Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

báo cáo tôt nghiệp: Điều tra thành phần vi sinh vật ký sinh gây bệnh trên một số sâu hại rau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.85 KB, 32 trang )

Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Nguyễn Văn Mạnh

1

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU............................................................................................. 5
I. Mục đích và yêu cầu của đề tài ...................................................................... 6
I.1. Mục đích .................................................................................................... 6
I.2. Nội dung .................................................................................................... 6
I.3. Yêu cầu đạt được của đề tài........................................................................ 7
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 8
II.1. Tình hình nghiên cứu về vi sinh vật ký sinh gây bệnh trên sâu hại
rau trên thế giới và Việt Nam............................................................................ 8
II.1.1. Tình hình nghiên cứu về vi sinh vật ký sinh gây bệnh trên
sâu hại rau trên thế giới ................................................................................ 8
II.1.2. Tình hình nghiên cứu về vi sinh vật ký sinh gây bệnh trên
sâu hại rau ở Việt Nam................................................................................ 10
II.2. Một số dẫn liệu về các vi sinh vật ký sinh trên sâu hại rau bắp cải,


su hào, súp lơ ở ngoài ruộng ........................................................................... 12
II.2.1. Nhóm vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) ........................................ 12
II.2.2. Nhóm virus gây bệnh côn trùng ........................................................ 14
II.2.3. Nhóm nấm gây bệnh côn trùng ......................................................... 15
II.3. Một số dẫn liệu về các loại sâu hại chính trên rau bắp cải, su hào,
súp lơ ở ngoài đồng ruộng .............................................................................. 17
II.3.1. Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) ................................................. 17
II.3.2. Sâu khoang (Spodoptera litura) ........................................................ 18
II.3.3. Sâu tơ (Plutella xylostella)................................................................ 19

Nguyễn Văn Mạnh

2

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

II.4. Ứng dụng các chế phẩm vi sinh trong phòng trừ sâu hại ......................... 20
II.4.1. Ứng dụng của Bt trong phòng trừ sâu hại cây trồng ......................... 20
II.4.2. Ứng dụng của chế phẩm virus........................................................... 21
II.4.3. Ứng dụng của chế phẩm vi nấm côn trùng ........................................ 21
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 23
III.1. Vật liệu, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................ 23
III.1.1. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................... 23
III.1.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 23
III.1.3. Địa điểm nghiên cứu........................................................................ 24

III.1.4. Thời gian nghiên cứu....................................................................... 24
III.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................... 24
III.2.1. Nội dung1: Điều tra thành phần sâu hại chính trên rau bắp cải.... 245
III. 2.2. Nội dung 2: Điều tra thành phần vi sinh vật ký sinh trên sâu
hại rau bắp cải........................................................................................... 25
III.2.3. Nội dung 3: Điều tra diễn biến của vi sinh vật chính ký sinh
trên sâu hại rau bắp cải….......................................................................... 26
III. 2.4. Nội dung 4: Thử hiệu lực của một số chế phẩm sinh học
trừ sâu hại rau trong điều kiện phòng thí nghiệm....................................... 27
PHẦN IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC............................................... 30
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 31

Nguyễn Văn Mạnh

3

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

Danh mục viết tắt
BVTV:

Bảo vệ thực vật

Bb:


Beauveria bassiana

Bt:

Bacillus thuringiensis

GV:

Granulosis Virus

Ma:

Metarhizium anisopliae

Mf:

Metarhizium flavoviride

NPV:

Nucleo Polyhedrosis Virus

NPV.Ha:

Nucleo Polyhedrosis Virus.Helicoverpa armigera

IPM:

Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp


ĐH:

Đại học

Tp:

Thành phố

Nguyễn Văn Mạnh

4

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN I
MỞ ĐẦU
Rau xanh là thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống con người, vì rau cung
cấp một lượng lớn các vitamin, chất khoáng đa lượng ,vi lượng và đặc biệt là chất
xơ cần thiết cho tiêu hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống mệt mỏi,
kéo dài tuổi thọ con người. Bên cạnh đó, rau còn có giá trị về kinh tế như rau
cung cấp cho người tiêu dùng sử dụng, làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp thực phẩm: chế biến hương liệu, dược liệu, nước giải khát…Ngành sản
xuất rau phát triển đã tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.
Mặt khác rau còn là nguồn thức ăn chính phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm [1].
Rau xanh bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó rau họ hoa thập tự chiếm

hơn 50 % tổng sản lượng rau và hầu như xuất hiện quanh năm trên thị trường.
Cùng với sự phát triển của các loại rau là sự phát sinh và gây hại của các loài sâu
hại, điển hình là sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng [12]... Các loại sâu hại
này đã và đang là nguyên nhân chính làm giảm năng suất và phẩm chất rau. Để
bảo vệ cây rau, người nông dân đã dùng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó chủ
yếu là dựa vào biện pháp sử dụng thuốc hoá học… do đó đã làm xuất hiện nhiều
loài sâu hại mang tính kháng thuốc như sâu tơ, sâu xanh và làm giảm số lượng
chủng loại của các loài thiên địch có ích trên cây rau, gây mất cân bằng sinh thái, ô
nhiễm môi trường, làm cho các loài sâu hại trước đây là thứ yếu thì nay bùng phát
số lượng lớn thành loài chủ yếu. Đồng thời thuốc hóa học còn làm cho rau xanh bị
nhiễm bẩn, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) vượt quá mức cho phép,
điều đó sẽ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm cho người sử dụng… rau quả nhiễm
độc có chiều hướng gia tăng đang là vấn đề quan tâm và nỗi lo của toàn xã hội
[10].
Nhằm khắc phục việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, nhiều vùng trồng rau
người nông dân bước đầu đã áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

Nguyễn Văn Mạnh

5

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

có hiệu quả. Nội dung cơ bản của IPM là tăng cường sự điều hòa tự nhiên bổ
sung thêm nguồn vi sinh vật có ích vào đồng ruộng. Trong hệ thống IPM thì biện

pháp sinh học giữ vai trò cốt lõi, chú trọng tới việc sử dụng các chế phẩm sinh
học như: Vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), virus đa diện nhân Nucleo
Polyhedrosis Virus (NPV), nấm Metarhizium anisopliae (Ma), Beauveria
bassiana (Bb)… các loại thuốc vi sinh vật này không gây ô nhiễm môi trường,
không phá vỡ hệ sinh thái đồng ruộng, sản phẩm rau sạch đạt chất lượng an toàn
không có dư lượng thuốc hóa học.
Việc điều tra, phát hiện để tìm ra các chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học
cao làm cơ sở để phát triển chủng giống phục vụ cho sản xuất thuốc trừ sâu sinh
học đạt hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu. Thực tế ở Việt Nam cho thấy đây là
một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, bước đầu đã có một số nhà khoa học và một số
sinh viên của các trường đại học nghiên cứu và thu được một số kết quả khả
quan. Vì vậy, việc điều tra thành phần và diễn biến các loài vi sinh vật ký sinh
trên sâu hại là rất cần thiết và cần được chú trọng đúng mức trong Công nghệ
Sinh học bảo vệ thực vật. Nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất rau sạch, rau an
toàn bằng việc sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh trong nông nghiệp, chúng tôi được
giao nhiệm vụ tiến hành đề tài:
“ Điều tra thành phần vi sinh vật ký sinh gây bệnh trên một số sâu hại rau
vụ Xuân Hè, năm 2011 vùng Hà Nội”.

I. Mục đích và yêu cầu của đề tài:
I.1. Mục đích:
Xác định được thành phần vi sinh vật trên các loài sâu hại rau chính vụ
Xuân Hè, năm 2011 vùng ngoại thành Hà Nội.
I.2. Nội dung:
1. Điều tra thành phần sâu hại trên ruộng rau tại các vùng trồng rau bắp cải,
su hào, súp lơ thuộc ngoại thành Hà Nội.

Nguyễn Văn Mạnh

6


MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

2. Điều tra thành phần vi sinh vật ký sinh trên sâu hại rau bắp cải, su hào, súp
lơ ngoài đồng ruộng vụ Xuân Hè, năm 2011.
3. Điều tra diễn biến của các vi sinh vật chính ký sinh trên sâu hại rau bắp cải,
su hào, súp lơ trồng (tỷ lệ % sâu bị nhiễm bệnh do vi sinh vật) trên đồng
ruộng.
4. Thử hiệu lực của một số chế phẩm sinh học trừ sâu hại rau trong điều kiện
phòng thí nghiệm.

I.3. Yêu cầu đạt được của đề tài:
1. Xác định được thành phần sâu hại chính trên cây rau bắp cải, su hào, súp lơ
vụ Xuân Hè, năm 2011 vùng ngoại thành Hà Nội.
2. Điều tra được thành phần vi sinh vật ký sinh trên sâu hại rau bắp cải, su
hào, súp lơ ngoài đồng ruộng vụ Xuân Hè, năm 2011.
3. Xác định được diễn biến (tỷ lệ %) của một số vi sinh vật ký sinh trên sâu
hại rau bắp cải, su hào, súp lơ.
4. Đánh giá một số chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu hại chính trên rau
trong phòng thí nghiệm.

Nguyễn Văn Mạnh

7


MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II.1. Tình hình nghiên cứu về vi sinh vật ký sinh gây bệnh trên sâu hại
rau trên thế giới và Việt Nam.
II.1.1. Tình hình nghiên cứu về vi sinh vật ký sinh gây bệnh trên sâu hại
rau trên thế giới.
Phòng trừ sâu hại trên cây trồng bằng chế phẩm sinh học trên thế giới đã được
nghiên cứu và triển khai ứng dụng từ rất sớm. Những công trình nghiên cứu tập
trung chủ yếu vào các loại như vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), các chủng vi
nấm Beauveria bassiana (Bb), Metarhizium anisopliae (Ma) và các chủng vi sinh
vật khác có khả năng lây bệnh và gây chết ở côn trùng và sâu hại [5].
Năm (2004), tác giả Phạm Thị Thùy [8] cho biết đến nay trên thế giới có
100.000 loài nấm khác nhau, chúng thích hợp một giới tương đương với thực vật,
giới động vật, giới nguyên thủy trong cơ thể giới hữu cơ. Bên cạnh đó ở Úc, các
nhà khoa học cũng đã sử dụng nấm Beauveria bassiana để phòng trừ bọ hung hại
mía và bọ hung hại củ cải đường đạt hiệu quả tốt, những loài bọ hung trên rất khó
phòng trừ bằng thuốc hóa học. Ngoài ra các nhà khoa học còn sử dụng nấm
Beauveria bassiana ở nồng độ 8x107 bào tử/ml để phòng trừ ruồi hại rễ bắp cải,
đã làm giảm mật độ của sâu và nhộng khoảng 70 %.
Theo GS.TS. Nguyễn Lân Dũng (1981) [3] cho biết bệnh do nấm côn trùng
gây ra trên côn trùng đã được Vallineri phát hiện năm 1709, đến năm 1835
Agostino Bassi cũng đã tìm thấy nấm bạch cương gây bệnh trên tằm dâu. Năm
1972, tác giả Đường Hồng Dật, cho biết trên sâu hại xuất hiện hàng loạt bệnh do

các vi sinh vật ngoài tự nhiên gây ra, thành phần này rất phong phú gồm cả các
loài virus, vi khuẩn Bt và nấm ký sinh côn trùng. Năm 1975 Martignoi, Iwai đã
đưa ra danh sách gồm 7 loài côn trùng thuộc họ và bộ khác nhau bị bệnh do virus
gây ra.

Nguyễn Văn Mạnh

8

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

Năm 1870 nhà bác học Louis Pasteur đã phát hiện ra một chủng vi khuẩn gây
bệnh làm cho tằm dâu chết, tác giả đã đặt tên cho vi khuẩn này là Bacillus
bombyces, về sau đổi tên là Bacillus thuringiensis (Bt) [13].
Năm (1978) Falcon cho biết bệnh virus trên côn trùng đã được Phillip mô tả
từ năm 1802. Năm 1891 Mally đã nghiên cứu virus gây bệnh trên sâu xanh hại
bông Nucleo Polyhedrosis Virus.Helicoverpa armigera (NPV.Ha) [10].
Theo tác giả Nguyễn Lân Dũng 1981 [3] cho biết việc sử dụng virus
Baculovirus phòng trừ sâu hại đã được nghiên cứu từ thế kỷ XIX. Người đầu tiên
nghiên cứu về Baculovirus trong phòng trừ sâu hại cây rừng là tác giả Cunighom,
ông đã thông báo kết quả áp dụng thành công của một vài loài virus để phòng trừ
sâu róm thông trên quy mô vài nghìn hecta. Những năm 1960 – 1975, Faclcon
cho biết ở Tây Bán cầu có khoảng 30% sâu hại được trừ bằng virus côn trùng
Baculovirus. Việc sử dụng chế phẩm virus Nucleo Polyhedrosis Virus (NPV) của
sâu khoang đã có nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu, năm 1997 các nhà khoa

học Trung Quốc đã khẳng định rằng hiệu lực diệt sâu của NPV cao hơn hẳn so
với thuốc trừ sâu hóa học Methylparathion khi thử nghiệm ở nồng độ 2x1012 đến
3x1012 PIB/ml hiệu lực diệt sâu của NPV là 98.6 %.
Trung Quốc được coi là nước tiên phong trong việc ứng dụng thuốc trừ sâu vi
sinh Bacillus thuringiensis. Hiện nay nước này đã có hai hướng sử dụng virus là
nhập nội và dùng những chế phẩm virus hỗn hợp với thuốc trừ sâu. Nếu virus gây
bệnh chưa từng xuất hiện trong quần thể sâu hại thì việc nhập nội rất có tác dụng
với sâu khoang Spodoptera litura như ở Quảng Châu, hiệu quả gây chết sau một
tuần là 90%. Các chế phẩm được bán rộng rãi trên thị trường quốc tế như:
Biotrol, VH2, Virin, Viron 4 ( diệt sâu xanh hại bông), Virus Tricholusis, Biotrol
VTN (diệt sâu đo hại cải), Biotrol VPO (diệt sâu khoang sọc vàng) [10].

Nguyễn Văn Mạnh

9

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

II.1.2. Tình hình nghiên cứu về vi sinh vật ký sinh gây bệnh trên sâu hại
rau ở Việt Nam.
Phòng trừ sâu hại cây trồng bằng các chế phẩm sinh học đã được nhiều nước
trên thế giới nghiên cứu từ lâu. Các công trình nghiên cứu ứng dụng đã cho ra
những sản phẩm thuốc trừ sâu vi sinh rất khả quan.
Theo GS.TS. Phạm Thị Thùy [9] cho biết ở Việt Nam việc nghiên cứu thành
phần vi sinh vật gây bệnh trên côn trùng còn rất mới mẻ, thực tế vấn đề này mới

được nghiên cứu trong vài năm gần đây, từ những năm 1990 của thế kỷ XX tại
Viện Bảo vệ thực vật, Viện Công nghệ Sinh học và trường đại học Nông nghiệp
I, từ đó đến nay đã mang lại kết quả khả quan cho ngành nông nghiệp – lâm
nghiệp. Một trong những chế phẩm được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm là
vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), vì chúng có khả năng diệt trừ nhiều loại sâu
hại thuộc nhóm ăn lá dựa trên việc hấp thu nội độc tố endotoxin (tinh thể độc) và
ngoại độc tố từ Bt qua thức ăn.
Theo số liệu điều tra sâu tơ hại rau bắp cải ở Hà Nội của GS.TS. Phạm Thị
Thùy, Viện Bảo vệ thực vật năm 1997 [5], tác giả đã phát hiện 5 loài vi sinh vật
ký sinh có khả năng gây bệnh và làm chết trên sâu hại rau đó là nấm trắng
Beauveria bassiana (Bb), hai loài nấm xanh là Metarhizium anisopliae (Ma),
Metarhizium flavoviride (Mf), vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) và virus hạt
Granulosis Virus (GV).
Tháng 5/2000, tác giả Phạm Thị Thùy và cộng sự [6] đã thông báo về thành
phần vi sinh vật ký sinh trên sâu tơ hại rau cải thảo ở Đà Lạt trong năm 1998. Các
tác giả cho biết có 4 nhóm vi sinh vật ký sinh trong đó có nhóm vi khuẩn Bt
chiếm 0,9 – 6,2 %, nhóm virus hạt Granulosis Virus (GV.Px), ký sinh trên sâu tơ
đó là nấm bạch cương Beauveria bassiana (Bb), nấm bột Nomuraea rileyi, nấm
Entomophthora sp và nấm lục cương Metarhizium anisopliae (Ma).

Nguyễn Văn Mạnh

10

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp


Năm 2003, tác giả Phạm Thị Thùy nghiên cứu hiệu quả hỗn hợp giữa Bt với
virus sâu tơ (GV.Px) và virus sâu xanh bướm trắng (GV.Pr) để phòng trừ sâu hại
bắp cải vụ Đông Xuân năm 2003 tại Đồng Bẩm, Đồng Hỷ, Thái Nguyên và kết
luận khi sử dụng hỗn hợp chế phẩm Bt + GV.Px, GV.Pr trừ sâu tơ và sâu xanh
bướm trắng đều cho hiệu quả diệt sâu đạt 100 % sâu chết sau 4 – 5 ngày làm thí
nghiệm [7].
Theo tài liệu của tác giả Phạm Thị Thùy năm (2004) [8] thì Viện Bảo vệ thực
vật đã ứng dụng thuốc trừ sâu Boverit và Mat để phòng trừ sâu đo xanh hại đay
tại Liên Khê, Khoái Châu, Hưng Yên năm 1992 – 1993. Kết quả khả quan chỉ sau
7 ngày phun làm mật độ sâu giảm 80 – 89 %, đặc biệt là tháng 5 – 6/1992 khi mật
độ sâu cao, sau phun nấm thời tiết ở vùng trồng đay có mưa kết hợp với nhiệt độ
cao, Viện Bảo vệ thực vật đã thu được rất nhiều sâu đo bị ký sinh, kết quả này đã
mở ra triển vọng tốt cho việc phòng trừ sâu đo xanh hại đay bằng chế phẩm nấm
Boverit và Mat.
Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học tổng hợp trong phòng trừ sâu,
bệnh hại một số cây trồng tại Lâm Đồng năm 2006 – 2007 của GS. Phạm Thị
Thùy và các cộng sự. Các tác giả cho biết mô hình cải bắp giống Shogun cây sinh
trưởng tốt, tỷ lệ sâu, bệnh hại thấp, hiệu quả phòng trừ sâu tơ bằng thuốc Bacillus
thuringiensis (Bt) sau 10 ngày phun đạt trung bình 89,7 % [8].
Như vậy là biện pháp sinh học sử dụng các vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại là
hướng đi có triển vọng và có khả năng ứng dụng trong tương lai. Có thể sử dụng
các chế phẩm sinh học trừ sâu hại trên diện tích rộng, mặc dù hiệu quả của các
chế phẩm chưa ổn định, nhưng khi phối trộn hỗn hợp và sử dụng đúng kỹ thuật
thì có hiệu quả cao và tác dụng thường kéo dài.

Nguyễn Văn Mạnh

11


MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

II.2. Một số dẫn liệu về các vi sinh vật ký sinh trên sâu hại rau bắp cải, su
hào, súp lơ ở ngoài ruộng.
II.2.1. Nhóm vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt).
Đặc điểm hình thái:
Theo tài liệu của tác giả Phạm Thị Thùy (2004) [8] thì Bt là trực khuẩn sinh
bào tử, hiếu khí hoặc hiếu khí không bắt buộc, bắt màu thuốc nhuộm gram
dương, kích thước tế bào 3 – 6 µm có phủ tiêm mao không dày, chuyển động
được, tế bào đứng riêng rẽ hoặc xếp thành từng chuỗi. Bt có thể phân lập từ trong
đất, và trên cơ thể côn trùng.
Các loại độc tố:
Theo tác giả Phạm Thị Thùy (2004) [8] cho đến nay người ta phát hiện ra 4
loại độc tố do vi khuẩn bt gây ra, đó là:
- Ngoại độc tố α – exotoxin hay còn gọi là photspholipaza C. Năm 1953 lần
đầu tiên nhà khoa học Toumanoff phát hiện thấy vi khuẩn Bt var.elesti sản sinh
ra enzym leuxiloxit. Tác động của enzym này có liên quan đến sự phân hủy mang
tính cảm ứng của photspholipit trong mô côn trùng làm côn trùng chết.
- Ngoại độc tố β – exotoxin hay còn gọi là độc tố biến nhiệt. Năm 1959, Hall
và Arkawa trong khi nuôi ấu trùng ruồi bằng thức ăn có chứa Bt, tác giả đã tìm ra
ngoại độc tố này. Hoạt tính của ngoại độc tố β – exotoxin bắt đầu xuất hiện trong
giai đoạn vi khuẩn phát triển mạnh, trước khi hình thành bào tử.
- Ngoại độc tố γ – exotoxin hay còn gọi là độc tố tan trong nước.
γ – exotoxin có chứa peptit với trọng lượng phân tử thấp (200 – 2000) và một số
axit tự do. Độc tố γ – exotoxin tan trong nước không ổn định, mẫn cảm với không

khí, ánh sáng, oxy và nhiệt độ.
- Nội độc tố δ – endotoxin hay còn gọi là tinh thể độc. Nội độc tố
δ – endotoxin là một protein kết tinh gồm 1180 axit amin. Các axit amin chủ yếu

Nguyễn Văn Mạnh

12

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

là glutamic, aspaginic chiếm 20 % tổng số axit amin trong phân tử và là nguyên
nhân gây ra điểm đẳng điện thấp. Lượng axit amin sistein nhỏ hơn 2 % tổng số
axit amin nhưng lại quy định sự không hòa tan của tinh thể. Ngoài ra còn có axit
amin khác như acginin, leucin, izoleucin… ngoài protein, tinh thể độc còn chứa
các thành phần khác như hydratcacbon 5,6 %.
Trong 4 loại độc tố trên thì độc tố δ – endotoxin là chủ yếu chiếm tới 95 %
tổng số độc tố và quyết định hoạt tính diệt côn trùng của Bt là cao nhất.
Cơ chế tác động:
Tác giả Phạm Thị Thùy (2004) [8] cho biết Bt tác động lên sâu hại thông qua
con đường tiêu hóa, tùy theo côn trùng hại khác nhau mà có 3 cơ chế tác động
của các tinh thể độc lên côn trùng:
- Sâu ăn thức ăn có lẫn tinh thể độc vào ruột, chỉ sau khoảng 20 phút thì ruột
giữa côn trùng bị tê liệt làm pH trong máu và tế bào bạch huyết tăng lên, pH ruột
giữa giảm xuống do chất kiềm của ruột thấm vào mạch máu và các tế bào biểu
mô ruột. Đối với sâu non sau 1 – 6 giờ thì tê liệt hoàn toàn. Sau 2 – 3 ngày sâu

non chết có màu đen, toàn thân khô cứng.
- Sau khi ăn phải tinh thể độc, côn trùng ngừng ăn vì ruột bị tê liệt nhưng pH
của máu và bạch huyết không tăng, sau 2 – 4 ngày thì côn trùng chết mặc dù sâu
non không bị tê liệt toàn thân.
- Khi côn trùng ăn phải tinh thể độc kèm theo bào tử thì mới gây chết côn
trùng chỉ sau 2 – 4 ngày, không có hiện tượng tê liệt.
Quá trình từ khi nhiễm Bt đến chết, sâu non có thời gian ủ bệnh, những sâu
tuổi nhỏ có thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 ngày, sâu tuổi lớn thời gian kéo dài 4 – 5
ngày. Tùy theo độ tuổi sâu mà khả năng chết do Bt là khác nhau.

Nguyễn Văn Mạnh

13

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp
II.2.2. Nhóm virus gây bệnh côn trùng.

Theo tài liệu của tác giả Phạm Thị Thùy (2004) [8] thì căn cứ vào cấu trúc của
các virion, các nhà khoa học trên thế giới đã phân loại virus chia thành 7 nhóm:
-

Nhóm Baculovirus thuộc họ Baculoviridae, trong nhóm này có 4 loại
virus.

-


Nhóm virus đa diện tế bào chất Cytoplasmis Polyhedrosis Virus (CPV).

-

Nhóm entomopoxvirrus (EV) thuộc họ Poxviridae.

-

Nhóm Irido Virus (IV) thuộc họ Iridoviridae.

-

Nhóm Denso Virus (DV) thuộc họ Parvoviridae.

-

Nhóm virus ARN thuộc họ Picornaviridae.

-

Sigma virus thuộc họ Rhabdoviridae.

Kết quả điều tra thành phần vi sinh vật ký sinh trên sâu chính hại rau vụ xuân
hè và vụ đông tại Viện Bảo vệ thực vật, xã Tây Tựu, xã Minh Khai, Từ Liêm, Hà
Nội và vụ rau Đông Xuân tại xã Do Hạ, Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc kết quả
thu được chủ yếu là virus sâu tơ Granulosis Virus.Px (GV.px) ký sinh trên sâu tơ,
virus sâu xanh bướm trắng Granulosis Virus Pieris rapae (GV.pr) ký sinh trên
sâu xanh bướm trắng, virus sâu khoang NPV Spodoptera litura ký sinh sâu
khoang.

Cơ chế gây tác động của virus lên côn trùng
Virus gây bệnh lên côn trùng hại cây trồng qua con đường tiêu hóa. Khi sâu
ăn thức ăn có chứa virus vào ruột, chúng tiến hành quá trình phá hủy toàn bộ các
cơ quan chức năng trong ruột làm sâu chết. Khi virus vào ruột côn trùng hại, các
thể vùi của virus sẽ giải phóng ra các hạt virion, dưới tác dụng của dịch tiêu hóa,
các virion này qua biểu bì mô ruột, vào huyết tương và xâm nhập vào các tế bào
ruột của sâu hại để tiến hành quá trình gây bệnh. Quá trình gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tiềm ẩn: các thể vùi xâm nhập vào bên trong tế bào, các virion
được giải phóng đính vào các vị trí thích hợp trên màng nhân tế bào thành ruột
của sâu.

Nguyễn Văn Mạnh

14

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

- Giai đoạn tăng trưởng: đây là giai đoạn tăng nhanh các virion mới trong dịch
ruột của sâu. Những sâu tuổi nhỏ chỉ sau 32 giờ trong cơ thể sâu đã chứa đầy các
virion trần.
- Giai đoạn cuối: là giai đoạn tạo thể vùi nghĩa là các virion được bao bọc bởi
các protein dạng mắt cáo, cơ thể sâu hại chứa đầy các virion bị vỡ tung ra gây
hiện tượng thối nhũn.
II.2.3. Nhóm nấm gây bệnh côn trùng.
Theo tài liệu của tác giả Phạm Thị Thùy [8] trên thế giới, các nhà khoa học đã

phát hiện ra khoảng 200 loài vi nấm có thể ký sinh, gây bệnh lên côn trùng, tập
trung ở ngành nấm thật Mycrobionta, ngành phụ lớp nấm bất toàn
Deuteromycetes. Đây là ngành nấm có tác dụng diệt côn trùng thông qua việc
gây bệnh bằng sự tiếp xúc.
Cơ chế tác động của nấm gây bệnh côn trùng.
Theo tác giả Phạm Thị Thùy (2004) [8] thì bệnh nấm rất dễ lan truyền bằng
những va chạm đơn giản như lan truyền theo gió, mưa, và chính bản thân côn
trùng... các tế bào nấm phát tán theo gió thổi. Những bào tử có chứa độc tố có
trên thân côn trùng nhờ gió bay đi rơi vào cơ thể côn trùng khác, gặp điều kiện
thuận lợi nấm nảy mầm, hệ sợi mới phát triển tới mức phủ kín lỗ thông hơi trên
cơ thể côn trùng. Quá trình sinh trưởng và phát triển của bào tử và hệ sợi nấm ăn
sâu vào cơ thể côn trùng. Chính trong quá trình nảy mầm đã tiết ra một phức hệ
enzym ngoại bào phân giải kitin, protein và lipit. Sau đó mô và tuyến mỡ bị hòa
tan do enzym lipaza và proteaza của nấm tiết ra, tiếp theo là giai đoạn nhiễm
trùng máu của côn trùng. Đó là hiện tượng lympho chứa đầy sợi nấm, đến khi
hồng cầu trong cơ thể côn trùng bị phá vỡ thì côn trùng mới chết, lúc này nấm
vẫn tiếp tục phát triển trên xác côn trùng đây là nền cơ chất giàu chất hữu cơ cho
nấm phát triển.

Nguyễn Văn Mạnh

15

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp


II.2.3.1. Nấm Beauveria bassiana (bạch cương).
Nấm Bb sinh ra bào tử trần, từng tế bào một, không màu, hình cầu hoặc trứng,
đường kính 1 – 4 µm, sợi nấm có chiều ngang khoảng 3 – 5 µm, trên sợi nấm
mang nhiều giá sinh bào tử phồng to ở dưới, kích thước khoảng 3 – 3 x 3 – 6 µm.
Các giá bào tử trần thường tạo thành các nhánh ở phần ngọn hoặc trực tiếp tạo
thành các nhánh của giá phần ngọn của bào tử có dạng cuống hẹp hình zichzac
không đều.

II.2.3.2. Nấm Metarhizium anisopliae (lục cương).
Sợi nấm phát triển trên bề mặt côn trùng có màu có màu từ trắng đến hồng,
cuống bào tử ngắn, mọc tỏa tròn trên đám sợi nấm dày đặc. Bào tử trần có kích
thước 3,5 x 6,4 x 7,2 µm, màu từ lục đến xám, bào tử xếp thành chuỗi khá chặt
chẽ và nhìn bằng mắt thường người ta có thể thấy bào tử mọc ra bên trên bề mặt
côn trùng một lớp khá rõ màu xanh lục. Sợi nấm khi phát triển bên trong côn
trùng có chiều rộng 3 – 4 µm, dài khoảng 20 µm, chia thành nhiều tế bào, trong tế
bào có thể chứa nhiều giọt mỡ.

II.2.3.3. Nấm Nomuraea rileyi.
Bào tử có màu xanh lục nhạt, gây bệnh cho sâu cuốn lá, sâu xanh bướm trắng,
sâu khoang, sâu tơ. Nấm Nomuraea rileyi được cấu tạo bởi các sợi nấm có vách
ngăn, đó là bộ máy dinh dưỡng của sợi nấm. Sợi nấm ban đầu có hình tròn như
quả bóng, phồng lên sau đó co hẹp lại thành những đoạn ngắn, các đoạn này dài
dần ra và chúng giải phóng ra bào tử.

Nguyễn Văn Mạnh

16

MSSV: 507301065



Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

II.3. Một số dẫn liệu về các loại sâu hại chính trên rau bắp cải, su hào,
súp lơ ở ngoài đồng ruộng.
II.3.1. Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae).
Theo tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật [2] thì sâu xanh bướm trắng thuộc họ
bướm cải Pieridea, bộ cánh vảy Lepidoptera, là loại sâu ăn lá, gây hại chủ yếu
trên rau họ cải như: bắp cải, su hào, súp lơ với tần xuất bắt gặp rất phổ biến.
Đặc điểm hình thái của sâu xanh bướm trắng:
Thân dài 15 – 20 mm, có cánh màu trắng, xòe rộng 40 – 50 mm, đầu cánh có
vết đen hình tam giác và có hai chấm đen nhỏ, cánh sau màu trắng, ở góc cánh
màu xám tro.
Trứng màu hơi vàng, hình vỏ phích, có nhiều khía dọc. Sâu non màu xanh lục,
trên lưng có những điểm chấm đen nhỏ. Sâu non có 5 tuổi, khi đẫy sức dài
khoảng 28- 35 mm. Nhộng màu xanh, dài 18 – 20 mm, dính một đầu trên lá rau,
hai bên sườn có chấm đen thưa, giữa lưng nổi hẳn một đường như xương sống,
ngực cao nổi hẳn lên hai bên bụng thành nếp gồ, khi gần vũ hóa chuyển màu
xanh hơi vàng.
Vòng đời của sâu: từ 26 – 30 ngày có biến thái hoàn toàn với các giai đoạn.
- Trứng từ 6 – 8 ngày
- Sâu non 10 – 14 ngày
- Nhộng 7- 8 ngày
- Bướm vũ hóa sau 3 – 4 ngày thì đẻ trứng
Tập tính sinh học:
Sâu thường xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 5, gây hại chủ yếu trên su hào,
bắp cải, súp lơ.
Bướm hoạt động vào ban đêm đẻ trứng rải rác thành từng quả trên lá rau,

trung bình một đêm con cái đẻ được 150 trứng.

Nguyễn Văn Mạnh

17

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

Sâu xanh non tuổi 1 - 3 mới nở gặm chất xanh của lá rau, từ tuổi 3 trở lên gặm
thủng lá rau và ăn kiệt chỉ còn gân lá.
Vì vậy nếu để sâu có mật độ cao thì ruộng rau sẽ bị trơ trụi và xơ xác [11].
II.3.2. Sâu khoang (Spodoptera litura).
Theo tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật [2] thì sâu khoang phân bố rộng ở các
nước trên thế giới, sâu khoang họ ngài đêm Noctuidae thuộc bộ cánh vảy
Lepidoptera.
Đặc điểm hình thái:
Bướm có thân dài 16 – 21 mm, cánh trước xòe rộng 37 – 42 mm, màu nâu
vàng, trên cánh có nhiều đường vân đẹp, hình bầu dục, có màu xám, xung quanh
vàng, cánh sau màu xám loang. Trứng hình bán cầu, mặt trứng có nhiều đường
khía dọc ngang, lúc mới đẻ có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro,
sắp nở có màu vàng tối. Trứng đẻ từng ổ bầu dục, dẹp và được phủ một lớp màu
nâu vàng bên trên.
Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối
tượng gây hại nặng trên rau, đậu.
Sâu non hình ống tròn, màu xanh xám hoặc xám tro, vạch lưng màu vàng, ở

đốt bụng thứ nhất có khoang đen, to nên được gọi là sâu khoang, gần đầu có hai
chấm đen. Sâu đẫy sức dài 38 – 51 mm, nhộng dài 18 – 20 mm, hình ống, mầu
nâu đỏ, bóng láng. Mép trước mép bụng thứ 5 – 7 có nhiều chấm lõm. Cuối bụng
có một đôi gai ngắn, sâu làm nhộng trong đất.
Vòng đời của sâu: từ 25 – 48 ngày có biến thái hoàn toàn với các giai đoạn.
- Trứng 3 – 7 ngày
- Sâu non 12 – 27 ngày
- Nhộng 8 – 10 ngày
- Bướm vũ hóa sau 2 – 4 ngày thì đẻ trứng

Nguyễn Văn Mạnh

18

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp
Tập tính sinh học:

Sau khi nở vài ngày, sâu sống tập trung rồi sau đó phân tán. Ở tuổi nhỏ 1 – 2
thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá
cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm
giảm phẩm chất nông sản. Sâu phá hại mạnh vào ban đêm, ngày ẩn nấp dưới mặt
đất, trong các lá khô cỏ dại. Bướm hoạt động về đêm, đẻ trứng ở lá, một bướm có
thể đẻ được 500 – 1000 trứng. hàng năm sâu phát sinh và gây hại mạnh nhất từ
tháng 4 đến tháng 10 [11].
II.3.3. Sâu tơ (Plutella xylostella).

Theo tài liệu của Cục Bảo vệ thực vật [2] thì sâu tơ thuộc họ ngài rau
Plutellidae, bộ cánh vảy Lepidoptera.
Đặc điểm hình thái:
Bướm sâu tơ nhỏ, dài 6 – 7 mm, cánh trước xòe rộng 13 – 16 mm, mầu nâu
xám, dọc mép trong có đường sọc màu nhạt hơn, chia thành ba đoạn. Cánh sau có
màu xám và lông nhỏ, dài mịn.
Trứng có hình bầu dục hơi tròn, dài khoảng 4 – 5 mm. Sâu non hình ống, màu
xanh nhạt, đẫy sức dài 9 – 12 mm, đầu màu nâu vàng có các phiến cứng và trên
phiến đó có các chấm màu nâu nhạt, trên mỗi đốt thân có nhiều lông tơ. Nhộng
màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, dài 6 – 10 mm, được bọc trong kén mỏng màu
trắng xốp, dạng lưới.
Vòng đời của sâu: từ 20 – 50 ngày có biến thái hoàn toàn qua các giai đoạn.
- Trứng 3 – 7 ngày
- Sâu non 9 – 25 ngày
- Nhộng 5 – 13 ngày
- Trưởng thành 3 – 5 ngày

Nguyễn Văn Mạnh

19

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp
Đặc điểm sinh học:

Vòng đời sâu từ 20 – 25 ngày, sâu non có 4 tuổi, thời gian phát triển kéo dài

khoảng 11 – 15 ngày, nhộng 7 ngày, các lứa sâu tơ nở gối nhau liên tiếp trong
suốt các vụ rau.
Tập tính sinh học:
Bướm hoạt động cả ngày lẫn đêm, ban ngày bướm đậu ở mặt dưới lá, sâu non
mới nở đục lá, tạo thành các đường rãnh. Sâu non thường nhả tơ để di chuyển và
ăn phần xanh mềm dưới mặt lá chừa lại một lớp màng mỏng, khi mật độ sâu tơ
cao sẽ gây hại tạo ra các lỗ thủng lá, làm lá cải xơ xác.
Sâu tơ chỉ gây hại tất cả các cây thuộc họ thập tự (cải) và rất nguy hiểm, nó
gây hại lớn tới các sản phẩm rau có giá trị kinh tế cao như: bắp cải, súp lơ, su
hào…
Đặc biệt sâu tơ là một trong những loài sâu có khả năng kháng thuốc hóa học
cao nhất [12].

II.4. Ứng dụng các chế phẩm vi sinh trong phòng trừ sâu hại.
II.4.1. Ứng dụng của Bt trong phòng trừ sâu hại cây trồng.
Theo GS.TS. Phạm Thị Thùy 2004 [8] cho biết việc sản xuất Bt đã được tiến
hành tại một số cơ sở như Viện công nghệ Thực phẩm và Liên hiệp hóa chất TP
Hồ Chí Minh thuộc bộ công nghiệp, trường ĐH Tổng hợp, Viện Công nghệ Sinh
học…việc ứng dụng chế phẩm Bt đã được phổ biến ở nhiều địa phương. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu đánh giá hiệu lực diệt sâu hại của các chế phẩm sinh
học từ nhiều năm nay, tập chung chủ yếu vào:
- Bt phòng trừ sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng… hại rau ở các
vùng trồng rau chuyên canh của thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, Thái
Nguyên…trên diện tích hàng vạn hecta, hiệu quả 75 – 90 % sau 7 ngày phun.
- Bt trừ sâu róm thông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La… trên diện tích hàng
nghìn hecta thông, hiệu quả đạt trên 80 % sau 7 – 10 ngày phun.

Nguyễn Văn Mạnh

20


MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

- Bt trừ sâu hại đậu đỗ, thuốc lá, sâu hại bông… trên diện tích hàng trăm
hecta, hiệu quả phòng trừ 65 – 85 % sau 7 – 14 ngày phun.
Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Thùy [8] thì chế phẩm Bt có hiệu quả
cao với sâu tơ, khả năng gây chết có thể đạt 90 % với thí nghiệm trong phòng,
sâu xanh hại bông là 70 – 80 % sau 7 ngày thí nghiệm. Bt có hiệu lực không cao
đối với sâu khoang, sâu xanh hại bông do tính kháng thuốc của sâu hoặc có thể
do chất lượng của bt, vì vậy Viện Bảo vệ thực vật đã nghiên cứu sử dụng hỗn hợp
Bt với virus, mục đích làm tăng hiệu quả diệt sâu theo cơ chế đồng tác động.
II.4.2. Ứng dụng của chế phẩm virus.
Theo tài liệu của GS. TS. Phạm Thị Thùy (2004) [8] cho biết Viện Bảo vệ
thực vật đã sản xuất virus sâu xanh bông NPV.Ha để phòng trừ sâu xanh đục quả
bông ở các vùng trồng bông nước ta cũng thu được kết quả đáng khích lệ. Ngoài
ra còn thuốc virus sâu khoang NPV.SI trừ sâu khoang hại rau, đậu… ở Hà Nội,
Hải Phòng và thuốc virus sâu keo da láng NPV.Se sử dụng để phòng trừ keo da
láng hại hành ở Quảng Ngãi, Ninh Thuận… từ năm 1990 – 2004.
Hiệu quả phòng trừ sâu tơ, sâu khoang hại su hào bằng chế phẩm virus tại xã
Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc năm 2002 [7].
Kết quả cho thấy hiệu quả của chế phẩm virus trừ sâu tơ hại su hào đạt
62,3 – 71,9 % sau 3 – 5 ngày phun, hiệu quả trừ sâu khoang sau phun 7 ngày đạt
trung bình là 69,5 % và tần suất xuất hiện vi sinh vật gây bệnh côn trùng: virus là
13,4 – 20,2 %, vi khuẩn Bt là 16,4 – 19,3 %, nấm các loại đạt 6,8 – 14,8 %.
II.4.3. Ứng dụng của chế phẩm vi nấm côn trùng.

Theo tài liệu của tác giả Phạm Thị Thùy (2004) [8] thuốc nấm được ứng dụng
rộng rãi trên các đối tượng sâu rau và cây công nghiệp.
+ Mô hình ứng dụng chế phẩm nấm Beauveria và Metarhizium trừ sâu khoang
và sâu xanh (Ha) đục quả đậu tại Viện BVTV Hà Nội ở nồng độ 5x108 bt/ml cho

Nguyễn Văn Mạnh

21

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

thấy sau 12 – 15 ngày phun, hiệu lực của chế phẩm nấm Beauveria đạt
63,7 – 64,5 % chế phẩm nấm Metarhizium đạt 67,9 – 69,7 %. Hiệu lực của chế
phẩm nấm Beauveria với sâu khoang và sâu keo da láng ăn lá đậu tương ở Hà
Tĩnh sau 10 – 15 ngày phun thuốc đạt 60,1 – 64,5 % và chế phẩm Metarhizium
nấm Ma đạt 62,8 – 67,2 %.
+ Dịch sâu róm thông đã xuất hiện và gây hại cho cây thông nghiêm trọng ở
Hà Trung, Thanh Hóa và nông trường Phù Bắc Yên, Sơn La năm 1996 – 1998,
tại Sơn Động, Bắc Giang năm 1998 – 2000, tại Nghệ An, Hà Tĩnh năm 2003,
thuốc nấm Boverit và Mat của Viện Bảo vệ thực vật đã dập tắt nạn sâu róm thông
trên diện tích hàng nghìn hecta với hiệu quả đạt 70 – 97,8 % sau 2 tới 3 tháng
phun, hiệu quả kéo dài đến vài năm mà thuốc hóa học không đáp ứng được.
Các chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana đã được
triển khai ứng dụng rộng rãi trong phòng trừ: bọ dừa, châu chấu, róm thông, sâu
kèn…trên cây nông nghiệp như: sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu tơ… hại

rau ở nhiều vùng và thu được kết quả tốt [4].

Nguyễn Văn Mạnh

22

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN III
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
III.1. Vật liệu, đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
III.1.1. Vật liệu nghiên cứu.
 Cây ký chủ: cây rau thuộc họ thập tự và các loại rau khác tại xã Kim
Chung, Đông Anh; Trúc Sơn, Chương Mỹ thành phố Hà Nội.
 Các chế phẩm sinh học Bt và vi nấm do Trung tâm Sinh học Nông
nghiệp và bảo vệ môi trường.
 Các nguồn vi sinh vật ký sinh trên sâu hại rau.
 Những loại sâu chính hại rau trong quá trình điều tra như sâu xanh
bướm trắng (Pieris rapae), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu khoang
(Spodoptera litura).
 Các hóa chất được sử dụng làm môi trường để phân lập các vi sinh vật
ký sinh trên sâu hại rau thu thập được:
+ Aga
+ Pepton

+ Glucoza
+ Cồn
+ KH2PO4
+ MgSO4.7H2O.
 Dụng cụ thiết bị trong phòng thí nghiệm: ống nghiệm, bình tam giác, tủ
cấy…
III.1.2. Đối tượng nghiên cứu.
 Các loại sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu tơ hại rau thu ngoài
đồng ruộng vụ Xuân Hè, năm 2011 vùng Hà Nội.

Nguyễn Văn Mạnh

23

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp

 Các vi sinh vật ký sinh gây bệnh trên các loại sâu chính hại rau tại các
vùng điều tra.

III.1.3. Địa điểm nghiên cứu.
 Một số vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội:
+ Xã Kim Chung, huyện Đông Anh.
+ Xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm.
+ Xã Tràng An, huyện Chương Mỹ.
 Trung tâm Sinh học Nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

 Phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ Sinh học khoa sinh trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.

III.1.4. Thời gian nghiên cứu.
Từ ngày 14/01/2011 đến ngày 03/05/2011.

III.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
III.2.1. Nội dung:
 Điều tra thành phần sâu hại chính trên rau vụ Xuân Hè, năm 2011 các
vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội theo (bảng 1).
 Điều tra thành phần vi sinh vật ký sinh trên sâu hại rau bắp cải, su hào,
súp lơ ngoài đồng ruộng vụ Xuân Hè, năm 2011 theo (bảng 2).
 Điều tra diễn biến của vi sinh vật chính ký sinh trên sâu hại rau bắp cải,
su hào, súp lơ trồng (tỷ lệ sâu bị nhiễm bệnh do vi sinh vật trên đồng
ruộng theo bảng 3, 4, 5).
 Thử hiệu lực của một số chế phẩm sinh học trừ sâu hại rau trong điều
kiện phòng thí nghiệm (bảng 6, 7).

Nguyễn Văn Mạnh

24

MSSV: 507301065


Khoa CNSH & MT

Chuyên đề tốt nghiệp
III.2.2. Phương pháp nghiên cứu.


III.2.2.1. Nội dung 1: Điều tra thành phần sâu hại trên đồng ruộng tại các
vùng trồng rau tại Hà Nội.
Mục đích: Xác định được thành phần sâu hại trên đồng ruộng tại các vùng
trồng rau ngoại thành Hà Nội.
Thời gian và địa điểm điều tra: Định kỳ điều tra vào các ngày thứ 2 và thứ 5
hàng tuần tại các vùng trồng rau ngoại thành (xã Kim Chung, huyện Đông Anh;
xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm; xã Tràng An, huyện Chương Mỹ) thành phố Hà
Nội.
Phương pháp điều tra:
 Thu mẫu mang về phân tích để xác định thành phần sâu hại trên rau bắp
cải, su hào, súp lơ sau quá trình điều tra (GS. Phạm Thị Thùy phân loại).
 Ghi chép độ ẩm, nhiệt độ, thời tiết và số liệu điều tra được vào bảng 1.

III.2.2.2. Nội dung 2: Điều tra thành phần vi sinh vật ký sinh trên sâu hại
rau bắp cải, su hào, súp lơ ngoài đồng ruộng vụ Xuân Hè, năm 2011.
Mục đích: Xác định được thành phần vi sinh vật ký sinh trên sâu hại rau bắp
cải, su hào, súp lơ ngoài đồng ruộng vụ Xuân Hè, năm 2011.
Thời gian và địa điểm điều tra: Định kỳ điều tra vào các ngày thứ 2 và thứ 5
hàng tuần tại các vùng trồng rau ngoại thành (xã Kim Chung, huyện Đông Anh;
xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm; xã Tràng An, huyện Chương Mỹ) thành phố Hà
Nội.
Phương pháp điều tra:
 Thu mẫu mang về, tiến hành nuôi theo dõi thường xuyên sâu để phân tích,
phân lập và xác định thành phần vi sinh vật ký sinh trên sâu hại thu thập được từ
vùng điều tra.
Quan sát và xác định triệu chứng chết của sâu bị nhiễm vi sinh vật bằng mắt
thường dựa theo tài liệu của GS. TS. Phạm Thị Thùy [7].

Nguyễn Văn Mạnh


25

MSSV: 507301065


×