Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI THU HOẠCH TÌNH HÌNH sản XUẤT – TIÊU THỤ và ĐỊNH HƯỚNG PHẤT TRIỂN CHO cà PHÊ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.35 KB, 18 trang )

Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI
NGOẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THU HOẠCH
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT – TIÊU THỤ VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHẤT TRIỂN CHO CÀ PHÊ
VIỆT NAM
GVHD: TRƯƠNG MINH

HÒA

SVTH: ĐỖ NGỌC

TRƯỜNG

LỚP : CĐLT QT 3C

Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế



GV: Trương Minh Hòa

Chương I. GIỚI THIỆU
Cà phê là cây công nghiệp dài ngày, là cây đặc sản của vùng nhiệt đới. Sản phẩm cà
phê trở thành nhu cầu đời sống hàng ngày của một số quốc gia. Còn ở Việt Nam cà phê cũng
là thức uống hàng ngày của một bộ phận quần chúng nhân dân. Hoạt chất chủ yếu của cà phê
là Caffeine chứa trong hạt chiếm 0.8-3% có tác dụng kích thích thần kinh, tăng hoạt động của
tế bào não, tăng cường độ làm việc tư duy thông qua hệ thần kinh, thúc đẩy hoạt động của hệ
tuần hoàn, hệ bài tiết, tăng cường phản ứng của hệ thống cơ bắp. Không giống như các loại đồ
uống khác, chức năng chính của cà phê không phải giải khát, mặc dù người Mỹ uống nó như
thức uống giải khát. Nhiều người uống nó để tạo cảm giác hưng phấn. Theo một nghiên cứu
mới công bố vào tháng 8 năm 2005 của nhà hoá học Mỹ Joe Vinson thuộc đại học Scranton thì
cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống ôxi hoá cho cơ thể, vai trò mà trước
đây người ta chỉ thấy ở rau xanh và trái cây. Những chất này cũng gián tiếp làm giảm nguy cơ
gây ung thư ở người.
Ngày nay, nhờ tiến bộ về phân tích hoá học bằng phương pháp quang phổ giúp xác
định được cà phê có 670 hợp chất khác nhau, trong đó có khoảng 300 hợp chất tạo nên hương
thơm của cốc cà phê. Một số hàng thực phẩm: bánh, kẹo, sữa, rượu… đã được sản xuất với sự
có mặt của cà phê. Ngoài ra thịt quả cà phê được tận dụng để chế biến thành rượu cà phê, làm
thức ăn gia súc và phân bón.
Cà phê là một mặt hàng nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Trong
những năm gần đây đã đi vào ổn định, được sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nê bà con nông
dân chủ yếu tập trung vào thâm canh để tăng sản lượng

Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17



Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

Chương 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ
I.

Diện tích: Bảng diện tích qua các năm cà phê Việt Nam

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Chỉ số phát triển (Năm trước=100) - %

1995

186.4

150.4

1996

254.2

136.4

1997


340.3

133.9

1998

370.6

108.9

1999

477.7

128.9

2000

561.9

117.6

2001

565.3

100.6

2002


522.2

92.4

2003

510.2

97.7

2004

496.8

97.4

2005

497.4

100.1

2006

497.0

99.9

2007


509.3

102.5

Sơ bộ 2008

530.9

104.2

Qua đồ thị ta thấy diện tích cà phê Việt Nam liên tục tăng qua các năm nhất là giai đoạn 19992002 diện tích cà phê đạt đỉnh điểm
II.

Sản lượng cà phê qua các năm:

Năm

Sản lượng cà phê nhân (nghìn tấn)

Chỉ số phát triển
(Năm trước=100) - %

1995

218.0

121.1

1996


316.9

145.4

1997

420.5

132.7

1998

427.4

101.6

1999

553.2

129.4

2000

802.5

145.1

2001


840.6

104.7

Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

2002

699.5

83.2

2003

793.7

113.5

2004


836.0

105.3

2005

752.1

90.0

2006

985.3

131.0

2007

915.8

92.9

Sơ bộ 2008

1055.8

115.3

Qua đồ thị ta thấy sản lượng cà phê Việt Nam liên tục tăng một phần do diện tích mở
rộng. Mặt khác do sự đầu tư chăm sóc và người dân và những chính sách phát triển cảu nhà

nước.
III. Thuận lợi và khó khăn:
1. Thuận lợi:
Sự ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, chất lượng giống cho hoạt động



trồng và phát triển cà phê.

Việt nam có kinh nghiệm gần 100 năm về trồng cây cà phê.

Là nước xuất xuất khẩu cà phề hàng thứ hai thế giới.

Nhà nước khuyến khích phát triển cây cà phê.Hiện nay cây cà phê là một trong
số cây trồng chủ lực.

Về thị trường xuất khẩu: Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều
nước trên thế giới như Đức: 17,8%; Mỹ: 13,8%; Anh: 12,7%; Bỉ: 7,3%; Tây Ba Nha:
6,9%; Italia: 5,6%; Nhật Bản: 3,2%...

Cà phê Việt Nam từ lâu được liệt vào loại có chất lượng tự nhiên cao và có
hương vị đậm đà do được trồng ở độ cao nhất định so với mặt biển.
2. Khó khăn:


Thiếu lao động : thực tế hiện nay người làm cà phê chỉ là nhưng người trên 30

tuổi. Còn nhưng người nhỏ hơn thường đổ xô về các thành phố lớn .
● Yếu kém trong khâu thu hái, phơi sấy, chế biến... do đó ảnh hưởng đến chất
lượng vốn có của nó. Điều đó đã làm giá bán cà phê Việt Nam thường thấp hơn

cùng loại của nước ngoài từ 100-150 USD/tấn và dẫn đến tình trạng khối lượng xuất


khẩu tăng nhưng kim ngạch thì không thay đổi nhiều.
Diện tích cà phê hiện nay đa số là già cỗi,viếc thay đổi vẫn đang được diễn ra thế

nhưng không có sự quản lý chắt chẽ.Dẫn đến khó trong khâu quan lý chất lượng cà phê.
Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế


GV: Trương Minh Hòa

Việc thu hái vẫn chưa đạt yêu cầu. Hiện nay chủ yếu nông dân ở daklak hái theo

lối tự phát, doanh nghiệp thu mua ngang gia, không phân lập.trong khi đó nhà nước
không thể quản lí được.

Giá cả hiện nay thấp.Cà phê hiện nay giá là 22,6 nghìn đồng nhưng các đại lí chỉ
thu mua với giá là 22,3 nghìn đồng trong khi phân bón, dầu diezen đều tăng dẫn đến
khó mà chăm sóc cà phê tốt được.

Việc thay đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến tình hình cây cà phê hiện nay.
Ông Ngô Chí Bình, Phó giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên cho

biết: “Tháng 3, cả Tây Nguyên đang đối diện với một mùa khô khốc kiệt. Mưa ít và kết
thúc sớm khiến mực nước và lượng nước trên các hệ thống sông, suối, hồ đập chính ở
Tây Nguyên hụt nhanh. Tại tỉnh Đắk Lắk, hai con sông lớn chảy qua tỉnh là Serepốk và
Krông Ana, mực nước chỉ còn dưới 60% so với cùng kỳ nhiều năm”.

Khuyến nông hoạt động còn kém hiệu quả. Trong 1 huyện có 1 trạm khuyến
nông, các trạm khuyến nông này hoạt động không cơ động,chủ yếu dự vào trung tâm
khuyến nông tỉnh.

Cơ sở hạ tầng (đường xá, kho tàng bến bãi, phương tiện bảo quản và vận chuyển
hàng hoá) vẫn chưa được xây dựng hoàn thiện.dẫn đến tình trạng tư thương lũng đoạn
thị trường, ép giá người đân sản xuất.

Giá xuống thấp không có sự hỗ trợ giá của nhà nước

Việc xuất khẩu cà phê vẫn bị giới đầu cơ nước ngoài thao túng cụ thể : Ông Vân
Thành Huy, Tổng giám đốc Công ty Inexim Đắc Lắc cho rằng, hoạt động xuất khẩu cà
phê của Việt Nam luôn bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng. Khi họ biết các doanh
nghiệp Việt Nam còn nhiều lô hàng “bán trừ lùi” chưa chốt giá (do chờ giá sẽ lên), nên
họ đã cố tình ép giá xuống.

Chúng ta luôn phải cạnh tranh với các nước xuất khẩu cà phê lớn (Braxin).
Hàng năm, các nước ở Bắc bán cầu thu hoạch cà phê từ tháng 10 đến tháng 12 năm sau,
còn các nước ở Nam bán cầu thu hoạch cà phê từ cuối tháng 4 đến tháng 6. Bởi vậy,
Viêt Nam thường xuất khẩu mạnh cà phê trong quý 4 năm trước và quý 1 năm sau.

Việc hỗ trợ cho nông dân vay vốn để chăm sóc cây cà phê còn nhiều giấy tờ rum
rà,nhiều điều khoảng.

Nhà máy chế biến cà phê tinh và cà phê hoà tan vẫn thiếu nên cà phê Việt Nam

chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô nên giá thấp
Chương 3 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
I.

Định hướng phát triển:

Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

Việt Nam hòa nhập vào thị trường thế giới trong bối cảnh bị mất thị trường truyền thống
(Liên Xô và các nước XHCN trước đây) trong khi đó thị trường cà phê thế giới được hình
thành từ lâu đời và được phân chia rõ rệt, hầu như cà phê Việt Nam không còn chỗ đứng.
Chúng ta chủ yếu bán cà phê cho các nước trung gian, do vậy giá cả luôn thấp hơn mặt
bằng giá chung của thế giới. Nhằm ổn định, nâng cao chất lượng, giá cả, khẳng định vị trí
của cà phê Việt Nam, chúng ta cần có những giải pháp khả thi và triển khai một cách đồng
bộ.
1.

Quy hoạch vùng cà phê nguyên liệu.
Để cà phê Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, công tác quy hoạch vùng là
một trong những giải pháp quan trọng. Cả nước hiện có khoảng 375 ngàn ha cà phê, phân bố
trên nhiều địa bàn từ Bắc chí Nam. Cần đưa giống cà phê chè năng suất cao và chống sâu bệnh

vào khu vực trung du và miền núi phía Bắc, đáp ứng yêu cầu chất lượng của cà phê xuất khẩu.
Khu vực các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ cần chú ý đầu tư thâm canh thay đổi
giống để tăng năng suất. Hạn chế trồng mới, chỉ tập trung thâm canh cà phê vối, mở rộng diện
tích cà phê chè ở những vùng thích hợp để trong 10 năm tới cơ cấu cà phê Việt Nam đạt tỷ lệ 2
cà phê vối - 1 cà phê chè, vì như vậy cà phê sẽ đạt chất lượng cao, tránh tình trạng như hiện
nay có tới 95% cà phê vối chỉ 5% cà phê chè, chất lượng kém, giá bán thấp. Qui hoạch vùng
sản xuất cà phê, cần lưu ý là hạn chế và đi đến chấm dứt nạn phá rừng nguyên sinh (đặc biệt là
ở Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ) để lấy đất trồng cà phê, thực tế cho thấy ở những vùng
chuyên canh cà phê rộng lớn mực nước ngầm đã tụt sâu 10 - 20 m so với trước đây khi còn là
rừng nguyên sinh

2.

Huy đông nguồn vốn để phát triển sản xuất,thu mua,xây dựng cơ sở chế biến.
Hiện nay, nguồn vốn đầu tư từ nhà nước còn hạn chế, việc tận dụng các nguồn vốn
khác nhau để phát triển ngành cà phê là điều tối cần thiết. Đối với nhà nước, trước hết cần đầu
tư trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng
trồng cà phê trọng điểm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cà phê cần tăng cường huy động vốn và
vay ngân hàng. Cần nhanh chóng cổ phần hoá các doanh nghiệp cà phê để huy động nguồn
vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp cư dân. Giải pháp này cần ưu tiên bán cổ phiếu cho người lao
động trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến cà phê. Ngân hàng cần nghiên cứu cho các doanh
nghiệp vay vốn với lãi suất hợp lý để các doanh nghiệp ổn định được chân hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, ngân hàng cần quan tâm giải quyết cho nông dân vay để mở rộng sản xuất. Thành
Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17



Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

lập hệ thống tín dụng nông thôn để hỗ trợ vốn kịp thời cho nông dân bằng cách thành lập các
ngân hàng thương mại cổ phần, xây dựng các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tại các vùng
cà phê trọng điểm. Nhà nước cũng nên giao một phần các nguồn vốn trong đó có vốn xây
dựng cơ bản, vốn định canh, định cư và xóa đói giảm nghèo cho các doanh nghiệp kinh doanh
cà phê và tạo điều kiện cho ngành cà phê được sử dụng một phần nguồn vốn viện trợ phát triển
chính thức (ODA) để xây dựng cơ sở hạ tầng.
3.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến,phát triển sản phẩm.
Cần khuyến khích nhiều hơn nữa các doanh nghiệp, kể cả nước ngoài, đầu tư vào ngành
chế biến cà phê tạo ra nhiều sản phẩm, giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng dần tỷ
trọng các sản phẩm chế biến có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Hoàn thiện hệ
thống tổ chức các doanh nghiệp cà phê có tác động quan trọng đến phát triển ngành, các
doanh nghiệp sẽ thiết lập hệ thống marketing chuyên nghiên cứu về thị trường sản phẩm,
giá cả và có kế hoạch quảng cáo khuyến mãi cho phù hợp. Còn lại các doanh nghiệp vừa
và nhỏ sẽ đóng vai trò như các vệ tinh chuyên tổ chức thu mua, chế biến và cung ứng hàng
xuất khẩu. Để đạt được điều này các doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp làm
nhiệm vụ cung ứng hàng xuất khẩu phải gắn bó với nhau chặt chẽ, có kế hoạch phân chia
lợi nhuận cụ thể. Các doanh nghiệp lớn có trách nhiệm đầu tư, hỗ trợ về vốn, cơ sở hạ tầng,
những giải pháp cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm... cho người sản xuất và các doanh
nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng, ngược lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trách nhiệm
cung ứng hàng bảo đảm đúng chất lượng, mẫu mã theo yêu cầu xuất khẩu và đúng thời
gian, địa điểm, có như vậy thì việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê mới hoạt động có
hiệu quả, việc xâm nhập thị trường thế giới của cà phê Việt Nam chắc chắn sẽ có những
biến đổi mạnh mẽ.


4.

Đầu tư công nghệ chế biến hiện đại cho ngành cà phê .
Để tạo đà cho các doanh nghiệp cà phê phát triển và ứng phó kịp thời với những thay đổi về
chất lượng, giá cả. Cần tập trung máy móc thiết bị để chế biến cà phê thô ngay từ khi mới thu
hoạch, nhằm đảm bảo chất lượng ổn định, đồng đều. Đồng thời phải có dự án lựa chọn thiết bị
hiện đại, đồng bộ và có hiệu quả cao kết hợp việc nghiên cứu áp dụng các thiết bị chế biến
nhỏ, gọn ở khu vực cà phê tư nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tập
trung đầu tư trang thiết bị để chuyển từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu cà phê chế biến. Đồng
Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

thời cần tập trung đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến cà phê hoà tan tại các vùng sản xuất
cà phê lớn, cà phê hoà tan có giá trị xuất khẩu cao, giá cả ổn định, bảo quản lâu dài.
5.

Xây dựng cơ cấu giống hợp lí.
Việc bố trí cơ cấu giống hợp lý là hết sức cần thiết nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng
và phòng chống sâu bệnh. Bên cạnh đó cần phải có chính sách khuyến khích nghiên cứu các
giống mới có năng suất và chất lượng cao, đồng thời nâng cao việc quản lý cây trồng và thu
hoạch. Trong thời gian tới công tác giống cần phát triển theo các hướng xây dựng cơ cấu
giống phù hợp với điều kiện sinh thái ở từng vùng, từng bước tăng diện tích cà phê chè ở miền

Bắc và miền Trung. Cần tạo điều kiện cho các trung tâm giống, về vốn và thiết bị, tạo cơ hội
cho cán bộ nghiên cứu tiếp cận với các trung tâm giống của các nước trong khu vực và thế
giới.

6.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông.
Tăng cường công tác khuyến nông thông qua Hiệp hội cà phê Việt Nam phối hợp với Tổng
Công ty cà phê Việt Nam thực hiện việc đào tạo tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê,
có sự phối hợp giúp đỡ của Cục Khuyến nông và Cục Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn cũng như các trung tâm, chi cục của từng địa phương. Công tác bảo vệ
thực vật là không thể thiếu trong quá trình gieo trồng, chăm bón cây cà phê. Trước hết các nhà
sản xuất cà phê cần hợp tác với các trung tâm bảo vệ thực vật để triển khai chương trình phòng
trừ sâu bệnh cho cây trồng. Nhà nước có biện pháp tích cực để điều hành công tác nhập khẩu
phân bón nhanh, đúng chủng loại, từng bước khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu
cơ thay thế phân hóa học, tăng hiệu quả cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí
phân bón trong sản xuất.

7.

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cà phê Việt Nam.
Nâng chất lượng sản phẩm cà phê Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê cần nghiên cứu và triển khai áp dụng hệ tiêu chuẩn ISO. Chỉ có áp dụng tốt hệ
tiêu chuẩn này thì mới đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, vào thị trường thế
giới và khu vực. Ngoài ra Việt Nam cũng cần tham gia vào Chương trình phối hợp khuyến
khích thương mại của các nước ASEAN (gồm 15 mặt hàng nông - lâm - thủy sản, trong đó có
mặt hàng cà phê) để từ đó xây dựng tiêu chuẩn chất lượng chung ASEAN phù hợp với tiêu
chuẩn chất lượng của WTO, tham gia luồng hàng cùng loại của các nước ASEAN vào thị
Đỗ Ngọc Trường


QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

trường thế giới. Đội ngũ lao động kỹ thuật lành nghề đóng vai trò quan trọng trong nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp cà phê phải có kế hoạch tuyển dụng và
thường xuyên bồi dưỡng, tạo điều kiện để đội ngũ này được phát triển. Đây là một việc làm
quan trọng có tính chiến lược cao, các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện.
8.

Đa dạng hóa mẩu mả,cải tiến sản phẩm.
Để tăng độ hấp dẫn của sản phẩm, cần chú ý đến bao bì đóng gói cà phê. Để có bao bì phù hợp
với từng loại sản phẩm, thị trường, tập quán, cần chú ý đến những điểm sau:
- Cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu bằng đường biển do đó bao bì phải có độ bền tốt bảo vệ
được hàng hoá trong quá trình bốc xếp, bảo quản, vận chuyển.
-Bao bì của những sản phẩm cà phê chế biến phải gọn, hợp vệ sinh dễ trưng bày, giữ được
màu sắc, hương vị, hình dáng của sản phẩm.
- Bao bì phải phản ảnh đầy đủ các thông tin chủ yếu về sản phẩm như thành phần, công dụng...
hướng dẩn cách sử dụng sản phẩm, thời hạn sử dụng, trọng lượng, giá cả... Việc thiết kế nhãn
hiệu sản phẩm nên theo hướng đơn giản dễ gợi nhớ và mang ý nghĩa.

9.

Tổ chức thu mua hợp lí.
Để cải thiện hệ thống thu mua phân phối cà phê, các doanh nghiệp cà phê cần tập trung cải

tiến cách thức tổ chức thu mua cho phù hợp với từng vùng, từng loại cà phê, trước khi thu
hoạch nên có những đầu tư cho nông dân một cách hợp lý, khi thu hoạch cần tập trung cao độ
về vốn thu mua cà phê để thanh toán ngay cho nông dân. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng một
hệ thống kho tàng phục vụ cho công tác chế biến bảo quản cà phê ngay từ đầu nhằm giữ cho
chất lượng cà phê ngày càng cao, đảm bảo đủ chân hàng phục vụ tốt cho xuất khẩu.
Bên cạnh việc tổ chức lại sản xuất, ngành nên nghiên cứu hình thành một trung tâm giao dịch
cà phê tại Buôn Ma Thuột để đưa thị trường cà phê vào hoạt động có tổ chức.

10.

Xây dựng chính sách giá hợp lí.
Ngoài các biện pháp tổ chức thu mua, trong cơ chế thị trường giá cà phê được thiết lập dưới
tác động của quy luật cung cầu và vận động theo quy luật tự điều chỉnh. Sự vận động này tác
động đến việc mở rộng hoặc thu hẹp diện tích, đầu tư, thâm canh cà phê. Trong sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là xuất nhập khẩu, việc xây dựng chính sách giá để bảo đảm mang lại hiệu quả
cao nhất, bán được nhiều sản phẩm nhất tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước
là một vấn đề mang tính chất chiến lược. Đối với việc định giá sản phẩm xuất khẩu, cà phê
Việt Nam đang tìm lại chỗ đứng trên thị trường do có rất ít thị trường truyền thống, vì mục
tiêu thâm nhập thị trường nên giá xác định phải sát với thị trường không nên quá chú ý đến
Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa


việc bù đắp lại chi phí mà để mất lợi thế cạnh tranh trong thị trường mới. Do lợi thế về năng
suất cà phê của Việt Nam cao, chi phí nhân công thấp do đó khả năng bù đắp chi phí lớn, khi
định giá cần phải linh hoạt cho phù hợp với từng loại thị trường đảm bảo có lãi và thâm nhập
được vào thị trường mục tiêu. Mặt khác cà phê Việt Nam hầu hết được chế biến bằng phương
pháp khô khoảng 80%, 20% còn lại được chế biến bằng phương pháp ướt, trong khi đó hầu hết
các nước khác đều áp dụng phương pháp ướt (chế biến từ quả cà phê tươi). Do áp dụng
phương pháp chế biến cổ điển, giá cà phê Việt Nam thấp hơn so với các nước khác từ 10% 15%. Để đảm bảo cho người sản xuất, xuất khẩu không bị ảnh hưởng quá nhiều về biến động
giá cả, ngành cần thành lập Quỹ hỗ trợ ngành cà phê.
11.

Xây dựng cơ sở chế biến,kho tàng bảo quản,phân phối hợp lí.
Để hoàn thiện chiến lược phân phối cà phê xuất khẩu các nhà sản xuất kinh doanh cần chủ
động tạo chân hàng ổn định bằng cách gắn sản xuất với lưu thông, tránh tình trạng ký hợp
đồng xong mới đi thu gom hàng, tập trung đầu tư có chiều sâu vào những vùng sản xuất cà phê
trọng điểm, xây dựng hệ thống cơ sở chế biến, kho tàng bảo quản.


Kết luận

Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới
bằng những giải pháp hợp lý nhằm tránh gây những thiệt hại không đáng có trong quá trình
sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu là cần thiết; việc nghiên cứu và áp dụng đồng bộ các
giải pháp trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê là quan trọng đòi hỏi từ người nông dân
trực tiếp gieo trồng thu hái cà phê đến các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước có liên quan
phải nghiên cứu và triệt để áp dụng.
II. Thị trường tiêu thụ cà phê:
II.1 Thị trường tiêu thụ cà phê trong nước
a. Tình hình hiện nay
Nước ta mỗi năm sản xuất trên 1 tấn cà phê nhân, là quốc gia có sản lượng cà phê lớn
đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Braxin. Thế nhưng, về tiêu thụ cà phê trong nước, nước ta còn

quá thấp. Mỗi năm, cả nước chỉ tiêu dùng 938.000 bao (bao 60 kg) tương đương 56.000 tấn,
chiếm chưa đến 6% trong tổng sản lượng cà phê hàng năm. Tính lượng tiêu dùng bình quân
0,64 kg trên đầu người mỗi năm, thì nước ta đứng thứ 19 trong các nước sản xuất cà phê, trong
khi đó, lượng tiêu dùng cà phê tính trên đầu người mỗi năm, nước Braxin lại đứng đầu (5,29
kg) trong các nước sản xuất cà phê.
Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

Thông qua các sự kiện văn hoá quảng bá, tiếp thị này, cà phê đã trở thành một thứ đồ
uống khá phổ biến ở nhiều địa phương, từ thành thị đến nông thôn. Tỉnh Đắk Lắk trước đây
chỉ có một vài quán cà phê, nhưng sau khi có các sự kiện quảng bá về cà phê đã hình thành
nên phong trào uống cà phê khá rầm rộ. Chỉ riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột nay đã hình
thành nhiều dãy phố kinh doanh cà phê như đường Ngô Quyền, Ngô Mây, Hai Bà Trưng, Lê
Thánh Tông... với nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng.
Theo ông Đoàn Triệu Nhân, phát triển thị trường tiêu thụ cà phê trong nước, nhất là thời
kỳ khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn thế giới như hiện nay, việc mở rộng thị trường
trong nước là một hướng đi rất cần thiết. Ngành cà phê Việt Nam cũng cần có sự hỗ trợ của
Nhà nước thông qua các chương trình xúc tiến thương mại với việc sử dụng nguồn tài chính
kích cầu của Chính phủ nhằm quảng bá, tăng dần lượng cà phê tiêu thụ nội địa.
II.2 I. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam
a.Khối lượng và kim ngạch
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm: gạo, dầu

thô, thủy sản , dệt may, giày dếp , cà phê ,cao su, gỗ, hạt tiêu, điều nhân….. .Mặc dù kim
ngạch xuất khẩu cà phê hằng năm chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu
cà phê trong cả nước nhưng việc xuất khẩu cà phê đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam . Từ năm 2000 Việt Nam là nước cà phê lớn thứ 2 trên thế giới sau Brasil và đứng
đầu về lượng xuất khẩu cá phê Robusta trên thế giới

Năm

Diện
tích( ha)

Khối lượng
xuất
khẩu (MT)

Giá trị

Đơn giá bình quân

( USD)

( USD/T)

1995

205.000

222.900

533.524.000


2393,56

1996

285.500

248.500

366.200.000

1473,64

1997

385.000

375.600

474.116.000

1275,60

1998

485.000

387.200

600.700.000


1551,39

1999

529.000

464.400

563.400.000

1213,60

2000

535.000

705.300

464.342.000

658,36

2001

535.000

844.452

338.094.000


400,37

2002

522.200

702.018

300.330.686

427,81

2003

509.937

693.863

446.547.298

643,57

2004

503.241

889.705

576.087.360


647,53

Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

2005

491.400

803.647

634.230.772

789,20

2006

488.700

822.299


976.919.435

1188,00

2007

506.000

1.074.709

1.643.457.64
4

1529,20

Bảng 1. Diễn biến tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trong 26 năm
Từ 1982 – 2007
Nguồn: VICOFA, theo C/O của VCCI
Đồ thị 2. Diễn biến diện tích và lượng cà phê xuất khẩu trong 26 năm từ 1982 - 2007

Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa


Đồ thị 3 .Diễn
biến bình quân của đơn giá xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trong 17 năm từ 1991- 2007

Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

Việt Nam mới xuất khẩu chủ yếu cà phê thô và là một trong những nước xuất khẩu cá
phê Robusta lớn nhất thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng do giá cà phê thế giới tăng nhanh.
Thời gian qua tuy xuất khẩu có số lượng lớn nhưng thương hiêu lại rất yếu, do chất lượng cà
phê không ổn định. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê bị các nước trã lại
hoặc tiêu hủy vì chất lượng kém, mất mùi, mốc, tỷ lệ hạt đen nhiều
Nguyên nhân là do người sản xuất cà phê chưa tuân thủ yều cầu chăm sóc, thu hái vá
bảo quản cà phê theo tiêu chuẩn mới ban hành nên chất lượng cà phê bị giảm
Nhiều nơi thu hái cà phê xanh, phơi cà phê trên các tấm ni lông tái sinh và quá dày làm
cà phê lên men ảnh hưởng đến chất lượng. Niên vụ 2007 – 2008 dự kiến áp dụng tiêu chuẩn
mới để cải thiện chất lượng cà phê, tuy nhiên đến nay chưa có đơn vị nào thực hiện nên giá
xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn thường thấp hơn so với giá cùng loại trên thế giới
b.Về thị trường xuất khẩu
Trước đây cà phê việt Nam chủ yếu xuât khẩu qua các nước Đông Âu, Liên Xô, còn 1
phần qua thị trường trung gian như Hong Kong, Singapor. Đến 1994 trở đi Việt Nam mới gia
nhập vào thị trường các nước Tây Âu, Nhật Bản và Mỹ. Giảm hẳn sản lượng qua trung gian,

nâng kim ngạch xuất khẩu lên đáng kể . Sự có mặt của cà phê Việt Nam trên thị trường Mỹ là
Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

sự chứng cho sự nỗ lực to lớn của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Thị trường xuát khẩu cà phê
ngày càng được mở rộng qua nhiều nước trên thế giới

Nước

7 tháng đầu năm
2009
Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Bỉ

114.595

165.967.193

Đức


85.284

127.236.085

Mỹ

84.056

126.993.187

Italia

73.584

110.066.189

Tây Ban Nha

49.575

73.512.602

Nhật Bản

42.143

67.229.263

Hà Lan


29.215

41.958.672

Pháp

20.342

30.062.885

Hàn Quốc

19.482

29.313.033

Anh

17.495

26.157.577

Thụy Sĩ

15.879

24.087.885

Singapore


12.001

17.673.606

Philippine

12.141

17.244.565

Malaixia

11.966

17.928.283

Nga

9.458

14.145.533

Ôxtrâylia

7.658

11.084.336

Trung Quốc


7.945

11.623.850

ấn Độ

8.474

12.320.871

Ba Lan

5.999

8.791.512

Nam Phi

4.552

6.922.070

Mêhicô

3.650

4.862.596

Bồ Đào Nha


3.414

5.313.223

Ai Cập

3.007

4.550.143

Inđônêxia

2.052

3.179.386

Hy Lạp

1.929

2.872.632

TháI Lan

2.030

3.012.301

Đỗ Ngọc Trường


QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

Bảng 2.1 Thị trường các nước xuất khẩu cà phê của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2009
Trong 7 tháng đầu năm 2009 dẫn đầu thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam là thị
trường Bỉ, với lượng nhập 114.595 tấn, trị giá 165.967.193 USD, tăng hơn 2 lần về lượng và
tăng 105,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đến là thị trường Đức, Mỹ và Italia với trị giá nhập khẩu lần lượt đạt 127.236.085 USD,
126.993.187 USD và 110.066.189 USD.
Trong 8 tháng đầu năm 2009, cả nước đã xuất khẩu được khoảng 848 ngàn tấn cà phê, đạt kim
ngạch khoảng 1,25 tỷ USD, tăng 16,5% về lượng và giảm 18% về trị giá so với cùng kỳ năm
2008. Tuần đầu tháng 9/2009, giá cà phê xuất khẩu đã tăng lên 1.350-1.360 USD/tấn, tăng
trung bình 90 USD/tấn; giá thu mua cà phê vối nhân xô cũng tăng 1.000- 1500đồng/kg so với
tuần trước và hiện đứng ở mức 25.300 đồng/kg vào ngày 14/9/2009.
Theo dự báo của Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 4 tháng còn lại của
năm 2009, mặt hàng cà phê xuất khẩu có thể đạt 494 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất
khẩu cả năm lên trên 1,6 tỷ USD hoặc cao hơn. Ngoài ra, Việt Nam đang có lợi thế về nguồn
cung bởi các nước xuất khẩu cà phê lớn như Braxin, Ấn Độ được dự báo nguồn cung sẽ bị
giảm tới 6% trong thời gian tới do thời tiết và lượng cây cà phê già cỗi lớn. Bên cạnh đó, kinh
tế thế giới đã bắt đầu khởi sắc, thu nhập khả dụng của người dân tăng lên kéo theo nhu cầu
tiêu dùng các mặt hàng mang tính thư giãn, trong đó có cà phê tăng cao.
Đây là những bạn hàng lớn và thường xuyên của việt Nam trong nhiều năm qua với
lượng nhập khẩu và kim ngạch lớn. Nhưng đây cũng là thị trường khó tính và có sự cạnh tranh

gây gắt do đó chúng ta cần hết sức cố gắng duy trì mối quan hệ buôn bán lâu dài với các nước
này. Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng, chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường
cũng phải có chiến lược kinh doanh hợp lý để mở rộng quan hệ buôn bán nhiều nước trên thế
giới

Chương 4 KẾT LUẬN
Trên đây là những kết quả về tình hình sản xuất, tiêu thụ và định hướng phát triển trong
tương lai cho cà phề Việt Nam. Giúp ta nhìn thấy được bối cảnh hiện tại của cà phê Việt Nam
và những hướng phát triển để cà phê Việt Nam được những thị trường khó tính biết đến nhiều
hơn và người Việt Nam sử dụng cà phê phổ biến hơn.
Hy vọng với những định hướng phát triển của nhà nước ta thì chất lượng cà phê Việt Nam
được nâng cao và lượng tiêu thụ cà phê tinh ra các nước sẽ tăng. Cà phê Việt Nam có sức cạnh
Đỗ Ngọc Trường

QT3C - 57

Trang 16/17


Mạng Thông Tin Quốc Tế

GV: Trương Minh Hòa

tranh trên thương trường thế giới nhất là thời buổi Việt Nam đã gia nhập vào WTO nhiều cơ
hội cũng như nhiều thách thức lớn.
Những chính sách quãng bá thương hiệu cà phê mạnh mẽ hơn nữa để tác động mạnh vào
người tiêu dùng trong nước. Lượng tiêu dùng nội địa tăng lên để giảm bớt sự ảnh hưởng về giá
của cà phê vào thị trường thế giới.
Tư đó cải tiến phương thức sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân trồng cà phê


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
1.Bùi Văn Thượng, 2006, ảnh hưởng vị trí trên đồi đến năng suất cây cà phê Robusta tại thị xã
Tân Châu, huyện Di Linh, tình Lâm Đồng. Luận văn tốt nghiệp.
Internet:

1.

/>
2.

giam/45/3061128.epi
/>
3.

viet-nam-trong-thang-1-2010-tang-ve-luo.asmx
/>
4.

hai-vao-italy/
/>
5.
6.

5_00027/MItem.2005-07-11.0853/MArticle.2005-07-11.0911/marticle_view
/> /> />
7.
8. />9. />
Đỗ Ngọc Trường


QT3C - 57

Trang 16/17



×