Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Điều tra tăng trưởng làm cơ sở xây dựng biểu sản lượng rừng keo lai trồng tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN KHÁNH CHUYÊN

ĐIỀU TRA TĂNG TRƯỞNG LÀM CƠ SỞ
XÂY DỰNG BIỂU SẢN LƯỢNG RỪNG KEO LAI
(Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TRỒNG
TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN KHÁNH CHUYÊN

ĐIỀU TRA TĂNG TRƯỞNG LÀM CƠ SỞ
XÂY DỰNG BIỂU SẢN LƯỢNG RỪNG KEO LAI
(Acacia mangium x Acacia auriculiformis) TRỒNG
TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:


CHỮ KÝ PHÒNG ĐT

TS. NGUYỄN THANH TIẾN

CHỮ KÝ KHOA CHUYÊN MÔN

CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

THÁI NGUYÊN – 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu
và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Khánh Chuyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ khóa 2013 - 2015. Được sự
nhất trí, phân công của Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh

Tiến tôi đã thực hiện đề tài: “Điều tra tăng trưởng làm cơ sở xây dựng biểu
sản lượng rừng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) trồng tại
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô
giáo tham gia giảng dạy và trong Khoa Lâm Nghiệp, các cán bộ kiểm lâm Hạt
Kiểm lâm huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, nhân dịp này tôi xin chân thành cảm
ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Thanh Tiến đã tận
tình, quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do mới làm quen với công tác nghiên cứu cũng như có phần hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản
thân chưa nhận thấy được. Tôi rất mong sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo
để đề tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Khánh Chuyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Ý nghĩa đề tài ................................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4
1.1.1. Khái quát về loài Keo lai......................................................................... 4
1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 5
1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 10
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 15
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 24
2.3.1. Cách tiếp cận .......................................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường ................................................... 25


iv
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng .................................................. 27
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa các đại lượng xây dựng
mô hình sản lượng ........................................................................................... 30
2.3.5. Phương pháp kiểm tra thuần nhất phương trình tuyến tính bậc nhất .... 31
2.3.6. Phương pháp đánh giá và chọn phương trình thích hợp để xây dựng
biểu sản lượng ................................................................................................. 31

2.3.7. Phương pháp kiểm nghiệm kết quả ....................................................... 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 33
3.1. Tình hình sinh trưởng, tăng trưởng của rừng trồng Keo lai..................... 33
3.1.1. Tăng trưởng đường kính lâm phần Keo lai theo tuổi............................ 33
3.1.2. Tăng trưởng chiều cao lâm phần Keo lai theo tuổi………...……........34
3.1.3. Tăng trưởng trữ lượng lâm phần Keo lai theo tuổi ............................... 36
3.1.4. Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng, tăng trưởng của lâm phần ............. 39
3.2. Một số quy luật kết cấu và tương quan lâm phần Keo lai tại Hòa An ..... 40
3.2.1. Quy luật kết cấu lâm phần N/D ............................................................. 40
3.2.2. Quy luật kết cấu lâm phần N/H ............................................................. 45
3.3. Xây dựng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sản lượng rừng với các nhân
tố điều tra ......................................................................................................... 48
3.3.1. Tổng hợp các chỉ tiêu sản lượng lâm phần keo lai tại Hòa An ............. 48
3.3.2. Xây dựng đường kính bình quân lâm phần (Dg) .................................. 49
3.3.3. Xây dựng mô hình tổng tiết diện ngang lâm phần (G/ha) .................. 555
3.3.4. Xây dựng mô hình trữ lượng lâm phần (M/ha)................................... 611
3.3.5. Xây dựng mô hình tổng diện tích tán lâm phần (St/ha) ...................... 667
3.4. Đề xuất một số kiến nghị về công tác trồng cây Keo lai nguyên liệu
tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ................................................................. 722
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
1. Kết luận ....................................................................................................... 76
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 822


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu

và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các
nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Khánh Chuyên


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Dân số trung bình phân theo xã, thị trấn ........................................ 20
Bảng 2.1. Số lượng phân bố ÔTC lập ............................................................. 25
Bảng 2.2. Chỉnh lý liệt số N-D1.3 và tính tổng diện ngang lâm
phần .............258
Bảng 3.1. Tăng trưởng đường kính lâm phần Keo lai theo tuổi ..................... 33
Bảng 3.2. Tăng trưởng chiều cao lâm phần Keo lai theo tuổi ........................ 35
Bảng 3.3. Tăng trưởng về trữ lượng lâm phần Keo lai theo tuổi .................... 37
Bảng 3.4. Tổng hợp các chỉ tiêu điều tra lâm phần Keo lai tại Hòa An ......... 39
Bảng 3.5. Kết quả xác định phân bố thực nghiệm N/D tại huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng ................................................................................. 41
Bảng 3.6. Kết quả lập phân bố thực nghiệm và các chỉ số đặc trưng chiều
cao hvn rừng Keo lai tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng .................. 45
Bảng 3.7. Phân tích phương sai 2 nhân tố chiều cao ở 3 xã nghiên cứu ........ 48
Bảng 3.8. Tổng hợp một số chỉ tiêu sản lượng lâm phần Keo lai................... 49
Bảng 3.9. Mối quan hệ giữa Dg với mật độ và D1.3 ........................................ 50
Bảng 3.10. Mối quan hệ giữa Dg với mật độ và tuổi .................................... 500
Bảng 3.11. Mối quan hệ giữa Dg với mật độ và chiều cao tầng trội ............ 511

Bảng 3.12. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ Dg với D1.3 ......................... 52
Bảng 3.13. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ Dg với mật độ .................... 53
Bảng 3.14. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ Dg với Gi ........................... 54
Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa G/ha với D1.3 và mật độ ................................. 555
Bảng 3.16. Mối quan hệ giữa G/ha với H0 và mật độ ..................................... 56
Bảng 3.17. Mối quan hệ giữa G/ha với LnN và H0......................................... 57
Bảng 3.18. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ giữa G/ha với Dg0 .............. 57
Bảng 3.19. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ giữa G/ha với LnN ............. 59
Bảng 3.20. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ giữa G/ha với Dt ................ 60


vii
Bảng 3.21. Mối quan hệ giữa M/ha với mật độ và D1.3 .................................. 61
Bảng 3.22. Mối quan hệ giữa M/ha với Dg và mật độ ................................... 62
Bảng 3.23. Mối quan hệ giữa M/ha với D1.3và Hvn ......................................... 62
Bảng 3.24. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ M/ha với G/ha.................... 63
Bảng 3.25. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ M/ha với tuổi (A)............... 64
Bảng 3.26. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ M/ha với LnDg .................. 66
Bảng 3.27. Mối quan hệ giữa St/ha với Dg và LnN ....................................... 67
Bảng 3.28. Mối quan hệ giữa St/ha với Gi/ha và mật độ (N) ......................... 68
Bảng 3.29. Mối quan hệ giữa St/ha với D1.3 và mật độ (N) ............................ 68
Bảng 3.30. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ St/ha với Dg ....................... 69
Bảng 3.31. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ St/ha với tuổi (A) ............... 70
Bảng 3.32. Hàm sinh trưởng mô phỏng quan hệ St/ha với Gi ...................... 711
Bảng 3.33. Kết quả lập phương trình tương quan giữa nhân tố điều tra và
chỉ tiêu sản lượng ............................................................................ 72
Bảng 3.34. Kết quả tính toán các chỉ tiêu điều tra cơ bản của các ô không
tham gia lập phương trình ............................................................... 73
Bảng 3.35. Bảng kiểm tra giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết cho từng
chỉ tiêu ............................................................................................. 73

Bảng 3.36. Bảng tính toán sai số cho từng chỉ tiêu......................................... 73
Bảng 3.37. Kết quả kiểm tra tính thích ứng của các mô hình sản lượng ........ 74


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ các chỉ số tăng trưởng đường kính lâm phần theo tuổi ..... 34
Hình 3.2. Biểu đồ các chỉ số tăng trưởng chiều cao lâm phần theo tuổi ........ 36
Hình 3.3. Biểu đồ các chỉ số tăng trưởng trữ lượng lâm phần theo tuổi......... 38
Hình 3.4. Biểu đồ nắn phân bố thực nghiệm N/D theo hàm Weibull của
một số OTC đại diện cho lâm phần Keo lai tại Hòa An ................. 44
Hình 3.5. Biểu đồ nắn phân bố thực nghiệm N/H tổng số cây trên các
OTC nghiên cứu rừng Keo lai tuổi 3 tại Hòa An ............................ 46
Hình 3.6. Biểu đồ nắn phân bố thực nghiệm N/H tổng số cây trên các
OTC nghiên cứu rừng Keo lai tuổi 4 tại Hòa An ............................ 47
Hình 3.7. Biểu đồ nắn phân bố thực nghiệm N/H tổng số cây ....................... 47
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác nhau
giữa Dg với D1.3 .............................................................................. 52
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác nhau
giữa Dg với mật độ ......................................................................... 53
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác
nhau giữa Dg với Gi........................................................................ 54
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác
nhau giữa Gi và Dg0 ........................................................................ 58
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác
nhau giữa Gi và LnN....................................................................... 59
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác
nhau giữa Gi và Dt .......................................................................... 60
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác
nhau giữa M/ha với G/ha ................................................................ 64

Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác
nhau giữa M/ha với G/ha ................................................................ 65


ix
Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác
nhau giữa M/ha với LnDg ............................................................... 66
Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác
nhau giữa St/ha với Dg ................................................................... 69
Hình 3.18. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác
nhau giữa St/ha với tuổi (A) ........................................................... 70
Hình 3.19. Biểu đồ thể hiện các đường tương quan theo các hàm khác
nhau giữa St/ha với Gi .................................................................... 71
Hình 3.20. Biểu đồ giá trị thực nghiệm và giá trị lý thuyết của chỉ tiêu
Dg, Gi, M và St ............................................................................... 75


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Với tình hình phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, nhu cầu gỗ cho xây
dựng và các nhu cầu khác trên thị trường nội địa cũng được dự báo sẽ liên tục
tăng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội và hướng
công nghiệp chế biến gỗ đến sự phát triển bền vững thì trồng rừng thâm canh
là biện pháp được các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đặt ra từ
nhiều năm qua.
Trong hơn thập kỷ qua việc trồng rừng kinh tế đã được chú trọng. Những
loài cây trồng rừng kinh tế chủ yếu đó là những loài cây cho năng suất cao
như keo, bạch đàn, ... cây keo được trồng phổ biến nhất, gồm các loài: Keo lai,
Keo tai tượng, Keo lá tràm, ... đang được phát triển rộng rãi bởi tính ưu việt

của nó. Những năm gần đây, việc đưa cây Keo lai trồng ở nước ta mang lại
hiệu quả kinh tế cao đã mở ra hướng phát triển kinh tế cho người người dân.
Cây Keo lai được đưa vào trồng vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vừa cho
hiệu quả kinh tế cao, cải thiện môi trường tốt.
Hiện nay cây Keo lai đã và đang được nhân giống theo nhiều phương
pháp. Các nhà khoa học Việt Nam đã nhân được nhiều dòng khác nhau bao
gồm giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên khi đưa các dòng
giống vào sản xuất cần được khảo nghiệm trên từng địa phương hoặc các điều
kiện lập địa khác nhau.
Trong những năm gần đây diện tích trồng rừng cây Keo lai tại huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng ngày càng được mở rộng nhằm cung cấp nguyên liệu cho
nhà máy ván ép, ván dăm, gỗ bóc, xưởng chế biến gỗ, sử dụng phục vụ cho
đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên việc đánh giá khả năng sinh
trưởng làm cơ sở khoa học cho việc xác định biện pháp kỹ thuật tác động
cũng như dự báo sản lượng của rừng là cần thiết.


2
Mặc dù Keo lai được sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế và chính sách phát
triển kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như sự quan tâm chú ý của người
dân tới cây Keo lai khiến cho diện tích cây Keo lai không ngừng được tăng
lên. Song thật đáng tiếc rằng việc nghiên cứu về loài Keo lai hầu hết mới chỉ
dừng lại ở mức độ khảo nghiệm xuất xứ và chọn giống là chính. Một điều
đáng nói là người trồng Keo lai là để đáp ứng môi trường sinh thái mà chưa
biết hết tầm giá trị sản phẩm của cây Keo lai mang lại.
Để giúp những nhà sản xuất kinh doanh rừng Keo lai trong công tác điều
tra, đánh giá và nâng cao hiệu quả kinh doanh thì việc nghiên cứu nắm bắt
những quy luật khách quan tồn tại trong một phần thực tế và ứng dụng nó vào
trong việc xây dựng mô hình dự đoán sản lượng ... là rất quan trọng và cần
thiết. Riêng cây Keo lai cho đến nay các kết quả nghiên cứu mới chỉ thăm dò

mà chưa có kết quả công bố về nghiên cứu sinh trưởng và xây dựng mô hình
sản lượng.
Xuất phát từ thực tế trên và được sự nhất trí của phòng Đào tạo trường
Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên và giảng viên hướng dẫn khoa học
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra tăng trưởng làm cơ sở xây
dựng biểu sản lượng rừng Keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis) trồng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp thêm những thông tin về sinh trưởng và tính thích nghi của cây
Keo lai trồng tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Làm cơ sở đề xuất được một
số biện pháp kỹ thuật cũng như dự báo sản lượng rừng, phục vụ công tác
trồng rừng nguyên liệu cho địa phương.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng Keo lai theo tuổi thuộc
rừng sản xuất tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích được quy luật kết cấu, tương quan của lâm phần Keo lai.


3
- Xây dựng được mối quan hệ giữa các nhân tố sản lượng làm cơ sở xây
dựng biểu sản lượng rừng Keo lai tại Hòa An.
- Đề xuất một số giải pháp áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng
thâm canh hiện nay.
4. Ý nghĩa đề tài
4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu
Giúp học viên hiểu biết thêm về các kiến thức điều tra ngoài thực tế, nâng cao
kiến thức cả về lý thuyết và thực hành. Từ đó nâng cao trình độ, chuyên môn,
nghiệp vụ, kỹ thuật làm tiền đề cho mỗi học viên khi ra trường có kiến thức vững
vàng áp dụng vào công tác khi tốt nghiệp ra trường.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất

- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất những giải pháp kỹ thuật tối ưu
nhằm nâng cao năng suất của rừng trồng Keo lai tại huyện Hòa An nói riêng
và tỉnh Cao Bằng nói chung.


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ khóa 2013 - 2015. Được sự
nhất trí, phân công của Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh
Tiến tôi đã thực hiện đề tài: “Điều tra tăng trưởng làm cơ sở xây dựng biểu
sản lượng rừng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) trồng tại
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô
giáo tham gia giảng dạy và trong Khoa Lâm Nghiệp, các cán bộ kiểm lâm Hạt
Kiểm lâm huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, nhân dịp này tôi xin chân thành cảm
ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Thanh Tiến đã tận
tình, quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do mới làm quen với công tác nghiên cứu cũng như có phần hạn chế về
kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản
thân chưa nhận thấy được. Tôi rất mong sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo
để đề tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Khánh Chuyên



5
132o16’-145o,30’ Đông, lượng mưa 800-1900mm. Keo lai có sức sinh trưởng
nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ. Với một số dòng Keo lai đã chọn lọc
trồng thâm canh 3 tuổi đạt trung bình 8,6-9,8m về chiều cao, 9,8-11,4cm về
đường kính, 19,4-27,2 m3/ha/năm về lượng sinh trưởng và 50-77m3/ha về sản
lượng gỗ. Rừng Keo lai 7-8 tuổi đạt 150-200m3 gỗ/ha, có thể nhiều hơn 1,5-2
lần rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm.[23]
1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới
1.1.2.1. Nghiên cứu về giống Keo lai
Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa hai loài Keo tai tượng
(Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Giống lai này
được Messrs Hepbum và Shim phát hiện năm 1972 trong những hàng cây
trồng ven đường. Năm 1978 khi xem xét các mẫu tiêu bản thực vật ở
Queensland (Australia) Pedkey đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai
tượng và Keo lá tràm. Trong tự nhiên Keo lai cũng được phát hiện ở Papu New
Guinea (Turn bull, 1986; Grinfin, 1988), dẫn theo Lê Đình Khả (1997)[8].
Nghiên cứu năm 1987 của Rufelds cho thấy tại miền Bắc Sabah - Malaisia, Keo
lai xuất hiện ở rừng Keo tai tượng 3-4 cây/ha còn Wong thì thấy xuất hiện tỷ lệ
1/500 cây. Năm 1991 Cyrin Pinso và Robert Nasi đã thấy tại Ulukukut cây lai tự
nhiện đời F1 sinh trưởng khá hơn các cây xuất xứ của Keo tai tượng ở Sabah.
Các tác giả này cũng thấy rằng gỗ của cây Keo lai là trung gian giữa Keo tai
tượng và Keo lá tràm, có phẩm chất tốt hơn Keo tai tượng.
Tại Thái Lan (Kij Kar, 1992), Keo lai được tìm thấy ở vườn ươm Keo tai
tượng (lấy giống từ Malaisia) tại trạm nghiên cứu Jon - Pu của Viện nghiên
cứu Lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1989). Trong giai đoạn vườn ươm
Keo lai hình thành lá giả (Phylod) sớm hơn Keo tai tượng và muộn hơn Keo
lá tràm, dẫn theo Lê Đình Khả (1997)[8].
Keo lai đã được nghiên cứu nhân giống thành công bằng hom (Griffin,

1991). Tuy nhiên, trên thế giới vẫn chưa có những nghiên cứu về tính chất vật


6
lý và cơ học cũng như tính chất bột giấy của Keo lai và chưa có những nghiên
cứu chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính để từ đó tạo ra các dòng
tốt nhất để đưa vào sản xuất (dẫn theo Lê Đình Khả, 1999)[10].
1.1.2.2. Nghiên cứu mô hình sinh trưởng
Vanclay, 1998; Pote' and Bartelink, 2002[28][27], Mô hình sinh trưởng từ
những biểu đồ đơn giản nhất cho đến những phần mềm máy tính phức tạp đã
và đang là những công cụ quan trọng trong quản lý rừng. Sinh khối và hấp thụ
cacbon có thể được xác định bằng mô hình sinh trưởng. Trên thế giới đã có rất
nhiều mô hình sinh trưởng đã được phát triển và không thể tìm hiểu được
phương pháp cụ thể của mỗi mô hình. Vì vậy cần phải xác định được những
điểm chung để phân loại mô hình (Vanclay, 1998)[28]. Rất nhiều tác giả đã cố
gắng để phân loại mô hình theo các nhóm khác nhau với những tiêu chuẩn
khác nhau (Pote' and Bartelink, 2002)[27]. Có thể phân loại mô hình thành
các dạng chính sau đây:
1. Mô hình động thái (process model), mô hình sinh lý học mô tả đầy đủ
các cơ chế hóa sinh, lý sinh trong hệ sinh thái và sinh vật (Constable
and Friend, 2000)[24].
2. Mô hình thực nghiệm/thống kê (empirical model) dựa trên những đo
đếm của sinh trưởng và các điều kiện tự nhiên của thời điểm đo đếm
mà không xét đến các quá trình sinh lý học.
3. Mô hình hỗn hợp (hybrid/mixed model), kết hợp phương pháp xây
dựng hai loại mô hình trên đây để xây dựng mô hình hỗn hợp.
Mô hình thực nghiệm đòi hỏi ít tham số (biến số) và có thể dễ dàng mô
phỏng sự đa dạng về quản lý cũng như xử lý lâm sinh, nó là công cụ định
lượng sử dụng có hiệu quả và phù hợp trong quản lý và lập kế hoạch quản lý
rừng (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay and Skovsgaard, 1997; Vanclay,

1998)[25][28]. Phương pháp này có thể phù hợp để dự đoán sản lượng ngắn
hạn trong khoảng thời gian mà các điều kiện tự nhiên cho sinh trưởng của


7
rừng được thu thập số liệu tạo nên mô hình vẫn chưa thay đổi lớn. Mô hình
thực nghiệm thường được thể hiện bằng các phương trình quan hệ hoặc
phương trình sinh trưởng dựa trên số liệu sinh trưởng đo đếm thực nghiệm mà
thông thường không xét đến ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố môi trường, vì
các ảnh hưởng này được coi như đã được tích hợp vào sinh trưởng của cây.
Đối với mô hình thực nghiệm, các phương trình sinh trưởng và biểu sản lượng
có thể phát triển thành một biểu sản lượng sinh khối hoặc cacbon tương ứng.
Tuy nhiên, mô hình sinh trưởng thực nghiệm không đầy đủ. Chúng không thể
sử dụng để xác định hệ quả của những thay đổi của điều kiện môi trường đến
hệ sinh thái và cây như sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính, nhiệt độ, hoặc
chế độ nước… (Landsberg and Gower, 1997; Peng et al, 2002)[26].
Mô hình động thái mô phỏng quá trình sinh trưởng, với đầu vào là các yếu
tố cơ bản của sinh trưởng như ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng đất…, mô hình
hóa quá trình quang hợp, hô hấp và sự phân phát những sản phẩm của các quá
trình này trên rễ, thân và lá (Landsberg and Gower, 1997; Vanclay,
1998)[25][28]. Nó còn gọi là mô hình cơ giới (mechanistic model) hay mô
hình sinh lý học (physiological model). Mô hình động thái phức tạp hơn rất
nhiều so với mô hình thực nghiệm nhưng có thể sử dụng để khám phá hệ quả
của sự thay đổi môi trường đến hệ sinh thái, sinh vật (Dixon et al, 1990;
Landsberg and Gower, 1997)[24]. Tuy nhiên, mô hình động thái cần một số
lượng lớn các tham số (biến số) đầu vào, nhiều tham số lại không dễ đo, cần
thời gian dài để đo và/hoặc không thể đo được với cá điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật ở các nước đang phát triển (vd. Mô hình nổi tiếng CENTURY mô
phỏng động thái cacbon trong hệ sinh thái rừng và nông lâm kết hợp cần tới
hơn 600 tham số đầu vào (Ponce-Hernandez, 2004).

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều mô hình động thái hay mô hình hỗn
hợp được xây dựng để mô phỏng quá trình phát triển của hệ sinh thái rừng
như BIOMASS, ProMod, 3 PG, Gen WTO, CO2Fix, CENTURY…


8
(Landsberg and Gower, 1997; Snowdon et al, 2000; Schelhaas et al, 2001)[25].
Trong trường hợp không đủ số liệu đầu vào thu thập được từ các quá trình tự
nhiên của hệ sinh thái và cây, để sử dụng các mô hình này, người ta phải sử
dụng hàng loạt các giả định (assumptions), chính vì vậy tính chính xác của
mô hình phụ thuộc rất nhiều vào các sự phù hợp của các giả định này đối với
đối tượng nghiên cứu.
1.1.2.3. Nghiên cứu về sinh trưởng
Pinso và Nasi (1991)[26], đánh giá Keo lai tại Sabah một cách tổng hợp
thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu sự ảnh hưởng của cả
yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Họ cũng đánh giá được sinh trưởng của
cây Keo lai tự nhiên đời F1 tốt hơn xuất xứ Sabah của Keo tai tượng, song
kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea) hoặc Claudie
River (Queesland, Australia), còn sinh trưởng của những cây đời F2 trở đi mặc
dầu có một số cây có khá hơn nhưng không đồng đều so với trị số trung bình
và còn kém hơn cả Keo tai tượng.
Khảo sát của Cyril Pinso từ năm 1991 đã cho thấy Keo lai có rất nhiều đặc
trưng nổi bật so với bố mẹ là nó sinh trưởng nhanh, thân có độ thẳng trung
gian giữa hai loài bố và mẹ, chất lượng gỗ tốt hơn so với loài A.mangium.
Pinso và Nasi (1991)[26], đánh giá chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai thấy
rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,... ở cây Keo lai
đều tốt hơn 2 loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng
thương mại. Cây Keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân
cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt (Pinyopusarerk, 1990).
Thành quả Keo lai được Hepburm và Shim phát hiện năm 1972 tại Sook,

Sabah và Malaysia (Trần Hậu Huệ, 1995). Năm 1976, Tham đã chứng minh
rằng A.mangium và A.Auriculifomis có thể thụ phấn chéo và kết quả tạo ra
cây lai có sinh trưởng hơn hẳn bố mẹ chúng. Tại hội nghị Lâm nghiệp ở
Malaysia năm 1986, Rufeld và Lapongan đã trình bày phát hiện của họ về cây


9
Keo lai (Lê Đình Khả, 1993) (Nguyễn Thị Lan Hương, 2005) ), dẫn theo Trần
Thị Duyên (2008)[2].
Năm 1991, Unchin đã nghiên cứu chất lượng gỗ Keo lai, Giang và Liang
nghiên cứu cây Keo lai có nguồn gốc khác nhau bằng iozym (Trần Hậu Huệ,
1995). Kowanish năm 1972 ở Thái Lan đã nêu sự cần thiết nghiên cứu có
kiểm tra về thụ phấn chéo giữa A.Mangium và A.Auriculifomis. Năm 1987,
trung tâm hạt giống rừng Asean-Canada đã phát hiện hạt nhân được từ cây
A.Mangium trồng cạnh cây A.Auriculifomis mọc ra các cây con có đặc tính
khác bố mẹ chúng (Lê Đình Khả, 1993) ( Nguyễn Thị Lan Hương, 2005).
Ponganat (1988) đã nhân hom thành công 8 dòng Keo lai và thấy tỷ suất sinh
trưởng của Keo lai tốt hơn hẳn cha mẹ chúng (Lê Đình Khả, 1993) (Nguyễn
Thị Lan Hương, 2005). Năm 1989, Wongmance đã báo cáo kết quả nhân
giống sinh dưỡng thành công cây Keo lai cho rằng không khó khăn gì khi
nhân giống hom Keo lai, cây Keo lai giữ được đặc tính tốt, có sản lượng hạt
cao và tạo được hạt giống (Nguyễn Thanh Vân, 2003), dẫn theo Trần Thị
Duyên (2008)[2].
1.1.2.4. Nghiên cứu về lập địa trồng rừng
Một số nhà lâm nghiệp cho rằng, có thể dựa vào thực vật chỉ thị để đánh
giá lập địa (Husch B, 1982). Điều đó có nghĩa là, giữa thực vật và lập địa có
mối quan hệ qua lại, có thể thông qua mối quan hệ đó đánh giá lập địa, đánh
giá năng suất lâm phần, dẫn theo Vũ Tiến Hinh và Trần Văn Con, 2012[6]
Theo Vater (1925 - Đức) thì: “Lập địa nên hiểu là tất cả các yếu tố ngoại
cảnh thường xuyên tác động tới sự sinh tồn và phát triển của thực vật”, cũng có

nghĩa là lập địa bao gồm tất cả các yếu tố như: khí hậu, địa hình, đất, sinh vật
tạo thành một quần lạc sinh địa. Tất cả các yếu tố trong quần lạc sinh địa có ảnh
hưởng qua lại, tác động lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau, trong đó con người có
vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể hiểu lập địa như là nơi mà cây sinh sống và
phát triển hay là phạm vi không gian chứa đựng tất cả các yếu tố ngoại cảnh tác
động đến đời sống thực vật, dẫn theo Trần Công Quân (2011)[15].


10
Tập hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức nông
lương thế giới (FAO, 1984) đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừng trồng,
đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố
chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa hình, loại đất và hiện
trạng thực bì, dẫn theo Trần Công Quân (2011)[15].
Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazin, Golcalves
J.L.M và cs, (2004) cho rằng năng suất rừng trồng là sự “kết hôn” thích hợp
giữa kiểu gien với điều kiện lập địa và kĩ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả còn
chỉ cho thấy giới hạn của sản lượng rừng có liên quan tới các yếu tố môi trường
theo thứ tự mức độ quan trọng như sau: Nước > dinh dưỡng > độ sâu tầng đất.
Theo Thoommson 1994, các loài keo và bạch đàn nên trồng với mật độ
1111cây/ha không ảnh hưởng xấu tới sản lượng và chất lượng gỗ.
1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.3.1. Những nghiên cứu về giống Keo Lai
Ở nước ta, Keo lai xuất hiện lác đác ở một số nơi ở Nam Bộ như Tân Tạo,
Trảng Bom, Sông Mây và Ba Vì (Hà Tây), Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên
Quang …(Lê Đình Khả, 1999)[10]. Những nghiên cứu cây Keo lai này đã
xuất hiện trong rừng Keo tai tượng với những tỷ lệ khác nhau. Ở các tỉnh
miền Nam là 3-4%, còn ở Ba Vì là 4-5%. Riêng giống lai tự nhiên tại Ba Vì
được xác định là Acacia Manggium (xuất xứ Daitree thuộc bang Queensland)
với Acacia Auriculiformis (xuất xứ Darwin thuộc bang Northern Terrtoria)

của Australia.
Keo lai được phát hiện và khảo nghiệm đợt 1 từ năm 1993-1995, đến năm
1996 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã phối hợp với các đơn vị khác
tiếp tục nghiên cứu về Keo lai. Các nghiên cứu này là chọn lọc thêm các cây
trội Keo lai tự nhiên, xây dựng khảo nghiệm các dòng vô tính, tiến hành đánh
giá tiềm năng bột giấy của Keo lai cũng như tiến hành khảo nghiệm các dòng
Keo lai được lựa chọn ở các vùng sinh thái khác nhau (Lê Đình Khả, Phạm
Văn Tuấn, Nguyễn Văn Thảo và các cộng sự, 1999; Lê Đình Khả, 1999)[10].


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Ý nghĩa đề tài ................................................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 4
1.1.1. Khái quát về loài Keo lai......................................................................... 4
1.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 5
1.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 10
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 15

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 24
2.3.1. Cách tiếp cận .......................................................................................... 24
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường ................................................... 25


12
bước phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp nhằm nâng cao hiểu biết
về rừng, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu cũng như sản xuất kinh doanh
rừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên về
việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện pháp
kỹ thuật tác động vào rừng thường thiếu yếu tố sinh thái nên chưa thực sự đáp
ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Bản chất của các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh là giải quyết những mâu thuẫn sinh thái phát sinh trong quá
trình sống giữa các cây rừng và giữa cây rừng với môi trường. Vì vậy, để đề
xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu
cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh
thái học, lâm học và sản lượng.
1.1.3.3. Nghiên cứu về sinh trưởng
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Giao (2003)[4] cho thấy khảo nghiệm tại Ba
Vì (Hà Tây) ở phương thức thâm canh Keo lai 78 tháng tuổi chiều cao vút
ngọn trung bình 15m, đường kính trung bình D1,3 là 14,3 cm, thể tích thân cây
Keo lai đạt 172,2dm3/cây, gấp 1,42-1,48 lần Keo tai tượng và gấp 5,6-10,5 lần
thể tích thân cây Keo lá tràm. Khảo nghiệm tại Bình Thanh (Hòa Bình) ở
công thức thâm canh 7 tuổi, chiều cao trung bình cây Keo lai là 22,3m, đường

kính trung bình D1,3 là 20,7 cm, thể tích thân cây Keo lai đạt 383,1 dm3/cây, ở
công thức quảng canh Keo lai có chiều cao 22,9 m, đường kính D1,3 là 19,3cm,
thể tích thân cây là 344,2 dm3/cây. Khảo nghiệm tại Đại Lải (Vĩnh Phúc) ở đất
đồi lateritic nghèo dinh dưỡng, có mùa đông lạnh, sau 6 năm tuổi ở công thức
thâm canh Hvn trung bình đạt 15,5m, D1,3 trung bình 11,7cm, thể tích thân
cây đạt 86,2 dm3/cây, trong đó thân cây Keo tai tượng là 16,2-31,3dm3/cây.
Khảo nghiệm tại Đông Hà (Quảng Trị) cho thấy 5,5 tuổi Hvn Keo lai là
16,7m, D1,3 trung bình 17,2cm, thể tích thân cây là 202dm3/cây.
Nghiên cứu so sánh tại rừng trồng ở Ba Vì đã cho thấy lúc 2,5 tuổi Keo lai
có chiều cao trung bình 4,5m, đường kính ngang ngực trung bình từ 5,21cm,


13
trong khi Keo tai tượng có chiều cao là 2,77 m và đường kính ngang ngực là
2,63m (Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Đình Hải, 1993)[7].
So sánh cây Keo tai tượng với cây Keo lai, thì Keo lai có tỷ trọng gỗ lớn
hơn 13,2 - 23,5% trong lúc thể thể tích của nó lại lớn hơn Keo tai tượng rất
nhiều nên khối lượng gỗ lại càng lớn hơn Keo tai tượng. Còn so với Keo lá
tràm tại Đông Nam bộ thì tỷ trọng gỗ tuy kém (15,9%) song thể tích lại lớn
hơn nhiều nên khối lượng gỗ của nó vẫn lớn hơn hẳn Keo lá tràm, theo Lê
Đình Khả và cộng sự (1997)[12].
Một số nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, tính thích nghi của Keo lai và
tính chất gỗ, tác dụng cải tạo độ phì của đất cho thấy với chu kỳ kinh doanh
ngắn (7-8 năm) Keo lai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao về giá trị kinh tế và
sinh thái môi trường. Năng suất bình quân năm đạt từ 20-25 m3/ha/năm, cao
gấp hơn 3 lần so với Bạch đàn Uro, Keo tai tượng năng suất bình quân chỉ đạt
6-8 m3/ha/năm. Hiện nay đã có trên 25 tỉnh, thành phố trên cả nước đã và
đang trồng Keo lai với diện tích hàng chục ngàn ha. Nghiên cứu của Viên
Ngọc Nam, Hồng Nhật (2005)[13] về sinh khối cây Keo lai trồng tại một số
tỉnh phía Nam nước ta cho thấy sinh khối Keo lai trồng đạt 46,69-52,11 tấn/ha

ở tuổi 5, sinh khối tăng trung bình hàng năm là 9,34 tấn/ha/năm và
82,22-19,68 tấn/ha/năm đối với rừng 7 tuổi, lượng sinh khối tăng trung bình
hàng năm 16,44 tấn/ha/năm. Nghiên cứu này đã sử dụng hàm tuyến tính có
dạng log (W) = log(a) + log(D1,3) để mô tả tương quan sinh khối các bộ phận
của cây với đường kính (D1,3).
Năm 1995, Trần Cự, Nguyễn Đình Hải đã công bố kết quả chọn lọc cây
trội Keo lai và giâm hom trên thông tin khoa học kĩ thuật và kinh tế lâm
nghiệp. Cũng trong thời gian này Nguyễn Văn Chiến, Lưu Bá Thịnh... đã tiến
hành nhân hom từ chồi gốc của cây trội cho Keo lai đã thu được kết quả khá
cao. Nếu hom được xử lí bằng IBA thì tỉ lệ ra rễ đạt từ 80-90% Ứng dụng kết
quả nghiên cứu này, trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Nam Bộ


14
đã sản xuất được hơn 2000 cây Keo lai, dẫn theo Nguyễn Thanh Vân
(2003)[22]. Năm 1997 Phạm Văn Tuấn đã nghiên cứu và công bố kết quả cây
trội và nhân giống hom Keo lai. Theo tác giả thì hom được lấy từ chồi gốc ở
giai đoạn 2 tháng tuổi có tỷ lệ ra rễ khá cao (90%) nếu hom được xử lí bằng
IBA dạng bột hoặc dạng dung dịch, dẫn theo Nguyễn Thanh Vân (2003)[22].
1.1.3.4. Nghiên cứu về lập địa và kỹ thuật trồng
Nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001)[17], kết quả cho thấy để
nâng cao năng suất rừng Keo lai, việc bón phân khoáng với phân vi sinh cho
thể tích cây tăng so với đối chứng, sau đó là kết hợp bón supe lân với phân vi
sinh hoặc NPK với than bùn.
Nghiên cứu Nguyễn Huy Sơn (2004), thực hiện cùng thời gian với nghiên
cứu trên nhưng thực hiện tại Cam Lộ, Quảng trị cho thấy mật độ cây trồng
Keo lai trong khoảng 1.330-2.550 cây/ha thì mật độ 1.660cây/ha là khá hơn
sau 1 năm trồng. Việc bón lót phân NPK kết hợp với phân vi sinh đã cho sinh
trưởng Keo lai tốt hơn, trong khi việc tỉa cành ở giai đoạn cây còn nhỏ 1 năm
tuổi không mang lại kết quả mong đợi. Theo Phạm Thế Dũng, Nguyễn Thanh

Bình, Ngô Văn Ngọc (2005)[3] từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ
trồng đến sinh trưởng của rừng Keo lai 3 tuổi cho thấy nếu trồng rừng Keo lai
làm nguyên liệu giấy thì mật độ 1.428 cây/ha là thích hợp, nhưng nếu trồng
vừa để lấy gỗ lớn vừa để lấy gỗ nhỏ thì mật độ 1.111 cây/ha là thích hợp.
Phạm Thế Dũng và công sự (2005) chỉ ra rằng mặc dù áp dụng biện pháp kỹ
thuật thâm canh như nhau, nhưng trên đất nâu đỏ Keo lai sinh trưởng tốt hơn
trên đất xám phù sa cổ. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2004) có nhận xét về
năng suất rừng trồng Bạch đàn U6 trên ba loại đất khác nhau ở khu vực Tây
Nguyên là trên đất xám Granit ở An Khê, K’Bang rừng trồng Bạch đàn U6 từ 4
đến 5 năm tuổi đạt 20-24 m3/ha/năm, nhưng trên đất nâu đỏ phát triển trên đá
Macma acid ở Mang Yang 6 năm tuổi đạt 12 m3/ha/năm, trên đất đỏ Bazan


×