Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn SINH THÁI học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.36 KB, 27 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH THÁI HỌC

Câu 1: khái niệm về môi trường và các nhân tố sinh thái?
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực
tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những
hoạt động của sinh vật


Các nhân tố sinh thái:
Nhân tố vô sinh: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí, nước…. có tác động
lên sự phát triển của sinh vật
Nhân tố hữu sinh: Sự tác động của sinh vật lên sinh vật
Nhân tố con người

Câu 2: Trình bày quy luật giới hạn sinh thái? cho vd
-

-

Sự tồn tại của sinh vật phụ thuộc nhiều vào cường độ tác động của các nhân
tố sinh thái. Cường độ tác động tăng hay giảm,vượt ra ngoài giới hạn thích
hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống của sinh vật. Khi cường độ tăng
hơn ngưỡng cao nhất hoặc xuống thấp hơn ngưỡng thấp nhất so vs khả năng
chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không thể tồn tại.
Giới hạn cường độ của một nhân tố sinh thái mà ở đó cơ thể chịu đựng đc
gọi là giới hạn sinh thái của sinh vật đó. Còn cường độ có lợi nhất cho sinh
vật hoạt động gọi là điểm cực thuận. Những loài khác nhau có điểm sinh thái
và điểm cực thuận khác nhau. Giới hạn sinh thái và điểm cực thuận còn tùy
thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi của cá thể trạng thái cơ thể …

Có loài có giới hạn sinh thái rộng: như chuột cát ở đài nguyên chịu đc dao động


nhiệt không khí tới 80oC (từ +30oC tới – 50oC) là loài chịu nhiệt rộng.
Có loài có giới hạn sinh thái hẹp: như loài Copilia mirabilis chỉ chịu đc giới hạn
nhiệt rất hẹp 6oC (từ 20-26oC)
Ví dụ: Cá rô phi nuôi sống ở Việt nam:
+ Giới hạn sinh thái: từ 5,60C đến 420C.
+ Giới hạn dưới: 5,60C
1


+ Giới hạn trên: 420C
+ Khoảng thuận lợi: 200C đến 350C
+ Khoảng chống chịu: từ 5,60C đến 200C và từ 350C đến 420C
Câu 3: Trình bày quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái
lên từng chức phận sống của cơ thể sinh vật? cho vd
-

Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận của cơ thể
sống, có nhân tố cực thuận đối với quá trình này nhưng lại có hại hay nguy
hiểm cho quá trình khác.

Vd: nhiệt độ không khí tăng đến 40-45 0C sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất ở
động vật máu lạnh nhưng lại kìm hãm sự di động, con vật rơi vào trạng thái đờ đẫn
vì nóng.
Câu 4: Trình bày quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái? cho
vd
Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn tác đông qua lại , sự biến đổi của
một nhân tố sinh thái này có thể dẫn tới sự thay đổi về lượng và có khi về chất của
nhân tố sinh thái khác và sinh vật chịu ảnh hg của các thay đổi đó .Tât cả các nhân
tố đều gắn bó chặt chẽ vs nhau thành tổ hợp sinh thái .
Vd: khi cường độ ánh sáng chiếu trên mặt đất thay đổi, độ ẩm không khí và đất

cũng thay đổi theo sẽ ảnh hưởng tới hoạt động phân hủy các chất của VSV và động
vật không xương sống trong đất, từ đó ảnh hg đến hoạt động dinh dưỡng khoáng
của thực vật.
Câu 5: Trình bày quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và mt? vd
Trong mối quan hệ qua lại giữa sinh vật với mtr, không những mtr tác động lên
sinh vật mà sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố của mtr, và có thể làm thay
đổi tính chất của các nhân tố đó.
Vd: Trong một khu rừng tán rừng che phủ mặt đất làm tăng độ ẩm không khí và
đất. Trong đất xuất hiện nhiều vi sinh vật, thân mềm. Các sinh vật đất này hoạt
động mạnh phân hủy bùn bã hữu cơ từ thảm rừng, làm cho đất rừng thêm màu mỡ,
2


tơi xốp nhiều loại thực vật mới xuất hiện, đất k bị xói mòn. Như vậy rừng đã làm
thay đổi nhân tố khí hậu, mtr đất, nc và hệ động thực vật trong rừng.
Câu 6: ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống thực vật, động vật?
-

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới các đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh lí củ
thực vật:

 Hình thái giải phẫu: cây mọc nơi có nhiệt độ cao, kèm theo ánh sáng mạnh
thường có vỏ dày, tầng bần phát triển nhiều lớp giữ vai trò cách nhiệt với mtr ngoài
lá có tầng cutin dày hạn chế bốc hơi nc. Ở vùng ôn đới, về mùa đông cây thường
rụng lá hạn chế diện tiếp xúc với không khí lạnh, đồng thời hình thành các vẩy bảo
vệ chồi non và lớp bần cách nhiệt bao quanh thân cây.
 Hoạt động sinh lí: nhiệt độ mtr có ảnh hưởng rất mạnh tới hđ quang hợp và hô
hấp của thực vật. Cây chỉ quang hợp tốt ở nhiệt độ 20-30 0C cây ngừng quang hợp
và hô hấp ở nhiệt độ thấp quá( 00C) or cao quá ( hơn 400C). Trong điều kiện độ ẩm
không khí thấp, nhiệt độ không khí ngày càng cao cây càng thoát hơi nc mạnh.

Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình hình thành và hoạt động của diệp lục. Khả năng
chịu đựng nhiệt độ bất lợi của các cơ quan khác nhau của cây không giống nhau.
Lá là bộ phận chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Trong những giai đoạn phát triển cá thể
yêu cầu nhiệt độ mtr cũng khác nhau. Hạt nảy mầm cần nhiệt độ ấm hơn khi ra hoa
lúc quả chín cây cần nhiệt độ mtr cao nhất.
-

Ảnh hưởng của nhiệt độ tới các đặc điểm sinh thái của đvât.

 Hình thái đvât: Theo K.Bergmann đvât đẳng nhiệt (chim và thú) thuộc cùng
loài hay các loài gần nhau sống ở các vùng miền Bắc nhiệt độ thấp có kích thước
cơ thể lớn hơn ở miền Nam ấm áp, ngược lại đvât biến nhiệt (cá,bò sát…) thì ở
miền Nam cơ thể lớn hơn miền Bắc
D.Allen cho rằng đvât đẳng nhiệt sống nơi càng lạnh thì kích thước các phần thò ra
ngoài cơ thể ( tai ,các chi ,đuôi ,mỏ) càng nhỏ hơn ở nơi nóng để hạn chế sự mất
nhiệt (vd thỏ Châu Âu có tai nhỏ hơn tai thỏ Châu Phi ). Các loài đvât vùng lạnh có
bộ lông dày và dài hơn những đvât ở vùng nóng. Tuy nhiên khi chuyển chúng về
sống nơi có nhiệt độ ôn hòa ít lạnh lông sẽ ngắn và thưa dần.

3


 Hoạt động sinh lí: nhiệt độ mt ảnh hưởng rất nhiều đến các hđ sinh lí của đvât
trc hết là ảnh hưởng tới lượng thức ăn và tốc độ tiến hóa của thức ăn.N ó còn ảnh
hưởng tới mức độ trao đổi khí của đvât nhiệt độ càng cao mức độ trao đổi khí càng
tăng
 Sự phát triển: tốc độ phát triển của đvât biến nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ mt.
Khi nhiệt độ lên cao quá hoặc thấp quá thì đvât không phát triển đc giới hạn đó gọi
là ngưỡng pt. (vd ngưỡng nhiệt pt của sâu khoang cổ >10 0C , của bướm cải màu
trắng là 10,50C)

 Sự sinh sản: nhiều loài đvât chỉ sinh sản trong một giới hạn nhiệt độ thích hợp
nhất định. Nếu nhiệt độ mtr cao hơn hay thấp hơn mức cần thiết cường độ sinh sản
sẽ giảm hay ngừng trệ. Sv ngừng sinh sản khi đkiên nhiệt độ của mtr k thuận lợi.
(vd cá chép chỉ đẻ trứng ở nhiệt độ nc không thấp hơn 150C).
 Các trạng thái tạm nghỉ: nhiệt độ mtr lên quá cao hay quá thấp sẽ gây ra trạng
thái ngủ hè hay ngủ đông, các đvât biến nhiệt ngủ hè khi nhiệt độ quá cao vào độ
ẩm quá thấp, trạng thái ngủ đông sẽ xuất hiện khi nhiệt độ xuống quá thấp làm
đình chỉ sự pt (gấu Bắc cực )
 Sự phân bố: nhiệt độ mtr là giới hạn sự phân bố của nhiều lài sinh vật. Có những
loài chỉ phân bố ở những vùng nhiệt đới hay những nơi có sự chênh lệch nhiệt độ
ngày và đêm không lớn. Nhiều trường hợp nhiệt độ mtr là nhân tố sinh thái ảnh
hưởng tới các nhân tố khác và qua đó ảnh hưởng tới sự phân bố của đvât (vd ruồi
quả ở Địa Trung Hải chỉ phát triển nơi có nhiệt độ tb ngày đêm cao hơn 13,50C)
 Tập tính sinh hoạt: nhiều loài đvât nhờ vào tập tính mà có thể giữ thăng bằng
nhiệt hiệu quả (vd khả năng đào hang hay xây tổ tránh nắng của nhiều loài )
Câu 7: Khái niệm quần thể sinh vật?cho vd? Trình bày các mối quan hệ sinh
thái giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
Quần thể là tập hợp những cá thể cùng một loài sinh sống trong một khoảng
không gian nhất định.
Vd: quần thể ngựa vằn, châu chấu …
-

Các mối quan hệ sinh thái :
4


+ Quan hệ hỗ trợ: Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong
các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản,… Đảm bảo cho
quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

+ Quan hệ cạnh tranh: Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi
mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ
cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể cạnh tranh về nơi ở, thức ăn,
ánh sáng; các con đực tranh giành con cái.
Câu 8: Trình bày 8 đặc trưng của quần thể sinh vật. Trong các đặc trưng đặc
trưng nào là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể có ảnh hưởng nhiều tới
các đặc trưng còn lại?

 8 đặc trưng của quần thể:
1.

Cấu trúc thành phần giới tính hay tỉ lệ đực, cái

Thành phần giới tính là tỉ lệ giữa cá thể đực vs cá thể cái. Đây là cơ cấu quan trọng
mang tính thích ứng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong những điều kiện
thay đổi của mtr. Tỉ lệ này thường xấp xỉ 1.
2. Cấu trúc thành phần nhóm tuổi
- Tỉ lệ về số lượng các nhóm tuổi trong quần thể có tầm quan trọng trong việc quần
thể khai thác nguồn sống của mtr, đặc biệt những nhóm tuổi có sức sinh sản mạnh
quyết định khả năng sinh sản của quần thể ở từng thời điểm từ đó cho thấy hình
ảnh của sự phát triển của quần thể trong tương lai.
- Hình tháp tuổi: là biểu đồ sắp xếp các nhóm tuổi từ thấp đến cao và có ba nhóm
tháp: dạng phát triển, dạng ổn định, dạng giảm sút.
- Sự phục hồi số lượng cá thể của quần thể phụ thuộc vào loài có chù kì sống ngắn
hay dài và đặc điểm sinh sản của những loại đó
3. Sự phân bố cá thể trong quần thể
- Phân bố đồng đều: Ít gặp trong tự nhiên, thường gặp kiểu này phổ biến do tác
động của con người
5



- Phân bố ngẫu nhiên: Là dạng trung gian của kiểu phân bố đồng đều và phân bố
theo nhóm, có vai trò làm giảm sự cạnh tranh
- Phân bố theo nhóm: Thể hiện mối quan hệ giữa cá thể cùng loài trong kiếm ăn,
chống kẻ thù, chống điều kiện bất lợi của môi trg
4. Mật độ quần thể (MĐQT)
Mật độ cá thể của quần thể trong quần thể là số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích
hay thể tích.
Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể (ảnh hưởng đến các đặc trưng
khác)
Mật độ quần thể thay đổi trước khi có sự thay đổi của môi trg
- Một số nguyên tắc xác định MĐQT :
 Đối với động vật: Sử dụng phương pháp đếm trực tiếp, hoặc gián tiếp
 Đối với thực vật: thường sử dụng biện pháp chia ô
5. Sức sinh sản của quần thể
Sức sinh sản của quần thể là khả năng của quẩn thể gia tăng về số lượng bổ sung
cho quần thể khi số lượng cá thể của quần thể bị giảm sút (tử vong hoặc xuất cư)
Sức sinh sản của quần thể phụ thuộc:
-

Điều kiện sống của môi trg
Số trứng hoặc số con để trứng trong 1 lứa, hoặc số lứa trong 1 năm
Phụ thuộc vào tuổi sinh sản

Vd: chuột nhắt khi được 7-8 tháng tuổi 1 lứa đẻ 6- 8 con. Khi chuột nhắt được 1218 tháng tuổi chuột đẻ 2-3 con sau đó ngừng đẻ.
6. Sự tử vong của quần thể
Sự tử vong của quần thể là mức giảm dân số của quần thể do sự tử vong của những
cá thể ở những lứa tuổi khác nhau.

6



Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tử vong: Điều kiện sống, tuổi, các yếu tố sinh thái,
dịch bệnh…
Khi xét tới tuổi quần thể cần tính tuổi thọ trung bình của quần thể

7. Sự sinh trưởng của quần thể
Hệ số sinh trưởng hay chỉ số gia tăng theo cá thể là số lượng cá thể mà 1 số
lượng cá thể có thể sinh sản ra trong 1 đơn vị thời gian.
Sự sinh trưởng theo 2 khả năng: sinh trưởng theo tiềm năng sinh học, sinh
trưởng thực tế
8. Sự phát tán của quần thể
- Sự phát tán là yếu tố quan trọng đảm bảo sự sinh tồn của quần thể. Khả năng phát
tán phụ thuộc vào khả năng vận chuyển và khắc phục những chướng ngại thiên
nhiên.
Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng về MĐQT là quan trọng nhất .
Câu 9: Trình bày đặc trưng sức sinh trưởng của quần thể?sức sinh trưởng
của quần thể theo tiềm năng sinh học? Sinh trưởng thực tế của qt? lấy vd và
vẽ đường cong sinh trưởng của các dạng trên ?

-

Đặc trưng sức sinh trưởng của quần thể : theo tiềm năng sinh học , sinh
trưởng thực tế .
Sự sinh trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học hay đường cong lí
thuyết : nghĩa là mọi đkiện ngoại cảnh thuận lợi cho sự sinh trưởng của quần
thể thì quần thể sinh trưởng theo tiềm năng sinh học .

Vd: Sinh trưởng của quần thể Ecoli theo lí thuyết như sau: Cứ 20 phút tế bào phân
chia 1 lần (1 vi khuẩn Ecoli 20p tạo 2 vi khuẩn Ecoli)

Đồ thị sự sinh trưởng của Ecoli sẽ có dạng như sau:

7


-

Sự sinh trưởng thực tế hay đường cong logic: thực chất đường cong lí thuyết
là không thực tế vì trong thực tế số lượng cá thể của quần thể không thể phát
triển không giới hạn. Mà nó phụ thuộc vào nhiệt độ mtr và đkiện ngoại
cảnh .

Đường cong thực tế hay còn gọi là đường cong giới logic (đường cong thể hiện sự
sinh trưởng của quần thể trong đkiện cụ thể của mtr sống với nguồn thức ăn cố
định).
Vd:
Đồ thị sinh trưởng thực tế của vi khuẩn Ecoli

Câu 10: khái niệm về quần xã sinh vật ?vd.
Quần xã sinh vật là một tập hợp sinh vật cùng sống trong một không gian nhất
định là sinh cảnh, được hình thành trong một quá trình ,liên hệ với nhau bởi những
8


quan hệ sinh thái về thức ăn và nơi ở... biểu hiện bằng những quan hệ tương trợ
(cộng sinh, hội sinh ,hợp tác…) hay quan hệ đối địch (kí sinh-vật chủ, vật ăn thịt
con mồi, cạnh tranh..)
Vd: quần xã ao cá, đồng cỏ, cây bụi, sinh vật nổi…

Câu 11. Trình bày các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?



Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã:

- Loài ưu thế:là những loài có số lượng lớn, có ảnh hưởng đến các loài khác
Vd: quần xã ao cá, cá rô phi có số lượng lớn được gọi là loài ưu thế.
- Loài đặc trưng: là loài đặc trưng, xuất hiện ở 1 vùng, lãnh thổ nhất định
Vd: loài cọ là loài đặc trưng của quần xã đồi núi Phú Thọ


Đặc trưng về phân bố cá thể của quần xã:

- Phân bố theo chiều thẳng đứng
Vd: sự phân bố của động vật, thực vật trong rừng mưa nhiệt đới
Đối với thực vật chia thành 5 tầng: 3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi, 1 tầng cây cỏ
dương xỉ
Sự phân tầng sẽ làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã
Đối với động vật: kéo theo sự phân tầng của thực vật là sự phân bố của động vật
-

Phân bố theo chiều ngang, trên mặt đất
Phân bố từ đỉnh núi sườn núi chân núi
Phân bố từ vùng bờ ven bờ khơi xa

Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng của các nhóm sinh vật:
Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm sinh vật có quan hệ dinh dưỡng khác nhau:
- Nhóm SV sản xuất: gồm cây xanh và 1 số VSV tự dưỡng (VK lam, VK lưu
huỳnh)
9



- Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như: động vật
ăn thực vật, động vật ăn động vật.
- Nhóm sinh vật phân giải: gồm những vi sinh vật dị dưỡng phân giải các chất hữu
cơ có sẳn trong tự nhiên như: VK, nấm, 1 số động vật đất

Câu 12: Trình bày về mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần
xã ?


Mối quan hệ đối địch đối kháng

Quan hệ giữa động vật và thực vật: thực vật có via trò quan trọng trong đời sống
thực vật :là thức ăn cho đvật ăn thực vật là nơi ở or nơi sinh đẻ. Tuy nhiên nhiều
loại nấm là tác nhân gây bênh đối với đvật .

Quan hệ canh tranh: Là mối quan hệ giữa các loài có cùng chung nhau nguồn
sống, các loài cạnh tranh nhau giành thức ăn, nơi ở…
Quan hệ cạnh tranh khác loài được thể hiện rõ nét ,khi các loài khác nhau có cùng
nhu cầu thức ăn nơi ở và về những đkiện khác của sự sống mà những điều đó
không được thỏa mãn hoàn toàn. Những sinh vật càng có quan hệ sinh thái gần
nhau thì càng cạnh tranh gay gắt.
Đối với thực vật: cạnh tranh giành khoảng không gian có nhiều ánh sáng, những
cây lấy được nhiều ánh sáng sẽ vươn cao hơn những cây khác, rễ phát triển mạnh
sẽ có cơ hội sống sót hơn.
Đối với động vật: cạnh tranh gay gắt ở những loài có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi
ở…
Quan hệ động vật ăn thit-con mồi: là quan hệ trong đó đvật ăn thịt là động vật sử
dụng những loài động vật khác làm thức ăn. Chúng tìm bắt con mồi và con mồi bị
tiêu diệt ngay sau khi bị tấn công.

Quan hệ kí sinh - vật chủ: là quan hệ trong đó loài này (vật kí sinh) sống nhờ vào
mô hoặc thức ăn được tiêu hóa của loài khác (vật chủ). Vật kí sinh có thể là nấm,
giun sán, bét,sâu bọ…
10


Quan hệ ức chế cảm nhiễm: là quan hệ giữa các loài sinh vật trong đó loài này ức
chế sự phát triển hoặc sự sinh sản của loài kia bằng cách tiết vào mtr những chất
độc.
(vd: Tảo giáp phát triển mạnh gây vào mùa sinh sản tiết ra chất độc gọi là “thuỷ
triều đỏ“ hay “nước nở hoa“ làm chết nhiều động vật không xương sống và nhiều
loài khác chết do ăn phải những động vật bị nhiễm độc này.)


Mối quan hệ tương hỗ - tương trợ

Quan hệ cộng sinh: Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các
bên đều có lợi; tuy nhiên mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp
tác của bên kia. (cộng sinh giữa thực vật và nấm hoặc vi khuẩn, giữa động vật và
thực vật, giữa động vật và động vật).
Vd: VK cố định đạm (Rhizobium) cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu.
Quan hệ hợp tác: cũng giống như quan hệ cộng sinh ,song hai loài không nhất
thiết phải thường xuyên sống chung với nhau, khi sống tách riêng chúng vẫn tồn
tại được.
(Vd: chim sáo và trâu rừng , chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu, khi có thú
dữ chim bay lên báo động cho trâu)
Quan hệ hội sinh: là quan hệ giữa hai loài sinh vật nhưng chỉ một bên có lợi cần
thiết còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
(Vd: sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến)


Câu 13: khái niêm về diễn thế sinh thái? Các loại diễn thế sinh thái?
Nguyên nhân tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế?
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn
tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Các loại diễn thế sinh thái :
 Diễn thế nguyên sinh: là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

11


Ví dụ: đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa đất mới bồi ở lòng sông hoặc là sau
khi nham thạch núi lửa đông đặc và nguội đi
 Diễn thế thứ sinh: là diễn thế xuất hiện ở một mtr đã có quần xã nhất định .Sau
đó quàn xã đó bị hủy hoại bởi khí hậu hoặc hỏa hoạn , xói mòn hay do tác động
của con ng.
Ví dụ: nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, cỏ rồi trảng cây bụi phát triển và lâu hơn nữa,
rừng cây gỗ xuất hiện thay thế.
 Diễn thế phân hủy : Đây là quá trình không dẫn tới một quần xã sinh vật ổn định,
mà theo hướng dần dần bị phân hủy dưới tác dụng của nhân tố sinh học.
Ví dụ, diễn thế của quần xã sinh vật trên xác một động vật hoặc trên một cây đổ.


Nguyên nhân của sự diễn thế :

Nguyên nhân bên ngoài: do sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
như sự thay đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán, núi lửa…
Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Nguyên nhân con người (vừa là nguyên nhân bên ngoài và cũng vừa là nguyên
nhân bên trong) như: đốt rừng, san lấp hồ ao…



Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế

Giúp hiểu được các quy luật phát triển trong quần xã và dự đoán được các quần
xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ xuất hiện trong tương lai.
Chủ động xay dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi
trường, sinh vật và con người.
Câu 14. Khái niêm về hệ sinh thái?Vd? Cấu trúc chức năng của HST?
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh)
Vd : bể nuôi cá, thảm rừng , đại dương….
12




Cấu trúc HST : mỗi HST đều có hai thành phần chính :

 Thành phần hữu sinh là các sinh vật bao gồm:
Sinh vật sản xuất là sv có khả năng tổng hợp và hóa tổng hợp ,tạo nên nguồn thức
ăn tự nuôi mình và nuôi sinh vật dị dưỡng .
Sinh vật tiêu thụ gồm đvật ăn thực vật và đvật ăn thịt.
Sinh vật phân giải là những loài sv sống nhờ vào phân giải chất hữu cơ có sẵn
thành các chất vô cơ
 Thành phần vô sinh là sinh cảnh bao quanh sinh vật trong quàn xã bao gồm: Các
chất vô cơ ( nc ,oxi, nito…) Các chất hưu cơ ( protein ,glucozo…) cac yếu tố khí
hậu ( ánh sáng , nhiệt độ …)



Chức năng của HST :

HST biểu thị chức năng như 1 tổ chức sống qua sự trao đổi vật chất và năng lượng
của các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh, trong đó quá
trình đồng hoá, sử dụng chất hửu cơ, năng lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng
thực hiện, và quá trình dị hoá do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.
Câu 15 . Khái niệm chuỗi thức ăn? Vd? Có mấy loại chuỗi thức ăn ?sơ đồ của
từng loại đó?
Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều loại sinh vật ,mỗi loài là một mắt xích
thức ăn ,mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích phía trước ,nó lại bị mắt xích phía sau
tiêu thụ.
Vd : cây cỏ -> thỏ -> cáo -> hổ
Các loại chuỗi thức ăn gồm 3 loại:
-

Chuỗi thức ăn chăn nuôi: mở đầu chuỗi là thực vật

Sơ đồ: Thực vật  động vật ăn thực vật  động vật ăn thịt bậc 1 động vật ăn
thịt bậc 2
Vd: cỏ sâu bọ gà cáo

13


-

Chuỗi thức ăn phế liệu: Mở đầu chuỗi là sinh vật ăn phế liệu (mùn bã, cặn,
vẩn)

Sơ đồ: Các chất ăn phế liệu động vật ăn phế liệu động vật ăn thịt bậc 1 động

vật ăn thịt bậc 2
( vd: chất mùn bã -> mối -> nhện )
-

Chuỗi thức ăn thẩm thấu: Các chất hữu cơ hoà tan trong môi trg nước được
các sinh vật nhỏ bé (vi khuẩn) thẩm thấu qua màng tế bào  Các động vật
nguyên sinh động vật ăn động vật nguyên sinh

Sơ đồ: Các chất hữu cơ hoà tan trong nước vi khuẩn động vật nguyên sinh
động vật ăn động vật nguyên sinh
Câu 16. Thế nào là chu trình sinh địa hóa các chất ?có mấy loại chu trình ? kể
tên các loại đó ?
- Chu trình sinh địa hóa là chu trình vận động các chất vô cơ trong HST theo con
đường từ ngoại cảnh chuyển vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật chuyển trở
lại ngoại cảnh
- Có 3 loại chu trình:
+ Chu trình của nước
+ Chu trình các chất có giai đoạn khí chiếm ưu thế: chu trình cacbon, nito
+ Chu trình các chất lặng đọng chiếm ưu thế
Câu 17. Chu trình nước? (sơ đồ, giải thích, ý nghĩa)
Sơ đồ:

14


Giải thích: Dưới sự tác động của ánh sang mặt trời nên mới có sự thoát hơi nước

Liên hệ thực tế:
+Vai trò của nước đối với sinh vật và đời sống con người: Dung môi hoà tan các
chất của quá trình trao đổi chất

+ Sự phân bố của nước trong tự nhiên: Nước trên trái đất được phát sinh từ 3
nguồn: Từ bên trong nguồn đất, từ các thiên thạch đưa lại, từ các băng tuyết. Trong
3 nguồn trên thì nguồn từ bên trong lòng đất là chủ yếu tạo nên nước mặn, nước
ngọt, hơi nước trên mặt đất.
+ Nước trong tự nhiên tập chung phần lớn ở biển và đại dương, chiếm trên
97,61%, khối băng tuyết của các cực chiếm 1,83%, nước ngầm chiếm 0,56%.
Chúng ta sử dụng là nước ngầm, tuy nhiên lượng nước ngầm phân bố không đồng
đều giữa các châu lục trên Trái Đất, ngay cả đối với 1 quốc gia.
+ Hiện trạng tài nguyên nước
+ Đề xuất 1 số biện pháp bảo vệ tài nguyên nước:
-

Sử dụng công cụ luật pháp để bảo vệ tài nguyên nước
Sử dụng công cụ kinh tế: Đánh thuế chi trả việc khai thác tài nguyên nước
Sử dụng công cụ kĩ thuật: Thiết kế và sử lí nước thải của nhà máy của các
làng nghề, sinh hoạt.
15


-

Sử dụng công cụ giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức trong cộng đồng
để bảo vệ, tiết kiệm khi sử dụng tài nguyên nước.

Câu 18: Chu trình các bon
Sơ đồ:

Giải thích: Có thể tóm tắt chu trình cacbon bằng 2 PTPU sau:
-


CO2 + 6H2O  quang hợp C6H12O6 + O2
C6H12O6 + 6O2 hô hấp 6CO2 + 6H2O + NL

Liên hệ thực tế:
+ Vai trò của C: là thành phần xác định nên tế bào của cơ thể sinh vật.
+ CO2 là 1 trong chất khí chính của khí nhà kính (CO 2, CH4, NOx, Sox, hơi nước)
hiện nay nồng độ của CO2 đang gia tăng  nhiệt độ trái đất tăng  băng ở các
cực tan  nước biển dâng  ngập lụt  Biến đổi khí hậu.
+ Giải pháp: Góp phần giảm nồng độ CO2 trong không khí
Thập kỉ 80 của thế kỉ XX trở về trước thế giới lấy kinh tế làm trọng tâm của sự
phát triển, Vì vậy con người phải đối mặt với nhiều vấn đề: Nạn OONMT, phân
biệt giàu nghèo, bệnh dịch, nạn đói… Vì vậy cần phải đặt ra cho loài người con
16


đường không chỉ lấy kinh tế làm trọng tâm mà phải phát triển bền vững KT – XH –
MT.
Năm 1992 hội nghị thượng đỉnh trái đất có187 nước trên thế giới tham gia thông
qua 5 sự kiện quan trọng:
-

27 nguyên tắc cho sự PTBV
Chương trình nghị sự 21 về PTBV
Chương trình khung của LHQ về BĐKH
Công ước về đa dạng sinh học
Chương trình bảo vệ và phát triển rừng

Chương trình khung của LHQ về BĐKH có hiệu lực 1994. Vào năm 1997 đã xây
dựng nghị định thư KYOTO yêu cầu các nước cam kết giảm phát thải khí nhà kính
theo nghị định thư KYOTO. Để thực hiện nghị định thì có 3 cơ chế; trong đó có 2

cơ chế dành cho nước phát triển còn 1 cơ chế CDM thực hiện giữa các nước phát
triển với các nước đang phát triển.
Khi thực hiện CDM , nước phát triển sẽ được phát thải thêmvới 1 lượng CO2 nhờ
quá trình đầu tư thương mại cho các nước đang phát triển, Nước đang phát triển
được giải quyết việc làm, công nghệ sử dụng thân thiện với môi trường
Câu 19: Chu trình Nito
Sơ đồ:

17


Giải thích: Thực vậy hấp thụ N2 dưới 2 dạng: NH4+, NO3Từ N2 tự do trong không khí  NH4+, NO3- trải qua 3 con đường: Vật lí, hoá học,
sinh học
-

Vật lí: do sự phóng điện trong các cơn dông.
Sinh học: Nhờ vi khuẩn cố định đạm tại nốt sần trên cây họ đậu
Hoá học: qua 4 quá trình:

+ Quá trình a môn hoá: Là quá trình chuyển biến N2 trong đất, xác sinh vật nhờ
các VSV dị dưỡng thực hiện
+ Quá trình Nitrat hoá: Là quá trình chuyển biến từ NH4+ NO2NO3+ Quá trình khử Nitrat: Từ NO3- NH4+
+ Quá trình phản Nitrat: Từ NO 3- N2 tự do trở về không khí. Quá trình này
được gọi là quá trình mất đạm của cây, được diễn ra trong môi trg yếm khí
(thiếu O2)
Liên hệ thực tế: + Vai trò của N2: Là thành phần xây dựng nên tế bào của cơ thể
sinh vật
N2 dưới dạng NOx là 1 trong những khí nhà kính. Sự gia tăng của nồng độ NOx sẽ
làm cho trái đất nóng dần lên băng tan  Biến đổi khí hậu.
Câu 20. Chu trình photpho

Sơ đồ:

18


Giải thích: Chu trình photpho tham gia vào chu trình dưới dạng lắng đọng, chúng
tồn tại trong các lớp vỏ của trái đất. Dưới tác động của con người hoặc môi trường
mới tham gia vào chu trình được dưới dạng PO 43-. Do đó có thể giải thích chu trình
photpho bắt đầu từ xác sinh vật
Chu trình phót pho bắt đầu từ xác sinh vật được vi khuẩn và nấm phóng hoá thành
PO43- sau đó thực vật lại là thức ăn của động vật, xác động vật lại được phóng hoá
để thành PO431 phần quá trình của PO43- được rửa trôi theo dòng chảy ra biển, chúng được thực
bật nổi ở biển sử dụng đi vào trong chuỗi thức ăn. Xác chết của các sinh vật này
cùng với các chất bài tiết sẽ lắng xuống trầm tích biển
Liên hệ thực tế: Vai trò của photpho chính là thành phần để xây dựng nên tế bào
của sinh vật
Photpho là thành phần của phân lân cung cấp cho thực vật
Câu 21. Cơ chế khuếch đại sinh học
Là nồng độ các chất độc hại tăng theo các bậc dinh dưỡng
Vd: nồng độ của thuốc trừ sâu đi vào cơ thể sinh vật qua chuỗi thức ăn

Câu 22. Trình bày khái niệm và kí hiệu: sản lượng sv toàn phần, sản lượng sv thực
tế, sản lượng sv riêng, sản lương sv sơ cấp, sản lượng sv thứ cấp? vd.
19


Sản lượng sv toàn phần ( PG hay A) là lượng chất sống ( hay số năng lượng) do
một cơ thể hoặc các sinh vật trong một bậc dinh dưỡng sản sinh ra trong một
khoảng thời gian nhất định nào đó ( một ngày đêm, một năm..) trên một đơn vị
diện tích. Vd

Sản lượng sv thực tế (P N hay PS) là sản lượng sv toàn phần trừ đi phần chất sống
(số năng lượng) đã bị tiêu hao trong quá trình hô hấp ( R) đó là chất hữu cơ được
tích lũy làm tăng khối lượng sv.Vd
Sản lượng sv ban đầu hay sơ cấp có thể là sản lượng ban đầu toàn phần (P G) hay
sản lượng thực tế (PN) .Vd
Sản lượng sv thứ cấp là sản lượng sv đối với vật tiêu dùng .Có thể là sản lượng sv
toàn phần (PG) hay sản lượng thực tế (PN) .Vd
Sản lượng sv riêng

( P là sản lg sv toàn phần hay thực tế , B là sinh khối )

là sản lg sv của một đơn vị sinh khối trong một khoảng tg nhất định . Vd
Ví dụ: 1 hệ sinh thái rừng ở độ tuổi 50 có sản lượng sinh vật là 6 tấn/ha/ năm và có
sinh khối là 155 tấn/ha  sản lượng sinh vật riêng của khu vực trên là P/B =
6/155*100%= 3.87%  như vậy sau 1 năm sản lượng sinh vật của khu rừng nói
trên tăng đc 3,87% sinh khối của cả khu rừng
Câu 23. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái ?

20


Sơ đồ chuyển hóa năng lượng qua chuỗi thức ăn

Giải thích sơ đồ :
Đối với sv cung cấp: toàn bộ năng lượng mt (LT) chiếu xuống , một phần k được
sd (NU1) or do chuyển thành nhiệt phân tán vào khí quyển or phản chiếu dưới dạng
ánh sáng . Số còn lại ,số còn lại được cây hấp thụ (LA) cây chỉ sử dụng một phần
năng lượng đó để tạo thành chất hữ cơ (P G) còn lại mất dưới dạng nhiệt (CH) ,sản
lượng sv toàn phần ban đầu (P G) lại mất đi một phần năng lượng do hô hấp (R 1),số
còn lại được sd để xây dựng cơ thể thực vật ( sản lượng sv thực tế ban đầu P N ) như

vậy số năng lượng được sd ở sv cung cấp là : PG = PN + R1
Đối với sv tiêu thụ : một phần năng lượng PN của thực vật được dùng làm thức ăn
cho đvật ăn thực vật còn một số k được dùng đến (NU 2) còn lại ở dạng thực vật
tồn tại trong mt góp phần tạo thành sinh khối của quần xã . Động vật ăn thực vật
cũng chỉ sd một số năng lượng I1 có trong thức ăn , một phần của năng lượng I1mất
đi do quá trình bài tiết (NA 1) .Số năng lượng còn lại A 1 được đvật ăn thực vật sd ,
một phần của sản lượng (A1) mất đi do hô hấp (R2) .Số năng lượng còn lại
( sản lượng thực tế thứ sinh PS1 ) được sd để xây dựng cơ thể đvật ăn thực vật
( svttb1) . Số năng lượng được sd ở bậc dinh dưỡng này : A1 = PS1 + R2
Tương tự đối vs svttb2 ( đvật ăn thịt đvật ăn thực vật ) có số năng lượng được sd là
A2 = PS2 + R3
Thực vật (NU2 ), đvật ăn thực vật (NU3) k được sd lm thức ăn cùng với đvật ăn
thịt (PS2) tạo thành sinh khối B của HST và cuối cùng là sv phân hủy .
Câu 24. Khái niệm hiệu suất sinh học ?công thức tính hiệu suất sinh học toàn phần
hay thực tế của đvật hay thực vật ?
Hiệu suất sinh học là tỉ lệ các trị số của dòng năng lượng trong các bậc dinh
dưỡng khác nhau của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.
21


Hiệu suất quang hợp : hay
Hiệu suất sinh học ở đvật ttb1 :hay
Hiệu suất sinh học ở đvật ttb2 :hay
Với:
LT: nlg mặt trời
LA: nlg mt mà thực vật hấp thụ được
PG: sản lượng sinh vật toàn phần của tv
PN: sản lượng sv thực tế của cỏa tv
A1: sản lượng sv toàn phần của đvật
PS1: sản lượng sv thực tế của đvật

A2: sản lượng sv toàn phần của đvật ăn thịt b1
PS2: sản lượng sv thực tế của đvật ăn thịt b1
Câu 25. Khái niệm về tháp sinh thái ?có mấy loại tháp sinh thái ? Ưu .nhược điểm
của các loại hình tháp đó ?
Tháp sinh thái dùng để phân tích số lượng cá thể hay sinh khối hoặc năng lượng
theo các bậc dinh dưỡng từ thấp lên cao bao giờ chúng cũng sắp xếp theo dạng
hình tháp .Tháp sinh thái được biểu diễn bằng hình chữ nhật chồng lên nhau .
Có ba loại tháp sinh thái:
+ Tháp số lượng: tháp được xây dựng trên cơ sở thành lập các bậc dinh dưỡng
theo số lượng cá thể.
Ưu điểm là dễ thực hiện.
Nhược điểm: kích thước cơ thể và chất sống của các loài ở mỗi bậc dinh dưỡng là
khác nhau, cũng như thời gian hình thành, khối lượng và thể chất của các loài là
không như nhau do đó không thể so sánh với nhau được.

22


+ Tháp sinh khối : tháp được xây dựng trên cơ sở hình thành các bậc dinh dưỡng
theo sinh khối.
Ưu điểm: có giá trị hơn hình tháp số lượng vì ở mỗi bậc dinh dưỡng đã đưa về sinh
khối khô trên mỗi đơn vị diện tích.
Nhược điểm : thành phần hóa học và giá trị năng lượng của chất lỏng trong các
bậc dinh dưỡng là khác nhau.
Không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tính tích lũy sinh khối ở mỗi bậc dinh
dưỡng .
+ Tháp năng lượng: được xây dựng dựa trên số năng lượng tích luỹ ở mỗi bậc dinh
dưỡng trên 1 đơn vị diện tích và trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Câu 26. Tiếp cận sinh thái nhân văn : Sinh thái nhân văn là gì ? phạm vi và
phương pháp nghiên cứu sinh thái nhân văn ?

Theo A.S Boughey (1975) sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu về phát triển
của XH và quần thể người trong mối tác động qua lại vs nhau và với toàn bộ mtr
của chúng.
Theo Rambo và sajie (1994) sinh thái nhân văn là những nghiên cứu mối quan hệ
giữa con người với thế giới tự nhiên mà con người đang sống.
Phạm vi nghiên cứu của sinh thái nhân văn thường được mở rộng hơn nhằm đáp
ứng nhu cầu cấp thiết của thực tế đó là phân tích đánh giá hậu quả và đề xuất các
giải pháp thích ứng đối với việc khai thác quá mức gây suy thoái , ô nhiễm mt do
chính các hđ của con ng gây ra .
Phương pháp nghiên cứu:
+ Theo boughey thì phương pháp tiếp cận là :
Hệ sinh thái trên thực tế

Xử lý

được phân ra theo các yếu tố theo
tóm lược
cấu trúc và chức năng

bằng toán học

23


Giả thuyêt, thiết kế thí nghiệm đối
với từng nhân tố hoặc một nhóm
các nhân tố

hiệu


Tiến hành thí nghiệm

toán

chỉnh

học
Phân tích thống kê và biện luận
Kết luận và áp dungj cho các vấn
đề ,các nhân tố òn lại
biện luận

Kết luận toán học

+ Theo Rambo và Sajie phương pháp tiếm cận
Nguồn năng lượng

Sinh vật sản xuất ijk

Sinh vật tiêu thụ ijk

Sinh vật phân hủy ijk

Cách này ta có thể thấy rõ tác động rất quan trọng từ các hđ do con ng
gây ra .
Câu 27. Đa dạng nhân văn? cơ sở di truyền của đa dạng nhân văn ?
Đa dạng nhân văn là nét văn hóa hành vi của con người.
24



Cơ sở di truyền của đa dạng nhân văn
 Di truyền tế bào người
-Như chúng ta đã biết, thông thường số nhiễm sắc thể đa bội của người là 46.
Trong di truyền học kiểu hình của nhiễm sắc thể được phân loại dựa trên kích
thước trong hệ thống Denver. Số nhiễm sắc thể của người prosimian giao động từ
38 đến 80, người vượn cổ là 42 đến 72 tinh tinh là 48. Đối với người hiện đại, về
mặt hình thái các cặp nhiễm sắc thế rất giống nhau, trừ có sự khác nhau ở cặp 22
- Cho đến nay, ngta đã có khá nhiều bằng chứng di truyền tế bào về sự phát sinh
cùng nguồn gốc nguyên thủy giữa các chủng người cũng như những đặc tính để
phân biệt sự đa dạng của các nhóm khác nhau


Các gen đa hình

- Mặc dù trên cơ sở di truyền tế bào, ngta có thể đo đếm và phân biệt sự khác nhau
về hình thái nhiễm sắc thể, nhưng không thể đếm được những thay đổi kiểu hình
-Phân tích di truyền học các quần thẻ người dựa trên những quan sát nhóm máu là
một trong những nghiên cứu khá sớm tìm ra mối liên quan giữa kiểu gen và kiểu
hình
-Nghiên cứu enzyme bằng phương pháp điện di cũng có thể thấy được sự khác
nhau về đặc tính di truyền của từng cá thể
-Cho đến nay ,các nhà khoa học đã tìm ra những sự khác nhau về kiểu gen giữa
các nhóm người. Tuy nhiên , giữa hai cá thể của cùng 1 nhóm thì không khác nhau
nhiều lắm

25


×