Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần kiến trúc xây dựng môi trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.15 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP...............................................................8
II.1. Nhật ký thực tập.............................................................................................................8

Bảng 1: Nhật ký thực tập...................................................................................8
II.2. Nhiệm vụ được giao......................................................................................................9
II.3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu.......................................................................................9

PHẦN III :NỘI DUNG THỰC TẬP...............................................................10
MỞ ĐẦU............................................................................................................10
CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN......................................................11
I.1 TÊN DỰ ÁN..................................................................................................................11
II.2 CHỦ DỰ ÁN................................................................................................................11
II.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN.....................................................................................11

NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN.............................................................12
I.3.1 Mục tiêu của dự án......................................................................................................12
I.3.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án.........................................................12
I.3.3 Các công trình phụ trợ................................................................................................15
I.3.4 Biện pháp thi công......................................................................................................16
I.3.5 Danh mục máy móc, thiết bị...................................................................................17
I.3.6 Điện, nước phục vụ thi công, sinh hoạt......................................................................18
I.3.7 Đền bù, giải phóng mặt bằng......................................................................................18
I.3.8 Tiến độ thực hiện dự án..............................................................................................18
I.3.9 Vốn đầu tư...................................................................................................................19
I.3.10 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án..........................................................................19

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ
HỘI.....................................................................................................................20
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.................................................................................................20
I.1. Điều kiện địa lý, địa chất..........................................................................................20


I.2 Điều kiện khí tượng...................................................................................................22
I.3 Điều kiện thủy văn.....................................................................................................22
I.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần vật lý..............................................................23
I.5 Hiện trạng môi trường sinh thái.................................................................................27
II. 2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ............................................................................................41
II.3 ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI...............................................................................................42

CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI....................................................................................44
I.TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ DỰ ÁN...............................................44
I.1 Tác động đến môi trường sinh thái............................................................................44
II. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG.................................44
II.1 Tác Động Đến Môi Trường Sinh Thái.....................................................................44
III.TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH....................................................49
III.1 Tác động tới môi trường sinh thái...........................................................................49

CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG
XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI........................................................51


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

I. Các giải pháp tổng thể......................................................................................................51
II. Biện pháp giảm thiểu tác động tiếng ồn đến hệ động vật...............................................51

CHƯƠNG V : CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI
TRƯỜNG..........................................................................................................54
I. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.............................................................54

a.Nguyên tắc chung của chương trình quản lý và giám sát môi trường..........................54
b .Tổ chức chịu trách nhiệm............................................................................................54
II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG...........................................................55
a. Cơ chế phản hồi, sửa đổi và bổ sung...........................................................................55

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 2


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

Lời cảm ơn
Đầu tiên, em xin được tỏ lòng biết ơn chân thành đến giám đốc công ty anh
Tống Khánh Thượng người đã nhiệt tỉnh chỉ dạy, nhận hướng dẫn và giúp đỡ
em không chỉ trong quá trình thực hiện báo cáo này, mà trong suốt cả quá trình
em thực tập tại Công ty.
Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận được sự quan tâm chỉ bảo tận tình
của mọi người công ty .Qua đó em học hỏi được rất nhiều khi tham gia làm việc
cùng mọi người trong công ty .Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong
công ty đã tạo mọi điều kiện giúp em có cơ hội đi thực thế và tiếp xúc với các
máy móc để biết thêm được công dụng và cách thức sử dụng các máy móc đó
để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Môi trường, những người
đã cung cấp cho em những kiến thức hữu ích, giúp em hoàn thành báo cáo này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện bài báo cáo của mình, song với kinh
nghiệm và kiến thức còn non trẻ, với khối lượng công việc khá lớn được đặt ra,
chắc chắn em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự

đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài báo cáo của em thêm hoàn
thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!

SINH VIÊN
Nguyễn Hữu Công

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 3


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng môi trường
Hà Nội

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 4


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Khoa Môi Trường


Page 5


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

Giới thiệu chung
Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng môi trường Hà Nội
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng môi trường Hà Nôi
Địa chỉ: Số 8A5, ngách 33/175, Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
VPDD: Km15, quốc lộ 32, Khu Tái định cư Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3366 0889
Website:
Kinh doanh
- Cung cấp các thiết bị phân tích, thí nghiệm, đo lường, các thiết bị khoa học kỹ
thuật thuộc các lĩnh vực lý, hoá, sinh, môi trường . ..
- Cung cấp các dụng cụ thuỷ tinh, phụ kiện tiêu hao và hoá chất phòng thí
nghiệm
Tổ chức, nhân sự
Với đội ngũ nhân viên có nền tảng đào tạo từ những Trường Đại học hàng đầu
cả nước, kinh nghiệm phong phú cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp,
thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn từ chính hãng sản xuất mà Công ty làm
đại diện.
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ với các bộ phận có chức năng chuyên biệt nhưng luôn
vận động hỗ trợ nhau trong một guồng máy thống nhất tạo nên hiệu quả cao:
+ Phòng kinh doanh và chiến lược thị trường
+ Phòng kỹ thuật và hỗ trợ ứng dụng
+ Phòng xuất nhập khẩu

+ Phòng kế toán
Đảm bảo cho khách hàng luôn được hưởng những dịch vụ tốt nhất với sự phục
vụ chuyên nghiệp và hoàn thiện từ khâu tư vấn xây dựng cấu hình thiết bị đáp
ứng được những đòi hỏi của công việc đề ra đến khâu chăm sóc sau bán hàng
như bảo hành, bảo trì, đào tạo chuyển giao công nghệ và hỗ trợ các yêu cầu kỹ
thuật, hỗ trợ nâng cao khả năng vận hành thiết bị đồng thời khai thác thiết bị
một cách hiệu quả, tối ưu nhất.
Các khách hàng sử dụng thiết bị do Công ty Cổ phần Kiến trúc Xây Dựng Môi
trường Hà Nội cung cấp đã được chứng thực về điều này và Quý vị cũng sẽ cảm
nhận được điều đó ngay khi tiếp xúc với Công ty chúng tôi.

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 6


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

Tổ chức, nhân sự
Với đội ngũ nhân viên có nền tảng đào tạo từ những Trường Đại học hàng đầu
cả nước, kinh nghiệm phong phú cùng phong cách làm việc chuyên nghiệp,
thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn từ chính hãng sản xuất mà Công ty làm
đại diện.
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ với các bộ phận có chức năng chuyên biệt nhưng luôn
vận động hỗ trợ nhau trong một guồng máy thống nhất tạo nên hiệu quả cao:
+ Phòng kinh doanh và chiến lược thị trường
+ Phòng kỹ thuật và hỗ trợ ứng dụng
+ Phòng xuất nhập khẩu

+ Phòng kế toán
Đảm bảo cho khách hàng luôn được hưởng những dịch vụ tốt nhất với sự phục
vụ chuyên nghiệp và hoàn thiện từ khâu tư vấn xây dựng cấu hình thiết bị đáp
ứng được những đòi hỏi của công việc đề ra đến khâu chăm sóc sau bán hàng
như bảo hành, bảo trì, đào tạo chuyển giao công nghệ và hỗ trợ các yêu cầu kỹ
thuật, hỗ trợ nâng cao khả năng vận hành thiết bị đồng thời khai thác thiết bị
một cách hiệu quả, tối ưu nhất.

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 7


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

PHẦN II: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
II.1. Nhật ký thực tập
Bảng 1: Nhật ký thực tập
STT

Thời gian

Nhiệm vụ

21/01-25/01

- Thu thập tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu
thực tập.


Tuần 2

28/01 – 30/01

- Đọc nghiên cứu tài liệu được giao

Tuần 3

03/02- 07/02

- Đọc nghiên cứu tài liệu và tìm một số tài liệu
liên quan tới đề tài thực tập.

Tuần 4

09/02 – 15/02

- Tổng hợp dữ liệu liên quan tới đề tài thực tập

Tuần 5

18/02 – 24/02

- Hoàn thành chương I chương II trong báo cáo
ĐTM .

Tuần 6

28/02 – 04/03


- Viết báo cáo thực tập Đợt 1

Tuần 7

15/03 – 20/03

- Tiếp nhận nhiệm vụ được giao: Đánh giá tác
động môi trường sinh vật và biện pháp khắc
phục giảm thiểu.

Tuần 8

24/03- 27/03

- Thu thập tài liệu : Đánh giá tác động môi
trường tới hệ sinh thái.

Tuần 9

30/03-04/04

- Tìm hiểu về hiện trạng của hệ sinh vật tại khu
vực của dự án

Tuần 10

07/04-10/04

- Nghiên cứu về ảnh hưởng của dự án ở giai

đoạn xây dựng và vận hành tới hệ sinh vật.

Tuần 11

13/04-16/04

- Tìm hiểu các biên pháp khắc phục, giảm thiểu
của dự án tới hệ sinh vật

Tuần 12

19/04 -23/04

- Viết báo cáo thực tập đợt II

Tuần 13

26/04-28/04

- Tổng hợp báo cáo hoàn chỉnh. Trình cán bộ
hướng dẫn, nhận xét.

Tuần 14

01/05-06/05

- Hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiêp Đợt II.

Tuần 1


Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 8


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

II.2. Nhiệm vụ được giao
• Thực hiện đề tài: Đánh giá tác động môi trường (sinh thái) của Dự án Thủy
điện Đập Hàn cấp nước và điện cho Hầm đường bộ Đèo Cả .
II.3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Lập báo cáo đề xuất Dự án đầu tư xây dựng Thủy Điện Đập Hàn cấp nước và
điện cho Hầm đường bộ Đèo Cả .
3.2. Yêu cầu nghiên cứu:
- Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế
xã hội của khu vực dự án.
- Tìm hiểu một số tài liệu liên quan đến ĐTM và lập báo cáo đánh giá ĐTM
cho Dự án đang nghiên cứu.

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 9


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường


PHẦN III :NỘI DUNG THỰC TẬP
MỞ ĐẦU
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Phú
Yên bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyện , bao gồm : Thành Phố Tuy Hoà và
các huyện Đồng Xuân, Sông Cầu, Tuy An, Sơn Hoà, Phú Hoà, Đông Hoà, Tây Hoà,
Sông Hinh .
Trước nhu cầu về nước sạch đang là vẫn đề về phát triển bền vững sản xuất, kinh
tế,xã hội của các tỉnh nói chung và nước ta nói riêng. các tỉnh miền trung, đặc biệt là
Phú Yên, nằm dọc ven biển theo chân của sườn phía Tây dãy núi Trường Sơn, địa
hình có độ dốc lớn, sông suối ngắn, lượng mưa phân bố rất không đồng đều, mùa mưa
lũ lớn, mùa khô nước cạn, nguồn cung cấp nước hồ rất kém, còn nguồn cung cấp nước
mặt rất gặp khó khăn do ít có điều kiện làm hồ chứa và vùng đất thấp ven biển bị xâm
nhập mặn. Cộng thêm dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả cần phải được đảm bảo an
toàn tuyệt đối về cung cấp nước và điện để phòng cháy chữa cháy.
Trong điều kiện nêu trên thì việc xây dựng Đập Hàn trên sông Mới huyện Đông
Hoà nhằm cung cấp nước phòng cháy chữa cháy cho hầm đường bộ qua Đèo Cả, lợi
dụng thuỷ năng phát điện cho Hầm đường bộ qua Đèo Cả, đồng thời cung cấp nước
sạch thô cho nhu cầu nước sinh hoạt của khu chuyên gia và quản lý hầm Đèo Cả, cho
công nghiệp, nông nghiệp và nước sinh hoạt khác thuộc khu vực phía Bắc Hầm Đèo
Cả (Phú Yên) và phía Nam Hầm Đèo Cả (Khánh Hoà) .
Với việc triển khai Dự án hồ chứa đập Hàn cấp nước và điện cho Hầm đường bộ
qua Đèo Cả là rất cần thiết, sẽ giải quyết được vấn đề cấp nước và điện cho Hầm
đường bộ qua Đèo Cả và cấp nước sạch thô cho các vùng lân cận.

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 10



Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

CHƯƠNG I. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
I.1 TÊN DỰ ÁN
DỰ ÁN ĐẤU TƯ THỦY ĐIỆN ĐẬP HÀN
II.2 CHỦ DỰ ÁN
Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả, Đại diện cho Liên doanh Tổng Công ty Xây
dựng Hà Hội, Tập đoàn Hải Thạch, Tập đoàn Mai Linh và Công ty TNHH Á
Châu.
- Địa chỉ: 75 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội , Việt Nam
-

Điện thoại: (84-4) 39449111

-

Đại diện: Ông Hồ Minh Hoàng

Fax: (84-4) 39449113
Chức vụ: Tổng giám đốc

• Cơ quan tư vấn thiết kế
-

Văn phòng Tư vấn Thẩm định và Giám định chất lượng công trình – Trường
Đại học Thủy lợi Hà nội

• Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM


Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng môi trường Hà Nội
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng môi trường Hà Nôi
Địa chỉ: Số 8A5, ngách 33/175, Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
VPDD: Km15, quốc lộ 32, Khu Tái định cư Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: (04) 3366 0889
Website:
II.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
+ Vị trí Thủy điện:
Thủy điện Đập Hàn xây dựng trên sông Mới thuộc xã Hòa Xuân, huyện Đông
Hòa tỉnh Phú Yên, vị trí tuyến công trình đập nằm ở 12 o52,3' vĩ độ bắc, 109o19' kinh
độ đông.
- Vị trí đập dâng số 1: Vĩ độ 12o 52,3' - kinh độ 109o 19'
- Vị trí đập dâng số 2: Vĩ độ 12o 24,7' - kinh độ 109o 21,6'
+ Vị trí nhà máy thủy điện:

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 11


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

- Nhà máy thủy điện có vị trí nằm ở chân núi phía đầu biển hồ, có tọa độ như
sau:
Vĩ độ 12o52’30’’ - Kinh độ 19o23’30’’
+ Vị trí nhà máy nước sạch thô:
- Nhà máy nước sạch thô đặt tại khu kinh tế Vân Phong thuộc bán đảo Vân

Phong tỉnh Khánh Hòa. Nhà máy nước sạch sẽ được tính toán thiết kế ở giai đoạn sau.
 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

I.3.1 Mục tiêu của dự án
- Cấp nước phòng cháy chữa cháy cho hầm đường bộ Đèo Cả;
- Tận dụng thế năng từ Thủy điện Đập Hàn để làm nhà máy thủy điện 4,8 MW cung
cấp điện cho Hầm đường bộ Đèo Cả.
- Cấp nước sạch thô 30.000, m3/ngày đêm đến sau hầm Cổ Mã nhằm phục vụ cho khu
kinh tế Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa.

I.3.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án
I.3.2.1 Các hạng mục công trình chính
a, Cụm đầu mối
+ Hồ chứa
Hồ chứa có diện tích lưu vực 35,7 km2 ứng với MNDBT 162 m, hồ chứa có
diện tích mặt hồ F= 111,75 ha, dung tích toàn bộ hồ chứa V t = 15,190 m3, dung tích
chết Vc= 2,045 m3, dung tích hữu ích Vhi = 13,145 m3.
+ Đập dâng
Để xây dựng hồ chứa Thủy điện Đập Hàn cần phải xây dựng hai đập dâng và
một đập phụ: đập dâng số 1 và đập dâng số 2, do không có yêu cầu giao thông qua
đỉnh đập, nên dập dâng được thiết kế là đập tràn.
Nhiệm vụ chính của đập dâng: Đập dâng số 1 chặn suối chính ở phía Đông,
đập dâng số 2 chặn suối phụ ở phía Tây.
Bảng 1. Thông số công trình đập dâng chính
Thông số chính
Vĩ độ
Kinh độ
Kết cấu vật liệu
Chiều dài tràn nước
Chiều rộng tràn

Chiều cao đập
Chiều dài đỉnh đập

Đập dâng số 1
12o 25,3'
109o 19'
Bê tông cốt thép
90 m
90 m
31,2 m
168 m

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Đập dâng số 2
12o 24,7'
109o 21,6'
Bê tông cốt thép
70 m
70 m
24,2 m
180 m
Page 12


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

Cao trình đỉnh đập không tràn

265,3 m
268,3 m
3
Lưu lượng tháo lũ TK qua tràn P = 1%
451,3 M /s
351,0 M3/s
Lưu lượng tháo lũ kiểm tra qua tràn P = 0,2% 725,0 M3/s
564,0 M3/s
Khi làm hồ thủy điện theo phương án MNDBT = 262,00 còn cần một đập phụ
nhỏ nằm ở bên phải gần đập dâng số 1 để khép kín bờ hồ chứa.
Bảng 2. Thông số của đập phụ nêu ở bảng sau:
Thông số
Đập Phụ
Cao trình đỉnh đập không tràn = MNDBT 265,3 m
Chiều cao đập
7,2 m
Chiều dài đỉnh đập
17 m
Vật liệu
Đá xây
Cao trình đáy đập
257 m
Chiều cao đập
24,2 m
Chiều dài đỉnh đập
180 m
b, Cụm năng lượng
+ Cửa nhận nước
- Vị trí: Cửa nhận nước được bố trí bên góc bờ trái của Đập dâng số 2.
- Kết cấu cửa lấy nước kiểu thâp bằng bê tông cốt thép.

- Kích thước thông thủy của cửa nhận nước BxH = 1,80x1,80 m.
- Cao trình ngưỡng đáy cửa nhận nước = 243,00.
- Kích thước cửa nhận nước tại lưới chắn rác 1,80 x 3,05 m.
+ Ống hộp áp lực
- Qua tính toán chọn phương án ống có kích thước ống BxH = 1,5 m x 1,5 m.
- Chiều dày bọc bê tông cốt thép M250 dày 34 cm.
- Các thông số cơ bản của đường ống.
+ Cột tĩnh nước
21,85 m
+ Lưu lượng lớn nhất qua ống
2,81 m3/s
+ Kích thước ống
1,5 x 1,5 m
+ Vật liệu ống
BTCT
+ Chiều dài đường ống
1400 m
+ Chiều dày thành ống 35 m ( riêng các đoạn ống giáp tháp điều áp chiều dày
thành ống = 80 cm vì chịu áp lực nước va).
- Mỗi đoạn ống hộp bê tông cốt thép dài trung bình 20m. Nối tiếp giữa các đoạn ống
là khớp nối đồng chống thấm (hoặc thép không rỉ).
+ Tháp điều áp

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 13


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN


Khoa Môi Trường

Tháp điều áp để bảo vệ an toàn ống thép áp lực và ống hộp bê tông cốt thép áp lực khi
chịu áp lực nước va. thép áp lực = 1,1 m; đường kính của tháp điều áp = 3,0 m.
- Cao trình đỉnh của tháp điều áp = 279,00
- Đường kính bên trong = 3 m
- Chiều cao = 38 m
+ Ống thép áp lực
- Đường kính ống thép 1100 mm
- Chiều dài ống 1400 m
- Chiều dày 8 mm, 10 mm, 12 mm, 14 mm, 18 mm.
c, Đặc trưng của nhà máy
+ Nhà máy thủy điện
Nhà máy có 2 tổ máy, cao trình sàn lắp máy 5,50 m, cao trình sàn máy phát
5,50m.
Nhà máy có 4 gian, mỗi gian rộng 5,0 m: Gian sửa chữa bố trí ở đầu hồi phải,
tổng chiều dài nhà máy 37,0 m; chiều rộng 19,50 m. Phòng điều khiển trung tâm bố trí
ở đầu hồi trái, ngoài ra còn có các gian công nghệ và các phòng chức năng phục vụ
vận hành nhà máy.
Các tổ máy trục ngang được bố trí song song cách nhau 10,0 m, loại tua bin
Pelton. Nhà máy có kết cấu như sau: Hệ thống cột, dầm cầu trục liên kết dạng khung
BTCT, móng bè. Phần bao che xây gạch, mái lợp tôn chống nóng, vì kèo thép khẩu độ
13,50 m.
+ Kênh xả
Nước xả đổ vào bể xả và dẫn ra kênh xả.
Kênh xả: Mặt cắt chữ nhật, kích thước mặt cắt BxH = 3,0 x 1,5 m.
Bảng 3 . Thông số nhà máy thủy điện
STT
1
2


Thống số kỹ thuật
Cấp công trình
Nhà máy
- Số tổ máy
- Tuốc bin
- Cột nước tính toán
- Cột nước trung bình
- Cột nước lớn nhất
- Lưu lượng lớn nhất tính toán
- Lưu lượng min
- Công suất lắp máy
- Điện lượng trung bình năm

Đơn vị

m
m
m
M3/s
M3/s
MW
kWh

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Thông số
III
2
Penton

229.91
243.185
256.46
2.46
0,22
4,8
18.90

Page 14


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

3
4

- Số giờ Nlm
Kênh xả
- Mặt cắt kênh chữ nhật BxH
Trạm phân phối hạ áp 6,3 x 0,4 KV

Khoa Môi Trường
Giờ

3937.11

M
Trạm

3 x 1,5

01

I.3.3 Các công trình phụ trợ
I.3.3.1 Đường ống cấp nước PCCC cho hầm đường bộ Đèo Cả
Do Thủy điện Đập Hàn nằm trên cao MNDBT = 262,000; MNC = 246,50,
trong khi cao độ đặt của hầm đường bộ Đèo Cả cao nhất là 92,23. Vì thế lấy nước
trực tiếp từ Thủy điện Đập Hàn để cung cấp nước phòng cháy chữa cháy cho hầm
đường bộ Đèo Cả.
Cao ngưỡng tràn cửa nhận nước = 243.000, lấy nước bằng đường ống phi 350
mm xuyên qua bên phải đập dâng số 2.
Từ đập dâng số 2 dẫn nước bằng đường ống phi 250 mm đến Giếng đứng
thông hơi ( cao độ 240) rồi đi xuống hầm Đèo Cả. Chiều dài đường ống phi 250 mm =
850 m.
I.3.3.2 Đường ống chính phi 500 mm cấp nước sạch thô cho khu kinh tế Vân Phong
• Đường ống có đường kính d = 500 mm, cấp lưu lượng Q = 30.000 l/ngđ.
• Chiều dài tuyến ống từ Tháp điều áp đến nhà máy nước L = 9660 m.
• Tổng chiều dài tuyến ống cấp nước từ hồ chứa Đập Hàn đến điểm cấp nước vào nhà
máy nước sạch là 11.549 m.
I.3.3.3 Đường thi công
Đường quản lý và đường thi công Thủy điện Đập Hàn bắt đầu rẽ từ đường
công vụ để thi công hầm đường bộ Đèo Cả và nối vào đường lâm nghiệp hiện có.
Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng thi công, đào mở rộng và nâng cấp đường lâm
nghiệp hiện có thành đường thi công đập số 1 và đập số 2 và làm đường quản lý sau
này.
Do đường ống cấp nước phòng cháy chữa cháy đi ven theo chân vach taluy
phía trong đường hầm lâm nghiệp, cho nên bề rộng đường lâm nghiệp được mở rộng
làm đường quản lý kết hợp thi công vào Đập dâng số 2 và đập dâng số 1 với bề rộng
mặt toàn bộ là 5,5 m.
Đường ven Thủy điện Đập Hàn từ đập dâng số 2 đến đập dâng số 1 rộng 4,0 m.


Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 15


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

Chiều dài đường thi công và quản lý kể từ đường công cụ thi công hầm đường
bộ Đèo Cả đến đập dâng số 1 dài 7000 m.
Đường thi công vào nhà máy thủy điện với bề rộng mặt toàn bộ là 4,0 m, xuất
phát từ đường QL 1A ( cách UBND xã Hòa Xuân Nam khoảng 300 m về phía Tuy
Hòa). Chiều dài con đường này là 2000 m.

I.3.4 Biện pháp thi công
a. Thi công đào đất
Tại các hố móng đập dâng, cửa lấy nước mặt bằng đào không lớn thì biện pháp
thi công chủ yếu là dùng máy ủi từ trên cao xuống các đường công vụ ở phía dưới,
dùng máy xúc 1,25 m3 xúc lên ô tô 10 tấn chuyển ra các bãi thải cự ly trung bình 500
m.
Tại các khu cực có mặt bằng và tầng đào lớn sử dụng máy đào 1,25 m 3 xúc trực
tiếp lên ô tô 10 tấn. Công tác bạt sửa mái đào được thực hiện bằng máy đào gầu sấp
loại nhỏ. Công tác đào đất ở các đường phục vụ thi công chủ yếu dùng máy ủi.
b. Thi công đào đá
Công tác đào đá được thực hiện bằng biện pháp khoan nổ, bốc xúc vận chuyển
ra bãi trữ hoặc bãi thải.
Công tác đào đá được tiến hành theo các phương pháp sau:
- Khoan nổ lớn, đường kính lỗ khoan 76 mm đến 105 mm. Đào bằng khoan nổ lớn
đường kính lỗ khoan 105 mm được thực hiện tại các vị trí đào đá trong lớp IB, IIB,

các vị trí đào đá khác sử dụng lỗ khoan 76 mm.
- Khoan nổ nhỏ, đường kính lỗ khoan đến 42 mm được sử dụng trong phạm vi 2,0 m
sát đáy và mái hố móng của công trình bê tông, các mái hố móng công trình trong đới
đá IB.
- Khoan nổ đường viền, đường kính lỗ khoan đến 105 mm, bước khoan a = 0,7 m tại
những vị trí hố móng quy định của thiết kế.
- Cạy dọn bằng búa chèn, chiều dày lớp cạy dọn 0,3 m được sử dụng ở phạm vi sát
đáy và mái hố móng của móng công trình bê tông sau khi đã thi công đào bằng khoan
nổ nhỏ.
c. Công tác thi công bê tông
Bê tông được thi công theo các phương pháp thông thường, trộn bằng các trạm
trộn cố định đặt tại bờ trái thượng lưu, vận chuyển bằng xe chuyển- trộn, đổ bằng cần
Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 16


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

trục. Tại bề mặt tràn nước của đập tràn, bê tông được đổ với cốp pha trượt kéo và máy
bơm bê tông. Chiều cao khối đổ của bê tông khối lớn các khối đập dâng và đập tràn từ
1m đến 1,5m. Tại cửa lấy nước, đập tràn là những kết cấu phức tạp, cốt thép nhiều và
có những phần thiết bị đặt sẵn trong bê tông. Công tác bê tông, cốp pha, cốt thép được
thực hiện bằng cần trục.
e. Công tác thi công đường ống cấp nước PCCC cho hầm đường bộ Đèo Cả
Toàn bộ vật tư phụ tùng phục vụ thi công được vận chuyển bằng ô tô theo
tuyến đường thi công (đường lâm nghiệp) đến đập số 2 và dải ống theo tuyến ống nằm
ở chân mái taluy giáp đồi của đường lâm nghiệp.

Đoạn tuyến ống từ cầu đỡ ống vượt qua suối số 2 đến cửa hầm Đèo Cả phía
Bắc phải vận chuyển ống bằng thủ công.
Đào hố móng đường ống bằng máy đào kết hợp với đào thủ công.
f. Công tác thi công đường ống phi 500 mm cấp nước thô cho khu kinh tế Vân
Phong
Các vật tư thi công được vận chuyển theo đường Quốc lộ 1. Từ đường quốc lộ
1 vào tuyến ống vận chuyển tiếp bằng ô tô theo các đường công vụ phục vụ thi công.
Đối với những khu vực phía Nam hầm Đèo Cả, sau khi không vận chuyển tiếp
bằng ô tô được phải dùng phương tiện xe thô sơ. Một số đoạn tuyến không thể vận
chuyển bằng xe thô sơ được thì phải vận chuyển bằng thủ công.
Đào hố móng đường ống bằng máy đào kết hợp với đào thủ công.
I.3.5 Danh mục máy móc, thiết bị
Nhu cầu thiết bị, xe, máy móc thi công
Bảng 4 . Thiết bị, xe, máy móc thi công
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Tên thiết bị chính

Cần trục bánh xích DEK-251
Cần trục bánh lốp
Cần trục 16 tấn
Máy xúc 0.6:110CV
Máy ủi 108:110CV
Ô tô 10T-20T
Ô tô thùng trộn
Máy nén khí 660m3/h : 1200m3/h
Trạm trộn bê tông
Máy bơm bê tông
Máy khoan xoay đập tự hành 105mm
Máy khoan tay Ф 32-42
Máy nén khí diezen 600m3/h

Đơn vị
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Trạm
Cái
Cái
Cái
Cái

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3


Số lượng
03
01
01
04
04
10
03
02
02
02
02
04
02

Page 17


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

I.3.6 Điện, nước phục vụ thi công, sinh hoạt
Xây dựng 2 trạm biến áp 50 kVA tại vị trí đập dâng số 1 và đập dâng số 2 để
phục vụ thi công bê tông của 2 đập này, đồng thời xây dựng đường dây 22 kV 3 AC
75 dẫn vào 2 trạm biến áp này.
Sau khi kết thúc thi công 2 đập bê tông nêu trên, trạm biến áp ở đập dâng số 2
được sử dụng để vận hành cửa nhận nước tại đập dâng số 2.
Nguồn điện để cấp cho các phương tiện thi công đập dâng số 1 lấy từ Trạm

biến áp 50 kVA số 1.
Nguồn điện để cấp cho các phương tiện thi công đập dâng số 2 lấy từ Trạm
biến áp 50 kVA số 2.
Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của cán bộ và công nhân, phục vụ công tác thi
công bê tông lấy từ suối Hàn bằng máy bơm.

I.3.7 Đền bù, giải phóng mặt bằng
Các hạng mục và kinh phí đến bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình
thuỷ điện Đập Hàn:
a, Diện tích đền bù vĩnh viễn ngập lụt lòng hồ thủy điện Đập Hàn: 116,686 ha rừng tái
sinh, tương ứng với 107,928 ha diện tích mặt nước hồ
b. Diện tích đền bù vĩnh viễn xây dựng đập dâng
-

Diện tích xây dựng đập dâng số 1: 0,92 ha

-

Diện tích xây dựng đập dâng số 2: 2,51 ha

c. Diện tích đền bù vĩnh viễn xây dựng đường quản lý:
- Đường ven hồ nối đập dâng 1 và đập dâng 2 (B = 4 m): 2,64 (ha).
- Đường từ bên ngoài vào đến đập dâng số 2 (B = 5,5 m): 3,59 (ha).
- Đường từ quốc lộ 1A vào nhà máy thủy điện (B = 6 m): 2,02 (ha).
d. Diện tích đền bù vĩnh viễn xây dựng Nhà máy thủy điện: 1 (ha).
e. Diện tích đền bù tạm thời làm bãi thải: 5 (ha).

I.3.8 Tiến độ thực hiện dự án
Thời gian thi công là 2 năm.
- Triển khai công tác chuẩn bị phục vụ thi công: Quý I năm thứ nhất.

- Khởi công : Quý II – năm thứ nhất
- Hoàn thành cơ bản về xây lắp: Quý I - năm hai.
Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 18


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

- Hoàn thiện và chạy thử máy: Quý III- năm thứ hai.
- Phát điện: Quý IV- năm thứ hai.

I.3.9 Vốn đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án là: 448.134.000.000 đ (bốn trăm bốn tám tỷ, một trăm
ba tư triệu đồng chẵn)
Nguồn vốn của chủ đầu tư được góp từ các cổ đông

I.3.10 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Chủ đầu tư tổ chức xây dựng và quản lý vận hành dự án sau khi dự án hoàn
thành
- Kích thước mặt cắt ngang của ống hộp bê tông cốt thép = 1,5 x 1,5 m.
- Đường kính ông
.

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 19



Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.1. Điều kiện địa lý, địa chất
 Đặc điểm địa hình khu vực Dự án
a) Địa hình khu vực núi cao – xung quanh khu vực Dự án
Khu vực núi tương đối cao, sườn núi dốc đứng, dải núi chạy theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam, bao gồm các đỉnh đặc trưng (núi Xa, núi Hòn Đen, mũi Đá Đen)
thuộc địa phận xã Vạn Thọ, xã Đại Lãnh, địa bàn tỉnh Khánh Hoà, kéo dài sang các
đỉnh núi đặc trưng (núi Đá Bia, núi Hòn Bà) thuộc địa phận xã Hoà Nam, xã Hoà
Tâm, địa bàn tỉnh Phú Yên. Dải núi chạy sát ven biển và nối liền các đỉnh ngoài khơi
tạo ra Vũng Rô. Cao độ các đỉnh đặc trưng phổ biến từ 515 đến 664m. Khu vực tạo ra
lối chắn ngang và là vùng xung yếu nhất trên đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua Đèo Cả.
b) Địa hình lòng hồ thủy điện
Lòng hồ thủy điện Đập Hàn có dạng kéo dài theo phương Tây Bắc-Đông Nam
trùng với phương của các suối nhánh thượng nguồn sông Đập Hàn. Cao độ bề mặt địa
hình dao động từ 200 ÷ 265 m. Nguồn cung cấp cho sông Đập Hàn là nước mưa và
các nguồn lộ tự nhiên. Vào mùa mưa, mực nước dâng cao thường sinh lũ lụt ở phần hạ
du, vào mùa khô, mực nước sông hạ thấp lội qua lại dễ dàng.
Trong phạm vi lòng hồ, không có công trình văn hóa, di tích lịch sử, dân cư
sinh sống. Thuộc phạm vi lòng hồ không có khoáng sản quý, không có khoáng sản
độc hại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước.
c) Địa hình đồng bằng - khu vực xây dựng nhà máy
Khu vực đồng bằng, vùng trũng bao gồm Biển Hồ và khu vực đồng nuôi tôm
cá nối từ ven biển thuộc địa phận xã Hoà Tâm, xã Hoà Xuân Nam, địa bản tỉnh Phú

Yên. Khu vực đồng trũng chạy theo hướng Bắc - Nam và sát đến chân Đèo Cả, kết
thúc tại vụng Biển Hồ. Đây là khu vực đồng trũng, nuôi tôm, hồ tự nhiên xen lẫn khu
ruộng lúa và các kênh rạch.

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 20


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

 Đặc điểm địa chất
a) Đặc điểm địa chất vùng núi cao - xung quanh khu vực dự án
Vùng núi cao khu vực dự án có cấu tạo địa chất, phần trên là tầng phủ đất cát
pha sét, sản phẩm phong hoá hoàn toàn của đá gốc, tầng phong hoá lẫn nhiều đá tảng
với kích thước lớn, dưới là đá gốc Granit. Cấu tạo địa tầng khu vực bao gồm các lớp
có các đặc trưng cơ bản sau:
-

Tầng phủ thành phần cát, sét lẫn dăm sạn, chiều dầy từ 50 cm đến 100cm,
nhiều khu vực đá gốc lộ ra trên sườn núi.

-

Đá Granit nguyên khối, hầu hết lộ ra trên các sườn núi dốc đứng, khu vực mũi
Đá Đen, toàn bộ núi đá Granít.

-


Vỉa đá nối liên tục, cấu trúc tương đối đồng nhất và ít gặp các vùng đứt gẫy
phay cắt và vò nhàu.

b, Đặc điểm địa chất lòng thủy điện Đập Hàn
Cấu trúc nền khu vực lòng thủy điện gồm các lớp: Trên cùng là lớp sét pha, sét
tiếp đến là đá góc phong hoá dở dang và cuối cùng là đá gốc nguyên khối cách nước.
Cấu trúc địa chất nền khu vực lòng thủy điện như sau:
• Lớp 1- Sét pha, sét lẫn tảng lăn granit kích thước lớn. Đất màu xám vàng,
xám trắng. Kết cấu mềm bở, trạng thái cứng. Thành phần là sét pha, sét. Rải
rác trên bề mặt có các tảng lăn granit cứng chắc. Dày 0,9-15 m, trung bình
5,86 m. Lớp 1 đạt bề dày lớn nhất ở lỗ khoan DH2-2 (15 m), DH1-6 (10 m).
• Lớp 2- Đá gốc phong hóa dở dang. Thành phần chủ yếu là cát, sét lẫn các
hòn cục granit tàn dư màu xám trắng loang lổ vàng, nâu, rời rạc. Dày 0,68,5 m, trung bình 3,9 m. Thí nghiệm ép nước tại hố khoan DH1-2, đoạn từ
1m đến 6m có q>10l/phút/mét, đất đá có tính thấm rất mạnh, đoạn từ 6m
đến 16m có q= 0.17-0.9l/phút/mét, đất đá có tính thấm trung bình.
• Lớp 3- Đá gốc cứng chắc bị nứt vỡ cơ học, biến đổi yếu. Đá màu nâu hồng,
cấu tạo khối, kiến trúc hạt trung đến thô. Càng xuống sâu, mức độ nứt nẻ
giảm mạnh. Thí nghiệm ép nước trong hố khoan DH 1-1 <0.01 l/phút/m,
đất đá hầu như không thấm nước. Đá có cường độ kháng nén khá cao từ
850-980KG/cm2

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 21


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường


Đất đá ở lòng thủy điện có khả năng giữ nước. Tuy nhiên tại vị trí hố khoan
DH1-2 đất đá có tính thấm rất mạnh (đoạn từ 0- 6 m), cần bóc bỏ đoạn này và xử lý
chống thấm cho lớp dưới (từ 6-16m).
Điều kiện địa chất của lòng thủy điện thuận lợi để làm thủy điện Đập Hàn.
c, Đặc điểm địa chất Khu vực đồng bằng - khu vực xây dựng nhà máy:
Khu vực đồng bằng, có địa hình trũng chạy theo hướng Bắc - Nam và sát đến
chân Đèo Cả, kết thúc tại vụng Biển Hồ. Đây là khu vực đồng trũng, nuôi tôm, hồ tự
nhiên xen lẫn khu ruộng lúa và các kênh rạch. Cấu tạo địa chất là các trầm tích Đệ tứ
có nguồn gốc sông biển, biển đầm lầy hoặc các thành tạo sườn tích deluvi. Thành
phần chủ yếu là bột sét, cát và sạn sỏi.
d, Điều kiện động đất vùng dự án
Theo Tiêu chuẩn TCXDVN 375-2006 về thiết kế công trình chịu động đất, gia
tốc động đất dưới nền vùng dự án thủy điện Đập Hàn = 0,08. Theo bảng tính chuyển
đổi từ gia tốc động đất dưới nền sang cấp động đất, thì các công trình của dự án thuộc
vùng động đất cấp 7 theo thang MKS-64 và động đất cấp 6 theo thang MM.
I.2 Điều kiện khí tượng
Phú Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí
hậu đại dương, nhiệt độ trung bình 26,50C. Lượng mưa trung bình năm đạt 1450 mm,
số giờ nắng bình quân năm 2400 giờ, độ ẩm trung bình 81%.
Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến
tháng 12 tập trung từ 70-80% lượng mưa cả năm.
I.3 Điều kiện thủy văn
a, Đặc trưng hình thái lưu vực
Sông ngòi ở Phú Yên có thường ngắn và dốc, diện tích lưu vực nhỏ. Mặt cắt
ngang sông suối chủ yếu hình dạng chữ V, hàm lượng phù sa thấp. Các lưu vực sông
suối có độ dốc sườn dốc lớn từ 20% đến 45% . Thảm phủ thực vật ở các lưu vực sông
chủ yếu cây nhỏ và cây bụi.
b, Dòng chảy lũ lưu vực
Dòng chảy của lưu vực được hình thành rất nhanh khi có mưa. Địa hình lòng

sông, suối, sườn núi có độ dốc lớn nên khi có mưa trên lưu vực thì chỉ trong thời gian

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 22


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

ngắn sẽ hình thành dòng chảy trên sông suối. Khi có lũ lớn một số vị trí có thể bị sạt
lở gây nên dòng chảy có bùn cát, đá.
c, Cơ chế lũ của sông
Mùa lũ trùng với mùa mưa, bắt đầu và kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12; mùa
cạn bắt đầu và kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8. Khi có mưa hầu như ngay tức thì xuất
hiện dòng chảy trên sông suối, khi mưa to sẽ hình thành lũ lớn trên sông suối gây úng
ngập cục bộ một số vị trí tại hạ lưu. Khi mưa tạnh thì dòng chảy cũng giảm đi nhanh
chóng.
I.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần vật lý
1.Hiện trạng môi trường không khí
Việc đánh giá chất lượng môi trường không khí hiện tại của khu vực xây dựng
dự án hồ chứa Đập Hàn là việc quan trọng trước tiên để cung cấp các thông tin về chất
lượng môi trường nền cũng như làm nền tảng cho việc dự báo xu hướng biến đổi của
chất lượng môi trường dự án khi đi vào hoạt động.
Trong quá trình khảo sát, tiến hành đo đạc môi trường không khí tại 8 vị trí, gồm
các chỉ tiêu CO, NO2, SO2 và bụi tổng số, đo liên tục 24giờ tần suất 2giờ đo một ốp.
BảngII.3 Vị trí đo đạc môi trường không khí
TT
1


KHM
Vị trí đo
KK01 Nút giao thông QL1A và đường thi

Toạ độ
12 54 10 N
109022'55.56"E

2

công
KK02 Trên đường thi công chạy qua khu

12053'50.92"N

109022'37.02""E

3
4

vực Biển Hồ
KK03 Khu vực xây dựng nhà máy thuỷ điện
KK04 Trên tuyền đường thi công bắt đầu

12053'22.53"N
12053'55.88"N

109022'40.15"E
109021'57.98"E


5

nhập vào đường nông lâm
KK05 Điểm giao giữa tuyến thi công với

12053'9.81"N

109022'14.61"E

6
7

đường thuỷ lực
KK06 Cửa đập số 2
KK07 Trên tuyến thi công từ cua đập số 2

12052'32.7"N
12052'37.71"N

109020'44.40"E
109020'44.40"E

8

đến cửa đập số 1
KK08 Cửa đập số 1

12052'32.92"N


109021'22.7"E

0

'

"

BảngII.4 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực dự án:
Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 23


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường
Thông số
NO2
CO

TSP

Giá trị
lớn nhất
nhỏ nhất
KK1
trung bình
lớn nhất
nhỏ nhất

KK2
trung bình
lớn nhất
nhỏ nhất
KK3
trung bình
lớn nhất
nhỏ nhất
KK4
trung bình
lớn nhất
nhỏ nhất
KK5
trung bình
lớn nhất
nhỏ nhất
KK6
trung bình
lớn nhất
nhỏ nhất
KK7
trung bình
lớn nhất
nhỏ nhất
KK8
trung bình
QCVN 05:2009/BTNMT

SO2 mg/m3)
0.003

0.03
0.017
0.004
0.031
0.016
0.003
0.025
0.013
0.003
0.021
0.012
0.001
0.013
0.006
0.001
0.006
0.004
0.002
0.006
0.004
0.001
0.007
0.004

(mg/m3)
0.004
0.031
0.018
0.005
0.033

0.017
0.002
0.025
0.013
0.003
0.021
0.013
0.003
0.016
0.007
0.001
0.008
0.004
0.001
0.008
0.004
0.001
0.007
0.004

(mg/m3)
0.57
2.57
1.61
0.1
3.4
1.56
0.4
2.5
1.44

0.2
2.6
1.45
0.1
3.3
1.33
0.3
1.9
1.17
0.2
1.8
1.08
0.2
1.7
1.01

(mg/m3)
0.049
0.234
0.158
0.004
0.024
0.014
0.049
0.144
0.104
0.004
0.023
0.013
0.003

0.037
0.019
0.003
0.032
0.016
0.002
0.03
0.015
0.003
0.028
0.014

trung bình 24giờ

0.125

0.1

50

0.2

Điểm đo

QCVN 05:2009/BTNMT: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất trong không
khí xung quanh.
Kết quả đo đạc chất lượng không khí tại 4 điểm( KK01, KK02, KK03, KK04)
tại khu vực này cho thấy khu vực nay vẫm bị ô nhiễm bụi vào những thời gian cao
điểm. Tuy nhiên nếu tính trung bình trong 24 giờ mức độ ô nhiễm vẫn nằm trong giới
hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT. Tại các khu vực khác thì kết quả đo nhỏ

hơn rất nhiều so với QC.
Điều này chứng tỏ chất lượng môi trường khu vực dự án khá tốt, chưa có dấu
hiệu bị ô nhiễm.
2. Hiện trạng về ồn và rung

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 24


Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN

Khoa Môi Trường

Tại các điểm đo khí, đã tiến hành đo mức ồn và rung, đo liên tục 24giờ, tần suất
2 giờ đo 1 ốp, tổng là 12ốp.
BảngII.5 Tổng hợp kết quả đo độ ồn


Vị trí

Leq trung bình

01

Điểm giao của đường công vụ với quốc lộ 1A (cách

(dBA)
6h-21h
21h-6h

71.0
55.1

02
03
04

UBND xã Hoà Xuân Nam 300m)
Biển hồ tiếp giáp với chân
Khu vực xây dựng nhà máy
Điểm giao tuyến đường công vụ với đường lâm

68.0
65.2
65.9

52.3
51.6
50.1

05

nghiệp
Điểm cắt giữa đường công vụ với tuyến đường ống

55.7

41.9

50.2

47.6
49.4
70

40.6
40.1
41.6
55

hiệu

thuỷ lực
06
Cửa đập số 2
07
Trên đường công vụ từ đập số 2 đến đập số 1
08
Cửa đập số 1
QCVN 26:2010/BTNMT ( khu vực thông thường)

Dự án không thuộc trong các khu vực đặc biệt do vậy giới hạn cho phép về mức
ồn trong QCVN 26:2010/BTNMT áp dụng đối với khu vực dự án.
So sánh kết quả đo đạc mức ồn tại 8 vị trí ở khu vực dự án với QCVN
26:2010/BTNMT cho thấy mức ồn tại vị trí 01( Điểm giao của đường công vụ với
quốc lộ 1A cách UBND xã Hoà Xuân Nam 300m) có giá trị trung bình cao hơn giá trị
cho phép của QC ở cả 2 khoảng thời gian. Tuy nhiên mức ồn vượt ngưỡng không lớn.
Các điểm còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT
BảngII.6 Tổng hợp kết quả đo mức rung




Vị trí

hiệu

Mức Rung gia tốc Lva (dB)
6h-21h
21h-6h
Trục Trục Trục Trục Trục Trục
X

Y

Z

X

Y

Z

Điểm giao của đường công vụ với quốc
R1
R2

lộ 1A (cách UBND xã Hoà Xuân Nam
300m)

50.7


43.8

50.9

38.1

37.0

38.1

Biển hồ tiếp giới chân núi ở

46.3

43.4

46.9

35.1

34.4

34.8

Báo cáo thực tập_Nguyễn Hữu Công – Lớp CD9KM3

Page 25



×