Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng trên núi đá vôi tại huyện tràng định tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 162 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
UBND : Ủy ban nhân dân
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Dưới đây sẽ đi sâu phân tích từng mối đe dọa trực tiếp 42
4.2.1.1. Săn bắt động vật hoang dã 42
Hiện nay, các hoạt động săn bắt động vật hoang dã đã được kiểm soát
thông qua việc vận động người dân thu đổi các loại súng săn, súng tự chế,
kiểm tra các tụ điểm buôn bán động vật hoang dã nhưng trong thực tế
những hoạt động này có xu hướng gia tăng với các hình thức tinh vi phức
tạp hơn, khó kiểm soát. Để lý giải cho điều này chúng ta nhận thấy: do lợi
nhuận thu được từ hoạt động này lớn, biện pháp xử lý chưa chặt chẽ và
nghiêm minh, người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại động vật hoang dã.
43
4.2.1.2. Khai thác gỗ 43
4.2.1.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ 44
4.2.1.4. Xâm lấn đất rừng để canh tác 45
4.2.1.5. Cháy rừng 46
DANH MỤC CÁC HÌNH
Dưới đây sẽ đi sâu phân tích từng mối đe dọa trực tiếp 42
4.2.1.1. Săn bắt động vật hoang dã 42
Hiện nay, các hoạt động săn bắt động vật hoang dã đã được kiểm soát
thông qua việc vận động người dân thu đổi các loại súng săn, súng tự chế,
kiểm tra các tụ điểm buôn bán động vật hoang dã nhưng trong thực tế
những hoạt động này có xu hướng gia tăng với các hình thức tinh vi phức
tạp hơn, khó kiểm soát. Để lý giải cho điều này chúng ta nhận thấy: do lợi
nhuận thu được từ hoạt động này lớn, biện pháp xử lý chưa chặt chẽ và
nghiêm minh, người dân chưa có ý thức bảo vệ các loại động vật hoang dã.
43


4.2.1.2. Khai thác gỗ 43
4.2.1.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ 44
4.2.1.4. Xâm lấn đất rừng để canh tác 45
4.2.1.5. Cháy rừng 46
ii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý báu mà thiên nhiên
đã ban tặng cho con người. Ngoài giá trị kinh tế, rừng còn có tác dụng cung
cấp các loại dược liệu cho y học để phục vụ sức khỏe con người. Đặc biệt
rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn
chế lũ lụt, Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên có khả năng tái tạo nếu
như nó nhận được những tác động hợp lý theo hướng có lợi của con người.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nhu cầu ngày càng cao
của con người thì tài nguyên rừng ngày càng bị cạn kiệt cả số lượng và chất
lượng của rừng. Hay nói cách khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người, trong những năm qua con người đã khai thác kiệt quệ tài nguyên
rừng làm cho các hệ sinh thái rừng mất đi tính bền vững vốn có và làm cho nó
khó có khả năng phục hồi, thậm chí diện tích rừng bị giảm nhanh chóng ở
những năm 90.
Nếu tính từ 1943 thì đất nước ta có khoảng 14,3 triệu ha rừng với độ
che phủ chung là 43% thì hiện nay nước ta có khoảng 10,9 triệu ha rừng với
độ che phủ chỉ còn 33,2% thấp hơn chỉ mức báo động che phủ rừng tối thiểu
để duy trì cân bằng sinh thái cho một quốc gia. Chẳng những diện tích rừng
và chất lượng rừng bị giảm sút gây nên nhiều biến động xấu về kinh tế và môi
trường mà còn làm mất đi tính đa dạng sinh học của các theo hệ sinh thái
rừng, mất đi những nguồn gen động thực vật qúy hiếm. Đặc biệt đối với tài
nguyên rừng trên núi đá vôi, đây là trạng thái rừng có tính đa dạng cao và đặc
thù tuy nhiên cũng dễ bị tổn thương bởi tác động của con người.
Khu rừng núi đá của huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn nằm ở 3 xã Tri
Phương, quốc Khánh và Chí Minh. Đây là khu vực có hệ sinh thái rừng núi đá

độc đáo, có tính đa dạng sinh học phong phú với nhiều nguồn gen động thực
vật quý hiếm và nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá.
1
Đây là hệ thống rừng núi đá tập trung ở các xã phía Bắc - Đông Bắc của
huyện Tràng Định - là một trong ít khu vực còn lại diện tích và trữ lượng rừng
tự nhiên đáng kể trong tỉnh Lạng Sơn. Nó nằm trong vùng núi đá miền Bắc
Việt Nam cao có thể khẳng định đây là một mẫu rừng đặc trưng cho hệ sinh
thái rừng trên núi đá vôi tỉnh Lạng Sơn. Hiện tại, những tác động tiêu cực của
một số người dân địa phương và các vùng lân cận đã và đang tàn phá khu
rừng, những mối đe dọa không ngừng gia tăng làm cho nguy cơ mất đi một
trong những hệ sinh thái rừng đặc thù và còn tính chất đa dạng sinh học cao là
một thực tế khó tránh khỏi. Trong khi đó, khả năng phục hồi rừng trên núi đá
là rất khó khăn, nếu để mất rừng núi đá sẽ làm mất đi nguồn tài nguyên khó
khôi phục và sẽ gây nên những hậu quả khó lường. Trong những năm gần
đây, công tác quản lý bảo vệ rừng đã được quan tâm và thực hiện một cách tốt
hơn. Tuy nhiên, do địa hình núi đá hiểm trở, phức tạp trong khi lực lượng
kiểm lâm mỏng, địa bàn quản lý rộng nên công tác bảo vệ rừng thường xuyên
gặp khó khăn, rừng trong khu vực vẫn tiếp tục bị đe doạ. Mức độ đe dọa đối
với hệ sinh thái rừng và các loài động thực vật quý hiếm vẫn đang ở mức cao,
nếu không có sự quản lý bảo vệ thì hệ sinh thái rừng nơi đây sẽ tiếp tục bị tàn
phá và trong những năm tới sẽ không còn giá trị bảo tồn. Để góp phần giải
quyết những vấn đề nêu trên, trong phạm vi luận văn, chúng tôi đã thực hiện
đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài
nguyên rừng trên núi đá vôi tại huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn”
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về quản lý rừng bền vững
Trước đây, rừng tự nhiên bao trùm phần lớn diện tích mặt đất. Tuy
nhiên, do những tác động của con người như khai thác lâm sản quá mức, phá

rừng lấy đất trồng trọt, đất chăn thả, xây dựng các khu công nghiệp, mở rộng
các điểm dân cư,… đã làm cho rừng ngày một thu hẹp dần về diện tích. Tỷ lệ
che phủ của rừng tự nhiên giảm đi mỗi ngày một nhanh. Trong những năm
đầu của thế kỷ 20, sau hàng nghìn năm khai thác và sử dụng của con người
diện tích rừng trên thế giới vẫn còn khoảng 60-65%, nhưng chỉ trong gần 1
thế kỷ, tính đến năm 1995 con số này đã giảm đi một nửa. Theo số liệu của tổ
chức lương thực thế giới, tổng diện tích rừng tự nhiên hiện chỉ còn khoảng
3.454 triệu ha tương đương khoảng 35% diện tích mặt đất. Bình quân mỗi
năm diện tích rừng bị giảm đi khoảng 23 triệu ha [34].
Ở Việt Nam hiện tượng mất rừng cũng tương tự như vậy. Vào năm 1943
tỷ lệ che phủ của rừng tự nhiên còn khoảng 43% diện tích lãnh thổ. Đến nay
tỷ lệ này chỉ còn khoảng 33,2%, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông nam
bộ và miền trung. Rừng tự nhiên ở nước ta không chỉ bị thu hẹp về diện tích
mà còn bị giảm đi về chất lượng. Các loài gỗ quý đã bị khai thác cạn kiệt, các
loài cho sản phẩm có giá trị cao như lương thực, thực phẩm, dược liệu,
nguyên liệu cho công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, trở nên khan hiếm, nhiều
loài động vật hoang dã trong rừng đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Sự suy giảm diện tích và chất lượng của rừng tự nhiên chẳng những đã
làm xuống cấp một nguồn tài nguyên có khả năng cung cấp liên tục những
sản phẩm đa dạng cho cuộc sống con người, mà còn kéo theo những biến đổi
nguy hiểm của điều kiện sinh thái trên hành tinh. Hậu quả quan trọng nhất của
mất rừng trong thế kỷ qua làm cho khí hậu biến đổi, nguồn nước không ổn
3
định, đất đai bị hoang hoá, quy mô và cường độ của những thiên tai như gió,
bão, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng ngày một gia tăng. Sự mất rừng đã trở thành
nguyên nhân trực tiếp của sự đói nghèo ở nhiều quốc gia, là nguyên nhân của
hiểm hoạ sinh thái đe doạ sự tồn tại lâu bền của con người và thiên nhiên trên
toàn thế giới.
Trước tình hình đó một yêu cầu cấp bách đặt ra là phải quản lý rừng như
thế nào để ngăn chặn được tình trạng mất rừng, trong đó việc khai thác những

giá trị kinh tế của rừng không mâu thuẫn với việc duy trì diện tích và chất
lượng của nó, duy trì và phát huy những chức năng sinh thái to lớn với sự tồn
tại lâu bền của con người và thiên nhiên. Đây cũng là xuất phát điểm của
những ý tưởng của quản lý rừng bền vững – quản lý rừng nhằm phát huy
đồng thời những giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường của rừng. Mặc dù
nội dung của quản lý rừng bền vững rất phong phú và đa dạng với những khác
biệt nhất định phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng quốc
gia, song người ta cũng đang cố gắng đưa ra những khái niệm để diễn đạt bản
chất của nó. Chẳng hạn theo tổ chức Gỗ nhiệt đới (ITTO) thì “Quản lý rừng
bền vững là quá trình quản lý những diện tích rừng cố định nhằm đạt được
những mục tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng
mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất
tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường
vật lý và xã hội”, còn theo hiệp ước Helsinki thì “Quản lý rừng bền vững là sự
quản lý rừng và đất rừng một cách hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học,
năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng
thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng trong hiện tại
cũng như trong tương lai, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không
gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác” . Mặc dù có sự sai khác
nhất định trong cách diễn đạt ngôn từ, nhưng các khái niệm đều hướng vào
4
mô tả mục tiêu chung của quản lý rừng bền vững. Đó là quản lý để đạt được
sự ổn định về diện tích, sự bền vững về tính đa dạng sinh học, về năng
suất kinh tế và hiệu quả sinh thái môi trường của rừng.
Mục tiêu cơ bản của QLRBV là đồng thời đạt được bền vững về kinh
tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường . Nội dung cơ bản của
những thuật ngữ này như sau:
- Bền vững về kinh tế: Lợi ích mang lại lớn hơn chi phí đầu tư và được
truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Bền vững về xã hội: Phản ánh sự liên hệ giữa sự phát triển tài nguyên

rừng và tiêu chuẩn xã hội, không diễn ra ngoài sự chấp thuận của cộng đồng.
- Bền vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ổn định, giữ gìn bảo toàn
sản phẩm của rừng, đáp ứng khả năng phục hồi rừng trên quá trình tự nhiên.
Các khái niệm trên cũng chỉ rõ sự cần thiết phải áp dụng một cách linh
hoạt của các biện pháp quản lý rừng phù hợp với từng địa phương, và quản lý
rừng bền vững phải được thực hiện ở các quy mô từ địa phương, quốc gia đến
quy mô toàn thế giới.
Trên quan điểm kinh tế sinh thái thì, về mặt nguyên tắc, hiệu quả sinh
thái môi trường của rừng hoàn toàn co thể quy đổi được thành những giá trị
kinh tế. Vì thực chất, việc nâng cao giá trị sinh thái môi trường của rừng sẽ
góp phần làm giảm bớt những chi phí cần thiết để cải tạo và ổn định môi
trường vật lý cho sự tồn tại của con người và thiên nhiên, duy trì và cải thiện
năng suất của các hệ sinh thái cũng như nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã
hội khác. Như vậy, quản lý rừng bền vững thực chất là một hoạt động nhằm
góp phần vào sử dụng bền vững, sử dụng tối ưu không gian sống của mỗi địa
phương, mỗi quốc gia và toàn thế giới.
1.2. Trên thế giới
Đối với các quốc gia trên thế giới, tài nguyên rừng luôn luôn đóng vai
trò hết sức quan trọng. Cuộc sống của đại đa số người dân đều phụ thuộc vào
5
tài nguyên rừng. Đặc biệt là những người dân sống ở miền núi, có đời sống
phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ các loại lâm sản. Môi trường sống của
đại bộ phận dân cư ở cả miền xuôi cũng như miền ngược đều dựa vào sự tồn
tại của tài nguyên rừng. Thế nhưng, những cố gắng tăng cường kiểm soát
hành chính đối với các khu rừng quốc gia thường chỉ làm tăng thêm mâu
thuẫn giữa các bên và chỉ gây thêm tổn hại đến hệ sinh thái, hơn là bảo tồn và
sử dụng bền vững các hệ sinh thái đó.
Nhân dân một số nước trên thế giới đã lên tiếng đòi hỏi các ngành công
nghiệp chấm dứt tình trạng khai thác tài nguyên rừng. Từ Surinam đến các đảo
Solomo, ở ấn Độ, Nêpan, Inđônêxia, Philippin, Ghana, Zimbabuwe, Panama,

Mỹ, Canađa và nhiều dân tộc khác, mối quan tâm đối với nạn phá rừng đã thúc
đẩy các cộng đồng tổ chức các cuộc biểu tình quần chúng, chặn các con đường
chở gỗ, kêu gọi những đại biểu chính trị và các hệ thống pháp luật ngăn chặn
nạn phá rừng và làm suy thái tài nguyên rừng [17].
Quản lý rừng bền vững đề cập đến hai khía cạnh quan trọng là xây
dựng, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên rừng phục vụ cho các nhu cầu
của con người phải được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và ổn định
qua các thế hệ hiện tại và mai sau.
Quản lý và sử dụng rừng bền vững bao gồm các quy trình công nghệ,
chính sách và hoạt động, nhằm hội nhập những nguyên lý kinh tế-xã hội với
các mối quan tâm về môi trường sao cho có thể đồng thời :
- Giảm mức độ nguy cơ cho sản xuất (ổn định)
- Duy trì và nâng cao sự phục vụ sản xuất (sản xuất)
- Có thể đứng vững được kinh tế (kinh tế)
- Có thể chấp nhận được về mặt xã hội.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Nói cách khác, loại hình sử dụng tài nguyên rừng có thể được coi là
bền vững nếu như cách sử dụng có tính cân đối về mặt xã hội, có cơ sở về mặt
6
môi trường, được chấp nhận về mặt chính trị, có tính khả thi về mặt kỹ thuật
và phù hợp về mặt kinh tế [36].
Trên thế giới, lịch sử quản lý rừng được phát triển từ rất sớm. Đầu thế
kỷ 18, các nhà lâm học Đức G.L. Hartig [40], Heyer [41] hay Hundeshagen
[42] đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đồng
tuổi. Cũng vào thời điểm đó các nhà lâm nghiệp Pháp (Gournad, 1922) và
Thụy Sĩ (H. Boiolley) [38] cũng đã đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh
sản lượng đối với rừng khác tuổi khai thác chọn. Trong thời kỳ này, hệ thống
quản lý rừng phần lớn vẫn dựa trên các mô hình kiểm soát quốc gia từ Trung
ương. Các khu đất rừng công cộng chiếm từ 25-75% tổng diện tích đất đai của
nhiều quốc gia. Hiện nay, nhiều Chính phủ vẫn giữ nguyên pháp lý độc nhất

kiểm soát toàn bộ các khu rừng tự nhiên. các cơ quan Lâm nghiệp được giao
bảo vệ những khu đất này thường phải đương đầu với các vấn đề về vốn và
nhân sự do ngân sách khu vực công cộng bị giảm xuống trong qúa trình cải tổ
kinh tế.
Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến giữ thế kỷ 20, hệ thống quản lý
rừng thường mang tính tập trung cao ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc
gia đang phát triển [17]. Trong thời kỳ này, vai trò sự tham gia của cộng đồng
trong quản lý rừng không được chú ý. Mặc dù trong các quy định pháp luật
thì rừng là tài sản của toàn dân. Song, trên thực tế người dân không hề được
hưởng lợi từ rừng và vì vậy người dân cũng không hề quan tâm đến vấn đề
xây dựng và bảo vệ vốn rừng. Họ chỉ biết khai thác rừng để lấy lâm sản và lấy
đất canh tác phục vụ cho nhu cầu sống của chính họ. Bên cạnh đó, cùng với
sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng lên nên
tình trạng khai thác qúa mức đối với tài nguyên rừng trong giai đoạn này cũng
trở thành nguyên nhân quan trọng của tình trạng suy thái tài nguyên rừng.
Bước sang giai đoạn từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, khi tài nguyên rừng ở
nhiều quốc gia đã bị giảm sút một cách nghiêm trọng, môi trường sinh thái và
7
cuộc sống của đồng bào miền núi bị đe doạ thì phương thức quản lý tập trung
như trước đây không còn thích hợp nữa. Người ta đã tìm mọi cách cứu vãn
tình trạng suy thoái rừng thông qua việc ban bố một số chính sách nhằm động
viên và thu hút người dân tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên rừng.
Phương thức quản lý rừng cộng đồng (hay lâm nghiệp cộng đồng) xuất hiện
đầu tiên ở ấn Độ và dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau
như lâm nghiệp, trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nepan, Thái Lan, Philippin, ).
Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khi sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị
trí quan trọng đối với người dân nông thôn miền núi, thì quản lý rừng theo phương
thức phát triển lâm nghiệp xã hội sẽ là một hình thức mang tính bền vững nhất về
cả phương diện kinh tế, xã hội lẫn môi trường sinh thái[43].
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo

tồn ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ
chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về bảo vệ
và phát triển rừng trong đó có Chiến lược bảo tồn (năm 1980 và điều chỉnh
năm 1991), Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chương trình
hành động rừng nhiệt đới (TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trường
và phát triển (UNCED tại Rio de Janeiro năm 1992), Công ước quốc tế về
buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về Đa dạng
sinh học (CBD, 1992), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994),
Công ước về chống sa mạc hoá (CCD, 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt
đới (ITTA, 1997). Những năm gần đây, nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và
quốc gia về QLRBV đã liên tục được tổ chức [13]. Phân tích khái niệm về
quản rừng bền vững của Tổ chức gỗ quốc tế thì QLRBV là cách thức quản lý
vừa đảm bảo được các mục tiêu sản xuất, vừa đảm bảo giữ được các giá trị
kinh tế, môi trường và xã hội của tài nguyên rừng.
Là tổ chức đầu tiên áp dụng vấn đề quản lý rừng bền vững ở nhiệt đới,
Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế đã biên soạn một số tài liệu quan trọng như
8
“Hướng dẫn quản lý rừng tự nhiên nhiệt đới” (ITTO, 1990), “Tiêu chí đánh
giá quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới” (ITTO, 1992), “Hướng dẫn
thiết lập hệ thống quản lý bền vững các khu rừng trồng trong rừng nhiệt đới”
(ITTO, 1993) và “Hướng dẫn bảo tồn ĐDSH của rừng sản xuất trong vùng
nhiệt đới” (ITTO, 1993 b). Tổ chức ITTO đã xây dựng chiến lược quản lý bền
vững rừng nhiệt đới, buôn bán lâm sản nhiệt đới cho năm 2000.
Hai động lực thúc đẩy sự hình thành hệ thống QLRBV là xuất phát từ
các nước sản xuất các sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn tái lập một lâm phận
sản xuất ổn định và khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn
điều tiết việc khai thác rừng để đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu. Vấn
đề đặt ra là phải xây dựng những tổ chức đánh giá QLRBV. Trên quy mô
quốc tế, hội đồng quản trị rừng đã được thành lập để xét công nhận tư cách
của các tổ chức xét và cấp chứng chỉ rừng. Với sự phát triển của QLRBV,

Canada đã đề nghị đặt vấn đề QLRBV trong hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Hiện nay, trên thế giới đã có bộ tiêu chuẩn quản lý bền vững cấp quốc
gia như: Canada, Thuỵ Điển, Malaysia, Indonesia,vv và cấp quốc tế của tiến
trình Helsinki, tiến trình Montreal. Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức
gỗ nhiệt đới đã có bộ tiêu chuẩn “Những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng (P&C)”
đã được công nhận và được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và các tổ chức cấp
chứng chỉ rừng đều dùng bộ tiêu chí này để đánh giá tình trạng quản lý rừng và
xét cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng [27].
Tháng 8/1998, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã họp hội nghị
lần thứ 18 tại Hà Nội để thoả thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu
chí và chỉ số về QLRBV ở vùng ASEAN (Viết tắt là C&I ASEAN). Thực
chất C&I của ASEAN cũng giống như C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và
cũng chia làm 2 cấp quản lý là cấp quốc gia và cấp đơn vị quản lý [14]. Hiện
nay, ở các nước đang phát triển, khi sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị
9
trí quan trọng đối với người dân nông thôn, miền núi, thì quản lý rừng theo
hình thức phát triển lâm nghiệp xã hội đang là một trong những mô hình được
đánh giá cao trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Với mục đích quản lý bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được
thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc
quản lý bền vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra
để áp dụng quản lý rừng bền vững. Năm 1996, tại Vườn quốc gia Bwindi
Impenetrable và Mgahinga Gorilla thuộc Uganda, Wild và Mutebi đã nghiên
cứu giải pháp quản lý, khai thác bền vững một số lâm sản và quản lý bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên giữa Ban quản lý vườn và cộng đồng dân cư.
Trong báo cáo "Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi - Phạm vi
vận động" của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed (2000) đã nghiên cứu và
đưa ra giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững tại Vườn quốc gia
Richtersveld chủ yếu dựa trên hương ước (Contractual Agreement) quản lý

bảo vệ tài nguyên, trong đó người dân cam kết bảo vệ ĐDSH trên địa phận
của mình còn chính quyền và Ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng hạ tầng
và cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội khác.
Tại Vườn Quốc gia Kruger của Nam Phi (2000), nhằm bảo vệ tài
nguyên bền vững, Chính phủ đã trao quyền sử dụng đất đai, chia sẽ lợi ích từ
du lịch cho người dân, ngược lại người dân phải tham gia quản lý và bảo vệ
tài nguyên tại Vườn quốc gia.
Theo Shuchenmann (1999), tại Vườn quốc gia Andringitra của
Madagascar, để thực hiện quản lý rừng bền vững, Chính phủ đảm bảo cho
người dân được quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi
để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác như
có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng. Ngược lại, người dân phải đảm
bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực.
10
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999), tại Khu bảo tồn Hoàng
gia Chitwan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư vùng đệm
được tham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên
vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài
nguyên là khoảng 30 - 50% thu được từ du lịch hằng năm sẽ được đầu tư trở
lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng [37].
Các mô hình quản lý bền vững các khu bảo vệ được nêu trên đã góp
phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Chúng đã đưa ra được một số
chính sách như chia sẽ lợi ích, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
vv và một số giải pháp như đồng quản lý, quản lý có sự tham gia của người
dân, v.v Tuy nhiên, các mô hình trên chỉ phù hợp với một số quốc gia và
một số khu bảo vệ có tiềm năng về du lịch, tài nguyên, đất đai phù hợp.
1.3. Ở Việt Nam
Trong những năm qua do dân số tăng nhanh, nhu cầu của xã hội ngày
càng cao. Nạn khai thác gỗ ồ ạt của lâm tặc, khai thác không đúng quy trình,
chỉ chú trọng khai thác mà không chú ý đến tái tạo và nuôi dưỡng rừng,

chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cho diện tích và chất lượng rừng ngày
càng bị giảm sút, làm suy giảm tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng.
Bên cạnh đó rừng Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi sự huỷ diệt trầm trọng của
2 cuộc chiến tranh kéo dài đã làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút vì bom
đạn, chất độc hoá học tàn phá nặng nề. Nếu như tỷ lệ che phủ của rừng nước
ta năm 1945 là 43% thì đến năm 1976 chỉ còn 33,8% [17]. Tỷ lệ che phủ thấp
nhất là vào năm 1995 với 28,2%. Trong những năm gần đây, sự nỗ lực của
nhà nước với những chính sách đổi mới, những chương trình trọng điểm quốc
gia như Dự án 327, 661, 147 đã làm cho diện tích rừng tăng lên một cách rõ
rệt. Đến năm 2000, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước đã nâng lên 33,2% [2] và
đến cuối năm 2004 là 36,7% [4].
11
Trước những biến đổi mạnh mẽ của môi trường và hiểm hoạ sinh thái
có thể xảy ra thì việc quản lý rừng bền vững ngày càng trở nên quan trọng.
Phần lớn các chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ ngành lâm nghiệp hiện nay
đều hướng vào QLRBV. Những chương trình phát triển lâm nghiệp lớn của
Nhà nước như chương trình 327, 661, vv đều xem QLRBV là một trong
những mục tiêu quan trọng. Lâm nghiệp đang trở thành ngành kinh tế phát
triển không chỉ nhờ vào khả năng cung cấp hàng hoá lâm sản mà còn nhờ vào
khả năng các hàng hoá và dịch vụ về môi trường đáp ứng yêu cầu trong nước
và quốc tế.
Theo tài liệu trong Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp [2], trước
năm 1945 quản lý lâm nghiệp được tổ chức theo hạt. Ranh giới hạt lâm
nghiệp không phụ thuộc nhiều vào ranh giới hành chính tỉnh, huyện mà là đơn
vị quản lý nhà nước trong một lãnh thổ có rừng, có chức năng thừa hành pháp
luật. Trong thời kỳ này, toàn bộ rừng nước ta là rừng tự nhiên đã được chia
theo các chức năng để quản lý, sử dụng như sau:
+ Rừng chưa quản lý: Là những diện tích rừng ở những vùng núi hiểm
trở, dân cư thưa thớt, nhà nước thực dân chưa có khả năng quản lý, người dân
được tự do sử dụng lâm sản, đốt nương làm rẫy. Việc khai thác sử dụng lâm

sản đang ở mức tự cung tự cấp, lâm sản chưa trở thành hàng hoá.
+ Rừng mở để kinh doanh: Là những diện tích rừng ở những vùng có
dân cư và đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản. Những
diện tích rừng này được chia thành các đơn vị như khu, từ khu được chia
thành các lô khai thác và theo chu kỳ, sản lượng do hạt trưởng lâm nghiệp
quản lý, đấu thầu khai thác.
+ Rừng cấm: Là những diện tích rừng sau khai thác, cần được bảo vệ
để tái sinh trong cả chu kỳ theo vòng quay điều chế, cũng có thể là khu rừng
có tác dụng đặc biệt cần được bảo vệ [17].
12
Nhìn chung, trong thời kỳ trước năm 1945 tài nguyên rừng Việt Nam
khá phong phú, nhu cầu lâm sản của con người còn thấp, mức độ tác động của
con người vào tài nguyên rừng chưa cao, vấn đề QLRBV chưa được đặt ra.
Theo số liệu thống kê tài nguyên rừng khu vực Đông Dương, diện tích rừng
nước ta vào năm 1943 còn khoảng 14,3 triệu hécta, tương đương độ che phủ
43% [17].
Từ sau hoà bình lập lại rừng được chia thành 3 chức năng để quản lý sử
dụng đó là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Tổ chức quản lý
sử dụng 3 loại rừng được hình thành và phát triển từ năm 1986 [17].
Trong thời kỳ này, hoạt động của ngành lâm nghiệp đã trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau. Ngay sau khi hoà bình lập lại, toàn bộ diện tích rừng và
đất rừng ở miền Bắc được quy hoạch vào các lâm trường quốc doanh. Nhiệm
vụ chủ yếu là khai thác lâm sản để phục vụ cho nhu cầu phát triển của các
ngành kinh tế và của nhân dân, việc xây dựng và phát triển vốn rừng tuy có
đặt ra nhưng chưa được các đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quan tâm
đúng mức. Cùng với mức độ tăng nhanh về dân số, tình trạng chặt phá rừng tự
nhiên lấy đất sử dụng canh tác nông nghiệp, lấy các sản phẩm gỗ, củi và các
lâm sản khác càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Những hình thức quản lý và sử
dụng tài nguyên rừng như trên đã làm cho tài nguyên rừng nước ta bị tàn phá
một cách nặng nề. Diện tích rừng đã bị thu hẹp từ 14,3 triệu ha năm 1943

xuống còn khoảng 10 triệu ha năm 1985. Giai đoạn từ năm 1946 - 1960, công
tác bảo vệ rừng chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ, hướng dẫn nông dân miền núi
sản xuất trên nương rẫy, ổn định công tác định canh, định cư, khôi phục kinh
tế sau chiến tranh. Giai đoạn 1961 - 1975 QLBVR được đẩy mạnh, khoanh
nuôi tái sinh rừng gắn chặt với định canh, định cư. Công tác khai thác rừng đã
chú ý đến thực hiện theo các quy trình, quy phạm, đảm bảo xúc tiến tái sinh
tự nhiên. Nhìn chung, công tác QLBVR được thống nhất quản lý từ trung
13
ương đến địa phương. Sau ngày thống nhất đất nước, Nhà nước quản lý toàn
bộ tài nguyên rừng thông qua các lâm trường quốc doanh, người dân và cộng
đồng đã bị tách rời khỏi các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên rừng. Đây
là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy thoái tài
nguyên rừng một cách nhanh chóng ở nước ta.
Do yêu cầu về chức năng bảo tồn và phòng hộ của rừng ngày càng trở
nên quan trọng, để đảm bảo môi trường bền vững phục vụ cho phát triển kinh
tế, xã hội nên các hoạt động lâm nghiệp đặc biệt quan tâm đến 2 loại rừng đặc
dụng và phòng hộ. Tháng 11/1997 Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam đã thông qua Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn
1998-2010, trong đó gồm 2 triệu ha rừng đặc dụng, phòng hộ và 3 triệu ha
rừng sản xuất. Hiện nay, Nhà nước ta đã có hệ thống luật pháp và những
chính sách quan trọng để quản lý, bảo vệ phát triển rừng, đó là:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi 2004;
- Luật Bảo vệ Môi trường;
- Luật Đất đai;
- Nghị định 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Chỉ thị 12/2003/CT-Ttg ngày 16/5/2003 về việc tăng cường các biện
pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;
- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao,

được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Thông tư số 56/1999/TT/BNN-KL ngày 30/3/1999 của Bộ
NN&PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong
cộng đồng dân cư thôn, làng, bản, ấp.
- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006 của Chính phủ quy
định về phòng cháy chữa cháy rừng.
14
- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính
phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng.
- Quyết định 245/1998/QĐ - TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và
đất Lâm nghiệp.
- Quyết định số 186/1006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ NN&PTNT
về việc ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên
nhiên Việt Nam đến năm 2010.
- Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2010 và
Dự thảo chiến lược Lâm nghiệp quốc gia 2006 - 2020.
Ngoài ra, còn nhiều các văn bản pháp quy khác được ban hành từ Bộ
NN & PTNT, liên bộ và cả từ chính quyền địa phương về những vấn đề liên
quan đến quản lý và bảo vệ rừng. Những văn bản quy phạm đó đã góp phần giúp
các địa phương và ngành Lâm nghiệp quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả hơn.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều quan tâm
đến công tác QLBVR và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng bằng các giải pháp
chính sách, tổ chức quản lý và xã hội hoá nghề rừng. Cụ thể đã thực hiện cắt

giảm sản lượng khai thác tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên, đẩy mạnh và phát
triển rừng trồng sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, phát triển lâm nghiệp
theo hướng xã hội hóa nghề rừng, Bên cạnh đó, việc thiết lập các khu rừng
đặc dụng, xây dựng các dự án trồng và bảo vệ rừng phòng hộ cũng rất được
quan tâm thực hiện.
15
Thấy được tầm quan trọng và giá trị to lớn của tài nguyên rừng và
ĐDSH, từ năm 1962 Nhà nước ta đã thành lập rừng cấm Cúc Phương, đây là
rừng đặc dụng đầu tiên của nước ta. Đến nay năm 2003, trên toàn quốc đã có
26 vườn Quốc gia và 99 khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan và khu
bảo tồn loài, sinh cảnh với tổng diện tích rừng đặc dụng là 2.541.675 ha [3].
Công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng đã có nhiều tiến bộ, Nhà
nước có nhiều điều kiện thuận lợi để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, xây
dựng và phát triển rừng. Cụ thể năm 1992, Chính phủ đã phê duyệt chương
trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc (chương trình 327) giai đoạn 1993-1998;
tiếp đó là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được thực hiện từ năm 1998-2010
với mục tiêu là xây dựng, bảo vệ rừng để đảm bảo an toàn môi trường sinh
thái, đồng thời thoả mãn nhu cầu lâm sản phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
Hưởng ứng phong trào Quốc tế "Rừng và con người", tháng 6/1997 Bộ
NN & PTNT thay mặt Chính phủ nước ta đã ký cam kết bảo tồn ít nhất 10%
diện tích rừng gồm các hệ sinh thái rừng hiện có và cùng với cộng đồng Quốc
tế, Việt Nam sẽ tham gia thị trường lâm sản bằng các sản phẩm được dán
nhãn là khai thác hợp pháp từ các khu rừng đã được cấp chứng chỉ trong khối
AFTA và WTO [12].
Hiện nay ở Việt Nam, tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV được tổ công tác
FSC Việt Nam biên soạn trên cơ sở điều chỉnh bổ sung những tiêu chuẩn và
tiêu chí quản lý rừng của FSC quốc tế, có sử dụng những ý kiến đóng góp của
các nhà quản lý và sản xuất lâm nghiệp trong nước và trên thế giới, để vừa
đảm bảo những tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt
Nam và đã được Ban giám đốc FSC quốc tế phê duyệt năm 1999. Do những

tiêu chuẩn và những tiêu chí áp dụng chung cho toàn quốc, đồng thời phải
phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế nên việc áp dụng không thể phù
hợp hoàn toàn trong mọi trường hợp và mọi điều kiện ở từng địa phương. Vì
16
vậy, khi áp dụng những tiêu chuẩn và những tiêu chí cần có sự mềm dẻo trong
một phạm vi nhất định, được các tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế và FSC quốc
gia chấp nhận [35], [23].
Về cơ sở lý luận, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu phân
tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững.
Một số đề tài nghiên cứu đã bước đầu đề xuất các giải pháp cụ thể áp dụng
cho một số vùng như:
- Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững lưu vực sông Sê San của Phạm
Đức Lâm và Lê Huy Cường 1998 [14], các tác giả đã đưa ra các giải pháp về quản
lý và sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại lưu vực sông Sê San;
- Quản lý bền vững rừng khộp ở EaSúp - Đắc Lắc của Hồ Viết Sắc
1998 [19], tác giả đã đề xuất một số giải pháp về xã hội và quản lý nhằm quản
lý bền vững rừng khộp ở Ea Súp - Đắc Lắc;
- Du canh với vấn đề QLBVR ở Việt Nam của Đỗ Đình Sâm 1998 [20],
tác giả đã phản ánh thực trạng du canh, đánh giá sự ảnh hưởng của nó đồng
thời nêu lên một số giải pháp chính sách về định canh và biện pháp kỹ thuật
canh tác trên đất dốc nhằm quản lý rừng bền vững ở Việt Nam;
- Sử dụng đất tổng hợp bền vững của Nguyễn Xuân Quát năm 1996
[18], tác giả đã nêu lên những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử
dụng đất, các mô hình sử dụng đất bền vững, mô hình khoanh nuôi phục hồi
rừng ở Việt Nam, đồng thời đã đề xuất tập đoàn cây trồng nhằm sử dụng bền
vững và ổn định đất rừng;
- Cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong
kinh doanh rừng của Trần Văn Con năm 1999 [9], tác giả đã đánh giá lại các
nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên ở vùng Tây Nguyên để xem xét thực
trạng sự hiểu biết, khả năng ứng dụng sự hiểu biết về cấu trúc rừng tự nhiên

trong kinh doanh rừng tự nhiên;
17
- Nghiên cứu phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên và
Vườn Quốc gia của Trần Ngọc Lân và cộng sự (1999) thực hiện tại Vườn
Quốc gia Pù Mát [15], các tác giả đã đề xuất một số giải pháp về mặt xã hội
và kinh tế để phát triển bền vững vùng đệm của Vườn Quốc gia Pù Mát;
- Đánh giá tình hình khai thác sử dụng lâm sản ngoài gỗ và đề xuất
giải pháp quản lý rừng bền vững ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Huống của Suree và Đào Thị Minh Châu (2004) [30], các tác giả đã đánh giá
thực trạng và ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng lâm sản ngoài gỗ đồng
thời đã nêu ra được một số giải pháp về xã hội và kỹ thuật nhằm quản lý rừng
bền vững ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống;
- Dự án kết hợp bảo tồn và phát triển (Integrated Conservation and
Development - ICD) tại Vườn Quốc gia Cát Tiên do Quỹ Quốc tế về Bảo tồn
thiên nhiên (WWF) tài trợ (1997), trong dự án này chỉ đưa ra giải pháp đồng
quản lý tài nguyên trong đó đề cập đến sự tham gia quản lý tài nguyên rừng
của cộng đồng địa phương và các bên liên quan mà chưa đề cập đến các giải
pháp khác nhằm QLRBV.
QLRBV đang được đặt ra như một vấn đề bức xúc cả về quan điểm,
phương pháp luận đến những giải pháp cụ thể. Các kết quả nghiên cứu và
kinh nghiệm trong nước và quốc tế về QLRBV thực sự là những bài học quý
cho quản lý rừng ở mỗi địa phương. Vấn đề đặt ra là quản lý rừng như thế nào
được coi là quản lý bền vững? Để quản lý tài nguyên rừng bền vững cần phải
thoả mãn những điều kiện gì? Trong các giải pháp quản lý, giải pháp nào sẽ
tác động tích cực đến quản lý tài nguyên rừng bền vững trên địa bàn nghiên
cứu? Đây chính là những câu hỏi mà nghiên cứu này cần giải quyết tại các
khu rừng núi đá vôi ở huyện Tràng Định, nơi mà công tác quản lý tài nguyên
rừng còn gặp nhiều khó khăn do chưa có những nghiên cứu cụ thể về các giải
pháp. Vì lý do đó, đề tài luận văn đặt ra là cần thiết.
18

CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực tài nguyên rừng núi đá của 3 xã Quốc Khánh, Tri Phương, Chí
Minh thuộc địa giới hành chính huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn cách thị
trấn Thất Khê khoảng 15km về phía Bắc và Đông Bắc:
Về ranh giới:
- Xã Chí Minh
Phía Bắc giáp huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng.
Phía Đông giáp xã Tri phương
Phía Tây giáp xã Vĩnh Tiến, Tân Tiến
Phía Nam giáp xã Kim Đồng và xã Chi Lăng.
- Xã Tri Phương
Phía Bắc giáp xã Quốc Khánh
Phía Đông giáp xã Đội Cấn
Phía Tây giáp xã Chí Minh, Chi Lăng
Phía Nam giáp xã Đại Đồng.
- Xã Quốc Khánh
Phía Đông giáp huyện Long Châu, Tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc.
Phía Bắc, Tây Bắc giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng
Phía Nam giáp với các xã Tri Phương, Đội Cấn.
Phạm vi nghiên cứu nằm trong địa giới hành chính của huyện Tràng
Định bao gồm một phần diện tích của 3 xã thuộc huyện Tràng Định gồm: xã
Quốc Khánh, diện tích tự nhiên 6.225,21ha. Tổng diện tích đất quy hoạch
vùng núi đá là 1.414,75ha; xã Tri Phương, diện tích tự nhiên 4.317,85ha.
19
Tổng diện tích quy hoạch vùng núi đá là 495,4 ha; xã Chí Minh, diện tích tự
nhiên 5.245,15ha. Tổng diện tích quy hoạch vùng núi đá là 555ha. Tổng diện

tích rừng núi đá toàn huyện là 2.465,15ha.
2.1.2. Địa hình địa mạo
Nhìn chung, địa hình Khu vực rừng núi đá huyện Tràng Định bị chia
cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành. Chúng có
đặc điểm chung là: núi đá có dốc lớn, bị chia cắt sâu. Có 3 kiểu địa hình chính
như sau:
+ Nhóm kiểu địa hình đồi núi thấp: Nhóm này chiếm điện tích khá lớn,
có độ cao dưới 600m, là nơi hoạt động sản xuất lâm nghiệp của khu vực.
+ Núi kiểu địa hình núi đá vôi: Nhóm này chiếm hầu hết diện tích,
chúng có kiểu kiến trúc dễ nhận biết, độ cao trung bình trên 600m.
+ Nhóm kiểu địa hình trũng nằm xen kẽ giữa núi đá vôi và núi đồi đất:
Nhóm này có địa hình thấp, bằng phằng, ở giữa những dãy núi thường xuất hiện
những con sông, suối và những cánh đồng lúa hoặc hoa màu của dân chúng.
2.1.3. Khí hậu
Khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, khá lạnh về mùa đông, mặt khác do ảnh
hưởng bởi hoàn cảnh địa lý tạo ra kiểu khí hậu đặc sắc, khắc nghiệt hơn so
với các vùng khác trong tỉnh, nóng nhiều về mùa hè, lạnh hơn và thường có
sương muối vào mùa đông.
Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ không khí trung bình năm 21
0
C; nhiệt độ không khí tối thấp
trung bình năm 19,3
0
C, nhiệt độ không khí tối cao trung bình năm 26,9
0
C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1400mm đến 1600 mm.
Tốc độ gió trung bình năm 0,9m/s.

20
2.1.4. Thuỷ văn
Đặc điểm nổi bật của hệ thống thuỷ văn trong khu rùng núi đá là mật độ
dòng chảy bề mặt thấp do điều kiện địa hình núi đá vôi, nhiều hang động Các-
xtơ và suối ngầm.
Dòng chảy tương đối hẹp, độ dốc dòng chảy tương đối lớn. Có suối
ngầm, có sự xuất hiện đột ngột dòng chảy trên bề mặt tạo nên cảnh quan đẹp
trong khu bảo tồn thiên nhiên.
Lượng nước chảy thường xuyên quanh năm. Tuy mưa mùa, tập trung
song hầu như chưa xảy ra lũ ống, lũ quét, gây hậu quả lớn cho sản xuất và đời
sống cho nhân dân.
Điều kiện khí hậu cùng với đặc điểm địa hình địa mạo tạo nên những
vùng có tài nguyên động, thực vật rừng phong phú, đặc hữu và quý hiếm.
2.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng
Qua điều tra, đất đai tại khu bảo tồn gồm 2 loại chính:
- Nhóm đất màu nâu đỏ (feranit) trên núi đá vôi và những nơi dốc tụ
chân núi đá:
Loại đất này thường nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên đất
thường xuyên xuất hiện nhiều đá lộ đầu, nhưng đất có độ phì cao nên thường
bị đồng bào phát nương làm rẫy. Đất có thành phần cơ giới nặng, hơi chua
(pH=5,5-6,5), tầng B phát triển mạnh và có mầu đỏ tươi rất dễ nhận biết.
Xen kẽ loại đất đỏ có loại đất xám trên đá vôi với diện tích không lớn,
nhưng độ phì cao hơn, hàm lượng mùn và tầng mùn lớn hơn, kết cấu đất đa
phần là hạt, trên loại đất này đồng bào thường trồng ngô, khoai sọ, cây trồng
sinh trưởng rất tốt.
- Loại đất đỏ vàng hoặc vàng xám trên phiến thạch sét và đá biến chất:
Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn, nó được phân bố ở các thôn:
Pắc Bó, (xã Chí Minh), thôn Lũng Sàng (xã Tri Phương). Tầng đất của nó từ
21
mỏng đến trung bình và dày. Phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi đất có độ

cao dưới 300-600 m, loại đất này có thành phần cơ giới biến động khá mạnh
nằm trong giới hạn từ cát pha đến thịt nặng nói chung, trên các loại đá biến
chất có thành phần cơ giới nhẹ hơn so với trên đá phiến thạch sét.
Trong khu vực điều tra có độ cao trên 600-700 m vùng núi đất cũng
xuất hiện loại đất này, nhưng loại đất này ở vùng cao, còn rừng già nên có
lượng mùn nhiều hơn, tầng A1 phát triển hơn và mầu sẫm hơn, tầng B có hàm
lượng mùn khá lớn, có nơi có cả tầng AB. Độ dày tầng đất thuộc loại trung
bình, nhiều nơi có đá lẫn với hàm lượng khá lớn, đất thuộc loại chua.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số, lao động và dân tộc
2.2.1.1. Dân số và Lao động
Theo thống kê dân số tính đến hết tháng 6 năm 2011, dân số trong vùng
là 5.607 nhân khẩu, sinh sống tại 1.503 hộ gia đình, trên địa bàn 26 thôn bản,
thuộc 3 xã. Mật độ dân số trong vùng bình quân là: người/km
2
. Phân bố dân
cư không đều, đa số các thôn bản tập trung ở thung lũng, gần sông suối, có
khả năng làm ruộng nước và dọc theo các trục đường giao thông.
Tổng số lao động trong vùng là 5.125 lao động chiếm 82,07% dân số,
trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu: chiếm 96,89 %; còn lại là lao động
thuộc các ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, cán bộ y tế, giáo dục.
2.2.1.2. Dân tộc và phong tục tập quán canh tác, sử dụng rừng
Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu sinh sống là Tày, Hoa, Nùng,
Kinh. Dân tộc Tày có số dân đông nhất với 3.215 người, chiếm 57%. Tiếp
đến là dân tộc Nùng với 1.216 người, tỷ lệ 33%. Dân tộc Kinh có 806 người,
chiếm 6%. Dân tộc Dao và Hoa có 370 người, chiếm 4%. Cùng chung sống trong
một cộng đồng, đã có nhiều hoạt động học tập, trao đổi, giao lưu lẫn nhau nhưng
giữa các dân tộc vẫn có những phong tục tập quán canh tác khác nhau.
22
2.2.2. Tình hình kinh tế trong khu vực

Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội, cuộc sống của nhân dân
trong khu vực còn ở mức thấp. Tổng sản lượng lương thực bình quân năm
đạt: 4.198 tấn, trung bình đạt 650kg thóc/người/năm. Thu nhập bình quân đạt
3,5-4 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo trong khu vực là 442 hộ, chiếm
29,4% tổng số hộ. Do cuộc sống khó khăn, người dân thường xuyên vào rừng
kiếm củi, khai thác gỗ, để kiếm sống đã tác động xấu đến rừng. Đây là một
trong những nguyên nhân chính làm suy giảm giá trị của rừng cả về diện tích
và chất lượng.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Giao thông trong vùng chưa phát triển. Toàn bộ hệ thống
giao thông chỉ có gần 150 km đường ô tô. Trong đó đường ô tô đi qua địa bàn 3
xã là 23 km đường nhựa, đường ô tô đi lại trong khu vực nghiên cứu chỉ được
cứng hóa 2km, còn lại là đường cấp phối và đường đất. 3 xã Tri Phương, Quốc
Khánh, Chí Minh đều đã có đường ô tô đến được trung tâm xã. Tuy nhiên riêng
xã Chí Minh chất lượng đường rất xấu nên việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là
trong mùa mưa lũ.
- Thủy lợi: Hệ thống kênh mương đã xây dựng được 60km, trong đó có
31km kênh mương cứng còn lại là mương đất. Hiện nay, một số đoạn kênh
mương đã xuống cấp và hiệu suất sử dụng các công trình này chưa cao, vì vậy
chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
- Điện: Tất cả các xã trong khu vực đã có hệ thống điện lưới quốc gia.
Tuy nhiên, đường điện mới chỉ được kéo đến các trung tâm xã và một số thôn
bản nằm ven đường giao thông chính của xã. Các bản nằm xa trục đường
chính vẫn chưa được sử dụng điện. Hiện tại, một số hộ sử dụng máy thủy điện
nhỏ, ách quy kích điện và máy nổ để phát điện sử dụng trong gia đình.
23

×