Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng một số giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp vụ đông xuân sớm tại quyết tiến quản bạ hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.28 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

SA NHẬT TÂM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG MỘT SỐ GIỐNG
VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU CẢI BẮP
VỤ ĐÔNG XUÂN SỚM TẠI QUYẾT TIẾN - QUẢN BẠ
HÀ GIANG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đặng Thị Tố Nga
2. TS. Nguyễn Thuý Hà

Thái Nguyên, 2013


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và
các số liệu trong luận văn chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Xác nhận của người hướng dẫn

Thái Nguyên, ngày


tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

TS. Nguyễn Thuý Hà
Sa Nhật Tâm


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cô, công tác tại Bộ môn Nông học, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, các đồng nghiệp nơi tôi công tác.
Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã cho tôi cơ hội tham gia
khoá đào tạo thạc sỹ khoá k19 trồng trọt của trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đặng Thị Tố Nga và TS. Nguyễn Thuý Hà
đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Khoa Nông
học, phòng quản lý đào tạo sau Đại học đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, anh em bè
bạn và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi
trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày


tháng 10 năm 2013

Tác giả luận văn

Sa Nhật Tâm


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề taì ..................................................................... 2
2.1. Mục đích ................................................................................................. 2
2.2. Yêu cầu ................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 3
4. Điểm mới của đề tài .................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 4
1.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu về giống .................................................. 4
1.1.2. Cơ sở khoa học về các biện pháp kỹ thuật .......................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất cây rau họ cải và cây cải bắp trên thế giới và ở Việt
Nam .............................................................................................. 9
1.2.1. Tình hình sản xuất rau họ cải và cây cải bắp trên thế giới.................. 9
1.2.2. Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam ................................................. 12

1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................... 16
1.3.1. Đặc điểm sinh học và nông học của cây cải bắp............................... 16
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống cải bắp ở Việt Nam................. 17
1.4. Kết quả điều tra về dân sinh kinh tế và hiện trạng sản xuất rau tại Hà
Giang .......................................................................................... 28
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Hà Giang; xã Quyết Tiến và tình hình
sản xuất rau tại địa phương ........................................................ 28
1.4.2. Các kết quả nghiên cứu tại Quyết Tiến - Quản Bạ ........................... 29


iv
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 35
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ......................................................... 35
2.2. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................. 36
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................... 36
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 37
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 37
2.4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống rau cải
bắp vụ đông xuân sớm. .............................................................. 37
2.4.2. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến sâu hại
rau cải bắp tại Quyết Tiến - Quản Bạ ........................................ 38
2.4.4. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến sinh trưởng và năng suất rau
cải bắp tại Quyết Tiến - Quản Bạ ............................................... 39
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................. 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 43
3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của 4 giống cải bắp vụ Đông Xuân sớm
tai Quyết Tiến – Quản Bạ .......................................................... 43
3.1.1. Động thái ra lá ngoài của các giống cải bắp tham gia thí nghiệm .... 43
3.1.2. Động thái tăng trưởng đường kính tán các giống cải bắp tham gia thí
nghiệm ........................................................................................ 45

3.1.3. Động thái tăng trưởng đường kính bắp của các giống cải bắp tham
gia thí nghiệm............................................................................. 47
3.1.4. Độ chặt bắp của một số giống cải bắp tham gia thí nghiệm ............. 49
3.1.5. Chỉ tiêu năng suất của các giống cải bắp tham gia thí nghiệm ......... 49
3.1.6. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống cải bắp tham gia thí
nghiệm ........................................................................................ 51
3.2. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến sâu hại rau
cải bắp tại Quyết Tiến - Quản Bạ .............................................. 52
3.2.1. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với sâu tơ và sâu
xanh hại cải bắp.......................................................................... 52
3.2.2. Năng suất của cải bắp trong các công thức thí nghiệm sử dụng một số
loại thuốc BVTV ........................................................................ 53
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ................................ 54
3.3. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến sinh trưởng và năng suất rau cải bắp
tại Quyết Tiến - Quản Bạ ........................................................... 55


v
3.3.1. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến thời gian sinh trưởng của cải bắp
vụ Đông Xuân sớm .................................................................... 55
3.3.2. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến động thái ra lá ngoài của cải bắp... 56
3.3.3. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến đến động thái tăng trưởng đường
kính tán cải bắp .......................................................................... 57
3.3.4. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến động thái tăng trưởng đường kính
bắp của cải bắp ........................................................................... 59
3.3.5. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến độ chặt bắp của cải bắp ............. 60
3.3.6. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến tình hình sâu bệnh ...................... 61
3.3.7. Ảnh hưởng của vòm che thấp đến yếu tố cấu thành năng suất của cải
bắp .............................................................................................. 62
3.3.8. Hiệu quả kinh tế trong các công thức trong thí nghiệm.................... 63

3.4. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm đến sinh trưởng và năng suất rau cải
bắp tại Quyết Tiến - Quản Bạ ..................................................... 63
3.4.1. Ảnh hưởng liều lượng đạm đến động thái ra lá ngoài của cải bắp ... 63
3.4.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến động thái tăng trưởng đường
kính tán của cải bắp trong thí nghiệm ........................................ 65
3.4.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến động thái tăng trưởng đường
kính bắp của cải bắp trong các thí nghiệm ................................ 67
3.4.5. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến độ chặt của cải bắp trong các thí
nghiệm ........................................................................................ 69
3.4.6. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tình hình sâu bệnh hại chủ yếu
của cải bắp trong các thí nghiệm ............................................... 70
3.4.7. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến yếu tố cấu thành năng suất trong
các thí nghiệm ............................................................................ 72
3.4.8.Đánh giá hiệu quả kinh tế của các liều lượng đạm đến năng hiệu quả
kinh tế của cải bắp...................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 75
1. Kết luận ................................................................................................... 75
2. Đề nghị .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 76


vi

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

TBKT

: Tiến bộ kỹ thuật

BVTV


: Bảo vệ thực vật

Bt

: Bacillus thuuringiensis

NPV

: Nuclear polyhedrosis virus

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

RAT

: Rau an toàn

CNC

: Công nghệ cao



: Lao động


Trđ

: Triệu đồng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của 100 gam cải bắp so với một số loại
rau cùng họ được phân tích và công bố như sau
(National food review 1978, USDA) .......................................... 10
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng theo vùng của Việt Nam
(1999; 2005) ....................................................................................... 13
Bảng 1.3: Cơ cấu dân số, lao động, thu nhập Quyết Tiến - Quản Bạ theo thôn, bản ..... 29
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng các loại cây nông nghiệp tại Quyết tiến 30
Bảng 1.5: Cơ cấu giống, diện tích, năng suất giá thành, hiệu quả sản xuất rau ...... 30
Bảng 1.6: Các biện pháp kỹ thuật hiện đang được áp dụng........................ 31
Bảng 1.7: Về cơ cấu Diện tích và sản lượng một số rau chính .................. 31
Bảng 1.8: Cơ cấu mùa vụ của xã Quyết Tiến ............................................. 33
Bảng 1.9: Hiệu quả kinh tế tính trên 1ha tại xã Quyết Tiến - Quản Bạ ...... 34
Bảng 3.1: Động thái ra lá của các giống cải bắp tham gia thí nghiệm ....... 44
Bảng 3.2: Động thái tăng trưởng đường kính tán của bắp cải trong thí nghiệm .... 45
Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng đường kính bắp của bắp cải trong thí nghiệm ... 47
Bảng 3.4: Chỉ tiêu độ chặt của một số giống cải bắp tham gia thí nghiệm 49
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất một số giống cải
bắp tham gia thí nghiệm .............................................................. 50
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế các giống cải bắp tham gia thí nghiệm ........... 51
Bảng 3.7: Hiệu lực của các loại thuốc ở các giai đoạn sau phun ................ 52
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất của cải bắp KK Cross ............................. 53
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm một số .......................
loại thuốc BVTV ......................................................................... 54
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của vòm che thấp đến các giai đoạn sinh trưởng
của cải bắp vụ Đông Xuân sớm ................................................... 55


viii
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của vòm che thấp tới sự ra lá ngoài của cải bắp.... 56
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của vòm che thấp đến tăng trưởng đường kính tán
của cải bắp ................................................................................... 58
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của vòm che thấp đến tăng trưởng đường kính bắp
của cải bắp ................................................................................... 59
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của vòm che thấp đến độ chặt của cải bắp ........... 60
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của vòm che thấp đến tình hình sâu, bệnh hại trên
cây cải bắp .................................................................................. 61
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của vòm che thấp đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của cải bắp .............................................. 62
Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế các công thức thí nghiệm .............................. 63
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến động thái ra lá ngoài của
cải bắp ở các công thức thí nghiệm

64

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến động thái tăng trưởng
đường kính tán của cải bắp ......................................................... 65
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến động thái tăng trưởng
đường kính bắp của cải bắp ......................................................... 67
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến độ chặt của bắp ở các công
thức thí nghiệm ............................................................................ 70

Bảng 3.22: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến tình hình sâu, bệnh hại
chủ yếu trên cây cải bắp ........................................................................ 71
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng
suất ............................................................................................... 72
Bảng 3.24: Lợi nhuận của các công thức với các liều lượng bón đạm đối
với cây cải bắp vụ Đông Xuân sớm tại Quyết Tiến – Quản Bạ .. 73


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn
hàng ngày của con người, vì rau cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu
như: vitamin, lipit, protein và các chất khoáng quan trọng như: canxi, phốt
pho, sắt,… cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra rau còn cung cấp
một lượng lớn các chất xơ có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu
hóa, là thành phần hỗ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa giúp cho
hoạt động co bóp của đường ruột được dễ dàng.
Rau là nguyên liệu quan trọng trong ngành chế biến, đồng thời là
mặt hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần làm tăng thu nhập cho nền kinh tế
quốc dân. Khi đời sống phát triển thì nhu cầu về rau ngày càng cao, vì nó
không những cung cấp những chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho
sự phát triển cơ thể, rau còn là nguồn thức ăn giúp ngon miệng, dễ hấp thụ.
Trong mâm cơm, rau quả tươi góp phần quan trọng để tăng sức hấp dẫn của
các món ăn. Các nhà khoa học và nhiều bậc cao niên đã cho rằng: để sống
lâu, con người cần hạn chế ăn thịt mỡ mà nên ăn nhiều rau quả. Những
người béo phì: mỡ không chỉ tích luỹ ở dưới da mà còn bám vào các phủ
tạng gây nên các bệnh về tim, mạch. Người Nhật với cơ cấu bữa ăn chủ yếu
là ngũ cốc, cá và rau quả nên đã có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh, nhanh của
nền kinh tế đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao do đó nhu cầu
sử dụng thực phẩm trong đó có sản phẩm rau xanh ngày càng được nâng
cao. Tại các vùng đô thị các sản phẩm rau xanh trái vụ được người tiêu
dùng ưa chuộng và có giá thành cao hơn hẳn các loại rau chính vụ tới 1,5


2
đến 2 lần. Mô hình trồng rau trái vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
nông dân.
Tại Hà Giang đã hình thành một số vùng chuyên canh rau như Quyết
Thắng của TP. Hà Giang và xã Quyết Tiến – huyện Quản Bạ. Tuy nhiên
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nói chung đặc việt là việc đưa các giống
có năng suất cao, chất lượng tốt cũng như việc áp dụng quy trình trồng rau
theo hướng an toàn còn rất hạn chế. Trong đó xã Quyết Tiến được tỉnh Hà
Giang quy hoạch thành vùng sản xuất rau, hoa hàng hóa tập trung với thế
mạnh có thể phát triển các loại rau ôn đới vụ sớm cho hiệu quả kinh tế cao
và đối tượng cây cải bắp là thế mạnh. Nhằm mục tiêu xác định các giống và
biện pháp kỹ thuật trồng cải bắp để phát triển tại địa phương chúng tôi đề
xuất nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng một số giống và
biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp vụ đông xuân sớm tại Quyết
Tiến - Quản Bạ - Hà Giang”
2. Mục đích, yêu cầu của đề taì
2.1. Mục đích
- Xác định các giống cải bắp phù hợp với điều kiện trồng trái vụ tại
xã Quyết Tiến - Quản Bạ - Hà Giang.
- Thử nghiệm một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất rau cải bắp theo
hướng an toàn ở vụ Đông Xuân sớm tại Quyết Tiến - Quản Bạ - Hà Giang.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá hiện trạng sản xuất rau tại xã Quyết Tiến - Quản Bạ Hà Giang.

- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống
rau cải bắp trồng vụ Đông Xuân sớm tại Quyết Tiến - Quản Bạ - Hà Giang.
- Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại và hiệu lực của 3 loại thuốc
BVTV trên cây rau cải bắp ở vụ Đông Xuân sớm.


3
- Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế các giống và một số biện
pháp kỹ thuật trên cây rau cải bắp ở vụ Đông Xuân sớm.
3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về hiện trạng sản xuất rau tại xã Quyết Tiến
- huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của một số giống cải bắp và
hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật làm cơ sở xây dựng các tài liệu
tuyên truyền, tập huấn cho bà con nông dân trồng cải bắp tại Hà Giang.
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch, thực hiện quy hoạch
vùng sản xuất rau, hoa tập trung tại Quyết Tiến – Quản Bạ.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Tổng kết, đánh giá các mô hình làm cơ sở cho việc tuyên truyền,
nhân rộng sản xuất tại địa phương.
- Tạo cơ hội cho các hộ trồng cải bắp tham quan để lựa chọn giống
và biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
4. Điểm mới của đề tài
Trồng rau xanh trái vụ đã được triển khai tại nhiều địa phương trong
cả nước, các mô hình trồng rau trái vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người nông dân. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đặc biệt tại khu vực
tỉnh đã quy hoạch vùng chuyên canh rau hoa việc ứng dụng TBKT cũng
như các nghiên cứu về cây rau còn hạn chế.
Đề tài nghiên cứu khảo nghiệm một số giống rau bắp cải trái vụ đồng

thời với việc ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật để khẳng định khả năng
canh tác và hiệu quả của mô hình trồng rau trái vụ nhằm cung cấp cơ sở
khoa học và thực tiễn giúp chính quyền các cấp cụ thể hoá quy hoạch, hỗ
trợ xây dựng kế hoạch và định hướng, xây dựng cơ cấu cây trồng một cách
hợp lý nhằm phát triển nhanh vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa cho địa phương.


4
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu về giống
Cải bắp có tên tiếng Anh: Head cabbage; tên khoa học: Brassica
oleracea L.var. capitata thuộc giới (regnum): Plantae, ngành (divisio):
Magnoliophita, lớp (class): Magnoliopsida, bô (ordo): Brassicales, họ thập
tự: Crucifereae.
Trong sản xuất nông nghiệp giống là yếu tố quan trọng quyết định
đến năng suất, chất lượng nông sản. Sử dụng các loại giống có tiềm năng
năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu cao là yêu cầu quan trọng tuy
nhiên mỗi loại giống có một yêu cầu riêng về sinh thái cũng như điều kiện
canh tác. Do đó để phát triển một loại cây trồng bất kỳ thì việc lựa chọn
giống thích hợp là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất.
Cây cải bắp là loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới được di nhập vào
nước ta và thường được trồng vào vụ Đông Xuân bắt đầu gieo hạt từ tháng
8 và kết thúc thu hoạch vào tháng 3 năm sau. Có rất nhiều giống cải bắp
đang được trông ở Việt Nam, trong đó những giống được trồng phổ biến
như: giống Caakacr 1, giống giống Caakacr 2, giống Green heat, giống
Green Nova, giống CB 26, giống Akcross, giống K 60 ( King 60), giống F1
TN 278, giống KK cross, giống Newtop, giống Hà Nội (cải bắp Phù

Đổng); giống SaPa; giống NS Cross; giống KY Cross; giống GM - 78;
giống BC 34; giống New star cross; giống Orient...
1.1.2. Cơ sở khoa học về các biện pháp kỹ thuật
* Cơ sở khoa học về BVTV trên rau cải bắp
Các loại sâu, bệnh hại cải bắp chủ yếu ở nước ta gồm: Sâu tơ, Sâu
xanh bướm trắng, Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc, bệnh đốm lá, bệnh thối nhũn


5
[43]. Để đảm bảo năng suất và chất lượng cải bắp thì việc phát hiện và
phòng trị sâu bệnh kịp thời là một yêu cầu quan trọng. Tuy nhiên để đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì người trồng rau phải đặc biệt chú ý tới
danh mục các loại thuốc BVTV cũng như thời gian cách ly thuốc.
Ở nước ta hiện nay có 2 loại thuốc BVTV sinh học đang được phát
triển và được nông dân tin dùng là BT và NPV, để đánh giá hiêu lực của 2
loại thuốc này đối với 2 loại sâu tơ và sâu xanh bướm trắng trên cây cải bắp
vụ Đông Xuân sớm tại Quyết Tiến chúng tôi thực hiện các thí nghiệm với 3
công BVTV và 1 công thức đối chứng (chỉ phun nước), trong đó công thức
Sherpa 25 EC là công thức nông dân để so sánh với 2 công thức BT và NPV.
+ BT: theo (wikipedia.org) Bacillus thuringiensis (viết tắt: Bt) là vi
khuẩn Gram dương, là loài vi khuẩn đất điển hình được phân lập ở
Thuringia (Đức) Bt có khả năng tổng hợp protein gây tệ liệt ấu trùng của
một số loài côn trùng gây hại, trong đó có sâu đục quả bông, các loài sâu
đục thân ngô ở Châu Á và Châu Âu. Chúng đều là sâu hại thực vật phổ
biến, có khả năng gây ra những sự tàn phá nghiêm trọng. BT thuộc nhóm
độc III; LD 50 qua miệng >8.000 mg/kg, rất ít độc đối với môi trường và
ký sinh có ích, không độc đối với cá và ong mật. Là loại thuốc nguồn
gốc vi khuẩn, được sản xuất bằng phương pháp lên men vi khuẩn Bacillus
thuringiensis. Sản phẩm lên men là độc tố ở dạng tinh thể và bào tử. Độc tố
này là những hợp chất đạm cao phân tử không bền vững trong môi trường

kiềm, môi trường axít mạnh và dưới tác động của một số loại men; không
tan trong nước và trong nhiều dung môi hữu cơ, nhưng tan trong dung dịch
kiềm có độ pH từ 10 trở lên, tan trong dịch ruột của ấu trùng sâu bộ
Lepidoptera. Độ lớn của tinh thể độc tố từ 0,5-2 µm.
Cơ chế tác động:
Bước 1: Xâm nhập vào các ấu trùng của côn trùng qua đường tiêu hóa.


6
Bước 2: Protein Bt được hoạt hóa dưới tác động của môi trường
kiềm trong ruột côn trùng.
Bước 3: Chọc thủng ruột giữa gây ra sự tổn thương làm chúng ngừng
ăn. Sau đó một vài ngày chúng chết.
Với khả năng sản sinh protein độc tố có khả năng diệt côn trùng, Bt
đã, đang được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và khám phá giá trị nông
học của chúng. Đến nay, hơn 200 loại protein của Bt đã được phát hiện với
các nồng độ độc tố diệt một số loài côn trùng khác nhau.
+ NPV (Nucleopolyhedrovirus): là chế phẩm trừ sâu hoạt lực cao,
gồm 2 loại V- Ha và V- S1. Thuốc chuyên dùng để diệt trừ sâu xanh, sâu
khoang, sâu xanh đốm trắng, sâu tơ trên các loại cây rau màu, cây công
nghiệp, cây ăn quả với hiệu quả rất cao. NPV có nồng độ đặc hơn so với
các loại thuốc khác, sử dụng tương đối dễ dàng: chỉ cần hoà thuốc vào bình
và phun bình thường với liều lượng 1,0- 1,2 kg/ ha.
Chu trình sống và cơ cơ chế lây nhiễm gây độc của nucleopolyhedrovirus
(NPV): khi vật chủ ăn thức ăn có chứa virus thể bọc, virus sẽ theo đường tiêu
hóa đi vào ruột giữa; môi trường kiềm tại ruột giữa sẽ phá tan thể bọc, giải
phong các virion. Virion xâm nhập qua tế bào thành ruột vào trong tế bào
khác. Tại đây chúng sử dụng bộ máy tế bào chủ thực hiện quá trình sao
chép, phiên mã và dịch mã tạo ra các virion mới; Virion mới nảy chồi,
thoát ra khỏi tế bào thành ruột trở thành dạng virus nảy chồi; Do lớp bọc

ngoài là từ màng tế bào thành ruột nên virus này có thể xâm nhập tiếp vào
các tế bào thuộc các mô khác của côn trùng; Virus tấn công vào tất cả các
loại tế bào khác nhau trong cơ thể vật chủ, ở mỗi tế bào chu trình trên lại
được tiếp tục. Tuy nhiên, thay vì tạo ra các virion nảy chồi, các virus tạo ra
tập hợp lại, được bao bởi các protein polyhedrin đặc biệt tạo ra cấu trúc thể


7
bọc gây tan tế bào. Vật chủ bị tiêu diệt giải phóng hàng loạt thể bọc. Các
thể bọc này lại tiếp tục tấn công vào cơ thể mới.
+ Sherpa 25 EC: Hoạt chất chính: Cypermethrin 250gr/ l, hãng sản
xuất: Bayer của Đức là loại hóa chất có thể trừ sâu ở phổ rộng được sử dụng
để trừ sâu trên nhiều loại đối tượng cây trồng và được sử dụng phổ biến.
* Cơ Sở khoa học về biện pháp vòm che thấp đối với rau cải bắp
+ Cải bắp có khả năng canh tác ngoài trời và trồng trong điều kiện có
bảo vệ. Trong điều kiện nhà kính, nhà lưới, tiểu khí hậu nhân tạo thích hợp
nhất được thành lập. Rau trồng trong điều kiện bảo vệ thường cho năng
suất rất cao 250 - 300 tấn/ ha/ năm, tuy nhiên chi phí canh tác cũng cao vì
tốn nhiều công lao động, năng lượng và nhu cầu kỹ thuật thâm canh cao.
+ Ở các nước có nền nông nghiệp phát triển rau xanh được sản xuất
trong nhà kính (greenhouse); nhà lưới (net house) và được chăm sóc trong
điều kiện hoàn toàn nhân tạo có hệ thống điều hòa tạo tiểu khí hậu nhân tạo
và được cung cấp dinh dưỡng qua hệ thống tưới nước và dinh dưỡng chủ
động như trồng bằng công nghệ thủy canh, khí canh nên có thể trồng quanh
năm, năng suất rất cao (200 tấn/ ha/ vụ), chất lượng rất đồng đều.
+ Đối với cây cải bắp trồng vụ Đông Xuân sớm tại Quyết Tiến hiên
đang gặp một số khó khăn như trồng vào đầu vụ nên nhiệt độ không khí
cao lại thường xuyên có mưa lớn, điều kiện khí hậu nóng ẩm, sâu bệnh phát
triển mạnh nên hiệu lực của thuốc BVTV bị giảm sút do mưa thường
xuyên. Vòm che thấp có thể làm giảm một số yếu tố ảnh hưởng sinh trưởng

cải bắp trồng vụ Đông Xuân sớm. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
ảnh hưởng của vòm che thấp đến sinh trưởng và năng suất của cải bắp.
* Cơ sở khoa học về ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sinh trưởng
và năng suất của rau cải bắp.


8
+ Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây.
Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit,
các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc
đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành,
ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó
làm tăng năng suất cây trồng. Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình
sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm
cây trồng như cây ăn lá: rau cải, cải bắp rất cần đạm.
Đạm là nhân tố quyết định đến tốc độ sinh trưởng cũng như năng
suất cây trồng: Thiếu đạm cây có biểu hiện sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân
biến vàng. Thiếu đạm có nghĩa là thiếu vật chất cơ bản để hình thành tế bào
nên khả năng sinh trưởng bị đình trệ, hàng loạt các quá trình sinh lý sinh
hóa trong cây cũng bị ngưng trệ, diệp lục ít được hình thành nên làm lá
chuyển vàng. Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cũng không tốt: Thừa đạm sẽ
làm cho cây không chuyển hóa hết được sang dạng hữu cơ, làm tích lũy
nhiều dạng đạm vô cơ gây độc cho cây. Thừa đạm sẽ làm cho cây sinh
trưởng thái quá, gây vóng. Các hợp chất các bon phải huy động nhiều cho
việc giải độc đạm nên không hình thành được các chất “xơ” làm cây yếu,
các quá trình hình thành hoa quả bị đình trệ làm giảm hoặc không cho thu
hoạch v.v.. ngoài ra đối với các loại rau ăn lá như cải bắp thừa đạm còn làm
ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như gây ra tác hại không tốt cho
sức khỏe con người.
Để đánh giá ảnh hưởng của đạm đến năng suất của cải bắp vụ Đông

Xuân sớm tại Quyết Tiến trong điều kiện thâm canh chưa cao chúng tôi
tiến hành thí nghiệm để xác định mối tương quan của lượng đạm và năng
suất cải bắp với các liều lượng bón khác nhau.


9
1.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Quyết Tiến là xã có điều kiện khí hậu và thổ những thuận lợi để phát
triển các loại cây rau, hoa. Nghề trồng rau, hoa đang được chính quyền rất
quan tâm và một bộ phận người dân đang thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng từ cây lương thực sang trồng cây rau. Tuy nhiên diện tích, sản lượng
và chủng loại rau chưa đa dạng. Trong những năm gần đây cây cải bắp được
trồng ở vụ Đông Xuân sớm đã mang lại thu nhập cao hơn hẳn các cây trồng
khác do đó cần có những nghiên cứu để phát triển loại cây trồng này đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn và hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế góp phần
thưc hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững cho địa phương.
Trồng rau trái vụ được triển khai ở nhiều tỉnh thành trong nước cho
hiệu quả kinh tế cao và được người dân hưởng ứng, diện tích và sản lượng
rau trái vụ ngày càng tăng nhanh. Nếu ngày trước chỉ có ở Lâm Đồng như
Đà Lạt, Đơn Dương mới có thể cung cấp quanh năm các loại rau là cà
chua, cải bông, cải bắp, cải thảo... thì ngày nay, vùng thấp như đồng bằng
sông Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, đã có thể sản xuất trái vụ các chủng loại
trên, đó là do sự trợ giúp của các TBKT về giống, các giống trồng trái vụ
thích hợp là các giống chịu nhiệt. Như Cà chua KBT4, Ramina, Cải ngọt
Tosakan, Cải bắp Summer Autum, Summer Summit, Summit. Bên cạnh
yếu tố giống, sự thành công của mùa vụ còn được quyết định bởi các biện
pháp canh tác nhằm phát huy hiệu quả giống.
1.2. Tình hình sản xuất cây rau họ cải và cây cải bắp trên thế giới và ở
Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất rau họ cải và cây cải bắp trên thế giới

Họ cải hay họ thập tự có tên khoa học CRUCIFERAE hay
BRASSICACEAE. Rau trong họ thập tự có hàm lượng nước từ khá 85% (cải


10
bixen) đến cao 95% (cải bắc thảo). Hàm lượng chất đường bột từ thấp 3g
(Bắc Thảo) đến cao 8,3g (cải bixen), đường chứa trong cải là đường đơn
(glucose, fructose), đường saccharose chỉ tìm thấy ở thân củ su hào, thân các
loại cải ăn lá và ở các giống muộn, protein đa số thấp 1,2% (cải thảo) đến khá
cao 4,9% (Cải bixen). Ngoài ra trong cải còn chứa nhiều acid amin tự do rất
cần thiết cho người như triptophan, felanin, metonin, hispidin, Acginin,...
Ngoài vitamin C, A và B cải bắp còn chứa một lượng vitamin U đáng kể,
do đó cải bắp có khả năng chữa lành các vết loét ở bao tử. Chất khoáng chủ
yếu là Ca, K, P kế đến là Na và S, cải bixen chứa nhiều K và P; cải ăn lá
chứa nhiều Ca và S; cải bông chứa nhiều Fe, Ca và P.
Lá cải chứa một lượng lớn những hợp chất hữu cơ chứa S (0,0270,15%) tạo cho cải có mùi vị đặc biệt. Ở cải bắp hợp chất lưu huỳnh được
gọi là glucozinolat cấu tạo bởi 2 chất progoitrin và goitrin. Chất goitrin
trong cơ thể người thiếu iod có khả năng kích thích hoạt động của tuyến
giáp trạng làm tuyến nầy phù to gây bệnh bướu cổ.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của 100 gam cải bắp so với một số
loại rau cùng họ được phân tích và công bố như sau
(National food review 1978, USDA)
Loại
rau

Cải
bắp
Cải
bông
Cải

bixen
Su
hào
Bắc
thảo

Thành phần dinh dưỡng
Năng Chất Chất Chất
Nước
Ca
P
K
Vitamin Vitamin
lượng đạm bột đường
(%)
(mg) (mg) (mg) C(mg)
A (I.U)
(cal)
(g)
(g)
(g)
92

24

1,3

0,2

5,4


49

29

233

47

130

91

27

2,7

0,2

5,2

25

56

295

48

60


85

45

4,9

0,4

8,3

36

80

390

102

550

90

29

2,0

0,1

6,6


41

51

372

66

20

95

14

1,2

0,1

3,0

43

40

253

25

150



11
Cải bắp có khả năng dự trữ lâu trong kho chứa vào mùa đông dưới
dạng tươi sống từ 5 - 6 tháng. Trong điều kiện ở nước ta cải bắp có thể dự
trữ ở nơi mát từ 10 - 15 ngày sau khi thu hoạch. Su hào, cải bông có khả
năng cất giữ khá 4 - 7 ngày nơi thoáng mát, còn các loại cải ăn lá thì thời
gian cất giữ ngắn nhất. Cải có thể chế biến dưới nhiều hình thức để dự trữ
như muối chua (cải bắp, cải dưa, cải bắc thảo); muối mặn (cải củ); muối
khô (cải củ). Đông lạnh tươi cải bông, cải bixen.
Trên thế giới việc sản xuất rau xanh đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu đã được hình thành và phát triển rất mạnh mẽ, tại khu
vực Châu Âu và Bắc Mỹ họ đã sử dụng công nghệ cao cho sản xuất như
công nghệ thuỷ canh, sản xuất trong nhà kính tạo tiểu khí hậu nhân tạo để
nâng cao năng suất, chất lượng và sự đa dạng về chủng loại. Khối lượng
rau tiêu thụ của toàn thế giới khoảng 193.95 triệu tấn (2005 - FAO). Các
nước có năng suất và sản lượng rau lớn như: Trung Quốc năng suất 17.179
kg/ ha, sản lượng 142 triệu tấn; Italia năng suất 18.056 kg/ ha, sản lượng 3
triệu tấn; Mexico năng suất 8.000 kg/ ha, sản lượng 560 triệu tấn; Thái Lan
năng suất 7.000 kg/ ha, sản lượng1.015 triệu tấn (2005).
Trong đó riêng các loại rau họ cải theo số liệu của FAO năm 1987
diện tích gieo trồng cải trên thế giới hằng năm là 1,5 triệu ha. Năng suất rau
cải gần đây đạt đến mức ổn định nhờ sử dụng giống mới, giống lai và
phương pháp canh tác tiên tiến. Trong các loại rau cải, cải bắp được canh
tác nhiều nhất, rộng rải khắp 5 Châu và chiếm sản lượng cao nhất. Đặc biệt
là các giống Âu Châu dần dần được canh tác rộng rãi ở các nước Á Châu
và hiện nay lan dần sang các nước Phi Châu.
Các nước có diện tích và sản lượng cải cao nhất là Liên Xô, Trung
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Ở Châu Âu: Ý, Anh, Pháp, Ba Lan, Nam



12
Tư, Tây Ban Nha canh tác cải nhiều nhất. Hiện nay các nước đã phát triển
có khuynh hướng trồng cải bông và cải bixen thay thế cải bắp vì các loại
cải nầy giàu chất dinh dưỡng hơn và có thể đóng hộp hay đông lạnh tươi. Ở
Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên do tập quán lâu đời nên cải thảo và cải củ
vẫn còn được ưa chuộng trong sản xuất.
1.2.2. Tình hình sản xuất rau tại Việt Nam
Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 8o đến vĩ tuyến 23o, với các
vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới - ôn đới cận nhiệt
đới. Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều
loại rau. Diện tích sản xuất rau của nước ta hiện có 635,1 nghìn ha và sản
lượng 9640,3 nghìn tấn cho thu nhập 8937,3 tỷ đồng (2005 - Cục thống kê).
Trong những năm qua, diện tích rau đậu tăng khá nhanh. Trung bình trong
giai đoạn 1990 - 2001, diện tích rau đậu tăng bình quân 4,4%/năm. Trong 5
năm gần đây, xu hướng tăng diện tích rau đậu (5,23%/năm) cao hơn so với
giai đoạn đầu của thập kỷ 90 (3,56%). Trong khi đó, trong giai đoạn 1990 2001, diện tích cây hàng năm chỉ tăng bình quân 2,08 %/ năm, và có xu
hướng tăng chậm hơn vào giai đoạn gần đây. Mặc dù có sự tăng trưởng khá
cao nhưng diện tích rau đậu chỉ chiếm 6,7% diện tích cây hàng năm và 5.6%
diện tích trồng trọt cả nước. (FAO, Cục thống kê).
Với đặc điểm khí hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân hạ - thu - đông, miền Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, các sản
phẩm rau của Việt Nam rất phong phú, từ các loại rau nhiệt đới như rau
muống, rau ngót, rau cải đến các loại rau xứ lạnh như xu hào, cải bắp, cà
rốt...


13
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng theo vùng của Việt Nam
(1999; 2005)
()


Số
TT

Vùng
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000 ha)

(tạ/ha)

(1.000 tấn)

1999

2005

1999

2005

1999

2005


1

Đồng bằng sông Hồng

126,7

158,6

157

2

Trung du MN Bắc bộ

60,7

91,1

105,1

110,6

637,8

1008

3

Bắc Trung bộ


52,7

68,5

81,2

97,8

427,8

670,2

4

Duyên hải Nam Trung bộ

30,9

44

109

140,1

336,7

616,4

5


Tây nguyên

25,1

49

177,5

201,7

445,6

988,2

6

Đông Nam bộ

64,2

59,6

94,2

129,5

604,9

772,1


7

Đồng bằng sông Cửu long

99,3

164,3

136

166,3 1350,5 2732,6

459,6

635,1

126

151,8 5792,2 9640,3

Cả nước

179,9 1988,9 2852,8

Vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐBSH (chiếm 24,9% về diện tích và
29,6% sản lượng rau cả nước), tiếp đến vùng ĐBSCL (chiếm 25,9% về
diện tích và 28,3% sản lượng rau của cả nước).
Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập
cao và an toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng

đầu tư xây dựng mới và mở rộng như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí
Minh, Lâm Đồng…
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần
đây những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản
phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau....phát triển


14
mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ
trọng cao.
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và
sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông
dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều
chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng
đất cao (4,3 vụ/ năm), trình độ thâm canh của nông dân khá, song mức độ
không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây
rau được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản
phẩm rất đa dạng: phục vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho
công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu
được hình thành như: sản xuất trong nhà màng, nhà lưới chống côn trùng,
sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố
môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng,
nhân giống và sản xuất các loại cây quí hiếm, năng suất cao bằng công
nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường.
* Một số vùng trồng rau hàng hoá tập trung:
- Miền Bắc
+ Sản xuất rau ở Hà Nội: Năm 2005, tổng diện tích gieo trồng rau

các loại của TP Hà Nội có 8,1 nghìn ha (diện tích canh tác 3 ngàn ha, hệ số
sử dụng đất 2,7 lần), năng suất đạt 186,2 tạ/ha, sản lượng 150,8 ngàn tấn.
Chủng loại rau rất phong phú, đa dạng. Các loại rau ăn lá như cải xanh, rau
muống, cải thảo, cải làn, bắp cải, cải ngọt, cải bó xôi...chiếm ưu thế về diện
tích và sản lượng (chiếm khoảng 70 –80% diện tích), có tỷ suất hàng hoá cao.


15
+ Vùng sản xuất chuyên canh cà rốt, hành tỏi, dưa hấu hàng trăm ha
tại Nam Sách, Bình Giang, Kim Thành tỉnh Hải Dương hàng năm cho thu
nhập 70 - 90 triệu đồng/ha.
+ Vùng chuyên sản xuất dưa chuột tại Lý Nhân tỉnh Hà Nam hàng
năm sản xuất 400 - 500 ha cà chua và dưa chuột cung cấp cho các nhà máy
chế biến của Tổng công ty rau quả, nông sản. Vụ Xuân 2006, Tổng công ty rau
quả đã tổ chức sản xuất rau nguyên liệu vụ Xuân ở các tỉnh Nam Định, Bắc
Giang, Thanh Hoá đạt 840 ha (trong đó dưa chuột bao tử 274 ha, ớt 300 ha, ngô
ngọt 126 ha, cà chua bi 45 ha) và đã thu mua trên 6.000 tấn sản phẩm.
+ Thái Bình đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp
mang tính chuyên canh với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: hành,
tỏi, ớt, khoai tây ở huyện Quỳnh Phụ; dưa chuột, ngô bao tử, sa lát ở huyện
Thái Thuỵ... Một số rau màu xuất khẩu được tỉnh mở rộng gieo trồng:
khoai tây Đức, Hà Lan; ớt Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản; cải bắp cuộn, bí
xanh, đậu cô ve Trung Quốc; khoai lang Nhật và cà chua bi... để tăng giá trị
thu nhập và hiệu quả sản xuất.
- Miền Trung
+ Sản xuất rau hàng hoá xuất khẩu Quỳnh Lưu, Nghệ An. Sản xuất
rau ở xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu vào chính vụ (vụ Đông và Hè Thu),
bình quân mỗi ngày nông dân trong xã đưa ra thị trường từ 30 đến 45 tấn
rau. Xã đã thành lập trang web giới tiệu, quảng bá và bán sản phẩm, thông
qua trang Web này nhiều hợp đồng bán rau xanh cho khách hàng trong,

ngoài nước đã được ký. Trong năm 2005, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An đã xuất sang Hà Lan 600 tấn rau xanh các loại (cà chua,
rau cải, đậu, cải bắp, rau thơm, hành), tăng hơn năm 2004 là 100 tấn.
- Miền Nam:
+ Trồng rau nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện thành phố có 1.663 ha sản xuất rau an toàn với sản lượng đạt khoảng
30.000 tấn/ năm và thành phố đang xây dựng khu nông nghiệp công nghệ


16
cao trên 100 ha tại huyện Củ Chi, áp dụng công nghệ trồng rau bằng kỹ
thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng và canh tác trên giá thể không đất, nuôi
cấy mô cho rau, hoa, cây cảnh, cây ăn trái… ứng dụng chất điều hoà sinh
trưởng thực vật, công nghệ gen, sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh.
+ Vùng trồng rau tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, diện tích rau của Tiền
Giang lên đến 30.000 ha, mỗi năm cho sản lượng xấp xỉ 450.000 tấn với
tổng thu nhập khoảng 150 tỷ đồng. Vùng trồng rau an toàn của tỉnh được
qui hoạch ở các xã Thân Cửu Nghĩa, Long An, Phước Thạnh, Tân Hiệp
(Châu Thành); Long Bình Điền, Bình Phan, Bình Phục Nhất (Chợ Gạo);
Bình Nhì, Long Vĩnh (Gò Công Tây); Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh (thành
phố Mỹ Tho) và Long Hưng (thị xã Gò Công). Hiện tại dự án sản xuất rau
an toàn 500 ha đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt. Dự kiến mở
rộng lên 1.000 ha vào những năm tiếp theo.
+ Vùng sản xuất rau ôn đới tỉnh Lâm Đồng. Diện tích trồng rau tại
Lâm Đồng năm 2005 đạt khoảng 27.315 ha, sản lượng 67.700 tấn, sản
lượng xuất khẩu khoảng 17.324 tấn. Chủng loại rau phong phú, có nhiều
loại rau chất lượng cao như cải bắp, cải thảo, súp lơ (chiếm 55 – 60%),
nhóm rau ăn củ chiếm 20 - 25% (khoai tây, cà rốt, củ dền), nhóm rau ăn
quả chiếm 10 -12% (cà chua, đậu Hà lan...). Diện tích rau an toàn trên 600 ha
theo công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông

dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ.
1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3.1. Đặc điểm sinh học và nông học của cây cải bắp
Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn có bộ
rễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ. Đặc
biệt ở cải bắp khả năng phục hồi bộ lá khá cao. Hạt cải bắp nảy mầm tốt
nhất ở nhiệt độ 18 - 20 độ C. Cây phát triển thuận lợi nhất ở 15 - 18 độ C.


×