất để đảm bảo cho khoản vay hay
không:

Để xác định ông Thành có được dùng mảnh đất trị giá 1 tỷ của mình để đảm bảo cho
khoản vay trên hay không, ta xác định trên các yếu tố sau:
-

Chủ thể bảo đảm:


Theo Khoản 1 Điều 3 NĐ 163/2006/NĐ-CP thì bên bảo đảm có thể là người có nghĩa
vụ hoặc là người thứ ba. Trong trường hợp này, ông Thành là người thứ ba có thể trở
thành bên bảo đảm.
-

Về tài sản bảo đảm:

Theo quy định tại Điều 4 NĐ 163/2006/NĐ-CP, tài sản bảo đảm do các bên thỏa
thuận. Theo đó, tài sản bảo đảm có thể là vật; tiền và các giấy tờ có giá; và quyền tài
sản. Theo quy định của BLDS, quyền sử dụng đất là quyền tài sản. Đồng thời, tài sản
bảo đảm thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà
người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ
đối với bên có quyền. Trường hợp đang xét thì ông Thành đang dùng chính quyền sử
dụng đất thuộc quyền sở hữu của mình.
1


BÀI TẬP ÔN TẬP LUẬT NGÂN HÀNG – CHƯƠNG 5

Do vậy, trong trường hợp này loại tài sản là phù hợp quy định của pháp luật.
-

Về điều kiện của tài sản bảo đảm:

Một tài sản được đưa ra để bảo đảm cho một nghĩa vụ nào đó phải thỏa mãn các điều
kiện:


Là tài sản không có tranh chấp;




Giá trị tài sản phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm: trong trường hợp này giá
trị quyền sử dụng đất là 1 tỷ, đã lớn hơn so với nghĩa vụ được bảo đảm đó là
500 triệu.



Tài sản có thể tham gia vào giao dịch: trong tình huống này, nếu quyền sử dụng
đất của ông Thành đáp ứng đủ các điều kiện để có thể tham gia vào giao dịch
theo pháp luật đất đai thì có thể có quyền sử dụng đất để làm tài sản bảo đảm.



Đối với trường hợp tài sản bảo đảm mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm
thì phải mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm.



Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm: đối với
trường hợp này thì ông Thành đang dùng chính quyền sử dụng đất thuộc quyền
sở hữu của mình.



Tài sản pháp luật bắt buộc phải đăng kí giao dịch bảo đảm thì phải đăng kí.

Như vậy, nếu quyền sử dụng đất của ông Thành đáp ứng đủ các điều kiện đối với tài
sản bảo đảm thì được quyền sử dụng thửa đất nêu trên để bảo đảm cho khoản vay của
công ty Nam Hà.



Về vấn đề có bắt buộc bảo đảm toàn bộ nghĩa vụ trả nợ hay không?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 NĐ 163/2006/NĐ-CP thì nghĩa vụ được bảo đảm là
một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự. Vậy nên bên đảm bảo có quyền quyết định
bảo đảm toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ dân sự chứ không bắt buộc phải bảo đảm
toàn bộ.
3.

Giao dịch bảo đảm nói trên là thế chấp quyền sử dụng đất hay bảo lãnh?

Trả lời.

2


BÀI TẬP ÔN TẬP LUẬT NGÂN HÀNG – CHƯƠNG 5

Giao dịch bảo đảm nói trên không phải là bảo lãnh quyền sử dụng đất. Vì theo
Điều 361 BLDS quy định về bảo lãnh, thì việc bảo lãnh dựa trên uy tín. Bảo
lãnh là một hình thức bảo đảm không bằng tài sản. Trong khi trường hợp chúng
ta đang xét thì ông Thành dùng tài sản của mình là quyền sử dụng đất để bảo
đảm.
- Giao dịch bảo đảm nói trên là thế chấp quyền sử dụng đất. Vì theo Điều 342
BLDS quy định về thế chấp thì việc thế chấp phải có tài sản, tức thế chấp là
một hình thức bảo đảm bằng tài sản. Trong tình huống này ông Thành không hề
dùng uy tín mà là chính quyền sử dụng đất để bảo đảm cho khoản vay.
4. Hợp đồng bảo đảm trên có bắt buộc phải công chứng hay không? Ý nghĩa
của công chứng, chứng thực là gì? Trong trường hợp pháp luật có quy

định buộc phải công chứng, chứng thực là không công chứng thì hợp đồng
có vô hiệu không?
- Hợp đồng bảo đảm tài sản trên phải được công chứng, chứng thực theo Điểm a
Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.
“Hợp đồng...thế chấp… quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh
bất động sản quy định tại điểm b khoản này”.
- Ý nghĩa của công chứng, chứng thực là: nhằm xác nhận nội dung của hợp đồng,
tức quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi các bên đã ký kết hợp đồng, xác lập các
quyền và nghĩa vụ của mình có chứng thực của ủy ban nhân dân hoặc công
chứng nhà nước thì hợp đồng thế chấp, cầm cố là hợp pháp, pháp luật sẽ bảo vệ
quyền và lợi ích của các bên trong suốt quá trình thực hiện. Ngoài ra, giao dịch
bảo đảm được công chứng, chứng thực có hiệu lực thi hành đối với bên liên
quan và bên thứ ba. Trong trường hợp một hoặc các bên liên quan trong giao
dịch đảm bảo không thực hiện nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận thì bên kia
có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải thực hiện nghĩa
vụ đó. Những sự kiện, tình tiết được nêu trong giao dịch đảm bảo đã được công
chứng, chứng thực sẽ có giá trị chứng cứ mà không cần phải chứng minh.
- Trong trường hợp pháp luật có quy định mà hợp đồng bảo đảm này không có
công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật thì:
+ Hợp đồng không đương nhiên vô hiệu: theo điều 134 BLDS hợp đồng không
thỏa mãn về hình thức thì sẽ có một khoảng thời gian để hoàn thiện chứ không
đương nhiên vô hiệu.
5. Hợp đồng bảo đảm trên có hiệu lực từ thời điểm nào?
-

3


BÀI TẬP ÔN TẬP LUẬT NGÂN HÀNG – CHƯƠNG 5


Phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực theo quy định
của pháp luật.
6.
7.

8.

9.

10.

Giả sử hợp đồng tín dụng được ký kết giữa công ty và ngân hàng vô hiệu vì
đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng bảo đảm trên có vô hiệu không?
Đến tháng 5 do cần tiền để cho con đi du học, ông Thành đến ngân hàng
ACB xin vay vốn với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất để đảm bảo tại
ngân hàng Hải Dương.
a. Hỏi ý định của ông Thành có thực hiện được không?
b. Giả sử ông Thành có ý định cất nhà trên lô đất nói trên, đã được cấp giấy
phép xây dựng, có hợp đồng thi công nhà. Hỏi ông Thành có dùng khối tài
sản này để đảm bảo vay vốn xây nhà được không?
Giả sử đến hạn trả nợ cho ngân hàng Hải Dương nhưng khoản nợ của ngân
hàng ACB chưa đến hạn. Theo anh chị mảnh đất của ông Thành đã đem bảo
đảm có bị xử lý không?
Thứ tự xử lý tài sản trên như thế nào? Biết hợp đồng thế chấp quyền sử dụng
đất tại ngân hàng Hải Dương đăng ký giao dịch bảo đảm vào 1/3, còn hợp đồng
thế chấp tại ACB là 5/7. Các bên có được thay đổi thứ tự thanh toán không?
Giả sử tranh chấp giữa công ty Nam Hà và Ngân hàng Hải Dương thì giải
quyết bằng cách nào?
Bài tập số 2.


Công ty TNHH Trung Nguyên do ông Nguyễn Trung làm Giám đốc, được thành lập
và hoạt động theo đúng pháp luật. Ngày 01 tháng 7 năm 2012, công ty Trung Nguyên
có yêu cầu xin vay 1 tỷ triệu đồng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Duyên Hải; thời
hạn vay: 6 tháng; lãi suất 1,5 %/tháng và được phía ngân hàng chấp nhận. Ông Điệp
(là bạn thân của Giám đốc công ty Trung Nguyên) dùng quyền sử dụng lô đất tại quận
7 thuộc sở hữu của mình để thế chấp bào đảm cho khoản vay trên.
Hợp đồng thế chấp giữa ông Điệp và ngân hàng Duyên Hải có công chứng và hoàn
thành các thủ tục đăng ký thế chấp.
Trước khi đồng ý bảo đảm cho khoản vay này, ông Điệp có đồng ý ký kết với công ty
Trung Nguyên một thỏa thuận khác với nội dung: công ty Trung Nguyên phải có
nghĩa vụ trích từ số tiền vay, trả cho ông Điệp số tiền “hoa hồng” cho việc bảo đảm là
20 triệu đồng ngay sau khi nhận tiền từ ngân hàng. Công ty Trung Nguyên cũng
không trả số tiền 20 triệu đồng cho ông Điệp như đã cam kết. Ngân hàng Duyên Hải
khởi kiện ra tòa án.
4


BÀI TẬP ÔN TẬP LUẬT NGÂN HÀNG – CHƯƠNG 5

Anh, chị hãy xác định:
Xác định nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba có quyền và nghĩa vụ liên quan trong
tranh chấp này.
b. Trong trường hợp không nhận được 20 triệu đồng tiền hoa hồng nêu trên, ông
Điệp được giải phóng khỏi nghĩa vụ với tư cách là người thế chấp không? Vì
sao?
c. Giải quyết tranh chấp trên như thế nào?
a.

Bài làm:

a.
-

Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần Duyên Hải.
Bị đơn: công ty Trung Nguyên
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: ông Điệp

Theo thông tin từ tình huống, ngân hàng Duyên Hải đã khởi kiện ra tòa án nên
nguyên đơn trong vụ án dân sự này là: Ngân hàng thương mại cổ phần Duyên Hải.
Giữa ngân hàng Duyên Hải và công ty Trung Nguyên đã tồn taị một hợp đồng tín
dụng với nội dung là ngân hàng Duyên Hải cho công ty Trung Nguyên vay 1 tỷ
triệu đồng, thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất là 1,5 %/tháng. Với hợp đồng tín dụng
này đã làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của ngân hàng Duyên Hải và công ty
Trung Nguyên. Tuy nhiên, công ty Trung Nguyên đã không trả được nợ cho Ngân
hàng, tức vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ của hợp đồng tín dụng trên nên ngân
hàng Duyên Hải yêu cầu khởi kiện buộc công ty Trung Nguyên thực hiện nghĩa vụ
thanh toán khoản tiền trên. Chính vì vậy, công ty Trung Nguyên là bị đơn của vụ
án.
Ngoài ra, ông Điệp đã thế chấp quyền sử dụng lô đất tại quận 7 thuộc sở hữu của
mình để bảo đảm cho khoản vay nêu trên của công ty Trung Nguyên và ngân hàng
Duyên Hải. Nay bị đơn không thực hiện nghĩa vụ của mình, nên ông Điệp với tư
cách là bên có tài sản bảo đảm cho hợp đồng tín dụng sẽ trở thành người có quyền
và nghĩa vụ liên quan trong vụ án trên.
b.

Trong trường hợp không nhận được 20 triệu đồng tiền “hoa hồng” nói trên, ông
Điệp không được giải phóng khỏi nghĩa vụ với tư cách là người thế chấp.

5



BÀI TẬP ÔN TẬP LUẬT NGÂN HÀNG – CHƯƠNG 5

Ta thấy rằng thỏa thuận nhận tiền hoa hồng giữa ông Điệp và công ty Trung
Nguyên là một thỏa thuận riêng biệt, không liên quan đến hợp đồng thế chấp
quyền sử dụng đất cũng như hợp đồng tín dụng đã nêu trên.
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của ông Điệp là hợp đồng phụ bên cạnh hợp
đồng chính là hợp đồng tín dụng giữa công ty Trung nguyên và ngân hàng Duyên
Hải. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất này đóng vai trò đảm bảo cho khoản
vay nêu trên vì quyền sử dụng đất của ông Điệp chính là tài sản bảo đảm mà bên
bảo đảm dùng để thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên bảo đảm (khoản 7 Điều 3
Nghị định 163.2006).
c.
-

-

Tranh chấp trên được giải quyết như sau:
Bị đơn là công ty Trung Nguyên phải có nghĩa vụ thanh toán nợ cả gốc và lãi
theo nghĩa vụ được xác nhận trong hợp đồng tín dụng giữa công ty Trung
Nguyên và ngân hàng Duyên Hải.
Nếu công ty Trung Nguyên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì sẽ tiến hành
xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của ông Điệp,
cụ thể như sau:

+ Vì đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực
hiện (Theo khoản 1 Điều 56 NĐ 163/2006), tức đến hạn trả nợ mà công ty Trung
Nguyên không thanh toán cho ngân hàng Duyên Hải nên nó thuộc trường hợp xử
lý tài sản bảo đảm.
+ Theo Khoản 1 Điều 58 NĐ 163/2006, tài sản là quyền sử dụng đất của ông Điệp

được dùng để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ (đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của
công ty Trung Nguyên) thì tài sản này sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của
các bên; nếu không thỏa thuận được thì tài sản sẽ được đem bán đấu giá theo quy
định của pháp luật.
Như vậy, ngân hàng Duyên Hải, công ty Trung Nguyên và ông Điệp sẽ thỏa thuận
với nhau, có thể theo các phương thức xử lý tài sản bảo đảm như Điều 59 NĐ
163/2006, như: bán tài sản bảo đảm, bên nhận tài sản bảo đảm nhận chính tài sản
bảo đảm đó….
Ông Điệp có thể kiện công ty Trung Nguyên để đòi lại 20 triệu đồng tiền “hoa
hồng” trong vụ án dân sự khác.
Bài tập số 3.
6


BÀI TẬP ÔN TẬP LUẬT NGÂN HÀNG – CHƯƠNG 5

CTCP Tân Đại Thành đang xây dựng nhà xưởng tại Bình Thạnh. Tuy nhiên do thiếu
vốn để xây dựng, công ty Tân Đại Thành đã nộp đơn xin vay 30 tỷ đồng tại Ngân
hàng thương mại Hằng Nga. Ngân hàng thương mại Hằng Nga dã yêu cầu CTCP Tân
Đại Thành cần có tài sản đảm bảo cho khoản vay nói trên. CTCP Tân Đại Thành đã
nhờ ông Tất Thắng, là cổ đông đang nắm giữ 15% cổ phần của NHTMCP Hằng Nga
dùng quyền sở hữu 3 ngội biệt thự tại Phú Mỹ Hưng làm tài sản bảo đảm cho khoản
vay nêu trên.
Việc ông Tất Thắng dùng quyền sở hữu 3 ngôi biệt thự tại Phú Mỹ Hưng đảm
bảo cho khoản vay nêu trên là đúng hay sai theo quy định của pháp luật? Tại
sao?
b. Giao dịch bảo đảm trên có cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm hay không?
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm này sẽ đem lại cho ngân hàng Hằng Nga
quyền và lợi ích gì?
c. Giả sử ông Tất Thắng muốn vay vốn tại ngân hàng Hằng Nga và dùng cổ phiếu

của ngân hàng Hằng Nga làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của mình có được
không? Tại sao?
d. Giả sử ông Tất Thắng muốn dùng lô đất 10 ha tại Huyện Bình Chánh thay thế
cho quyền sở hữu tại 3 ngôi biệt thự tại Phú Mỹ Hưng làm tài sản bảo đảm cho
khoản vay nêu trên có được không? Tại sao?
Bài tập số 4.
a.

Công ty TNHH Nguyên Vũ do ông Huỳnh Nguyên làm đại diện theo pháp luật, được
thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành. Ngày 2 tháng 3 năm 2013, công ty
Nguyên Vũ có nhu cầu xin vay 2 tỷ đồng tại Ngân hàng cổ phần thương mại Duyên
Hải; thời hạn vay là 6 tháng; lãi suất 1,5 %/tháng, mục đích sử dụng vốn là để kinh
doanh.
Yêu cầu:
Hãy soạn thảo về điều khoản về nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng
trên.
b. Ông Nguyên và vợ là bà Thúy (đang trong thời kỳ hôn nhân) dùng quyền sử
dụng lô đất 300 m2 ở quận Gò Vấp thuộc sở hữu của mình được định giá là 4,5
tỷ đồng, thế chấp để bảo đảm cho khoản vay trên của công ty Trung Nguyên
được không? Vì sao?
c. Giả sử đến tháng 5năm 2013 vợ chồng ông Nguyên, bà Thúy có nhu cầu vay
vốn để cho con trai du học nước ngoài với số tiền là 300 triệu đồng tại
a.

7


BÀI TẬP ÔN TẬP LUẬT NGÂN HÀNG – CHƯƠNG 5

NHTMCP Đông Nam. Ông Nguyên và Bà Thúy muốn sử dụng quyền sử dụng

lô đất nói trên để tiếp tục thế chấp ở Ngân hàng Đông Nam bảo đảm cho khoản
vay này. Căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành anh/chị hãy
hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết để đáp ưng nguyện vọng trên của ông
Nguyên và bà Thúy.
d. Giả sử: khi khoản nợ của công ty Nguyên Vũ đến hạn nhưng công ty kinh
doanh thua lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng Duyên Hải, trong khi khoản
nợ của ông Nguyên, bà Thúy chưa đến hạn, ngân hàng Duyên Hải có được
quyền sử dụng lô đất tại quận Gò Vấp là tài sản thế chấp để thu hồi nợ hay
không? Vì sao?
Bài tập số 5.
Ngày 15/8/2012, công ty TNHH X, do ông Trần Đình là Giám đốc – đại diện theo
pháp luật, ký hợp đồng tín dụng số 123/2012 với Ngân hàng TMCP Y.
Các nội dụng cơ bản của hợp đồng tín dụng số 23/2012 Ngân hàng TMCP Y cho công
ty TNHH X vay 1 (một) tỷ đồng, lãi suất 1,5 %/tháng; mục đích sử dụng vốn vay: đầu
tư, xây dựng nhà xưởng; thời hạn vay 12 tháng; phương thức vay; cho vay từng lần và
một số điều khoản khác. Để đảm bảo cho khoản vay trên, ông Trần Đình B, em trai
của ông (Trần Đình A) thế chấp căn nhà của mình định giá là 1,8 tỷ đồng. Công ty
TNHH X cam kết sẽ trả cho ông B 50 triệu đồng sau khi nhận được tiền vay từ ngân
hàng Y.
Ngày 30/2/2013, công ty TNHH X và Ngân hàng TMCP Y ký tiếp hợp đồng tín dụng
số 43/2013. Đại diện cho công ty TNHH X để ký kết hợp đồng tín dụng là ông
Nguyễn Thanh Toàn là phó Giám đốc công ty X (có ủy quyền hợp pháp của Giám đốc
A). Nội dung hợp đồng tín dụng số 43/2013: số tiền vay: 01 (một) tỷ đồng để thu mua
nguyên liệu nông sản; thời hạn vay: 6 tháng; lãi suất: 1,5 %/tháng…Ông Trần Đình A
thế chấp tài sản là ngôi nhà thuộc sở hữu của mình được định gía là 1,6 tỷ đồng để
đảm bảo cho khoản vay nêu trên.
Cả hai hợp đồng trên đều được công chứng, chứng thực và đăng ký thế chấp tại cơ
quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Đến hạn trả nợ, công ty TNHH X kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ cho ngân
hàng Y. Ngân hàng Y có đơn khởi kiện ra tòa.

Anh (chị) hãy cho biết:
8


BÀI TẬP ÔN TẬP LUẬT NGÂN HÀNG – CHƯƠNG 5
a.
b.

c.

d.

e.

f.

Những văn bản pháp luật nào được áp dụng để giải quyết vụ việc trên?
Để bảo vệ quyền lợi của mình, Ngân hàng TMCP Y gửi đơn kiện đến tòa án
nào, hãy xác định tư cách của các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng trong vụ án
trên (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan)?
Anh, chị có ý kiến gì khi ông B cho rằng: công ty TNHH X không chi trả 50
triệu đồng tiền hoa hồng theo như cam kết giữa ông và công ty X, nên ông
được giải phóng trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng.
Anh, chị có ý kiến gì trong trường hợp ông A cho rằng: ông A chỉ là thành viên
góp vốn của công ty TNHH X, ngôi nhà là tài sản riêng của ông không đưa vào
kinh doanh và tách bạch với tài sản riêng của công ty, nên ông không có nghĩa
vụ trả nợ cho ngân hàng Y.
Giả sử tại thời điểm xử lý tài sản để thu hồi nợ cho các hợp đồng này, ngôi nhà
ông B bán được với giá 2 tỷ đồng, ngôi nhà của ông A giản giá nghiệm trọng,
chỉ bán được 800 triệu đồng. Ngân hàng Y được quyền thu hồi vốn và lãi theo

hai hợp đồng tín dụng bằng toàn bộ số tiền bán được của hai ngôi nhà? Vì sao?
Giả sử trong trường hợp sơ suất của cán bộ tín dụng chấp nhận để ông Phó
Giám đốc Nguyễn Thanh Toàn ký hợp đồng tín dụng số 43/2013 không có ủy
quyền của Giám đốc A. Những trường hợp nào mà hợp đồng tín dụng số
43/2013 vẫn còn có hiệu lực?

9



×