Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài.
Môi trường ngày nay không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà đã trở thành
vấn đề của toàn cầu và toàn thế giới. Bảo vệ môi trường được xem như một tiêu
chuẩn đạo đức, một điều kiện phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi quốc
gia. Trên thế giới, ngay từ đầu những năm của thập kỷ 70 môi trường đã được đưa
thành chương trình phát triển quốc tế. Hội nghị quốc tế về môi trường đầu tiên tại
Stockhom - Thụy Điển ( 1972) đã khẳng định nguyên nhân của môi trường là do
sự kém phát triển. Các nước đang phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế của
mình phải gắn với bảo vệ môi trường. Từ hội nghị này vấn đề môi trường đã được
các quốc gia thừa nhận như một nguyên tắc của sự phát triển đất nước. Ngoài ra
còn có các hội nghị như hội nghị Rio ( 1992), hội nghị môi trường 2002…
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, các đô thị, các
ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh
chóng tại các quốc gia trên toàn thế giới. Nó đã tạo ra một lượng lớn chất thải bao
gồm nhiều loại chất như chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải xây
dựng, chất thải y tế…
Cũng như nhiều đô thị, thành phố trong cả nước, thành phố Hà Nội đang bị ô
nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân. Lượng chất thải rắn tạo ra năm 2003 vào
khoảng 620.000 tấn chất thải sinh hoạt. Tính bình quân lượng chất thải tạo ra trên
đầu người là 0,57 kg/ngày, tỷ lệ này thấp hơn các thành phố lớn trong khu vực
châu Á với tỉ lệ trung bình từ 0,9 - 1,5 kg/người/ngày. Theo thống kê mới nhất cho
thấy 67% tổng lượng rác, bụi do các cơ sở sản xuất công nghiệp và thủ công
nghiệp gây ra, 30% do rác thải sinh hoạt, đường phố bẩn, còn lại là do các phương
tiện giao thông. Mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác thải đủ loại, trong đó có khoảng
250 tấn chất thải công nghiệp, hầu hết chưa qua xử lý thải ra môi trường. Riêng
chất thải công nghiệp có tính nguy hại, mỗi năm Hà Nội có khoảng hơn 12.000
tấn. Vào năm 2011 tại Hà Nội, khối lượng rác thải sinh hoạt tăng trung bình
15%/năm, vởi tổng lượng ước tính 5.000 tấn/ngày đêm, và dự đoán chỉ sang năm
(2013) còn tiếp tục tăng và có thể không còn chỗ để đổ rác.
Hiện tại, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị ( Urenco)
chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển phần lớn lượng chất thải sinh hoạt của
thành phố. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành Hà Nội đạt
khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%, lượng chất thải rắn
công nghiệp được thu gom 85 - 90% và chất thải nguy hại mới đạt khoảng 60 70%. Và với lượng rác lớn vô cùng lớn như vậy thì công tác quản lý và xử lý chất
thải đối với các thành phố nói chung, với thành phố Hà Nội nói riêng tại công ty
TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị Urenco 8 giữ vai trò rất quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của toàn chúng ta và của toàn nhân loại.
Xuất phát từ thực tế tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Công tác quản lý và xử lý
chất thải rắn tại bãi chôn lấp chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu.
1.2.1. Mục đích.
- Điều tra và đánh giá tình hình quản lý, quản lý , thu gom, vận chuyển rác
thải tại bãi Nam Sơn.
- Tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý rác thải tại bãi rác Nam Sơn.
- Tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Nam Sơn.
1.2.2. Yêu cầu.
- Nắm được cơ sở pháp lý trong việc quản lý môi trường.
- Nắm được Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản, quy định của Nhà nước và
địa phương về quản lý rác thải.
- Đảm bảo số liệu, tài liệu đầy chủ, chính xác và khách quan.
- Nắm rõ quy trình công nghệ xử lý rác thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải
Nam Sơn.
1.2.3. Ý nghĩa.
- Tạo cơ hội giúp cho sinh viên tiếp cận với công việc khi ra trường.
- Giúp cho sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn,
phục vụ cho công tác phân loại, quản lý và xử lý rác thải tại bãi rác Nam
Sơn.
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Khái niệm chất thải rắn.
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) và động vật gây ra. Trong đó quan
trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải rắn.
Nguồn gốc tạo thành chất thải rắn: Từ các khu dân cư; Từ các tung tâm thương
mại; Từ các công sở, trường học, công trình công cộng; Từ các dịch vụ, đô thị, sân
bay; Từ các hoạt động công nghiệp; Từ các hoạt động nông nghiệp…
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau thì được phân
loại theo cách cách khác nhau.
Theo vị trí hình thành: Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, ngoài chợ…
Theo thành phần hóa học và vật lý: Người ta phân biệt theo các thành
phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại,
giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
Theo bản chất tạo thành, chất thải rắn được phân loại như sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan, trường học,
các trung tâm dịch vụ, thương mại.
- Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch gói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình…
- Chất thải nông nghiệp: là những chất thải được sinh ra từ các hoạt động
nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, bao bì đựng phân
bón và hóa chất bảo vệ thực vật…
Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn được phân loại như sau:
Chất thải nguy hại: bao gồm các hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, các chất
dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây
lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây cỏ.
- Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác
gây nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng.
- Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các chất hoặc hợp
chất có trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
2.1.3. Tác hại của chất thải rắn.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Hủy hoại môi trường.
- Gây ô nhiễm nguồn nước.
- Gây ô nhiễm không khí.
- Gây ô nhiễm đất.
2.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải rắn.
Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không
mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh và tận dụng
vật liệu và năng lượng trong chất thải để phục vụ cho đời sống.
o Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện.
o Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học.
o Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt.
o Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp.
Chôn lấp rác thải là phương pháp xử lý rác đơn giản và ít tốn kém nhất hiện
nay. Phương pháp này áp dụng rất nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta.
Đặc điểm của phương pháp này là quá trình lưu giữ các chất thải rắn trong một bãi
chôn lấp. Các chất thải trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh
học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit
hữu cơ, nitơ, các chất amon và các khí khác ( CO2, CH4).
Chất thải rắn chôn lấp sẽ là các chất thải không nguy hại có khả năng phân hủy
theo thời gian bao gồm:
- Rác thải gia đình.
- Rác thải chợ, đường phố.
- Giấy bìa, cành cây, lá cây.
- Rác từ văn phòng, khách sạn, nhà hành ăn uống.
- Phế thải sản xuất nông nghiệp như rơm rạ, thực phẩm…
-
Tuy nhiên, hiện nay chôn lấp rác thải đang gây ra rất nhiều vấn đề môi trường.
Nếu không được quản lý và xử lý đúng phương pháp của bãi chôn lấp hợp vệ sinh
như hệ thống thu khí sinh học, lu lèn, che phủ vật liệu…thì ảnh hưởng của bãi chôn
lấp sẽ là rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường.
2.2.
Một số văn bản liên quan đến đề tài.
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.
- Các Nghị định, Thông tư, các văn bản hướng dẫn thi hành luật của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Các Quyết định, Nghị quyết, các văn bản, tài liệu có tính pháp lý do UBND,
cơ quan Quản lý môi trường địa phương ban hành.
- Hệ thống TCVN liên quan.
- Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định 174/2007/ NĐ - CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn.
- Quyết định 1440/ QĐ - TT ngày 06/10/2008 của TTCP về quy hoạch chất
thải rắn tại 3 vùng kinh tếtrọng điểm ( Bắc Bộ, Miền Trung và Miền Nam)
đến năm 2020.
- Quyết định 23/2006/QĐ - BTNMT ngày 26/12/2006 về Danh mục chất thải.
- Thông tư 121/2008/ TT - BTC ngày 12/12/2008 về chính sách ưu đãi đối với
hoạt động xử lý chất thải rắn.
2.3.
Tổng quan về rác thải trên thế giới và Việt Nam.
2.3.1. Tình hình chất thải rắn trên thế giới.
Tại các nước phát triển trên thế giới các vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn
đều được quan tâm.
Tại nước Anh đang tái chế được khoảng 27% số rác thải sinh hoạt, còn tại nước
Đức và Áo thì tái chế được khoảng trên 50% và nhất là Hà Lan tái chế được 65%.
Số lượng chất thải rắn tại các quốc gia không ngừng tăng lên hàng năm, tại Anh
mỗi năm trung bình tăng khoảng 3%... Nguy cơ quá tải các bãi chứa sẽ là vấn đề
mà các quốc gia phải quan tâm.
Liên minh châu Âu ( EU) buộc phải ra một quy định, bắt buộc các nước thành
viên phải giảm bớt nhanh chóng lượng rác thải, cũng như hạn chế đáng kể việc sử
dụng lại các bãi rác. Theo Quyết định 99/31/EU ngày 26/04/1999, các thành viên
EU đến năm 2010 phải giảm được 25% lượng chất thải chở đến các bãi rác so với
mốc thời điểm 1995 và đến năm 2020 là 65%. Ngoài những nươc đã có được
những chiến lược xử lý rác đúng đắn như Đức, Hà Lan và Áo thì các quốc gia vùng
Bắc Âu cũng đặc biệt coi trọng vấn đề này. Tại Thủy Điển tỷ lệ rác thải tái chế
tăng lên 49% và giảm số lượng rác xuống 19%.
Ngoài ra, tại các quốc gia tiên tiến tại châu Mỹ cũng đang phải đương đầu với
nạn rác thải. Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, có tới 55% tổng số
rác tại Mỹ được chở tới các bãi rác trong năm 2006. Còn Cannada cũng phải tổ
chức một chiến dịch vận động quy mô nhằm giảm bớt số lượng rác thải.
Rác không chỉ được chôn lấp và đổ ra các bãi rác mà rác còn được mang tới các
đại dương. Nơi có mật độ rác cao nhất ( gần 2000 đơn vị rác/ km 2) được ghi nhận ở
Địa Trung Hải, vùng biển được các chuyên gia sinh thái mệnh danh không chính
thức là “ biển chất dẻo” ( ước tính ½ số rác trên các đại dương là bao bì chất dẻo
hay túi nilon).
Tại Jakata, Indonesia ước tính có tới 70% ( 1.200 m 3) rác thải hàng ngày của
thành phố được quẳng xuống ngay các kênh rạch trong thành phố, phần lớn đều
chảy về của sông Angke… Lớp rác cao tới nỗi, có chỗ người dân không thể đi qua
được.
Nhịp độ tăng trưởng về kinh tế tại Châu Á càng làm cho lượng rác tăng lên một
cách bất ngờ. Tại Trung Quốc mỗi năm có khoảng 150 triệu tấn rác được thải ra
môi trường, có khoảng 65% số thành phố của Trung Quốc bị rác bao bọc.
Bên cạnh đó, các quốc gia Châu Á, cùng với xu hướng phát triển nhanh và khả
năng tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, đang sản sinh ra một lượng lớn rác chưa từng
có. Trong khi đó, hầu hết các nước trong khu vực đều chưa chú trọng đến giải
pháp, công nghệ xử lý rác thải. Thực trạng này cùng với sự thiếu ý thức của người
dân đang gây ra những thảm họa vô cùng nghiêm trọng về sinh thái.
2.3.2. Tình hình chất thải rắn ở Việt Nam.
Ước tính hiện nay, tổng lượng chất thải rắn tại Việt Nam vào khoảng 49,3 nghìn
tấn/ ngày. Trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm 54,8% ( khoảng 27 nghìn tấn),
chất thải sinh hoạt khoảng 44,4% ( khoảng 21,9 nghìn tấn) và chất thải bệnh viện
chiếm khoảng 0,8% ( khoảng 0,4 nghìn tấn).
So với các nước khu vực và trên thế giới, tổng lượng chất thải rắn của Việt Nam
là không lớn, nhưng lượng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế ở hầu hết các địa
phương và thành phố còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra môi
trường. Các chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp hầu như không được
phân loại trước khi chôn lấp. Tất cả các loại chất thải công nghiệp, sinh thoạt, y tế
đều được chôn lấp lẫn lộn, ngoài ra tỷ lệ thhu gom chỉ đạt 20 - 30%. Lượng chất
thải không được thu gom và chôn lấp ( 70 - 80%) đã và đang gây nên những tác
động xấu tới môi trường, tới đời sống sinh hoạt và các hoạt động kinh tế.
Nguồn phát sinh chất thải rắn tập chung chủ yếu ở những đô thị lớn như TP. Hà
Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Hiện nay, khoảng 80% trong đó 2,6
triệu tấn chất thải rắn công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công
nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. Trong đó 50% lượng chất thải công nghiệp
của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại
phát sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Chất thải rắn đô thị.
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam 2010: từ 2003 - 2008 bình quân
CTR tăng 150 - 200%, tổng lượng CTR phát sinh ở đô thị (2008) khoảng 35.100
tấn/ngày, ở nông thôn 24.900 tấn/ngày, trong đó CTR công nghiệp khoảng 13.100
tấn/ngày, CTR y tế 490 tấn/ngày.
Chất thải công nghiệp nguy hại.
Theo báo cáo của Cục Môi trường, thì tỏng lượng chất thải công nghiệp nguy
hại phát sinh mỗi năm tại 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm khoảng 113.118 tấn.
Thực tế ở nhiều địa phương, có rất nhiều loại chất thải khác, phát thải ra một cách
tùy tiện trong các cơ sở công nghiệp mà không hề có sự quả lý.
Xét về khối lượng, các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất và cơ khí luyện kim là
ngành phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất. Ngành điện và điện tử phát sinh ít
chất thải nguy hại nhất. Tuy nhiên, chất thải hai ngành này lại chứa những chất
PCB và kim loại nặng, là những chất rất nguy hại tới sức khỏe con người và môi
trường.
Chất thải rắn y tế.
Lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính khoảng 34 tấn trong ngày
đêm. Trong đó 1/3 lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, 2/3 tập trung ở các tỉnh, thành khác. Lượng chất thải y tế tập chung
70% tại các thành phố và các thị xã, còn lại 30% tập trung ở các huyện, xã, nông
thôn, miền núi.
2.4.
Hệ thống quản lý rác thải tại Hà Nội.
Thống kê cho thấy, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (rác thải) của TP. Hà Nội
hiện ước tính khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn là chất thải
sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn. Việc xử lý, tiêu
hủy, tái chế chất thải rắn đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp. Nhưng không phải loại
rác nào cũng có thể xử lý theo kiểu chôn lấp, bởi có những loại rác không thể tiêu
hủy hoặc có những loại rác nếu tiêu hủy rất nguy hại đối với môi trường không khí,
đất và nước.
Chất thải rắn công nghiệp khoảng 750 tấn/ngày, mới thu gom khoảng 637 - 675
tấn/ngày và mới xử lý khoảng 60% lượng chất thải rắn công nghiệp thu gom được.
Chủ yếu chất thải rắn công nghiệp được xử lý ở bãi rác Nam Sơn.
Hệ thống quản lý rác thải tại thủ đô Hà Nội có 11 đơn vị thành viên đảm nhận công
tác duy trì vệ sinh của 7 quạn nội thành trên các lĩnh vực như rác thải sinh hoạt, tưới rửa
đường, thu gom vận chuyển bùn bể phốt... Khối lượng rác thải hàng ngày khoảng 1.000
tấn được vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội.
Phần III
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN MÔI
TRƯỜNG ĐÔ THỊ URENCO 8
3.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị (URENCO).
Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị (URENCO) là doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công
ty con. URENCO là doanh nghiệp chính chịu trách nhiệm quản lý môi trường, thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị trên địa bàn Hà Nội, cung ứng các dịch
vụ vệ sinh môi trường đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
Tên giao dịch Quốc tế: Urban Environment Company - URENCO
URENCO phụ trách thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải ở 4 Quận trung tâm
của thành phố Hà Nội là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng. Với
khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom trung bình là 3.500 tấn/ngày.
Không chỉ phụ trách thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày. URENCO
còn là công ty hàng đầu về thu gom, xử lý các loại chất thải khác như chất thải xây
dựng, chất thải Công nghiệp, chất thải Y tế nguy hại và phân bùn bể phốt.
URENCO được Thành phố cho phép hoạt động theo mô hình Công ty mẹ công ty con từ năm 2011. Hiện nay URENCO có tất cả 16 đơn vị thành viên với
hơn 3500 cán bộ công nhân viên - lao động.
Được thành lập từ năm 1960, với hơn 50 năm kinh nghiệm của mình, URENCO
không chỉ là thương hiệu hàng đầu Việt Nam về quản lý môi trường đô thị và công
nghiệp mà đã vươn xa ra tầm quốc tế. Vinh dự được Đảng và nhà nước trao tặng
danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và nhiều danh hiệu, huân chương
cao quý khác.
Hiện nay, URENCO là thành viên thường trực của Hiệp hội Môi trường Đô thị
Việt Nam (VUREIA), thường xuyên tham gia tư vấn cho nhà nước về chính sách,
pháp luật, nghị định, quy hoạch…chuyên ngành môi trường đô thị và công nghiệp;
phối hợp với các đối tác trong và ngoài nước tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị,
thăm quan học tập…nhằm trao đổi kinh nghiệm, phổ biến các kiến thức quản lý
hiệu quả và áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực môi trường.
Bằng kinh nghiệm và tiềm lực của mình, URENCO luôn đi đầu trong công cuộc
bảo vệ môi trường. Vì một Việt Nam xanh - sạch - đẹp và phát triển bền vững.
3.2. Khái quát về huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Sóc Sơn là một trong năm huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí năm ở phía Bắc
và cách trung tâm thủ đô khoảng 50 Km. Sóc Sơn giáp huyện Phổ Yên thuộc tỉnh
Thái Nguyên về phía Bắc, huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh và huyện Hiệp
Hòa thuộc tỉnh Bắc Giang về phía đông và Đông Bắc, về phía Tây Bắc giáp thị xã
Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc và phía Nam giáp các huyện Mê Linh và Đông Anh của
Hà Nội.
- Diện tích: 306,51 km² .
- Số xã, thị trấn: 25 xã, 1 TT.
- Dân số Số dân: khoảng 300.000.
- Mật độ: 950 người/km².
Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò
đồi và phù sa cổ kết hợp, cho nên có cả vùng đồng bằng và vùng trũng. Từ đặc
điểm cơ bản trên đã tạo cho Huyện những điều kiện phát triển kinh tế đa dạng,
phong phú trên tất cả các ngành kinh tế và các lĩnh vực khác nhau. Sóc Sơn hiện
chiếm tới 30% quỹ đất nông nghiệp của thành phố. Đặc biệt, trên địa bàn của
huyện có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp đã và sẽ là
những trung tâm quan trọng tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển
kinh tế, xã hội của Sóc Sơn và của Hà Nội trong tương lai, Sóc Sơn cũng là hướng
quan trọng để phát triển và mở rộng thủ đô Hà Nội lên phía Bắc.
Với cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, cùng sự xuất hiện của các trung tâm
công nghiệp ( Trung tâm công nghiệp Nội Bài), các cụm công nghiệp, các làng
nghề được đầu tư phát triển, đã biến Sóc Sơn từ một huyện thuần nông, với nông
nghiệp là chủ yếu thì giờ đây, cơ cấu kinh tế Sóc Sơn đã được chuyển dịch theo
hướng tiến bộ: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương ứng là
41.4% - 33.5% - 24.1%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10.43%/năm
trong giai đoạn 2001 - 2005, cao hơn mức bình quân của cả nước (7.5%/năm). Bên
cạnh những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có những bước
phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, các chương trình xóa đói giảm
nghèo đạt nhiều thành quả đáng phấn khởi. Tất cả những thành tựu đó là do sự chỉ
đạo hợp lý, có chiến lược cụ thể của HĐND Huyện cùng với sự nhất trí đồng lòng
của toàn thể người dân Sóc Sơn trong thời gian qua.
Khí hậu của Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng
bằng sông Hồng là nóng ẩm hoà trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du
bắc bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 - 29◦C, chế độ mưa gắn liền với
sự thay đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng 1.676 mm, mùa mưa
tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Do địa hình phức tạp và sự khác biệt về chế độ
mưa nên thuỷ lợi là yếu tố hết sức quan trọng và thực sự là biện pháp hàng đầu tác
động mạnh đến kết quản sản xuất nông nghiệp của Huyện. Sóc Sơn là địa phương
duy nhất của Thủ đô có rừng với 6.630 ha có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển
du lịch sinh thái, phát triển các loại hình kinh tế trang trại. Sóc Sơn cũng có nhiều
hồ đập vừa có khả năng trữ nước tưới cho cây trồng vừa có khả năng phát triển du
lịch, sét cao lanh có trữ lượng lớn tại các xã Quang Tiến, Tiên Dược, Minh Phú,
Phù Linh. Ngoài ra còn có cát vàng, sỏi tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề gốm
sứ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Sóc Sơn là vùng có thị trường rộng lớn tiêu thụ các loại nông sản, thực phẩm
sạch, vì vậy có khả năng phát triển mạnh các loại ngành sản xuất vật chất và sản
xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn của Huyện còn có các di tích lịch sử văn
hoá đã được Nhà nước xếp hạng như: Đền Thánh Gióng, Chùa Non Nước, chùa
Thanh Nhàn, Núi Đôi, di tích lịch sử Hội Nghị Trung Giã.
3.3. Tổng quan về công ty TNHH NN một thành viên môi trường đô thị Urenco 8.
3.3.1. Tổng quan về Nhà máy.
Công ty TNHH NN một thành viên môi trường đô thị Urenco 8 còn được gọi là
Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và đi vào hoạt động từ năm 1999 với dự tính
sẽ chứa rác thải của thành phố Hà Nội trong vòng 25 - 30 năm. Khu liên hợp xử lý
chất thải Nam Sơn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xử lý và chứ hàng nghìn
tấn rác mỗi ngày cho thủ đo Hà Nội, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác
thải gây nên.
3.3.2. Vị trí địa lý.
Khu liên hợp chứa và xử lý chất thải Nam Sơn, thuộc địa bàn 3 xã Hồng Kỳ,
Nam Sơn, Bắc Sơn (thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Tuy nhiên, phần lớn diện tích
của Khu liên hợp chứa và xử lý chất thải Nam Sơn thuộc thôn 2, xóm Hòa Bình, xã
Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Phía Bắc giáp xã Bắc Sơn.
- Phía Nam giáp 2 xã Phù Linh và Tân Minh
- Phía Đông giáp xã Trung Giã.
- Phía Tây giáp xã Nam Sơn.
3.3.3. Giới thiệu về nhà máy.
Theo thiết kế, Khu liên hợp chứa và xử lý chất thải Nam Sơn được thiết kế với
9 ô chôn, lấp rác thải, với tổng diện lên tới 83,3 ha. Hiện nay tại Nhà máy đang xây
dựng ô chôn lấp số 10, với diện tích khoảng 2,5 ha.
Nhà máy xử lý nước rác với công suất 1.500 m3/ ngày.đêm.
Khu xử lý rác thải Nam Sơn - Hà Nội là bãi rác thải qui mô lớn nhất tại phía
Bắc, mỗi ngày xử lý bằng cách nghiền nát và "chôn sống" trên 2000 tấn rác.
3.3.4. Cơ cấu tổ chức của nhà máy.
GIÁM ĐỐC
VP Đảng - Đoàn
Công Đoàn
Phòng Tổ Chức
Tổ
Tổ Bánh
Cơ
Môi
Nhà
BảoĐiện
Ăn
Trường
Vệ
Xích
Lốp
Sửa321Chữa
Hành Chính
PGĐ
Nội Chính
PGĐ
Kỹ Thuật
PGĐ
Kế Hoạch
PGĐ
Xử Lý Nước Rác
Phòng Kỹ
Thuật Giám
Sát
Phòng Kế
Hoạch
Phòng Tài Chính
Kế Toán
Trạm XLNR Nam Sơn
Trạm XLNR Xuân Sơn
Phần IV
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Công tác phân loại và xử lý rác thải của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn,
Sóc Sơn, Hà Nội.
4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
Địa điểm: Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội.
Thời gian tiến hành: Từ 19/03/2012 đến 12/05/2012.
4.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu.
4.3.1. Nội dung nghiên cứu tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội.
4.3.1.1. Các công cụ phụ trợ.
- Trạm cân.
- Trạm rửa xe.
4.3.1.2. Công tác chôn lấp rác thải.
4.3.1.3. Công tác xử lý rác thải công nghiệp.
4.3.2. Hiệu quả của xử lý rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.
4.4. Phương pháp nghiên cứu.
4.4.1. Phương pháp kế thừa.
Sử dụng tài liệu thứ cấp tại cơ sở, các thông số đã phân tích. Đây là phương
pháp thu thập tài liệu truyền thông, nhanh và có hiệu quả. Với phương pháp này
chúng ta có thể thu thập nhiều kiến thức bổ trợ rất hữu ích. Các tài liệu thu thập
được giúp chúng ta khái quát các vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu. Để thực hiện
được bài báo cáo này đòi hỏi phải có tài liệu một cách đầy đủ về các nội dung
nghiên cứu. Với phương pháp này chúng ta có thể thêm các tài liệu hữu ích và phù
hợp với nội dung nghiên cứu của quá trình thực tập này.
4.4.2. Phương pháp kiểm tra thực địa.
Là phương pháp lấy mẫu và phân tích tại trang thiết bị của cơ sở và không thể
thiếu trong mỗi đề tài. Phương pháp này giúp chúng ta khẳng định lại tính xác thực
của số liệu thu thập được và tính chính xác của số liệu trong quá trình phân tích kết
quả sau này.
4.4.3. Phương pháp phân tích số liệu và trình bày kết quả.
Qua các số liệu thu thập được, các kết quả phân tích chúng tôi tiến hành đánh
giá tổng hợp, so sánh đánh giá nhằm xác định được độ tin cậy của thông tin thu
được. Từ đó có thể đưa ra đánh giá, kết luận sơ bộ về nguồn thải, sự ảnh hưởng tới
các nguồn tiếp nhận.
Phần V
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
5.1. Quy mô Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.
Khu xử lý rác thải Nam Sơn - Hà Nội là bãi rác thải qui mô lớn nhất tại phía
Bắc. Theo thiết kế, Khu liên hợp chứa và xử lý chất thải Nam Sơn được thiết kế
với 9 ô chôn, lấp rác thải, với tổng diện lên tới 83,3 ha.
5.1.1. Khu xử lý chất thải công nghiệp.
Diện tích để xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp là 5 ha trên đồi Phú
Thịnh. Đây là nơi có địa hình cao nhất của toàn khu Nam Sơn. Theo như đặc thù
của khu xử lý thì một phần chất thải sau khi xử lý sẽ được chôn lấp, do vậy nó
được nối tiếp với các ô chôn lấp ở phần thấp hơn. Nhiệm vụ của khu xử lý rác công
nghiệp là xử lý các thành phần độc hại trong chất thải công nghiệp. Một phần tro,
cặn bã sau khi xử lý sẽ được chôn lấp và một phần sẽ được chế biến thành vật liệu
xây dựng. Phạm vi phục vụ là các xí nghiệp công nghiệp ở Hà Nội và các vùng lân
cận. Công suất xử lý của khu xử lý khoảng 30 - 50 tấn/ngày.
5.1.2. Khu chế biến phân Compost.
Diện tích của khu chế biến này vào khoảng 7,5 ha thuộc khu vực của Khu liên
hợp xử lý chất thải ( đồi Phú Thịnh) để xây dựng nhà xưởng, phần diện tích mở
rộng cho khu vực đảo trộn và ủ phân sẽ sử dụng trên diện tích đã chôn lấp chất thải
bên cạnh. Quy mô công suất của khu chế biến là 20.000 tấn/ năm. Công nghệ lựa
chọn xử lý chất thải hữu cơ thành phân Compost là phương pháp vi sinh lên men
hiếu khí có sự thúc đẩy bằng quá trình đảo trộn.
5.1.3. Khu chôn lấp.
Theo như kết quả dự tính khối lượng chất thải rắn được tiếp nhận ở Khu liên
hợp xử lý chất thải Nam Sơn đến năm 2020 là 15.305.045 tấn và lượng tích lũy đến
năm 2018 là 34.011.211 m3 ( tính với khối lượng riêng của rác là 0,45 tấn/ m 3).
Quá trình chôn lấp do các phương tiện đầm nén kỹ nên thể tích rác giảm đi 3,5 lần
là 9.717.489 m3.
- Lượng đất che phủ chiếm 20% ( khoảng 1.943.500 m3).
- Tổng diện tích chôn lấp là 11.660.986 m3.
- Diện tích bãi chôn lấp yêu cầu là 61,4 ha.
- Diện tích phụ trợ là 11,1 ha.
Thông số diện tích các ô chôn lấp là:
- Ô số 1 có diện tích là 2,52 ha và cốt đổ rác là +36,000.
- Ô số 2 có diện tích là 2,79 ha và cốt đổ rác là +36,000.
- Ô số 3 có diện tích là 2,45 ha và cốt đổ rác là +18,000.
- Ô số 4A có diện tích là 2,95 ha và cốt đổ rác là +39,000.
- Ô số 4B có diện tích là 2,95 ha và cốt đổ rác là +39,000.
- Ô số 5A có diện tích là 2,945 ha và cốt đổ rác là +39,000.
- Ô số 5B có diện tích là 2,945 ha và cốt đổ rác là +39,000.
- Ô số 6 có diện tích là 6,52 ha và cốt đổ rác là +34,000.
- Ô số 7A có diện tích là 3,025 ha và cốt đổ rác là +14,000.
- Ô số 7B có diện tích là 3,025 ha và cốt đổ rác là +34,000.
- Ô số 8 có diện tích là 7,25 ha và cốt đổ rác là +21,000.
- Ô số 9 có diện tích là 5,41 ha và cốt đổ rác là +12,000.
- Ô số 10 đang được thi công với diện tích khoảng 2,5 ha.
Bao quanh các ô chôn lấp rác được đắp bờ từ độ cao thiên nhiên hiện nay đến
độ cao +15m.
Đáy bãi được thiết kế phẳng có độ dốc 1%, như vậy nước mưa và nước rác sẽ
chảy về mương thu nước và sau đó sẽ chảy vào hố tập trung và được bơm lên khu
xử lý nước rác nhờ hệ thống bơm.
Mương thu nước rác có kích thước B x H = 800 mm x 750 mm. Hệ thống
mương được xậy dựng bao quanh mỗi ô chôn lấp và được thu về một mương
chung rồi chảy về hồ chứa. Tường mương được xây bằng gạch đặc mác 250 chịu
tải xe 30 tấn. ngoài ra tại các chân đường đê bao giữa 2 ô chôn lấp đặt cống bê tông
D1000 nối giữa 2 mương của 2 ô kề nhau.
Các lớp đất ở đáy ô chôn lấp phân bố không đồng đều, để đảm bảo ngăn nước
rác không thấm xuống các lớp đất phía dưới, không gây ô nhiễm nguồn nước và ô
nhiễm đất. Đồng thời tạo dung tích của các ô chôn lấp chất thải lớn nên thời gian
hoạt động của bãi chôn lấp sẽ tăng.
Giếng thu khí ga: Để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành các ô chôn lấp,
tránh gây chấy nổ, trong các ô chôn lấp sẽ đặt các giếng thu khí ga.
5.1.4. Trạm xử lý nước rác.
Với công suất xử lý 1.500 m3 nước rác/ ngày. đêm, trạm xử lý nước rác có công
nghệ phức tạp hơn nhiều so với xử lý nước thải thông thường, bởi trong thành phần
của nước rác có nhiều chất độc hại. Với công nghệ Seen Urenco, nước rác được xử
lý hiệu quả, tùy theo nồng độ chất thải để có thể giảm được chi phí xử lý.
5.2. Các quy trình công nghệ của bãi rác Nam Sơn.
5.2.1. Công tác tiếp nhận rác và bãi xử lý.
5.2.1.1. Sơ đồ công nghệ.
Trình tự các xe vận chuyển rác vào bãi đổ rác:
Đường 35 ( đoạn
QL3, ngã 3 Hồng Kỳ)
Đường Bắc Sơn
Cân Điện Tử
Đổ Rác
Ô Chôn Lấp
Đường Nội Bộ
Bãi
Vệ Sinh
Phương Tiện
Trạm Rửa Xe
Cân Điện Tử
Đường Bắc Sơn
Trạm Rửa Xe
Lấy Thẻ Cân
Toàn bộ các xe vận chuyển phế thải vào đổ tại bãi đều phải tuân theo hành
trình trên và đổ rác đúng vị trí, tuân thủ theo hướng dẫn của công nhân điều hành
bãi.
5.2.1.2. Trên đường vào đổ rác từ ngã 3 Nỷ đến cổng bãi.
Cắm các biển báo giao thông, đặt các biển chỉ dẫn di động tại những nơi nguy
hiểm mới phát sinh trên đườn từ ngã 3 Nỷ vào đến bãi.
Từ 18h đến sang vận hành hệ thống chiếu sang, đèn tín hiệu quay báo hạn chế
tốc độ.
Tại các trạm kiểm soát giao thông công nhân phải thường xuyên theo dõi, nhắc
nhở lái xe chạy đúng tốc độ quy định và cương quyết không để tình trạng vượt quá
tốc độ cho phép.
Tuần tra trên dọc trục đường để phát hiện các chướng ngại vật gây ngy hiểm để
kịp thời thu dọn hoặc đặt biển báo di động phía trước chướng ngại vật 100m. nhắc
nhở người chủ có vật đó khẩn trương thu dọn trả lại sự thông thoát cho đường giao
thông.
Khi được báo trong bãi đang quá tải và có thể gây ùn tắc phải khẩn trương dừng
các xe ô tô lại tại những vị trí trên đường từ ngã 3 Hồng Kỳ đến cầu cân, đảm bảo
vị trí đỗ không gây nguy hiểm cho người và các phương tiện khác. ( xe ô tô đỗ sát
bên phải đường và không được nổ máy) sau đó thực hiện việc điều hành các xe vào
bãi theo nguyên tắc 1 xe ra thì 1 xe vào cho đến khi trở lại bình thường.
5.2.1.3. Trên đường từ cổng bãi vào các ô chôn lấp.
Di chuyển và cắm các biển báo di động để tách luồng ra vào bãi, vị trí đổ rác
trong ngày.
Công nhân hướng dẫn giao thông khu vực cổng bãi hướng dẫn, điều hành cho
từng xe ô tô lên cầu cân.
Các xe khác trong khi chờ phải được hướng dẫn vị trí đổ sát vào phía bên phải
đảm bảo thông thoát cho xe ra.
Khi có xe hư hỏng trên đường vào bãi phải kéo xe về xưởng sửa chữa của xí
nghiệp QLCT Nam Sơn hoặc đưa xe vào vị trí không ảnh hưởng đến xe ra vào bãi.
5.2.1.4. Trong các ô chôn lấp.
Công nhân điều khiển xe vào đổ rác đứng cách khu vực đổ 50m, thực hiện các
công việc sau:
- Điều hành xe vào vị trí đổ rác.
- Hướng dẫn cho phụ xe vị trí đổ theo đúng quy định.
- Trong trường hợp mất điện lưới, công nhân điều hành bãi phối hợp với bảo
vệ xí nghiệp, phụ xe hướng dẫn xe vào đỏ rác an toàn.
- Nếu xe vào đổ rác trong giờ có người bới rác công nhân điều hành bãi phải
phối hợp với bảo vệ bãi, phụ xe hướng dẫn xe vào đổ rác an toàn theo quy
định số 536/ MT&ĐT ngày 15/06/2001.
- Cắm các xe chở rác ra khỏi bãi khi chưa vệ sinh, chưa hạ ben, chưa đóng kín
cửa xả rác…
- Trong trường hợp có xe bị lầy và có yêu cầu cần phải kéo thì phải điều
phương tiện ra kéo xe để tránh tình trạng ùn tắc bãi không để xe chờ quá 15
phút.
- Trong trường hợp có sự cố ( trường hợp bãi có cháy, tai nạn…): công nhân
điều hành bãi phải báo ngay cho cán bộ trực của xí nghiệp biết để điều động
người và phương tiện đến cứu trợ kịp thời. Đồng thời, công nhân điều hành
phối hợp.
5.2.2. Quy trình quản lý, vận hành trạm cân điện tử 60 tấn.
Trạm cân ô tô điện tử được sử dụng với mục đích cân ô tô, để xác định khối
lượng chất thải đưa vào xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn.
5.2.2.1. Quy định về quản lý vận hành.
Ban quản lý dự án duy tu GTĐT giám sát toàn bộ khối lượng chất thải trong
phạm vi quản lý của ban, bố trí cán bộ theo dõi từng ca làm việc và thực hiện các
nội dung công việc theo quyết định số 2133/TC - GTCC ngày 30/10/1996 về công
tác quản lý khối lượng chất thải qua cân điện tử.
Phòng giám sát Công ty môi trường đô thị:
- Bố trí cán bộ làm việc 3 ca, phối hợp cùng với giám sát A quản lý, xác định
lượng chất thải qua cân, theo dõi thời gian xe hoạt động của các đơn vị, thực
hiện các nhiệm vụ sử dụng cân điện tử vào các công việc Công ty giao.
- Ghi chép lại số xe và tổng hợp số lượt chuyến xe vào bãi.
- Cung cấp số liệu về Phòng kinh doanh 1 lần/ ngày.
- Khi cân có sự cố xác định khối lượng 4/4 theo quy định.
Phòng Kinh doanh của Công ty môi trường đô thị:
- Có trách nhiệm quản lý số liệu cân.
- Xử lý số liệu theo chức năng, nhiệm vụ.
- Cung cấp số liệu cho các phòng ban nghiệp vụ Công ty khi cần thiết.
Xí nghiệp QLCT Nam Sơn.
- Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ trang thiết bị cảu hệ thống cân điện tử.
- Tổ chức hướng dẫn xe ra vào 2 đầu cầu cân.
- Lập biên bản các trường hợp vi phạm các nội quy, quy định của bãi.
5.2.2.2. Quy trình quản lý cân điện tử.
Sơ đồ công nghệ:
Đường Vào Bãi
Cân Khối Lượng Tổng Cộng
Trạm Rửa xe
Vào Ô Chôn Lấp Đổ Rác
Cân Xe Không Tải
Kiểm Tra Xác Nhận Hết Rác
Ra Đường
- Toàn bộ các xe vận chuyển phế thải vào đổ tại bãi đều phải thực hiện theo
hành trình trên.
Quy trình tác nghiệp:
- Cắm các biển báo giao thông và các biển chỉ dẫn di động tại các điểm nguy
hiểm mới phát sinh.
- Xe vào cầu cân: 1 công nhân hướng dẫn, điều hành cho xe lên bàn cân số 1,
đỗ giữa bàn cân với tốc lên bàn cân 5km/h.
- Khi ra cân: 1 công nhân hướng dẫn, điều hành cho xe qua trạm rửa xe và lên
bào cân số 2 để cân xe không tải.
5.2.2.3. Quy trình vệ sinh hệ thống cân.
Vệ sinh cầu cân và xung quanh khu vực cầu cân hàng ngày:
- Sử dụng xẻng nạo vét bùn đất và dùng chổi quét sạch khu vực cầu cân, gần
cầu cân, xúc bùn đất lên xe gom và chuyển đổ tại bãi chôn lấp.
- Dùng vòi rồng phun rửa sạch mặt bàn cân, gầm cầu cân và các đầu đo.
- Dùng xẻng khơi rãnh thoát nước tại trạm cân tới hố ga.
- Kiểm tra nguồn điện áp, hoạt động của các thiết bị cân nếu có sự cố.
- Cuối ca vệ sinh, thu dọn dụng cụ kết thúc ca làm việc.
5.2.3. Công tác chôn lấp rác hợp vệ sinh.
5.2.3.1. Các bước tiến hành chôn lấp.
Bước 1: Quy trình san gạt và đầm nén.
- Ô tô đổ rác vào đúng vị trí do công nhân hướng dẫn, đổ thành từng đống,
riêng lớp rác đầu tiên phải tạo đường dẫn xuống đáy bãi.
- Dùng máy ủi san gạt thành từng lớp có độ dày khoảng 2 m.
- Sử dụng máy đầm nén chuyên dụng đầm từ 8 - 10 lần/ ngày. Sau khi đầm độ
dày mỗi lớp từ 0,8 - 1m, có độ dốc 1%.
- Cuối ngày làm việc hoặc khi tạo lớp rác đầy 2 m phải được phủ đất trên toàn
bộ diện tích đổ rác trong ngày.
- Đất phủ phải được máy ủi san đều trên bề mặt rác và phải được đầm nén kỹ.
Bước 2: Quy trình xử lý rác bằng ENCHOICE, EM và BOKASHI.
Quy trình xử lý rác bằng ENCHOICE.
• Khu vực cầu cân, vệ sinh xe vận chuyển rác
- Lượng Enchoice gốc sử dụng 1 ngày: 0,35 lít/ ngày.
- Tỷ lệ pha: 1:100 ( pha 1 lít Enchoice với 100 lít nước sạch)
- Cách thực hiện: Pha dung dịch theo đúng tỷ lệ trên. Đổ đều lượng dung dịch
đó pha vào khu vực vệ sinh xe chuyên chở rác.
• Khu chôn lấp rác.
Chế phẩm Enchoice gốc tính trên lượng rác mới hang ngày : 0,5 ml Enchoice/
tấn rác.
Lượng Enchoice gốc sử dụng 1 ngày: 1,35 lít/ ngày
Phun xịt toàn bộ khu vực đang tiếp nhận rác:
Phun xịt vào đầu ca làm việc buổi sáng ( 7h)
- Lượng Enchoice gốc sử dụng: 0,81 lít/ ngày ( tương đương 60% lượng
Enchoice sử dụng / ngày)
- Tỷ lệ pha: 1:1500 ( pha 1 lít Enchoice vào 1500 lít nước sạch)
- Lượng rác thu gom/ ngày.đêm: 2500-2700 tấn/ ngày.đêm
- Lượng dung dịch Enchoice đó pha cần sử dụng: 0,6 lít/ tấn rác
- Cách thực hện: + Pha 0,81 lít Enchoice với 1215 lít nước sạch
+ Phun xịt lên bề mặt rác mới tập kết.
Phun xịt vào ca chiều(14h)
- Lượng Enchoice gốc sử dụng:0,54 lít/ ngày ( tương đương 40% lượng
Enchoice sử dụng/ ngày)
- Tỷ lệ pha: 1:1500 (pha 1 lít Enchoice vào 1500 lít nước sạch)
- Lượng rác thu gom/ ngày.đêm: 2500-2700 tấn/ ngày.đêm
- Lượng dung dịch Enchoice đó pha cần sử dụng: 0,6 lít/ tấn rác
- Cách thực hiện:
Pha 0,54 lít Enchoice với 810 lít nước sạch
Phun xịt lên bề mặt rác mới tập kết
Chú ý:
- Quy trình trên được tính với lượng rác trung bình 2700 tấn/ ngày.đêm. Với
lượng rác thay đổi thì phải điều chỉnh lượng chế phẩm sử dụng sao cho đảm
bảo.
- Trong quá trình thử nghiệm quy trình cần được điều chỉnh sao cho phù hợp
với điều kiện thời tiết và hướng gió.
- Enchoice là hợp chất đa enzim nguồn gốc sinh học, có tác dụng thúc đẩy
nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Do đó, trong quá trình sử dụng
Enchoice không cần sử dụng them bokaksi để thúc đẩy quá trình phân hủy
rác.
Phun xịt tại taluy rác cũ hở:
-
Lượng Enchoice gốc tính trên m2 taluy rác hở; 0,5 lít enchoice/ m2
Tỷ lệ pha: 1:1500 (pha 1 lít Enchoice vào 1500 lít nước sạch)
Lượng Enchoice gốc sử dụng 1 ngày: 0,25 lít/ ngày
Phun xịt toàn bộ khu vực taluy rác hở kết hợp với phun xịt rác tươi
Chú ý: Để đảm bảo việc thử nghiệm đạt hiệu quả, cần kiểm tra thông số kỹ
thuật các trang thiết bị sẵn có.
Máy tạo áp phải đảm bảo công suất 5HP
Vòi phun sương loại vòi pét số 2
Hiện tại rác đổ trên diện rộng, cần bổ sung thêm ống dẫn dung dịch để đảm
bảo trong quá trình phun xịt khử mùi đạt hiệu quả cao.
Phun xịt khử mùi trên diện rộng:
- Lượng chế phẩm Enchoice gốc sử dụng: 0,5 lít/ m2
- Tỷ lệ pha: 1:1500 ( pha 1 lít Enchoice vào 1500 lít nước sạch)
- Cách sử dụng: phun đều lượng dung dịch đó pha xung quanh khu vực đang
tiến hành chôn lấp.
• Xử lý đối với rãnh thu nước rỉ rác và hồ chứa nước rác.
Đối với rãnh thu nước rác:
- Lượng nước rỉ rác trung bình/ ngày: 1000m3
- Định mức sử dụng chế phẩm Enchoice gốc: 1,5 ml/ m3
- Tỷ lệ pha: 1:200 ( pha 1 lít enchoice vào 200 lít nước sạch)
- Lượng Enchoice gốc sử dụng 1 ngày: 1,5 lít/ ngày
- Dung bình phun phun xịt đều bề mặt rãnh nước rỉ rác.
-
Xử lý hồ chứa nước rác:
Tỷ lệ pha: 1:1500 ( pha 1 lít Enchoice vào 1500 lít nước sạch)
Lượng Enchoice gốc sử dụng; 0,4 lít/ lần
Cách thực hiện: hòa 4 lít Enchoice vào 6000 lít nước sạch, phun đều lượng
đung dịch đó pha lên bề mặt hồ chứa nước rỉ rác ( hồ sinh học và ô số 7B)
Thời gian phun xịt: 3 ngày/ lần
Chú ý: do diện tích mặt hồ rộng, vòi phun không thể tới giữa hồ nên lắp vòi
phun cố định ở giữa hồ để đảm bảo việc xử lý mùi phát sinh từ hồ chứa nước rỉ rác
đạt hiệu quả.
• Phun vệ sinh các tuyến đường trong khu chôn lấp rác.
- Tỷ lệ pha : 1:6000 ( pha 1 lít Enchoice vào 6000 lít nước sạch)
- Lượng Enchoice gốc sử dụng: 2 lít
- Cách thực hiện: hòa 1 lít enchoice với 6000 lít nước sạch trong xe bồn rửa
đường.
- Thời gian rửa đường: đầu ca sáng và cuối ca chiều.
Quy trình xử lý rác bằng EM.
Tỷ lệ pha chế: Pha loãng tỉ lệ 1/5 dung dịch EM thứ cấp với nước làm dung
dịch phun xử lý rác. Tùy theo điều kiện thời tiết, dung dịch EM có thể được pha
với nồng độ dung dịch đậm đặc hơn.
Trình tự công việc:
- Bơm EM thứ cấp vào bể số 1. Khối lượng EM thứ cấp sẽ tăng hoặc giảm tùy
thuộc theo khối lượng rác đổ tại bãi.
- Mở van xả EM thứ cấp xuống bể số 2.
- Vận hành bơm để bơm 5m3 nước sạch vào bể số 2 + khối lượng EM thứ cấp
ở bể số 1.
- Mở hết van đầu chờ.
- Khi nước trong bể số 2 đạt mức quy định thì vận hành máy bơm phun dung
dịch.
- Áp lực phun 2 - 4 kg/cm2, lưu lượng 25 - 30 m3/h và phải đảm bảo chỉ tiêu
0,6 lít EM thứ cấp cho 1 tấn rác.
Ngoài công tác phun EM xử lý rác, mỗi ngày cần sử dụng xe ô tô tưới rửa
đường phun bổ sung EM thứ cấp để khử mùi tại những nơi:
- Hồ sinh học chứa nước rác
400 lít.
- Cầu rửa xe
100 lít.
- Hố tụ nước rác
200 lít.
Quy trình xử lý rác bằng BOKASHI.
Đưa lượng Bokashi cần sử dụng lên xe cải tiến và vận chuyển ra khu vực ô
đang chôn lấp.
Dùng dụng cụ rắc để xúc bột Bokashi và tiến hành rắc trải đều trên bề mặt diện
tích rác cần xử lý, tại những mép biên taluy rác được hất xa và đảm bảo chi tiêu
0,246 kg Bokashi/ tấn rác.
Chú ý: Đối với ô chôn lấp chuẩn bị đưa vào sử dụng đổ rác phải được rắc lớp
Bokashi trải đều trên toàn bộ bề mặt diện tích đáy bãi với mật độ 0,15 kg/m2.
Bước 3: Quy trình phủ đất, đóng bãi.
Quy trình phủ bãi.
Sau mỗi lớp rác được san gạt đầm nén đúng quy định tạo độ dốc thoát nước
(chiều dày của mỗi lớp rác không quá 2m).
Đất được các xe chở đến đổ thành từng đống đều trên toàn bộ diện tích phủ. Sử
dụng 1 máy ủi để san gạt tạo mặt bằng và độ dốc thoát nước.
San gạt, đầm nén chặt bằng máy ủi. Chiều dày lớp đất phủ 0,15 - 0,2 m.
Định mức đất phủ bãi 0,15 m3/ tấn rác.
Quy trình đóng bãi tạm thời.
Các ô chôn lấp chất thải Nam Sơn được vận hành theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn I:
- Giai đoạn II:
- Giai đoạn III:
Đổ đến cốt + 15,000.
Đổ đến cốt + 22,000.
Đổ đến cốt + 29,000.
Sau mỗi giai đoạn đổ rác, phải đóng ô chôn lấp tạm thời và chuyển sang đổ ô
khác. Việc đóng bãi tạm thời làm theo quy trình:
- Tổ chức trắc đạc toàn bộ mặt bằng ô chôn lấp.
- Xác định hướng thoát nước bề mặt theo hiện trạng.
- San gạt tạo độ phẳng và độ thoát nước trên toàn bộ bề mặt bãi > 1,5%.