Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học môn tâm lý trẻ em ở trường cao đẳng sư phạm kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHAN THỊ HẰNG

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔN TÂM LÝ TRẺ EM
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KIÊN GIANG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 4 4 2 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHAN THỊ HẰNG

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH
CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔN TÂM LÝ TRẺ EM Ở TRƯỜNG
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KIÊN GIANG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Hướng dẫn khoa học


TS. VÕ VĂN NAM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHAN THỊ HẰNG

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH
CỰC HÓA NGƯỜI HỌC MÔN TÂM LÝ TRẺ EM Ở TRƯỜNG
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KIÊN GIANG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Hướng dẫn khoa học
TS. VÕ VĂN NAM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: Phan Thị Hằng.

Giới tính: Nữ.


Ngày, tháng, năm sinh: 02.06.1986.

Nơi sinh: Thừa Thiên Huế

Nguyên quán: Phú Vang – TT Huế.

Dân tộc: Kinh.

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang - 449
Nguyễn Chí Thanh - phường Rạch Sỏi – thành phố Rạch Giá – Kiên Giang.
2. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy.

Thời gian đào tạo:2004 đến 2008

Nơi học (trường, thành phố): Đại học Sư Phạm Huế.
Ngành học: Sư phạm Mẫu Giáo
Tên đồ án tốt nghiệp: Rèn luyện kỹ năng phát âm cho trẻ 3-4 tuổi
Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hà Bắc
2.2. Sau đại học
Hệ đào tạo: Cao học chính quy

Thời gian:10/2012 đến 10/2014

Nơi học (trường, thành phố): Đại Học Sư Phạm KỸ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Giáo dục học
Tên luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học môn Tâm lý trẻ em theo hường tích
cực hóa vai trò người học ở trường CĐSP Kiên Giang

Trình độ ngoại ngữ: tiếng anh B1.
2.3. Quá trình công tác chuyên môn kể từ khi tốt nghiệp ĐH
Thời gian
Tháng 09/2008 đến nay

Nơi công tác
Trường CĐSP Kiên Giang

Công việc đảm nhận
Giảng viên

TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2014


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2014
Người nghiên cứu

Phan Thị Hằng
Lớp Giáo dục học 12B,2012 – 2014


iii

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn!
- Tiến sĩ Võ Văn Nam người đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện luận văn, nhờ đó mà bản thân em có thêm kiến thức, niềm tin để hoàn
thành luận văn này.
- Quý thầy cô giảng dạy lớp Cao học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.HCM đã truyền đạt những kiến thức quí báu, hướng dẫn và định hướng để cho
em thực hiện tốt luận văn.
- Ban lãnh đạo, quí thầy cô Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang đã tạo điều
kiện và giúp đỡ cho em thực hiện hoàn thành luận văn.
- Không quên gởi lời cám ơn đến các em học sinh, những tham gia đóng góp
của các em là nguồn động lực lớn giúp tôi hoàn thành tốt các nhiệm vụ của đề tài.
- Và cuối cùng là gia đình của tôi đã tạo niềm tin, chia sẻ và là nguồn động
viên để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Phan Thị Hằng


iv

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia vì đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho sự phát triển, hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đang tập
trung đầu tư phát triển con người để tạo ra được nguồn nhân lực phục vụ cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều đó thì giáo dục phải
tạo ra được những con người năng động, nhiệt huyết, tích cực, chủ động và sáng
tạo. Việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và sáng tạo sẽ giúp người học
phát huy hết khả năng vốn có của họ, họ tham gia tích cực vào quá trình học tập và
từ đó hình thành tố chất của một người công nhân năng động cho thời đại mới.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Vận dụng PPDH môn TLTE theo hướng
tích cực hóa vai trò người học ở trường CĐSP KG”.
Luận văn gồm có 3 phần gồm:

Phần mở đầu: Nêu lý do, mục tiêu, nhiêm vụ, đối tượng nghiên cứu, giả thuyết
nghiên cứu, giới hạn của đề tài, phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích
cực hóa vai trò người học môn Tâm lý trẻ em.
Chương 2: Thực trạng dạy học môn Tâm lý trẻ em ở trường Cao đẳng Sư phạm
Kiên Giang.
Chương 3: Vận dụng phương pháp dạy học môn TLTE theo hướng tích cực hóa
vai trò người học ở trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang.
Phần kết luận – kiến nghị: Người nghiên cứu trình bày những kết quả đạt được,
đáng giá được thực trạng dạy học môn Tâm lý trẻ em và vận dụng phương pháp dạy
học hợp lý để phát huy sự tích cực của người học.


v

ABSTRACT
Education is seen as the highest national priority of each country because the
investment for education is the investment for national development. Currently, all
nations in the world are focusing on investing on human development in order to
provide high qualified human resources which serve for national industrialization
and modernization. To develop human resources, education has to train people to be
dynamic, enthusiastic, positive, proactive and creative ones.

Appropriate and

creative teaching methods will help learners to enhance all their potential capacities,
motivate them to participate actively in the learning process, which helps them to be
dynamic citizens in the new era. With the above background of the problem, we
conducted the study “Applying teaching methods to promote students' learning

activeness in Children Psychology module at Kien Giang Teacher Training
College”
The dissertation consists of three parts as following:
Introduction: Outline the background of the problem, aims, tasks, objects,
hypothesis, limitations of the study and methodology.
Content:
Chapter 1: Theoretical basis of applying teaching methods to promote
students' learning activeness in Children Psychology module.
Chapter 2: Current status of teaching Children Psychology module at Kien
Giang Teacher Training College
Chapter 3: Applying teaching methods to promote students' learning
activeness in Children Psychology module at Kien Giang Teacher Training College
Conclusions-Recommendations:
Researcher presented the achieved results, assessed the current status of teaching
Children Psychology module and applied appropriately teaching methods to
promote students' learning activeness.


vi

MỤC LỤC
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học…………………………………………………………………... i
Lời cam đoan………………………………………………………………………ii
Lời cảm ơn………………………………………………………………………...iii
Tóm tắt…………………………………………………………………………….iv
Mục lục…………………………………………………………………………….vi
Danh mục các chữ viết tắt………………………………………………………….x
Danh mục các ký hiệu……………………………………………………………..xi
Danh sách các bảng……………………………………………………………….xii

Danh sách các biểu đồ…………………………………………………………….xiii
Danh sách các sơ đồ………………………………………………………………xiii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích của đề tài. ................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.......................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
3.2. Khách thể nghiên cứu ......................................................................................2
4. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
5.1. Phạm vi nghiên cứu thực trạng ........................................................................3
5.2. Phạm vi nghiên cứu thử nghiệm ......................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .....................................................................4
7.1.1. Mục đích của nghiên cứu lý luận ...........................................................................4
7.1.2. Nội dung của phương pháp nghiên cứu lý luận ....................................................4
7.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận cụ thể ..................................................................4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ..................................................................4
7.2.1. Mục đích của nghiên cứu thực tiễn .........................................................................4


vii

7.2.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn ..................................................................................5
7.2.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn cụ thể ......................................................5
7.3. Phương pháp thống kê toán học .......................................................................6
8. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY

HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA VAI TRÒ NGƯỜI HỌC MÔN TÂM
LÝ TRẺ EM ....................................................................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................7
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................................. 7
1.1.2. Ở Việt Nam............................................................................................................. 10
1.1.3. Các kết quả trong nước đã công bố .................................................................. 13
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vận dụng phương pháp dạy học……….....14
1.2.1. Vận dụng………………………………………………………………14
1.2.2. Vận dụng phương pháp dạy học………………………………………15
1.3. Cơ sở pháp lý về việc vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực
hóa người học ............................................................................................................16
1.4. Động lực của quá trình dạy học………………………………………………17
1.5. Tích cực hóa người học .................................................................................18
1.5.1. Tính tích cực .......................................................................................................... 18
1.5.2. Tích cực hóa người học ....................................................................................... 18
1.5.3. Những biểu hiện của tích cực hóa người học ................................................ 19
1.6. Dạy học tích cực ............................................................................................21
1.6.1. Lý do của việc áp dụng dạy học tích cực ....................................................... 22
1.6.2. Những dấu hiệu đặc trưng của dạy học tích cực .......................................... 22
1.6.3. Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học ............... 23
1.6.4. So sánh phương pháp dạy học tích cực hóa người học và phương pháp
dạy học thụ động ......................................................................................................................... 35
1.6.5. Kỹ thuật dạy học tích cực hóa người học ....................................................... 36
1.7. Vận dụng PPDH môn Tâm lý trẻ em theo hướng tích cực hóa người học ....38


viii

1.7.1. Đặc điểm môn tâm lý trẻ em.............................................................................. 38
1.7.2. Đặc điểm sinh viên sư phạm Mầm non .......................................................... 39

1.7.3. Tích cực học môn Tâm lý trẻ em ...................................................................... 40
1.7.4. Vận dụng PPDH môn Tâm lý trẻ em theo hướng tích cực hóa người học . 41
1.8. Một số yếu tố tác động đến việc vận dụng PPDH theo hướng tích cực hóa
người học môn TLTE ở trường CĐSP KG………………………………………...41
1.9. Kết luận chương 1 .............................................................................................................42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TÂM LÝ TRẺ EM Ở
TRƯỜNG CĐSP KIÊN GIANG ..........................................................................43
2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang ...................................43
2.1.1. Lịch sử hình thành ................................................................................................ 43
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................... 43
2.1.3. Ngành và quy mô đào tạo ................................................................................... 43
2.2 Chương trình môn Tâm lý học trong đào tạo GV tại trường CĐSP Kiên
Giang .........................................................................................................................45
2.2.1. Vị trí môn học ........................................................................................................ 45
2.2.2. Mục tiêu chung của môn học ............................................................................. 45
2.2.3. Chương trình môn TLTE .................................................................................... 46
2.3 Thực trạng dạy học môn Tâm lý trẻ em ở trường CĐSP Kiên Giang ............47
2.3.1. Thực trạng sinh viên…………………………………………………...47
2.3.2. Thực trạng giáo viên…………………………………………………...68
2.3.3. Thực trạng cán bộ quản lý……………………………………………..74
2.4. Kết luận chương 2………………………………………………………….79
CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TÂM LÝ TRẺ
EM THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA VAI TRÒ NGƯỜI HỌC TẠI
TRƯỜNG CĐSP KIÊN GIANG

................................................ 80

3.1. Phân tích chương trình môn TLTE tại trường CĐSP Kiên Giang ................80
3.2. Vận dụng PP dạy học môn TLTE theo hướng tích cực hóa người học tại
trường CĐSP Kiên Giang.........................................................................................82

3.3. Kiểm nghiệm đánh giá………………………………………………………….84


ix

3.3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………………84
3.3.2. Nội dung, thời gian và địa điểm thực nghiệm: ………………………..85
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm………………………………………………...87
3.3.3. Khách thể và địa bàn thực nghiệm ……………………………………87
3.3.4. Các phương pháp dạy học được thực nghiệm…………………………88
3.3.5. Các bước tiến hành thực nghiệm………………………………………88
3.3.6. Điều kiện thực nghiệm………………………………………………...89
3.3.7. Xử lý số liệu điều tra thực nghiệm…………………………………….89
3.3.8. So sánh tính tích cực học tập môn tâm lý trẻ em của sinh viên hai nhóm
trước thực nghiệm………………………………………………………………….89
3.4. Kết quả thực nghiệm một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt
động học tập môn TLTE của SV CĐSP MN tại trường CĐSP Kiên Giang. ……...89
3.4.1. Về phía giáo viên………………………………………………………89
3.4.2. Về phía sinh viên………………………………………………………91
3.5. Kết quả định lượng…………………………………………………………98
3.6. Kết luận chương 3…………………………………………………………..99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ............................................................................................................... 100
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 101
2.1. Với Bộ giáo dục và đào tạo .........................................................................101
2.2. Với trường CĐSP KG ..................................................................................101
2.3. Với cán bộ quản lý .......................................................................................101
2.3. Với giáo viên................................................................................................101
2.4. Với sinh viên ................................................................................................102
2.5. Hướng phát triển đề tài ................................................................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐTD: Bản đồ tư duy
CĐMN: Cao đẳng Mầm non
CĐSP: Cao đẳng Sư phạm
CĐSP KG: Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang
CBQL: Cán bộ quản lý
DH: Dạy học
DHTC: Dạy học tích cực
ĐHSP: Đại học sư phạm
ĐC: Đối chứng
ĐTB: Điểm trung bình
ĐLC: Độ lệch chuẩn
GV: Giáo viên.
GVMN: Giáo viên Mầm non
GD: Giáo dục
HS: Học sinh.
KT: Kỹ thuật
KTDH: Kỹ thuật dạy học
MN: Mầm non
MG: Mẫu giáo
NXB: Nhà xuất bản
PP: Phương pháp
PPDH: Phương pháp dạy học.
PPĐV: Phương pháp đóng vai

PTDH: Phương tiện dạy học
PP TDSS: Phương pháp tư duy song song
PPTH: Phương pháp dạy học tình huống
QTDH: Quá trình dạy học
SV: Sinh viên
SVMN: Sinh viên Mầm non
TCMN: Trung cấp Mầm non
TCN: Trước công nguyên
TDSS: Tư duy song song
TD: Tư duy
THPT: Trung học phổ thông
THCS: Trung học cơ sở
TH: Tình huống
TLTE: Tâm lý trẻ em
TN: Thực nghiệm
TS: Tần số
TSC: Tần số chung
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


xi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
df
Sig.
t

Độ tự do
Mức ý nghĩa
t-test



xii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1……………………………………………………………………………35
Bảng 2.1……………………………………………………………………………44
Bảng 2.2……………………………………………………………………………49
Bảng 2.3……………………………………………………………………………50
Bảng 2.4……………………………………………………………………………56
Bảng 2.5……………………………………………………………………………57
Bảng 2.6……………………………………………………………………………63
Bảng 2.7……………………………………………………………………………65
Bảng 2.8……………………………………………………………………………69
Bảng 3.1……………………………………………………………………………83
Bảng 3.2……………………………………………………………………………86
Bảng 3.3……………………………………………………………………………90
Bảng 3.4……………………………………………………………………………91
Bảng 3.5……………………………………………………………………………93
Bảng 3.6……………………………………………………………………………98
Bảng 3.7……………………………………………………………………………98


xiii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1…………………………………………………………………………47
Biểu đồ 2.2…………………………………………………………………………49
Biểu đồ 2.3…………………………………………………………………………51

Biểu đồ 2.4…………………………………………………………………………51
Biểu đồ 2.5…………………………………………………………………………52
Biểu đồ 2.6…………………………………………………………………………55
Biểu đồ 2.7…………………………………………………………………………58
Biều đồ 2.8…………………………………………………………………………61
Biểu đồ 2.9…………………………………………………………………………63
Biểu đồ 3.1…………………………………………………………………………93
Biểu đồ 3.2…………………………………………………………………………93
Biểu đồ 3.3…………………………………………………………………………97
Biểu đồ 3.4…………………………………………………………………………97
Biểu đồ 3.5…………………………………………………………………………98

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1..…………………………………………………………………………21
Sơ đồ 1.2……..…………………………………………………………………….25
Sơ đồ 1.3…………………………………………………………………………...27
Sơ đồ 1.4…………………………………………………………………………...31
Sơ đồ 1.5…………………………………………………………………………...34
Sơ đồ 1.6…………………………………………………………………………...38
Sơ đồ 3.1…………………………………………………………………………...82
Sơ đồ 3.2…………………………………………………………………………...86


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học và công nghệ, tất cả các quốc gia
trên thế giới đang tập trung đầu tư phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực
để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, giáo dục

được xem là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, để tạo ra được nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện nay thì buộc Đảng và nhà nước ta
phải đổi mới và cải cách giáo dục đào tạo. Trong đó, đổi mới cách thức, phương
pháp dạy học và tổ chức quá trình dạy học được xem là một khâu then chốt mang
tính cách mạng sâu sắc. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp và sáng tạo của GV sẽ
giúp người học tham gia tích cực vào quá trình học tập nhằm phát huy hết tiềm năng
vốn có của họ, góp phần quan trọng để tạo ra hiệu quả của quá trình dạy học.
Mục tiêu chiến lược giáo dục 2009- 2020, Đảng và nhà nước ta đã xác định:
“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất
lượng giáo dục phải được nâng cao một cách toàn diện bao gồm: Giáo dục đạo đức,
kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học,
đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo
công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời của mỗi người dân, từng
bước hình thành xã hội học tập”.
Để thực hiện tốt các vấn đề trên, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ của gia đình,
nhà trường và xã hội. Trong đó, nhà trường chịu trách nhiệm chính trong việc đào
tạo thế hệ trẻ phát triển đầy đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho sự phát triển của
nước nhà. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục bậc cao đẳng và đại học là bậc
học trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội. Vì thế, vấn đề tích cực
hóa người học cần phải được chú trọng nhiều hơn và nó là mục tiêu cần hướng đến
của một nền giáo dục hiện đại.
HVTH: Phan Thị Hằng


2

Trường CĐSP KG đã thực hiện đổi mới PPDH ở các khoa và các tổ bộ môn. Tuy

nhiên, việc đổi mới PPDH vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Nhà trường đang đào tạo
đội ngủ GV phục vụ cho sự nghiệp trồng người, hơn ai hết người GV phải là người
năng động tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo vì họ mang trên mình trọng trách
to lớn của dân tộc là giáo dục thế hệ trẻ. TLTE là một trong những môn học cơ bản
để đào tạo GVMN, là môn học nhằm giúp người GV hiểu đặc điểm tâm lý trẻ qua
từng độ tuổi để có biện pháp chăm sóc, giáo dục và rèn luyện trẻ em, họ là người
đặt nền móng, đặt những viên gạch hồng đầu tiên để xây dựng nên một tòa nhà kiên
cố vững chắc, họ mang trong mình xứ mệnh to lớn của dân tộc là người hình thành
nhân cách cho một thế hệ con người của tương lai. Vậy, làm sao để họ tích cực sáng
tạo? đó là điều không ít giáo viên trong trường CĐSP KG đang băn khoăn, trăn trở.
Chính vì vậy, tích cực hóa người học là vấn đề mà người nghiên cứu muốn tiến
hành nghiên cứu với hy vọng sẽ giúp ích cho bản thân trong hoạt động nghề nghiệp
và mong muốn đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào hoạt động giáo dục.
Với những lý do trên, người nghiên cứu thực hiện đề tài “Vận dụng PPDH
theo hướng tích cực hóa người học môn TLTE ở trường CĐSP KG”.
2. Mục đích của đề tài.
Tìm hiểu việc vận dụng PPDH theo hướng tích cực hóa người học môn TLTE,
đồng thời thực nghiệm mô hình PPDH nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn TLTE
của sinh viên trường CĐSP KG.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Việc vận dụng PPDH theo hướng tích cực hóa người học môn TLTE ở
trường CĐSP Kiên Giang.
- Thực nghiệm mô hình PPDH nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn TLTE của
sinh viên trường CĐSP KG.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn TLTE
3.2.1. Khách thể điều tra thực trạng
- Khách thể điều tra thực trạng là 142 SV thuộc 4 lớp đang học năm nhất tại
khoa THMN của trường CĐSP KG. Trong đó, 70 SV thuộc 2 lớp 35 A và B
CĐMN; 72 SV thuộc 2 lớp 35 A và B TCMN.

HVTH: Phan Thị Hằng


3

- 11 GV giảng dạy TLTE, 1 tổ trưởng chuyên môn về bộ môn TLTE, 4 cán bộ
quản lý của khoa THMN và 5 cán bộ quản lý ở các phòng ban khác của trường
CĐSP KG.
3.2.2. Khách thể nghiên cứu thực nghiệm
- 70 SV CĐMN, chia làm 2 nhóm: nhóm ĐC là 35 SV và nhóm TN là 35 SV.
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Tính tích cực học tập môn TLTE của SV trường CĐSP KG chưa cao.
- Nếu vận dụng PPDH tình huống, PP đóng vai, PP tư duy song song và bản
đồ tư duy thì sẽ nâng cao tính tích cực học tập môn TLTE của SV biểu hiện qua ba
mặt: nhận thức, thái độ và hành động của SV trường CĐSP KG.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về thực trạng: người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu việc vận dụng
PPDH môn TLTE theo hướng tích cực hóa vai trò người học ở trường CĐSP KG
biểu hiện qua các mặt như: nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học; thái độ
học tập; hành động học tập.
- Về thực nghiệm: người nghiên cứu sử dụng kết hợp bốn PPDH là: PPDH tình
huống, PP TDSS, PPĐV và BĐTD vào hai bài: “Tính không đồng đều của sự phát triển”
và “Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng tuổi lên 3” nhằm tích cực hóa vai trò người
học trong QTDH.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về việc vận dụng PPDH theo
hướng tích cực hóa người học nói chung, làm cơ sở lý luận của đề tài.
Thứ hai, phân tích thực trạng vận dụng PPDH theo hướng phát huy tính tích
cực học tập môn TLTE của SV trường CĐSP KG, làm cơ sở thực tiễn để đề xuất

phương pháp thực nghiệm.
Thứ ba, thực nghiệm PPDH theo hướng tích cực hoá người học môn TLTE ở
trường CĐSP KG.

HVTH: Phan Thị Hằng


4

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.1.1. Mục đích của nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những tài liệu, bài báo...có
liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận
cơ bản liên quan đến đề tài như: Vận dụng PPDH, tích cực hóa người học, dạy học
tích cực, vận dụng PPDH môn TLTE theo hướng tích cực hóa người học.
- Từ khung lý luận xác lập cơ sở phương pháp luận định hướng quy trình,
phương pháp nghiên cứu.
7.1.2. Nội dung của phương pháp nghiên cứu lý luận
- Xác định cơ sở khoa học và các khái niệm công cụ trong nghiên cứu thực
trạng và nghiên cứu thực nghiệm.
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu trước đây từ đó
chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: việc lựa chọn các yếu tố khảo sát
trong nghiên cứu thực tiễn dựa vào kết quả tổng hợp của phần lý thuyết chung.
- Xác định cơ sở lý luận cho việc lựa chọn các công cụ nghiên cứu, các biện
pháp tác động tâm lý sư phạm.
7.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận cụ thể
Phương pháp cụ thể để nghiên cứu lý luận là:

- Phương pháp phân tích nội dung
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp hệ thống hóa
- Phương pháp khái quát hóa
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Mục đích của nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát thực trạng tích cực hóa học tập môn TLTE và vận dụng PPDH môn
TLTE theo hướng tích cực hóa vai trò người học tại trường CĐSP KG.

HVTH: Phan Thị Hằng


5

7.2.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng tích cực học tập môn TLTE của SV biểu hiện qua các mặt
như: nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học; thái độ học tập: nhu cầu hứng thú,
mức độ tập trung chú ý; hành động: thực hiện nhiệm vụ học tập, hiểu bài và vận dụng
kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn và một số yếu tố ảnh hưởng đến tính tích
cực học tập của SV.
7.2.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn cụ thể
7.2.3.1. Phương pháp quan sát
Nhằm thu thập các tài liệu cụ thể sinh động, khách quan về tích cực học tập
môn TLTE của SVMN trường CĐSP KG người nghiên cứu tiến hành như sau:
- Các GV giảng dạy môn TLTE quan sát trực tiếp quá trình dạy và học môn
TLTE 2 lớp: 35A CĐMN (lớp TN), 35B CĐMN (lớp ĐC) ở trường CĐSP KG.
- Người nghiên cứu tổng hợp và phân tích các biên bản quan sát (bảng 3.3) của
GV để so sánh các biểu hiện tích cực của SV các lớp TN và ĐC.
7.2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Nhằm phân tích thực trạng tích cực hóa học tập môn TLTE và vận dung

PPDH môn TLTE theo hướng tích cực hóa vai trò người học ở trường CĐSP KG và
một số yếu tố ảnh hưởng của thực trạng này, từ đó đề ra phương hướng khắc phục
có hiệu quả người nghiên cứu thực hiện như sau:
* Chọn mẫu: trong điều kiện và thời gian có hạn, người nghiên cứu chọn 142
SV của 4 lớp: 35A CĐMN, 35B CĐMN, 34A TCMN, 34B TCMN của khoa Tiểu
học – Mầm non tại trường CĐSP KG.
* Cách thức điều tra: tiến hành phát phiếu trực tiếp tại lớp, hướng dẫn trả lời
hợp lệ, thời gian trả lời là 50 phút.
* Các giai đoạn thực hiện
- Giai đoạn 1:
+ Lấy phiếu thăm dò trong SV và GV về tính tích cực học tập môn TLTE
+ Xử lý sơ bộ để tìm ra các lớp có tính tích cực học tập môn TLTE tương
đương nhau để làm lớp TN và lớp ĐC.

HVTH: Phan Thị Hằng


S

K

L

0

0

2

1


5

4



×