Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.45 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2013


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÁI

THÁI NGUYÊN - 2013



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu, đề xuất một số
giải pháp PCCCR tại tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu
khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Văn Thái. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều là trung thực.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Đức Thắng


ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khoá 19, từ năm
2011 - 2013.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo sau đại
học, các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Lâm Nghiệp - trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp
đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin dành tình cảm chân thành của mình tới TS.
Nguyễn Văn Thái - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và
truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, các
Phòng nghiệp vụ trực thuộc Chi cục, Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm của 9 huyện, thị
xã, UBND các xã nơi thực hiện đề tài đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả

trong suốt quá trình học tập và triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp phục
vụ đề tài luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp
đỡ của người thân trong gia đình và các bạn bè đồng nghiệp trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Đức Thắng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI .......................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG LUẬN VĂN ..................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.................................................................... 3
5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu................................................................................ 4
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4

1.1.1.1. Nghiên cứu về bản chất của cháy rừng.......................................... 4
1.1.1.2. Nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng............... 5
1.1.1.3. Nghiên cứu về công trình phòng cháy rừng................................... 6
1.1.1.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng và chữa cháy rừng...................... 7
1.1.1.5. Nghiên cứu về phương tiện phòng cháy và chữa cháy rừng ......... 8
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 10
1.1.2.1. Nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng............. 10
1.1.2.2. Nghiên cứu về các công trình phòng cháy rừng .......................... 11
1.1.2.3. Nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng ..... 13
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................ 18
1.3.1. Vị trí địa lý......................................................................................... 18


iv
1.3.2. Địa hình.............................................................................................. 18
1.3.3. Khí hậu, thủy văn............................................................................... 18
1.3.4. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội ................................................... 20
1.3.4.1. Tình hình dân số, lao động và thu nhập....................................... 20
1.3.4.2. Thực trạng kinh tế và các yếu tố xã hội....................................... 21
1.3.4.3. Đánh giá tổng hợp các yếu tố dân số, kinh tế - xã hội tác
động đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng......................... 21
1.3.5. Đặc điểm tài nguyên rừng.................................................................. 22
1.3.5.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Thái Nguyên hiện nay
như sau ....................................................................................... 22
1.3.5.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng với công tác PCCCR......... 22
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 24
2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.2.1. Phương pháp luận .............................................................................. 24
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 25

2.2.2.1. Phương pháp kế thừa các số liệu có chọn lọc.............................. 25
2.2.2.2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)............................ 25
2.2.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm tìm ảnh hưởng của cấu trúc rừng,
vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng ...................................... 26
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 29
3.1. Đặc điểm rừng và tình hình cháy rừng tại tỉnh Thái Nguyên. ................. 29
3.1.1. Diện tích và sự phân bố các loại rừng ............................................... 29
3.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc trạng thái rừng chủ yếu ............................ 30
3.1.3. Tình hình cháy rừng tại tỉnh Thái Nguyên ........................................ 34
3.2. Đặc điểm một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cháy rừng.................. 35


v
3.2.1. Đặc điểm VLC ................................................................................... 35
3.2.2. Ảnh hưởng của tốc độ gió đến khả năng cháy rừng.......................... 39
3.2.3. Đặc điểm của độ dốc.......................................................................... 41
3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý cháy rừng tại tỉnh Thái Nguyên... 44
3.3.1. Công tác tổ chức lực lượng PCCCR.................................................. 44
3.3.2. Công tác giáo dục tuyên truyền ......................................................... 45
3.3.3. Công trình PCCCR ............................................................................ 46
3.3.4. Trang thiết bị PCCCR........................................................................ 46
3.3.5. Công tác PCCCR ở địa phương và các hộ gia đình .......................... 47
3.3.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác PCCCR ở địa phương.... 49
3.3.6.1. Thuận lợi ...................................................................................... 49
3.3.6.2. Khó khăn ...................................................................................... 50
3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý cháy rừng cho tỉnh Thái Nguyên............. 51
3.4.1. Giải pháp về tổ chức - thể chế ........................................................... 51
3.4.2. Giải pháp kỹ thuật.............................................................................. 53
3.4.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội.............................................................. 64

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ....................................................... 66
1. Kết luận và nhận xét những kết quả nghiên cứu đã đạt được..................... 66
2. Tồn tại ......................................................................................................... 68
3. Kiến nghị ..................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

a. BTTN:

Bảo tồn thiên nhiên

b. BVMT:

Bảo vệ môi trường

c. HĐND:

Hội đồng nhân dân

d. PCCCR:

Phòng cháy chữa cháy rừng

e. PTNT:

Phát triển nông thôn


f. QLBVR:

Quản lý bảo vệ rừng

g. UBND:

Uỷ ban nhân dân

h. VLC:

Vật liệu cháy


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên (ha) ......... 29
Bảng 3.2. Đặc điểm tầng cây cao của rừng trồng ở khu vực nghiên cứu ....... 31
Bảng 3.3. Đặc điểm lớp cây bụi, thảm tươi ở các trạng thái rừng .................. 32
Bảng 3.4. Tình hình cháy rừng tại tỉnh Thái Nguyên (2003 -2012) ............... 34
Bảng 3.5. Khối lượng và độ ẩm VLC ở các trạng thái rừng.......................... 36
Bảng 3.6. So sánh các phương trình tương quan giữa Vc, Hl với Wv ............. 38
Bảng 3.7. Phương trình tương quan giữa Vc - Wv và H - WV ......................... 39
Bảng 3.8. So sánh các phương trình tương quan giữa Vc, Hl với Vg .............. 40
Bảng 3.9. Phương trình tương quan giữa Vg với Vc và Hl .............................. 41
Bảng 3.10. So sánh các phương trình tương quan giữa Vc, Hl với α .............. 42
Bảng 3.11. Phương trình tương quan giữa độ dốc (α) đến Vc và Hl .............. 42



viii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TRONG LUẬN VĂN
+ Phụ lục 01: Phỏng vấn cán bộ là người làm công tác chuyên trách bảo
vệ rừng tại các xã, cán bộ địa phương liên quan đến bảo vệ rừng và phòng
chữa cháy rừng(03cán bộ/huyện).
+ Phụ lục 02: Phỏng vấn người dân có tham gia và hiểu biết về
PCCCR, những người này đại diện về tuổi, giới tính, dân tộc(10người/huyện).


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cháy rừng là một thảm họa của nhân loại, không chỉ gây thiệt hại về tài
nguyên rừng mà còn làm biến đổi môi trường sinh thái trên quy mô rộng lớn.
Trong vài thập kỷ gần đây sự biến đổi khí hậu toàn cầu với những đợt nắng
nóng, khô hạn kéo dài đã làm cho cháy rừng càng trở lên nghiêm trọng. Phòng
cháy, chữa cháy rừng đang được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách
của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Rừng là yếu tố cơ bản của môi trường,
rừng góp phần quan trọng cho nông nghiệp và nông thôn phát triển bền vững,
tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Vì vậy
cháy rừng đã trở thành mối quan tâm không chỉ của những người làm nghề
rừng hay bảo vệ rừng mà của tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Theo số liệu của Cục kiểm lâm, ở Việt Nam bình quân mỗi năm xẩy ra
hàng trăm vụ cháy rừng và diện tích bị thiệt hại là hàng nghìn ha, trong đó
chủ yếu là: rừng trồng tập trung các loài cây dễ cháy, rừng non, rừng phục
hồi, rừng tre nứa….Về kinh tế thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, còn môi trường
ngày càng ô nhiễm, làm tăng lũ lụt ở vùng hạ lưu, giảm tính đa dạng sinh học,
phá vỡ cảnh quan, tác động xấu đến an ninh quốc phòng…
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, có tổng diện tích tự

nhiên là 353.101,67 ha. Đất quy hoạch cho lâm nghiệp 180.919,05 ha (chiếm
51,23% tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó: rừng đặc dụng 34.962,97 ha;
rừng phòng hộ 48.567,93 ha; rừng sản xuất 97.388,15 ha.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có khoảng 80.000 ha rừng dễ cháy, chủ yếu là
rừng trồng thông, bạch đàn, keo và rừng hỗn giao tre, nứa. Mùa khô trên địa
bàn kéo dài từ 01/10 năm trước đến 31/3 năm sau, trong mùa khô lượng mưa
ít, độ ẩm thấp, có đợt nắng nóng kéo dài đã làm cho nguồn vật liệu cháy trong
rừng bị khô nỏ, rất dễ xảy ra cháy rừng với quy mô lớn.


2
Với phương châm “phòng cháy là chủ đạo, chữa cháy phải kịp thời, khẩn
trương có hiệu quả”. Trong nhiều năm qua dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh công tác PCCCR trên địa bàn đã đạt được những kết quả
tích cực, đó là: Lực lượng PCCCR từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đã được
củng cố, kiện toàn; Nhận thức của các chủ rừng, nhân dân trên địa bàn và chính
quyền địa phương đã được nâng cao, hiểu rõ tầm quan trọng của công tác
PCCCR, số vụ cháy rừng giảm theo các năm trở lại đây. Các vụ cháy rừng đã
được phát hiện kịp thời và triển khai lực lượng tại chỗ chữa cháy có hiệu quả.
Tuy nhiên hiện nay thời tiết ngày càng có diễn biến phức tạp, nắng
nóng khô hạn kéo dài, diện tích rừng trồng tập trung tiếp tục tăng nhanh, nguy
cơ tiềm ẩn cháy rừng quy mô lớn luôn xảy ra. Để thực hiện mục tiêu bảo vệ
và phát triển rừng bền vững, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác PCCCR thì
việc nghiên cứu các cơ sở khoa học để từ đó đề xuất các giải pháp có hiệu quả
trong công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu,
đề xuất một số giải pháp PCCCR tại tỉnh Thái Nguyên” nhằm tổ chức thực
hiện có hiệu quả công tác PCCCR tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế,
xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Đưa ra các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng khoa học, hiệu quả,
áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng và công
tác PCCCR tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất được các giải pháp có tính khả thi, hiệu quả trong công tác
phòng cháy chữa cháy rừng.


3
2.3. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phòng cháy chữa
cháy rừng.
- Các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng đã và đang được áp dụng
tại tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Làm rõ được mối tương quan giữa các yếu tố gây nên cháy trên từng
đối tượng rừng thuộc tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được một số luận cứ khoa học(các yếu tố tự nhiên và kinh
tế- xã hội) cho việc đề xuất các giải pháp PCCCR tại tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề xuất được các giải pháp PCCCR trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Đề tài tập trung vào nghiên cứu một số các yếu tố ảnh hưởng đến
cháy rừng trồng tại 08 trọng điểm cháy của tỉnh Thái Nguyên và các biện
pháp phòng cháy chữa cháy rừng đã và đang thực hiện.
5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 5/2012 đến tháng 9/2013.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháy rừng trên thế giới được bắt đầu
vào thế kỷ 20, thời kỳ đầu chủ yếu tập trung ở các nước có nền kinh tế phát
triển như Mỹ, Nga, Đức, Thụy Điển, Canada, Pháp, Úc v.v... sau đó là ở hầu
hết các nước có hoạt động lâm nghiệp. Có thể chia 5 lĩnh vực chính của
nghiên cứu PCCCR: bản chất của cháy rừng, phương pháp dự báo nguy cơ
cháy rừng, các công trình PCCCR, phương pháp chữa cháy rừng, và phương
tiện chữa cháy rừng.
1.1.1.1. Nghiên cứu về bản chất của cháy rừng
Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng, cháy rừng là hiện tượng ôxy
hóa các vật liệu hữu cơ do rừng tạo ra ở nhiệt độ cao, nó xảy ra khi có mặt
đồng thời của 3 thành tố là nguồn nhiệt, ôxy và vật liệu cháy. Tùy thuộc vào
đặc điểm của các yếu tố nêu trên, cháy rừng có thể được hình thành, phát triển
hay bị ngăn chặn hoặc suy yếu đi (Brown A.A,1979; Chandler C., Cheney P.,
Thomas P., Trabaud L., Wiliams D., 1983) [22], [23]. Vì vậy, về bản chất
những biện pháp phòng cháy rừng chính là những biện pháp tác động vào 3
yếu tố trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy.
Các nhà khoa học phân biệt 3 loại cháy rừng như sau:
(1) - Cháy dưới tán cây hay cháy mặt đất rừng: là trường hợp chỉ cháy
một phần hay toàn bộ lớp cây bụi, cỏ khô và cành rơi lá rụng trên mặt đất;
(2) - Cháy tán rừng: là trường hợp lửa lan tràn nhanh từ tán cây này sang

tán cây khác;
(3) - Cháy ngầm: là trường hợp xảy ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ dưới
mặt đất, trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn. Trong một đám cháy rừng có
thể xảy ra một hoặc đồng thời hai ba loại cháy trên và tùy theo loại cháy rừng


5
mà người ta đưa ra những biện pháp phòng và chữa cháy khác nhau (Brown
A.A,1979; Gronquist R., Juvelius M., Heikkila T., 1993; Mc Arthur A.G.,
Luke R.H.,1986; Timo V. Heikkila; Roy Gronquist; Mike Jurvelius, 2007)
[22], [25], [28], [31].
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 3 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển của cháy rừng là thời tiết, loại rừng và hoạt động
kinh tế - xã hội của con người. Thời tiết đặc biệt là lượng mưa (Lm), nhiệt độ
không khí (Tkk), độ ẩm không khí (Wkk) và tốc độ gió (Vg) ảnh hưởng quyết
định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy (Wvlc) rừng qua đó ảnh
hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy. Loại rừng ảnh hưởng tới
tính chất vật lý, hóa học, khối lượng và phân bố của vật liệu cháy qua đó ảnh
hưởng đến loại cháy, khả năng hình thành và tốc độ lan tràn của đám cháy
và hoạt động kinh tế - xã hội của con người như: sản xuất nương rẫy, săn
bắn thú rừng và du lịch sinh thái,… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ
và phân bố nguồn lửa khởi đầu của các đám cháy. Phần lớn các biện pháp
phòng cháy rừng đều được xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm 3 yếu tố
trên trong hoàn cảnh cụ thể ở địa phương (Laslo Pancel Ed, 1993; Richmond
R.R, 1976) [27], [30].
1.1.1.2. Nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt giữa điều kiện
thời tiết mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ không khí, độ ẩm vật liệu
cháy và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy, hầu hết các phương pháp dự
báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hằng ngày của lượng

mưa, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí (Chandler C, 1983; MiBbach K,
1972) [23], [29]. Ở một số nước khi dự báo nguy cơ cháy rừng (DBNCCR)
ngoài căn cứ vào yếu tố khí tượng còn căn cứ vào một số yếu tố khác; chẳng
hạn, ở Đức và Mỹ sử dụng thêm độ ẩm của vật liệu cháy (Brown A.A, 1979),
ở Pháp tính thêm lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm của vật liệu cháy, ở
Trung Quốc có bổ sung thêm cả tốc độ gió (Vg), số ngày không mưa và lượng


6
bão hòa (Lbh),… Cũng có sự khác biệt nhất định khi sử dụng các yếu tố khí
tượng để DBNCCR; chẳng hạn: ở Thụy Điển và một số nước ở bán đảo
Scandinavia sử dụng độ ẩm không khí thấp nhất và nhiệt độ không khí cao
nhất trong ngày; trong khi đó, ở Nga và một số nước khác lại dùng nhiệt độ
không khí và độ ẩm không khí lúc 13 giờ (Brown A.A, 1979) [22]. Năm
1920, hệ thống cháy rừng ở Mỹ được đưa ra sử dụng và cho đến nay, nó đã
được cải tiến tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống này, căn cứ chủ yếu vào mối
quan hệ giữa nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí và độ ẩm vật liệu cháy để
dự báo khả năng cháy rừng cho các loại vật liệu cháy khác nhau trên cơ sở
phân loại vật liệu cháy ra các nhóm chính và kết hợp quan sát điều kiện khí
tượng, địa hình, độ ẩm vật liệu cháy từ đó đưa ra mô hình dự báo khả năng
xuất hiện cháy rừng và quy mô đám cháy (Brown A.A, 1979) [22]. Trong
những năm gần đây, ở Trung Quốc đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các
nhân tố ảnh hưởng đến NCCR, trong đó có cả những yếu tố kinh tế - xã hội và
NCCR được tính theo tổng số điểm của các yếu tố (Asian Biodiversity, 2001)
[20]. Mặc dù, có những nét giống nhau nhưng đến nay, vẫn không có phương
pháp DBNCCR chung cho cả thế giới mà ở mỗi quốc gia, thậm chí ở mỗi địa
phương người ta vẫn nghiên cứu xây dựng phương pháp riêng. Ngoài ra, vẫn
còn rất ít phương pháp DBNCCR có tính đến nhân tố kinh tế - xã hội và loại
rừng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả và
hiệu lực của phòng cháy rừng (PCR) ngay cả ở những nước phát triển.

1.1.1.3. Nghiên cứu về công trình phòng cháy rừng
Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả của các loại
băng cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy
rừng (Gronquist R., Juvelius M., Heikkila T., 1993) [25]. Người ta đã nghiên
cứu tập đoàn cây trồng trên băng cản lửa, trồng rừng hỗn giao và giữ nước ở
hồ đập để làm giảm nguy cơ cháy rừng. Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều
chuyên gia về lửa rừng ở một số nước Châu Âu đã nghiên cứu và bước đầu
đưa ra những ý kiến về xây dựng các băng xanh cản lửa và đai xanh phòng


7
cháy rừng trên đó có trồng các loài cây lá rộng; ở Nga đã thiết lập những băng
cây xanh chịu lửa khép kín với kết cấu nhiều loài cây, tạo thành nhiều tầng để
ngăn lửa cháy từ ngoài vào các khu rừng thông, bạch đàn, sồi,… Các nước
khác tiến hành nghiên cứu vấn đề này, rất sớm và có nhiều công trình nhất
vẫn là Đức, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, Mỹ, Canada, Nhật Bản và
Trung Quốc,… (Phạm Ngọc Hưng, 2001) [12].
Nhìn chung, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu hiệu quả của
nhiều kiểu công trình phòng cháy rừng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa đưa ra
được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đó. Những
thông số kỹ thuật đưa ra đều mang tính gợi ý và luôn được điều chỉnh theo ý
kiến của các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại rừng và điều
kiện địa lý, vật lý địa phương.
1.1.1.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng và chữa cháy rừng
Việc nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng người ta chủ
yếu hướng vào làm suy giảm 3 thành phần của tam giác lửa:
(1)- Giảm nguồn lửa bằng nhiều cách: Tuyên truyền vận động không
mang lửa vào rừng, dập tắt tàn lửa sau khi dùng lửa, thực hiện các biện pháp
dọn vật liệu cháy trên mặt đất thành băng, đào rãnh sâu, hoặc chặt cây theo
dải để ngăn cách đám cháy với phần rừng còn lại;

(2)- Đốt trước một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khô khi chúng còn
ẩm để giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng hoặc đốt theo hướng ngược
với hướng lan tràn để cô lập đám cháy. Các công trình nghiên cứu về đốt
trước làm giảm vật liệu cháy đã được nhiều nước áp dụng ngay từ đầu thế kỷ
XX. Các nước tiến hành nghiên cứu vấn đề này, rất sớm và có nhiều công
trình nhất là Đức, Mỹ, Nga, Canada và Trung Quốc,… Đối tượng rừng được
đưa vào đốt trước làm giảm vật liệu có cả rừng tự nhiên và rừng trồng.
Thường các chủ rừng đốt theo đám ở những diện tích rừng có nhiều vật liệu
cháy, có nguy cơ cháy cao vào thời gian trước mùa cháy, hạn chế đến mức
thấp nhất khả năng cháy lan đến khu rừng lân cận (Brown A.A,1979;


8

Gronquist R., Juvelius M., Heikkila T., 1993; Mc Arthur A.G., Luke
R.H.,1986) [22], [25], [28]. Năm 1968, Stoddard - một trong những người đầu
tiên đề xuất ý kiến đốt rừng có kế hoạch nhằm giảm nguy cơ cháy, tăng sản
lượng gỗ và chim thú. Năm 1968, Morris đã cho thấy, việc đốt cỏ gà Cynodon
dadyion vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân có tác dụng như bón phân làm
tăng sản lượng sinh khối. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, có một số
nước đi đầu trong lĩnh vực lửa rừng của thế giới như: Australia, Mỹ, Nga,
Canada, Indonexia, Thái Lan,… đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra được
những quy trình đốt trước cho các khu rừng trồng thuần loài có nguy cơ cháy
cao. Biện pháp đốt trước có điều khiển đã được sử dụng tương đối phổ biến
và được coi là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý lửa rừng ở những
nước này. Năm 1993, có một số tác giả người Phần Lan đã đưa ra các vấn đề
về khối lượng, độ ẩm vật liệu cháy, thời tiết, diện tích, địa hình và các vấn đề
về kinh phí, tổ chức lực lượng một cách khá toàn diện trong đốt trước có điều
khiển cho các vùng rừng trọng điểm cháy dựa trên nghiên cứu về đặc điểm
nguồn vật liệu cháy và việc đốt thử trên những diện tích rộng lớn (Gronquist

R., Juvelius M., Heikkila T., 1993) [25].
(3)- Dùng chất dập cháy để giảm nhiệt lượng của đám cháy hoặc ngăn cách
vật liệu cháy với ôxy không khí (nước, đất, cát, hóa chất dập cháy v.v…).
Nhìn chung, các nghiên cứu về vấn đề này, thường được tiến hành nhiều
ở các nước đang phát triển, như: Đức, Mỹ, Nga, Úc, Canada, Trung Quốc,…
Còn các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu, áp
dụng những công trình này, để phù hợp với điều kiện mỗi nước. Vì vậy, cần
có những nghiên cứu thực tế áp dụng cho công tác PCCCR ở mỗi quốc gia và
mỗi địa phương.
1.1.1.5. Nghiên cứu về phương tiện phòng cháy và chữa cháy rừng
Những năm gần đây các phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng được
quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là phương tiện dự báo, phát hiện đám cháy,
thông tin về cháy rừng và phương tiện dập lửa trong các đám cháy.


9
Các phương pháp dự báo đã được mô hình hóa và xây dựng thành những
phần mềm làm giảm nhẹ công việc và tăng độ chính xác của công tác dự báo.
Việc ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS đã cho phép phân tích dược
những diễn biến thời tiết, dự báo nhanh chóng và chính xác khả năng xuất
hiện cháy rừng và phát hiện sớm lửa rừng trên vùng rộng lớn. Những thông
tin về khả năng xuất hiện cháy rừng, nguy cơ cháy rừng và biện pháp phòng
cháy, chữa cháy rừng hiện nay được truyền qua nhiều kênh khác nhau đến các
lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng và cộng đồng dân cư như hệ thống
biển báo, thư tín, đài phát thanh, báo địa phương và trung ương, vô tuyến
truyền hình, các mạng máy tính v.v…
Những phương tiện dập tắt đám cháy rừng được nghiên cứu theo cả
hướng phát triển phương tiện thủ công như cào, cuốc, dao, câu liêm đến các
loại phương tiện cơ giới như cưa xăng, máy kéo, mát gạt đất, máy đào rãnh, máy
phun nước, náy phun bọt chống cháy, máy thổi gió, máy bay rải chất chống cháy

và bom dập lửa v.v…
Mặc dù các phương tiện chữa cháy rừng đã được nghiên cứu và phát
triển ở mức cao, song những thiệt hại do cháy rừng vẫn rất khủng khiếp
ngay cả ở những nước phát triển có hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng
hiện đại như Mỹ, Úc, Nga,… Trong nhiều trường hợp việc khống chế các
đám cháy vẫn không hiệu quả. Vì vậy, đã có những nghiên cứu về đặc điểm
xã hội của cháy rừng và những giải pháp xã hội cho phòng cháy, chữa cháy
rừng (Cooper, 1991). Hiện nay, các giải pháp xã hội phòng cháy, chữa cháy
rừng chủ yếu được tập chung vào tuyên truyền, giáo dục tác hại của cháy
rừng, nghĩa vụ của công dân trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, hình
phạt dối với người gây cháy rừng. Trong thực tế còn ít những nghiên cứu về
ảnh hưởng của thể chế và chính sách quản lý sử dụng tài nguyên, chính sách
chia sẻ lợi ích, những quy định của cộng đồng, những phong tục, tập quán,
nhận thức và kiến thức của người dân đến cháy rừng. Cũng còn rất ít nghiên
cứu về nguyên nhân cháy rừng do hậu quả sinh thái của sự phát triển kinh tế


10
xã hội gây nên, về những giải pháp lồng ghép hoạt động phòng cháy, chữa
cháy rừng với hoạt động phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường khác. Đây
là căn cứ quan trọng để xây dựng giải pháp kinh tế xã hội cho phòng cháy,
chữa cháy rừng.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng
Công tác DBNCCR ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1981. Tuy nhiên,
trong thời gian đầu chủ yếu áp dụng phương pháp dự báo của V.G. Nesterop
(Ngô Quang Đê, Lê Đăng Giảng, Phạm Ngọc Hưng, 1988) [8]. Đây là
phương pháp đơn giản, cấp nguy hiểm của cháy rừng được xác định theo giá
trị khí tượng tổng hợp (P) bằng tổng của tích số giữa nhiệt độ và độ chênh
lệch bão hòa của không khí lúc 13 giờ hàng ngày kể từ ngày cuối cùng có

lượng mưa dưới 3mm. Theo kết quả nghiên cứu Phạm Ngọc Hưng (1988)
[11] cho thấy, phương pháp của V.G. Nesterop có độ chính xác cao hơn nếu
tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa dưới 5mm. Ngoài ra, trên cơ
sở phát hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa số ngày khô hạn liên tục (H) (số ngày
liên tục có lượng mưa dưới 5mm) với chỉ số P, tác giả Phạm Ngọc Hưng,
(2004) [13] đã đưa ra phương pháp DBNCCR theo số ngày khô hạn liên tục.
Ông căn cứ vào số ngày khô hạn liên tục cho các mùa khí hậu trong năm xây
dựng một bảng tra cấp nguy hiểm cháy rừng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về
tính thích hợp của một số phương pháp DBNCCR ở miền Bắc Việt Nam, tác
giả Bế Minh Châu (2001) [4] đã khẳng định phương pháp DBNCCR theo chỉ
tiêu P và H có độ chính xác thấp ở những vùng có sự luân phiên thường
xuyên của các khối không khí biển và lục địa hoặc vào các thời gian chuyển
mùa. Trong những trường hợp này, thì mức độ lên hệ của chỉ tiêu tổng hợp P
và chỉ số ngày khô hạn liên tục H với độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng và tần
suất xuất hiện của cháy rừng rất thấp. Từ 1989 - 1991, dự án tăng cường khả
năng phòng cháy, chữa cháy rừng cho Việt Nam của UNDP, Cooper. A. N,
(1991) [24] đã nghiên cứu, soạn thảo phương pháp DBNCCR theo chỉ tiêu khí


11

tượng tổng hợp P của V. G. Nesterop nhưng thêm yếu tố gió; chỉ tiêu P của V.
G. Nesterop sẽ được nhân với hệ số là: 1.0, 1.5, 2.0 và 3.0, nếu tốc độ gió
tương ứng là: 0 - 4, 5 - 15, 16 - 25 và trên 25 km/giờ. Tuy nhiên, đến nay chỉ
tiêu vẫn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm.
Võ Đình Tiến (1995) [18] đã đưa ra phương pháp DBNCCR cho từng
tháng tại Bình Thuận theo 6 yếu tố: nhiệt độ không khí trung bình, lượng mưa
trung bình, độ ẩm không khí, tốc độ gió, số vụ cháy rừng, lượng người vào
rừng (tất cả đều lấy giá trị trung bình). Tác giả đã xác định được cấp nguy
hiểm với cháy rừng cho từng tháng trong cả mùa cháy. Đây là chỉ tiêu có tính

đến cả yếu tố thời tiết và yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đến nguy cơ cháy
rừng (NCCR). Tuy nhiên, vì căn cứ vào số liệu khí tượng trung bình năm nên
cấp dự báo của tác giả chỉ thay đổi theo thời gian của lịch mà không thay đổi
theo thời tiết hàng ngày. Vì vậy, nó mang ý nghĩa của phương pháp xác định
mùa cháy nhiều hơn là DBNCCR. Kết quả nghiên cứu Vương Văn Quỳnh
(2005) [17] đưa ra phương pháp dự báo phát hiện sớm cháy rừng cho khu vực
U Minh và Tây Nguyên. Các kết quả cũng chỉ ứng dụng cho các khu vực nói
trên, chưa được ứng dụng rộng rãi cho cả nước.
Nhìn chung, đến nay nghiên cứu về phương pháp DBNCCR ở Việt Nam
còn rất mới mẻ, trong đó vẫn chưa tính đến đặc điểm của trạng thái rừng, kiểu
rừng, đặc điểm tiểu khí hậu và yếu tố kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới cháy
rừng cho mỗi địa phương. Ngoài ra, hiện vẫn chưa áp dụng được một cách
hiệu quả kỹ thuật của tin học, viễn thám và các phương tiện truyền thông hiện
đại vào dự báo, phát hiện sớm và thông tin về cháy rừng.
1.1.2.2. Nghiên cứu về các công trình phòng cháy rừng
Hiện còn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các công trình PCR;
mặc dù, trong các quy phạm PCR có đề cập đến tiêu chuẩn của các công trình
phòng cháy như: đưa ra một số loài cây trồng sử dụng tạo băng xanh cản lửa
phòng cháy, song phần lớn đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo tư liệu
nước ngoài và kinh nghiệm, chưa có khảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt


12

Nam (Đặng Vũ Cẩn, Hoàng Kim Ngũ, Phạm Ngọc Hưng, Trần Công Loanh,
Trần Văn Mão, 1992) [2].
Các công trình PCR ở nước ta chủ yếu xây dựng đường băng trắng và
đường băng xanh cản lửa hạn chế cháy lan mặt đất, cháy lướt trên ngọn cây
rừng. Theo Phạm Ngọc Hưng (2001) [12], đường băng xanh được trồng cùng
với việc trồng rừng trong năm trên những diện tích rừng có độ dốc 25 độ. Đối

với đai cây xanh xung quanh các điểm dân cư, xung quanh những vùng đất
sản xuất nông nghiệp,… nằm ở trong rừng và ven rừng. Đai rừng phòng cháy
có chiều rộng từ 20 - 30m, nếu xây dựng theo đường phân khoảnh thì chiều
rộng đai rừng chỉ cần từ 15 - 20m là đủ. Thường những đường băng cản lửa
lợi dụng những chướng ngại vật tự nhiên như: sông, suối, hồ nước, đường
mòn, đường dông, những công trình nhân tạo (đường sắt, đường giao thông,
đường điện cao thế, đường vận xuất, đường vận chuyển,…) để làm băng.
Trong những trường hợp này, đường băng thường chỉ xây dựng dọc theo hai
bên đường bằng một hoặc hai vành đai cây xanh cản lửa, có bề rộng từ 6 10m. Những loài cây được giới thiệu đưa vào trồng thành băng hoặc đai xanh
cản lửa tại nhiều địa phương ở nước ta như sau:
- Cây Tống quá sủ (Alnus nepalensis): Ưa khí hậu á nhiệt đới, thường
trồng ở vùng núi cao dọc theo biên giới Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La,
Cao Bằng.
- Cây Dứa bà (Agave americara): Chịu nước quanh năm, có khả năng
ngăn cháy lan mặt đất, có thể trồng rộng rãi nhiều nơi, như: Lâm Đồng,
Quảng Ninh,…
- Cây Vối thuốc răng cưa (Schima superb Gardn. et Champ): Cây cao,
thân thẳng, mọc nhanh tiên phong trên đồi trọc hoặc tái sinh sau nương rẫy,…
phân bố nhiều ở miền Đông Bắc, cây có tác dụng ngăn lửa tốt cho rừng thông.
- Cây Me rừng (Phyllanthus emblica L): Loại cây bụi, thân chứa nhiều
nước, mọc nhiều ở vùng đồi núi trọc nên có thể chọn làm đai vản lửa ở nơi
đồi trọc.


13

- Cây Thẩu tấu (Aporosa microcalyx Hassk): Cây bụi hoặc cây nhỏ, mọc
phổ biến ở đồi trọc, bãi hoang, nới rừng nghèo kiệt, phân bố vừng Bắc Bộ và
Trung Bộ.
- Cây Đỏ ngọn (Cratoxylon pruuolium Dyer): Cây cao cỡ 6 - 10m, vỏ

khi già xốp có nhiều vảy, có khả năng phòng cháy, cây thường gặp ở các tỉnh
Lạng Sơn, Hà Bắc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
- Cây Dâu da đất (Baceaerea sapida Mull - Arg.): Là loại cây nhỡ, mọc
rải rác trong rừng thứ sinh tập trung ở vùng trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild): Là loài cây có thể trồng ở
hầu hết khắp nơi trên nhiều loại đất; cây có tán khép kín, thường trồng ở đồi
núi ở các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắc Lắc,
Kon Tum, Gia Lai,… và có khả năng tạo ra đai xanh khép kín nhiều tầng,
tầng trên là Keo tai tượng, tầng dưới là 1 số ít cây bụi thường xanh, tạo nên
môi trường râm ẩm, có khả năng ngăn ngừa lửa cháy lan từ ngoài vào rừng và
ngăn cháy lướt trên ngọn cây rừng.
- Một số loài cây trồng trên kênh mương tạo băng cản lửa ở rừng tràm
vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Dứa (thơm), Dừa nước (Nypa
fruticans Wurb), Chuối, Đào lộn hột (điều) (Anacardium occidentale L).
- Một số loài cây keo thuộc họ đậu mọc nhanh, xanh quanh năm, có tác
dụng cản lửa, tạo môi trường râm, ẩm, cải tạo đất tốt như: Keo dậu (Leacaena
leucocepha De wit.), Keo gai, Keo philippin,… dùng để trồng đai cây xanh ở
vùng đồi núi và vừng rừng Tràm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam
Bộ, miền Bắc rất tốt.
1.1.2.3. Nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng
Biện pháp KTLS là một trong những yêu cầu bắt buộc ngay khi tiến
hành quy hoạch, thiết kế trồng rừng và trong suốt quá trình kinh doanh lợi
dụng rừng. Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy
rừng (KTLSPCR) chủ yếu hướng vào:


14
(1) - Trồng rừng hỗn giao nhiều loài để hạn chế thực bì là tầng cây bụi
và lớp thảm tươi sinh trưởng và phát triển. Trước đây, các công trình nghiên

cứu chủ yếu tập trung vào một số ít các loài cây như: Bạch đàn liễu, Mỡ, Bồ
đề, Thông nhựa, Thông đuôi ngựa,… Gần đây, cùng với những tiến bộ về
nghiên cứu giống cây rừng, các tác giả đã tập trung nhiều vào các loài cây
mọc nhanh cung cấp nguyên liệu giấy như: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn
urophylla, Thông caribe,… Các công trình nghiên cứu quan trọng có thể kể
đến là nghiên cứu phương thức trồng rừng hỗn giao cũng được nhiều tác giả
quan tâm nhiều. Cụ thể: Phùng Ngọc Lan (1991) [14] đã gây trồng rừng trồng
hỗn giao Thông đuôi ngựa, Keo lá tràm, Bạch đàn trắng ở Núi Luốt - Xuân
Mai. Nguyễn Hữu Vĩnh, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quang Việt (1994) [19]
đã nghiên cứu cơ sở khoa học của phương thức trồng rừng hỗn giao giữa loài
Bạch đàn trắng và Keo lá tràm, có kết luận: Keo lá tràm và Bạch đàn trắng là
cây ưa sáng ngay từ khi mới trồng, sinh trưởng nhanh; song mức độ ưa sáng,
tốc độ sinh trưởng và các đặc tính sinh vật học khác nhau của chúng không
giống nhau; Keo lá tràm là cây họ đậu, hệ rễ có nhiều nốt sần, do đó bước đầu
có thể khẳng định cây Bạch đàn trắng và cây Keo lá tràm có thể trồng hỗn
giao với nhau; đến năm thứ 3, phương pháp hỗn giao cách tổ trong hang làm
cho các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Keo lá tràm và cây Bạch đàn tốt hơn
phương pháp hỗn giao với các loài khác. Theo kết quả nghiên cứu Trần
Nguyên Giảng (1985) [10] thí nghiệm trồng rừng hỗn giao trên đối tượng đất
trống, trọc sau khí phá rừng để trồng cây lương thực, đất phát triển trên nền đá
vôi; thực bì gồm cỏ là xen cỏ tranh, lau, găng gai,… Tác giả đã trồng Keo tai
tượng và Keo lá tràm với mật độ 3.300 cây/ha làm áo che phủ; khi keo được 2
tuổi, tác giả đã đưa vào trồng 10 loài cây lá rộng bản địa là: Lát hoa, Sấu,
Nhội, Giổi, Kim giao, Trám trắng, Gội trắng, Muồng đỏ, Lim xẹt và giữa hai
hàng keo theo phương pháp hỗn giao các loài theo hàng, cự ly 2m x 2m.
Trong thời gian qua, các loài cây bản địa được trồng nhiều và đã được nhiều
tác giả chú ý nghiên cứu đến; cụ thể: Nguyễn Bá Chất (1994) [3] nghiên cứu


15


cơ cấu cây trồng và xây dựng quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một số
loài cây chủ yếu phục vụ Chương trình 327/CT-CP, sau đó là Dự án trồng
mới 5 triệu hécta rừng của Chính phủ. Trong thời gian qua, nhiều tác giả đã
nghiên cứu và thử nghiệm trồng rừng hỗn giao ở nhiều vùng bằng nhiều loài
cây với phương thức trồng khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả vẫn còn tản
mạn, chưa được đúc kết, đánh giá và chưa được áp dụng vào thực tiễn sản
xuất; mặt khác, việc tìm chọn cấu trúc, loài cây, phương thức trồng và thời
điểm hỗn giao cũng rất phức tạp. Việc gây tạo rừng hỗn giao là mong muốn
của nhiều nhà lâm học đã và đang nỗ lực nghiên cứu thí nghiệm tạo ra các
lâm phần hài hòa, ổn định, bền vững về sinh thái và có giá trị cao về kinh tế.
(2) - Đốt trước vật liệu cháy là biện pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy
trong rừng bằng cách chủ động đốt những vật liệu dễ cháy trong các khu rừng
có nguy cơ cháy cao vào thời gian trước mùa khô, nhưng có sự điều khiển của
con người để không gây cháy rừng và hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh
hưởng bất lợi của lửa gây ra. Tuy nhiên, biện pháp này cho tới nay vẫn chưa
được áp dụng phổ biến rộng rãi ở nước ta. Việc tiến hành đốt trước khá phức
tạp, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và phải được chuẩn bị chu đáo cả về
lực lượng, phương tiện dập lửa (Bế Minh Châu, Phùng Văn Khoa (2002)) [5].
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu
thử nghiệm về biện pháp đốt trước nhằm giảm khối lượng vật liệu cháy. Cụ
thể: Phó Đức Đỉnh (1996) [9] đã thử nghiệm đốt trước vậy liệu cháy dưới tán
rừng thông non 2 tuổi tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Tác giả cho rằng, ở rừng thông
non nhất thiết phải thu gom vật liệu cháy vào chính giữa các hàng cây hoặc
nơi trống để đốt, chọn thời tiết đốt để ngọn lửa âm ỉ, không cao quá 0,5m có
thể gây cháy tán cây rừng. Phan Thanh Ngọ (1996) [16] đã thử nghiệm đốt
trước vật liệu cháy dưới tán rừng thông 8 tuổi ở Đà Lạt (Lâm Đồng); tác giả
cho rằng, với rừng thông lớn tuổi không cần phải thu gom vật liệu cháy trước
khi đốt mà chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết
thích hợp để đốt và có thể áp dụng đốt trước vật liệu cháy cho một số loại



×