Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ôn tập lý thuyết luật ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.67 KB, 2 trang )

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
Câu 1. Các giai đoạn trong lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống ngân hàng Việt
Nam và pháp luật NH Việt Nam
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn chính.
-

Giai đoạn 1951 – 1987: Ngân hàng một cấp.
Giai đoạn 1987 -1990: thí điểm cải cách hệ thống ngân hàng.
Giai đoạn 1990 đến nay: hệ thống ngân hàng hai cấp.

Câu 2. So sánh sự khác biệt giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác.
-

Điểm giống nhau: đều là các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu sinh lợi.
Khác nhau: thông qua các tiêu chí sau để phân định sự khác nhau, đó là: chủ thể, đối
tượng kinh doanh, tính chất, tầm ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội.
Tiêu chí

Hoạt động ngân hàng

Chủ thể thực hiện

Tổ chức tín dụng theo quy
định của Luật các tổ chức tín
dụng 2010.

Đối tượng kinh doanh

Tiền tệ.



Tính chất

Hoạt động kinh doanh mang
tính rủi ro cao.

Tính chất ảnh hưởng đến
nền kinh tế

Có ảnh hưởng rất lớn đến hệ
thống tài chính và nền kinh
tế.

Hoạt động kinh doanh
khác
Các cá nhân, tổ chức có đủ
điều kiện theo quy định của
Luật doanh nghiệp và các
luật chuyên ngành khác.
Mọi loại tài sản được pháp
luật thừa nhận và cho phép
kinh doanh.
Tuỳ theo đối tượng kinh
doanh quyết định một phần
đến tính chất hoạt động có
rủi ro nhiều hoặc ít.
Tuỳ hoạt động kinh doanh
mà mức độ ảnh hưởng khác
nhau, tuy nhiên xét theo
nghĩa hẹp thì không bằng

hoạt động ngân hàng.

Câu 3. Chứng minh rằng hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện vì các yếu tố sau:
1


-

-

-

-

Giấy phép: chỉ những tổ chức tín dụng được Ngân hàng nhà nước Việt Nam
(NHNNVN) cấp giấy phép mới được phép hoạt động và chịu sự quản lý của
NHNNVN.
Tại chương II của Luật các tổ chức tín dụng 2010 (Luật CTCTD) đã dành các điều
khoản từ 18 đến 29 để quy định về nội dung của quy định pháp luật liên quan đến
việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép cho hoạt động ngân hàng theo quy định
pháp luật. Bởi vì hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có tính rủi ro cao, có
sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế nên đây là thủ tục bắt buộc đối với
các tổ chức tín dụng muốn thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ này.
Vốn pháp định: nhìn chung các hoạt động kinh doanh hiện nay pháp luật không quy
định mức vốn tối thiểu để được phép hoạt động (vốn pháp định), nhưng đối với hoạt
động ngân hàng thì bắt buộc phải có quy định. Với đối tượng kinh doanh chính là
tiền tệ, hoạt động ngân hàng cần phải có sự lớn mạnh về vốn để đảm bảo nhu cầu
huy động vốn, cấp tín dụng,..Chính vì vậy tại Điều 19 Luật CTCTD quy định Chính
phủ sẽ có các quy định cụ thể về mức vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng cụ thể.

Chủ sở hữu: tại Điểm b Khoản 1 Điều 20 Luât CTCTD có đặt ra yêu cầu về tư cách
pháp lý đối với pháp nhân, cá nhân tham gia góp vốn vào các tổ chức tín dụng. Vì
hoạt động ngân hàng có tính rủi ro cao nên yêu cầu về chủ thể cần thoả mãn những
điều kiện theo quy định pháp luật để nâng cao tính minh bạch khối tài sản, đảm bảo
khả năng chi trả nợ trong trường hợp xấu và khẩn cấp nhất, như tổ chức tín dụng lâm
vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán.
Về người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát: cần phải thoã mãn
các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 50 của Luật CTCTD. Việc kinh
doanh ngân hàng đòi hỏi các chủ thể trên cần có kiến thức, chuyên môn nhất định để
đưa việc kinh doanh tiền tệ mang lại lợi nhuận. Ngoài ra, trong trường hợp các tổ
chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc các tình huống xấu
khác thì các chủ thể trên cần phải có uy tín, năng lực nhất định để giải quyết hoạt
động của các tổ chức tín dụng, tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đe doạ đến sự
ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của
hoạt động ngân hàng , hệ thống tài chính và cả nền kinh tế.

2



×