Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

khoá luận tốt nghiệp ĐẨY MẠNH THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------------***-----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại

ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : Vũ Mạnh Linh
Mã sinh viên : 0851010289
Lớp : Anh 8 – khối 3 KT
Người hướng dẫn khoa học : Ts. Nguyễn Quang Minh

Hà Nội, tháng 6 năm 2012


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM…………………………………………...3
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………………………...3
1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài………………………...................3
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………………………5
1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………………………5
1.1.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát kinh tế - xã hội của
các

nước


đang

phát

triển…………………………………………………………………8
1.2. Tổng quan về ngành nông nghiệp Việt Nam………………………………….12
1.2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010...............................12
1.2.2. Vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam………………
19
1.2.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành nông
nghiệp Viêt Nam…………………………………………………………………...22
Chương 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG
NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2011……..............................25
2.1. Khái quát tình hình thu hút FDI của Việt Nam………………………………..25
2.1.1. Tình hình chung……………………………………………………………..25
2.1.2. Cơ cấu FDI theo ngành……………………………………………………...27
2.1.3. Cơ cấu FDI theo vùng và lãnh thổ………………………………………….27
2.1.4. Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư……………………………………………...28
2.1.5. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư…………………………………………...28
2.2. Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam............................28
2.2.1. Giá trị vốn đầu tư……………………………………………………………28
2.2.2. Cơ cấu thu hút FDI theo ngành......................................................................30
2.2.3. Cơ cấu hình thức đầu tư……………………………………………………..39
2.2.4. Cơ cấu đối tác đầu tư…………………………………………………….......40


2.2.5. Cơ cấu đầu tư theo địa phương……………………………………………...40
2.3. Đánh giá tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam thời gian
qua………………………………………………………………………………….41
2.3.1. Kết quả đạt được…………………………………………………………….41

2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại…………………………………………………..42
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút FDI vào lĩnh vực nông
nghiệp……………………………………………………………………………....44
Chương 3 : GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM……………..51
3.1. Quan điểm và mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực
nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới................................................................51
3.1.1. Quan điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
ở Việt Nam trong giai đoạn tới.................................................................................51
3.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào lĩnh vực này trong giai đoạn tới.........................................................................52
3.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp
của một số quốc gia………………………………………………………………...54
3.2.1. Trung Quốc……………………………………………………………….....54
3.2.2. Thái Lan……………………………………………………………………..55
3.2.3. Malayxia……………………………………………………………………..56
3.2.4. Một số bài học cho Việt Nam……………………………………………….57
3.3. Định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam..........................58
3.4. Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực
nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới................................................................59
3.4.1. Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch phát triển ngành.........59
3.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp....................................................................61
3.4.3. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài.............64
3.4.4. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư...................................................................65
3.4.5. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư...............................66
3.4.6. Hỗ trợ, ưu đãi các dự án FDI trong nông nghiệp……………………………67
3.4.7. Hỗ trợ nhà đầu tư FDI phát triến vùng nguyên liệu…………………………68



3.4.8. Phát triển nguồn nhân lực…………………………………………………...69
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..70
DANH MỤC THAM KHẢO .................................................................................71


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

ĐTNN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GTSX

Giá trị sản xuất

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế


LMLM

Bệnh lở mồm long móng

NLTS

Nông lâm thuỷ sản

NICs

Các nước công nghiệp mới

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

TNCs

Công ty xuyên quốc gia

XĐGN

Xoá đói giảm nghèo

XKTS


Xuất khẩu thủy sản



1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới nói
chung và của Việt Nam nói riêng. Đối với các nước chậm và đang phát triển thì vốn
đầu trực tiếp nước ngoài chính là chìa khoá, là điều kiện hàng đầu để thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nhận thức được tầm
quan trọng của nguồn vốn này, nhiều quốc gia trên thế giới đã sớm có các chính
sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm phục vụ cho sự nghiệp
phát triển đất nước.
Đối với Việt Nam, trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch
hoá tập trung sang cơ chế thị trường, lại có xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trưởng
kinh tế chưa cao, chất lượng tăng trưởng kém, để có thể đưa đất nước phát triển
nhanh, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà
nước ta đã có chủ trương mở cửa nền kinh tế, một mặt phát huy cao độ nội lực, mặt
khác tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài. Tháng 12/1987, Luật Đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã được Quốc hội chính thức thông qua. Tại nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã một lần nữa khẳng định lại vai trò quan trọng của
đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Sau gần 25
năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng ta đã đạt được nhiều kết
quả khả quan, tuy nhiên nếu so sánh với các nước trong khu vực thì kết quả này còn
khá khiêm tốn, và chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước, đặc biệt là
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Nhận thức được vai trò của đầu tư trực tiếp

nước ngoài, và vị trí của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu đề tài : “Đẩy mạnh thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam” là cần thiết và
có tính thực tiễn cao.


2

2. Mục đích nghiên cứu


Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về vốn đầu tư nước ngoài: khái niệm,
vai trò, đặc điểm.



Đánh giá thực trạng thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam
trong những năm gần đây.



Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện còn hạn chế, khóa luận tập trung phân tích các tài liệu, số liệu
liên quan đến thực trạng thu hút FDI trong cả nước nói chung và vào lĩnh vực nông
nghiệp nói riêng trong giai đoạn 2001-2011, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu, báo



cáo chính thức đã công bố của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan.


Phương pháp biện chứng, kết hợp lý luận và thực tiễn.



Phương pháp thống kê so sánh để làm rõ kết quả nghiên cứu.

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận có 3 chương sau :
+ Chương 1 : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngành nông nghiệp
Việt Nam
+ Chương 2 : Thực trạng thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2001-2011
+ Chương 3 : Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh
vực nông nghiệp Việt Nam


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NGÀNH NÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư luôn được coi là một trong
những nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của phát triển. Điều này
được thể hiện rõ trong các lý thuyết kinh tế, không chỉ trong lý thuyết kinh tế thị
trường, mà cả trong lý thuyết kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Theo nghĩa rộng, đầu tư nói chung là đó là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại
để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm mục đích thu về cho người đầu tư các kết
quả nhất định trong tương lai, lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết
quả đó(1).
Các nguồn lực bỏ ra đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, hay là sức lao
động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm về quy mô của tài
sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, của cải vật chất khác,
…), và nguồn nhân lực đó có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong
nền sản xuất xã hội. Những kết quả này, đặc biệt là tài sản tài chính và nguồn nhân
lực có vai trò quan trọng không chỉ với người bỏ vốn đầu tư mà cả đối với cả nền
kinh tế. Không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế đều được thụ hưởng những kết
quả này.
Còn theo nghĩa hẹp, đầu tư được hiểu là chỉ bao gồm những hoạt động sử
dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những

(1)

PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương (2004), Giáo trình Kinh tế đầu tư , NXB Thống kê, Hà
Nội


4

kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết

quả đó(2).
Như vậy, nói chung, khi xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt
động sử dụng các nguồn lực hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất,
nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ hay duy trì hoạt động của các tài sản và các nguồn
lực sẵn có đều thuộc phạm trù đầu tư dù theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng.
1.1.1.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài có thể là các tổ chức kinh tế hoặc các cá thể nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Theo IMF, FDI là hình thức đầu tư nhằm đạt được những lợi ích lâu dài của
một doanh nghiệp cư trú trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước
chủ đầu tư, với mục đích của nhà đầu tư là giành đựơc quyền quản lý doanh nghiệp
thực sự.
Theo OECD, đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm mục đích thiết lập các mối
quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang
lại khả năng tạo ảnh hưởng với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách :
- Thành lập mới, hoặc mở rộng một doanh nghiệp, hoặc một chi nhánh thuộc
toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.
- Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
- Tham gia vào một doanh nghiệp mới
- Cấp tín dụng dài hạn (> 5năm)
OECD đã chỉ rõ ra rằng một doanh nghiệp thực sự được coi là một doanh
nghiệp nhận đầu tư trực tiếp khi doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoặc không có
tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu ít nhất 10% các cổ phiếu
thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp (mức tối thiểu để được công nhận
cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp).
Bên cạnh đấy, OECD cũng có quan điểm rộng hơn về nhà đầu tư nước ngoài.
Theo quan điểm của OECD, nhà đầu tư nước ngoài có thể là các cá nhân, hoặc

(2)


PGS.TS Nguyển Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương (2004), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Thống kê, Hà
Nội


5

những tổ chức có thể thuộc cơ quan chính phủ hoặc không thuộc cơ quan chính phủ
đầu tư tại nước ngoài.
Theo quan điểm của Việt Nam, Luật Đầu tư năm 2005 mà quốc hội khóa XI
Việt Nam đã thông qua, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà
đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam
hoặc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài
theo quy định của luật này và các quy định của pháp luật có liên quan”
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ
hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc
kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi.
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
So với các nguồn vốn khác, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số
đặc điểm sau:
- Các chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đóng góp một số tối thiểu vào vốn
pháp định tuỳ theo quy định, luật lệ của mỗi nước.
- Quyền quản lý điều hành đối tượng đầu tư tuỳ thuộc vào mức độ góp vốn.
Nếu nhà đầu tư đóng góp 100% vào vốn pháp định thì đối tượng đầu tư hoàn toàn
do chủ thể đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý.
- Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, và
được phân chia theo theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của mỗi bên.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng
doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động,
mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường gắn liền với các hoạt động chuyển giao

công nghệ.
- FDI thường gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế : Chính sách về đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và
quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chịu sự chi phối của chính phủ nhưng ít bị
lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên.
1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài


6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện chủ yếu dưới các hình thức sau :
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC):
Đây là một loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết để tiến
hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trên cơ sở
quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết
quả kinh doanh cho các bên tham gia.
Đặc điểm cơ bản của hình thức đầu tư này không cần phải thành lập một pháp
nhân mới. Việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh được tiến hành bởi đại diện có
thẩm quyền của hai bên. Hai bên tự thoả thuận với nhau về nội dung, thời hạn có
hiệu lực của hợp đồng và phải qua xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền của nước
nhận đầu.
Mặc dù khá đa dạng và không đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, song thời gian
hợp đồng thường ngắn nên các nhà đầu tư nước ngoài thường không ưa thích loại
hình đầu tư này.
- Doanh nghiệp liên doanh :
Đây là hình thức đầu tư mà vốn do hai bên cùng góp theo một tỷ lệ nhất định
để thành lập một doanh nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban điều hành chung,
cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Doanh nghiệp
liên doanh chủ yếu là dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp

nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư. Cả hai bên đều phải có trách nhiệm với
nhau, và doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình trong vốn
pháp định. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài (hoặc các bên nước ngoài) do các bên
liên doanh tự thoả thuận với nhau.
Loại hình doanh nghiệp liên doanh này hiện nay rất được các nước nhận đầu
tư ưa thích. Vì đây chính là cơ hội để những nước này có điều kiện để học tập kinh
nghiệm quản lý, nâng cao trình độ cho người lao động, cải tiến công nghệ, qua đó
có thể tạo được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, điều khó khăn khi áp
dụng hình thức đầu tư này đó là nước nhận đầu tư phải có khả năng góp vốn, có đủ
điều kiện tham gia quản lý doanh nghiệp với người nước ngoài thì mới mong đạt
được hiệu quả như mong muốn.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài :


7

Đây là loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (có thể
là một tư nhân hay một tổ chức nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại
nước nhận đầu tư, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp này được thành lập chủ yếu dưới hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước
nhận đầu tư.
Lúc đầu, các nhà đầu tư nước ngoài không ưa thích hình thức đầu tư này. Do
như thế họ sẽ phải chịu rủi ro rất lớn. Còn nước nhận đầu tư cũng không thích, do
họ không được chia sẻ lợi nhuận, không học tập được kinh nghiệm quản lý và
không quản lý được hoạt động của doanh nghiệp. Song trong thời gian gần đây,
hình thức đầu tư này ngày càng được các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích hơn, vì họ
có được quyền chủ động trong việc quản lý doanh nghiệp và được hưởng toàn bộ
lợi nhuận do kết quả đầu tư tạo ra (do họ chỉ phải làm nghĩa vụ tài chính đối với
nước nhận đầu tư). Những dự án đầu tư đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu,

độ rủi ro cao và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong quản lý và giám sát thực hiện (như
các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dự án khai thác dầu khí, …)
thường do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn 100%.
Ngoài các hình thức cơ bản trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn được thực
hiện dưới các hình khác, như :
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (B.O.T) :
Là hình thức được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư.
Với hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng công
trình, kinh doanh và có lợi nhuận trong một thời hạn nhất định. Sau khi kết thúc dự
án, nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho nước chủ nhà toàn bộ công trình mà không thu
một khoản tiền nào.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (B.T.O) :
Là hình thức được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong công
trình, nhà đầu tư sẽ tiến hành chuyển giao cho nước nhận đầu tư toàn bộ công trình.
Chính phủ nước nhận đầu tư sẽ giao quyền kinh doanh công trình này cho nhà đầu


8

tư trong một thời gian nhất định để họ thu hồi được vốn đầu tư và có được lợi nhuận
hợp lý.
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (B.T) :
Là hình thức đầu tư được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Đối với loại hình
này, nhà đầu tư sẽ chuyển giao toàn bộ công trình cho nước nhận đầu tư sau khi xây
dựng xong. Nước nhận đầu tư sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
các dự án khác để thu hồi đủ vốn đầu tư và có được lợi nhuận hợp lý, hoặc thanh
toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận của hợp đồng BT.
Các hình thức đầu tư này chủ yếu là được áp dụng đối với các công trình xây

dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Vốn để thực hiện các hợp đồng này thường là 100% vốn nước ngoài cộng với
vốn của của Chính phủ, hoặc các cá nhân, tổ chức nước nhận đầu tư. Vì thế đây
cũng có thể coi là những trường hợp đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước
ngoài.
1.1.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát kinh tế - xã hội
của các nước đang phát triển.

- Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở những nước đang phát triển, tạo tốc độ
tăng trưởng và phát triển nhanh.
Theo mô hình Harrod - Domar, nếu gọi k là hệ số gia tăng vốn sản lượng (hệ
số ICOR) thì k được xác định như sau :

k=

ΔK
ΔY

Trong đó :
∆K : Mức gia tăng vốn sản xuất
∆Y : Mức gia tăng sản lượng đầu ra
Từ đó suy ra :

ΔY =

1
× ΔK
k



9

Nếu hệ số ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu
tư. Ở phần lớn các nước đang phát triển, hệ số ICOR thường thấp, khoảng từ 2 đến
3, do thiếu vốn, thừa lao động. Chính điều này đã gây ảnh hưởng không ít đến quá
trình phát triển kinh tế của đất nước. Vì thế đối với các nước đang phát triển, vốn
đầu tư được coi là vấn đề cơ bản để đảm bảo tốc độ tăng trưởng. Thực tế cho thấy, ở
nhiều nước, đầu tư đóng vai trò như là một “cái hích ban đầu”, tạo đà cho sự cất
cánh của nền kinh tế các nước (các nước Đông Nam Á, các nước NICs, …). Như
vậy có thể thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của vốn đầu tư đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia. Song một vấn đề đặt ra đối với những nước đang phát triển (trong
đó có Việt Nam) là ở những nước này, tỷ lệ tích luỹ nội bộ thường thấp, mà nhu cầu
về vốn đầu tư phát triển thường lớn. Đây là trở ngại lớn nhất đối với các nước đang
phát triên. Do đó để giải quyết được bài toán thiếu vốn cho quá trình phát triển, việc
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là hết sức cần thiết. Trong thực tế đã cho
thấy, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đã có
đóng góp rất tích cực vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước,
góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

- FDI làm tăng thêm tích lũy và bù đắp sự thiếu hụt về ngoại tệ
Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào vòng luẩn quẩn, đó là: thu nhập
thấp  tích lũy thấp  đầu tư thấp  thu nhập thấp. Có lẽ đây chính là khó khăn
lớn nhất mà các nước đặc biệt là các nước đang phát triển phải vượt qua để hội nhập
vào nền kinh tế thế giới. Muốn đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhất định thì cần
phải có một tỷ lệ tích lũy nhất định. Vốn là cơ sở để tạo công ăn việc làm trong
nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật…từ đó tạo tiền đề để tăng thu nhập, tăng tích lũy
cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông
chờ vào tích lũy nội bộ, thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển
chung của thế giới. Vốn nước ngoài là một cú hích để góp phần đột phá cái vòng

luẩn quẩn đó. FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà
không gây gánh nợ cho nước đầu tư, nước đầu tư chỉ nhận được phần lợi nhuận
thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả. Một nước muốn có được
một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhất định cần phải hạ tỷ lệ tư bản đầu ra. Biện pháp
này chỉ có thể thực hiện được khi trình độ kĩ thuật và quản lý được nâng cao. Điều


10

này FDI có thể đáp ứng được. Bên cạnh tỷ lệ tích lũy thấp, các nước đang phát triển
còn thiếu nhiều ngoại tệ không thể thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu đầu tư thiết bị, FDI
cũng lấp được lỗ hổng này.
Ngoài ra, FDI còn góp phần làm cho nước nhận đầu tư tăng khả năng cạnh
tranh và mở rộng xuất khẩu; thu được một phần lợi nhuận từ các công ty nước
ngoài; và thu được ngoại tệ qua hoạt động dịch vụ phục vụ cho FDI.
- FDI giúp các nước tiếp nhận được công nghệ và kỹ thuật hiện đại, trình
độ chuyên môn và quản lý tiên tiến
Đây có thể coi là một lợi ích quan trọng do FDI mang lại. Đó là công nghệ kĩ
thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật trong nước,
góp phần tăng năng suất, thay đổi cấu thành của sản phẩm và xuất khẩu, thúc đẩy
phát triển các ngành, nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công
nghệ cao. Vì thế FDI có tác dụng lớn đối với quá trình hiện đại hóa sản xuất,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.
Ngoài ra, FDI còn là yếu tố quan trọng để tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu
cầu CNH. Ngoài việc chuyển giao công nghệ, nhà ĐTNN còn xây dựng các cơ sở
nghiên cứu và phát triển (R & D), đào tạo kĩ thuật cho đội ngũ lao động nước chủ
nhà để phục vụ cho các dự án đầu tư của họ. Nhờ đó góp phần nâng cao năng suất
lao động trong quá trình CNH - HĐH.
Thực tiễn cho thấy hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình độ
kỹ thuật công nghệ của mình. Chẳng hạn như, đầu những năm 60, Hàn Quốc còn có

nhiều hạn chế trong việc lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ tiếp nhận công nghệ của Mỹ,
Nhật và một số nước khác mà năm 1993 họ đã trở thành nước sản xuất ô tô lớn thứ
7 trên thế giới.
- Giúp nước nhận đầu tư tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư
của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm
ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính


11

vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận
lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tạo thêm nhiều việc làm
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt
được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn
nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải
thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình
thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới
mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp.
Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ
có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội
làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Giúp nước nhận đầu tư tiếp cận với thị trường thế giới
Các nước tuy có khả năng sản xuất với mức chi phí có thể cạnh tranh được
nhưng vẫn rất khó khăn trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài. Thông qua
FDI, các nước này có thể tiếp cận với thị trường thế giới vì hầu hết các hoạt động
FDI đều do các TNCs thực hiện. Các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với
khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sỏ uy tín của họ về chất
lượng, kiểu dáng sản phẩm, thời hạn…đã có từ lâu.

Qua những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng việc tiếp nhận FDI là lợi thế
hiển nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước, đặc biệt là các nước đi sau. Tuy nhiên,
cũng cần nhấn mạnh rằng, vốn nước ngoài dù quan trọng đến đâu cũng không thể
đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của một quốc gia. Mặt khác, FDI cũng có
những mặt trái của nó như sự phụ thuộc của nền kinh tế các nước vào vốn kỹ thuật
và thị trường tiêu thụ của các nhà ĐTNN, sự chuyển giao những kỹ thuật công nghệ
cũ lạc hậu sang các nước nhận đầu tư đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên, con người bị bóc lột quá mức…Song những
ảnh hưởng tiêu cực này chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh
cụ thể của từng nước. Các nước cần phải có những chính sách thích hợp, những
biện pháp kiểm soát hữu hiệu, những chiến lược phát triển đúng đắn, những bước đi


12

phù hợp với đặc điểm riêng của mình để phát huy những mặt tích cực, những lợi ích to
lớn của FDI, đồng thời đẩy lùi, hạn chế những mặt trái, tiêu cực của dòng vốn này.
1.2. Tổng quan về ngành nông nghiệp Việt Nam
1.2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010
Thực hiện kế hoạch 5 năm,trong giai đoạn 2006 - 2010, ngành nông nghiệp
Việt Nam phát triển tương đối toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mở
ra nhiều triển vọng phát triển ngành trong thời gian tới.
- Ngành trồng trọt:
Ba năm (từ 2006 – 2008), dù ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, tốc độ tăng
giá trị sản xuất ngành trồng trọt vẫn đạt mức cao, bình quân 4,29%/năm, cao hơn
chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 2,7%. Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính, hơn nữa năm 2008 là năm được mùa lớn nên tốc độ tăng giá trị sản xuất
trồng trọt có giảm xuống nhưng có thể khẳng định bình quân 5 năm vẫn sẽ vượt chỉ
tiêu 2,7% đặt ra.



13

Bảng 1.1 : Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển ngành trồng trọt
Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Chỉ tiêu

Thực hiện

KH năm
Tốc độ tăng GTSX trồng trọt
Tỷ trọng GTSX trồng trọt/ tổng

2010

2006

2007

2008

2009

2010

%


2,7

3,44

3,37

6,07

0,8

4,0

%

72

75,04

75,17

72,61

71

70

78,00

77,72


75,61

75

3,49

3,12

6,21

5,0

GTSX nông nghiệp
Tỷ lệ giá trị gia tăng trồng trọt/

%

GTSX trồng trọt
Biến động giá trị sản phẩm trồng

%

trọt trên một ha đất trồng trọt

Nguồn : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi triển khai kế hoạch 2006 - 2010 trong hoàn cảnh vô cùng
khó khăn: Trong khi dịch cúm gia cầm vẫn chưa được khống chế hoàn toàn thì năm
2007 dịch lợn tai xanh và LMLM lại bùng phát trên diện rộng; Năm 2008 trận rét
lịch sử kéo dài 39 ngày làm chết trên 200 ngàn trâu bò. Với ảnh hưởng của dịch

bệnh và thời tiết như vậy, kèm giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã làm ảnh hưởng
đến tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi.
Xét về chỉ tiêu tăng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân 6,4%/năm có thể đạt
được nếu tốc độ tăng trưởng chăn nuôi năm 2009 và 2010 đạt trên 7,3%. Trong cơ
cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi đã tăng từ 24,5% năm 2006 lên 27%
năm 2008
Tuy nhiên, nếu xét về chỉ tiêu đầu con và sản phẩm chăn nuôi, (trừ chỉ tiêu số
lượng bò có khả năng đạt mục tiêu đề ra là 6,7 triệu con, sản lượng thịt hơi có khả
năng đạt 3,6 triệu tấn) các chỉ tiêu về số đầu con gia súc khác, gia cầm, cũng như
sản phẩm chăn nuôi khác khó có khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch đặt ra.

Bảng 1.2 : Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển ngành chăn nuôi


14

Đơn vị

Chỉ tiêu
KH năm
2010

Tốc độ tăng giá trị sản
xuất chăn nuôi

%

6,4

6,9


4,6

6,0

8,0

8,0

Tỷ trọng GTSX chăn
nuôi trên GTSX nông
nghiệp

%

26

24,5

24,4

27,0

29

30

Tỷ lệ giá trị gia tăng
chăn nuôi/GTSX chăn
nuôi


%

-

54,10

51,35

56,08

57

58

Tỷ trọng GTSX nhóm
gia súc trong GTSX
chăn nuôi

%

-

72,26

71,65

70,39

69


68

Tỷ trọng GTSX nhóm
gia cầm trong GTSX
chăn nuôi

%

-

12,97

12,95

14,20

14,5

15

Tỷ trọng GTSP chăn
nuôi không qua giết mổ

%

-

12,80


13,45

13,54

14

14

Chỉ số đánh giá

Thực hiện
2006

2007

2008

2009

2010

1. Một số chỉ số kết quả

2. Một số chỉ số đầu ra
a. Số đầu con GS,GC
- Trâu

Ngàn con

3.100


2.921,1

2.996,4

2.897,7

2.950

3.000

- Bò

Ngàn con

6.700

6.510,8

6.724,7

6.337,7

6.836

7.178

- Lợn

Ngàn con


40.200

26.855

26.561

26.702

28.000

29.120

- Gia cầm

Triệu con

390

214,6

226,0

247,3

272

294

- Thịt hơi các loại


Ngàn tấn

(3.600)

3.073

3.295

3.487

3.801

4.109

- Trứng

Triệu quả

8.000

3.970

4.466

4.938

5.562

6.230


- Sữa

Ngàn tấn

-

216

234

262

301

350

b. Sản phẩm chăn nuôi

Nguồn : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Ngành thuỷ sản


15

Tốc độ tăng GTSX thuỷ sản dù chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ là
10,5%/năm nhưng cũng đạt mức khá cao trong 3 năm 2006-2008 (Bình quân
8,96%/năm).
Tỷ trọng GTSX thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản thay

đổi không rõ nét trong 3 năm qua, tuy nhiên nếu đánh giá với chuỗi thời gian dài
hơn thì tỷ trọng GTSX thuỷ sản đã tăng từ 16,74% năm 2000 lên 23,49% năm 2008.
Các chỉ tiêu về tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng khai thác, nuôi trồng, đều
đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2010. Riêng kim ngạch xuất khẩu, năm
2008 đã đạt 4,51 tỷ USD đạt 90,2% chỉ tiêu kế hoạch. Tuy vậy, do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản giảm sút nên khả năng
năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ chỉ đạt khoảng 4 tỷ USD. Đây là mặt
hàng còn nhiều tiềm năng, nếu thị trường được khơi thông, việc thực hiện chỉ tiêu
xuất khẩu 5 tỷ USD thuỷ sản không phải là mục tiêu quá cao.

Bảng 1.3 : Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển ngành thuỷ sản


16

Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Chỉ tiêu
KH năm
2010

Thực hiện
2006

2007

2008


2009

2010

1. Một số chỉ số kết quả
Tốc độ tăng giá trị sản xuất

%

(10,5)

8,54

11,65

6,70

3

7

%

(28,0)

26,31

26,44

23,49


24

26

%

66,18

67,14

66,56

67

68

%

33,82

32,86

33,44

33

32

%


52

52

51

52

52

%

10,32

12,67

5,42

5

6

1..200

976,5

1.018,8

1.052,6


1.110

1.110

ngành thuỷ sản
Tỷ trọng GTSX thuỷ
sản/Tổng GTSX NLTS
Tỷ trọng GTSX thuỷ sản nuôi
trồng/Tổng GTSX thuỷ sản
Tỷ trọng GTSX thuỷ sản khai
thác/Tổng GTSX thuỷ sản
Tỷ lệ giá trị gia tăng thuỷ sản
so với GTSX thuỷ sản
Tốc độ tăng giá trị SX thuỷ
sản/ha đất NTTS
2. Một số chỉ số đầu ra
2.1. Tổng diện tích NTTS
2.2. Tổng sản lượng TS

Ngàn tấn

(4.000)

3.720,5

4.197,8

4.602,0


4.710

4.800

- Sản lượng khai thác

Ngàn tấn

2.000

2.026,6

2.074,5

2.136,4

2.310

2.200

- Sản lượng nuôi trồng

Ngàn tấn

2.000

1.693,

2.123,3


2.465,6

2.400

2.600

3.763

4.510

4.000

5.000

9
2.3. Kim ngạch XKTS

Triệu USD

(5.000)

3.358

Nguồn : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Ngành lâm nghiệp:
Tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt mức bình quân 2,3%/năm trong 3
năm qua, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra của Chính phủ. Các chỉ tiêu về trồng rừng sản
xuất, khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh cũng đều đạt chỉ tiêu đề ra. Độ che



17

phủ rừng tăng từ 37,7% năm 2006 lên gần 40% năm 2010. Sản lượng khai thác gỗ
từ 2,7 triệu m3 năm 2005 lên 4,3 triệu m3 năm 2008, tăng 59%, trong đó khai thác
gỗ rừng trồng chiếm 92-93%.
Một thành tích đáng ghi nhận khác là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu lâm sản
rất cao, đạt mức bình quân gần 20%/năm trong 3 năm qua.
Lâm nghiệp đã có chuyển biến theo hướng từ hoạt động khai thác là chính
sang bảo vệ rừng tự nhiên, tăng cường giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện chủ
trương rừng có chủ nên rừng tự nhiên được khôi phục nhanh. Hoạt động lâm nghiệp
đã thực sự chuyển từ chủ yếu dựa vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hội
với nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển
chọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom đựợc đưa nhanh
vào sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, rừng kinh tế
được trồng mới 60% bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng
trồng từ dưới 50% lên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đã đạt 15- 20m3/ha/năm.
Việc phát triển lâm nghiệp đã gắn bó hơn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập
và đời sống cho nông dân, XĐGN ở các vùng miền núi.

Bảng 1.4 : Kết quả thực hiện một số chỉ số phát triển ngành lâm nghiệp
Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Chỉ tiêu
KH năm
2010


Thực hiện
2006

2007

2008

2009

2010


18

1. Một số chỉ số kết quả
Tốc độ tăng giá trị sản xuất
ngành lâm nghiệp

%

(2,3)

1,5

3,0

2,3

1,2


1,5

Tỷ lệ che phủ rừng

%

(42 - 43)

38,0

38,2

38,7

39,4

40

Tỷ trọng GTSX khai thác
trong tổng GTSX lâm nghiệp

%

79,9

80,8

81,0

80


Tỷ trọng GTSX lâm sinh
trong tổng GTSX lâm nghiệp

%

14,4

13,5

14,0

15

2. Một số chỉ số đầu ra
Trồng rừng tập trung đến
2010

1.000 ha

(1.000)

176

205

240

255


227

Tr. đó:Rừng sản xuất

1.000 ha

(750)

115

166

199

200

167

Rừng PH, đặc dụng

1.000 ha

(250)

61

39

41


55

60

Chăm sóc rừng

1.000 ha

243

260

290

150

165

Khoanh nuôi tự nhiên

1.000 ha

(803)

819

799

636


622

506

Khoán bảo vệ rừng

1.000 ha

(1.500)

2.953

2.577

2.301

2.039

1.500

Trồng cây phân tán

Triệu cây

197

185

185


200

200

Khai thác gỗ

1.000 m3

3.210

3.730

4.300

4.400

4.950

Giá trị lâm sản xuất khẩu

Triệu USD

2.174

2.641

3.071

2.700


3.000

Tr. đó sản phẩm gỗ

Triệu USD

2.100

2.400

2.800

2.500

2.800

(5.000)

Nguồn : Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Kinh tế nông thôn trong các năm qua tiếp tục chuyển dịch theo hướng đa dạng
hoá các ngành nghề, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất
thuần nông. Quan hệ sản xuất cũng có sự chuyển biến tích cực. Kinh tế trang trại
được hình thành và phát triển với quy mô đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng
vùng. Nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển, cùng với việc ra đời của các
khu công nghiệp đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong nhân dân, tạo việc làm,
góp phần vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.


19


Trình độ tổ chức sản xuất nông nghiệp được tăng lên rất nhiều, việc áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới đã góp phần nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm. Đến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 60% diện
tích mía, 80% diện tích ngô, cây ăn quả, bông, … được dùng giống mới.
Năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của khu vực nông,
lâm, ngư nghiệp từng bước được tăng cường. Cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư
nhiều hơn, và được nâng cấp, mở rộng. Hệ thống các công trình kỹ thuật được đưa
vào sử dụng ngày càng nhiều.
Nền sản xuất từng bước được hội nhập với khu vực và thế giới, vị thế của nền
nông nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Một số nông
sản của Việt Nam chiếm được một thị phần hết sức quan trọng trên thị trường quốc
tế (gạo, cà phê, điều, hạt tiêu …) . Sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam ngày càng
có mặt nhiều trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển nông nghiệp ở
nước ta vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế :
Các phương thức sản xuất tiên tiến chậm được áp dụng trên diện rộng, năng
suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm còn thấp, phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên.
Công tác quy hoạch lâm nghiệp tiến hành rất chậm, số vụ vi phạm pháp luật
về phá rừng trái phép tăng đột biến.
Công nghiệp chế biến phát triển theo hướng tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể.
1.2.2. Vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế Việt Nam
Đối với hầu hết các nước đang phát triển, nông nghiệp giữ một vai trò hết sức
quan trọng. Khắc phục tình trạng lạc hậu trong nông nghiệp chính là yếu tố cơ bản
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định. Vai trò của nông nghiệp đối với
sự phát triển kinh tế quốc dân được thể hiện ở các mặt sau :
- Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội
Hiện nay dân số nước ta vào khoảng 87 triệu người, trong đó có gần 61 triệu
người (gần 70%) sống ở nông thôn, và chủ yếu là làm nghề nông. Trong những năm
qua, nông nghiệp luôn là ngành đóng vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm trong



×