Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ngành chăn nuôi bò sữa tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.76 KB, 5 trang )

Ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam
Chăn nuôi bò sữa là việc chăn nuôi bò để lấy sữa tươi, đáp
ứng cho nhu cầu tiêu thụ sữa của thế giới ngày càng tăng.
Chăn nuôi bò sữa là một công việc đòi hỏi quy trình phức
tạp từ khâu chọn giống cho đến việc vắt sữa. Các nước tiên
tiến trong việc chăn nuôi bò sữa là các nước Âu-Mỹ-Úc, chăn
nuôi bò sữa cũng là phương thức quan trọng, là hướng đi
trong sản xuất ở nhiều nước đang phát triển .

I/ Đặc điểm sinh học:
• Bò Hà Lan (tên gốc Bò Holstein Friz, đọc là Hôn –
xtail hoặc Holstein friezian- viết tắt HF) là một giống bò sữa có
nguồn gốc từ Hà Lan gần 2.000 năm trước đây. Bắt nguồn từ bò
đen và trắng của Batavian và Friezians được phối giống và loại
thải nhằm tạo ra giống bò có sản lượng sữa cao nhất và có khả
năng sử dụng vùng đất hạn hẹp của đồng bằng sông Rhine hữu
hiệu nhất. Cuối cùng qua quá trình tiến hoá về mặt di truyền đã
tạo thành giống bò sữa trắng đen năng suất cao mang tên Holstein
Friezian. Đây là giống bò lấy sữa chủ lực của nhiều nước nên thế
giới trong đó có Việt Nam


Bò Hà Lan chủ yếu có màu lang trắng đen, nhưng vẫn có con lang
trắng đỏ. Bò cái có thân hình chắc chắn gần như hình thang , tầm
vóc lớn, vú to, bầu vú phát triển, mắn sinh, hiền lành, và có khả


năng sản xuất sữa rất cao. Bò sữa thuần Hà Lan có tiềm năng cho
sữa cao hơn các giống bò sữa khác.[4] Bò Hà Lan cho trung bình 50
lít, mỗi ngày, chu kỳ 300 ngày cho 10.000 – 15.000 lít, khi nhập
vào những nước nhiệt đới như Việt Nam, cho mỗi ngày trung bình


15 lít, chu kỳ 300 ngày cho 3.600 – 4.000 lít sữa tươi.


Bò đực có thân hình chữ nhật, sừng nhỏ, yếm bé. Bò Hà
Lan Mỹ có tầm vóc to con nhất. Khối lượng bò đực: 600 kg/con và
bò cái: 550 kg/con. Bò có thể bắt đầu phối giống lúc 15-18 tháng
tuổi. Năng suất sữa 305 ngày của bò Hà Lan Mỹ là 12.000 kg sữa
với 3,66 % mỡ, bò Cuba là 3.800-4.200 kg với 3,4 % mỡ và
bò Úc là 5.000 kg sữa. Đây là giống bò thích nghi rất tốt ở nhiều
vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Mặc dù có nguồn gốc ôn đới
nhưng đã được nuôi lai tạo thành những dòng có thể nuôi được ở
các nước nhiệt đới.

II/ Biện pháp:


Cách chọn giống để chăn nuôi:



Nhiều nước ở vùng nóng đã nhập bò Hà Lan về để lai tạo với bò
địa phương hoặc nhân thuần nhằm mục đích sản xuất sữa. Tuy
nhiên, khi chuyển bò sữa ôn đới cao sản HF vào nuôi ở môi
trường nóng thường cho kết quả thấp hơn vì Bò sữa HF cũng
như các gia súc khác, chúng thích nghi một cách chậm chạp với
môi trường mới do đó khi chuyển đột ngột chúng vào một môi
trường quá khác biệt sẽ tạo ra sự căng thẳng quá lớn để chúng
có thể thích nghi.




Trong chăn nuôi ở một số nước nhiệt đới, có khuyến cáo cho
rằng không nên chọn mua bò Hà Lan thuần vì bò sữa Hà Lan
thuần hoặc bò lai có tỷ lệ máu bò Hà Lan càng cao (bò F3, F47/8 và 15/16 máu bò Hà Lan) thì càng " khó tính, càng kém chịu
đựng được điều kiện nóng ẩm và kham khổ do thiếu thốn thức
ăn. Khi nhiệt độ lên trên 340C, bò có tỷ lệ máu bò Hà Lan cao
thường thở dốc, xù lông, năng suất sữa giảm. Đồng thời tỷ lệ


nhiễm bệnh tăng, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu
và bệnh tụ huyết trùng. Việc chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam cho
thấy bò sữa Hà Lan thuần thích hợp nhất ở một số vùng như
Mộc Châu - Sơn La, Đức Trọng - Lâm Đồng - nơi có khí hậu
mát mẻ, nhiệt độ bình quân hàng năm 210C.
III/ Chăm sóc quản lí, phòng ngừa chữa bệnh:
A, Chăm sóc quản lí:
Nhiệt độ môi trường thích hợp cho bò sữa được ghi nhận là từ âm
40C đến 220C, trong đó Nhiệt độ tới hạn của môi trường đối với bò
HF là 27OC, khi trời nóng bò Hà Lan giảm ăn 10-15%, để đảm bảo
cho bò ăn đủ dinh dưỡng khi khả năng ăn vào giảm, người ta những
loại thức ăn có chất lượng cao. Khẩu phần ăn có tổng vật chất khô
thấp nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 1 kg chất khô phải
cao hơn 10-15% so với bình thường. Đồng thời người chăn nuôi phải
luôn có đủ nước sạch, mát cho bò uống tự do suốt ngày đêm. Bò Hà
Lan chưa thích nghi với môi trường nóng có nhu cầu nước cao hơn so
với bò đã thích nghi.
Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị:


Bệnh chướng hơi dạ cỏ với các triệu chứng như Hõm hông phía bên trái

của bò to và căng phồng lên; Dùng tay ấn vào hay gõ thấy như bùng như
quả bóng bơm căng. Dùng ống thông và thông vào thực quản cho hơi
thoát ra ngoài. Dùng tay moi hết phân hay bơm nước vào trực tràng để
đưa phân ra. Dùng nước dưa chua (3-5lít) hoặc bia hơi (3-5lit) hoặc dung
dịch thuốc tím 0,1% (3-5 lit) cho uống kích thích nhu động dạ cỏ. Cho
uống magiê sulfat 200g pha với 3 lít nước: giúp tăng nhu động đẩy hết
thức ăn ra ngoài.Hoặc dùng ống Troca để chọc thủng dạ cỏ để thoát hơi
trong trường hợp chướng hơi cấp tính.



Bệnh cảm nắng: Sốt cao 41–42 o C; Da khô, niêm mạc mắt xung huyết
(đỏ); Nhịp tim, nhịp hô hấp tăng. Con vật co biểu hiện co giật. Đưa con
bò vào chỗ râm mát, sau đó thụt nước lạnh vào trực tràng và tháo ra liên
tục. Vẩy nước mát lên thân và quạt nhẹ. Nếu con vật co giật, điên loạn


khó thở thì trích máu tĩnh mạch cho chảy ra để tránh xung huyết mô và
phù phổi.


Bệnh viêm vú trên bò sữa chia làm 2 loại:
Viêm vú lâm sàng, là sự nhiễm trùng bầu vú, thể hiện triệu chứng qua
sự thay đổi hình dạng bầu vú, mức độ thay đổi tính chất của sữa, có các
triệu chứng bệnh thể hiện ra bên ngoài rõ rệt. Căn cứ vào những biến đổi
về bệnh lý và triệu chứng lâm sàng, người ta chia làm 4 dạng khác
nhau: viêm vú thể tương mạc, viêm vú thể cata, viêm vú có mủ, viêm
vú có máu. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh và thể bệnh sẽ gây ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất, chất lượng sữa, gây tổn thương bầu vú. Trường
hợp nặng bò sữa có thể chết do biến chứng nhiễm trùng huyết.

Viêm vú tiềm ẩn, là thể viêm không có các triệu chứng thể hiện ra bên
ngoài rõ rệt, chỉ được phát hiện qua các xét nghiệm mức độ nhiễm vi sinh
trên sữa hoặc qua nuôi cấy vi trùng, nhưng không có sự thay đổi rõ rệt về
mặt cảm quang của sữa. Viêm vú tiềm ẩn rất nguy hiểm vì có thể làm gia
tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh viêm vú cho toàn đàn, nhất là trong
trường hợp vắt sữa bằng máy
Triệu chứng: Bầu vú sưng, có các tế bào biểu mô trong sữa, thú sốt, bỏ
ăn, sờ có phản ứng đau, khó vắt sữa hoặc ngưng thải sữa. Kiểm tra màu
sắc, mùi, độ đồng chất của sữa bằng mắt thường nhưng sữa có mùi hôi,
màu vàng, lợn cợn hoặc có máu.
Biện pháp:+ Hộ lý: Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn tinh, thức ăn nhiều
nhựa, nhiều nước và thức ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm
giảm quá trình tạo và tiết sữa. Tăng cường vắt sữa từ 3-5/lần/ngày, dùng
khăn
nóng
chườm
vào
bầu

để
giảm
viêm.
+ Dùng thuốc: dùng một số thuốc sát trùng như NEO-XANH rửa sạch
bầu

trước

sau
khi
vắt

sữa.
+ Dùng kim thông ống dẫn sữa bơm trực tiếp kháng sinh vào lá vú.

IV/ Thu hoạch: Bò Hà Lan cho trung bình 50 lít, mỗi ngày, chu kỳ
300 ngày cho 10.000 – 15.000 lít, khi nhập vào những nước nhiệt đới như
Việt Nam, cho mỗi ngày trung bình 15 lít, chu kỳ 300 ngày cho 3.600 –
4.000 lít sữa tươi.




×