øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
ứng dụng CNTT có hiệu quả góp phần
nâng cao chất lượng dạy học cấp THCS.
Đặt vấn đề:
Nhận thức được tác động rất lớn của CNTT với việc hiện đại hóa giáo dục
và đổi mới phương pháp dạy học .Bộ GD-ĐT ra chỉ thị 29/2001/CT-BGD
tăng cường giảng dạy ứng dụng CNTT trong GD-ĐT ở tất cả các cấp học
trong đó có cấp THCS.
Thực hiện chủ trương của ngành GD về việc ứng dụng CNTT trong dạy
học .Mấy năm gần đây phong trào ứng dụng CNTT ngày càng được phát
triển mạnh lan tỏa khắp các tỉnh thành.
Trong điều kiện khó khăn về CSVC và trang thiết bị hiện đại . Để giáo
viên đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT có hiệu quả trong
nhà trường là một vấn đề mà BGH nhà trường rất trăn trở và tìm hướng đi
đúng cho GV thực hiện .Muốn giáo viên có niềm đam mê về CNTT và ứng
dụng có hiệu quả trước hết người quản lý cần phải hiểu rõ tầm quan trọng
của việc đổi mới dạy học và vai trò ứng dụng CNTT vào dạy học .Từ đó
giúp giáo viên hiểu được thế nào là đổi mới dạy học và muốn đổi mới dạy
học giáo viên cần phải làm gì .Đồng thời nhà trường phải tạo điều kiện về
CSVC để thực hiện việc đổi mới của giáo viên dễ dàng hơn.Ngoài ra việc
trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên góp phần nâng cao trình độ tin học
cho giáo viên cũng phải dặc biệt quan tâm . Khi bắt tay vào tổ chức chuyên
đề hướng dẫn cho giáo viên thiết kế bài giảng điện tử nhiều giáo viên tỏ ra
rất mệt mỏi và lúng túng , nhiều giáo viên chưa phân biệt được bài giảng
1
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
điện tử và giáo án điện tử khác nhau như thế nào? Trong thời gian qua đã
có nhiều tiết dạy thành công mang hiệu quả cao.Hiện nay bài giảng Bạch
kim đã thu hút được sự tham gia của đông đảo giáo viên cả nước và phát
triển với tốc độ nhanh về số lượng các bài giảng cũng như các thành viên
tham gia.
Thực tế cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên còn
gặp lúng túng .Bên cạnh một số giờ dạy thành công vẫn còn nhiều giờ dạy
tuy đã có sự đầu tư chuẩn bị rất công phu ,tốn nhiều công sức nhưng do áp
dụng tùy tiện ,tràn lan,máy móc và lạm dụng CNTT nên hiệu quả dạy học
không cao thậm chí nhiều khi còn phản tác dụng .
Thông qua việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy các bộ môn cấp THCS qua
quá trình chỉ đạo hoạt động chuyên môn về ứng dụng CNTT vào giảng dạy
tôi xin đưa ra kinh nghiệm nhỏ để giáo viên sử dụng CNTT có hiệu quả .
Giải quyết vấn đề :
Nguyên nhân dẫn đến giờ dạy ứng dụng CNTT chưa cao là:
Giáo viên lạm dụng CNTT làm ảnh hưởng tới chất lượng giờ dạy .
Giáo viên sử dụng kiểu chữ , màu sắc , phông nền rất tuỳ tiện không đảm
bảo tính sư phạm .Có nhiều giáo viên đã sử dụng 4 đến 5 kiểu chữ và màu
sắc khác nhau trong 1Slide . Có nhiều giáo viên chọn màu chữ và phông
nền quá tối khiến học sinh khó theo dõi ,lại có những kiểu ,phông chữ màu
sắc quá sặc sỡ ,rất nỗi và ấn tượng không ăn khớp với nội dung bài dạy
2
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
.Việc dùng màu sắc ,kiểu dáng, phông nền và chữ tùy tiện trên tuy có thể
gây sự tò mò ,chú ý của học sinh nhưng không có tác dụng tích cực tới việc
học tập của các em.Ngược lại nó còn phản tác dụng vì làm phân tán sự tập
trung chú ý của học sinh vào nội dung kiến thức bài học .
- Giáo viên sử dụng quá nhiều Slide trong một giờ học. Việc sử dụng nhiều
trang như thế khiến các em ở lứa tuổi THCS không thể kịp theo dõi , suy
nghĩ và nắm bắt nội dung kiến thức .
- Trình chiếu tranh ảnh, băng hình với số lượng và thời lượng khá lớn
trong một tiết khiến giờ học trở thành giờ xem phim ảnh, học sinh không
tập trung suy nghĩ về câu chữ trong tác phẩm văn học (môn văn) mà chỉ
chú ý và bị ám ảnh bởi các hình ảnh được xem.
- Giáo viên không chú ý đến đặc trưng bộ môn và hiểu chưa thật đúng về
bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học nên việc ứng dụng CNTT
rất tùy tiện.
Mỗi môn học, mỗi bài học đều có một đặc thù khác nhau và do đó cách
thức, tình huống ứng dụng CNTT cũng rất khác nhau. “ Tiết học được lựa
chọn phải có tình huống dạy học ứng dụng CNTT có hiệu quả”. Nếu không
biết lựa chọn thì việc ứng dụng CNTT sẽ làm giảm chất lượng tiết dạy.
Thật đáng tiếc là nhiều giáo viên đã không chú ý đến điều này.
- Giáo viên sử dụng các tranh ảnh và băng hình trình chiếu không phù hợp
với nội dung học tập do đó không có tác dụng kích thích, dắt dẫn học sinh vào
việc tìm hiểu nội dung của bài học.
- Ví dụ: dùng tranh ảnh, băng hình để minh họa cho ý thơ, văn. Đây là điều
thường thấy trong các giờ dạy văn có ứng dụng CNTT. Nhiều giáo viên có
thói quen đọc nội dung tác phẩm thấy trong tác phẩm có nói đến điều gì là đi
3
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
sưu tầm bằng được hình ảnh về nội dung đó để khi lên lớp nói tới nội dung
nào thì đưa hình ảnh đó lên minh họa.
Không ít giáo viên quan niệm rằng càng trình chiếu nhiều càng đưa ra được
nhiều hình ảnh minh họa thì giờ dạy càng đạt chất lượng cao. ở một số tiết dạy
dự thi giáo viên giỏi cấp huyện, giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong quá
trình dạy vừa trình chiếu vừa viết lại nguyên nội dung trình chiếu lên bảng
.Làm thế vừa mất thời gian vừa đọc chép. ở một số bộ môn như môn hóa
học :thì việc khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học vào các tiết dạy thực
hành và kiến thức bài mới là rất quan trọng. Nếu người giáo viên chưa nắm rõ
và phân loại các dạng bài: lý thuyết, ôn tập, luyện tập , thực hành thì việc ứng
dụng CNTT và phối hợp sử dụng thiết bị dạy học nhiều chỗ còn bất hợp lý.
Ví dụ: khi giảng dạy bài chất béo thì những thí nghiệm để xác định tính chất
vật lý của chất béo: không tan trong nước, tan trong xăng, tan trong benzen
thì giáo viên phải làm thí nghiệm biểu diễn hoặc giáo viên yêu cầu học sinh
làm thí nghiệm thì giáo viên lại trình chiếu hình ảnh và dựa vào hình ảnh để
thuyết trình. Phải chăng những phản ứng hóa học mang tính độc hại mà hiện
nay có các thí nghiệm mô phỏng thì việc ứng dụng CNTT để trình chiếu cho
học sinh quan sát các bước thí nghiệm rất phù hợp và có hiệu quả.
ở bộ môn anh văn khi dạy lớp 9 bài 6 (môi trường) bài 9 (thảm họa thiên
nhiên) thì giáo viên có thể ứng dụng CNTT để trình chiếu các hình ảnh minh
họa dắt dẫn vào nội dung trọng tâm của bài học rất sinh động và hiệu quả.
Môn văn học một số tình huống giáo viên nên sử dụng CNTT trong giờ dạy
tác phẩm văn học. Có những tiết văn có ứng dụng CNTT thành công phải căn
cứ vào đặc trưng bộ môn và việc đổi mới phương pháp dạy học có thể ứng
dụng CNTT ở một số tình huống sau:
4
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
Trong phần giới thiệu tác giả tác phẩm. Mỗi tác phẩm văn chương đều được ra
đời trong những bối cảnh lịch sử văn hóa, xã hội cụ thể. những yếu tố đó được
thẩm thấu chắt lọc thông qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Vốn
kiến thức về những lĩnh vực này của học sinh THCS còn hạn chế. Bởi thế để
giúp học sinh tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể chúng ta cần hướng
dẫn cho học sinh tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm và tiểu sử của nhà văn.
CNTT có thể hỗ trợ đắc lực cho giáo viên phần này. Tuy vậy không phải tác
phẩm nào cũng cần thiết ứng dụng CNTT mà phải chọn lựa những tình huống
cần thiết. ở phần giới thiệu tác giả chỉ nên ứng dụng CNTT khi cần đưa ra một
số hình ảnh về chân dung, quê quán tác giả có liên quan đến việc hiểu tác
phẩm có tác dụng cho học sinh trong việc nhận thức về tác phẩm. ở trường
hợp này CNTT có ưu thế rất lớn. Hoặc chúng ta có thể chèn và trình chiếu
một vài bức tranh, ảnh hoặc một đoạn phim… .
Môn lịch sử: Để khai thác hiệu quả bản đồ, phim tư liệu thì có thể đưa một số
đoạn phim trong khoảng thời gian 2 -> 3 phút để trình chiếu. Ví dụ: bài 29 của
lớp 8 trình chiếu đoạn phim quá trình bóc lột của thực dân Pháp. Hoặc đoạn
phim hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ 1911 - 1917. So với việc treo tranh
ảnh hoặc sử dụng đầu đĩa, màn hình thì CNTT có tác dụng vượt trội vừa
nhanh gọn đỡ tốn công và thời gian đồng thời đã làm sống lại những khoảnh
khắc thật cảm động trong các đoạn phim trên.Từ đó học sinh nhớ, hiểu sâu sắc
hơn nên giờ dạy đạt hiệu quả. Trong phần cũng cố luyện tập giáo viên có thể
dùng câu hỏi trắc nghiệm dùng các hiệu ứng của kênh chữ về sơ đồ Grap để
hướng học sinh chú ý khắc ghi những nội dung vấn đề chính cần ghi nhớ.
Phần cũng cố ở một số các bộ môn đưa nội dung cần nắm của bài học thiết kế
dạng trắc nghiệm bằng các trò chơi ô chữ, ai là triệu phú, nhận diện lịch sử…
Đối với những giáo viên thành thạo ứng dụng CNTT có thể lồng ghép vừa sử
dụng đèn chiếu, máy chiếu thiết bị dạy học thì tiết học sẽ mang lại hiệu quả.
5
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
Tuy vậy vẫn còn rất nhiều giáo viên chưa phân biệt rõ giáo án điện tử khác bài
giảng điện tử như thế nào. Do đó trong khi thiết kế một giáo án điện tử để dạy
thao giảng, thanh tra ,thi giáo viên giỏi giáo viên còn lúng túng . Tôi xin đưa
ra khái niệm để phân biệt GAĐT và BGĐT.
Khái niệm GAĐT: Là bản kế hoạch của một tiết lên lớp trong đó nêu rõ các
bước chú yếu trong công việc của giáo viên và học sinh trên lớp, đồng thời
cũng nêu được một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của công việc đó
nhằm đạt được mục đích cụ thể và rõ ràng mà giáo viên xác định trước theo
yêu cầu của chương trình học. Vậy GAĐT và BGĐT là hai khái niệm khác
nhau. Trong đó giáo án là bản kế hoạch của một tiết lên lớp còn bài giảng là
việc thực thi bản kế hoạch đó. GAĐT và BGĐT là hai khâu của quá trình dạy
học có sự hỗ trợ của máy vi tính và các công cụ đa phương tiện. GAĐT là bản
thiết kế kịch bản của giáo viên đã được chuẩn bị từ trước ( ở nhà) cho buổi
học sẽ diễn ra trên lớp học. Còn bài giảng điện tử là hình thức dạy học trên lớp
thông qua GAĐT có sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện, nhưng đã được
giáo viên vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo sáng tạo theo tình huống sư
phạm, kết hợp với các phương pháp truyền thống hiệu quả. Nếu chúng ta đồng
nhất khái niệm GAĐT với BGĐT sẽ dễ gây ngộ nhận cho nhiều giáo viên khi
cho rằng có thể thay thế hoàn toàn “ giáo án truyền thống” thậm chí thay cho
phấn trắng bảng đen, các loại đồ dùng trực quan khác và cả vai trò của giáo
viên trong khâu tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Vì mọi
thứ đã được thiết kế và lưu sẵn trên máy tính. khi dạy học trên lớp giáo viên
chỉ cần nhấn chuột trình chiếu rồi đọc lại những nội dung ấy trên màn hình
cho học sinh chép ( những nội dung đã được GV đánh máy trên các slide ở
nhà). Đây thực sự là một quan niệm sai lầm không những không từ bỏ được
lối dạy học truyền thống “ thầy đọc, trò chép” mà còn sáng tạo ra 1 PPDH mới
6
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
tệ hại hơn là “ thầy kích chuột và đọc để trò nhìn trò chép. Vì thế BGĐT nên
được hiểu là một phương tiện dạy học hiện đại trong đó nội dung của bài học
đã được số hóa, chương trình hóa trong môi trường đa phương tiện ,nhằm hỗ
trợ cho bài giảng trên lớp của giáo viên đạt hiệu quả cao theo một kế hoạch
giảng dạy đã được chuẩn bị từ trước dó là GAĐT. Bài giảng điện tử cũng là
một quá trình lên lớp của GV có sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện ĐT
nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học trong những tình
huống sư pham linh hoạt, thể hiện sự tương tác đa chiều có kết hợp với các
phương pháp dạy học truyền thống và hiệu quả. GAĐT chủ yếu hỗ trợ thực
hiện nhiệm vụ của bài học nghiên cứu các kiến thức mới, do đó nó cần phải
gồm các yếu tố cơ bản của một giáo án thông thường mà giáo viên từng soạn.
Cách thiết kế giáo án điện tử
Nắm vững những đặc trung của một giáo án thông thường và GAĐT. Việc
thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh cần tuân thủ
các qui trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị ở nhà: giáo viên cần thực hiện các công đoạn:
nghiên cứu SGK để xác định rõ mục tiêu yêu câù của bài học về mặt kiến
thức, tư tưởng, thái độ, kỷ năng.
Tìm hiểu nội dung bài viết trong SGK để xác định kiến thức cơ bản của bài
học qua đó biết được kiến thức nào học sinh phảI biết( chuẩn kiến thức) kiến
thức nào học sinh nên biết và có thể biết ( kiến thức mở rộng) và khắc sâu.
Sưu tầm chọn lọc và xử lý số hóa các nguồn tư liệu ( kênh chữ, kênh hình,
kênh âm thanh…) có liên quan đến kiến thức cơ bản đã được xác định trước
7
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
đó nhằm phục vụ cho việc thiết kế GAĐT. Xử lý xong có thể gói vào thư mục
và đặt tên cóp vào USB hoặc in ra đĩa CD.
Bước 2: Xây dựng cấu trúc và viết kịch bản để thực hiện. Bài giảng ĐT sử
dụng hiệu quả trên lớp phù thuộc lớn vào ý tưởng sư phạm của mỗi giáo viên.
Trên cơ sở những công đoạn đã thực hiện ở bước 1 bằng kinh nghiệm trình độ
chuyên môn và ý tưởng sáng tạo, giáo viên phải lập dàn ý đề cương chi tiết,
dự kiến bố cục về (số lượng slide trình chiếu cho phù hợp với khối lượng kiến
thức cơ bản ). Chọn hình thức thể hiện nội dung kiến thức dưới dạng bảng so
sánh, hay sơ đồ hóa kiến thức.
Việc xây dựng cấu trúc GAĐT và viết kịch bản trên giấy sẽ rút ngắn thời gian
thiết kế giáo án trên máy vi tính của GV và không bị rối.
Bước 3: Thiết kế giáo án ĐT trên máy theo kịch bản đã xây dựng. Công đoạn
này chiếm khá nhiều thời gian. Thể hiện trình độ kỷ thuật công nghệ, mang
tính mỹ thuật sư phạm và tương tác cao. một giáo án điện tử có cấu trúc và
kịch bản hay giàu nguồn tư liệu hình ảnh nhưng nếu giáo viên kém về kỷ thuật
máy tính, hoặc lạm dụng, yếu CNTT thì khi thiết kế BGĐT sẽ sử dụng
không hiệu quả, ít có tác dụng giáo dục. Xuất phát từ đặc trưng các bộ môn và
từ câu phương châm của dân gian “ tôi nghe – tôi quên , tôi nhìn – tôi nhớ, tôi
làm – tôi hiểu” .
.
Bước 4: Xem lại kịch bản GAĐT trên máy tính và chạy thử. Khi đã hoàn
thành việc thiết kế GAĐT trên máy tính theo kịch bản phác thảo. Giáo viên
mở file bài soạn rà soát lại nội dung các slide và trình chiếu thử từng phần, đối
8
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
chiếu với giáo án viết tay để điều chỉnh font chữ, kênh hình hiệu ứng, màu
sắc, lỗi chính tả… sao cho hợp lý với mục tiêu và kế hoạch sư phạm đề ra.
Bước 5: Viết bản tóm tắt và hướng dẫn sử dụng kịch bản GAĐT.
Nhiều giáo viên chủ quan cho rằng GAĐT do mình thiết kế, xuất phát từ ý
tưởng của bản thân nên không nhất thiết phải viết bản tóm tắt và hướng dẫn sử
dụng. Quan niệm này không đúng vì GAĐT sẽ được GV sử dụng nhiều lần ở
các năm học kế tiếp trên cơ sở có thể điều chỉnh cho phù hợp. Nếu sau khi
thiết kế xong GV không thực hiện theo bước này khi lên lớp có thể lúng túng
và sẽ rất dễ quên ở những lần sử dụng sau. Ví như không nhớ kênh hình được
liên kết ở đâu. Hơn nữa là để chia sẽ kinh nghiệm cho các đồng nghiệp về sản
phẩm GAĐT của mình, việc làm này lại càng trở nên cần thiết.
Sau khi đã nghiên cứu tìm hiểu về hướng đi soạn GAĐTvà thiết kế BGĐT tôi
nhận thấy rằng để một giờ dạy có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao cần lưu ý
một số điểm sau:
Trình chiếu tranh ảnh, băng hình, thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh minh họa…
phải biết lồng ghét một cách hợp lý và tránh thừa, trùng lặp với SGK.
Không trình chiếu quá nhiều gây ảnh hưởng lớn đến sự phân bố thời gian và
phản khoa học.
Không dùng màu sắc, font nền kiểu chữ quá cầu kỳ rắc rối làm phân tán sự tập
trung chú ý của học sinh vào các nội dung cơ bản của bài dạy.
Các slide phải được thiết kế đẹp, sáng rõ, hấp dẫn và có tác dụng hướng học
sinh tập trung chú ý vào các nội dung chính của bài học.
Số lượng và tốc độ trình chiếu các slide không quá nhanh, không quá nhiều
mà phải có mức độ, phù hợp với từng nội dung học tập, từng lớp học, từng
khối học để học sinh kịp quan sát, tìm hiểu, suy nghĩ và ghi lại nội dung cơ
9
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
bản của bài học. Tùy đặc trưng của bộ môn và các dạng bài giáo viên sử dụng
các công cụ đa phương tiện hợp lý vào bài học có hiệu quả.
Việc dùng phần mềm dạy học đặc trưng ở một số bộ môn là rất quan trọng
nhưng cần lựa chọn những phần mềm thiết thực nhất dễ sử dụng, phù hợp với
thực tế ở địa phương.
Sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm phải có mức độ vừa không quá khó,không
ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỷ năng nghe ,nói, đọc, viết của học sinh.
Trình chiếu xong phần nào nên tắt màn hình tạm thời để tránh sự phân tán chú
ý cho học sinh vào phần nội dung giáo viên đang giảng.
Kết thúc vấn đề
Năm học 2009 – 2010 là năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy có hiệu quả là một trong
những băn khoăn trăn trở mà người quản lý cần phải tìm ra hướng đi đúng đắn
có hiệu quả nhất cho GV ở tất cả các bộ môn cấp THCS. Qua quá trình dự giờ
thao giảng của GV ở trường, dự giờ thanh tra cấp phòng, chấm thi đội ngũ GV
giỏi cấp huyện, chấm thi GV giỏi cấp tỉnh có thể khẳng định được rằng: Khi
ứng dụng CNTT trong giờ dạy nếu biết chú ý chọn lựa những tình huống dạy
học thích hợp, người GV có trình độ chuyên môn vững vàng làm chủ được
kiến thức và biết tự mình sử dụng hợp lý các phần mềm ứng dụng vào soạn
GA ĐT để thực thi BGĐT tránh lạm dụng được CNTT, biết phối hợp nhuần
nhuyễn, lồng ghép các phương pháp dạy học đặc trưng trong từng bộ môn thì
hiệu quả của tiết dạy sẽ đạt kết quả tốt.
10
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
Khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy để phù hợp với phương pháp dạy học và
nâng cao chất lượng bộ môn muốn đạt kết quả tốt thì cần thiết phải dựa trên
nguyên tắc dạy học của bộ môn. Biết kết hợp hài hòa với các phương pháp
truyền thống và phù hợp với điều kiện cụ thể ở đơn vị đang công tác. Với
niềm đam mê về CNTT và lĩnh vực chuyên môn .Là một cán bộ quản lý
chuyên môn tôi đã không ngừng học hỏi về cách thức tổ chức quản lý, chỉ đạo
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường bước đầu đã có những chuyển biến
khá mạnh mẽ. Tôi đã khơi dậy được niềm đam mê về soạn giảng ứng dụng
CNTT ở tất cả các bộ môn cấp THCS. Thời gian qua tôi đã cố gắng vận dụng
những kiến thức thông qua các chuyên đề, hội thảo về ứng dụng CNTT ở các
cấp, bộ, sở, phòng về triển khai hoạt động chuyên môn ở nhà trường bước đầu
đã có những kết quả khả quan. Kết quả trong năm học 2008-2009 có 15 giáo
viên dự thi giáo viên giỏi cấp THCS ở 6 bộ môn thì 100% các giáo viên đã sử
dụng CNTT vào tiết dạy khá hiệu quả. Năm học 2009-2010 thì việc ứng dụng
CNTT có tính chọn lọc và mang lại hiệu quả cao hơn năm trước . Đã bồi
dưỡng được giáo viên có giờ dạy giỏi cấp Tỉnh .Số lượng giáo viên có giờ dạy
giỏi cấp Huyện đã tăng hơn năm trước .
Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ theo
công văn 176 hướng dẫn của SGD-ĐT Hà Tĩnh đề tài này sẽ được triển khai ở
tất cả các bộ môn thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của tổ cụ thể và chi
tiết hơn .
Qua việc vận dụng kinh nghiệm ứng dụng CNTT và chỉ đạo giáo viên sử dụng
CNTT có hiệu quả vào các môn học ở cấp THCS tôi xin đưa ra một vài kinh
nghiệm nhỏ trong công tác quản lý chỉ đạo giáo viên sử dụng CNTT vào
giảng dạy có hiệu quả .
11
øng dông c«ng nghÖ th«ng tin cã hiÖu qu¶ gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng d¹y häc cÊp THCS
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động
chuyên môn ở các bộ môn cấp THCS. Trong đề tài này chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các cấp lãnh đạo, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều bài
học kinh nghiệm hơn nữa trong quá trình chỉ đaọ hoạt động chuyên môn ở
trường đạt hiểu quả cao hơn trong công tác giảng dạy ở cấp học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
12