Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống và biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa lily tại thành phố Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 118 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


[

MAI THẾ DƢƠNG



ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG VÀ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT TRONG SẢN XUẤT HOA LILY
TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG

Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Thanh Vân



Thái Nguyên - năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu



i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu trích dẫn được ghi rõ nguồn gốc và mọi sự
giúp đỡ đã được cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn






Mai Thế Dương

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Đào Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Nông học và Phòng
Quản lý Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND phường Ngọc Hà, thành phố Hà
Giang đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tại cơ sở.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong
gia đình đã tận tình động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Thái Nguyên, ngày 09 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn






Mai Thế Dương


Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
4. Ý nghĩa của đề tài 2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.2. Cơ sở thực tế của đề tài 14
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới và ở Việt Nam 15
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới 15
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily ở Việt Nam 18
1.3. Tình hình nghiên cứu hoa Lily trên thế giới và ở Việt Nam 18
1.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa Lily trên thế giới 18
1.3.2.Tình hình nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam 20
Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Phạm vi nghiên cứu 21
2.3. Nội dung nghiên cứu 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu 22

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
2.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của bốn
giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang 22
2.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng,
phát triển của hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 22
2.4.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Canxi Nitrat
Ca(NO
3
)

2
đối với hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 23
2.4.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phân bón lá đối với hoa
Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 24
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 24
2.5.1. Các chỉ tiêu về hình thái 24
2.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng 24
2.5.3. Tình hình sâu, bệnh gây hại 25
2.5.4. Hiệu quả kinh tế 25
2.5.5. Xử lý số liệu 25
2.6. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 25
2.7. Đặc điểm một số loại phân bón dùng trong thí nghiệm 26
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống hoa Lily tại thành phố
Hà Giang 27
3.1.1. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Lily tại thành
phố Hà Giang 27
3.1.2. Đặc điểm hình thái của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang 30
3.1.3. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Lily tại thành
phố Hà Giang 32
3.1.4. Chất lượng của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang 34
3.1.5. Tình hình sâu, bệnh gây hại trên các giống hoa Lily tại thành phố
Hà Giang 36
3.1.6. Hiệu quả kinh tế của các giống hoa Lily 37

Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đối với hoa Lily Sorbonne ChiLe tại
thành phố Hà Giang 38

3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống hoa Lily Sorbonne
ChiLe ở các thời vụ 39
3.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống hoa Lily Sorbonne
ChiLe ở các thời vụ 41
3.2.3. Đặc điểm hình thái thân, lá của giống hoa Lily Sorbonne ChiLe ở
các thời vụ 42
3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến độ bền của hoa 44
3.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình sâu, bệnh gây hại 45
3.2.6. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu quả kinh tế 46
3.3. Ảnh hưởng của nồng độ Canxi Nitrat Ca(NO
3
)
2
đối với hoa Lily
Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 47
3.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 48
3.3.2 Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang . 50
3.3.3. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến tình hình sâu, bệnh gây hại 53
3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)

2
đến hiệu quả kinh tế 54
3.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đối với hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành
phố Hà Giang 56
3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các chỉ tiêu về hình thái 56
3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng 57
3.4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến độ bền của hoa 60
3.4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu, bệnh gây hại 61
3.4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế 62
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
1. Kết luận 63
2. Đề nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64


Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. CT : Công thức.
2. CS : Cộng sự.
3. cm : Centimet
4. Đ/c : Đối chứng.
5. đ : Đồng.
6. ĐVT : Đơn vị tính.
7. g/l : gam/lít.
8. CV : Hệ số biến động.
9. mg/l : Miligam/lít.
10. ml : Mililit.

11. m
2

: Mét vuông.
12. LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa




Số hóa bởi trung tâm học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Quy cách củ giống Lily trồng hoa cắt cành 9
Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc mầm của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang 28
Bảng 3.2. Động thái ra lá của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang 29
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống hoa Lily tại
thành phố Hà Giang 30
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái thân, lá của các giống hoa Lily tại thành
phố Hà Giang 31
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái nụ và hoa của các giống hoa Lily tại thành
phố Hà Giang 32
Bảng 3.6. Thời gian sinh trưởng của các giống Lily tại thành phố Hà Giang 33
Bảng 3.7. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa của các giống hoa Lily
tại thành phố Hà Giang 34
Bảng 3.8. Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên của các giống hoa Lily tại
thành phố Hà Giang 35
Bảng 3.9. Mức độ nhiễm một số sâu, bệnh gây hại trên các giống hoa Lily
tại thành phố Hà Giang 36

Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các giống hoa Lily tại thành phố Hà Giang 37
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ mọc mầm của giống hoa Lily
Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 39
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái ra lá của giống hoa Lily
Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 40
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời vụ đến động thái tăng trưởng chiều cao
của giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 41
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thời vụ đến các giai đoạn sinh trưởng của
giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 41

Số hóa bởi trung tâm học liệu

viii
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ đến đặc điểm hình thái thân, lá đối với
hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 43
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời vụ đến đặc điểm hình thái và chất lượng
hoa của giống Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 44
Bảng 3.17. Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên qua các thời vụ trồng của
giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 45
Bảng 3.18. Mức độ nhiễm một số sâu, bệnh gây hại trên giống hoa Lily
Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 46
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời vụ đến quả kinh tế đối với hoa Lily
Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 47
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến động thái tăng trưởng
chiều cao của hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 48
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO

3
)
2
đến động thái ra lá của
giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 49
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến hình thái thân, lá của
giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 50
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến các thời kỳ sinh trưởng
của hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 50
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến một số chỉ tiêu về chất
lượng hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 51
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến độ bền hoa tại vườn và độ
bền hoa cắt của giống Lyli Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 53
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO

3
)
2
đến sâu, bệnh gây hại trên
giống hoa Lyli Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 54
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của nồng độ Ca(NO
3
)
2
đến hiệu quả kinh tế đối
với hoa Lyli Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 55
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái thân, lá của giống
hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 56

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ix
Bảng 3.29. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng hoa Lily Sorbonne
ChiLe tại thành phố Hà Giang 57
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều
cao của giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 58
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của giống hoa
Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 59
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các thời kỳ sinh trưởng của
giống hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 59
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của phân bón lá đến độ bền hoa cắt và độ bền hoa
tự nhiên đối với hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 60
Bảng 3.34. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu, bệnh gây hại
trên hoa Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 61
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế đối với hoa

Lily Sorbonne ChiLe tại thành phố Hà Giang 62


1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Từ lâu con người đã gắn bó, gần gũi với thiên nhiên, thiên nhiên là nơi
mang đến cho con người nhiều quà tặng vô giá, một trong những món quà vô
giá đó là hoa. Hoa làm cho cuộc sống của con người thêm phần thi vị và ý
nghĩa. Khi đời sống ngày càng nâng cao, con người ngày càng hướng tới sự
hưởng thụ, thưởng thức cái đẹp, nhu cầu về hoa càng không thể thiếu. Cùng
với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu hoa ngày càng lớn đòi hỏi
nghề trồng hoa phải có giống hoa mới lạ, hấp dẫn để đáp ứng được thị hiếu
của thị trường. Hoa lily (Lilium) là một loài hoa cao cấp có vẻ đẹp quyến rũ,
màu sắc phong phú, có hương thơm và độ bền hoa cắt cành cao (10-15 ngày),
dễ thu hoạch và bảo quản đã và đang chiếm lĩnh thị trường hoa tươi trên thế
giới và ở Việt Nam. Hoa Lily chủ yếu sử dụng là hoa cắt cành, ngoài ra còn
được sử dụng làm hoa chậu, hoa vòng, hoa đĩa. Hoa Lily không chỉ để trang
trí mà còn được sử dụng để điều chế nước hoa, mỹ phẩm, kem chống lão hoá.
Do đó hoa Lily là một loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lily là cây trồng ôn đới được nhập khẩu về Việt Nam từ châu Âu, phần
lớn được trồng trong vụ Đông, ở một số vùng núi cao: Mộc Châu, Sơn La…
hoa Lily có thể trồng trong các vụ khác nhau. Ở Việt Nam hoa Lily đã trồng
thành công ở nhiều tỉnh như Lâm Đồng, Lào Cai, Lạng Sơn và nhiều tỉnh
thành khác trong cả nước, đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người sản xuất
hoa. Thực tế trong những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã xuất
hiện các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong
đó phải kể đến mô hình chuyển đổi từ các cây trồng hiệu quả kinh tế thấp
sang trồng hoa Lily thâm canh hiệu quả kinh tế cao.

Hà Giang là một tỉnh miền núi vùng cao phía Bắc có điều kiện tự nhiên
như đất đai, khí hậu… rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây


2
hoa Lily. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp hiện nay của tỉnh, việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện
tích đất đang là một yêu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống và biện
pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa Lily tại thành phố Hà Giang”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Lựa chọn được những giống hoa Lily có khả năng thích ứng với điều
kiện canh tác ở thành phố Hà Giang, cho năng suất cao, phẩm chất tốt;
- Xác định được thời vụ trồng tốt nhất để sản xuất hoa Lily mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
- Xác định được một số loại phân bón nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng hoa Lily tại thành phố Hà Giang.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa
Lily tại thành phố Hà Giang.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng
trong sản xuất hoa Lily tại thành phố Hà Giang.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận
để nhân rộng phát triển sản xuất hoa Lily tại thành phố Hà Giang.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất:
+ Đánh giá được khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống
hoa Lily nhập nội tại thành phố Hà Giang để giới thiệu cho sản xuất.

+ Xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng trong sản xuất hoa Lily tại thành phố Hà Giang.
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế
cho người trồng hoa.



3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng,
phát triển của một số giống hoa Lily
Cây hoa Lily có nguồn gốc ôn đới, được nhập khẩu về Việt Nam từ
châu Âu, được thị trường ưa thích bởi vẻ đẹp rất đặc trưng, qúy phái, có
hương thơm dịu mát, có nhiều mầu sắc khác nhau. Trong những năm gần đây
được phát triển mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước. Các giống Lily đưa
vào sản xuất chủ yếu nhập từ Hà Lan, Đài Loan và Trung Quốc, mỗi giống có
các đặc trưng, đặc tính khác nhau, như đặc điểm về hình thái, thời gian sinh
trưởng, yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh do vậy, việc chọn giống đóng vai
trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, chất lượng
hoa, cũng như thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, chúng chưa được nghiên cứu
đánh giá tại các vùng sinh thái một cách hệ thống trước khi trồng, nên dẫn đến
một số giống có chất lượng hoa kém, ít nụ, ít hoa, hoa nhỏ, khó nở và không
đẹp gây khó khăn cho người sản xuất, hiệu quả kinh tế thấp, có khi dẫn đến
thất bại. Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống
hoa Lily sẽ giúp chúng ta nắm được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả
năng thích ứng của chúng với điều kiện sinh thái của vùng, từ đó có thể lựa

chọn những giống phù hợp với điều kiện của địa phương trước khi đưa vào
sản xuất (Phạm Thị Mai Chinh, 2007)[2].
1.1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trong sản
xuất hoa Lily
Đối với cây hoa Lily là loại hoa cao cấp được nhập từ châu Âu vào Việt
Nam và đã được trồng khá phổ biến tại một số tỉnh. Tuy nhiên hoa Lily chỉ


4
thích hợp sản xuất vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12, các tháng
còn lại do nhiệt độ cao cây sẽ sinh trưởng phát triển kém. Nguyên sản của cây
hoa Lily là vùng khí hậu ôn đới, do có giá trị cao về mặt kinh tế nên cho đến
nay đã được phân bố khá rộng rãi tại một số nước trên thế giới, nơi có điều
kiện tự nhiên khác xa so với nơi nguyên sản. Trong những điều kiện như vậy
muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt cần phải nghiên cứu áp dụng các biện
pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong
sản xuất hoa Lily [2].
1.1.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phương pháp dinh dưỡng qua lá
Các cơ quan trên mặt đất của cây đều có khả năng hấp thu các chất dinh
dưỡng dưới dạng khí: CO
2
, O
2
, SO
2
đặc biệt là lá cây, các chất này được
hấp thu rất nhiều qua khí khổng, do vậy sự hấp thu các nguyên tố khoáng
dưới dạng ion từ dung dịch qua các cơ quan trên mặt đất là hoàn toàn có thể
thực hiện được, tuy nhiên khả năng hấp thu sẽ khó khăn hơn. Tầng cutin bên
ngoài cùng của lá có thể thay đổi theo loài thực vật và tuổi thọ của cây, ở trên

tầng này có nhiều lỗ siêu nhỏ, mật độ của các lỗ trên tầng cutin rất cao (1010
lỗ/cm
2
). Các lỗ này có đường kính 1 nm do đó dễ dàng cho các chất hoà tan
có kích cỡ lớn nhất là Urê (đường kính 0,04 nm) đi qua nhưng nó lại không
cho các phân tử có đường kính lớn hơn (phân tử hữu cơ, che lat) đi qua.
Thuật ngữ “Foliar application” đã rất nổi tiếng ở các nước phát triển
châu Âu và châu Mỹ, đó là một phương pháp dùng phân khoáng dạng dung
dịch để phun lên lá cung cấp cho cây, một phương pháp đặc biệt có hiệu quả
nhanh và có nhiều ưu điểm nổi bật. Phương pháp dinh dưỡng qua lá đặc biệt
quan trọng trong các trường hợp sau:
- Tầng đất mặt nghèo dinh dưỡng, khả năng dinh dưỡng của cây bị hạn chế.
- Đất bị khô hạn không thể cung cấp dinh dưỡng vào đất.
- Dinh dưỡng qua lá là phương pháp rất phổ biến với các nguyên tố
trung lượng như: Mg, S và vi lượng được yêu cầu với liều lượng nhỏ, phương


5
pháp dinh dưỡng qua lá hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu của cây khi được
sử dụng 2 - 3 lần vào những thời điểm thích hợp.
- Hiệu lực nhanh chỉ sau vài phút cây có thể hấp thụ ngay do vậy rất có
hiệu quả để điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng (ngay cả đối với nguyên
tố đa lượng như: đạm, kali) của cây khi chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sinh
dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Lúc này các chất dinh dưỡng được tập
trung vào hình thành cơ quan sinh sản làm giảm sinh trưởng của bộ rễ, giảm
hút khoáng dẫn đến mất cân bằng, nên việc bổ sung qua lá sẽ khắc phục được
tình trạng trên.
- Cây sử dụng phân phun lên lá nhanh chóng nên hiệu lực sử dụng cao,
có thể 90%, so với 40 - 50% với đạm khi bón vào đất, do đó hạn chế ô nhiễm
đất và nước ngầm.

- Phương pháp dinh dưỡng qua lá còn rất hiệu quả khi trong đất có hiện
tượng đối kháng ion giũa K
+
và Mg
2
+
, khi đó dinh dưỡng vào đất không có
hiệu quả thậm chí làm cho cây chết do mất cân bằng.
- Bón Mg và các nguyên tố vi lượng làm tăng hàm lượng các nguyên tố
đó trong nông sản. Do đó, dinh dưỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong
trường hợp cần nâng cao hàm lượng đạm, khoáng chất trong nông sản, cải
thiện chất lượng nông sản là vấn đề đang được nhân loại cũng như các nhà
dinh dưỡng cây trồng quan tâm (Trương Thị Cẩm Nhung, 2009)[7].
1.1.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng canxi nitrat Ca(NO
3
)
2
trong sản
xuất nông nghiệp
Canxi nitrat Ca(NO
3
)
2
là dạng phân đạm nitrat phổ biến, có chứa canxi,
là chất dinh dưỡng trung lượng đối với cây trồng. Thành phần: 13,0-15,5%N,
25-36% CaO. Trong thực tế phân này thường có 15-15,5%N và khoảng 25%
CaO. Loại phân này có tính chất dạng tinh thể hình viên tròn mầu trắng đục,
hòa tan nhanh trong nước, chứa đạm ở dạng NO
3
nên không bị đất hấp thu, dễ

được cây hấp thu ngay cả trong điều kiện bất lợi như khô hạn, lạnh, đất chua,


6
mặn nhưng dễ bị rửa trôi. Phân có khả năng làm giảm độ chua của đất, khi
bón vào đất phân nhanh chóng hòa tan vào dung dịch đất để cho cây sử dụng
và tham gia vào phản ứng trao đổi keo đất. Loại phân này rất thích hợp cho
cây trồng cạn, đặc biệt cho các cây trồng trong điều kiện khó khăn và trên đất
mà việc chuyển hóa đạm ở trong đất bị ức chế, rất thích hợp để bón thúc cho
cây trồng cạn và phun lên lá cho cây trồng, vừa cung cấp đạm vừa cung cấp
canxi cho cây trồng, giúp cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu rét [7].
1.1.1.5. Sử dụng phân bón lá đối với hoa Lily
Đối với hoa lily ngoài việc sử dụng các loại phân đa lượng NPK, việc
bổ sung dinh dưỡng bằng Phân bón qua lá có vai trò hết sức quan trọng trong
thâm canh tăng năng suất, chất lượng hoa. Các loại phân bón qua lá được
nghiên cứu sử dụng trên hoa và cây cảnh nói chung và trên hoa Lily hiện nay
được phối hợp nhiều chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng và các axit amin
được phối hợp với các chất phức hoạt nhằm tăng khả năng bám dính và khả
năng thẩm thấu nhanh chất dinh dưỡng vào trong cây, bổ sung dinh dưỡng kịp
thời cho cây đặc biệt vào các giai đoạn khủng hoảng về dinh dưỡng, giúp cho
cây cứng khoẻ, tăng cường sức chống chịu, nhất là giai đoạn cây phân hóa
mầm hoa và phát triển nụ hoa. Sử dụng phân bón qua lá có ảnh hưởng rõ rệt
đến sự phát triển đường kính thân, kích thước lá, số nụ và thời gian sinh
trưởng của hoa Lily; bón phân N:P:K có tỷ lệ cân đối và hàm lượng đạm amin
và axit amin đầy đủ giúp cây phát triển mạnh, tăng cường quá trình quang hợp
vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ, đồng thời kích thích quá trình phát triển
nụ, do vậy rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây. Điều này có ý nghĩa rất
quan trọng đối với quá trình sinh trưởng phát triển và điều chỉnh thời gian nở
hoa sao cho đúng các dịp lễ tết…Mặt khác, việc sử dụng phân bón qua lá trên
hoa Lily đã không phải bón thúc bổ sung cho cây bất kỳ loại phân bón nào

khác, điều này cũng đã giảm một phần chi phí công lao động trong sản xuất.


7
1.1.1.6. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học, đặc điểm sinh trưởng phát dục và
yêu cầu ngoại ảnh của hoa Lily
a) Nguồn gốc
Hoa Lily trên thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc và đây cũng là
nước trồng hoa Lily sớm nhất. Những nghiên cứu cho rằng việc trồng Lily để
lấy củ ăn, làm thuốc bắt đầu từ đời nhà Đường (Trung Quốc), nhưng trước đó
cũng có nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa Lily, như vậy hoa Lily được
trồng lúc đầu với hai mục đích làm thuốc và thưởng thức vẻ đẹp. Đến cuối thế
kỷ XVI các nhà thực vật học người Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống
Lily, đến đầu thế kỷ XVII Lily được di thực từ châu Âu sang châu Mỹ và đến
thế kỷ XVIII các giống Lily của Trung Quốc di thực sang châu Âu nhờ vẻ đẹp
và hương thơm nên nó nhanh chóng phát triển và được coi là cây quan trọng
của châu Âu và châu Mỹ. (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003)[3].
b) Đặc điểm thực vật học
Lily là cây thân thảo lâu năm, phần dưới mặt đất gồm thân vẩy, thân
vẩy con, thân rễ và rễ. Phần trên mặt đất gồm lá, cán thân, mầm hạt (một số
không có mầm hạt)
* Thân vẩy
Thân vẩy là phần phình to của thân biến thành, trên đĩa thân vẩy có vài
chục vẩy hợp lại, có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình elip… Chất
đất, kỹ thuật trồng và tuổi của thân vẩy ảnh hưởng đến hình thái thân, không
có vỏ bao bọc. Mầu sắc thân vẩy tuỳ theo loài, giống khác nhau có mầu trắng,
vàng, đỏ cam, đỏ tím… Độ lớn của thân vẩy khác nhau do loài, giống. Loại
nhỏ chu vi 6 cm nặng 7-8g, loại to chu vi 24-25 cm nặng trên 100g, loại đặc
biệt chu vi 34-35 cm nặng 350g.
Độ lớn của thân vẩy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Ví dụ: giống

Lily loại Thơm chu vi 10-13cm có 1-2 nụ, chu vi 12-14cm có 2-4 nụ, chu vi
14-16cm có trên 4 nụ (Đào Thanh Vân, Đặng Tố Nga, 2007)[10].


8
Vốn có hình elip, hình kim xòe ra có đốt hoặc không có đốt, mầm vẩy
to ở ngoài, nhỏ ở trong là nơi dự trữ của thân vẩy. Trong đó nước chiếm 70%,
chất bột 23%, một ít lượng protein, chất khoáng, chất béo. Bóc bỏ lớp thân
vẩy thì tốc độ nảy mầm của củ càng nhanh, nhưng giảm tốc độ hình thành và
lớn lên của các cơ quan, giảm số lá và hoa, hoa ra muộn hơn.
Việc lựa chọn củ giống to hay nhỏ phụ thuộc vào chất lượng của hoa
mà ta cần. Theo nguyên tắc thông thường, củ giống càng to thì nụ hoa trên
mỗi cành càng nhiều.
* Rễ
Rễ Lily gồm 2 phần: rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên do
phần thân mọc dưới đất sinh ra có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh
dưỡng, tuổi thọ 1 năm. Rễ gốc gọi là rễ dưới, sinh ra từ gốc thân vẩy, có nhiều
nhánh to khoẻ, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của Lily, rễ Lily
có tuổi thọ đến 2 năm.
* Lá
Lily nhiều lá mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xoè, hình thuỗn,
hình giải đầu hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn, xanh, lá to hay nhỏ
tuỳ thuộc vào giống, điều kiện trồng và thời gian xử lý. Lá có từ 1-7 gân, gân
giữa rõ ràng hơn, giữa lá lõm xuống, lá mầu xanh bóng mềm.
* Củ con và mầm hạt
Đại bộ phận Lily có củ con ở gần thân rễ có đường chu vi 0,5-3cm số
lượng tuỳ thuộc giống và điều kiện trồng. Giống Lily Quyển Đan và các
giống tạp Giao mạch lá có mầm hạt hình cầu hoặc hình trứng. Khi chín có
mầu tím tối, chu vi từ 0,5-1,5cm.
* Hoa

Hoa Lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên hoa, bao hoa hình lá nhỏ. Hoa
chúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để
phân loại Lily như dạng hình loa kèn thì 1/3 phía trước cong ngược lên, dạng
hình phễu thì 1/3 phía trước cong ngược ra, dạng hình cái cốc, phía trước hơi
cong, dạng hình cầu có 6 cánh hoa thành 2 vòng nối nhau do 3 vòng đài và 3


9
cánh tạo thành, mầu sắc như nhau nhưng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có hình
elip, gốc có tuyến mật. Nhị đủ 6 cái giữa có cuống mầu xanh nhạt gắn với
nhau thành hình chữ T trục hoa nhỏ dài, đầu trục phình to có 3 khía, tử phòng
ở trên (Đào Thanh Vân, Đặng Tố Nga, 2007)[10].
Mầu sắc hoa Lily rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng cam, đỏ
tím…phấn hoa có mầu vàng, đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím.
* Quả
Hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, 3 ngăn, hạt hình bẹt, xung
quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hình 3 góc, vuông dài, độ lớn, trọng lượng
hạt và số lượng hạt tuỳ theo giống. Trong điều kiện khô lạnh bảo quản được 3
năm (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2003)[3].
c) Đặc điểm sinh trưởng, phát dục:
* Đặc điểm của thân vảy (củ giống)
Thân vảy của Lily được coi là mầm dinh dưỡng, về mặt hình thái phát
dục có thể coi nó là hình ảnh của cả một cây. Một thân vảy trưởng thành gồm
đĩa vảy, vảy già, vảy non, trục thân sơ cấp, trục thân thứ cấp và đỉnh sinh trưởng.
Thân vảy là thể kết hợp của nhiều thế hệ, vì vậy khả năng phát dục
cũng chịu ảnh hưởng của nhiều thế hệ của môi trường và các điều kiện chăm
sóc khác nhau. Độ lớn của thân vảy thường được đo bằng chu vi và trọng
lượng của nó. Vảy nhiều và sung mãn, thì chất lượng tốt. Củ giống dễ trồng,
cho hoa thương phẩm nhất thiết phải là thân vảy đã được bồi dục, thường năm
đầu chưa ra hoa, sang năm thứ 2 củ có chu vi từ 9 cm trở lên mới ra hoa.

Bảng 1.1. Quy cách củ giống Lily trồng hoa cắt cành
Nhóm giống
Độ lớn của củ giống
Trung bình
To
Chu vi
Đường kính
Chu vi
Đường kính
Nhóm châu Á
9 - 10
2,8 - 3,2
> 10 - 12
> 3,2 - 3,8
Nhóm Phương đông
12 - 14
3,8 - 4,4
> 14 - 16
> 4,4 - 5,1
Nhóm Lily thơm
10 - 12
3,2 - 3,8
> 12 - 14
> 3,8 - 4,4
Nguồn: (Đào Thanh Vân, Đặng Tố Nga, 2007)[10]


10
* Đặc điểm sinh trưởng thân
Sự sinh trưởng phát dục của Lily có thể chia ra các giai đoạn: phát triển

trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chất khô. Thân vảy vùi trong đất sau khoảng
2 tuần sẽ nảy mầm. Tuy nhiên trong trường hợp xử lý lạnh không đầy đủ hoặc
gặp trời lạnh thời gian nảy mầm có thể kéo dài tới 5 tuần. Từ khi trồng đến
khi ra nụ mất khoảng 6-9 tuần (tuỳ theo giống và điều kiện thời tiết). Từ khi
ra nụ đến lúc nở hoa mất 4-7 tuần. Các giống khác nhau có mức độ chênh
lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trưởng của cây. Nhóm giống Á châu từ
khi trồng đến khi ra hoa khoảng 12 tuần, nhưng cũng có một số giống như
Kinka, Lotus chỉ cần 11 tuần; Adelina, Yellow blage, StarFighter, Tiber cần
đến 16-17 tuần, cá biệt có giống chỉ cần đến 9 tuần như: Dame Blanche,
ngược lại giống CasaBlanca cần đến 20 tuần [10].
Trục thân của Lily là do trục mầm dinh dưỡng co ngắn lại tạo ra. Trục
thân chia ra trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp. Đầu trục sơ cấp chính và
mầm dinh dưỡng co ngắn, trục thứ cấp nằm giữa mầm dinh dưỡng co ngắn và
vảy, có từ 1 đến 3 cái, là trung tâm phát dục ra củ con đời sau. Có một số
mầm lá, là vảy mới, quyết định đến sự hình thành củ con.
Sau khi phá ngủ trục sơ cấp, ở trên mầm nách trục thân là vùng vươn
dài thứ nhất, mầm đỉnh co ngắn, vươn lên mặt đất, lá trên bắt đầu mở ra, khi
cây ra nụ thì số lá đã được cố định. Chiều cao cây quyết định bởi số lá và
chiều dài đốt, số lá chịu ảnh hưởng cuả chất lượng củ giống, điều kiện và thời
gian xử lý lạnh củ giống, thường thì số mầm lá đã được cố định trước khi
trồng. Vì vậy, chiều cao cây vẫn chủ yếu quyết định bởi chiều dài đốt. Trong
điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản
lạnh lâu, đều có tác dụng kéo dài đốt thân. Ngược lại ánh sáng mạnh, ngày
ngắn, nhiệt độ cao lại ức chế đốt kéo dài. Ở phạm vi nhiệt độ từ 20-30
0
C nếu
cứ tăng thêm 2
0
C cây có thể thấp đi 2 cm. Nắm được đặc tính này để áp dụng



11
vào việc xử lý giờ chiếu sáng trước khi ra nụ khoảng 4-5 tuần để điều chỉnh
chiều cao của cây rất có hiệu quả.
* Đặc điểm phát dục
- Sự phân hoá hoa
Trong điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, Lily thường được
trồng vào tháng 9, tháng 10 và bắt đầu phân hoá hoa vào tháng 11, tháng 12,
quá trình phân hoá hoa được hoàn thành trong khoảng 40-60 ngày. Các giống
châu Á đa số thuộc loại này. Khi bắt đầu nảy mầm cũng là lúc bắt đầu phân
hoá mầm hoa. Nguyên nhân là do mầm co ngắn trong vảy rất mẫn cảm với
nhiệt độ thấp. Củ Lily xử lý lạnh 5
0
C từ 4-6 tuần, sau khi trồng 10-14 ngày
đỉnh sinh trưởng mầm rút ngắn, đã bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thuỷ.
Khi củ đã qua xử lý lạnh thì trước khi trồng củ có thể mọc mầm và phân hoá
hoa, vì vậy nếu không trồng kịp thời sẽ bất lợi cho phát dục mầm hoa. Do đó
trước khi mọc mầm hoặc khi mầm hoa ngắn hơn 1 cm phải trồng ngay. Tuy
nhiên một số giống thuộc nhóm lai phương Đông và Lily Thơm lại thuộc loại
sau khi nảy mầm 1 tháng mới bắt đầu phân hoá hoa, đó cũng là nguyên nhân
các giống này có thời gian sinh trưởng dài.
Trong điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, có một số ít giống có
thời gian phân hoá hoa bắt đầu vào tháng 8-9 đến tháng 10-11 thì hoàn thành,
cũng có giống thời gian phân hoá hoa rất dài bắt đầu từ tháng 9-10 đến tháng
1-2 năm sau mới xong. Hai loại chính ở các dòng châu Á và phương Đông
đều có các giống Lily phân hoá mầm hoa sớm.
Số lượng mầm hoa nguyên thuỷ chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sinh
trưởng vụ trước và chất lượng của củ giống. Các giống thuộc dòng lai châu
Á có sức hình thành mầm hoa mạnh vì vậy khả năng phát triển của củ nhỏ
hơn các giống khác.




12
- Sự ra hoa
Sự phân hoá hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều
kiện trước khi trồng (chất lượng củ giống và điều kiện xử lý), nhưng tốc độ
phát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau khi trồng. Ví
dụ: Sau khi trồng nhiệt độ trong nhà vườn vượt quá 30
0
C thì hoa sẽ mù, tức là
tất cả các mầm hoa đều khô đi. Nhiệt độ 25-30
0
C sẽ làm thui nụ, tỷ lệ ra hoa
chỉ đạt 21-43%; ở 15-20
0
C tỷ lệ ra hoa đạt tới > 80%. Nhị đực và nhụy cái
của Lily cùng chín một lúc. Sau khi thụ tinh 10-15 ngày, tử phòng bắt đầu
phình to. Thời gian quả chín tuỳ thuộc vào giống. Giống ra hoa sớm thì cần
khoảng 60 ngày, giống ra hoa trung bình cần 80-90 ngày, giống ra hoa muộn
cần ít nhất tới 150 ngày [10].
Ánh sáng mạnh tạo ra sự bại dục của nụ, đồng thời còn gây ra cháy lá,
việc xử lý che nắng sẽ giảm bớt thui nụ. Ngược lại ánh sáng yếu cũng làm
thui nụ và ảnh hưởng đến chất lượng hoa.
Quả chín sau khi hoa nở được khoảng 2 tháng. Khi quả có màu vàng sẽ
nứt ra, hạt có cánh vì vậy ở điều kiện tự nhiên có thể truyền đi theo gió. Sau khi
thu hoạch quả, thân lá khô héo lúc này ta có thể thu hoạch củ để làm giống.
d) Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ
Lily là cây chịu rét khá chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ

thích hợp ban ngày là 20-25
0
C, ban đêm là 12
0
C. Nhiệt độ là yếu tố ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát dục của Lily, quan trọng nhất là ảnh hưởng
đến nẩy mầm của hạt, đến phát dục của thân, đến sinh trưởng của lá. Xử lý củ
giống dòng tạp giao Lily Thơm ở nhiệt độ 45
0
C trong 5 tuần, có thể kích thích
lá vươn dài, đốt dài và tỷ lệ sinh trưởng của cây (1,65 lá/ngày), nhưng làm
cho thân nhỏ hơn, giảm số lá và nụ, sau khi xử lý 18 tuần làm giảm rõ rệt tỷ lệ
sinh trưởng và số lá. Nhiệt độ còn là nhân tố quan trọng điều tiết, khống chế


13
sự phân hoá hoa. Sự ra hoa của các giống thuộc dòng tạp giao châu Á và tạp
giao Lily Thơm đều cần một số ngày nhiệt độ thấp nhất định để thực hiện việc
xuân hoá thì mới có thể ra hoa được.
* Ánh sáng
Lily là cây ưa sáng, nhưng ở môi trường hơi bị che sáng thì càng thích
hợp, khoảng 70-80% ánh sáng tự nhiên là tốt nhất là với thời kỳ 20cm. Lily là
cây dài ngày, chiếu sáng dài hay ngắn không những ảnh hưởng đến phân hoá
hoa mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của hoa. Boontpes 1973 phát
hiện trong quá trình hoạt hoá, mỗi ngày tăng thêm 8 giờ chiếu sáng có thể ra
hoa sớm 5 tuần, xử lý dài ngày sẽ tăng tốc độ sinh trưởng và số lượng hoa.
Miller (1984) nhận thấy ngày ngắn làm tăng chiều cao cây, cuống hoa và đốt
cũng dài thêm, chất lượng hoa giảm. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng rõ
rệt đến sự sinh trưởng phát dục của củ. Suk (1960) nghiên cứu ảnh hưởng của
ánh sáng lam, đỏ, hồng ngoại đến sự hình thành củ con của giống Casabanca

và giống Connecticut King cho thấy tia hồng ngoại làm tăng số lượng củ con.
Nhưng chất lượng ánh sáng không ảnh hưởng đến độ lớn của củ. (Đặng Văn
Đông, Đinh Thế Lộc, 2003) [3]
* Nước
Đất khô hoặc quá nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục
của Lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, giai đoạn ra hoa yêu cầu nước
giảm nhiều nước củ dễ bị thối và rụng nụ. Ẩm độ thích hợp nhất cho Lily sinh
trưởng, phát triển từ 80-85%. Nếu ẩm độ biến động lớn sẽ dẫn đến cháy lá.
* Không khí
Độ nhạy cảm Ethylen ở các giống khác nhau. Giống của dòng châu Á
mẫn cảm nhất, các dòng khác yếu hơn khi chiếu sáng bổ sung 200w/m
2
, nếu
nồng độ CO
2
trong nhà vườn tới 1.000u/g sẽ giảm mức độ nụ bị bại dục và
tăng được phẩm chất hoa (Bùi Bảo Hoàn)[12].


14
* Đất
Lily có thể trồng trên mọi loại đất, nhưng tốt nhất là trồng trên đất
nhiều mùn, đất thịt pha cát và thoát nước. Lily rất mẫn cảm với muối, đất
nhiều muối cây không hút được nước ảnh hưởng đến sinh trưởng, phân hoá
hoa và ra hoa. Đất kiềm hút sắt, magiê, nhôm không đủ dẫn tới thiếu sắc tố.
Các giống thuộc dòng tạp giao châu Á, Lily Thơm yêu cầu pH = 6–7, các
giống thuộc dòng Phương Đông yêu cầu thấp hơn pH = 5,5–6,5. Đất thiếu
canxi Lily dễ bị vàng lá.
* Phân bón
Sau khi trồng Lily 3 tuần là giai đoạn cần nhiều dinh dưỡng nhất, bởi

lúc này rễ non dễ bị ngộ độc muối. Lily cũng mẫn cảm với Flor dễ bị cháy lá
vì vậy không bón các loại phân có chứa Flor cao mà bón loại phân có hàm
lượng Flor thấp như CaHPO
4
.
1.1.2. Cơ sở thực tế của đề tài

Hà Giang là tỉnh miền núi cao nằm ở cực Bắc Tổ quốc. Địa hình chia cắt
mạnh với dải núi cao Tây Côn Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn đã tạo nên địa hình
cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Độ cao trung bình từ 800-
1.200m so với mực nước biển, đặc biệt là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao hơn 2.500m.
Về khí hậu: Hà Giang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu
ảnh hưởng của khí hậu lục địa đại Bắc Á Trung Quốc, có 2 mùa rõ rệt. Mùa
Hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh, khô hạn. Tuy nhiên do địa hình chia
cắt nên vùng cao núi đá và vùng cao núi đất mang nhiều sắc thái của khí hậu
ôn đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 21,6
0
C-23,9
0
C. Lượng mưa
bình quân hàng năm vào khoảng 2.300-2.400 mm, độ ẩm bình quân hàng năm
đạt 85% (Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang, 2012)[6].
Tài nguyên đất: trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông
nghiệp có 134.184 ha chiếm 17%, đất lâm nghiệp có 334.100 ha chiếm
42,4%, đất chưa sử dụng có 310.064 ha chiếm 39,3%, (Niên giám Thống kê


15
tỉnh Hà Giang, 2012)[6], còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều
tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất

xám rất thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả.
Trong những năm qua, Hà Giang đã có nhiều cố gắng để phát triển kinh
tế - xã hội thông qua chương trình ứng dụng các tiến bộ khoa học và công
nghệ vào sản xuất và đời sống, như: quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, cây
dược liệu; xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong
việc trồng hoa hồng, chăm sóc một số cây ăn quả đặc sản tại địa phương như:
Thảo quả, Soài, Cam quýt; tuyển chọn cây đầu dòng chè Shan tuyết, đã đem
lại những kết quả to lớn, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập,
cải thiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Với những thuận lợi về khí hậu, thời tiết, đất đai như trên Hà Giang có
thể phát triển trồng hoa Lily ở những vùng sinh thái phù hợp, góp phần
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần XV (nhiệm kỳ 2010-2015) đề ra [5].
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn trước khi phát triển loại hoa này tại
Hà Giang, chúng tối tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển
của một số giống hoa Lily và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất,
chất lượng trong sản xuất hoa Lily tại thành phố Hà Giang, nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa. Vì vậy, việc
triển khai đề tài này ở thành phố Hà Giang có ý nghĩa to lớn, là cơ sở khoa
học và thực tiễn để tỉnh chỉ đạo triển khai mở rộng mô hình trồng hoa Lily có
hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên thế giới
Lily là loài hoa được trồng rộng rãi trên thế giới, hoa có hình dáng đẹp,
màu sắc phong phú, quyến rũ, sang trọng, nhất là nhóm Lily thơm được coi là
biểu tượng của sự thanh khiết và lộng lẫy. Hiện nay Lily đang là một trong

×