Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề cương địa lý KINH tế xã hội VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.53 KB, 23 trang )

ĐỊA LÝ KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM
Câu 1: Tổ chức lãnh thổ là gì? Trong quá trình thực
hiện tổ chức lãnh thổ cần chú ý những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Các nhà khoa học Liên Xô cũ trước đây quan niệm dựa
trên khái niệmvề sự phân bố lực lượng sản xuất. Họ coi
phân bố lực lượng sản xuất là sự bố trí sắp xếp và phối hợp
các đối tượng hay thực thể vật chất trong lãnh thổ xác định
nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ
sở vật chất kỹ thuật của lãnh thổ đạt hiệu quả kinh tế xã
hộivà đảm bảo vấn đề môi trường, nâng cao mức sống của
dân cư nơi đó
Tổ chức không gian kinh tế xã hội là sự “sắp xếp” và
“phối hợp” các đối tượng trong một mối quan hệ liên
ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm
năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, cơ
sở vật chất đã và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh
tế, xã hội, nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo sự phát triển
bền vững của một lãnh thổ
Tổ chức là do con người, vì con người do đó, phần
nhiều mang tính chủ quan. Vì thế, khi tiến hành tổ chức
lãnh thổ kinh tế, xã hội phải được đầy đủ các thông tin cần
thiết

1


* *. Cần chú ý các nguyên tắc:
*. Nguyên tắc 1: Phải hiểu rõ về phân bố sản xuất:
- Phân bố các cơ sở sản xuất gần các nguồn nguyên liệu,
nhiên liệu, năng lượng, nguồn lao động


- Phân bố sản xuất kết hợp công nghiệp với nông
nghiệp, thành thị với nông thôn
- Phân bố sản xuất chú ý tới các vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo, nhằm góp phần tăng cường đoàn kết toàn dân,
nâng cao dân trí.
- Phân bố sản xuất chú ý tới kết hợp tốt kinh tế với quốc
phòng
- Phân bố sản xuất phải chú ý tới việc tăng cường, mở
rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế
*. Nguyên tắc về phân vùng kinh tế:
- Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu, phân chia
lãnh thổ đất nước ra thành một hệ thống các vùng kinh tế
- Phải phản ánh tính trung thực, khách quan của sự hình
thành vùng kinh tế
- Phải dự đoán, phác hoạ viễn cảnh tương lai của vùng
- Phải thực hiện rõ chức năng cơ bản của nó trong nền
kinh tế cả nước bằng sản xuất chuyên môn hoá.
- Phải đảm bảo mối liên hệ của vùng phát sinh một cách
hợp lý để cho sự phát triển của vùng

2


*. Nguyên tắc quy hoạch vùng kinh tế:
- Là biện pháp phân bố quy hoạch, có kế hoạch hợp lý
các đối tượng sản xuất, các cơ sở sản xuất, các điểm dân cư,
các công trình dịch vụ
- Quy hoạch vùng kinh tế phải xác định cụ thể phương
hướng và cơ cấu sản xuất phù hợp với các điều kiện tự
nhiên

- Phải xác định cụ thể quy mô, cơ cấu của ngành sản
xuất
- Phải lựa chọn điểm phân bố cụ thẻ các cơ sở sản xuất,
các công trình phục vụ đời sống
- Phải giải quyết vấn đề điều phối lao động và phân bố
khu dân cư cho phù hợp
- Phải tính toán, đề cập toàn diện hệ thống các biện pháp
kinh tế, kỹ thuật cũng như vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường

3


Câu 2: Anh chị hãy trình bày các đặc điểm về dân cư
và nguồn lao động ở nước ta? Vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động hiện nay?
Trả lời:
Đặc điểm dân cư nước ta:
+ Đông dân: Theo thống kê, dân số nước ta là 86 triệu
người (năm 2009), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 13 trên
thế giới
+ Nhiều thành phần dân tộc: nước ta có 54 dân tộc. Dân
tộc Kinh chiếm 86,2%
+ Dân số tăng nhanh: mỗi năm tăng hơn triệu người, tạo
nên sức ép lớn về nhiều mặt, ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế, xã hội, tài nguyên môi trường
+ Cơ cấu dân số trẻ trong độ tuổi lao động chiếm 64%,
thuận lợi nguồn lao động dồi dào, năng động. Khó khăn về
vấn đề việc làm trở nên gay gắt
+ Phân bố dân cư chưa hợp lý: Đồng băng tập trung

75% dân số, miên núi chiém 25% dân số, nông thôn chiếm
73%, thành thị chiếm 27%
+ Nguồn lao động:
- Thế mạnh: Nguồn lao động dồi dào 43,52 triệu người,
chiếm 51,2% dân số (năm 2005). Mỗi năm tăng thêm trên
một triệu lao động. Người lao động cần cù sáng tạo, có kinh
nghiệm sản xuất, chất lượng lao động ngày càng nâng lên.
4


*.Hạn chế: Nhiều lao động chưa qua đào tạo
- Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít
- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, lao động trong
ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất
- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, phần lớn lao
động làm ở khu vực ngoài nhà nước
- Cơ câu lao động theo thành thị và nông thôn: phần lớn
lao động ở vùng nông thôn
- Năng suất lao động: năng suất lao động thấp
*. Vấn đề việc làm: Việc làm là vấn đề kinh tế, xã hội
gay gắt ở nước ta hiện nay
- Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thẩt nghiệp và
8,1% thiếu việc làm. Ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%.
Mỗi năm nước ta giải quyết gần 1 triệu việc làm
- Dân số đông: nguồn lao động dồi dào. Trình độ lao
động còn thấp trong khi nền kinh tế trên đà phát triển
*. Hướng giải quyết việc làm hiện nay:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia
đình

- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất
- Tăng cường hợp tác liên kết thu hút vốn đầu tư nước
ngoài
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
5


Câu 3: Trên cơ sở các kiến thức đã học và những
hiểu biết thực tế về đường lối phát triển kinh tế, xã hội,
anh chị hãy phân tích về vai trò của nó đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay? Lấy ví dụ cụ
thể
|Trả lời:
Trên thực tế, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt
Nam trong tiến trình phát triển của mình
Hơn 20 năm đổi mới đất nước theo định hướng XHCN,
chúng ta đã chứng tỏ được rằng đường lối đổi mới là đúng
đắn. Với định hướng đa dạng hoá các loại hình sở hữu
tương ứng với các thành phần kinh tế, Đảng ta đã khơi dậy
tiềm năng, động lực phát triển của mọi cá nhân cũng như
toàn dân. Xuất phát từ thực tế đó, chúng ta thấy xây dựng
và phát triển con người trong giai đoạn hiện nay, với nền
kinh tế kém phát triển của cơ chế tập trung, quan liêu bao
cấp... nên nền kinh tế nước ta đã tụt hậu nghiêm trọng so
với khu vực và quốc tế. Trước tình hình như vậy, Đảng và
Nhà nước ta đã có các chiến lược sau:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta từ năm
2011 đến 2020:
- Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững là
yêu cầu xuyên suốt


6


- Đổi mới đồng bộ phù hợp về kinh tế chính trị, vì mục
tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN, dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người,
coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu
của sự phát triển
- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ
khoa học ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản
xuất và thể chế kinh tế thị trường
- Phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng
cao trong điều kiện hội nhập quốc tế
- Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nước ta
vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ
- Hạ tầng đô thị quá tải và kém chất lượng
- Hạ tầng về xã hội thiếu về số lượng, yếu về chất
lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao
- Chưa đáp ứng dịch vụ xã hội cơ bản là về y tế và giáo
dục
- Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển chậm, chưa đồng
đều nhất là các tình miền núi
Ví dụ:

7


Câu 4: Trong các nguồn lực chủ yếu để phát triển

kinh tế, xã hội của Việt Nam, theo anh chị, nguồn lực
nào quan trọng nhất? Tại sao?
Trả lời:
- Nguồn lực khoa học công nghệ là hệ thống tri thức, là
sản phẩm trí tuệ của nhân loại, nó góp phần tạo điều kiện
mở rộng khả năng sản xuất của xã hội, thúc đẩy nhịp độ
tăng trưởng kinh tế
- Nguồn lực bên ngoài bao gồm vay vốn của nước
ngoài, vốn hỗ trợ OĐA hoặc hỗ trợ về khoa học, kinh tế,
các chuyên gia nước ngoài giúp chúng ta phát triển về con
người, về lực lượng lao động
-Nguồn lực bên trong là những nguồn nội lực, nguồn tài
nguyên thiên nhiên sẵn có, đường lối chính sách phát triển
kinh tế phù hợp
- Nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội Việt
Nam là Vị trí địa lý, lãnh thổ Việt Nam gồm diện tích đất
liền 330.991km2 và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với
đất liền. Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt
động kinh tế sôi động của thế giới, nằm ở gần Trung tâm
Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng.
Vị trí tiếp giáp thuận lợi và làm cho chúng ta có thể dễ dàng
giao lưu về kinh tế, văn hoá với các nước trên thế giới
-Tài nguyên thiên nhiên:
8


Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên
thiên nhiên có quan hệ mật thiết với trình độ phát triển của
KHKT và công nghệ cũng như phụ thuộc vào vốn đầu tư.
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ

bản trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội
Câu 5: Anh chị hãy phân tích về vị trí, vai trò của
ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Trả lời:
Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm
phục vụ cho đời sống của xã hội loài người. Nông nghiệp là
ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài
người, cách đây khoảng 1 vạn năm.
- Trên thế giới cũng như Việt Nam, vấn đề an ninh
lương thực rất được coi trọng
- Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc
dân là: Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm
- Nông nghiệp góp phần vào việc phục vụ nhu cầu tái
sản xuất mở rộng. Các ngành kinh tế nông nghiệp là các
ngành đem lại thu nhập ngoại tệ lớn
- Đối với Việt Nam, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là
gạo và cà phê, cao su, điều, lạc, chè.... Đường mía ở Cu Ba,
9


cà phê ở Braxin. Vì vậy gần đây nhiều nước đã thực hiện đa
dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông, lâm,
thương sản nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất
nước
Câu 6: Anh chị hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng
tới phát triển và phân bố nông nghiệp? Cho ví dụ chứng
minh
Trả lời:

Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông
nghiệp là:
- Khí hậu: Với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm,
chế độ gió và cả những thời tiết bất thường bão, lũ lụt, hạn
hán, gió nóng có ảnh hưởng tới việc xác định cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh. Mỗi vật
nuôi, cây trồng chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu
nhất định trong điều kiện tự nhiên. Vượt quá giới hạn cho
phép, chúng sẽ chậm phát triển dẫn đến phân bố cây trồng
theo từng loại cây phù hợp với từng vùng
- Nguồn nước: Hoạt động nông nghiệp cần phải có đầy
đủ nguồn nước ngọt cho cây trồng, nước uống, nước tắm
cho gia súc vì cây trồng khó có thể sống và phát triển trên
nguồn nước mặn, trừ một vài loài cây trống chống ngập
mặn
10


Nước quá dư thừa hoặc thiếu hụt hay không có nước
đều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi
- Nhân tố kinh tế xã hội:
+ Dân cư và lao động: Nguồn lao động được coi là nhân
tố quan trọng để phát triển, mở rộng diện tích khai hoang,
thâm canh tăng vụ, các cây trồng vật nuôi đòi hỏi nhiều
công chăm sóc thường được phân bố ở các vùng đông dân,
nhiều lao động
Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long có
nguồn lao động dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển cây
lúa gạo.
+ Tiến bộ KHKT trong nông nghiệp đã thực sự trở

thành đòn bẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp nhờ
nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật, chủ
động hơn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
Câu 7: Thực trạng phân bố và phát triển nông
nghiệp Việt Nam hiện nay như thế nào?
Trả lời:
- Ngành cây lương thực và cây thực phẩm: bao gồm lúa,
gạo, ngô, khoai, sắn. Cây lúa luôn giữ vị trí hàng đầu vì
nước ta thích hợp với cây lúa, tập trung ở đồng bằng sông
Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải
miền Trung.

11


- Ngành trồng cây thực phẩm của nước ta tương đối
phong phú, trong cả nước có tới 90 vạn ha rau màu các loại.
Các vùng trồng cây thực phẩm:.....
- Ngành cây trồng công nghiệp:Có ý nghĩa quan trọng
đối với phát triển kinh tế, xã hội, trước hết là nguồn nguyên
liệu quan trọng không thể thiếu cho công nghiệp chế biến
- Ngành cây trồng ăn quả: là một ngành phát triển từ
lâu, trước đây quy mô hạn chế. Hiện nay nhiều cây ăn quả
được phổ biến trở thành thương hiệu nối tiếng của các vùng
trên lãnh thổ nước ta như vải thiều Lục Ngạn, cam Canh,
bưởi Năm Roi, nhãn lồng Hưng Yên, đào Sa Pa
- Chăn nuôi gia súc lớn và nhỏ là ngành quan trọng nhất
trong chăn nuôi nói chung. Các loại gia súc được nuôi
nhiều là trâu, bò, ngựa
- Chăn nuôi lợn là một ngành chăn nuôi lấy thịt quan

trọng nhất, phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của
con người
- Chăn nuôi gia cầm: Gà vịt, ngan, ngỗng chủ yếu được
nuôi trong hộ gia đình hiện nay, phổ biến nuôi theo kiểu
trang trại...
- Nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu
theo xu hướng mở rộng nền kinh tế hàng hoá

12


Câu 8: Trình bày về các hình thức tổ chức lãnh thổ
nông nghiệp ỏ nước ta
Trả lời:
Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta là:
+ Hộ gia đình (nông hộ)
Trên thế giới cũng như Việt Nam người ta thừa nhận hộ
gia đình là một đơn vị kinh tế - xã hội tự chủ.
Đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ gia đình là:
- Về đất đai, quy mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính
chất tiểu nông, vốn ít, quy mô nhỏ, khả năng tích luỹ thấp.
Về lao động:chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình
-Trang trại:
Là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, là sự
phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công
nghiệp hoá
- Tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh,
mục đích chủ yếu của trang trại là nông phẩm, hàng hoá
theo nhu cầu của thị trường
- Tư liệu sản xuất thuộc quyền sử dụng của một chủ độc

lập, là người có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh
- Các trang trại đều có thuê mướn lao động
+ HTX nông nghiệp:
- Là hình thức phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới
ở cả các nước phát triển và đang phát triển
13


HTX nông nghiệp là nhu cầu tất yếu của nông dân vì
trong cơ chế thị trường nhiều thành phần có cạnh tranh để
tồn tại và phát triển. Hầu hết các HTX đã đảm nhiệm những
dịch vụ mang tính cộng đồng, chất lượng dịch vụ cho HTX
nông nghiệp cung ứng nói chung tốt và rẻ hơn so với dịch
vụ tư nhân
+ Nông trường quốc doanh:
Là cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên quy mô
lớn về đất đai, nhằm cung cấp nông sản cho thị trường
trong nước hoặc xuất khẩu
- Mỗi nông trường có bộ máy riêng về quản lý và điều
hành sản xuất kinh doanh
+ Thể tổng hợp nông nghiệp:
Là hình thức cao áp dụng rộng rãi các phương pháp
công nghiệp và vì thế nông nghiệp có điều kiện kết hợp với
công nghiệp chế biến
+ Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất bao gồm
trong đó các hình thức tổ chức. Thực chất đây là lãnh thổ
sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện
tự nhiên
- Vùng nông nghiệp là bộ phận của lãnh thổ đất nước
- Điều kiện sinh thái nông nghiệp

- Điều kiện kinh tế xã hội (sự phân bố dân cư, lao động
nông nghiệp ... )
- Trình độ thâm canh và truyền thống sản xuất
14


Câu 9: Anh chị hãy phân tích vai trò, sự phát triển
và phân bố, định hướng phát triển ngành ngư nghiệp
của nước ta?
Trả lời
+ Thuỷ sản đang trở thành ngành có vai trò quan trọng
trong việc cung cấp đạm động vật cho nhân loại, việc phát
triển ngành thuỷ sản còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
- Thuỷ sản có đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
của nước ta
- Mặt hàng thuỷ sản đứng thứ ba về xuất khẩu sau dầu
thô và hàng dệt may
+ Sự nghiệp và phát triển phân bố:
Ngư nghiệp hiểu theo nghĩa thông thường gồm hai phần
ngành là đánh bắt và nụôi trồng. Việc đánh bắt hải sản hiện
nay tập trung ở các ngư trường thuộc vùng biển: Vịnh Bắc
Bộ, Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ.
Những năm gần đây Nhà nước đã tập trung nguồn vốn
tín dụng lớn khoảng 1.000 tỷ đổng cho việc đóng tàu vỏ
thép đánh bắt xa bờ, các thiết bị hàng hải. Bên cạnh đó còn
góp phần khẳng định chủ quyền, bảo vệ an ninh biên giới
biển của nước ta
- Tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta.

15


Theo điều tra khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong
đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá trong đó có 130
loài cá có giá trị, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù
sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển
+ Định hướng phát triển ngành ngư nghiệp:
Đối với chương trình đánh bắt hải sản có chính sách
khuyến khích ngư dân tự mua sắm ngư cụ, tàu thuyền, đầu
tư phương tiện đánh bắt xa bờ, quy hoạch mở rộng ngư
trường
- Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt chủ yếu là phát triển
các ngành có giá trị xuất khẩu cao (tôm càng xanh, cá ba
sa...) Tổ chức các dịch vụ về giống
- Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn: là ngành mới phát triển
với việc nuôi cá cam, cá song, tôm hùm
Câu 10: Anh chị hãy phân tích về vai trò của ngành
dịch vụ trong đời sống xã hội?
Trả lời:
Dịch vụ phát triển làm biến đổi cơ cấu kinh tế theo xu
hướng hiệu quả, đảm bảo sự tăng trưởng của tổng sản phẩm
quốc dân.
Phát triển dịch vụ tạo ra nhiều việc làm thu hút một số
lượng lớn lực lượng lao động, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân

16



- Các ngành dịch vụ thúc đẩy sự phát triển các ngành
sản xuất vật chất, các ngành thương mại giao thông vận tải
tham gia
Việc cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm ,... như
vậy các ngành dịch vụ tác động cả ở đầu vào và đầu ra của
quá trình sản xuất
Các ngành dịch vụ phát triển là điều kiện để nâng cao
đời sống nhân dân
- Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước, thương mại và dịch vụ đã trở thành yếu tố quan trọng
trong quá trình sản xuất là bởi vì về nhu cầu về dịch vụ
- Sự tăng trưởng của các ngành thương mại và dịch vụ
còn là động lực cho sự phát triên kinh tế cũng như tác động
tích cực đối với phân công lao động xã hội
- Dịch vụ và thương mại luôn thể hiện sự cạnh tranh
giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường mua bán hàng
hoá dịch vụ
Câu 11: Anh chị hãy trình bày và phân tích về hiện
trạng phát triển và phân bố một số ngành dịch vụ chủ
yếu ở nước ta
Trả lời

17


+ Ngành giao thông vận tải: Là ngành thuộc kết cấu hạ
tầng, cả kết cấu hạ tầng sản xuất và kết cấu hạ tầng sinh
hoạt
- Giao thông vận tải tạo điều kiện cho việc phát triển tất
cả các ngành kinh tế

- Giao thông vận tải góp phần thúc đẩy hoạt động kinh
tế văn hoá ở các vùng chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa
- Đường bộ là mạng lưới được mở rộng và hoàn thiện
về cơ bản đã phủ kín các vùng, các tuyến đường quan
trọng, có vai trò các tuyến giao thông huyết mạch của cả
nước
- Đường sắt Việt Nam ra đời từ thời Pháp thuộc với ý đồ
vơ vét tài nguyên và các mục tiêu quân sự, chính trị đối với
Đông Dương
Hiện nay tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3.143 km
- Đường sông:
Nhờ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, đường
sông nước ta có cơ hội phát triển
Giao thông đường sông phụ thuộc rất nhiều vào thiên
nhiên
- Mạng lưới đường biển:
Nước ta có đường bờ biển dài 3.260km, lại có nhiều
vũng, vịnh rộng và nhiều đảo, quần đảo ven bờ. Đó là
những điều kiện tự nhiên thích hợp
18


Nằm trên con đường hàng hải quốc tế, giao thông đường
biển nước ta phát triển rất sớm
- Mạng lưới đường hàng không của nước ta có từ thời
Pháp thuộc. Sân bay đầu tiên là sân bay Tân Sơn Nhất sau
đó là sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Hiện nay ước tính cả nước
có 138 sân bay trong đó có 80 sân bay có khả năng hoạt
động và đưa vào khai thác, 22 sân bay dân dụng (8 sân bay
quốc tế, 14 sân bay nội địa)

- Mạng lưới đường ống: Vận tải đường ống nước ta
chưa được phát triển mạnh. hiện nay có hệ thống đường
ống dẫn nước, dầu, khí
Là ngành non trẻ gắn liền với sự phát triển của ngành
dầu khí phát triển mạnh
- Ngành thông tin liên lạc:
Nếu ngành giao thông vận tải đảm nhiệm chuyên chở
hành khách và hàng hoá thì ngành thông tin liên lạc đảm
nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và
kịp thời góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa
phương và các nước
- Thông tin liên lạc đã tiến bộ không ngừng trong lịch
sử phát triển của xã hội loài người
- Đối với nền kinh tế thị trường như hiện nay, thiếu
thông tin cập nhật sẽ gây ra khó khăn thậm chí thất bại
trong sản xuất kinh doanh
19


Câu 12: Anh chị hãy trình bày và phân tích các đặc
điểm và hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của 8vùng
kinh tế của Việt Nam
Trả lời:
+ Vùng Tây Bắc:
- Diện tích: 5,64 triệu ha. Dân số: 3,5 triệu người, là nơi
cư trú của khoảng 20 dân tộc khác nhau, chủ yếu Tày,
Nùng, Thái. Mật độ dân số 77 người/km 2. Đây là vùng dân
số thấp so với cả nước, trình độ lao động thấp
- Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội:
Trong nông nghiệp trống cây công nghiệp là thế mạnh.

Thế mạnh về lâm nghiệp, phát triển ngành trồng rừng phủ
xanh đất trống, đồi trọc. Công nghiệp chủ đạo là ngành
công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng, công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
+ Vùng Đông Bắc:
Có diện tích là .....
Vùng đông bắc có nhiều sông chảy qua: Sông Lô, sông
Gâm. Do địa hình cao có nhiều dãy núi cánh cung mở ra ở
phía Bắc, vùng còn lại là căn cứ địa cách mạng với nhiều di
tích lịch sử nổi tiếng như Việt Bắc, Nà Ngần, hang PacPó,
suối Lê Nin. Vùng có hơn 40 dân tộc khác nhau. Trình độ
KHKT còn thấp và khó khăn. Mật độ dân số trung bình là
148 người/km2
20


Mật độ còn thấp, tỷ lệ người chưa biết chữ còn khá cao
- Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của vùng
Công nghiệp: Chiếm 5,3% so với cả nước (2009). Công
nghiệp chính là luyện kim đen, cơ khí, sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến lương thực thực phẩm. Thuỷ sản chiếm 2%
so với cả nước. Nhà nước đã chú trọng công tác trồng rừng
và bảo vệ rừng đầu nguồn
*. Vùng đồng bằng sông Hồng:
Toàn vùng có diện tích 15.000km2 chiếm 4,5% diện tích
cả nước. Dân số 19.577.944 người (2009) chiếm 22,82%
dân số cả nước. Khí hậu bốn mùa rõ rệt, mật độ dân số cao
nhất cả nước 1.800 người/km2
- Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của vùng
Công nghiệp chính:luyện kim, cơ khí, hoá chất, chế biến

lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. Công
nghiệp chiếm 21% tổng giá trị của cả nước
Bưu chính viễn thông phát triển mạnh
+ Vùng bắc Trung bộ:
Là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau chủ yếu là: Thái,
Mường, Tày. Dân cư trình độ tương đối khá.Tỉ lệ biết chữ
là 91,3% so với mức trung bình của cả nước.
Vùng là nơi khắc nghiệt nhất cả nước, thường phải chịu
thiên tai. Đường bờ biển dài 670km, 23 cửa sông. Có nhiều
hải sản có giá trị
21


- Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội:
Bắc trung bộ có điều kiện khai thác và sản xuất vật liệu
xây dựng. Đây là ngành quan trọng. Đất nông nghiệp có
khoàng 3,77 triệu ha. Bình quân lương thực đầu người là
397kg/người. Vùng này không có khả năng lớn về lương
thực
Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của vùng,
du lịch trên đà phát triển
+ Vùng duyên hải Nam Trung bộ:
Có diện tích đất tự nhiên là 4,4triệu ha. Đất sản xuất
nông nghiệp 946,1 nghìn ha, chiếm 21,5% diện tích tự
nhiên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa mang sắc thái của khí hậu
Á Xích đạo. Đây là nơi hội nhập của hai nền văn hoá Việt
và Chăm. Còn chịu văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ. Trong số
8,8 triệu người thì có 4,6 triệu người trong độ tuổi lao động.
Dân số có trình độ học vấn khá.Tỉ lệ biết chữ là 93,2%
- Hiện trạng phát triển kinh tế của vùng:

Công nghiệp chiếm 5% tỉ trọng phát triển công nghiệp
của cả nước, chủ yếu là nông – lâm - thủy sản, dệt may,cơ
khí, sửa chữa tàu thuyền...
Chăn nuôi chiếm 30% giá trị sản xuất nông nghiệp
Việc phát triển và bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ nhưng
rừng còn rất nhỏ so với diện tích đồi núi trọc

22


Ngư nghiệp đứng thứ hai chỉ sau đồng bằng sông Cửu
Long về giá trị sản xuất lẫn sản lượng
Du lịch biển đảo, di tích lịch sử văn hoá dân tộc là
nguồn lực quan trọng, là một trong 3 trung tâm du lịch cả
nước

23



×