Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Hệ thống kê khai và duyệt khối lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học viện CNTTTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 69 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
──────── * ───────

ĐỒ ÁN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

HỆ THỐNG KÊ KHAI VÀ DUYỆT KHỐI LƯỢNG GIẢNG
DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - VIỆN CNTT&TT

Sinh viên thực hiện :
Lớp HTTT – K53
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hồng Phương

HÀ NỘI 5-2013


2


3

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Thông tin về sinh viên
Họ và tên sinh viên:
Lớp: Hệ thống thông tin K53
Hệ đào tạo: Chính quy


Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại: Bộ môn hệ thống thông tin, viện CNTT&TT, trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thời gian làm ĐATN: Từ ngày

14 /01/2013 đến 14/05/2013

2. Mục đích nội dung của ĐATN
Hệ thống được xậy dựng với mục đích hỗ trợ cán bộ, giảng viên trong Viện CNTT&TT
có thể kê khai giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó,
lãnh đạo bộ môn và lãnh đạo của Viện có thể xem xét, thống kê các chi trả vượt định mức
của các cán bộ, giảng viên một cách chính xác.
3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN
•. Xây dựng hệ thống kê khai và duyệt khối lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học
cho các cán bộ của Viện Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội
•. Triển khai cài đặt hệ thống và thử nghiệm
4. Lời cam đoan của sinh viên:
Tôi cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Ths
Nguyễn Hồng Phương.
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2013
Tác giả ĐATN

5. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo
vệ:

Hà Nội, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Hồng Phương



4

TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trong việc thực hiện chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, quy
trình kê khai và duyệt khối lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học được thực hiện trên
giấy tờ và bảng tính excel dễ gây nhầm lẫn, sai sót, dẫn đến việc tính toán, thống kê gặp
nhiều khó khăn.
Hệ thống được xây dựng với mục đích hỗ trợ cán bộ, giảng viên của Viện CNTT&TT có
thể kê khai KLGD và NCKH của mình nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó, lãnh đạo bộ môn
và lãnh đạo của Viện có thể duyệt, tính toán chi trả vượt định mức khối lượng công việc
của các cán bộ, giảng viên một cách chính xác. Hơn nữa, hệ thống phải tuân thủ đúng theo
quy định trong “Quy chế chi tiêu nội bộ" của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và của
Viện CNTT&TT.
Hệ thống được xậy dựng thử nghiệm đối với Viện CNTT&TT và có thể mở rộng cho
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.


5

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã tiếp thu
được rất nhiều tri thức bổ ích cho công việc và cuộc sống hiện tại. Người đã tận tình
chỉ bảo, truyền đạt kiến thức cho tôi không ai khác chính là các thầy cô Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội nói chung, thầy cô Viện Công nghệ thông tin và truyền
thông nói riêng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến thầy Nguyễn Hồng Phương, giảng viên bộ
môn Hệ thống thông tin, viện Công nghệ thông tin và truyền thông, trường Đại học
Bách khoa Hà Nội. Cảm ơn thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em trong suốt

thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp. Nếu không có sự hướng dẫn của thầy, em
không thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp ngày hôm nay. Một lần nữa, xin được cảm
ơn thầy
Lời cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người thân, bạn bè,
đồng nghiệp, nhất là những người bạn trong nhóm thực hiện đồ án tốt nghiệp là
Phạm Chiến Thắng và Đinh Đức Tân, đã ủng hộ cũng như giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian vừa qua.


6

MỤC LỤC


7

DANH MỤC BẢNG


8

DANH MỤC HÌNH


9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
Thứ
tự


Từ viết tắt,
thuật ngữ

Giải nghĩa

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

CNTT&TT
CSDL
CBGV
NCKH
LT/BT
TN/TH
MaCB
MaBM
MaKV
Malop

Công nghệ thông tin và truyền thông
Cơ sở dữ liệu

Cán bộ, giảng viên
Nghiên cứu khoa học
Lý thuyết/ Bài tập
Thí nghiệm/ Thực hành
Mã cán bộ giảng viên
Mã bộ môn
Mã khoa viện
Mã lớp

MVC

12

ASP.NET

13

LINQ

14

SQL

Models-Views- Controllers là một mô hình chia giao diện
UI (User Interface) thành 3 phần tương ứng, đầu vào của
các controller là các điều khiển thông qua HTTP request,
model chứa các miền logic, view là những thứ được sinh ra
trả về cho trình duyệt.
ASP.NET. Là một nền tảng được phát triển bởi Microsoft,
được xây dựng trên dựa trên ngôn ngữ C#,VB .., được sử

dụng để phát triển các trang web động.
Language Integrated Query: Là một thành phần bổ sung
trong .NET Framework giúp tăng khả năng truy vấn dư
liệu
Structured Query Language:là một loại ngôn ngư máy
tính phổ biến để tạo, sửa, và lấy dư liệu từ một hệ quản trị
cơ sở dư liệu quan hệ.

1.


10

PHẦN MỞ ĐẦU

Tóm tắt các nhiệm vụ đặt ra trong đồ án tốt nghiệp:
• Tìm hiểu và xây dựng hệ thống kê khai giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Viện CNTT&TT Đại học Bách khoa Hà Nội
• Tìm hiểu công nghệ phục vụ việc xây dựng hệ thống: ASP.NET MVC, Entity
Framework, Asp Membership Provider …
• Cài đặt và kiểm thử
Môi trường thực hiện đồ án:
• Bộ môn hệ thống thông tin, viện công nghệ thông tin và truyền thông
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bố cục đồ án:
•.Phần mở đầu: giới thiệu tóm tắt nhiệm vụ đề tài, xác định phạm vi thực hiện
của đồ án.
•.Phần nội dung: bao gồm các chương có nội dung chính như sau:
o Chương 1: Đặt vấn đề. Giới thiệu vấn đề còn tồn tại, xác định mục
tiêu xây dựng hệ thống.

o Chương 2: Hướng giải quyết và công nghệ sử dụng. Xác định
hướng giải quyết bài toán và giới thiệu tóm lược về nền tảng công
nghệ sử dụng để xây dựng hệ thống.
o Chương 3: Khảo sát. Mô tả nghiệp vụ và các quy chế thực hiện việc
kê khai giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ trong Viện
CNTT&TT Đại học Bách khoa Hà Nội.
o Chương 4: Phân tích thiết kế hệ thống. Dựa trên nhưng kết quả
khảo sát ở chương 3, đưa ra nhưng phân tích về hệ thống, qua
nhưng phân tích đưa ra giải pháp thiết kế hệ thống
o Chương 5: Cài đặt và kiểm thử. Đưa ra nhưng kết quả của quá
trình cài đặt và thử nghiệm hệ thống
o Chương 6: Đánh giá. Qua nhưng kết quả cài đặt và kiểm thử, đưa
ra nhưng đánh giá về hệ thống và khả năng đưa vào thực tiễn của
hệ thống
o Chương 7: Kết luận và hướng phát triển. Đưa ra kết luận và nêu
định hướng phát triển hệ thống trong tương lai


11

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
“Công nghệ thông tin”, cụm từ này chắc hẳn không còn xa lạ với hầu hết mọi
người. Quả thực, ngành công nghệ thông tin đã và đang có sự phát triển mạnh
mẽ. Các ứng dụng công nghệ thông tin đang dần len lỏi tới từng ngóc ngách, khía
cạnh của đời sống xã hội. Là đơn vị nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin
của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các hoạt động nghiệp vụ của Viện
CNTT&TT càng nên được tin học hóa.
Trong việc thực hiện chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
quy trình kê khai và duyệt khối lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học được

thực hiện trên giấy tờ và bảng tính excel dễ gây nhầm lẫn, sai sót, dẫn đến việc
tính toán, thống kê gặp nhiều khó khăn.
Trong khuôn khổ đề tài này sẽ tập trung giải quyết một khía cạnh trong quy trình
nghiệp vụ là “kê khai và kiểm duyệt khối lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa
học”. Hệ thống được xây dựng tuân thủ theo nhưng nguyên tắc được chỉ rõ trong
“Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội”.
2. Mục tiêu xây dựng đề tài
Hệ thống được xậy dựng với mục đích hỗ trợ cán bộ, giảng viên trong Viện
CNTT&TT có thể kê khai giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mình nhanh chóng
và thuận tiện. Từ đó, lãnh đạo bộ môn và lãnh đạo của Viện có thể xem xét, kiểm
duyệt khối lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các chi trả vượt định mức
của các cán bộ, giảng viên một cách chính xác.
3. Phạm vi xây dựng đề tài
- Tên đề tài: Hệ thống kê khai và duyệt khối lượng giảng dạy và nghiên cứu
khoa học - Viện CNTT&TT
- Đơn vị chủ quản: Viện CNTT&TT – Đại học Bách khoa Hà Nội
- Thực hiện đề tài: Sinh viên Viện CNTT&TT
- Đơn vị tham gia vận hành: Viện CNTT&TT và các bộ môn
- Đối tượng phục vụ:
• Cán bộ, giảng viên
• Lãnh đạo các bộ môn
• Lãnh đạo Viện CNTT&TT
4. Hướng giải quyết vấn đề
“Phương pháp phân tích hướng đối tượng(OOAD)” là thuật ngư thông dụng
hiện thời của tin học. Các công ty đang nhanh chóng tìm cách áp dụng và tích
hợp công nghệ này vào các ứng dụng của họ. Thật sự là đa phần các ứng dụng
hiện thời đều mang tính hướng đối tượng. Cách tiếp cận hướng đối tượng là cách
tư duy về vấn đề theo lối ánh xạ các thành phần trong bài toán vào các đối tượng
ngoài đời thực. Với lối tiếp cận này, chúng ta chia ứng dụng thành các thành
phần nhỏ, gọi là các đối tượng, chúng tương đối độc lập với nhau. Sau đó ta có

thể xây dựng ứng dụng bằng cách chắp các đối tượng đó lại với nhau. Hãy nghĩ
đến trò chơi xây lâu đài bằng các mẫu gỗ. Bước đầu tiên là tạo hay mua một vài
loại mẫu gỗ căn bản, từ đó tạo nên các khối xây dựng căn bản của mình. Một khi


12
đã có các khối xây dựng đó, bạn có thể chắp ráp chúng lại với nhau để tạo lâu đài.
Tương tự như vậy một khi đã xây dựng một số đối tượng căn bản trong thế giới
máy tính, bạn có thể chắp chúng lại với nhau để tạo ứng dụng của mình.
Ưu điểm của phương pháp phân tích hướng đối tượng:
Tính tái sử dụng: Phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng thực hiện
theo các thuật ngư và khái niệm của phạm vi lĩnh vực ứng dụng (tức là của
doanh nghiệp hay đơn vị mà hệ thống tương lai cần phục vụ), nên nó tạo sự tiếp
cận tương ứng giưa hệ thống và vấn đề thực ngoài đời.
Các giai đoạn của chu trình phát triển phần mềm với mô hình hướng đối tượng:
- Phân tích hướng đối tượng ( Object Oriented Analysis- OOA): Là giai đọan
phát triển một mô hình chính xác và súc tích của vấn đề, có thành phần là
các đối tượng và khái niệm đời thực, dễ hiểu đối với người sử dụng. Trong
giai đoạn OOA, vấn đề được trình bày bằng các thuật ngư tương ứng với
các đối tượng có thực. Thêm vào đó, hệ thống cần phải được định nghĩa
sao cho người không chuyên Tin học có thể dễ dàng hiểu được
- Thiết kế hướng đối tượng ( Object Oriented Design- OOD): Là giai đoạn tổ
chức chương trình thành các tập hợp đối tượng cộng tác, mỗi đối tượng
trong đó là thực thể của một lớp. Các lớp là thành viên của một cây cấu
trúc với mối quan hệ thừa kế. OOD tập trung vào việc cải thiện kết quả của
OOA, tối ưu hóa giải pháp đã được cung cấp trong khi vẫn đảm bảo thoả
mãn tất cả các yêu cầu đã được xác lập. Trong giai đoạn OOD, nhà thiết kế
định nghĩa các chức năng, thủ tục (operations), thuộc tính (attributes)
cũng như mối quan hệ của một hay nhiều lớp (class) và quyết định chúng
cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường phát triển. Đây

cũng là giai đoạn để thiết kế ngân hàng dư liệu và áp dụng các kỹ thuật
tiêu chuẩn hóa
Lập trình hướng đối tượng( Object Oriented Progamming- OOP): Giai đoạn xây
dựng phần mềm có thể được thực hiện sử dụng kỹ thuật lập trình hướng đối
tượng. Đó là phương thức thực hiện thiết kế hướng đối tượng qua việc sử dụng
một ngôn ngư lập trình có hỗ trợ các tính năng hướng đối tượng. Kết quả chung
cuộc của giai đoạn này là một loạt các code chạy được, nó chỉ được đưa vào sử
dụng sau khi đã trải qua nhiều vòng quay của nhiều bước thử nghiệm khác nhau.


13

Chương 2: KHẢO SÁT
1. Mô tả nghiệp vụ
Cán bộ, giảng viên kê khai giảng dạy lý thuyết/bài tập và nghiên cứu khoa học
của mình,và gửi lên bộ môn. Sau thời gian quy định việc kê khai, nếu CBGV muốn
sửa đổi bất kỳ thông tin về giảng dạy và nghiên cứu khoa học của bản thân cần làm
đơn yêu cầu sửa đổi, gửi lên bộ môn hoặc Viện.
Bộ môn sẽ kê khai thông tin về giảng dạy thí nghiệm, thực hành của các cán bộ
trong bộ môn.
Lãnh đạo bộ môn xem thông tin kê khai giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các
cán bộ, giảng viên trong bộ môn của mình, sau đó tổng hợp và phê duyệt gửi lên
Viện. Nếu có sai sót trong kê khai của cán bộ, giảng viên thì sẽ yêu cầu cán bộ
giảng viên đó kê khai lại.
Lãnh đạo Viện xem thông tin kê khai giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ,
giảng viên theo từng bộ môn, thống kê giờ vượt định mức của từng CBGV và phê
duyệt. Nếu có thông tin kê khai sai, Viện sẽ gửi thông báo tới bộ môn chủ quản, bộ
môn yêu cầu cán bộ giảng viên đó khai lại thông tin.

Hình 1: Đặc tả nghiệp vụ kê khai của CBGV



14

Hình 2: Đặc tả nghiệp vụ kê khai TNTH của bộ môn

2. Quy chế chi tiêu nội bộ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2.1.

Định mức khối lượng công việc

Định mức khối lượng công việc của giảng viên được quy định cho một năm học,
bao gồm định mức giờ giảng dạy, định mức giờ nghiên cứu khoa học và định mức
giờ thực hiện các nhiệm vụ khác. Định mức chuẩn khối lượng công việc đối với các
chức danh cán bộ thuộc các đơn vị cụ thể :
Định mức chuẩn
Chức danh CB
Giảng viên
PGS và GVC
GS và GVCC
PVGD

NCKH
(GĐMCNC)

Nhiệm vụ
khác
(GĐMC#)

Số giờ thực


Số giờ thực

500
600
700
0

360
260
160
860

Giảng dạy
(GĐMCGD)
Số giờ thực
900
900
900
900

Giờ
chuẩn
280
320
360
320

Bảng 1: Định mức khối lượng công việc


Định mức khối lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học được xác định bằng định
mức chuẩn nhân với hệ số điều chỉnh định mức cho chức vụ/ chức trách kiêm
nhiệm kCV:
GĐMGD = GĐMCGD × kCV
GĐMNC = GĐMCNC × kCV
Hệ số kCV được qui định trong bảng sau:
Chức vụ
Không kiêm nhiệm

kCV
100%


15
Hiệu trưởng
Trưởng phòng, ban, giám đốc trung tâm quản lý hành chính cấp trường,
Trưởng khoa ĐH Tại chức, GĐ Nhà xuất bản BK
Bí thư Đoàn trường, Phó trưởng phòng, ban, phó giám đốc trung tâm quản lý
hành chính cấp trường, Phó trưởng khoa ĐH Tại chức, Phó GĐ, Tổng biên
tập Nhà xuất bản BK
Bí thư Đảng ủy trường, Chủ tịch Công đoàn trường, Phó bí thư Đoàn trường
Phó bí thư, ủy viên thường vụ, thường trực Đảng ủy trường, Phó Chủ tịch
Công đoàn trường, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Trưởng ban nữ công,
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
Phó viện trưởng các viện đào tạo
Trưởng khoa, giám đốc trung tâm và viện nghiên cứu cấp trường
Phó trưởng khoa, trưởng bộ môn và tương đương, phó giám đốc trung tâm và
viện nghiên cứu cấp trường
Phó trưởng bộ môn và tương đương
Cán bộ trong thời gian tập sự (hợp đồng lao động lần đầu)

Cán bộ học thạc sĩ trong thời gian quy định(1 năm đối với kỹ sư và 2 năm đối
với cử nhân)
Cán bộ làm NCS hệ tập trung trong thời gian quy định (3 năm), NCS hệ
không tập trung năm cuối
Cán bộ làm NCS hệ không tập trung 3 năm đầu
Nữ cán bộ nghỉ sinh con

15%
25%
30%
50%
55%
60%
70%
80%
85%
50%
0%
0%
30%
50%

Bảng 2: Chức vụ

2.2.

Quản lý khối lượng giảng dạy

Đối tượng phải tính định mức giảng dạy và phải kê khai khối lượng giảng dạy
bao gồm các cán bộ có ít nhất một tháng làm việc trong năm học, được biên chế là :

CBGD thuộc tất cả đơn vị trong trường;
PVGD thuộc các khoa, viện đào tạo.
Các khoa, viện, trung tâm chịu trách nhiệm quản lý khối lượng giảng dạy của từng
cán bộ thuộc quyền quản lý giảng dạy của đơn vị; cán bộ thuộc đơn vị nào quản lý
về mặt giảng dạy thì kê khai khối lượng giảng dạy theo đơn vị đó. CBGD thuộc
biên chế các viện, trung tâm kê khai theo khoa, viện đào tạo quản lý giảng dạy môn
học trên cơ sở nguyên tắc:
- CBGD thuộc biên chế các viện, trung tâm không có chức năng đào tạo phải
đăng ký giảng dạy tại các khoa, viện đào tạo; khối lượng giảng dạy của cán
bộ được kê khai theo khoa, viện đó.
- CBGD thuộc biên chế các viện, trung tâm có chức năng đào tạo sau đại học
đăng ký giảng dạy thêm tại các khoa, viện đào tạo với một hệ số định mức
phù hợp (0-1) sao cho đạt tổng định mức khối lượng giảng dạy theo quy
định. Phần khối lượng giảng dạy thêm của cán bộ được kê khai theo khoa,
viện quản lý giảng dạy; phần khối lượng giảng dạy sau đại học tại viện, trung
tâm được kê khai theo viện, trung tâm quản lý cán bộ.
Khối lượng giảng dạy và khối lượng NCKH được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của cán bộ trong năm học.
- Trong trường hợp đơn vị không có đủ khối lượng giảng dạy để phân công, có
thể lấy khối lượng nghiên cứu khoa học để bù theo nguyên tắc 10 giờ thực
NCKH bù 1 giờ chuẩn giảng dạy.


16
Trong trường hợp cán bộ không đủ khối lượng nghiên cứu khoa học có thể lấy khối
lượng giờ giảng dạy để bù theo nguyên tắc 1 giờ chuẩn giảng dạy bù 10 giờ thực
NCKH.
2.3.

Phân loại các hoạt động giảng dạy


Nhóm GD-1A: Những hoạt động giảng dạy hệ đại học chính quy (không kể các
chương trình có nguồn kinh phí chi trả trực tiếp), cao đẳng tại trường năm thứ nhất
và sau đại học có thể quy đổi khối lượng sang giờ chuẩn để thanh toán kinh phí
vượt giờ định mức cuối năm, bao gồm: Giảng dạy lý thuyết(LT); Hướng dẫn bài
tập, thảo luận (BT); Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành(TN); Hướng dẫn thực tập tại
các cơ sở trong trường(TT); Hướng dẫn đồ án (ĐA), kể cả đồ án tốt nghiệp và khóa
luận tốt nghiệp; Hướng dẫn luận văn thạc sĩ khoa học (LVKH), luận văn/khóa luận
thạc sĩ kỹ thuật/thạc sĩ quản trị kinh doanh(LVKT); Hướng dẫn luận án tiến sĩ
(LATS), chuyên đề nghiên cứu sinh (CĐNCS)
Nhóm GD-1B: Những hoạt động giảng dạy được thanh toán trực tiếp(cuối kỳ hoặc
cuối đợt) theo hợp đồng hoặc theo số giờ quy chuẩn quy định riêng cho chương
trình, có thể quy đổi sang giờ chuẩn để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo
quy định mức khối lượng (không dùng để tính khối lượng vượt định mức), bao
gồm:
- Các hoạt động giảng dạy cho các hệ đào tạo sau: Chương trình Việt-Nhât (từ
K54 về trước); đại học chính quy liên kết; đại học văn bằng 2 (ngoài giờ);
đại học vừa làm vừa học; cao đẳng từ năm thứ hai; các chương trình thuộc
Viện Đào tạo Quốc tế(SIE).
- Các hoạt động giảng dạy và phục vụ giảng dạy khác: Giảng dạy các môn bổ
túc, bổ sung cho hệ sau đại học; biên soạn giáo trình đại học và sau đại học
(ký hợp đồng qua Trường); giảng dạy tiếng Pháp cho các lớp Pháp ngữ
2.4.

Tính quy đổi khối lượng giảng dạy

Giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn bài tập/ thảo luận trên lớp
GLL[giờ chuẩn] = TLL × kL × (kC + kX)
Trong đó
• TLL: thời lượng(số tiết) thực hiện theo chương trình và kế hoạc giảng dạy

• kL là hệ số quy mô lớp
• kC là hệ số theo chương trình/hệ đào tạo
• kX là hệ số bổ sung
Hướng dẫn thực hành, thí nghiệm
GTN[giờ chuẩn] = TTN × kT × (kC + kX)
Trong đó
• TTN là thời lượng (số tiết) thực hiện theo chương trình và kế hoạc giảng dạy
• kT là hệ số quy mô lớp thực hành, thí nghiệm
• kC là hệ số theo chương trình/hệ đào tạo
• kX là hệ số bổ sung
Hệ số kX:


17
• kX = 0 đối với các học kỳ chính
• kX = 1 đối với các giờ lên lớp (LT,BT,TN/TH) học kỳ hè.
• kX = 0.5 đối với các giờ hướng dẫn đồ án học kỳ hè
Hệ số kL được quy định trong bảng sau:
Quy mô lớp(Số sinh viên)

kL

≤ 40
41-80
81-120
121-160
161-200
>200

1.0

1.2
1.4
1.6
1.8
2.0

Bảng 3: Hệ số quy mô lớp kL

Hệ số kC được quy định trong bảng sau:
Chương trình/ hệ đào tạo

LT

Đại học, cao đẳng đại trà
KSTN-CLC, Việt-Nhật, AUF
CTTT,ICT,IPE
Sau đại học
Vừa học vừa làm
SIE

1.0
2.0
3.0
2.0
1.0

BT

TH/TN


ĐA, LV, LA
CĐNCS

1.0
1.0
1.5
1.5
2.5
2.5
1.5
1.5
1.0
1.0
Theo quy định của Viện SIE

1.0
1.5
2.5
2.0
1.0

Bảng 4: Hệ số chương trình đào tạo kC

Hệ số kT được quy định trong bảng sau:
Quy mô lớp

kT

10-12
13-15

16-18
19-20

0.5
0.6
0.7
0.8

Bảng 5: Hệ số quy mô lớp thí nghiệm kT

2.5.

Tính khối lượng nghiên cứu khoa học

NC-A: Công bố các bài báo đăng trong các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế,
các báo cáo hội nghị khoa học trong nước và quốc tế có phản biện và được đăng kỷ
yếu của hội nghị (theo quy định của Hội đồng GS Nhà nước).
NC-B: Các đề tài NCKH, dự án sản xuất thử được cấp kinh phí thực hiện trong thời
hạn theo quyết định. Số giờ nghiên cứu khoa học đối với các hoạt động thuộc nhóm
NC-B được cộng với khối lượng thuộc nhóm NC-A để xác định mức độ hoàn thành
nhiệm vụ NCKH của giảng viên
Nhóm
NC-A

Công trình

Số giờ

Bài báo đăng trong tạp chí KH
600

trong nước
Bài báo đăng trong tạp chí KH quốc
900
tế
Báo cáo hội nghị KH trong nước
400

Ghi chú
Số giờ chia đều cho số đồng
tác giả


18

NC-B

đăng trong kỷ yếu
Báo cáo hội nghị KH quốc tế đăng
trong kỷ yếu
Đề tài cấp trường
Đề tài, dự án sản xuất thử cấp Bộ,
Thành phố, Tỉnh
Đề tài, dự án sản xuất thử cấp Nhà
nước, Nghị định thư, đề tài nghiên
cứu quỹ Nafosted
Bằng sáng chế/giải pháp hữu ích
được cấp trong năm

600
500

1000/
năm

Chỉ tính cho chủ trì đề tài
Mỗi CB tham gia: tối đa 600
giờ

1300/
năm

Mỗi CB tham gia: tối đa 600
giờ

1000/
bằng

Bảng 6: Quy đổi nghiên cứu khoa học

2.6.

Tính tiền vượt định mức giảng dạy

Số giờ chuẩn giảng dạy vượt định mức được thanh toán của một cán bộ được tính
trên cơ sở số giờ quy chuẩn các hoạt động giảng dạy thuộc nhón GD-1A, định mức
giờ giảng của cán bộ và số giờ NCKH thiếu định mức phải bù (nếu khối lượng
NCKH chưa đủ định mức, theo nguyên tắc 1 giờ chuẩn giảng dạy tương đương 10
giờ NCKH).
TXG=(GGDC-GĐMGD-G-NC/10)×TGC×kCD
GĐMGD = GĐMCGD×kCV
Trong đó:

• TXG là tiền vượt giờ trong năm học
• GGDC là tổng số giờ chuẩn từ các hoạt động giảng dạy thuộc nhóm GD-1A
• GĐMGD là số giờ định mức giảng dạy của cán bộ
• GĐMCGD là định mức chuẩn giảng dạy của cán bộ tùy thuộc vào chức danh
• G-NC là số giờ NCKH thiếu định mức
• TGC là mức chi cơ sở cho một giờ chuẩn vượt định mức
• kCV là hệ số chức vụ
• kCD là hệ số chức danh, quy định trong bảng sau:
Chức danh
kCD
Giảng viên, Cán bộ phục vụ giảng dạy
1,0
Giảng viên có học vị tiến sĩ hoặc Giảng viên chính
1,2
Phó Giáo sư hoặc Giảng viên chính-Tiến sĩ
1,4
Giáo sư, Giảng viên cao cấp
1,5
Bảng 7: Chức danh

2.7.

Tính khối lượng và kinh phí vượt định mức nghiên cứu khoa học

Số giờ thực vượt định mức NCKH của một cán bộ được tính trên cơ sở tổng khối
lượng các hoạt động NCKH, định mức NCKH của cán bộ (theo Quy định về chế độ
làm việc của giảng viên) và số giờ giảng dạy thiếu định mức phải bù (nếu khối
lượng NCKH chưa đủ định mức, theo nguyên tắc 1 giờ chuẩn giảng dạy tương
đương 10 giờ NCKH), cụ thể là:
GXNC = GNC – GĐMNC -10×G-GD

GĐMNC = GĐMCNC × kCV
Trong đó:


19
• GXNC là số giờ thực vượt định mức NCKH của cán bộ
• GNC là tổng số giờ thực hiện NCKH của cán bộ
• GĐMNC là số giờ định mức NCKH của cán bộ
• GĐMCNC là số giờ định mức chuẩn của cán bộ tùy thuộc vào chức danh
• G-GD là số giờ chuẩn giảng dạy thiếu định mức của cán bộ
• kCV là hệ số chức vụ
Số giờ chuẩn vượt định mức NCKH được xác định từ số giờ NCKH thuộc nhóm
NC-A (các bài báo, báo cáo khoa học) và số giờ thực vượt định mức NCKH, cụ thể
là:
GXNCC = min(GNC-A,GXNC)/10
Trong đó:
• GNC-A là khối lượng NCKH từ nhóm NC-A tính theo giờ thực hiện
• GXNC là khối lượng NCKH vượt định mức
3. Xác định yêu cầu hệ thống cần xây dựng
3.1.

-

-

3.2.

-

Yêu cầu về chức năng


Đảm bảo các chức năng được phân tích trong quy trình nghiệp vụ (chức năng
được ưu tiên):
• Kê khai giảng dạy, nghiên cứu khoa học của CBGV
• Lãnh đạo viện và bộ môn xem và thống kê thông tin kê khai của CBGV
Quản lý thông tin người dùng
Lưu trữ các bảng thông tin
Phân quyền người dùng
Yêu cầu phi chức năng

Các giao diện với người dùng thông qua môi trường Web, sử dụng trình duyệt
Web Browser phổ biến như: Internet Explorer, Chrome,FireFox,…
Dễ mở rộng hệ thống khi có nhu cầu mở rộng sau này.
Hiệu quả thực hiện cao.
Vận hành trong môi truờng mạng LAN của Viện CNTT&TT
Trang Web đảm bảo tính mỹ thuật, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.
Giao diện tiếng Việt, dễ dùng, thuận tiện cho người sử dụng.
Tốc độ tải về (download) hoặc tải lên (upload) nhanh.
Hệ thống có cấu trúc mở, sử dụng các công nghệ mới để có thể dễ dàng bổ sung,
nâng cấp các chức năng mà không phá vỡ hay xây dựng lại hệ thống.
Đảm bảo an toàn và bảo mật.


20

Chương 3: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
1. Tác nhân tham gia hệ thống
Hệ thống được xây dựng với mục đích hỗ trợ quy trình trình quản lý chi tiêu
vượt giờ của Viện CNTT&TT – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Do đó, CBGV,
lãnh đạo các bộ môn và lãnh đạo viện là các tác nhân tương tác trực tiếp với hệ

thống. Admin là người có trách nhiệm thêm, xóa người dùng, quản lý các danh
mục… cũng là một trong các tác nhân của hệ thống.

Hình 3: Các tác nhân tham gia hệ thống

Cán bộ, giảng viên(CBGV)
Khái niệm: Tất cả cán bộ và giảng viên làm việc tại các bộ môn trực thuộc của Viện
CNNT&TT
Chức năng:
- Đăng nhập vào hệ thống
- Chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ cán bộ của bản thân
- Đổi mật khẩu
- Xem thông tin bộ môn và viện
- Xem danh sách cán bộ theo từng bộ môn
- Quản lý kê khai(hoặc nhập từ file excel):
• Giảng dạy (Lý thuyết, bài tập, thí nghiệm, thực hành)
• NCKH
- Xem thông tin giảng dạy (TN/TH)
Bộ môn
Khái niệm: Người quản lý của một bộ môn
Chức năng: Ngoài những quyền của CBGV, Lãnh đạo bộ môn còn được phân thêm
những quyền:
- Quản lý hồ sơ cán bộ: thêm, sửa, xóa
- Quản lý thông tin của bộ môn
- Kê khai thông tin giảng dạy (TN/TH) cho tất cả CBGV thuộc bộ môn
- Export file thống kê GD, NCK của tất cả cán bộ trong bộ môn
Viện
Khái niệm: Người quản lý Viện CNTT&TT



21
Chức năng: Người quản lý cấp Viện có mọi quyền của lãnh đạo bộ môn và được
phân thêm quyền:
- Quản lý thông tin của Viện
- Quản lý thông tin các bộ môn
- Thống kê giảng dạy, NCKH của các cán bộ theo từng bộ môn, từng CBGV
Admin
Khái niệm: Người quản lý hệ thống
Chức năng: Có quyền quản lý các tài khoản người dùng
2. Biểu đồ ca sử dụng
Biểu đồ các ca sử dụng

Hình 4: Ca sử dụng của người dùng


22

Hình 5: Ca sử dụng của admin

Dưới đây là phân tích các ca sử dụng của hệ thống:
2.1.

Ca sử dụng của cán bộ giảng viên

2.1.1. Quản lý kê khai

Hình 6: Ca sử dụng quản lý kê khai

Tên use case
Mô tả

Tác nhân
Sự kiện kích hoạt
Điều kiện tiên quyết
Đầu vào
Đầu ra

Quản lý kê khai
Quản lý việc kê khai của CBGV
CBGV
Chọn ‘Quản lý kê khai’ từ menu
Tác nhân phải đăng nhập vào hệ thống
MaCB
Danh sách thống kê giảng dạy và NCKH của một CBGV


23
Tương tác

Ngoại lệ

Tần suất thực hiện

1.
2.
3.
1.

Tác nhân đăng nhập vào hệ thống và chọn quản lý kê khai
Hệ thống kiểm tra MaCB và quyền hạn
Trả về giao diện quản lý kê khai

Người dùng nhập MaCB không được phép truy cập. Hệ thống
đưa ra thông báo lỗi phân quyền.
2. Việc kê khai giảng dạy TN/TH, CBGV chỉ được phép xem phần
này
Thường xuyên
Bảng 8: Ca sử dụng quản lý kê khai

Thêm

Tên use case
Mô tả
Tác nhân
Sự kiện kích hoạt
Điều kiện tiên quyết
Đầu vào
Đầu ra
Tương tác

Ngoại lệ

Tần suất thực hiện

Thêm
Thêm 1 bản ghi mới vào giảng dạy hoặc NCKH của một CBGV
CBGV
Chọn “Thêm” trong giao diện quản lý kê khai
Tác nhân đang trong phiên làm việc quản lý kê khai và có quyền quản lý
kê khai cho CBGVđó
MaCB, Loại hình kê khai (LT/BT, TN/TH, NCKH)
Một bản ghi mới được thêm vào giảng dạy hoặc NCKH,


1.
2.
3.
4.
5.
6.
1.
2.

Tác nhân chọn “Thêm”
Một dòng mới xuất hiện trong bảng dữ liệu
Tác nhân nhập dữ liệu và nhấn nút “Lưu”
Bản ghi mới được thêm vào CSDL
Hệ thống đưa ra thông báo thêm bản ghi thành công
Bản ghi mới xuất hiện trong giao diện quản lý kê khai
Tác nhân chọn “Hủy”, không có bản ghi mới nào được thêm
Lỗi xảy ra trong quá trình xử lý với CSDL, hệ thống đưa ra thông
báo lỗi và quay trở lại giao diện quản lý kê khai
Thường xuyên
Bảng 9: Ca sử dụng thêm kê khai

Sửa

Tên use case
Mô tả
Tác nhân
Sự kiện kích hoạt
Điều kiện tiên quyết


Sửa
Sửa 1 bản ghi trong giảng dạy hoặc NCKH của một CBGV
CBGV
Tác nhân click đúp chuột vào một bản ghi cần sửa
Tác nhân đang trong phiên làm việc quản lý kê khai và có quyền quản lý
kê khai cho CBGV


24
Đầu vào
Đầu ra
Tương tác

Ngoại lệ

Tần suất thực hiện

MaCB, Loại hình kê khai (LT/BT, TN/TH, NCKH)
Một bản ghi được sửa đổi

1. Tác nhân click đúp chuột vào bản ghi cần sửa
2. Các ô trong bản ghi cần sửa đổi thay đổi giao diện giúp tác nhân
có thể sửa đổi trực tiếp
3. Tác nhân sửa bản ghi trực tiếp trên giao diện quản lý kê khai
4. Tác nhân click “Lưu”
5. Bản ghi sửa đổi được cập nhật trong CSDL
6. Hệ thống đưa ra thông bảo sửa đổi thành công
7. Bản ghi được sửa đổi xuất hiện trong giao diện quản lý kê khai
1. Tác nhân chọn “Hủy”, bản ghi không được sửa đổi
2. Lỗi xảy ra trong quá trình xử lý với CSDL, hệ thống đưa ra thông

báo lỗi và quay trở lại giao diện quản lý kê khai
Thường xuyên
Bảng 10: Ca sử dụng sửa kê khai

Xóa

Tên use case
Mô tả
Tác nhân
Sự kiện kích hoạt
Điều kiện tiên quyết
Đầu vào
Đầu ra
Tương tác

Ngoại lệ

Tần suất thực hiện

Xóa
Xóa 1 bản ghi trong giảng dạy hoặc NCKH của một CBGV
CBGV
Chọn “Xóa” trong giao diện quản lý kê khai
Tác nhân đang trong phiên làm việc quản lý kê khai và có quyền quản lý
kê khai cho CBGV
MaCB
Một bản ghi bị xóa trong giảng dạy hoặc NCKH

1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.
1.
2.

Tác nhân chọn bản ghi bằng cách click chuột vào dòng đó
Dòng chứa bản ghi được làm nổi bật
Chọn “Xóa” trên giao diện
Hệ thống đưa ra thông báo xác nhận xóa bản ghi
Tác nhân chọn “Xóa” trên thông báo
Bản ghi được xóa khỏi CSDL
Thông báo xóa thành công xuất hiện
Bản ghi biến mất và quay trở lại giao diện quản lý kê khai
Tác nhân chọn “Hủy”, bản ghi không bị xóa
Lỗi xảy ra trong quá trình xử lý với CSDL, hệ thống đưa ra thông
báo lỗi và quay trở lại giao diện quản lý kê khai
Thường xuyên
Bảng 11: Ca sử dụng xóa kê khai


25
Tìm kiếm

Tên use case
Mô tả
Tác nhân

Sự kiện kích hoạt
Điều kiện tiên quyết
Đầu vào
Đầu ra
Tương tác

Ngoại lệ
Tần suất thực hiện

Tìm kiếm
Tìm kiếm thông tin giảng dạy của CBGV
CBGV
Chọn tìm kiếm trong giao diện quản lý kê khai
Tác nhân đang trong phiên làm việc quản lý kê khai và có quyền quản lý
kê khai cho CBGV
Mã lớp hoặc mã học phần
Dữ liệu kê khai giảng dạy của cán bộ theo nội dung tìm kiếm

1. Nhập “mã lớp” hoặc “mã học phần”
2. Chọn Tìm kiếm
3. Hệ thống thực hiện truy vấn và đưa ra kết quả tìm kiếm trên giao
diện kê khai
Sau khi tìm kiếm, người dùng chọn “bỏ tìm kiếm”, quay trở lại giao diện
kê khai
Thường xuyên
Bảng 12: Tìm kiếm kê khai

Nhập từ file excel

Tên use case

Mô tả
Tác nhân
Sự kiện kích hoạt
Điều kiện tiên quyết
Đầu vào
Đầu ra
Tương tác

Ngoại lệ

Nhập từ file excel
Kê khai thông tin giảng dạy (LT/BT)từ file excel
CBGV
Chọn “Nhập từ file excel” trong giao diện quản lý kê khai
Tác nhân đang trong phiên làm việc quản lý kê khai và có quyền quản lý
kê khai cho CBGV
MaCB, file excel
Toàn bộ dữ liệu kê khai giảng dạy (LT/BT) của cán bộ

1.
2.
3.
4.
5.
6.
1.

Tác nhân chọn “Nhập từ file excel”
Xuất hiện cử sổ để người dùng chọn file excel
Chọn “Xem trước” để xem nội dung file excel

Chọn “Lưu” để lưu dữ liệu trong file excel vào CSDL
Hệ thống xóa dữ liệu cũ và lưu dữ liệu trong file excel vào CSDL
Trả về giao diện quản lý kê khai
Nếu có bất cứ dòng nào trong nội dung file excel kê khai cho
CBGV khác thì hệ thống đưa ra thông báo lỗi về dòng đó
2. Lỗi xảy ra trong quá trình xử lý với CSDL, hệ thống đưa ra thông
báo lỗi và quay trở lại giao diện quản lý kê khai


×