Tải bản đầy đủ (.pptx) (64 trang)

sự thích nghi của thực vật trong môi trường bùn lầy ngập mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 64 trang )

CHỦ ĐỀ:
SỰ THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT Ở
MÔI TRƯỜNG ĐẤT LẦY NGẬP MẶN

GVHD:
Nguyễn Khoa Lân

SVTH:
1. Nguyễn Thị Túy
2. Nguyễn Thị Hường
3. Vương Thị Thanh Tâm
4. Hoàng Thị Thanh Tùng
5. Nguyễn Thị Hồng Nhung
6. Phan Thị Thu Ngọc


BỐ CỤC
I


I. KHÁI QUÁT
Rừng ngập mặn (RNM) là kiểu rừng phát triển trên
vùng đầm lầy, ngập nước mặn, vùng cửa sông ven biển,
dọc theo sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy triều
lên xuống hàng ngày. Ở RNM có tổ hợp động, thực vật
rất đặc trưng.

Cây đước và hệ sinh thái rừng ngập mặn


1. Phân bố


Phân bố trên thế giới

Ước tính rừng ngập mặn còn tồn tại chiếm 12,3%
diện tích bề mặt Trái đất (tương đương khoảng
137.760 km2) (năm 2010).


 Rừng ngập mặn được tìm thấy ở 118 quốc gia và vùng lãnh
thổ, trong đó:
• 42% rừng ngập mặn ở châu Á
• 21% ở châu Phi
• 15% thuộc Bắc và Trung Mỹ
• 12% tại châu Đại Dương
• 11% ở Nam Mỹ

Tổng diện tích khoảng 11-18
triệu ha. Có khoảng 70 loài cây
rừng ngập mặn trên thế giới, có
kích thước khác nhau, chiều cao
từ 1,5 đến 50m (năm 2010).



Phân bố RNM ở Việt Nam
Việt Nam có 29 tỉnh thành phố
có rừng và đất ngập mặn ven
biển chạy suốt từ Móng Cái đến
Hà Tiên. Chia thành 4 khu vực
chính từ Bắc vào Nam:
1. Từ Móng Cái đến Đồ Sơn

2. Từ Đồ Sơn đến Lạch Trường
(Thanh Hóa)
3. Từ Lạch Trường đến Vũng
Tàu
4. Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên


Rừng ngập mặn phân bố và phát triển mạnh ở
phía Nam, đặc biệt là vùng Cà Mau – đồng bằng
sông Cửu Long. Quần thể rừng ngập mặn ở phía
Bắc thấp và nhỏ.

Mũi Cà Mau


2. Đặc điểm của môi trường RNM
Mỗi loại cây RNM đều có yêu cầu điều kiện môi trường, sinh
thái khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung
như:
• Sống ở trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, xích đạo.
• Ven biển khu nước lợ, lưu vực của cửa sông thông ra biển,
các đầm trũng nội địa.
• Có ảnh hưởng của triều lên xuống.
• Phát triển ở vùng không có sóng lớn.
• Độ ẩm cao.
• Ngoài ra chúng còn chịu những tác động khác như
loại đất và chế độ ngập triều.


Những điều kiện tự nhiên nơi cây rừng ngập mặn sinh

sống (các khu lầy lội và có môi trường nước lợ) được coi là
đầy thử thách vì:
• Mức ôxi trong đất bùn/lầy thường thấp;
• Khu vực thường xuyên bị ngập;
• Nước ngọt khan hiếm;
• Độ mặn rất cao
Cây rừng ngập mặn đã đặc biệt phát triển những khả
năng để cho phép chúng phát triển trong những điều kiện
như vậy.


2.1 Độ mặn
Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỉ lệ
sống của cây.
Muối là yếu tố điều chỉnh, là yếu tố giới hạn cả trong trường
hợp thiếu và thừa muối, trong điều kiện xác định còn gây độc
hại.
Các cây ngập mặn thích nghi => sinh trưởng nhanh, năng suất
cao và phân bố rộng.
Độ mặn của đất và nước liên quan chặt chẽ tới sự phân
bố rừng ngập mặn.


 Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ
mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg
nước.
 Nơi có độ mặn thấp (< 20 ‰) và biến động nhiều trong năm. Độ
mặn từ 4 – 20 ‰ ở vùng cửa sông: Rừng bần chua phân bố tự
nhiên chiếm ưu thế.
 Độ mặn từ 10 – 25 ‰ và ít biến động trong năm (vùng bãi bồi

xa cửa sông): Rừng đước và rừng đước vòi, phân bố tự nhiên
chiếm ưu thế.
 Độ mặn tương đối cao 20 – 30 ‰ và mức biến động về độ mặn
trong năm không nhiều: Rừng mắm trắng sinh trưởng tốt.
 Nếu độ mặn quá cao ≥ 8 % (80 ‰) rừng ngập mặn sinh trưởng
rất xấu hoặc không có loại rừng ngập mặn nào có thể tồn tại


2.2 Thiếu oxy (úng)
 Khi thủy triều lên đất ngập nước, nước đọng ứ, rễ bị ngộp,
hiện tượng sinh hóa bị cản trở, cây không hút được dưỡng khí
và không thải ra được thán khí, do các mao quản đất được lấp
đầy nước, không khí bị đuổi ra khỏi các mao quản nên đất
hoàn toàn thiếu oxy.
 Do đất thiếu oxy nên rễ cây hô hấp yếm khí, không đủ năng
lượng cho việc hút nước và hút khoáng. Gây ra hạn sinh lý cho
cây dẫn đến ảnh hưởng các hoạt động sinh lý của cây.


2.3 Nước ngọt bị giới hạn


Vì nước ngọt có thể khan hiếm ở những khu vực cây

rừng ngập mặn mọc, chúng đã phát triển những cách thức
nhằm hạn chế lượng nước bốc hơi qua lá cây.


Một số loại cây ngập mặn có thể hạn chế việc mở


những lỗ thở (các lỗ nhỏ trên lá cho việc trao đổi không
khí), trong khi những loài khác có thể thay đổi hướng
nghiêng của lá để tránh ánh nắng gay gắt giữa trưa.


2.4 Gió
Tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự hình thành
của RNM theo nhiều cách.
Gió làm tăng cường thoát hơi nước, thay đổi lực dòng
triều dòng chảy ven bờ, làm tăng lượng mưa. Là nguyên
nhân trực tiếp gây ra nước dâng, đẩy nước có độ mặn cao
vào ven bờ, nước biển dâng cao gây xói bờ biển làm cây
đổ gẫy, rụng hoa quả.


2.5 Ánh sáng
Vào mùa khô ánh sáng rất mạnh làm hạn chế sự sinh trưởng
của cây do ánh sáng làm tăng nhiệt độ không khí, đất, nước,
nước bốc hơi nhiều khi triều xuống làm đất càng thiếu nước.
2.6 Thuỷ triều
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Biên độ của thủy triều ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố của
các cây, nơi có biên độ thấp thì khả năng vận chuyển trầm tích
và giống kém nên phạm vi rừng hẹp còn nơi có biên độ cao
thì phân bố rộng vào sâu đất liền.


3. Phân loại
Theo Phan Nguyên Hồng (1991), Cây ngập mặn Việt Nam gồm 2 loài:
Loại có biên độ muối rộng:

Nhóm chịu độ mặn cao: Mắm, Đâng, Đưng, Dà quánh, Vẹt trụ...
Nhóm chịu độ mặn cao trung bình: Đước Vẹt tách, Vẹt Dù, Sú...
Nhóm chịu độ mặn tương đối thấp: Trang, Vẹt tách, ô rô, cốc
kèn…
Loại có biên độ muối hẹp:
Nhóm cây thân gỗ mọng nước, chịu mặn cao : Bần trắng, Bần ổi.
Nhóm cây thảo mọng nước, chịu mặn cao: Sam biển, Hếp…
Nhóm cây nước lợ điển hình: Dừa nước, Bần chua, Mái dầm, Na biển
Nhóm cây chịu đất lợ có độ mặn thấp (1-10 %o) từ nội địa phát tán
ra vùng đất ẩm ven sông nước lợ.


4. Sự phân ranh giới tự nhiên
Vùng bị ngập bởi thủy triều thất thường
Bị ngập bởi thủy triều cao
Bị ngập bởi thủy triều trung bình
Bị ngập bởi thủy triều thấp
Biển

Nước triều
cao trung bình
Nước triều thấp
trung bình


II. ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA
CÂY NGẬP MẶN (CNM)


Để thích nghi với điều kiện môi trường ngập

mặn cây ngập mặn đã hình thành 4 hướng thích
nghi:
 Tăng cường giữ vững cây
 Tăng cường việc thông khí và chứa khí cho cây
 Tăng cường tiết muối
 Tăng cường thoát nước


1.RỄ
a) Thích nghi về hình thái
Bộ rễ của các loài CNM có cấu trúc rất đặc biệt. Một số kiểu rễ đặc
trưng của CNM:
)Rễ thở ( rễ hô hấp)

Lỗ vỏ

Hình 1. Hệ rễ hô hấp ở Avinennia


Rễ đầu gối (rễ khủy):

Lỗ vỏ

Hình 2. Hệ rễ đầu gối ở Vẹt đen Bruguiera sexangula


Rễ chống:

Lỗ vỏ


Hình 3. Hệ rễ chống của Đước và lỗ vỏ trên bề mặt rễ


Rễ không khí:

Rễ
không
khí:

Hình 4. Rễ không khí ở Đước đôi


Bạnh gốc:

Hình 5. Bạnh gốc ở Su ổi


×