BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BÀI BÁO CÁO
CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Lan Hương
SV thực hiện: Tăng Thị Bích Diệp
Mã Số SV: DC00204470
Lớp: ĐH2ĐC
HÀ NỘI 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ
thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị
trường… ở cả trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ
cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội
của mỗi quốc gia.
Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận
hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực góp
phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế.
Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những
nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển
kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng
cho sự phát triển.
Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn,
khoa học – kỹ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp
tác, có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều
kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực
sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển
muốn nhanh chóng thoát khỏi sự nghèo nàn, tụt hậu cần phải phát hiện và sử
dụng hợp lí, có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nước, đồng thời tranh thủ
các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là các nước phát triển.
Với mong muốn tìm hiểu về quê hương, nơi tôi được sinh ra và lớn lên,
tôi đã liên hệ được với Ban tuyên giáo tỉnh ủy Điện Biên với sự giúp đỡ nhiệt
tình của gia đình và các thầy cô trường Cao Đẳng Sư Phạm Tỉnh Điện Biên đã
giúp tôi hoàn thành bài báo cáo này một cách thuận lợi nhất.
Qua bài thực hành này đã giúp tôi hiểu thêm về kinh tế - xã hội của quê
hương mình từ đó có thêm tình yêu quê hương đất nước, đồng thời giới thiệu
được cho mọi người về vẻ đẹp về thiên nhiên, con người Điện Biên cùng với đó
là giúp ta thấy rõ tiềm năng phát triển kinh tế to lớn của một tỉnh miền núi như
Điện Biên trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước nhà.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Lan Hương và bố mẹ đã giúp tôi
hoàn thành bài báo cáo này đạt kết quả tốt và đúng thời gian quy định.
2
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT SỐ NGUỒN LỰC VỀ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN
I.
Vị Trí Địa Lý
Điện Biên là tỉnh miền núi, vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên toạ độ địa lý 20 0 54’ - 220 33’ vĩ Bắc, 1020
10' - 1030 56’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu; phía Đông - Đông Bắc
giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa với đường biên giới dài 38,5 km; phía Tây - Tây Nam giáp với tỉnh
Luông Pha Băng và Phong Sa Lỳ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với
đường biên giới dài 360 km.
1. Đơn vị hành chính
Tỉnh Điện Biên được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/ QH 11 “Về việc
chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh” ngày 26-11-2003 của Quốc
hội khoá XI. Tỉnh Lai Châu (cũ) được chia thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh
Điện Biên.
3
Từ xưa, Điện Biên đã có một vị trí chiến lược trọng yếu về an ninh - quốc
phòng của nước ta. Hiện nay, Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562,9 km 2 (≈
2,9% diện tích cả nước).
4
Phân loại đơn vị hành chính các xã, phường, thị trấn tỉnh Điện Biên cụ thể như
sau:
1. Thành phố Điện Biên Phủ gồm có: 7 phường loại II và 1 xã loại III.
2. Thị xã Mường Lay gồm có: 2 phường và 1 xã loại II.
3. Huyện Mường Nhé gồm có: 8 xã loại I và 3 xã loại II.
4. Huyện Mường Chà gồm có: 7 xã loại I, 7 xã và 1 thị trấn loại II.
5. Huyện Tủa Chùa gồm có: 1 xã loại I, 10 xã loại II và 1 thị trấn loại III.
6. Huyện Tuần Giáo gồm có: 6 xã loại I, 7 xã và 1 thị trấn loại II.
7. Huyện Mường Ảng gồm có: 9 xã loại II, 1 thị trấn loại III.
8. Huyện Điện Biên gồm có: 13 xã loại I, 6 xã loại II.
9. Huyện Điện Biên Đông gồm có: 4 xã loại I, 9 xã và 1 thị trấn loại II.
II.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình:
Điện Biên có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, mức độ chia cắt ngang và
chia cắt sâu lớn; được cấu tạo bởi những dãy núi cao và các thung lũng, sông
suối nhỏ, hẹp và dốc phân bố khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Núi cao tập trung ở
phía Nam, thuộc ranh giới huyện Điện Biên, Điện Biên Đông và Tuần Giáo. Đó
là các dãy núi thượng nguồn sông Mã và Nậm Rốm, đỉnh cao nhất là Pú Huổi
Luông (2.178m), núi Pho Thông (1.908m), Nậm Khẩu Hú (1.747m), dãy núi
5
Hồ Nậm Nghèn (1.395m). Xen giữa núi và cao nguyên là các thung lũng hoặc
lòng chảo có bề mặt tương đối bằng phẳng, những dạng địa hình này chiếm
phần diện tích không lớn. Đáng chú ý nhất là lòng chảo Điện Biên Phủ rộng
khoảng 150.000 ha với bề mặt bằng phẳng, có nguồn gốc tích tụ trầm tích tạo
nên cánh đồng Mường Thanh. Đây là cánh đồng rộng nhất trong 4 cánh đồng
vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc) với diện tích hơn 4.000
ha lúa nước, là vùng lúa trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó, huyện Tuần Giáo
cũng có nhiều cánh đồng có khả năng thâm canh và tăng năng xuất lúa nước.
Các cao nguyên Si Pa Phìn (Mường Chà), Tả Phình (Tủa Chùa), với đồng cỏ
rộng lớn có nhiều thuận lợi phát triển chăn nuôi đại gia súc.
2. Địa chất và tài nguyên khoáng sản:
Điện Biên nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa
chất lâu dài và cấu trúc kiến tạo phức tạp. Sau pha ổn định về địa chất kiến tạo
tương đối vào Pliocen và giai đoạn Đệ tứ, địa hình núi phân cách được thiết lập.
Do nâng cao các dòng chảy diễn ra qúa trình đào xẻ lòng làm cho các thung
lũng sông ngày càng sâu với các sườn dốc 30 0 - 400 ; bên cạnh đó còn tạo thành
các vách dốc đứng, nhiều thác ghềnh (thung lũng thị xã Mường Lay). Các quá
trình ngoại sinh xảy ra mạnh mẽ dẫn đến hình thành hàng loạt các vạt sườn - lũ
tích, qúa trình đổ lở đất.... mà bản chất của chúng chính là những đới phá huỷ
đứt gãy kiến tạo hoạt động.
Tại Điện Biên có nhiều đứt gãy sâu phân đới: Đứt gãy sông Đà, đứt gãy
Điện Biên - Lai Châu, đứt gãy Sơn La. Trong đó đứt gãy Lai Châu - Điện Biên
hoạt động tách giãn mạnh, tạo ra sụt lún dạng địa hào và nâng mạnh ở hai bờ
đông tây, mật độ dập vỡ vỏ trái đất cũng tăng cực đại. Những yếu tố trên cùng
một lúc tác động cộng hưởng mạnh mẽ tạo ra các khu vực trượt lở và lũ bùn đá
điển hình có quy mô vào loại lớn đặc trưng được biết trên thế giới. Đó chính là
nguyên nhân khiến cho các hiện tượng như lũ lụt, động đất... xảy ra. Đồng thời
6
các đứt gãy này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phân bố
khoáng sản, động đất cũng như phân bố các vùng trượt lở trên địa bàn tỉnh.
Sự đa dạng và phức tạp về điạ chất đã tạo sự phong phú về loại hình khoáng
sản. Đó là khoáng sản năng lượng, khoáng chất công nghiệp, kim loại, nước
khoáng và nước nóng... Trong đó đặc biệt trữ lượng về than, vật liệu sản xuất xi
măng, nguồn nước khoáng chất lượng cao có thể khai thác với quy mô lớn. Nguồn
than mỡ khu vực huyện Điện Biên và Điện Biên Đông; khoáng sản thuộc các
nhóm vật liệu xây dựng thông thường, làm nguyên liệu sản xuất xi măng ở Tuần
Giáo, Tủa Chùa; sắt, đồng, Ăng ty moan thuộc huyện Mường Chà; chì - kẽm ở
huyện Tuần Giáo, huyện Tủa Chùa; vàng ở huyện Điện Biên Đông, đá vôi ở
huyện Điện Biên....Các kim loại màu như chì, kẽm, nhôm, sắt, đồng ...phân bổ
nhiều nơi trên địa bàn của tỉnh. Hiện nay đã xác định 83 mỏ, điểm mỏ khoáng sản
và biểu hiện khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nếu được đầu tư, khai thác thì thực sự sẽ
đưa công nghiệp của tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn.
3. Khí hậu, thuỷ văn:
3.1- Khí hậu :
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng núi mùa đông lạnh. Suốt
mùa đông duy trì một tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa, còn
mùa hè nhiều mưa. Nét đặc trưng khí hậu ở tỉnh là sự phân hoá đa dạng theo
dạng địa hình và theo mùa.
Điện Biên có nhiều nắng, khoảng 1.820-2.035 giờ/năm; 115-215
giờ/tháng. Ba tháng (3 - 5) có nhiều nắng nhất, đạt từ 145- 220 giờ/ tháng. Ba
tháng mùa mưa (6 - 8) có ít nắng nhất, tuy nhiên vẫn có khoảng 115 - 142 giờ/
tháng.
Nhiệt độ trung bình năm thay đổi theo độ cao địa hình. Vùng thấp dưới
300m nhiệt độ trung bình năm cao, đạt 23 0 C; ở độ cao khoảng 750 - 800m đạt
200C; giảm xuống 160 C ở độ cao khoảng 1.550-1.660m.
7
Nhiệt độ trung bình dao động mạnh trong năm, với biên độ đạt khoảng 8,310,30 C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất trong năm (tháng 1 hoặc 12) đạt
17,10C; giảm theo độ cao điạ hình xuống khoảng 12,4 0C ở Pha Đin có độ cao
1347m. Nhiệt độ trung bình tháng 6 (tháng nóng nhất) đạt 26,60 C ở vùng thấp
dưới 300m và giảm xuống còn 20,70 C ở Pha Đin.
Do nằm sâu trong đất liền nên nhiệt độ dao động mạnh trong ngày. Sự
chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đạt 9,50C- 10,50C ở vùng thấp dưới 1.000m
và dao động trong khoảng 7- 9,50C ở vùng núi cao trên 1.000m. Mùa đông, sự
chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, đạt tới 10-14 0C ở vùng thấp dưới
100m và đạt 8-100C ở vùng có độ cao trên 1.000m. Mùa mưa (tháng 6 - 9), trên
địa phận toàn tỉnh, biên độ nhiệt ngày trung bình thường dao động trong khoảng 680C.
Ở Điện Biên, lượng mưa năm dao động trong phạm vi khá rộng từ 1.4002.500mm/năm. Khu vực Mường Mươn (thung lũng sông Nậm Mức) nằm trong
thung lũng khuất gió có lượng mưa năm thấp nhất tỉnh, chỉ đạt khoảng
1.400mm/năm, thuộc chế độ mưa ít. Khu vực vùng núi cao phía Tây Bắc tỉnh,
thuộc Mường Nhé có lượng mưa năm lớn nhất, đạt 2.000-2.500 mm/năm. Các
khu vực còn lại có lượng mưa năm dao động trong khoảng 1.5002.000mm/năm. Như vậy trên đại bộ phận lãnh thổ tỉnh Điện Biên có chế độ mưa
vừa.
Điện Biên có chế độ mưa mùa hè. Mùa mưa dài 6 tháng từ tháng 4 đến
tháng 9; một số nơi như Mường Chà, Mường Nhé có mùa mưa ngắn hơn, dài 5
tháng (5 - 9). lượng mưa của mùa mưa chiếm khoảng 75- 92% lượng mưa năm.
Ba tháng (6 - 8) có lượng mưa lớn nhất, đạt khoảng 270 - 520 mm/ tháng. Trong
mùa mưa, lượng mưa ngày lớn nhất đạt hơn 100mm/ngày, thậm chí đạt trên
400mm/ngày. Vào thời kỳ này mưa kéo dài nhiều ngày rất dễ gây ngập úng ở
nơi có địa hình thấp trũng, trên các sườn núi có thể xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ
bùn đá ở những nơi mất thảm thực vật và có địa hình bị phá vỡ.
8
Mùa khô dài 3- 5 tháng (11-3) với lượng mưa tháng chỉ đạt dưới 50 mm/
tháng, trong đó có 1-3 tháng hạn (lượng mưa < 25 mm/ tháng), tuy nhiên không
có tháng kiệt (lượng mưa < 5 mm/ tháng). Đây là thời kỳ thiếu nước đối với cây
trồng, nhất là 3 tháng hạn.
Độ ẩm trung bình năm đạt 81- 84%. Độ ẩm biến đổi theo mùa. Thời kỳ
tháng 6 - 9 có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất, đạt 84 - 87 %. Các tháng 2 4 có độ ẩm trung bình thấp nhất, khoảng 71- 80%.
3.2 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt:
Gió khô nóng, sương mù - sương muối, dông lốc và mưa đá là những
hiện tượng thời tiết đặc biệt có tần suất tương đối lớn, gây ảnh hưởng đáng kể
đến sản xuất, đời sống và sức khoẻ của con người.
Do ảnh hưởng của hiệu ứng “Phơn” đối với gió mùa Tây Nam sau khi
vượt qua các dãy núi cao Thượng Lào, ở vùng thấp của tỉnh Điện Biên phổ biến
kiểu thời tiết khô nóng. Ở vùng thấp dưới 500m, mỗi năm có khoảng 5 - 30
ngày/ năm, càng lên cao số ngày khô nóng càng ít, đến độ cao 500-700m chỉ có
khoảng 2-5 ngày khô nóng/ năm. Thời tiết khô nóng thường xuất hiện vào thời
kỳ tháng 2 đến tháng 9, nhiều nhất vào tháng 4-5.
Sương mù là hiện tượng thời tiết hay gặp ở Điện Biên, song phân bố
không đều, phụ thuộc vào đặc điểm địa hình địa phương. Trong thung lũng lòng
chảo Điện Biên, Tuần Giáo, đèo Pha Đin có rất nhiều sương mù, tới 83- 93
ngày/ năm. Song ở những vùng núi cao thoáng như Tủa Chùa chỉ có 2 ngày/
năm. Sương mù ở Điện Biên thường là sương mù bức xạ, sẽ tan nhanh khi mặt
trời lên cao. Sương mù dày và kéo dài sẽ gây cản trở cho các hoạt động giao
thông vận tải. Ngược lại với sương mù, sương muối hầu như năm nào cũng xuất
hiện ở những vùng núi cao trên 1.000m (trên dưới 1 ngày/ năm), chỉ những
vùng thấp dưới 300m mới không có sương muối.
9
Nằm trong vùng núi cao Tây Bắc, Điện Biên có tương đối nhiều dông.
Trung bình mỗi năm có 44 - 82 xuất hiện cơn dông. Dông xuất hiện nhiều nhất
vào thời kỳ tháng 4 - 8 với khoảng 6 -15 ngày/ tháng. Dông ở đây tuy kích
thước không lớn nhưng có thể kèm gió mạnh, gió lốc và mưa đá vào thời kỳ
chuyển tiếp từ đông sang hè. Trên khắp địa bàn tỉnh đều thấy mưa đá xuất hiện,
với khoảng 0,6-1,7 trận/ năm. Mưa đá chủ yếu xuất hiện từ tháng 2- 5.
3.3- Thuỷ văn:
Sông Nậm Rốm
Đặc điểm về thuỷ văn ở Điện Biên là hệ quả của điều kiện địa lý, khí hậu
và địa hình. Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn là sông Đà,
sông Mã và sông Mê Kông. Trong đó riêng lưu vực sông Đà trên các huyện
Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay có diện
tích khoảng 5.300 km,2 chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Sông Đà ở phía Bắc tỉnh, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), qua
Mường Tè (tỉnh Lai Châu) - Thị xã Mường Lay - Tuần Giáo rồi chảy về tỉnh
Sơn La. Lưu vực sông Đà có dạng hình thuôn dài theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Do địa hình trên lưu vực sông Đà chủ yếu là núi cao, nên độ cao bình
quân lưu vực là 965m, độ dốc bình quân lưu vực cũng khá lớn, đạt 36,8%. Các
10
dãy núi chạy sát bờ sông đã khiến cho thung lũng sông Đà hẹp, có dạng hẻm
vực, sông đang đào lòng mạnh. Trên sông có nhiều thác ghềnh, thậm chí đến tận
khu vực hạ lưu vẫn xuất hiện thác. Các lưu vực của sông nhỏ, độ dốc bình quân
lưu vực cũng như độ dốc lòng sông lớn, lại nằm trong khu vực có lượng mưa
lớn và lớp thảm phủ thực vật bị tàn phá nặng nề chưa được phục hồi; điều đó
dẫn tới mức độ tập trung nước nhanh, là tiền đề gây nên những trận lũ quét lớn,
làm thiệt hại to lớn về tính mạng và tài sản.
Phần lưu vực sông Đà thuộc địa phận tỉnh Điện Biên có 5 phụ lưu, đó là:
lưu vực sông Nậm Mạ (dòng chính sông dài 63km); lưu vực sông Nậm Bum
(dòng chính sông dài 36km); lưu vực sông Nậm Pô (dòng chính dài 103km); lưu
vực sông Nậm Mức (dòng chính sông dài 86km); lưu vực sông Nậm Muôi
(dòng chính sông có chiều dài 50 km).
Lưu vực sông Mã nằm ở phía cực Tây và Tây Nam của khu Tây Bắc. Địa
hình lưu vực sông Mã chủ yếu là núi xen lẫn cao nguyên, độ cao trung bình
760m chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phần lưu vực sông Mã thuộc tỉnh
Điện Biên có các phụ lưu chính là: sông Nậm Khoai thuộc huyện Tuần Giáo
(dòng chính dài 62, 5 km) và Sư Lư thuộc huyện Điện Biên Đông (dòng chính
dài 39km).
Hệ thống sông Mê Kông trên địa phận tỉnh Điện Biên có 2 phụ lưu chính
là sông Nậm Rốm và sông Nậm Núa. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ phía Bắc
huyện Điện Biên, qua thành phố Điện Biên Phủ, đến xã Pa Thơm (huyện Điện
Biên) rồi chảy sang Lào. Các phụ lưu chính của Nậm Rốm là: Nậm Phăng, Nậm
Khẩu Hú, Nậm Cọ. Sông Nậm Núa bắt nguồn từ độ cao 1.200m tại xã Mường
Nhà, phía nam lòng chảo Điện Biên, phụ lưu lớn nhất của sông Nậm Núa là suối
Nậm Ngám.
Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh Điện Biên là độ dốc lớn,
lắm thác nhiều ghềnh (nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông
Nậm Rốm), có tiềm năng về thuỷ điện. Lưu lượng dòng chảy phân bố không
11
đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ nên việc khai thác sử dụng khó
khăn, đòi hỏi đầu tư lớn. Vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thuỷ lợi,
kết hợp với tăng độ che phủ của rừng, nhất là rừng đầu nguồn để đảm bảo
nguồn nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
4. Thổ nhưỡng và động thực vật:
Đất đai tỉnh Điện Biên phong phú, đa dạng với nhiều qúa trình hình
thành khác nhau. Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia thành 7 nhóm chính, đó
là: Đất phù sa (12.622,13ha), đất đen vùng nhiệt đới (95,22 ha), đất đỏ vàng hay
còn gọi là đất Feralit (629.806,26ha), đất mùn - vàng đỏ trên núi
(291.818,08ha), đất mùn Alít trên núi cao (1.136,35 ha), đất đỏ vàng biến đổi do
trồng lúa nước (1.467,04 ha) và đất dốc tụ (1.460,64 ha).
Với trên 80% đất đai là đồi núi đã làm nổi bật vị trí quan trọng của nghề
rừng trong phát triển kinh tế của tỉnh; có vai trò to lớn trong việc phòng hộ đầu
nguồn, điều tiết nước, phòng hạn và chống lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ. Ven
sông Đà, Nậm Pô, Nậm Lay, Sư Lư... có đất phù sa, nhưng tập trung lớn nhất là
đất phù sa ven sông Nậm Rốm ở cánh đồng Mường Thanh. Đất đen được hình
thành trên những sản phẩm phong hoá của đá măcma trung tính và sản phẩm
phong hoá của đá vôi tích lại ở các thung đá vôi. Phân bố chủ yếu ở huyện Tủa
Chùa, phía Tây huyện Tuần Giáo; ít và phân tán hơn ở huyện Mường Ảng. Đây
là loại đất khá giầu kali, chất hữu cơ và can xi, khá tơi xốp và có độ phì nhiêu tự
nhiên khá cao. Đất đen ở huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo thường hay gặp hạn hán
vì nước mưa nhanh chóng bị thấm xuống các hang hốc nằm ngầm dưới đất. Các
loại đất đồi núi của tỉnh phân bố trên 3 đai cao, đó là: Đai đất Fera lit phân bố ở
độ cao dưới 900m; từ 900-1.800m phân bố nhóm đất mùn - vàng đỏ hoặc mùn vàng xám (chủ yếu ở các khu vực Mường Nhé, Mường Lay, Mường Chà, Điện
Biên); từ 1.800 - 2.800m là đai đất mùn Alit trên núi cao (chỉ phân bố ở vùng
đỉnh núi cao biên giới Việt - Lào, Việt - Trung thuộc huyện Mường Nhé). Các
loại đất này hầu hết phân bố trên các địa hình dốc hoặc rất dốc, chia cắt mạnh,
12
dễ bị rửa trôi, chịu tác động mạnh của quá trình xói mòn. Đó là một trong những
thách thức về môi trường cho cư dân địa phương trong các hoạt động sản xuất
nông - lâm nghiệp bền vững.
Đất đai để hoang hoá và chưa sử dụng còn nhiều. Hiện tại, toàn tỉnh còn
195.902,6 ha đất trống - đồi trọc chưa được khai thác, chiếm 20,39 % quỹ đất;
trong đó đất bằng chưa sử dụng chiếm 760,3 ha, đất đồi núi chưa sử dụng
189.902,6 ha, núi đá không có rừng cây 4.342,2 ha.
Tài nguyên đất của Điện Biên khá rộng về diện tích, phong phú và đa
dạng về chủng loại. Chính sự phong phú này cho phép hoạch định phát triển
sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng tầng cây, đai rừng; đa dạng
ngành nghề, đa dạng sản phẩm hàng hoá, kết hợp sản xuất nông - lâm nghiệp
với phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, sự phong phú
về chủng loại đất còn tạo điều kiện cho Điện Biên đa dạng về thảm thực vật.
Rừng có nhiều loại gỗ quý (trai, nghiến, lim, lát, pơmu...), nhiều cây dược
liệu (trầm hương, thiên niên kiện, sa nhân, đỗ trọng, hà thủ ô, tam thất...) cây ăn
quả, cây lấy nhựa và động vật quí hiếm (hổ, báo, hươu, nai, gấu...). Tỷ lệ che
phủ rừng Điện Biên tính đến năm 2008 chiếm 46% diện tích tự nhiên, nhưng
chủ yếu là rừng nghèo, rừng đang được bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và rừng
trồng chưa khép tán. Tuy nhiên, rừng có cây che phủ khai thác không nhiều, nạn
đốt phá rừng làm nương rẫy, nạn cháy rừng vẫn xảy ra.
Hệ động vật đa dạng và phong phú có nhiều loài động vật quý hiếm
nhưng hiện nay vấn đề săn bắt trái phép đang ngày càng ra tăng và khiến cho đô
đa dạng sinh học giảm mạnh.
13
tại địa bàn xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã xuất hiện
loài cò nhạn quý hiếm, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.
Cây gỗ Lim
14
PHẦN THỨ HAI
MỘT SỐ NGUỒN LỰC VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TÌNH ĐIỆN BIÊN
I.
DÂN CƯ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG
1. Dân số và phân bố dân cư:
Khi mới thành lập tỉnh (năm 1909), Lai Châu có khoảng 4 vạn người;
năm 1930. có 6,6 vạn người; năm 1936 là 6,7 vạn người; năm 1954 có 8
vạn người. Năm 2003, trước khi chia tách, tỉnh Lai Châu có 743.811 người;
sau khi tách, tỉnh Điện Biên có 440.300 người. Tính đến 31-12-2007, dân
số của tỉnh Điện Biên là 468.282 người, mật độ dân số bình quân 49
người/km, 2 là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất cả nước
(mật độ dân số trung bình cả nước là 254 người/km 2) và thấp hơn nhiều so
với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc (69 người/km 2). Tuy vậy,
dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Thành phố Điện
Biên Phủ (750,9 người/km 2), Thị xã Mường Lay (124,1 người/ km 2) và thưa
thớt ở các huyện Mường Nhé (16,3 người/km 2); Mường Chà (27,5 người/
km 2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 17,20.
Diện tích,dân số và mật độ dân số thuộc tỉnh (năm 2007)
Huyện, Thị xã, Thành phố
TP Điện Biên Phủ
TX Mường Lay
Huyện Mường Nhé
Huyện Mường Chà
Huyện Tủa Chùa
Huyện Tuần Giáo
Huyện Điện Biên
Huyện Điện Biên Đông
Huyện Mường Ảng
Tổng
Diện tích
Dân số trung bình
Mật độ dân số
(km2)
64,27
112,56
2.499,50
1.771,78
685,26
1.137,77
1.639,26
1.208,98
443,52
9.562,90
(người)
48.259
13.971
40.836
48.727
44.857
73.519
106.683
53.611
37.819
468.282
(người/km2)
750,9
124,1
16,3
27,5
65,5
64,6
65,1
44,3
85,3
49,0
15
2. Các dân tộc
Hiện tại cộng đồng dân cư tỉnh Điện Biên có 21 dân tộc cùng chung
sống (Thái, Mông, Kinh, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Hủ, Giấy, Lào, Phù
Lá, Cống, Si La, Kháng, Lô Lô, Hoa, Lự, Tày, Nùng, Mường, Xinh Mun,
Mảng). Trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất (40,43%), tiếp đến là
dân tộc Mông (30,86%), dân tộc Kinh (19,11%), còn lại là các dân tộc
khác chiếm 11,6 % dân số.
Điện Biên là nơi gặp gỡ và hội tụ sinh sống của 21 dân tộc anh em,
gắn bó đoàn kết với nhau. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ,
phong tục tập quán, văn hóa... tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền
văn hóa Điện Biên. Cuộc sống lao động đã hình thành nên một trong
những nét đẹp truyền thống văn hoá là những điệu múa xòe, lăm vông,
hát then, tiếng trống hát hội... Điệu xòe Thái - nét văn hóa đặc trưng của
các dân tộc ở Điện Biên. Sau những ngày lao động vất vả của đồng bào
dân tộc vùng cao, đêm đêm dưới ánh trăng, bên đống lửa bập bùng tiếng
trống, chiêng vang lên như mời gọi bạn xòe đến quây quần cùng nắm tay
lung linh trong điệu múa xòe. Xòe là cơ hội để con người thư giãn, giao
lưu, chia sẻ tình cảm mở rộng lòng người hướng tới cuộc sống tươi sáng
hơn.
16
Khi tiếp cận với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Điện Biên chúng ta
còn được chiêm ngưỡng các trang phục được trang trí hoa văn, họa tiết
rất cầu kỳ, đủ sắc màu do chính họ làm. Nhất là vào những ngày hội và
mùa xuân hình ảnh các chàng trai dân tộc Mông vừa nhảy vừa thổi khèn
để mời gọi các bạn gái hồn nhiên, sặc sỡ trong trang phục truyền thống đã
để lại trong tâm trí những người khách phương xa dấu ấn không quên.
Ngoài dân tộc Thái, Mông còn có các dân tộc khác mà chúng ta chỉ có
thể bắt gặp ở tỉnh Điện Biên, đó là người Cống, người La Hủ, người Si
La, người Mảng và các dân tộc khác, mỗi dân tộc đều mang các sắc thái
văn hóa đặc trưng riêng biệt và đến với mỗi dân tộc chúng ta đều có được
những cơ hội cảm nhận về một nét văn hóa đặc sắc chỉ họ mới có. Sau
đây là những nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc.
3. Nguồn lao động
Lao động: Số lao động trong độ tuổi của tỉnh năm 2007 là
285.652 người chiếm 61% dân số. Hiện nay số lao động đang làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 250.642 người, trong đó hầu
hết là lao động nông, lâm nghiệp chiếm tới 79,5% tổng số lao động
đang làm việc; lao động công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 6,5% và
lao động khu vực dịch vụ chiếm 14%. Số lao động chưa có việc làm
hiện còn khá lớn, khoảng 23.584 người, chiếm 8,6% tổng số lao động
có khả năng lao động.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất
lượng lao động ở Điện Biên đã được cải thiện một bước, trình độ văn
hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động
không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt
nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động có trình độ
17
chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh.Chất lượng nguồn nhân lực của Điện
Biên hiện nay còn rất thấp so với các địa phương khác, tỷ lệ lao động
qua đào tạo của toàn tỉnh đến năm 2007 chỉ chiếm 21,4% số lao động
trong độ tuổi, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức
làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp và các tổ
chức đoàn thể... tập trung ở thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường
Lay và các trung tâm thị trấn huyện. Tại các khu vực khác, số lao
động có kỹ thuật hầu như không đáng kể. Hiện nay chất lượng nguồn
nhân lực của Điện Biên hiện còn rất nhiều bất cập cả về số lượng
cũng như chất lượng và cơ cấu.
II.
Cở sở vật chất, cơ sở hạ tầng
1. Cơ sở vật chất
Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng của Điện Biên còn chưa đồng bộ và nhiều
mặt còn yếu kém nhưng Điện Biên đã có một hệ thống cơ sở khá bền vững từ
điện, đường, trường, trạm, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ sản xuất và đời
sống. đồng thời Điện Biên còn có lợi thế phát triển kinh tế với cơ cấu ngành đa
dạng chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, du lịch,….
Sân bay mường thanh
18
Sân bay Mường Thanh hay còn gọi là sân bay Điện Biên Phủ thuộc nay
thuộc phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.Đây vốn là
sân bay dã chiến hồi 1954 cứ điểm 206 năm xưa, một căn cứ tiếp vận rất quan
trọng của Pháp và cũng là sân bay trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên
Phủ.Ngày nay, sân bay này đã được cải tạo, nâng cấp thành một cảng hàng
không dân dụng của thành phố Điện Biên Phủ. Cảng hàng Điện Biên Phủ có tọa
độ 21°23'50 vĩ Bắc, 103°00'28 kinh Đông.Đây là sân bay lớn nhất miền Tây
Bắc Việt Nam. Hiện tại, sân bay Điện Biên Phủ thực hiện ngày 2 chuyến Hà
Nội - Điện Biên và Điện Biên - Hà Nội,một số ngày đặc biệt có thể tăng lên 4
chuyến trên ngày và có khả năng đáp ứng mỗi ngày 4 chuyến bay, hạ cánh một
giờ cao điểm.
Con đường đi các huyện vào mùa mưa
19
Xẻ núi làm đường
Mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Điện Biên cơ bản đáp ứng các yêu cầu
về vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống đường bộ gồm 3
tuyến quốc lộ: 12, l6, 279 với chiều dài 359 km, 5 tuyến tỉnh lộ với chiều dài
153 km và trên 2.600 km đường giao thông nông thôn cùng với hệ thống đường
vành đai biên giới trên 200 km. Đã tạo nên hệ thống đường xá khép kín liên
hoàn nối liền các cụm dân cư, các khu kinh tế được qui hoạch theo thế mạnh
của từng vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh, được thông thương với các tỉnh ngoài
và quốc tế thông qua hệ thống quốc lộ và đường xuyên á. Bên cạnh đó thì
đường xá trong ở các huyện vùng sâu vùng xa hay bị tắc do sói mòn sạt lở đất.
Thủy điện nà lơi
20
Điện Biên có nhiều điểm có khả năng xây dựng nhà máy thuỷ điện, trong
đó đáng chú ý là các điểm: Thuỷ điện Mùn Chung trên suối Nậm Pay, thuỷ điện
Mường Pồn trên suối Nậm Ty, thuỷ điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức, thuỷ
điện Nậm He trên suối Nậm He, thuỷ điện Nậm Pồ trên suối Nậm Pồ, hệ thống
thuỷ điện trên sông Nậm Rốm, Nậm Khẩu Hú... Tuy nhiên, việc khai thác các
tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có một số
nhà máy thuỷ điện như Nà Lơi 9.300KW, thác Bay 2.400KW, Thác trắng
6.200KW, Nậm Mức 44Mw đang được xây dựng và khai thác khá hiệu quả.
2. Cơ sở hạ tầng
Hạ tầng đô thị còn kém chết lượng và chưa được quy hoạch hợp lý.
Hạ tầng xã hội thiếu về số lượng và chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa
cao, chưa đáp ứng được yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo
dục.
Ngân hàng: Hệ thống các ngân hàng thương mại như Ngân hàng đầu
tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp đã có chi nhánh tại Trung tâm các
huyện và có dịch vụ phục vụ đến các xã thuận tiện cho quan hệ giao dịch tín
dụng của các nhà đầu tư.
Bảo hiểm: Dịch vụ bảo hiểm được phục vụ đầy đủ đủ bởi các doanh
nghiệp uy tín trong và ngoài nước từ các loại hình bảo hiểm thông dụng như
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ tới các loại hình bảo hiểm khác theo yêu
cầu của khách hàng.
Thương mại: Mạng lưới thương mại được phát triển mạnh mẽ với sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế các trung tâm huyện, thị và cụm xã đều
đã có chợ trung tâm các xã đều đã có các cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, tiêu thụ nông sản cho
nhân dân, nhất là nhân dân ở các vùng cao, vùng xa. Năm 2007 tổng doanh thu
hàng hoá bán lẻ và dịch vụ thương mại trên địa bàn ước đạt 1160 tỷ đồng, nhịp
21
độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 16,29%/năm. Tuy nhiên về
thương mại quốc tế, nhất là xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn còn
hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng.
Dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, doanh nghiệp vận tải
Quốc doanh địa phương sớm được cổ phần hoá. Các nguồn lực được tăng
cường bổ sung, số đầu phương tiện và chất lượng được đổi mới, hoạt động sản
xuất kinh doanh có nhiều tiến bộ, đáp ứng các nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại
của nhân dân.
Dịch vụ Bưu điện: Các hoạt động bưu chính viễn thông cũng được phát
triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Trung tâm các huyện và hầu hết các
khu vực thị tứ đều đã được phủ sóng điện thoại di động. Hầu hết các bưu cục
đều đã mở các dịch vụ điện thoại đường dài, phát hành báo chí, chuyển tiền qua
bưu điện tại trung tâm các xã... Nhiều loại hình phục vụ mới được áp dụng, góp
phần tăng doanh thu và đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Dịch vụ du lịch:
Hiện nay toàn tỉnh có 83 cơ sở kinh doanh du lịch. Hệ thống khách sạn du
lịch cũng tăng khá với 38 khách sạn với tổng số 687 phòng khách, trong đó trên
95% số phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Một số dự án phát triển du lịch
sinh thái, du lịch văn hoá - lịch sử quy mô lớn và hiện đại... đã và đang được
xây dựng đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách như khu du lịch sinh thái Him
La, U Va, Hua Pe... Số du khách đến Điện Biên năm 2007 khoảng 155.000 lượt
khách, trong đó có hơn 16.000 lượt khách quốc tế.
22
Bản đồ: phân bố du lịch tỉnh Điện Biên
Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử.
Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ
huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản kéo,
Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp
(Khu hầm Đờ cát).
23
Bên cạnh đó là rất nhiều các hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo
thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, như: Rừng nguyên sinh
Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo);
các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông...
Ngoài ra, Điện Biên còn có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với hơn 18 dân tộc
anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, hiện nay
vẫn còn giữ được các phong tục tập quán vốn có, điển hình là dân tộc Thái và H'
Mông...
quốc phòng - an ninh: những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và
dân các dân tộc luôn phát huy truyền thống cách mạng, thường xuyên chăm lo
củng cố, xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh trong khu vực phòng thủ, xây
24
dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc, bảo vệ
toàn vẹn chủ quyền biên giới quốc gia; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng bảo đảm môi
trường thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, và cuộc sống bình yên,
hạnh phúc của nhân dân
3. Chính sách phát triển
Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới có vị trí quan trọng trong kinh
tế và quốc phòng an ninh. Bên cạnh đó Điện Biên còn là vùng có nhiều dân tộc
ít người trình độ dân trí thấp kép phát triển về kinh tế vì vậy chính phủ có nhiều
chính sách ưu đãi như chính sách 135, miễn học phí cho con em dân tộc ít
người, hộ nghèo, chính sách phát triển nông thôn,….
25