Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên khoa thương mại – đại học dân lập văn lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.02 KB, 42 trang )

Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Bối cảnh của đề tài cần nghiên cứu:
Như chúng ta đã biết, hiện tại Khoa Thương Mại – ĐH Văn Lang có 2
chuyên ngành : Thương mại quốc tế và Marketing. Mỗi khóa, sau khi đến học kỳ
3 đều phải chọn ra cho mình một chuyên ngành. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề
này, nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích – đánh giá
nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngành học của Sinh viên Khoa Thương mại –
ĐH Văn Lang”.

1.2 Phát biểu vấn đề:
Hiện nay, với 2 chuyên ngành Thương mại quốc tế và Marketing, các sinh
viên khoa Thương Mại - Đại học dân lập Văn Lang có 2 hướng lựa chọn lối đi
vào đời cho mình. Tuy nhiên, thực tế thì lối đi ấy chỉ thật sự mở rộng chào đón
những người thích hợp với nó. Nhưng do việc không hiểu rõ về ngành học từ
đầu, cũng như thiếu sót trong việc tư vấn từ những người có trách nhiệm mà
hiện tại không ít sinh viên đã chọn cho mình sai lối đi, dẫn đến tình trạng học sai
ngành, sai sở thích, năng lực.
Điều này càng khiến cho việc tìm hiểu rõ hành vi, xu hướng của sinh viên
trong việc lựa chọn ngành học ngày càng trở nên quan trọng.

1.3 Mục đích của nghiên cứu:
- Mục tiêu chính là khảo sát hành vi của Sinh Viên để thăm dò những nhân tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của Sinh viên Khoa Thương Mại.
- Phân tích và đánh giá những nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của Sinh viên
trong việc lựa chọn ngành.
- Nhận xét, đề xuất những ý kiến đóng góp nhằm giúp cho việc chọn ngành
của sinh viên Khoa Thương mại đi đúng hướng và phù hợp với khả năng, tránh


việc chọn sai ngành.

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
1


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

1.4 Phạm vi – đối tượng nghiên cứu
- Tại khoa Thương mại – Đại học dân lập Văn Lang.
- Sinh viên Khoá 12 -13 -14.

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu:
Tuy rằng đây chỉ là một cuộc nghiên cứu nhỏ với kích thước mẫu mang tính
chất đại diện, thế nhưng với kết quả mà nhóm chúng tôi sẽ rút ra được sau quá
trình nghiên cứu có thể giúp ích cho Khoa Thương mại có được một cái nhìn
chính xác hơn về việc lựa chọn ngành học của các Sinh viên vào học tại Khoa
Thương Mại và từ đó có những biện pháp cải thiện công tác tư vấn, định hướng.
1.6 Giới thiệu các chương tiếp theo:
Chương II : Lịch sử các nghiên cứu trước đây – Cơ sở lý luận – Phương
pháp thực hiện
1.

Lịch sử các nghiên cứu trước đây

2.

Cơ sở lý luận


3.

Phương pháp thực hiện

Chương III : Tổng quan về Khoa Thương mại – Các ngành học và xu
hướng chọn ngành của Sinh viên khoa Thương Mại trong những năm qua.
Chương IV : Kết quả thảo luận và nghiên cứu
Chương V : Kết luận và Kiến nghị
1.

Kết luận

2.

Kiến nghị

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
2


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY – CƠ SỞ
LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1 Lịch sử các công trình nghiên cứu trước đây
- Hiện chưa có công trình nào trước đây.


2.2 Tóm lược cơ sở lý luận:
2.2.1 Khái niệm về hành vi khách hàng:
- Theo quan điểm truyền thống, hành vi khách hàng là hành động của
những người tham gia trực tiếp vào việc sử dụng và hưởng lợi sản phẩm hoặc
dịch vụ kinh tế trong các tiến trình quyết định để thực hiện những hành động đó.
- Theo quan điểm hiện đại, hành vi khách hàng là tương tác năng động
giữa ba nhân tố: [1] Cảm nhận và nhận thức [2] Hành vi [3] Môi trường. Qua đó
con người xúc tiến các dạng trao đổi trong sinh hoạt với nhau.
Định nghĩa này có đặc điểm đáng lưu ý là:
 Hành vi khách hàng có liên quan đến sự tương tác giữa cảm nhận
và nhận thức; hành vi; môi trường (hay hoàn cảnh xung quanh).
 Hành vi khách hàng liên quan đến trao đổi: Để có sản phẩm hay
dịch vụ mình lựa chọn thì khách hàng cần bỏ tiền ra để trao đổi với
người cung cấp.

2.2.2 Các yếu tố liên quan đến việc phân tích về hành vi khách hàng:
- Quá trình cảm nhận và nhận thức của người tiêu dùng:
 Cảm nhận là các phản ứng về trạng thái tình cảm trước một biến cố
hay kích thích nào đó. Nó là những xúc động và thái độ đối với sản
phẩm hay dịch vụ cụ thể. Nhận thức là tiến trình hiểu biết thông
qua những trải nghiệm được ghi nhớ vào ký ức, giúp chúng ta nắm
bắt và giải thích các tác động và biến cố xung quanh để đưa ra
những hành vi thích hợp.

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
3


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên

Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

 Đối với người tiêu dùng, tiến trình nhận thức giúp họ để ý, hiểu rõ
sản phẩm hay sử dụng dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của
họ.
 Nắm rõ được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì rất dễ dàng
chinh phục họ.
- Tiến trình ra quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ:
 Tiến trình ra quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ của khách
hàng chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường xung quanh, sắc thái,
không gian hữu hình, thời tiết..v.v..

2.3 Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu tại bàn: thu thập thông tin từ sách báo, tài liệu có liên quan
đến đề tài.
- Nghiên cứu tại hiện trường: quan sát, phỏng vấn trực tiếp sinh viên,
BCN khoa Thương Mại.
- Phân tích: phân tích các dữ liệu thu thập được.
- So sánh: so sánh về xu hướng chọn ngành của các khoá.

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
4


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

CHƯƠNG 3: TỒNG QUAN VỀ KHOA THƯƠNG MẠI – XU
HƯỚNG CHỌN NGÀNH TRONG NHỮNG NĂM QUA

3.1 Tổng quan về Khoa Thương Mại – Đại học DL Văn Lang:
Khoa Thương Mại được thành lập năm 1995 cùng với các khoa khác của
trường. Trong những năm đầu Khoa lấy tên là khoa Kinh Tế Thương Mại, nhưng
do Tp. Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất của đất
nước, từ năm 2002, tên của khoa được đổi lại thành Khoa Thương Mại (Faculty
of Commerce). Ban đầu khoa chưa phân ngành, đến khoá 3, năm 1997, bắt đầu
có 2 chuyên ngành là Thương Mại Quốc Tế và Marketing.

Theo website www.vanlanguni.edu.vn
Chương trình học của Khoa trong ba học kỳ đầu dựa trên chương trình khung
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trong năm học kỳ sau được thiết kế theo hai chuyên
ngành Marketing và Thương mại Quốc Tế với thời gian chung cho hai chuyên
ngành này là bốn (4) năm. Nội dung chương trình học cho chuyên ngành Marketing
SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
5


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

được thiết kế với 40% lý thuyết và 60% kỹ năng và cho chuyên ngành Thương mại
Quốc Tế là 60% lý thuyết và 40% kỹ năng. Để được chấp nhận vào học chuyên
ngành Thương mại Quốc tế, sinh viên phải đạt điểm trung bình tích lũy là 6,5 và
điểm Anh Văn là 6,5 trong suốt 3 học kỳ đầu tiên. Chuyên ngành Marketing nhằm
đào tạo chuyên viên và nhà quản trị trong các lĩnh vực như quảng cáo, bán hàng,
chiêu thị, nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu
nhãn hiệu, Thương mại điện tử, v.v. Chuyên ngành Thương mại Quốc Tế nhằm đào
tạo chuyên viên và nhà quản trị trong các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, kinh doanh
quốc tế, marketing quốc tế, bảo hiểm và vận tải quốc tế, quản trị hậu cần/chuỗi

cung ứng, thanh toán quốc tế, quản trị rủi ro trong ngoại thương, quản lý chất
lượng hàng hóa, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, v.v.
Kể từ năm 1995 cho đến nay (từ khóa 1 đến khóa 14), Khoa đã nhận tất cả là
3.713 sinh viên, trong đó Khoa đã cho tốt nghiệp 2.006 sinh viên (chỉ tính đến Khóa
10, chưa kể số sinh viên khóa 11 sắp tốt nghiệp). Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp so với số
nhập học của 10 khóa là 76,8%, một tỷ lệ khá cao.
Tỷ lệ số sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau một năm ra trường lên đến 85%90%. Sinh viên, sau khi tốt nghiệp, thường được tuyển dụng vào các công ty, doanh
nghiệp tư nhân trong nước hay nước ngòai, tỷ lệ khỏang 85% và chỉ có khoảng
15% số sinh viên tốt nghiệp đi làm cho khu vực nhà nước. Ngoài ra, cũng phải kể
đến số sinh viên tốt nghiệp tự mình quản lý doanh nghiệp riêng của mình. Hầu hết
các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Marketing đều làm đúng ngành nghề mà
mình học. Đối với số sinh viên thuộc chuyên ngành Thương mại Quốc tế, chỉ có 5%
là làm việc trong các công ty xuất nhập khẩu; số còn lại tìm việc làm trong các lĩnh
vực khác như công nghiệp chế biến, dịch vụ, dược, dệt may, ngân hàng, v.v. Cho tới
nay, sinh viên tốt nghiệp tại Khoa Thương mại có việc làm tại đa số các công ty đa
quốc gia như AC Nielsen, Pepsi Co., Wan Hai, Colgate –Palmolive, Unilever,
PricewaerhouseCoopers, các ngân hàng lớn như Hong Kong Shanghai Banking
Corporation (HSBC), Ngân Hàng Á Châu, các công ty xuất nhập khẩu lớn của Việt
Nam, và một số trở về quê nhà làm trưởng phòng hay giám đốc các cơ quan chức
năng ở đó.
Hiện nay, Khoa Thương mại đang xây dựng các tiêu chuẩn đầu ra cho sinh viên
hai chuyên ngành Marketing và Thương mại Quốc Tế. Sau khi các tiêu chuẩn này
được công bố và áp dụng, các sinh viên tốt nghiệp khi ra trường sẽ có cơ hội nhận
SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
6


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang


được các chứng chỉ quốc tế trong các lĩnh vực Marketing, Thương mại Quốc Tế, và
Anh ngữ Chuyên Ngành. Điều này sẽ giúp đỡ sinh viên tốt nghiệp có cơ hội tìm
được việc làm dễ dàng hơn.

3.2 Xu hướng chọn ngành các năm qua:
Từ năm 1997, sinh viên Khoa Thương Mại phải đứng trước sự lựa chọn giữa
2 chuyên ngành : Thương mại quốc tế(TMQT) và Marketing. Và xu hướng các
năm qua cho thấy, ngành TMQT được nhiều sinh viên lựa chọn hơn.
Cụ thể trong 2 năm qua :
-

Ở K12 : Ngành TMQT : 228 SV; ngành Maketing : 81 SV

-

Ở K13 : Ngành TMQT : 204 SV; ngành Marketing : 160 SV

Điều này hoàn toàn trái ngược với xu hướng tuyển dụng trong những năm
gần đây. Trong khi Marketing luôn đứng trong top những ngành nghề được
tuyển dụng nhiều nhất (năm 2009 dự kiến tuyển dụng trên 30.000 lao động –
nguồn: Tuổi Trẻ online) thì hiện nay số Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành
TMQT đang đứng trước nguy cơ thiếu việc làm.
Tất cả chứng tỏ một sự thật là hiện nay công tác định hướng chọn ngành cho
sinh viên vẫn chưa phát huy hết hiệu quả.

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
7



Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ THẢO LUẬN

4.1 Quá trình cảm nhận và nhận thức của sinh viên:

-

Đối với đa số sinh viên, việc lựa chọn ngành học là một việc làm có ảnh

hưởng rất lớn đối với cuộc sống, tương lai của mỗi sinh viên sau này. Chính vì
vậy, việc tư vấn lựa chọn ngành cho Sinh viên càng trở nên quan trọng đối với
các bậc phụ huynh cũng như những nhà làm giáo dục có liên quan.
-

Trước đây, tại Khoa Thương Mại, khi chưa phân ngành, việc tư vấn chọn

ngành, cũng như việc băn khoăn không biết học ngành gì sau 3 học kỳ tại Khoa
Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang là không có.
-

Tuy nhiên, từ Khóa 3 – 1997 đến nay, cùng với việc kinh tế ngày càng

mở cửa, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, thì Khoa Thương Mại – Đại học
dân lập Văn Lang đã bắt đầu phân ngành và có 2 chuyên ngành: ngành Thương
Mại Quốc Tế và ngành Marketing, đáp ứng nhu cầu của sinh viên và xã hội.


→ Mỗi chuyên ngành có một đặc điểm khác nhau, chương trình học cũng
khác nhau. Vì thế, tùy vào khả năng, tính cách bản thân, cũng như truyền thống
gia đình hay nhiều nguyên nhân khác nhau mà mỗi Sinh Viên khoa Thương Mại
lại có sự lựa chọn khác nhau, sao cho phù hợp với hoàn cảnh.

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
8


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

4.2 Tiến trình quyết định việc lựa chọn ngành học:

4.2.1.Nhìn nhận vấn đề:
- Việc đứng trước quyết định lựa chọn liên quan đến tương lai và sự nghiệp
của mình, đa số các Sinh viên đều rất quan tâm. Có những sinh viên đã có định
hướng hoặc được tư vấn chọn ngành ngay cả trước khi vào Đại học.

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện việc định hướng nghề nghiệp trước khi vào
đại học của Sinh Viên Khoa Thương Mại

Biểu đồ thể hiện việc định hướng nghề nghiệp trước khi vào đại
học của SV Khoa Thương Mại

100
80

23

61

72


60
77

40
20

39

Không

28

0
K12

K13

K14

- Đối với K12 và K13: việc tỉ lệ có định hướng trước khi vào Đại Học đã cho
thấy có sự tư vấn rất tốt từ gia đình, và sự quan tâm đến tương lai của bản thân
Sinh viên.
- Đối với K14: Tỉ lệ có định hướng trước khi vào đại học của Sinh viên K14
Khoa Thương Mại cho thấy đa số không được tư vấn nhiều hay ít có sự quan
tâm từ phía gia đình hơn. Hỏi thêm các trường hợp này, chúng tôi được biết đa

số các trường hợp lấy thông tin chủ yếu trên báo đài làm cơ sở cho việc lựa chọn
của mình.

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
9


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

4.2.2. Tìm kiếm và đánh giá thông tin:
- Qua nhiều nguồn như bạn bè, gia đình, thầy cô, báo đài… sinh viên chọn
lọc cho mình nhưng thông tin cần thiết và có ích để từ đó có thể lựa chọn ra cho
mình một ngành học phù hợp. Tuy vậy, quá trình này vẫn xảy ra bất trắc khi có
một số yếu tố gây cản trở các yếu tố khác chẳng hạn việc ảnh hưởng từ gia đình
gây cản trở cho việc quyết định từ sở thích bản thân. Chính những điều như vậy
là nguyên nhân gây ra việc chọn ngành không phù hợp với năng lực bản thân của
một số sinh viên.

Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các nhân tố trong việc lựa
chọn chuyên ngành

Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng trong việc lựa
chọn chuyên ngành

Do bản thân thấy phù hợp
Do thông tin báo đài
Do định hướng của thầy cô/ BCN Khoa
Do tư vấn của gia đình

Do bạn bè ảnh hưởng
Do tên chuyên ngành hấp dẫn
0%

Rất ảnh hưởng
Ảnh hương ít

20%

40%

Ảnh hưởng
Không ảnh hưởng

60%

80%

100%

Bình thường

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
10


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang


Rất

Ảnh

Bình

Ảnh

ảnh

hưởng

thường hưởng

ảnh

hưởng

(%)

(%)

hưởng

ít (%)

(%)

Không


(%)

Do tên chuyên ngành hấp dẫn

5

30

29

16

20

Do bạn bè ảnh hưởng

2

14

21

18

45

Do tư vấn của gia đình

9


31

17

18

25

Định hướng của thầy cô/BCN Khoa

4

20

24

21

31

Do thông tin báo đài

8

35

23

14


20

Do bản thân thấy phù hợp

43

39

11

3

4

Nhìn chung, hầu hết các quyết định lựa chọn ngành của Sinh viên đều đa số
dựa vào sự quyết định của bản thân, với 43%% và 39% cho rằng các bạn lựa
chọn ngành là do bản thân thấy phù hợp. Điều này cần được khuyến khích vì
chính bản thân mỗi sinh viên tự hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình hơn ai hết
và mọi thông tin còn lại chỉ có giá trị tham khảo.
Về phía thông tin báo đài, thì phần đông cũng bị ảnh hưởng khi có đến 35%
sinh viên bị ảnh hưởng bởi thông tin báo đài. Điều này có thể khiến xu hướng
lựa chọn ngành Marketing có sự gia tăng trong thời gian tới, vì hiện nay báo chí
đang cho rằng ngành Marketing là ngành “hot” và dễ xin việc làm. Tuy vậy cũng
có khoảng 14% và 20% sinh viên cho rằng họ ít bị ảnh hưởng và không bị ảnh
hưởng bởi các thông tin từ báo đài.
Các năm vừa qua, Ban Chủ Nhiệm Khoa và các thầy cô luôn tích cực tư vấn
cho sinh viên trong việc lựa chọn ngành học. Tuy nhiên có vẻ như sự tư vấn đó
chưa đạt được nhiều hiệu quả khi chỉ có 4% và 20% là rất ảnh hưởng và có ảnh
hưởng từ sự tư vấn của Ban Chủ Nhiệm Khoa và các thầy cô.
Bên cạnh đó, về phía gia đình cũng có sự tác động đến hành vi ra quyết định

của sinh viên. Với tỉ lệ 40 % bao gồm cả những sinh viên có bị ảnh hưởng và rất
bị ảnh hưởng bởi gia đình thì có thể nói nhân tố tác động từ gia đình chi phối khá
lớn đến sự ra quyết định trong việc lựa chọn ngành học của sinh viên Khoa
Thương Mại.
SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
11


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

Nhân tố bạn bè không ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn ngành học, tuy
nhiên cũng có 16% cho rằng có ảnh hưởng và thậm chí rất ảnh hưởng đến quyết
định của bản thân. Có nhiều trường hợp thấy bạn mình chọn ngành Thương mại
quốc tế nhiều vì nghe nói được làm ngân hàng, ngồi phòng máy lạnh, thế là
nhiều sinh viên đã nghe theo.
Bấy lâu nay, cái chữ Thương mại quốc tế rất thu hút sinh viên, vì hình như
được gắn cái “mác” là quốc tế nên có nhiều sinh viên lựa chọn dựa vào yếu tố
ấy, có đến 35% sinh viên cho rằng mình bị ảnh hưởng và rất ảnh hưởng bởi cái
tên chuyên ngành “đẹp”. Đây rõ ràng là một sự lệch lạc trong vấn đề chọn ngành
của sinh viên Khoa Thương Mại hiện nay.

4.2.3. Quyết định chọn lựa chuyên ngành:
- Tâm lý của sinh viên là ai cũng muốn lựa chọn cho mình được một ngành
học phù hợp với sở thích. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong quá trình tìm kiếm
và đánh giá thông tin, có một số mâu thuẫn dẫn đến việc lựa chọn ngành học
không phù hợp chẳng hạn như việc không hiểu là ngành học của mình học gì,
học để sau này ra trường làm gì.


Biểu đồ 4.3 Mức độ am hiểu về chuyên ngành đã lựa chọn của sinh viên
K12

Mức độ am hiểu về chuyên ngành đã lựa chọn của Sinh
viên K12

Hoàn toàn không hiểu

100%

0
7
10

4

Chưa hiểu rõ lắm

26

80%
60%

26

Hiểu lờ mờ

37

Hiểu


76

40%
20%
7

7

0%
K12 - Marketing

K12 - TMQT

Hiểu rất rõ

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
12


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

Sau 1 năm rưỡi học chuyên ngành, khi được khảo sát về mức độ am hiểu về
chuyên ngành đã lựa chọn, thì phần đông sinh viên K12 Marketing đều cho rằng
mình hiểu, thậm chí hiểu rất rõ về chuyên ngành đã lựa chọn, với 76% cho rằng
mình hiểu và 7% cho rằng hiểu rất rõ chuyên ngành đã lựa chọn. Tuy nhiên, có 1
sự khác biệt khi cũng những tiêu chí ấy thì con số này chỉ là 37% và 7% đối với
sinh viên Thương Mại Quốc Tế.

Với tỉ lệ như vậy, rõ ràng có thể thấy được rằng hiện tại nhiều sinh viên K12
Thương Mại quốc tế đang học mà không biết mình học gì, ra trường làm gì,
không còn là một viễn cảnh màu hồng ra trường làm ngân hàng, ngồi phòng máy
lạnh nữa.

Biểu đồ 4.4 Mức độ am hiểu về chuyên ngành đã lựa chọn của sinh
viên K13
Mức độ am hiểu về chuyên ngành đã lựa chọn của sinh viên
K13

100%

0
8

0
18

80%

26

26

20%

Chưa hiểu rõ lắm
Hiểu lờ mờ

60%

40%

Hoàn toàn không hiểu

34
12

Hiểu
54
2

Hiểu rất rõ
Hoàn toàn không hiểu

0%
K13 - Marketing

K13 - TMQT

Trải qua nửa năm học chuyên ngành, chưa có sự tiếp cận sâu với chuyên
ngành, nên sự đánh giá của cả K13 TMQT và K13 Marketing khá tương đồng.
Ngành marketing với tỉ lệ 54% hiểu, và 12% rất hiểu, tuy vậy vẫn còn đến
26% còn lờ mờ và 8% chưa rõ lắm về ngành đã lựa chọn, tỉ lệ này có khả năng
sẽ giảm dần sau khi tiếp xúc nhiều hơn với các môn chuyên ngành cũng như có
thời gian nhiều hơn tìm hiểu về ngành Marketing.
SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
13



Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

Tỉ lệ của ngành Thương mại quốc tế K13 về sự am hiểu chuyên ngành lựa
chọn là 54% hiểu và 2% hiểu rất rõ, tì lệ này cao hơn so với K12 Thương mại
quốc tế. Điều này cho chúng ta thấy được 2 vấn đề:


Việc định hướng của Khoa Thương Mại có hiệu quả.



Nếu ngược lại, có nghĩa là ngành Thương mại quốc tế ở khoa Thương

Mại đang có xu hướng làm cho sinh viên ngày càng không hiểu là mình học gì,
và học ra làm gì.

Biểu đồ 4.5 Mức độ am hiểu về chuyên ngành sắp lựa chọn của sinh
viên K14

Mức độ am hiểu về chuyên ngành sắp lựa chọn của sinh viên
K14

1%

2%
35%

37%


Hiểu rất rõ
Hiểu
Hiểu lờ mờ
Chưa hiểu rõ lắm
Hoàn toàn không hiểu

25%

Đối với K14, có 35% sinh viên cho rằng mình hiểu rõ chuyên ngành sắp lựa
chọn và 2% cho rằng mình hiểu rất rõ. Phần còn lại đều khá lờ mờ và chưa hiểu
rõ lắm về chuyên ngành đã có định hướng lựa chọn trong tương lai. Điều này đòi
hỏi việc tư vấn hiệu quả của Ban chủ nhiệm Khoa Thương Mại trong tương lai.

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
14


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

4.2.4. Hành vi sau khi lựa chọn chuyên ngành:
Sau khi sử dụng một dịch vụ, hành vi của khách hàng là cảm nhận xem dịch
vụ đó có phù hợp với mình, có mang đến lợi ích tốt nhất cho mình hay chưa.
Nếu không sau này sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ.
Sinh viên lựa chọn chuyên ngành cũng có hành vi như vậy. Việc lựa chọn
chuyên ngành chỉ được thực hiện 1 lần duy nhất và không thể thay đổi. Mặc dù
vậy, sau khi lựa chọn chuyên ngành, sẽ có những phản hồi đối với ban chủ
nhiệm khoa hay đối với các sinh viên khóa dưới về giảng viên, môn học, phương
pháp học… Điều này một phần ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên

ngành của nhiều sinh viên các khóa tiếp theo. Ngoài ra, những yếu tố đó còn ảnh
hưởng đến chất lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường sau này.

Biều đồ 4.6 Biểu đồ về sự lựa chọn của K12 Marketing sau khi đã chọn
chuyên ngành
Biểu đồ về sự lựa chọn của K12 Marketing sau
khi đã chọn chuyên ngành
2% 5%

93%

Vẫn giữ nguyên quyết định

Chọn lại chuyên ngành khác

Không học Khoa Thương Mại

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
15


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

Biểu đồ 4.7 Biểu đồ về sự lựa chọn của K12 TMQT sau khi đã chọn
chuyên ngành
Biểu đồ về sự lựa chọn của K12 TMQT sau khi đã
chọn chuyên ngành


30%

59%
11%

Vẫn giữ nguyên quyết định

Chọn lại chuyên ngành khác

Không học Khoa Thương Mại

Sau 3 năm học tại Khoa Thương Mại, cũng như hơn 1 năm học chương trình
chuyên ngành, thì khi được hỏi “Nếu được lựa chọn lại, bạn lựa chọn thế nào?”,
93% sinh viên học chuyên ngành Marketing đã giữ nguyên quyết định, 2% chọn
lại chuyên ngành khác và 5% quyết định nếu được chọn lại sẽ không học Khoa
Thương Mại.
Trong số các sinh viên lựa chọn lại chuyên ngành khác (Thương mại quốc tế)
và quyết định không học Khoa Thương Mại thì đều cho rằng học ngành
Marketing hoặc Khoa Thương Mại không phù hợp với khả năng của bản thân.
Ở các sinh viên đã lựa chọn chuyên ngành Thương Mại Quốc Tế, tỉ lê chọn
chuyên ngành khác là 11% và quyết định không học khoa Thương Mại là 30%.
Đây có thể nói là một tỉ lệ khá cao.
Giải thích cho việc lựa chọn chuyên ngành khác thì đa số các ý kiến cho rằng
mình đã chọn sai ngành, chọn ngành không phù hợp với khả năng. Một số ý kiến
lại cho rằng trình độ anh văn của các bạn không đủ đáp ứng yêu cầu của ngành
Thương Mại Quốc Tế.
Trong khi đó, đối với các sinh viên quyết định không học khoa Thương Mại
nếu được lựa chọn lại thì cho rằng “Khoa Thương Mại ra quy định về điểm
BULAT hoặc TOEIC 650 là không phù hợp với khả năng sinh viên, là vô lý”,
SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy

Trang
16


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

cách dạy của giảng viên khó hiểu. Một số ý kiến cho rằng sau khi học xong, các
bạn không biết áp dụng gì cho công việc tương lai…
Biểu đồ 4.8 Biểu đồ về sự lựa chọn của K13 Marketing sau khi đã
chọn chuyên ngành
Biểu đồ về sự lựa chọn của SV K13 Marketing
sau khi đã lựa chọn chuyên ngành

16%
2%

82%

Vẫn giữ nguyên quyết định

Chọn lại chuyên ngành khác

Không học Khoa Thương Mại

Biểu đồ 4.9 Biểu đồ về sự lựa chọn của K13 TMQT sau khi đã chọn
chuyên ngành
Biểu đồ về sự lựa chọn của SV K13 TMQT sau khi
đã lựa chọn chuyên ngành


8%

2%

90%
Vẫn giữ nguyên quyết định

Chọn lai chuyên ngành khác

Không học khoa Thương Mại

Trải qua 1 học kỳ học chuyên ngành, nên tỉ lệ giữ nguyên quyết định của
K13 cao hơn so với K12.
SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
17


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

Ở đây tỉ lệ chọn lại chuyên ngành khác của sinh viên K13 TMQT cao hơn so
với Marketing(8% so với 2%). Giải thích cho điều này, một số sinh viên TMQT
cho rằng “Do Ban Chủ Nhiệm Khoa cho rằng học Thương Mại Quốc Tế hiện
nay các bạn ra trường khó tìm việc, trong khi đó các bạn đã lỡ chọn ngành
Thương Mại Quốc Tế”, ngoài ra một số ý kiến thì cho rằng sau thời gian học
cảm thấy không phù hợp với bản thân.
Tuy nhiên, tỉ lệ quyết định không học Khoa Thương Mại nếu được lựa chọn
lại của các sinh viên K13 Marketing lại cao hơn khá nhiền so với K13 Thương
mại quốc tế(16% so với 2%). Đa số các trường hợp này là do các bạn Sinh viên

có sở thích ở một lĩnh vực khác như: y dược, Công nghệ thông tin, Mỹ thuật
công nghiệp… có thể thấy các trường hợp này chủ yếu là đã không có sự định
hướng trước khi nộp nguyện vọng vào khoa Thương Mại. Nhiều bạn chọn ngành
Marketing xong thì không biết sau này học xong làm gì…

Biểu đồ 4.10 Biểu đồ đánh giá về chương trình học của
Khoa Thương Mại

Biểu đồ đánh giá về chương trình học của sinh
viên Khoa Thương Mại
Rất tốt
Tốt
Bình thưòng
Tạm chấp nhận

Các môn học

Rất tệ hại
Phương pháp
học
Giáo trình

Giảng viên
0%

20%

40%

60%


80%

100%

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
18


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

Rất

Tốt(%)

tốt(%)

Bình

Tạm chấp

Rất tệ

thường(%)

nhận

hại(%)


được(%)
Giảng viên

3

52

40

5

0

Giáo trình

5

39

48

7

1

Phương pháp học

2


35

50

11

2

Môn học

2

36

50

11

1

Về giảng viên: Hầu hết các sinh viên đều đánh giá khá cao chất lượng giảng
viên của Khoa Thương Mại. Với tỉ lệ 3% đánh giá rất tốt, 52% đánh giá tốt. Có
thể nói đa số các giảng viên hiện nay của Khoa Thương Mại là các giảng viên
trẻ, tuy nhiên ít có sự than phiền về chất lượng giảng viên của Khoa.
Về giáo trình: với tỉ lệ 48% đánh giá giáo trình chỉ ở mức bình thường, và
39% đánh giá tốt. Giáo trình là một yếu tố cũng khá quan trọng ảnh hưởng đến
chất lượng học của Sinh viên. Một số giảng viên còn dạy phụ thuộc nhiều vào
các giáo trình có sẵn, một số soạn giáo trình riêng cho sinh viên dễ tự nghiên
cứu. Tuy nhiên đa số vẫn là các tài liệu được in ra từ Slide bài giảng của các
giảng viên, điều này giúp các sinh viên không phải mất thời gian ngồi chép bài,

nhưng ít có sinh viên chịu tự mày mò nghiên cứu thêm các tài liệu khác mà
thường chỉ học mỗi Slide bài giảng của giàng viên – mặc dù các slide này chủ
yếu tóm tắt các ý chính.
Về phương pháp học: đa số sinh viên chỉ đánh giá phương pháp học ở mức
bình thường với 50% ý kiến. Ở khía cạnh này, mỗi một môn có một phương
pháp học khác nhau và ở mỗi chuyên ngành cũng khác nhau. Có một số ý kiến
đánh giá phương pháp học ở Khoa Thương Mại chỉ ở mức tạm chấp nhận
được(11%) cho đến mức rất tệ hại(2%), giải thích cho nguyên nhân này là do ở
một số giảng viên ít cho sinh viên làm bài tập tình huống nhiều, chỉ vào lớp
giảng hết bài xong rồi ra.
Về môn học: ở khía cạnh này, đa số các sinh viên cũng chỉ đánh giá ở mức
bình thường với tỉ lệ 50%. Một số cho rằng có một số môn học không cần thiết,
SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
19


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

không biết học xong đề làm gì - với 11% và 1% sinh viên đánh giá các môn học
là chỉ ở mức tạm và rất tệ.
 Tóm lại, hành vi của sinh viên bị chi phối bởi nhiều yếu tố tác động.
Qua tìm hiểu và phân tích, chúng tôi thấy rằng việc lựa chọn chuyên ngành là
một quá trình quan trọng và có chọn lọc, cân nhắc từ nhiều yếu tố, yếu tố nào
tác động mạnh thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định của sinh viên. Tuy nhiên
đối với việc lựa chọn chuyên ngành thì năng lực bản thân có phụ hợp hay
không là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công. Vì vậy sự
ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác sẽ gây ra tình trạng chọn và học sai ngành.


SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
20


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận:
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi xin được phép đưa ra những kết
luận sau đây:
 Đa số sinh viên đều có được sự định hướng từ gia đình, trường phổ thông
và báo đài trước khi ra quyết định về tương lai sẽ học ngành gì. Mặc dù
vậy cũng có những sinh viên trước khi thi đại học vẫn chưa dự định được
sau này mình sẽ học gì, đây là một trong những sai lầm đầu tiên dẫn đến
việc chọn sai ngành sau này.
 Sau khi bước vào học tại Khoa Thương Mại, đứng trước việc lựa chọn
ngành học cho mình, đã có nhiều nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc ra
quyết định của mỗi sinh viên. Mỗi nhân tố lại mang một mức độ tác động
khác nhau đối với sinh viên. Do đó có những quyết định là chính xác,
cũng có những quyết định sai do sinh viên không biết nhân tố nào thật sự
là tác động đúng đắn nhất đối với bản thân mình.
 Một số sinh viên sau khi đã chọn chuyên ngành vẫn còn không biết rõ về
chuyên ngành đã lựa chọn, chẳng hạn: “Ngành này học để làm gì?”, “Ra
trường sẽ làm những công việc gì?”..v.v.. Điều này chứng tỏ công tác
định hướng vẫn chưa thật sự mang lại hiệu quả.

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy

Trang
21


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

Biểu đồ 5.1 Biểu đồ đánh giá công tác định hướng chọn ngành của Khoa
Thương Mại
Biểu đồ đánh giá công tác định hướng chọn
ngành của Khoa Thương Mại

4%
19%

8%
18%

51%

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Kém hiệu quả

Rất tệ


Chỉ 26% sinh viên đánh giá công tác định hướng chọn ngành của Khoa
thương mại là từ Tốt(18%) đến rất tốt(8%). Trong khi đó 51% sinh viên cho rằng
công tác định hướng của Khoa Thương Mại chỉ ở mức trung bình. Còn lại đánh
giá từ kém hiệu quả cho đến rất tệ. Từ đó ta có thể thấy rằng công tác tư vấn
chọn ngành của Khoa Thương Mại cần có sự cải thiện.
 Đối với ngành Thương Mại Quốc Tế, tình trạng chọn sai ngành xảy ra với
tỉ lệ cao hơn ngành Marketing. Bên cạnh đó, xu hướng của sinh viên khoa
Thương Mại luôn là chọn ngành Thương Mại Quốc Tế.
Biểu đồ 5.2 Biểu đồ thể hiện lý do ngành Thương Mại Quốc Tế được
nhiều sinh viên chọn lựa trong những năm qua
Biểu đồ thể hiện lý do ngành TMQT được nhiều
SV chọn lựa trong những năm qua

Phân biệt trình độ
tiếng Anh

85

127

Tên TMQT hay
Ngành TMQT dễ
xin việc

133
0

20

40


60

80

100

120

140

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
22


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

Ngoài những lý do về việc phân biệt trình độ tiếng Anh giữa 2 chuyên ngành,
tên ngành Thương Mại quốc tế nghe hay, hay là cho rằng ngành Thương mại
quốc tế dễ xin việc làm hơn ngành Marketing thì các bạn sinh viên còn có thêm
nhiều lý do khác nữa như : lương khi làm về ngành Thương mại quốc tế cao hơn,
công việc nhàn và môi trường ổn định hơn, học Thương Mại quốc tế có thể làm
cả kế toán, chưa tự tin để học Marketing vì Marketing cần sáng tạo, hay vì Ban
Chủ Nhiệm Khoa dự tính xét điểm đầu vào của ngành Thương mại quốc tế cao
hơn…
Những lý do trên có những lý do đúng đắn, cũng có những lý do xuất phát từ
quan điểm sai lầm của sinh viên. Do vậy cần phải định hướng rõ hơn, tránh
những suy nghĩ sai lệch dẫn đến tình trạng sinh viên đổ vào ngành Thương mại

quốc tế quá đông trong khi nhu cầu công việc của xã hội thì ngược lại.
 Giảng viên của Khoa Thương Mại được đa phần các sinh viên tin tưởng
và đánh giá tốt. Tuy nhiên về phương pháp học vẫn chưa hấp dẫn đối với
sinh viên, đặc biệt là chuyên ngành Thương mại quốc tế vẫn còn nhiều
môn mang nặng tính lý thuyết.

5.2 Kiến nghị:
Qua kết luận ở trên và dựa vào những đóng góp của sinh viên qua cuộc khảo
sát, nhóm chúng tôi xin đưa ra những đề xuất, kiến nghị sau:
-

Về công tác tư vấn chọn ngành:
 Đối với sinh viên và gia đình:
Cần phải có sự chuẩn bị trước cho tương lai, chẳng hạn bản thân phù

hợp với khối ngành gì?(kinh tế, nghệ thuật hay kỹ thuật…), tránh việc chọn
trường, chọn ngành vì đua đòi theo trào lưu mà không quan tâm đến khả
năng, năng khiếu của bản thân. Dựa vào các kênh thông tin như báo đài,
internet hoặc người thân tìm hiểu kỹ về trường, về khoa sẽ dự định chọn để
có một cái nhìn chính xác về ngành học từ đó có định hướng rõ ràng hơn cho
những bước đi tiếp theo.

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
23


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang


 Đối với Khoa Thương Mại:
Rất nhiều các bạn sinh viên đề xuất rằng Khoa Thương Mại nên tổ
chức ngày tư vấn định hướng chọn ngành cho sinh viên ngay từ học kỳ đầu
tiên và cần có tài liệu cụ thể để sinh viên xem và nghiên cứu; trong tài liệu sẽ
giới thiệu từng chuyên ngành, triển vọng hiện nay của từng chuyên ngành,
đối tượng với tính cách thế nào thì phù hợp với chuyên ngành nào, từng
chuyên ngành sẽ được học những môn học gì? Sau khi học chuyên ngành đó
ra trường có thể làm những công việc gì?
Ngoài ra, các bạn muốn ngày định hướng sẽ diễn ra như một hội thảo,
có sự tham gia thảo luận của một số cựu sinh viên hoặc các anh chị sinh viên
khóa trên để các bạn có thể thắc mắc, trao đổi.
Bên cạnh đó, có đề xuất là cần có một bài test để có thể có một kết quả
tương đối chính xác về khí chất, tính cách cũng như tâm lý của bản thân phù
hợp với ngành học nào.
Về việc phân biệt trình độ anh văn, nhiều ý kiến phản đối và cho rằng
không nên có sự phân biệt trình độ anh văn vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến
quyết định chọn ngành của các bạn. Chẳng hạn có nhiều bạn thích học
Thương mại quốc tế, nhưng nghe các anh chị khóa trên nói phải đạt điểm
Bulat hay Toeic cao mới được ra trường thì các bạn lại chuyển sang chọn học
Marketing. Do đó đề nghị Khoa Thương Mại xem xét lại về điểm đầu ra
tiếng Anh cho sinh viên 2 chuyên ngành một cách phù hợp nhất dựa trên yêu
cầu xã hội và trình độ của sinh viên khoa Thương Mại hiện nay, hoặc là cùng
cao, hoặc cùng thấp, không nên để một ngành thì điểm đầu ra cao, một ngành
thì điểm đầu ra thấp.
Về việc phân biệt điểm đầu vào của từng chuyên ngành, các bạn sinh
viên cũng phản đối vì nếu xét điểm đầu vào thì sẽ nảy sinh nhiều bất cập.
Thứ nhất, nếu khoa Thương Mại quy định để vào học ngành Thương mại
quốc tế cần có điểm tích lũy là 6,5 trở lên chẳng hạn, thì những bạn muốn
học Thương mại quốc tế và có khả năng hơn ở chuyên ngành này lại không
được vào. Trong khi đó điểm số trong suốt quá trình học các môn đại cương

chưa chắc phản ánh đúng trình độ của các bạn, nhiều sinh viên học đại cương
SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
24


Đề tài NCKH: Phân tích – đánh giá những nhân tố tác động đến việc chọn ngành của sinh viên
Khoa Thương Mại – Đại học dân lập Văn Lang

điểm thấp nhưng vào chuyên ngành lại bộc lộ năng khiếu và học rất tốt. Thứ
hai, có nhiều sinh viên có điểm số cao, thích học ngành Marketing, nhưng lại
không nộp vào ngành Marketing vì sợ rằng nếu học ngành Marketing người
khác nhìn vào sẽ nghĩ mình học dở, không đủ điểm vào học Thương mại
quốc tế. Điểm thứ hai này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra
tình trạng nhiều sinh viên đổ xô vào học Thương mại quốc tế.

-

Về chương trình và phương pháp học:
Qua kết quả nghiên cứu, có thể thấy sinh viên vẫn còn chưa hài lòng

về phương pháp học và chương trình học. Các bạn cho rằng chương trình học
của ngành Thương mại quốc tế quá nặng về lý thuyết. Các bạn có đề xuất cần
phải có thêm nhiều tiết thực hành, giảm bớt một số môn không cần thiết.



Với những gì đã nghiên cứu và đóng góp ý kiến trong đề tài này, nhóm

chúng tôi hy vọng sẽ góp phần giúp cho công tác tư vấn, định hướng chọn

ngành của khoa Thương Mại sẽ ngày hoàn thiện hơn. Ngoài ra với đề tài này
chúng tôi cũng hy vọng sẽ giúp các bạn sinh viên khoa Thương Mại sau này
có một cái nhìn đúng đắn nhất trong việc lựa chọn ngành học cho bản thân
mình, tránh tình trạng chọn sai ngành, không phù hợp với khả năng bản
thân.

SV thực hiện: Lai Minh Khoa, Bùi Thị Ngọc Nhân, Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thùy
Trang
25


×