Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu về bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn tây ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

--------

TRỊNH THANH MINH

Tên đề tài:
T

NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH CẦU TRÙNG Ở ĐÀN THỎ NUÔI
TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ
SƠN TÂY – BA VÌ – HÀ NỘI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Thú y
Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khoá học

: 2009 - 2014

Thái nguyên - 2013




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

--------

TRỊNH THANH MINH

Tên đề tài:
T

NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH CẦU TRÙNG Ở ĐÀN THỎ NUÔI
TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ
SƠN TÂY - BA VÌ – HÀ NỘI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y


Khoá học

: 2009 - 2014

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Thăng
Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái nguyên - 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập, rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cũng như khi thực tập tốt nghiệp, em nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi - Thú y. Qua đây, em xin bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn đề
tài, TS. Trần Văn Thăng đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt khoá
luận này.
Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong Trung tâm
nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây – Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập.
Một lần nữa em xin được gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè
đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khoẻ cùng những điều tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2013
Sinh viên


Trịnh Thanh Minh


MỤC LỤC
Trang

Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ................................................1
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN .................................................................................1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................1
1.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................1
1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai ....................................................................1
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn ...................................................................1
1.1.1.4. Điều kiện giao thông .............................................................................2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................2
1.1.3. Tình hình phát triển của Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây ......3
1.1.3.1. Quá trình hình thành..............................................................................3
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Trung tâm ...................3
1.1.3.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu của Trung tâm.................................4
1.1.4. Đánh giá chung ........................................................................................6
1.1.4.1. Thuận lợi ...............................................................................................6
1.1.4.2. Khó khăn ...............................................................................................6
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT .6
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất ........................................................6
1.2.2. Phương pháp tiến hành .............................................................................7
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất .........................................................................8
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................8
1.2.3.2. Công tác thú y .......................................................................................9
1.2.3.3. Công tác khác ......................................................................................11
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................12
1.3.1. Kết luận ..................................................................................................12

1.3.2. Đề nghị ...................................................................................................13


Phần 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................................14
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................14
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................14
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................15
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................15
2.2.1.1.Những hiểu biết về cầu trùng và bệnh cầu trùng thỏ ...........................15
2.2.1.2. Triệu chứng và bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng .......................21
2.2.1.3. Chẩn đoán bệnh cầu trùng thỏ.............................................................23
2.2.1.4. Phòng và điều trị bệnh cầu trùng thỏ ..................................................25
2.2.2.. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................27
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................27
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................28
2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....28
2.3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..........................28
2.3.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................29
2.3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ .........................29
2.3.2.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng thỏ ở ngoại cảnh ...............29
2.3.2.3. Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh cầu trùng thỏ .........................29
2.3.2.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh cầu trùng thỏ...........................29
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................30
2.3.3.1. Phương pháp lấy mẫu, xét nghiệm và đánh giá cường độ nhiễm cầu trùng .. 30
2.3.3.2. Phương pháp xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng thỏ ..31
2.3.3.3. Nghiên cứu Oocyst cầu trùng ở ngoại cảnh ........................................32
2.3.3.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của thỏ bị bệnh cầu trùng .......32
2.3.3.5. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể .............................................32
2.3.3.6. Phương pháp theo dõi hiệu quả và độ an toàn của thuốc điều trị bệnh
cầu trùng ...........................................................................................................33



2.3.3.7. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu...................................33
2.3.3.8. Phương pháp xử lí số liệu ...................................................................34
2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................34
2.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cầu trùng thỏ ................34
2.4.1.2. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo giống thỏ nuôi tại Trung tâm nghiên cứu
Dê và Thỏ Sơn Tây ..........................................................................................34
2.4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi thỏ .........................35
2.4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tháng...................................39
2.4.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo trạng thái phân thỏ .............41
2.4.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo tình trạng vệ sinh thú y 42
2.4.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng thỏ ở ngoại cảnh ..................44
2.4.2.1. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng, nền chuồng, mẫu đất xung
quanh chuồng nuôi thỏ .....................................................................................44
2.4.3. Tỷ lệ thỏ có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh cầu trùng......45
2.4.3.1. Tỷ lệ thỏ có biểu hiện lâm sàng trong số thỏ nhiễm cầu trùng ...........45
2.4.3.2. Bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng ................................................46
2.4.3.3. Biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng cho thỏ ......................................47
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................49
2.5.1. Kết luận ..................................................................................................49
2.5.3. Đề nghị ...................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................51


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1: Điều kiện thời tiết, khí hậu ...................................................................... 2
Bảng 1.2: Cơ cấu đàn vật nuôi tại Trung tâm năm 2013........................................ 5

Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ....................................................... 12
Bảng 2.1: Phác đồ điều trị thử nghiệm bệnh cầu trùng thỏ................................ 33
Bảng 2.2: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo giống thỏ................................................... 34
Bảng 2.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ California theo lứa tuổi ......... 35
Bảng 2.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ Newzealand .......................... 37
theo lứa tuổi ............................................................................................................. 37
Bảng 2.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tháng ................................... 40
Bảng 2.6: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân ............. 41
Bảng 2.7: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thỏ................................................ 43
theo tình trạng vệ sinh thú y ................................................................................... 43
Bảng 2.8: Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nền chuồng và mẫu đất xung
quanh chuồng nuôi thỏ ........................................................................... 44
Bảng 2.9: Triệu chứng lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng ............................. 46
Bảng 2.10: Bệnh tích ở các phần của hệ tiêu hóa thỏ ........................................... 47
Bảng 2.11: Hiệu quả của một số loại thuốc........................................................... 48


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Hình dạng các Oocyst gây bệnh cầu trùng thỏ ............................... 17
Hình 2.2: Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng thỏ,......................................... 17
Hình 2.3: Chu trình sinh học phát triển của cầu trùng .................................... 19
Hình 2.4: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ California theo lứa tuổi ......... 36
Hình 2.5: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở thỏ Newzealand theo lứa tuổi ..... 38
Hình 2.6: Biểu đồ tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo các tháng... 40
Hình 2.7: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ theo trạng thái phân ..................... 42
Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở thỏ theo tình trạng vệ
sinh thú y.......................................................................................... 44



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cs
g
E
Kg TT
VSTY

: Cộng sự
: Gam
: Eimeria
: Kilogram thể trọng
: Vệ sinh thú y


1

Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ, Sơn Tây trực thuộc Viện chăn nuôi
Quốc gia, nằm cách thủ đô Hà Nội 45 km, cách thị xã Sơn Tây 8 km, thuộc
phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây - Hà Nội.
Trung tâm tiếp giáp với các địa danh sau:
- Phía Đông giáp phường Xuân Khanh - thị xã Sơn Tây - Hà Nội
- Phía Tây giáp xã Tản Lĩnh - Ba Vì - Hà Nội
- Phía Bắc giáp xã Xuân Sơn - thị xã Sơn Tây - Hà Nội
- Phía Nam giáp Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì

1.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ, Sơn Tây nằm trên vùng đồi núi Ba
Vì - Sơn Tây, điều kiện địa hình, đất đai rất giống nhiều vùng đồi núi phía bắc
nước ta.
Tổng diện tích: 64,69 ha trong đó:
- Diện tích trồng rừng (bạch đàn, keo tai tượng)
: 32 ha
- Diện tích trồng cỏ, sắn, chuối
: 16 ha
- Diện tích xây dựng
: 5 ha
- Diện tích ao hồ thả cá
: 6 ha
- Diện tích trồng cỏ thí nghiệm
: 1 ha
- Diện tích thâm canh cỏ nước, ngô
: 4,5 ha
1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn
Khí hậu ở vùng Sơn Tây - Ba Vì mang tính chất chung của khí hậu
miền Bắc là nhiệt đới gió mùa được chia thành 4 mùa rõ rệt.
- Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ thấp, ít mưa, độ
ẩm thấp nhưng lại có gió mùa Đông Bắc nên rét buốt.
- Mùa Xuân từ tháng 2 đến tháng 4 mưa nhiều hơn, nhiệt độ cao hơn,
có mưa phùn, độ ẩm rất cao.


2

- Mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 7 nắng nhiều, nhiệt độ cao đôi khi có
gió Lào khô nóng, gần cuối mùa Hạ còn có mưa bão lớn.

- Mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 10 nhiệt độ thấp dần, lượng mưa giảm.
Qua tìm hiểu chúng tôi đã thu được một số thông tin về khí hậu tại vùng Sơn
Tây – Ba Vì như sau:
Bảng 1.1: Điều kiện thời tiết, khí hậu

Chỉ tiêu

Nhiệt độ
(0C)

Ẩm độ
(%)

Cao nhất

35

91

Thấp nhất

22

76

Trung bình

28,5

83,5


Lượng mưa
(mm)

2850

Qua bảng 1.1, cho thấy cho thấy với đặc điểm khí hậu nêu trên đã tạo
nên một khó khăn rất lớn đối với một cơ sở nghiên cứu chăn nuôi, nó ảnh
hưởng nhiều đến việc đảm bảo đủ lượng thức ăn thô xanh quanh năm cho đàn
gia súc giống là dê, thỏ và cừu nuôi tại Trung tâm cũng như ngoài gia đình.
Vào mùa mưa lượng thức ăn xanh đủ cho nhu cầu của gia súc, nhưng vào mùa
khô thiếu thức ăn xanh. Do vậy Trung tâm đã thực hiện thu cắt các loại thức ăn
thô xanh bao gồm: cỏ ghinê, ngọn lá sắn, cây đậu Sơn Tây, ngô hạt…. sau đó
dùng máy cắt và thái nhỏ phơi khô rồi bảo quản bằng túi nilông để dự trữ với
mục đích duy trì đầy đủ lượng thức ăn thô xanh quanh năm cho đàn vật nuôi.
1.1.1.4. Điều kiện giao thông
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ, Sơn Tây cách Trung tâm thị xã Sơn
Tây 8 km, nằm trên trục đường tỉnh lộ 87A, nối với các trục đường quốc lộ 32
và 21, rất thuận lợi về đường bộ nối thẳng với thủ đô Hà Nội và một số thành
phố khác.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trung tâm nằm trên vùng đồi núi Ba Vì - Sơn Tây, đất đai cũng như địa
hình, dân cư, phương thức canh tác, lối sống rất giống như nhiều vùng đồi núi


3

phía Bắc nước ta. Trung tâm lại tiếp giáp với vùng đồng bằng Sông Hồng, có
đường giao thông đi qua nối thẳng với thủ đô Hà Nội và một số thành phố
như thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình, thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Do

đó rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là việc đi lại thăm quan và
học tập của các địa phương, trường học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển và mở rộng các kết quả nghiên cứu cũng như các mô hình sản xuất theo
hệ thống nông trại bền vững cho dân cư ở quanh vùng cũng như các địa
phương trong cả nước.
1.1.3. Tình hình phát triển của Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây
1.1.3.1. Quá trình hình thành
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây được hình thành trên cơ sở
tiền thân của nó là Trung tâm giống Thỏ thịt Ba Vì do chính phủ Hungari giúp
đỡ xây dựng năm 1976, đến năm 1978 trại chính thức đi vào hoạt động. Do
yêu cầu của sản xuất, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức toàn bộ các vấn
đề về phát triển chăn nuôi thỏ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn
giao nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức phát triển chăn nuôi dê trong cả nước
cho Trung tâm. Ngày 3/4/1993 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã ra quyết định số 66 NN/TCCB chính thức chuyển chế độ quản lý và
thay đổi tên Trung tâm nghiên cứu Thỏ thành Trung tâm nghiên cứu Dê và
Thỏ Sơn Tây.
1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Trung tâm
Tổng cán bộ công nhân viên gồm: 64 người trong đó:
- Tiến sĩ 2 người
- Thạc sĩ 8 người
- Kỹ sư 20 người
- Trung cấp 9 người
- Công nhân 25 người


4

Sơ đồ bộ máy tổ chức và hoạt động của Trung tâm:
Ban giám đốc


Hội đồng khoa học và sản xuất

Các bộ môn nghiên cứu và
chuyển giao TBKT

Phòng nghiệp vụ tổng hợp

Kế
hoạch
LĐTL

Bảo
vệ

Hành
chính
tổ
chức

P. máy tính

Tài
vụ

P. thí
nghiệm
thú y

Bộ

môn
N/c


Bộ
môn
N/c
Thỏ

P.
TN
TA
DD

Bộ
môn
N/c
TV

P. TN
SS và
TTNT

Bộ
môn
N/c
DD

P.
chuyển

giao
TBKT

P. TN
giống
GS

P. TN
chế
biến
SP

P. thư viện

1.1.3.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu của Trung tâm
Kể từ khi thành lập, Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài,
nhiều công trình có giá trị về chăn nuôi dê, thỏ và cừu cũng như các đề tài về
phát triển chăn nuôi kết hợp trong hệ thống chăn nuôi nông trại bền vững ở
nông hộ như nghiên cứu nuôi thích nghi, nhân thuần giống thỏ Newzealand
White nhập từ Hungari năm 1978, nghiên cứu chăn nuôi thỏ theo phương
thức gia đình. Hệ thống chăn nuôi theo phương thức nông trại bền vững đã
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ kết quả của các đề tài nghiên cứu về giống,
thức ăn, dinh dưỡng, phương pháp phòng và điều trị bệnh cho thỏ nên hiện
nay giống thỏ Newzealand White vẫn phát triển tốt.


5

Các kết quả nghiên cứu trên thỏ đã đạt được của Trung tâm:
+ Nghiên cứu thích nghi giống thỏ Newzealand White nhập từ Hungari

và nhân thuần chọn lọc và nâng cao năng suất giống thỏ Newzealand White.
+ Nghiên cứu lai kết quả đã tạo ra 2 giống thỏ của Việt Nam là thỏ đen
và thỏ xám, hiện nay 2 giống này có khả năng sinh sản cao, khả năng chống
chịu bệnh tốt.
+ Nghiên cứu khả năng thích nghi của giống thỏ mới nhập (tháng 12
năm 2000 và tháng 12 năm 2012) để làm tươi máu đàn thỏ cũ để chọn lọc,
nhân thuần cung cấp giống cho cả nước.
+ Nghiên cứu phòng và trị bệnh ở Thỏ. Kết quả đã loại trừ được 2 bệnh
nguy hiểm và nan giải nhất trong nhiều năm đó là bệnh ghẻ thỏ và bệnh cầu trùng.
+ Nghiên cứu và sử dụng chế phụ phẩm và nguồn thức ăn sẵn có ở gia
đình làm thức ăn cho Thỏ.
+ Nghiên cứu tiêu chuẩn ăn, thức ăn bổ xung cho Thỏ, kết quả đạt được
đã áp dụng vào sản xuất ở Trung tâm và các nông hộ, gia đình chăn nuôi Thỏ.
+ Nghiên cứu thành công công trình bảo quản thuộc da Thỏ mang lại
hiệu quả kinh tế cho Trung tâm đã được sử dụng làm mũ, áo cung cấp cho
ngành công nghiệp thay hàng nhập khẩu
Bảng 1.2: Cơ cấu đàn vật nuôi tại Trung tâm năm 2013
(tính đến tháng 4 năm 2013)
Loài vật
Đực
Cái sinh Hậu Theo Tổng
STT
Giống
nuôi
giống
sản
bị
mẹ
số
Bách Thảo

0
15
5
4
24
Boer
5
51
19
0
75
Jumnapari
0
7
0
0
7
Barbari
2
22
10
3
37

1
Beetal
6
25
0
0

31
Alpine
5
31
18
12
66
Saanen
15
50
11
2
78
Tổng dê
318
Newzealand
58
245
567
472
1342
Thỏ
2
California
31
134
306
253
724
Tổng thỏ

2066
Phan Rang
3
32
23
3
61
Cừu
3
Tổng
61
cừu


6

1.1.4. Đánh giá chung
Qua kết quả tìm hiểu và điều tra thực tế tại Trung tâm nghiên cứu Dê
và Thỏ Sơn Tây chúng tôi rút ra những nhận xét chung như sau:
1.1.4.1. Thuận lợi
- Trung tâm luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện chăn nuôi Quốc gia và các cơ quan
ban ngành liên quan.
- Ban lãnh đạo Trung tâm thường xuyên quan tâm, chú ý đến phát triển
sản xuất và nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên của Trung tâm.
- Trung tâm có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhiệt tình, năng động sáng tạo và
giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt luôn có sự đoàn kết thống nhất cao.
- Trung tâm nằm trong địa bàn thị xã Sơn Tây, có các trục đường giao thông
đi các huyện và các tỉnh lân cận nên rất thuận lợi cho việc trao đổi thông tin

khoa học - kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
1.1.4.2. Khó khăn
- Trung tâm được xây dựng gần khu dân cư, đường giao thông nên không có
khu vực vành đai, vùng đệm do đó công tác phòng bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
- Do đất đai bạc mầu, nghèo dinh dưỡng và khí hậu của một số tháng
trong năm không được thuận lợi nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn,
khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi và cây trồng bị hạn chế.
- Do Trung tâm được xây dựng từ nhiều năm trước nên cơ sở vật chất,
trại chăn nuôi đã xuống cấp, gặp khó khăn khi chăm sóc đàn vật nuôi.
1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.2.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất
Được sự giúp đỡ của Nhà trường, Khoa Chăn nuôi Thú y, thầy giáo
hướng dẫn, cùng với sự nhất trí tạo điều kiện của Trung tâm, từ những khó
khăn, thuận lợi ở cơ sở chúng tôi đã đề ra kế hoạch, nội dung trong thời gian
thực tập tại cơ sở như sau:
- Công tác chăn nuôi
+ Công tác giống: Tham gia chọn lọc thỏ giống các loại


7

+ Công tác thức ăn: Tham gia công tác chuẩn bị thức ăn
+ Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Chăm sóc cho đàn thỏ nuôi của
Trung tâm
- Công tác thú y
Công tác thú y tại cơ sở trong thời gian thực tập chúng tôi đề ra công việc phải
thực hiện như sau:
+ Ra vào trại đúng nội quy quy định
+ Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, chuồng trại và xung quanh chuồng trại
+ Thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm phòng

+ Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho đàn vật nuôi
- Công tác nghiên cứu khoa học
Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học với tên đề tài: “Nghiên cứu về
bệnh cầu trùng trên đàn thỏ nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây –
Ba Vì – Hà Nội”
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để thực hiện tốt những nội dung trên chúng tôi đã đề ra phương hướng
thực hiện như sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, sát với nội dung phục vụ
sản xuất
- Bám sát cơ sở trong suốt thời gian thực tập
-Tuân thủ mọi nội quy và quy định của Trường, Khoa và Trung tâm
nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây trong thời gian thực tập tại Trung tâm
- Ghi chép đầy đủ và chính xác nhật ký thực tập và nhật ký đề tài trong
suốt quá trình thực tập tại Trung tâm
- Siêng năng cần cù, không ngại khó, ngại khổ để thực hiện tốt nội
dung phục vụ sản xuất và đề tài nghiên cứu
- Nhiệt tình, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao tay nghề, củng cố
kiến thức chuyên môn
- Tham khảo ý kiến và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Trung tâm


8

- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn của giảng viên hướng dẫn
- Tham khảo mọi tài liệu chuyên môn liên quan đến đề tài nghiên cứu
để thực hiện thành công chuyên đề nghiên cứu khoa học dưới sự chỉ đạo của
giảng viên hướng dẫn
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, nhờ có sự giúp đỡ của Trung tâm
nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã hoàn
thành được nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp đã đề ra. Kết quả của phần phục vụ
sản xuất đã đạt được như sau:
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
* Công tác giống
+ Tại Trung tâm cán bộ kỹ thuật phối giống thường xuyên cho thỏ sau
khi thỏ đẻ 7 – 10 ngày, theo dõi thỏ trong khoảng thời gian đó nếu thỏ có biểu
hiện động dục lập tức cho phối còn nếu thỏ lâu không có biểu hiện động dục
trở lại thì cho thỏ phối ép để thời gian thỏ sau này động dục đều đặn trở lại.
Cho phối 2 lần vào buổi sáng và phối lại vào buổi chiều.
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
- Trong chăn nuôi thỏ:
Thỏ là loại động vật ăn sạch đòi hỏi có sự chuẩn bị thức ăn thô xanh kỹ
lưỡng và sạch sẽ vì vậy hàng ngày công tác chăm sóc nuôi dưỡng thỏ cần
chuẩn bị như sau:
* Sáng
+ Hàng ngày vào đầu mỗi buổi sáng phải quét dọn vệ sinh chuồng nuôi
và vét bỏ thức ăn thừa trong máng ăn.
+ Chuẩn bị cám cho thỏ sinh sản và thỏ hậu bị ăn (gồm cám min-max,
cám ép viên).
+ Chặt bỏ gốc cỏ già, nhặt hết lá úa trên cỏ nếu vào ngày mưa cỏ ướt
thì sau khi nhặt cỏ phải để cỏ khô ráo.
* Chiều


9

+ Cho thỏ sinh sản và thỏ hậu bị ăn cỏ
+ Ép cám cho thỏ Pháp (cám ép gồm cỏ xanh phơi nắng bớt nước trộn

với 5 cân cám gồm cám viên và cám ngô trộn đều với cỏ rồi cho vào máy
nghiền thành hỗn hợp dạng viên)
+ Cho thỏ Pháp ăn cám ép, cho thỏ hậu bị ăn cám viên min-max
1.2.3.2. Công tác thú y
* Công tác tiêm phòng
Tình hình dịch bệnh những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, để
ngăn chặn xảy ra dịch bệnh thì việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi là rất quan
trọng. Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác tiêm phòng, Trung tâm đề ra kế
hoạch tiêm phòng một số bệnh cho đàn thỏ nuôi trong cả một năm như sau
một năm tiêm phòng 2 lần vào đầu năm tháng 3 và lần 2 cách lần 1 là 5 tháng
vào khoảng tháng 9 tiêm phòng cho đàn thỏ loại vắcxin chính là vắcxin bại
huyết thỏ 1ml/con tiêm ở vùng da cổ (tiêm dưới da). Với loại thỏ hậu bị thì
ngay sau khi tách mẹ tiêm ngay vacxin bại huyết, ngoài ra hàng tháng còn sử
dụng các loại thuốc để phòng bệnh cho thỏ nhất là cầu trùng. Thỏ tách mẹ
một tuần bắt đầu cho uống thuốc phòng cầu trùng.
* Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong công tác thú y thì việc phát hiện và điều trị kịp thời cho đàn vật
nuôi là khâu hết sức quan trọng và góp phần làm giảm đáng kể về thiệt hại do
bệnh tật gây ra. Xuất phát từ lý do trên, với vốn kiến thức mà chúng tôi đã
được học, cùng với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cán bộ thuộc Trung
tâm, đã giúp tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị đối với một
số trường hợp vật nuôi mắc bệnh như sau:
+ Bệnh cầu trùng thỏ
Nguyên nhân:
Do ký sinh trùng Eimeria gây nên trong điều kiện chăn nuôi vệ sinh
kém. Thỏ con từ 2 tuần tuổi đã có thể nhiễm từ phân thỏ mẹ thải ra. Từ 4-8
tuần tuổi thường mắc bệnh này.
Triệu chứng:
- Thỏ kém ăn, xù lông.



10

- Chảy nước mũi, nước dãi nên mồm mép thỏ thường dính bẩn.
- Thân nhiệt cao hơn bình thường, bệnh kéo dài, thỏ gầy dần rồi chết,
có thể gây chết 50% tổng đàn.
Điều trị:
Dùng Vimecox-SPE3 gói 20 gam,
Thành phần: Sulfachloropyrazine 2,5g. Diaverid500g. VitaminK50mg. Tá
dược vừa đủ 20mg. Trộn vào thức ăn 10g/1kg thức ăn, dùng liên tục 3-5 ngày.
Kết quả:
- Thỏ bệnh nhẹ đã hồi phục dần các triệu chứng giảm dần, những thỏ bị
cầu trùng nặng gầy gò ốm yếu sức đề kháng thấp không có khả năng hồi phục
được bị loại thải.
+ Bệnh ghẻ
Nguyên nhân:
- Do các loại ký sinh trùng ngoài da gây nên, chủ yếu gồm 2 dạng: Ghẻ
đầu do loài ghẻ Notoedres ký sinh gây bệnh ở mí mắt, mũi, mép, móng chân,
gót chân, da vùng hậu môn và cơ quan sinh dục. Ghẻ tai do loài ghẻ Psoroptes
ký sinh ở lỗ tai, vành tai
- Chăn nuôi vệ sinh kém
Triệu chứng:
- Thỏ ngứa, rụng lông và đóng vảy
- Ở các điểm ghẻ ban đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vảy rộp lên
màu trắng xám. Dầy dần lên và khô cứng lại. Đôi khi dưới vảy ghẻ có mủ do
nhiễm trùng dưới da gây viêm da
- Thỏ không yên tĩnh, kém ăn, gầy và chết
Điều trị:
Thuốc đặc trị Invemectin 2.5 (hoặc Bivermectin), Sử dụng tiêm dưới
da. Liều dùng: 1ml/12-15kg thể trọng.

Kết quả: Thỏ hồi phục dần các vết ghẻ đóng vảy khô và dần hồi phục da,
giảm ngứa, thỏ ăn dần và khỏe dần trở lại.


11

+ Bệnh nấm tay chân thỏ
Triệu chứng:
- Do vệ sinh thỏ kém, chuồng nuôi thỏ không được vệ sinh bẩn
- Thỏ hay nhảy vào máng ăn máng uống tạo điều kiện cho nấm phát triển
Điều trị:
- Bôi dung dịch thuốc tím pha với cồn vào những vết loét trên gan bàn
chân, bàn tay thỏ hàng ngày đến khi vết loét khô đóng vảy và hồi phục.
Kết quả:
Bệnh nấm tay chân thỏ không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới khả
năng sinh trưởng của thỏ. Khi bị bệnh thỏ bệnh đau giảm hoạt động giảm ăn
sốt dẫn đến sức đề kháng các bệnh khác trên thỏ giảm làm ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển bình thường.
+ Bệnh tiêu chảy trên thỏ
Nguyên nhân:
- Do chế độ ăn không hợp lý và vệ sinh kém.
- Ăn các loại thức ăn quá nhiều nước
- Thay đổi thức ăn quá đột ngột
Triệu chứng:
- Thỏ giảm ăn, gầy yếu, lông xù bết ở phần hậu môn.
- Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy: Phân chuyển nhanh từ hơi sệt sang
lỏng như nước, màu đen
Điều trị:
- Ngưng ngay các loại thức ăn, nước uống mất vệ sinh.
- Sử dụng Streptomicin pha loãng cho uống 2-4 lần/ngày, kết hợp với sử

dụng các chiết xuất từ các loại lá có chất chát như búp ổi, búp trà...
Kết quả: Thỏ bệnh đã giảm triệu chứng và có khả năng hồi phục dần dần.
1.2.3.3. Công tác khác
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, ngoài việc làm chuyên môn tôi còn
tham gia các công tác dọn dẹp vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng nuôi.


12

Bảng 1.3: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Kết quả (an toàn,
STT

1

Nội dung công việc

Đơn vị

lượng

Phòng bệnh
Tiêm phòng vắcxin xuất

khỏi)

Số

Số lượng


Tỷ lệ

(con)

(%)

An toàn
Con

1560

An toàn

-

Con

1250

An toàn

-

huyết truyền nhiễm thỏ
Uống thuốc phòng ỉa chảy,
cầu trùng
2

3


Chẩn đoán và điều trị bệnh

Khỏi

Tiêu chảy

Con

134

119

88,8

Cầu trùng

Con

157

145

92,3

Viêm phổi

Con

123


120

97,5

Công tác khác

An toàn

Chăm sóc nuôi dưỡng
Thỏ sinh sản

Con

330

-

-

Thỏ hậu bị

Con

1230

-

-

Thức ăn thô xanh


Kg/ngày

300

-

-

Thức ăn hỗn hợp

Kg/ngày

110

-

-

Sản xuất chế biến thức ăn

1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Kết luận
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tôi thấy công tác phục vụ sản xuất
là rất quan trọng và cần thiết. Qua đợt thực tập này tôi đã đạt được một số kết
quả nhất định như:
- Tay nghề được nâng cao rõ rệt.
- Bản thân tôi đã củng cố và hệ thống lại được phần lý thuyết thông qua
thực tế ở cơ sở.



13

- Biết được cơ bản quy trình nuôi dưỡng chăm sóc các loại dê và thỏ.
- Biết được công tác tổ chức tiêm phòng và điều trị một số bệnh thông
thường cho đàn vật nuôi.
- Tiếp cận được với một số loại thuốc thú y và vắcxin phòng bệnh cho
đàn vật nuôi.
1.3.2. Đề nghị
Qua thời gian thực tập tại cơ sở chúng tôi cũng xin phép có một số đề
nghị với Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây như sau:
- Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêm phòng và tiêm phòng đúng theo
diễn biến dịch bệnh (trước khi bắt đầu vào mùa dịch bệnh).
- Quan tâm hơn nữa đến việc vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ và
xung quanh khu vực chăn nuôi.
- Quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
công việc chăn nuôi, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh để giúp cho công tác chăm
sóc và điều trị bệnh đối với vật nuôi được tốt hơn.


14

Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
“Nghiên cứu về bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại Trung tâm nghiên cứu
Dê và Thỏ Sơn Tây - Ba Vì - Hà Nội”.
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã có những bước

phát triển vượt bậc, số lượng, chất lượng gia súc, gia cầm ngày một nâng cao
đã và đang đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển của ngành, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn
biến hết sức phức tạp, nhiều dịch bệnh nguy hiểm như dịch Cúm gia cầm
H5N1, dịch “tai xanh” ở lợn, dịch LMLM … đã làm giảm đáng kể số lượng
gia súc, gia cầm và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi. Do đó
việc tìm ra loài động vật khác có thể cung cấp nguồn thực phẩm thay thế đã
được nhiều người quan tâm, trong đó thỏ là loài động vật đang được nhiều
người chú ý.
Trong sản xuât nông nghiệp, chăn nuôi thỏ đang được quan tâm phát
triển với nhiều mô hình trang trại, gia trại. Những năm gần đây, nước ta đã
nhập nhiều loại giống thỏ cho năng suất cao như thỏ Newzealand, thỏ Panon,
thỏ California...
Chăn nuôi thỏ có nhiều ưu điểm vì thỏ là loài động vật cung cấp nhiều
nguồn sản phẩm hàng hóa có giá trị. Thịt thỏ là loại thực phẩm dễ tiêu hóa,
thơm ngon, có hàm lượng protein cao, mỡ thấp, lại có tác dụng điều dưỡng
một số bệnh cho con người. Lông, da thỏ là nguồn nguyên liệu quan trọng cho
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu như mũ, áo len, đồ
trang sức và mỹ nghệ. Ngoài ra thỏ còn là loài động vật được sử dụng nhiều
trong phòng thí nghiệm.
Nuôi thỏ không cần nhiều vốn đầu tư, có thể sử dụng được nguồn
nguyên liệu sẵn có ở địa phương, tạo thêm việc làm đem lại hiệu quả kinh tế


15

cao cho nhân dân. Nuôi thỏ không những góp phần cải thiện đời sống mà còn
giúp người nông dân thoát nghèo. Tuy nhiên, chăn nuôi thỏ gặp một số khó
khăn, trong đó bệnh tật ở thỏ là một nguyên nhân gây thiệt hại đáng kể. Bệnh
cầu trùng là một bệnh phổ biến nhất ở thỏ. Bệnh do đơn bào giống Eimeria

gây nên.
Trước tình hình đó để nâng cao hiệu quả kinh tế giảm bớt thiệt hại cho
người nông dân chăn nuôi tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa hoc:
“Nghiên cứu về bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại Trung tâm nghiên cứu
Dê và Thỏ Sơn Tây – Ba Vì – Hà Nội”.
2.1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
- Xác định được thực trạng bệnh cầu trùng trên đàn thỏ nuôi tại Trung
tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.
- Đề xuất một số biện pháp phòng và điều trị hiệu quả bệnh cầu trùng
trên đàn thỏ nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.
2.1.3.Ý nghĩa của đề tài
Từ kết quả của đề tài có thể ứng dụng trong công tác chẩn đoán,
phòng và chữa bệnh cầu trùng thỏ. Đề ra các biện pháp khống chế và
tiêu diệt Oocyst cầu trùng thỏ, giúp người chăn nuôi thỏ giảm bớt những
thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bệnh cầu trùng là một bệnh nội ký sinh trùng nguy hiểm, thấy ở nhiều
loài động vật và cả ở người. Cách đây hơn 370 năm, cầu trùng được các nhà
khoa học phát hiện và nghiên cứu nhưng chưa xác định rõ các loài cầu trùng
gây bệnh trên động vật.
Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về
cầu trùng và bệnh cầu trùng ở gà, ở lợn song các nghiên cứu về cầu trùng và
bệnh cầu trùng ở thỏ còn rất ít và chưa thực sự được quan tâm.
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1.Những hiểu biết về cầu trùng và bệnh cầu trùng thỏ
Bệnh cầu trùng là một bệnh đơn bào ký sinh ở đường tiêu hoá
của nhiều gia súc, gia cầm, thú rừng, bò sát…Súc vật nuôi như ngựa, dê, cừu,


16


chó, thỏ, gà, vịt… đều bị cầu trùng ký sinh. Bệnh có thể gây chết nhiều súc
vật, tỷ lệ chết cao nhất là súc vật non. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [5], bệnh gây tổn thất lớn nhất đối với thỏ và gà, tỷ lệ chết ở thỏ con
và gà con có thể lên tới 80- 100%.
Bệnh cầu trùng thỏ là bệnh phổ biến, dễ gây thiệt hại trong chăn nuôi
thỏ, do đơn bào ký sinh Eimeria gây nên trong điều kiện chăn nuôi vệ sinh
kém. Bệnh đã được nghiên cứu từ rất lâu, bệnh gây hại cho thỏ nuôi và
thỏ hoang trên toàn thế giới, thường tồn tại ở hai thể là cầu trùng gan và
cầu trùng ruột non. Tuy nhiên ngoài hai thể thường gặp trên đôi khi còn
thấy cầu trùng thỏ thể họng và mí mắt.
- Những hiểu biết về cầu trùng:
Thành phần loài cầu trùng thỏ
Theo Kolapxki và Paskin (1980)[13] vị trí của cầu trùng trong hệ thống
động vật nguyên sinh như sau:
- Ngành

: Protozoa

- Lớp

: Sporozoa

- Lớp phụ : Coccidiomorpha
- Bộ
- Họ

: Coccidia
: Eimeridae gồm 2 giống là Eimeria và Isospora


Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều loài cầu trùng ký
sinh ở thỏ, trong đó có một số loài phổ biến sau:
- Eimeria exigua

- Eimeria piriformis

- Eimeria irresidua

- Eimeria intestinalis

- Eimeria perforans

- Eimeria magna

- Eimeria stiedae

- Eimeria flavescens

- Eimeria coecicola

- Eimeria media


×