Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề và đáp án Kiểm tra Học Kì II-Môn Ngữ Văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.5 KB, 7 trang )

ĐỀ THI KSCL KÌ II- NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 9
Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề)
_________________________________________________
Đề chẵn
Câu 1(2đ).
Đọc đoạn văn sau:
“ Lúc đó nồi cơm đang sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ
nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc dục nó.
Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó
luýnh quýnh, tôi vừa tội nghiệp, vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng
chịu thua.Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng
lẩm bẩm điều gì không rõ. Con bé đáo để thật”.
( “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng)
a) Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng những phép liên
kết nào? Chỉ rõ những từ được dùng để liên kết câu?
b) Sử dụng phép liên kết có tác dụng gì?
Câu 2. (3điểm).
Trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”( Ngữ Văn 9, tập 1), tác
giả Vũ Khoan đã nói về một trong những điểm yếu của thế hệ trẻ Việt Nam.
Đó là: “ Những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo
những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị
hạn chế lối học chay, học vẹt nặng nề”.
Là một học sinh, em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Câu 3( 5điểm).
Cảm nhận của em về hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong đoạn
trích truyện “ Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê .( Ngữ
văn 9-tập 2).


ĐỀ THI KSCL KÌ II- NĂM HỌC 2015-2016


MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 9
Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề)
_________________________________________________
Đề lẻ
Câu 1(2đ).
Đọc đoạn văn sau:
“Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này
lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra,
tưởng chừng như không cất lên được…Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.
Tiếng mụ chủ…Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống
ngực ông lão đạp thình thịch. Ông lão nín thở lắng tai nghe ra bên ngoài…
”.
( “Làng”- Kim Lân)
a) Các câu trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng những phép liên
kết nào? Chỉ rõ những từ được dùng để liên kết câu?
b) Sử dụng phép liên kết có tác dụng gì?
Câu 2. (3điểm).
Trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”( Ngữ Văn 9, tập 1), tác
giả Vũ Khoan đã nói về một trong những điểm yếu của thế hệ trẻ Việt Nam.
Đó là: “ Những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo
những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị
hạn chế lối học chay, học vẹt nặng nề”.
Là một học sinh, em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Câu 3( 5điểm).
Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện “
Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê .( Ngữ văn 9-tập 2).


HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL KÌ II
Môn Ngữ văn 9

Đề chẵn
Câu 1(2 đ)
a) Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép lặp và
phép thế.
- Từ “nó” được lặp đi, lặp lại ở các câu 2,3,4,5,6,7 => Phép lặp.
- Từ “ con bé” ở câu cuối thay cho từ nó ở các câu trên.=> phép thế .
b) Sử dụng các phép liên kết có tác dụng làm cho các câu văn trong đoạn
văn, các đoạn văn trong một văn bản có tác dụng liên kết ý với nhau
chặt chẽ và mạch lạc.
Caau 2: Yêu cầu: làm đúng đặc trưng kiểu bài văn nghị luận xã hội về một
sự việc, hiện tượng trong đời sống
- Bài viết cần chỉ ra được một hiện trạng trong học sinh Việt Nam hiện
nay: Đó chính là học lệch, học chay , học vẹt, kém khả năng thực
hành, sáng tạo.
Yêu cầu thể hiện được các bước:
* Giải thích :
-Thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng” là lối học lệch .
Chỉ tập trung học những môn học mà được xem là thời thượng như
Toán , Lý, Hóa , Anh…mà xem nhẹ những môn học phụ như Công
Nghệ, Giáo dục công dân..
- Học chay, học vẹt là chỉ học lý thuyết suông mà không áp dụng thực
hành, thiếu thực tiễn. Học thuộc như vẹt nói theo người mà không hiểu
bản chất vấn đề.
* Thực trạng: - Diễn ra khắp nơi ở khắp các trường học từ tiểu học đến
bậc TH phổ thông thậm chí ở một số trường ĐH ,đều trong khắp cả
nước , nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
* Hậu quả:
- Hổng kiến thức cơ bản.
- Kiến thức què quặt, phiến diện do lối học lệch, học tủ .
- Thiếu kĩ năng thực hành, sáng tạo do học lý thuyết mà không áp dụng

được vào thực tế hoặc áp dụng thì lúng túng, kỹ năng kém.
+ dẫn chứng từ thực tế: Thực hành lắp bảng điện, tính toán thu chi cho
một GĐ, viết một đơn từ, một bản thuyết minh…
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan:


+ Do thiếu ý thức tự chủ, tự giác nên còn học đối phó. Chưa xác định
được mục tiêu học tập..
+ Chạy theo bằng cấp điểm số..
- Nguyên nhân khách quan:
+ Do áp lực về điểm số, thành tích và kì vọng của các GĐ.
+ Do cơ chế thi cử theo khối, vì vậy đa số phụ huynh muốn con em mình
thi đỗ vào các trường đại học nên chỉ cho con em mình tập trung vào
những môn phải thi.
+ Các bài học trong SGK còn nặng về lý thuyết , chưa mang tính thực
hành cao.
+ Cơ sở VC và các trang thiết bị dạy học của một số trường còn thiếu,..
* Giải pháp
-Yêu cầu: mỗi nguyên nhân có một giải pháp khắc phục.
* Bài học rút ra:
Cần coi trọng kến thức cơ bản, nền tảng.Phải xác định học lý thuyết gắn
liền với thực hành. Không nên máy móc theo SGK. Học để lấy kiến thức,
để vận dụng kiến thức …Không vì cái lợi trước mắt mà chạy theo những
môn học” thời thượng”
Câu 3( 5 Điểm).
A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
B. Thân bài:
1.Giới thiệu về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái TNXP.
- Họ làm thành một tổ trinh sát mặt đường , gồm ba chị em: Nho, Thao ,

Phương Định.
- Họ sống trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm ác liệtcủa TS.
( Dẫn chứng sự khốc liệt của chiến trường).
- Công việc đặc biệt nguy hiểm: ( Nêu rõ công việc).
=> Hoàn cảnh sống và công việc vô cùng nguy hiểm, cái chết luôn
cận kề, bủa vây rình rập , đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh.
2. Những nét chung
Họ đều thuộc thế hệ những cô gái TNXP thời chống mỹ, tuổi đời còn rất
trẻ, theo tiếng gọi của Tổ quốc nên đã tạm rời xa mái trường, xa GĐ vào nơi
tuyến lửa Trường Sơn. ở họ có những phẩm chất chung của những người
chiến sĩ TNXP thời đó:
* Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.( Dẫn chứng- phân tích )
* Dũng cảm, gan dạ( Dẫn chứng- phân tich
*. Có tình đồng đội gắn bó thân thiết: Hiểu được sở thích của nhau, quan
tâm lo lắng cho nhau , chăm sóc nhau lúc bị thương( DC-PT)


* Họ có vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mang nhiều nét chung của các cô gái
trẻ:
- Dễ cảm xúc, hay mơ mộng
- Thích hát, thích làm đẹp, thích thêu thùa …=> Vẻ đẹp duyên dáng và
nữ tính.
=> Họ là những cô gái sống thật giản dị hồn nhiên, luôn sống lạc quan, yêu
đời có tâm hồn trong sáng mơ mộng.
3. Những nét riêng. Nêu rõ đặc điểm các tính của từng nhân vật
- Phương Định : cô gái Hà nôi xinh đẹp, có tam hồn nhạy cảm trong sáng
thích ngắm mình trong gương, hay hát và hát hay, thường mơ mộng nhớ về
tuổi thơ.. Trong công việc thì dũng cảm, có trách nhiệm cao., luôn quan tâm
yêu thương mọi người.
- Chị Thao- lớn tuổi nhất là đội trưởng, thích làm đẹp, thích chép bài

hát..Rất dũng cảm , cương quyết, táo bạo trong công việc nhưng trong đời
thường lại sợ máu, sợ vắt, mang vẻ yếu đuối của con gái.
- Nho: một sô gái nhỏ nhắn, xinh xắn hồn nhiên. Trong công việc rất gan lì,
sẵn sàng nhận nhiệm vụ nguy hiểm; bị thương mà không rên la.
=> Đánh giá . Cả 3 nữ TNXp đều mang những phẩm chất và lý tưởng cao
đẹp…Hok là những ngôi sao lấp lánh tỏa sáng trên bầu trời của chủ nghĩa
anh hùng CM, tiêu biểu cho thé hệ trẻ VN trong những năm đánh Mỹ với
khí thế hào hùng:
Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai .
I.

Kết bài: Đánh giá nghệ thuật và nội dung.
Đề Lẻ

Câu 1(2 đ)
c) Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép thế và
phép lặp.
- Từ “Ông Hai ” ở câu 1 được thay thế bằng từ ông ở câu 2,; từ “ông
lão” ở câu 3, câu 8, câu 9.
- Từ mụ chủ ở câu 5 được thế bằng từ Mụ ở câu 6, câu 7 => Phép thế.
- Từ ông lão ở câu 3 lặp lại ở câu 8, câu 9; từ mụ ở câu 6 được lặp lại ở
câu 7. Đó là phép lặp..
d) Sử dụng các phép liên kết có tác dụng làm cho các câu văn trong đoạn
văn, các đoạn văn trong một văn bản có tác dụng liên kết ý với nhau
chặt chẽ và mạch lạc.
Câu 2: ( Giống đề chẵn)


Câu 3. ( 5 đ)Cảm nhận về NV Phương Đinh.

A. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật
Phương Định- nhân vật chính của truyện.
B. Thân bài;
1. Giới thiệu hoàn cảnh sống và chiến đâu của nhân vật .
- Giới thiệu nhân vật Phương Định: là con gái Hà Nội có vể đẹp duyên
dáng , có phần đài các kiêu sa( D chứng)
- Giới thiệu hoàn cảnh sống và chiến đâu của nhân vật
( dẫn chứng và phân tích để làm rõ sự khốc liệt của chiến trường . Chú ý
đến nghệ thuật kể chuyện: giọng bình thản…)
2.Những phẩm chất cao đẹp
c) Có phẩm chất anh hùng
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc
- Dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh tự tin và tự trọng. Tâm lý nhân vật được
thể hiện rất cụ thể sinh động trong một lần phá bom.
+ Phân tích diễn biến tâm trang : ban đầu: căng thẳng, hồi hộp( Dẫn
chứng)
+ Sau đó bình tĩnh, tự tin, cẩn thận thực hiện từng thao tác …( Dẫn
chứng)
+ Lo lắng để hoàn thành công việc …
 Đánh giá : Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thật, cụ thể và sinh động
đến từng chi tiết khi tạo nên sức gợi tả trong từng câu chữ….=> chiến
trường đã tôi luyện cô thành một người chiến sĩ TNXP gan dạ và
dũng cảm.
a) Có tâm hồn trong sáng , nhạy cảm và mơ mộng:
-Thích hát
- Thích ngắm mình trong gương,
-Khâm phục những người lính…
-Hay hoài niệm nhớ về tuổi thơ, dưới cơn mưa đá, cô vui thích , say sưa
tận hưởng niềm vui hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn
nổ.

b)Thương yêu những người đồng đội của mình.
-Lo lắng khi đồng đội “ Có nghĩa lý gì đâu nếu đồng đội tôi không trở
về”
-Chăm sóc cho Nho tận tình chu đáo khi cô bị thương.
- Phương Định cũng như Nho ,Thao – là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ
VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước


Mà lòng phơi phới dậy tương lai .
III. Kết bài: Đánh giá nghệ thuật và nội dung.
- Thành công với NT kể chuyện hấp dẫn, sinh động mà hết sức chân thực;
Nghệ thuật miêu tả tâm lý NV tinh tế.
- Khái quát lại vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của nhân vật.
• Lưu ý: Cần linh động khi chấm . đối với nghị luận văn học thì các em
có thể sắp xếp thứ tự các ý một cách linh hoạt. Nhưng yêu cầu phải có
luận điểm, luận cứ rõ ràng .
• Không diễn xuôi tác phẩm như kể chuyện.



×