Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Bệnh ung thư máu và các liệu pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.66 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN CAO HỌC
MÔN: HÓA TRỊ LIỆU
Đề tài: Bệnh ung thư máu và các liệu pháp điều trị
*Học viên: Nguyễn Văn Cường
*Lớp : CKII

1


MỞ ĐẦU

Ung thư máu (Leukemia) thường được gọi với tên khác là ung thư bạch cầu, là một
loại ung thư ác tính. Ung thư của cơ quan tạo ra các huyết cầu như tủy xương và hệ thống
bạch huyết (lymp system ).
Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến, các
bạch cầu được sản xuất 1 cách nhanh chóng rối loạn tạo ra các bạch cầu bất thường không
hoạt động được và các bạch cầu ung thư này dần dần xâm lấn đến các hồng cầu (red blood
cell) và tiểu cầu ( platelet) ngăn chặn sản xuất và phá hủy các tế bào này.
Trong phạm vi tiểu luận với chủ đề Ung thư máu và các liệu pháp điều trị, tôi xin đề
cập hai vấn đề chính:
1. Đại cương về bệnh ung thư máu.
2. Các liệu pháp điều trị bênh ung thư máu.

2


NỘI DUNG

I. ĐẠI CƯƠNG
1. Mở đầu
Ung thư máu chia làm 2 dạng cấp tính và mãn tính.


Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng có thể là do các tác động của môi
trường như ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng xạ hoặc cũng có thể là do di truyền.
Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận
nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng
khá "hung dữ", đặc biệt khi loại tế bào
này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ
làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện
tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá
hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu
hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng
là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra
u (ung bướu). Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả không
cao. Người dân ở các vùng nhiễm phóng xạ thường có tỉ lệ mắc bệnh rất cao (như 2 thành
phố Hiroshima và Nagasaki sau thời chiến tranh đệ nhị thế giới ở Nhật).
Gần đây có một số nghiên cứu kết luận rằng, bệnh ung thư bạch cầu hay bạch cầu cấp
đều không qua yếu tố di truyền
Bệnh ung thư máu xuất hiện 300.000 ca bệnh mới mỗi năm trên thế giới (chiếm 2,8%
trong số tất cả các bệnh ung thư) và 220,000 người chết vì bệnh ung thư máu hàng năm.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, với việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều là nguyên
nhân dẫn đến căn bệnh ung thư máu ngày càng gia tăng. Sóng điện thoại di động tác động
lên tủy xương trong vùng não người làm tăng tỷ lệ bạch cầu nhiều hơn tỷ lệ hồng cầu.

3


Độ tuổi thường gặp đối với bệnh ung thư máu dưới 15 tuổi là 21.7% và trên 15 tuổi là
78.2%. Số lượng bệnh nhân ung thư máu chủ yếu từ 35-69 tuổi.
2. Phân loại các thể bệnh ung thư máu
Bệnh bạch cầu được chia thành các nhóm khác nhau theo sự tiến triển của bệnh:
a. Bệnh bạch cầu mạn tính: Là thể bệnh có tiến triển chậm, có thể kéo dài nhiều

năm, nhất là nếu bệnh nhân được điều trị đúng cách. Lúc đầu bệnh nhân có thể không có
triệu chứng gì. Bệnh thường được phát hiện qua khám định kỳ trước khi các triệu chứng của
bệnh xuất hiện. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính trở nên tồi tệ hơn. Khi số lượng các tế
bào ác tính tăng sinh trong máu, các triệu chứng xuất hiện như: nổi hạch hay nhiễm khuẩn.
Lúc đầu các triệu chứng còn ở thể nhẹ sau đó trở nên nặng nề hơn.
b. Bệnh bạch cầu cấp: Là thể bệnh ác tính hơn, tiến triển nhanh. Ngay khi bệnh bắt
đầu, tế bào bệnh bạch cầu không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình thường. Số lượng
tế bào bạch cầu ác tính phát triển rất nhanh.
Ngoài ra còn có cách phân loại bệnh bạch cầu dựa theo dòng bạch cầu bị ảnh hưởng:
các tế bào dòng tủy hoặc dòng lympho và tiến triển của mỗi dòng đó:
1/ Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (Ung thư máu cấp tính bạch cầu nguyên bào tủy:
Acute myelogenous leukemia) (AML). Là dạng ung thư máu thường gặp nhất, có thể ở trẻ
em và người lớn.
2/ Bệnh bạch cầu lymphô cấp tính (Ung thư máu cấp tính nguyên bào lympho: Acute
Lymphocytic Leukemia ) (ALL), thường gặp nhất của trẻ em (60 -70% ung thư máu ở trẻ
em).
3/ Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (Ung thư máu mản tính nguyên bào tủy: Chronic
myelogenous leukemia ) (CML), thường ở người lớn. Đặc tính của loại nầy có bất thường
của nhiễm thể gọi là Philadelphia chromosome)!
4/ Bệnh bạch cầu lymphô mạn tính (Ung thư máu mản tính nguyên bào lympho:
chronic lymphocytic leukemia) (CLL), thường gặp ở ngườì lớn, rất hiếm ở trẻ em. Thường
không gây triệu chứng trong nhiểu năm.

4


3. Triệu chứng
Ung thư máu cấp tính có triệu chứng sớm, tiến triển nhanh, nếu không chẩn đoán và
điều trị sớm sẽ đưa đến tử vong nhanh. Ung thư máu loại mản tính có tiến triển chậm,
thường không có hay có ít triệu chứng trong nhiều năm.

Các triệu chứng của ung thư máu thường không rỏ rệt trong thời gian đầu, chỉ tương
tự như cảm cúm.
Khi triệu chứng trở nên rõ rệt thì tập trung vào các yếu tố:
- Sốt, cảm lạnh, đau đầu, khớp (do sức công phá trong tủy);
- Mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhạt (thiếu máu do các hồng cầu bị hủy
hoại);
- Hay bị nhiễm trùng, nổi hạch (cổ, nách, háng, bẹn) (do bạch cầu có nhiệm vụ chống
nhiễm trùng) bị ung thư;
- Dễ bị chảy máu như chảy máu dưới da (petechiae), chảy máu răng, mũi, dễ bầm (do
tiểu cầu bị hủy hoại, giảm khả năng làm đông máu);
- Biếng ăn, sút cân;
Gan và lá lách có thể to ra. Ở thể cấp tính, nhất là ở trẻ em (ở trẻ em ung thư máu
thuờng ở dạng cấp tính) hay di căn đến não nên có thể có những triệu chứng như nhức đầu,
kinh giật, giảm thị giác. nôn, ói...;
- Nếu bệnh nhân là nữ thì sẽ có hiện tượng ra mồ hôi về ban đêm.
Khi dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy làm đau nhức, đồng thời chiếm
chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác.
4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh bạch cầu
Ung thư máu là chứng bệnh phức tạp có thể xảy ra ở nhiều dạng. Do các triệu chứng
đa dạng tùy thuộc vào loại biến chứng, nên việc chẩn đoán chính xác và chi tiết bởi các
chuyên gia là rất cần thiết để có thể đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất.

5


Khi nghi ngờ mắc bệnh, cần thiết thực hiện những bước kiểm tra sau:
 Khám lâm sàng: các bác sĩ sẽ phát hiện được hạch sưng to, gan-lách to ra.
 Xét nghiệm máu: cần thiết kiểm tra số lượng các tế bào máu và thành phần các loại
bạch cầu (công thức máu). Khi mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu tăng cao, giảm số
lượng tiểu cầu, lượng Hemoglobin giảm thấp do thiếu máu.

 Sinh thiết chẩn đoán: Phương pháp lấy một mảnh mô trong tủy xương để soi dưới
kính hiển vi tìm tế bào máu ác tính. Sinh thiết là biện pháp duy nhất giúp chẩn đoán xác định
tế bào ác tính trong tủy xương. Có hai cách lấy tủy xương:
- Chọc hút tủy: Sử dụng kim nhỏ và có lỗ để chọc vào xương, hút lấy một ít tủy
xương.
- Sinh thiết tủy: Sử dụng kim lớn hơn để lấy một mảnh tủy xương.
 Các xét nghiệm khác: Tùy thuộc triệu chứng và thể bệnh mà có thể làm một số xét
nghiệm như:
- Xét nghiệm gen: Xác định nhiễm sắc thể bất thường Philadelphia trong bệnh bạch
cầu dòng tủy mạn tính.
- Xét nghiệm dịch tủy: Xác định sự xuất hiện tế bào bạch cầu bất thường trong máu.
- Chụp X quang: Phát hiện hạch to trong ổ bụng hoặc các vị trí khác.
5. Dấu hiệu của bệnh ung thư (trong đó có bệnh ung thư máu)
* Dấu hiệu toàn thân
Những dấu hiệu này rất đa dạng, có thể đơn độc trong một thời gian dài mà không có
biểu hiện đặc biệt nào của ung thư cả. Nếu chúng tồn tại lâu hoặc nặng lên thì sẽ là những
dấu hiệu báo động. Có thể là chán ăn (chủ yếu là sợ thịt), sụt cân nhiều, sốt dai dẳng không
do nguyên nhân nhiễm khuẩn, điều trị bằng mọi cách cũng không khỏi, mệt mỏi kéo dài…
+ Ba dấu hiệu báo động
- Chảy máu: Chảy máu, dù ít hay nhiều, bao giờ cũng là một dấu hiệu báo động. Chảy
máu do các mạch máu bì khối u xâm lấn hoặc do vỡ các mạch máu nằm giữa các mô ung

6


thư. Bệnh nhân nhổ ra máu hoặc chảy máu mũi (máu cam) nếu bị ung thư miệng, họng,
xoang, thực quản.
Nếu bị ung thư phổi – phế quản thì khạc đờm có máu. Ðái ra máu là do ung thư thận,
bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. Ở bệnh nhân nữ, chảy máu âm đạo ngoài thời gian hành
kinh, hoặc khi giao hợp, hoặc sau khi đã mãn kinh có thể do ung thư dạ con hoặc ung thư âm

đạo. Ðại tiện ra máu thường là dấu hiệu đầu tiên của ung thư đại tràng. Nôn ra máu thường
do ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày…
- Ðau: Ðau cũng là một dấu hiệu báo động quan trọng của ung thư. Đau cố định ở
một chỗ, đau liên tục ngày càng nặng, dùng thuốc giảm đau không đỡ, làm cho bệnh nhân
mất ngủ. Ðau đầu mạn tính lúc đầu có thể là dấu hiệu duy nhất báo hiệu ung thư não. Ðau
bụng dai dẳng hoặc đau thành cơn có thể là những dấu hiệu báo động của ung thư một cơ
quan sâu, ví dụ như đại tràng.
- Nhiễm khuẩn: Mọi trường hợp nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại và không khỏi khi dùng kháng
sinh đều có thể là dấu hiệu báo động của ung thư. Ðó là vì bệnh này đã tạo điều kiện cho vi
khuẩn phát triển và gây nhiễm khuẩn bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm hẹp
các cơ quan rỗng (phế quản hoặc bộ máy tiết niệu chẳng hạn), làm loét các niêm mạc miệng,
họng hoặc cơ quan sinh dục, phá hủy các mô.
+ Những dấu hiệu báo động khác
- Viêm tĩnh mạch: Viêm tĩnh mạch (hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch)
thường là tĩnh mạch các chi dưới, đôi khi cũng là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Ðấy là vì
khối u trong ổ bụng hoặc trong khung chậu đã chèn ép tĩnh mạch gây viêm tĩnh mạch và các
mô ung thư tiết ra một số chất tạo nên những cục máu đông.
- Những dấu hiệu sờ thấy hoặc nhìn thấy: Một số dấu hiệu báo động có thể nhìn thấy
hoặc sờ thấy được. Nếu sờ thấy một cục nhỏ hoặc một vùng cứng bất thường ở da, cơ, vú
hoặc tinh hoàn mà những tổn thương vùng này lại tồn tại lâu hoặc to lên đều đặn thì dù
chúng có đau hay không cũng cần phải đi khám bệnh ngay.

7


Da nổi gồ lên không đều, bị loét lâu không liền và lan rộng cũng là dấu hiệu báo động
của ung thư da. Cuối cùng, nếu thấy hột mụn cơm (mụn cóc) hoặc nốt ruồi dày lên, thay đổi
màu sắc hoặc chảy máu cũng phải đến gặp thầy thuốc ngay.
*Cơ quan hay bộ máy bị ung thư
Dựa vào những dấu hiệu báo động, có thể biết được khá chính xác cơ quan hoặc bộ máy

nào bị ung thư.
- Miệng, họng, xoang và thực quản: Dấu hiệu báo động là nhai thấy vướng hoặc đau
lan lên tai, khản giọng kéo dài (ung thư miệng hoặc ung thư họng); đau, nuốt nghẹn, nôn
(ung thư thực quản)…
- Bộ máy hô hấp: Khó thở tăng dần hoặc đột ngột, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, vế
sau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi thường là dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi. Ho dai dẳng ở
người nghiện thuốc lá cũng cần được theo dõi chặt chẽ.
- Bộ máy tiêu hoá: Dấu hiệu đầu tiên của ung thư bộ máy tiêu hoá là người bệnh có
cảm giác nặng ở thượng vị (phần trên của bụng) và táo bón. Mót đại tiện giả, cảm giác nặng
và đau ở trực tràng gợi nghĩ đến ung thư trực tràng. Vàng da tiến triển nhanh gợi ý ung thư
đường mật, ung thư gan.
- Bộ máy tiết niệu và tuyến tiền liệt: Ðái khó, bí đái là những dấu hiệu đầu tiên của
ung thư cơ quan tiết niệu hoặc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Hạch bạch huyết: Một hoặc nhiều hạch ở cổ, hạch nách hoặc hạch bẹn to lên có thể
là triệu chứng đầu tiên của ung thư sâu hoặc ung thư hạch.
- Hệ thần kinh trung ương: Ðau đầu mạn tính, liệt, rối loạn thị giác, thay đổi tính tình,
nôn vào buổi sáng đôi khi là những dấu hiệu báo động của ung thư não hoặc màng não.
6. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư máu
Hiện nay, người ta còn chưa xác định được chính xác các nguyên nguyên nhân gây
ung thư máu. Các nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố nguy cơ được coi là nguyên nhân gây
bệnh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh, bao gồm:

8


• Tia xạ: Những người tiếp xúc với tia phóng xạ liều cao sẽ có nguy cơ cao hơn bị
bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bạch cầu tủy mạn tính, bạch cầu lympho cấp tính. Người có tiền
sử được điều trị bằng tia xạ trị khi điều trị ung thư hoặc các bệnh khác từ trước cũng có nguy
cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, khi chụp tia X trong chẩn đoán răng hàm mặt hoặc
các biện pháp chụp X quang chẩn đoán khác (như CT Scan) người ta tiếp xúc tia X với hàm

lượng ít hơn nhiều. Hiện tại vẫn chưa xác định mối liên quan giữa sự tiếp xúc với nồng độ
tia thấp với bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em và người lớn. Xquang nhiều lần hoặc chụp cắt lớp
khi còn nhỏ.
• Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc là làm tăng nguy cơ mắc bệnh
bạch cầu tủy cấp tính.
• Benzen: Chất này được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất, có nhiều trong
khói thuốc lá và khí đốt. Việc tiếp xúc nhiều với Benzen có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh
bạch cầu tủy mạn tính, bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
• Tiền sử điều trị hóa chất: Một số bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất (như các
chất alkyl hóa, các chất ức chế topoisomerase) về sau có thể bị mắc bệnh bạch cầu tủy cấp
tính hoặc bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
• Hội chứng Down và một số bệnh di truyền khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
ung thư máu cấp tính.
• Hội chứng rối loạn sinh tủy và một số bệnh bất thường về máu khác cũng làm tăng
nguy cơ bị bạch cầu cấp tính.
• Tiền sử gia đình: Rất hiếm khi có trên một người trong gia đình bị ung thư máu.
Gần đây có một số nghiên cứu kết luận rằng, bệnh ung thư bạch cầu hay bạch cầu cấp đều
không qua yếu tố di truyền. Nếu có thì chủ yếu là thể bệnh bạch cầu lympho mạn tính.
II. LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ MÁU
1. Các biện pháp điều trị
Có nhiều biện pháp điều trị khác nhau đối với bệnh bạch cầu như: theo dõi-chờ đợi,
hóa trị liệu, điều trị đích, điều trị sinh học, xạ trị, ghép tế bào gốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ lách

9


to. Có thể phối hợp nhiều biện pháp điều trị. Sự lựa chọn biện pháp điều trị tùy thuộc chủ
yếu vào: thể bệnh, tuổi của người bệnh, sự xuất hiện tế bào bạch cầu trong tủy.
Hiện tại các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu chủ yếu vẫn là thay tủy xương để
thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng và kích thích sinh ra hồng cầu cũng như kìm hãm sự

gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, dù có điều trị bằng phương pháp nào thì khả năng
thành công cũng rất thấp, chỉ khoảng 10% và dù cho có thành công thì khả năng bệnh tái
phát cũng rất lớn (khoảng từ 3 đến 5 năm)
Ngoài cách ghép tủy (cuống rốn, cấy tế bào gốc....) còn có thể dùng hóa trị liệu, cho
tới nay cách dùng hóa trị vẫn có triển vọng rất tốt cho các bệnh nhân. Ngoài ra đối với dòng
Lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Đối với những
bệnh nhân có quá trình điều trị bệnh tốt, sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt và
nằm trong khoảng thời gian điều trị từ 3-5 năm có thể bình phục hoàn toàn.
Các bệnh nhân bị bạch cầu cấp tính cần được điều trị ngay với mục đích giảm các
triệu chứng của bệnh để đạt hiệu quả lui bệnh. Với bệnh bạch cầu mạn tính không có triệu
chứng, điều trị có thể được trì hoãn với sự theo dõi của các bác sỹ và tiến hành điều trị khi
các triệu chứng xảy ra. Điều trị giúp kiểm soát bệnh và các triệu chứng.
Tất cả các kết quả sẽ được phân tích để đưa ra chẩn đoán rõ ràng, xác định rõ giai
đoạn của u bạch huyết và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Các phác đồ điều trị được
đưa ra sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của căn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh
nhân. Các phương pháp điều trị truyền thống cho bệnh ung thư máu bao gồm hóa trị, xạ trị,
chữa trị kháng thể, và ghép tủy xương, truyền máu hay cấy tế bào mầm (tế bào gốc) tạo chất
sinh huyết.
Sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào những
điều sau đây:
- Loại bệnh ung thư máu (cấp tính/mãn tính)
- Tuổi tác của người bệnh
- Các tế bào ung thư máu được tìm thấy trong dịch não tủy.
- Tính năng của các tế bào ung thư máu

10


- Triu chng v sc khe ca ngi bnh
Cỏc phng phỏp iu tr ung th mỏu ang c ỏp dng: húa tr, liu phỏp sinh hc

tr liu, ghộp ty/cy t bo gc, húa tr v x tr, ung thuc. Cỏc thy thuc cú th kt hp
t 2 phng phỏp iu tr tr lờn.
+ Húa tr: s dng thuc tiờu dit cỏc t bo ung th mỏu bng cỏc phng phỏp
nh thuc ung, thuc tiờm, thuc truyn, hoc tiờm vo dch nóo ty theo tng chu
k. Mi chu k cú mt khong thi gian iu tr v ngh ngi bnh nhõn cú th phc hi
sc khe.
+ iu tr nhm vo mc tiờu: s dng thuc chn s tng trng ca cỏc t bo
ung th bch cu.
Các ung th hệ tạo máu: Các corticosteroid có tác dụng chống u ở một số bệnh thuộc
hệ tạo máu nh u limphô, bệnh Hodgkin, các bệnh bạch cầu và đau tủy. Ngời ta đã phát hiện
ra các thụ thể của corticosteroid trong các tế bào dòng limphô và các corticosteroid đã trở
thành một trong những thuốc trong các phác đồ hóa chất điều trị các bệnh nói trên.
+ Liu phỏp iu tr sinh hc: truyn cht khỏng th n dũng vo ngi bnh
git cht cỏc t bo ung th mỏu, ci thin kh nng khỏng t nhiờn ca c th chng li
bnh hoc cú th lm chm s tng trng ca t bo ung th mỏu.
+ X tr: S dng cỏc chựm tia nng lng cao tiờu dit cỏc t bo ung th mỏu.
+ Thay ty/Cy t bo gc: sau khi ỏp dng húa tr, x tr ngi bnh s c cy
nhng t bo gc khe mnh thụng qua mt tnh mch ln. Nhng t bo mỏu mi phỏt trin
t t bo gc (ca chớnh c th ngi bnh hoc ca bt k thnh viờn no trong gia ỡnh)
c cy vo v nú s thay th nhng t bo b hy dit trong quỏ trỡnh iu tr trc ú.
Tuy nhiờn hiu qu cha phi l cao lm so vi cỏc cn bnh ung th khỏc.
+ Theo dừi sau iu tr
Do nguy c tỏi phỏt bnh, ngay c sau khi bnh ó ht hon ton, vỡ vy vic kim tra
nh k l rt quan trng. Kim tra sc khe nh k bỏc s theo dừi tỡnh trng sc khe
sau iu tr, phỏt hin sm s xut hin tr li ca bnh v cú bin phỏp iu tr kp thi.
Trong cỏc ln kim tra nh k, bnh nhõn c khỏm bnh, lm xột nghim mỏu, xột

11



nghiệm gen, xét nghiệm tế bào học tủy xương, xét nghiệm dịch não tủy. Khoảng cách thời
gian giữa các lần khám có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân nhưng phần lớn được kiểm
tra định kỳ 2-3 tháng/lần sau điều trị trong vòng 2-3 năm.
+ Chế độ ăn cho bệnh nhân
Hiện nay không có một công trình nghiên cứu nào cho thấy thức ăn có ảnh hưởng đến
việc điều trị do vậy trong và sau khi điều trị bệnh bạch cầu cấp, bệnh nhân không cần thiết
phải ăn kiêng. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng cho bệnh nhân.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì cân nặng và sức
khỏe là biện pháp hỗ trợ rất quan trọng.
- Nếu bệnh nhân không có cảm giác thèm ăn, mất cảm nhận mùi vị thức ăn hoặc cảm
giác có vị bất thường trong miệng và cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái, đặc biệt trong
và ngay sau điều trị thì nên tư vấn bác sỹ về dinh dưỡng.
+ Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân
Duy trì trạng thái hoạt động giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Đi bộ, tập Yoga
và các hoạt động khác giúp bệnh nhân cảm thấy khỏe mạnh và nâng cao thể lực. Tập thể dục
giúp giảm cảm giác buồn nôn và giảm đau, làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Các
hoạt động này cũng giúp bệnh nhân giảm stress. Tuy nhiên, cần chọn mức độ vận động và
cách vận động phù hợp với từng bệnh nhân. Nếu có cảm giác đau hoặc bất thường khi hoạt
động, cần trao đổi ngay với bác sỹ.
2. Ph¸c ®å ho¸ trÞ ®iÒu trÞ bÖnh Ung th m¸u
2.1. Điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp
2.1.1. Các phác đồ điều trị tấn công:
 Phác đồ VP:
- Vincristine: 2mg/m2 (tối đa 2mg) truyền tĩnh mạch, ngày 1,7, 14, 21, 28, 35, 42.
- Prednisone: 20mg/m2 uống liên tục từ ngày 1 đến ngày 42 (giảm liền dần từ ngày
35).
 Phác đồ VP – DNR – ASP:

12



- Vincristine: 1,5mg/m2 truyền tĩnh mạch, tuần 1 lần, từ 4 - 6 tuần.
- Prednisone: 40mg/m2 uống hàng ngày (chia thành liều nhỏ) trong 4 đến 6 tuần.
- Có thể dùng hoặc không dùng các thuốc sau:
+ Daunorubicin: 25mg/m2 truyền tĩnh mạch tuần 1 lần, từ 4 đến 6 tuần, cùng ngày với
vincristine.
+ Asparaginase: 10.000 UI/m2. Truyền tĩnh mạch tuần 1 lần trong 2 tuần: tuần 1 và
tuần 2, cùng ngày với vincristine.
 Phác đồ VP DA + Me:
- Vincristine: 1,5mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1, 8, 15, 22.
- Prednison: 60mg/m2 uống từ ngày 1 đến ngày 28. Sau 2 tuần giảm dần biểu.
- Daunorubicin: 30mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1, 8, 15, 22.
- Asparaginase: 500 UI/m2 truyền tĩnh mạch trong 30 phút, ngày 15 và ngày 28.
- Methotrexate: 15mg - tiêm nội tuỷ, ngày 1.
 Phác đồ DOPA:
- Daunorubicin: 50mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1, 2, 3.
- Vincristin: 2mg, tĩnh mạch ngày 1, 8, 15, 22.
- Prednisone: 60mg/m2, uống từ ngày 1 đến ngày 28.
- Asparaginase: 6000 UI/m2, tiêm bắp từ ngày 17 đến ngày 28.
Nếu tuỷ xương ngày 14 còn bệnh bạch cầu:
- Daunorubicin: 50mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 15.

Nếu tuỷ xương ngày 28 còn bệnh bạch cầu:
- Daunorubicin: 50mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 29,30.
- Vincristin: 2mg truyền tĩnh mạch ngày 29, 36.

13


- Prednisone: 60mg/m2, uống từ ngày 29 đến ngày 42.

- Asparaginase: 6000 UI/m2, tiêm bắp từ ngày 29 đến ngày 35.
 Phác đồ VP Do + Me:
- Vincristine: 2mg truyền tĩnh mạch ngày 1, 8, 15, 22.
- Prednisone: 20mg/m2 uống cách 8 giờ một liều, từ ngày 1 đến ngày 28.
- Doxorubicin: 25mg/m2 truyền tĩnh mạch, ngày 1, 8, 15, 22.
- Methotrexate: 15mg - tiêm nội tuỷ, ngày 1.
2.1.2. Các phác đồ điều trị củng cố
 Phác đồ VM 26 – Ara – C:
- VM 26 (Teniposide): 100mg/m2. Truyền tĩnh mạch trong 1 giờ từ ngày 1 đến ngày
5.
- Ara - C (Cytarabine, Cytosine): 150mg/m 2. Truyền tĩnh mạch trong 1 giờ từ ngày 1
đến ngày 5.
(chú ý: Ara - C truyền tĩnh mạch trước VM 26)
 Phác đồ C– Ara – C:
- Cyclophosphamide: 1000mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1.
- Ara-C: 500mg/m2 truyền TM trong 24 giờ, ngày 1.
Do phác đồ có cyclophosphamide liều cao, phải sử dụng mesna (uromitexan) kèm
theo.

 Phác đồ Ara-C-Mitox:
- Ara-C: 1g/m2 truyền tĩnh mạch trong 3 giờ; cứ 12 giờ dùng 1 liều, từ ngày 1 đến
ngày 4 (tổng cộng 8 liều).
- Mitoxantrone: 10mg/m2. Truyền tĩnh mạch trong 30 phút ngày 3-5.

14


2.1.3. Phác đồ điều trị duy trì
 Phác đồ 6 MP - MTX:
- 6 Mercaptopurine: 60mg/m2/ngày uống hàng ngày.

- Methotrexate: 20mg/m2 tiêm tĩnh mạch mỗi tuần 1 lần.
2.1.4. Phác đồ tăng cường
 Giai đoạn 1:
- Vincristine 1,5mg/m2, TM ngày 0, 7, 14.
- Dexamethasone 10mg/m2/ngày, uống ngày 0–20, sau đó giảm liều dần trong 7 ngày.
- Doxorubicin 25mg/m2, TM ngày 0, 7, 14.
- L-Asparaginase 6,000 U/m2, tiêm bắp 6 liều (3 liều/tuần trong 2 tuần).
 Giai đoạn 2:
- Cyclophosphamide 1,000mg/m2,TM ngày 28.
- 6-Thioguanine 60mg/m2/ngày vào các ngày 28–41.
- Cytarabine 75mg/m2/ngày TM vào các ngày 29–32 và 36–39.
- Methotrexate tiêm nội tuỷ vào các ngày 28 và 35.
2.2. Bệnh bạch cầu lympho mãn tính
2.2.1. Chlorambucil + Prednisolon
Chlorambucil 0,3mg/kg/ ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5.
Prednisolon 40mg/ m2 / ngày . Uống từ ngày 1 đến ngày 5
Mỗi tháng dùng 1 đợt.
2.2.2. CVP:
Cyclophosphamide 300mg/m2/ ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5
Vincristin 1mg/m2. Truyền tĩnh mạch ngày 1
Prednisolon 40mg/ m2 / ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5

15


Mỗi tháng dùng 1 đợt.
2.2.3. CHOP
Cyclophosphamide 300mg/m2/ ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5
Vincristin 1mg/m2 . Truyền tĩnh mạch ngày 1
Prednisolon 40mg/m2 /ngày. Uống từ ngày 1 đến ngày 5

Doxorubicin 25mg/ m2 . Truyền tĩnh mạch ngày 1.
Mỗi tháng dùng 1 đợt.
2.2.4. Fludarabine
Fludarabine 25mg/ m2/ ngày x 5 ngày .
Mỗi tháng dùng 1 đợt.
2.2.5. Pentostatin
Pentostatin 4mg/ m2 / tuần x 3 tuần, sau đó cách 2 tuần dùng 1 đợt
2.2.6. Các phương pháp điều trị khác

 Ghép tế bào gốc tạo máu
- Có thể thực hiện một trong hai phương pháp : Ghép tế bào gốc dị gien hoặc ghép tế
bào gốc tự thân.
- Ghép tế bào gốc được thực hiện tốt hơn ở các bệnh nhân < 60 tuổi.
- Tỉ lệ tử vong do ghép còn khá cao.
- Các bệnh nhân sau ghép tế bào gốc có thể kéo dài được thời gian sống (40% đạt
được thời gian sống 4 năm không tái phát).

 Interferon alpha
Interferon alpha (IFN-() làm giảm số lượng lymphô bào và cho đáp ứng một phần ở
giai đoạn sớm, không có hiệu quả khi bệnh tiến triển. Thuốc có thể dùng điều trị duy trì sau
khi bệnh lui với hoá chất.
2.3. §iÒu trÞ bệnh bạch cầu tuỷ cấp

16


2.3.1. Điều trị tấn công
- Phác đồ 7+3 (ARAC- DNR):
Cytarabine 100mg/m2, TM trong 24 giờ trong 7 ngày.
Daunorubicin 45mg/m2, TM, ngày 1, 2, 3.

Đối với bệnh nhân ≥ 60 tuổi giảm liều Daunorubicin xuống còn 30mg/m 2.
* Bắt đầu củng cố khi số lượng bạch cầu hạt trung tính > 1.500 và số lượng tiểu cầu >
100.000
- Phác đồ Ara-C/Dox:
Cytarabine 100mg/m2, TM, 24 giờ x 7 ngày.
Doxorubicin 30mg/m2, TM, ngày 1,2, 3.
- Phác đồ Ara-C/thioguanine:
Cytarabine 100mg/m2, TM, 12 giờ/lần x 10 ngày.
6- Thioguanine 100mg/m2, TM, 12 giờ/lần x 10 ngày.
Chu kỳ mỗi đợt 30 ngày, điều trị cho tới khi bệnh thuyên giảm.
- Phác đồ DAT:
Daunorubicin 60mg/m2, TM, ngày 5, 6, 7.
Cytarabine (Ara-C) 100mg/m2, TM, 30 phút x 7 ngày.
6-Thioguanine 100mg/m2, uống, 12 giờ/lần x 7 ngày.

- Phác đồ Ara - C/ Mito cho người già:
Cytarabine 3000mg/, ngày 1-5.
Mitoxantrone 12mg/m2, TM, trong 30 phút, ngày 1-3.
Không điều trị củng cố.
2.3.2. Điều trị củng cố

17


- Phỏc HDAC:
Cytarabine 3000mg/m2, TM, 12 gi/ ln, ngy 1, 3, 5.
* c iu tr húa tr ban u bng phỏc 7 + 3.
* Nhc li mi t sau 28 ngy x 4 t.
- Phỏc MiDA :
Mitoxantrone 10mg/m2, TM ngy 1-5.

Cytarabine 1g/m2, TM trong 2 gi, cỏc 12 gi mt liu, t ngy 1 n ngy 3.
- Phỏc 7 + 3 + 3 (Ara-C/Dauno) tn cụng v cng c:


Tn cụng:
Cytarabine

100mg/m2, TM 24 gi x 7 ngy sau ú
2000mg/m2, TM, 12 gi/ ln, ngy 8-10

Daunorubicin 45mg/m2, TM, ngy 1, 2, 3


Cng c:
+ Chu k 1 v 3: Cytarabine 200mg/m2, TM 24 gi x 5 ngy
Daunorubicin 60mg/m2, TM, ngy 1, 2
+ Chu k 2:

Cytarabine 2000mg/m2, TM, 12 gi/ln, ngy 1, 2, 3
Etoposide 100mg/m2, TM, ngy 4, 5

2.3.3. iu tr d phũng vo h thng thn kinh trung ng
X tr vo hp x 2.400 rad, Cytarabine 100mg/m2 chia thnh 5 liu tiờm ni ty.
2.3.4. Theo dõi
Sau điều trị củng cố, cần khám và theo dõi công thức máu (hoặc huyết đồ) 1-3
tháng/lần trong 2 năm, sau đó 3-6 tháng/ lần. Tuỷ đồ chỉ nên làm khi huyết đồ bất thờng
hoặc xuất hiện giảm các dòng tế bào máu ngoại vi.
2.4. Điều trị bnh bch cu tu món tớnh

18



2.4.1. Điều trị hoá trị
Điều trị hoá trị thường quy chủ yếu sử dụng hai thuốc: hydroxyurea và busulfan theo
đường uống. Busulfan là thuốc được sử dụng rất rộng rãi trong bệnh bạch cầu tuỷ mạn cho
đến khi các thử nghiệm ngẫu nhiên chứng minh hydroxyurea có nhiều ưu điểm hơn
busulfan. Khi sử dụng hydroxyurea, thời gian sống của bệnh nhân kéo dài hơn, thuốc ít độc
tính với tuỷ hơn, tỷ lệ biến chứng và tử vong khi ghép tuỷ sau dùng hydroxyurea thấp hơn
sau dùng busulfan. Do đó, busulfan được sử dụng ở hàng thứ hai trong điều trị hóa trị khi
bệnh nhân không dung nạp với các thuốc khác.
a- Hydroxyurea (Hydréa):
 Thuốc có tác dụng giảm nhanh số lượng bạch cầu do đó cần phải theo dõi sát và
kiểm tra số lượng bạch cầu thường xuyên.
 Liều ban đầu thông thường từ 1 đến 4g/ngày cho tới khi số lượng bạch cầu giảm
xuống khoảng 10.000/mm3. Tiếp sau đó có thể dùng ở liều 0,5 đến 2g/ngày hoặc ngừng
thuốc sao cho số lượng bạch cầu đạt từ 5.000 đến 20.000/mm3.
b- Busulfan:
 Đây là thuốc thuộc nhóm alkyl hoá, có tác dụng ức chế sự tăng sinh các tế bào gốc.
Thời gian đáp ứng của bệnh với thuốc kéo dài hơn so với hydroxyurea.
 Liều: 2-10mg/ngày, uống liên tục từ 7 đến 10 ngày. Khi bạch cầu hạ xuống còn
50% cần giảm còn 1/2 liều. Cần lưu ý là bạch cầu tiếp tục hạ trong 1-2 tuần sau khi ngừng
thuốc.
Bảng điều chỉnh liều thuốc theo số lượng bạch cầu máu ngoại vi
Số lượng bạch cầu máu
ngoại vi

Liều dùng
Hydroxyurea

Busulfan


3 -4 g/ngày (có thể đến 6g/ngày)

8 -10mg /ngày

20.000- 80.000/mm3

1,5 - 2 g /ngày

4 - 6mg /ngày

10.000- 20.000/mm3

0,5 - 1 g /ngày

2 - 4mg /ngày

> 80.000/mm3

19


≤ 10.000/mm3

Ngừng thuốc

Ngừng thuốc

2.4.2. Imanitib mesylate
Imanitib mesylate (Gleevec, Glivec) là thuốc ức chế đặc hiệu với tyrosine kinase

BCR-ABL. Ban đầu, thuốc được thử nghiệm ở những bệnh nhân thất bại với điều trị
interferon alpha cho tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn về huyết học tới 96%, đáp ứng hoàn toàn về di
truyền học tế bào là 48%. Thử nghiệm lớn so sánh giữa imanitib với interferon alpha kết hợp
Ara-C liều thấp cho 1.106 bệnh nhân mới được chẩn đoán bệnh bạch cầu tuỷ mạn cho thấy
tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn về di truyền học tế bào của nhóm imanitib mesylate là 76,2% và của
nhóm interferon kết hợp Ara-C là 14,5%. Chất lượng sống của bệnh nhân được điều trị
imanitib cũng cao hơn nhóm interferon kết hợp Ara-C. Đến nay, imanitib được coi là thuốc
được lựa chọn đầu tiên cho bệnh nhân mới được chẩn đoán bệnh bạch cầu tuỷ mạn không
thích hợp ghép tế bào gốc. Liều thường dùng là 400mg/ngày. Chỉ một số ít trường hợp
không dung nạp được với imanitib mới cần chuyển sang interferon alpha.
2.4.3. Interferon alpha
 Interferon alpha có khả năng làm lui bệnh khá tốt không những trên lâm sàng và
huyết học mà còn cả về di truyền học tế bào (làm giảm hoặc loại trừ được dòng tế bào mang
nhiễm sắc thể Ph ở máu và tuỷ xương) mà các hoá trị không làm được. Do đó, thuốc có tác
dụng giúp kéo dài thời gian sống một cách đáng kể. Tỷ lệ sống 5 năm là 57% ở bệnh nhân
được điều trị bằng interferron alpha so với 42% ở các bệnh nhân được điều trị hoá trị
(p<0,00001). Kết hợp interferon alpha với cytosine arabinoside (Ara-C) làm tăng tỷ lệ đáp
ứng về huyết học và di truyền học tế bào nhưng cũng tăng độc tính.
 Hiện nay chưa có tài liệu nào nói đến việc dùng Interferon alpha cho trẻ em bị bệnh
bạch cầu tuỷ mạn. Vì vậy, chúng tôi chỉ đề xuất cách dùng cho người ≥ 18 tuổi.
 Liều dùng: 3- 9 triệu UI/ngày, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Nên bắt đầu với liều
thấp 3 triệu UI/ngày rồi tăng dần lên 9 triệu UI/ngày ở vài tuần sau. Thời gian điều trị tuỳ
thuộc vào mức độ đáp ứng về huyết học và di truyền học tế bào.

20


 Sốt, chán ăn, đau cơ, đau khớp là các tác dụng phụ hay gặp khi dùng interferon
alpha. Các tác dụng phụ này sẽ giảm khi dùng kèm thêm các thuốc giảm đau hạ sốt thông
thường. Tuy vậy khi độc tính trên hệ thần kinh xuất hiện cần giảm liều hoặc ngừng thuốc.

2.4.4. Xạ trị vào lách
 Một số bệnh nhân đã điều trị hoá trị lâu mà lách không thu nhỏ lại được nhiều hoặc
chưa điều trị nhưng lách quá to gây đau hoặc chèn ép vào các cơ quan khác trong ổ bụng thì
xạ trị vào lách được đặt ra.
 Ngoài tác dụng co nhỏ lách, phương pháp này còn làm giảm số lượng bạch cầu và
tăng hồng cầu, do đó cải thiện được tình trạng bệnh trong một thời gian nhất định.
 Xạ trị với trường chiếu dựa trên kích thước của lách. Lách co nhỏ lại thì trường
chiếu cũng phải thu lại. Trường hợp lách quá to, cần chia làm nhiều trường vào từng phần
của lách. Liều lượng: 1Gy/ngày. Trong quá trình điều trị, cần kiểm tra thường xuyên số
lượng bạch cầu, chỉ ngừng tia khi số lượng bạch cầu xuống đến 6000/mm 3 hoặc không sờ
thấy lách nữa.
2.4.5. Xạ trị vào các ổ bệnh ngoài tuỷ
Một số bệnh nhân có các khối u bạch cầu hạt ngoài tuỷ như ở xương, phần mềm... cần
được xạ trị tại chỗ kết hợp với điều trị hoá trị toàn thân.

2.4.6. Cắt lách
Biện pháp này hiện nay ít dùng bởi có nhiều biến chứng sau khi cắt lách. Mặt khác,
xạ trị vào lách đã thay thế cho phần lớn chỉ định cắt lách trước đây. Cắt lách chỉ có chỉ định
khi có nguy cơ nhồi máu hoặc vỡ lách.
2.4.7. Gạn bạch cầu (leukapheresis)
 Ở những trung tâm có điều kiện, có thể thực hiện phương pháp gạn bạch cầu như là
một biện pháp ban đầu và tạm thời cho một số trường hợp sau:

21


- Bệnh nhân có bạch cầu tăng rất cao gây các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn về
tuần hoàn ở phổi, não, mắt, tai, dương vật...
- Các bệnh nhân đang có thai cần tránh các tác dụng sinh quái thai của thuốc hoá trị.
 Gạn bạch cầu còn có lợi ích giảm được liều hoá trị cần dùng và giảm acid uric do

lượng bạch cầu lớn bị phân huỷ sinh ra.
2.4.8. Điều trị hỗ trợ
a- Phòng chống tắc mạch
Khi có tăng tiểu cầu, cần phải lưu ý chống tắc mạch. Thuốc hay được dùng là Aspirin
với liều từ 1-1,5g/ngày, uống 2 ngày liền mỗi tuần. Thuốc chỉ có tác dụng chống tập kết tiểu
cầu. Khi các thuốc hóa trị và interferon alpha không kiểm soát được tăng tiểu cầu, có thể gạn
tiểu cầu (plateletpheresis).
b- Phòng bệnh thận do tăng acid uric
 Xét nghiệm acid uric máu cần được làm thường xuyên trước và trong khi điều trị.
Khi điều trị số lượng bạch cầu bị tiêu huỷ tăng lên dẫn đến tăng acid uric máu gây rối loạn
chức năng thận và có thể suy thận.
 Đề phòng hiện tượng này, trong khi điều trị cần dùng thêm Allopurinol với liều ban
đầu 400-600mg/ngày trong 3 ngày, sau đó dùng với liều 100mg/ngày trong 4 ngày nữa.
Ngoài ra, cần truyền thêm dịch và kiềm hóa nước tiểu.
c- Bồi phụ máu (hoặc các sản phẩm từ máu), bồi phụ nước, điều chỉnh điện giải,
chống nhiễm trùng: khi cần thiết.
3. Tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư máu
- Khi điều trị ung thư máu bằng các phương pháp khác nhau dẫn đến giảm mức độ
của các tế bào máu khỏe mạnh, bạn có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn, bị thâm tím hoặc
chảy máu một cách dễ dàng, cảm thấy rất yếu và mệt mỏi, rụng tóc, chán ăn, buồn nôn, tiêu
chảy, co rút bắp thịt, phát ban, đau đầu, suy nhược cơ thể.
- Một số loại hóa trị có thể gây ra vô sinh (có thể xảy ra nếu điều trị cho bệnh nhân
dưới 15 tuổi)

22


- Có thể làm hỏng hoặc biến đổi các tế bào tinh trùng ở nam giới. Nếu nam giới đang
ở độ tuổi sinh sản họ nên lưu trữ tinh trùng tại ngân hàng trước khi điều trị.
- Đối với nữ giới có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, hỏng buồng trứng, kém rụng

trứng, tính tình nóng nảy…
- Việc cấy/ ghép tế bào gốc có thể dẫn đến một số phản ứng chống lại các mô bình
thường của người bệnh. Một số mô còn có thể bị đào thải hoặc ảnh hưởng như gan, da, tiêu
hóa…
4. Thuốc YHCT dùng cho người ung thư máu
Theo Y học cổ truyền bệnh được chia làm 2 thể:
+ Thể huyết nhiệt - triệu chứng thường gặp là, sốt, đau đầu, chảy máu cam, chảy máu
răng lợi, môi khô lưỡi đỏ mạch sác...
- Phép trị là “thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết”
- Bài thuốc gồm các vị thuốc: sừng trâu nước, đan bì 12-20g, xích thược 20g, tử thảo
20g, bản lam căn 20g, đại thanh diệp 20g, huyền sâm 20g, bán chi liên 40g.
+ Thể khí âm đều hư - triệu chứng biểu hiện hay gặp là, người mệt mỏi, ra mồ hôi
nhiều, sốt âm ỉ, chán ăn, miệng khát, chảy máu răng, chất lưỡi đỏ.
- Phép trị là “ích khí dưỡng âm”
- Bài thuốc gồm các vị thuốc: nhân sâm 8g, đảng sâm 16g, mạch môn 40g, sinh địa
40g, địa cốt bì 20g, tri mẫu 12g, cam thảo 8g. Sắc (nấu) uống ngày 1 thang.
*Một số bài thuốc khác
- Bài 1: đảng sâm, hoàng kỳ, bạch hoa xà thiệt thảo, sinh địa hoàng, bạch mao căn
(mỗi loại 24g), hoàng dược tử 10g.
Công năng – chủ trị: dùng cho trường hợp bệnh bạch huyết cấp tính - bệnh phát gấp,
lấy triệu chứng sốt thấp, thiếu sức làm chủ yếu, kèm theo sắc mặt xanh xao, đầu choáng, mắt
mờ, tim hồi hộp, thở ngắn, ra mồ hôi trộm, lưỡi nhạt, phì nộn, nướu có mụn lở.

23


- Bài 2: thanh cao 10g, sơn đậu căn 10g, hoàng dược tử 10g, hạ cát thảo 15g, miết
sinh giáp, thiên môn đông, bạch hoa xà thiệt thảo, huyền sâm (mỗi loại 24g), bán chi liên
15g, đại hoàng 3g.
Công năng – chủ trị: dùng cho trường hợp bệnh bạch huyết cấp tính. Phát bệnh lấy

hạch lympho gần da sưng to làm đặc trưng chủ yếu, lâm sàng kèm yết hầu viêm đau, nướu
răng chảy máu, mũi chảy máu cam, dưới da có đốm bầm tím.
- Bài 3: bán chi liên 15g, bạch hoa xà 15g, sinh đại hoàng 3g, tam lăng 6g, nga truật
6g, ý dĩ nhân 12g, đan sâm 12g, kê nội kim.
Công năng – chủ trị: Dùng cho trường hợp bệnh bạch huyết cấp tính, phát khởi lấy
can tỳ sưng to làm chứng chủ yếu, có khối u trong bụng, ấn vào cảm thấy cứng, xoang bụng
căng đầy, không muốn ăn uống. Chất lưỡi tím nhạt.
- Bài 4: trần bì 9g, phật thủ phiến 9g, cam thảo 9g, khương trúc 9g, tiêu lục khúc
12g, tiêu hương hương cốc nha 12g, sao mạch nha 12g, tô diệp cánh 12g.
Công năng - chủ trị: Dùng cho trường hợp bạch huyết mãn tính, ăn không ngon.
Tất cả các bài thuốc trên sắc uông ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống
sau bữa ăn 30 phút. Một đợt dùng 2-3 tuần.

III. MỘT SỐ THÀNH CÔNG míi TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ MÁU
1. Trong nước
+ Điều trị bệnh ung thư máu thể tủy M3
Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho biết một trường hợp bệnh nhân được phát hiện
bệnh bạch cầu cấp (u tủy) thể M3 từ tháng 4-2009 khi liên tục chảy máu mũi và nôn ra máu
rất nặng đã được cứu sống, điều trị lui bệnh hoàn toàn.

24


Với sự kết hợp điều trị của các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Viện Huyết học - truyền
máu trung ương, bệnh nhân xuất viện sau sáu tháng điều trị, trở lại cuộc sống bình thường,
bệnh đã lui hoàn toàn.
Mặc dù ung thư máu thể tủy M3 có tiên lượng tức thời rất nặng, bệnh nhân dễ tử
vong do rối loạn đông máu, nhưng hiện đã có loại hóa chất chế ngự được. Bệnh nhân cần
được làm xét nghiệm hình thái học qua tủy đồ và xét nghiệm sinh học phân tử xác định
chính xác thể tủy để có thể được điều trị lui bệnh và kéo dài cuộc sống.

+ Ghép tế bào gốc phương thức mới chữa ung thư máu
Thay vì tế bào gốc từ máu tủy xương, viện Huyết học - Truyền máu trung ương đã
dùng nguồn máu ngoại vi và máu đồng loại để cấy ghép thành công cho các bệnh nhân
bị ung thư máu. Hiện tại, ghép tế bào gốc tạo máu đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị
nhiều bệnh lý thuộc các chuyên khoa như: các bệnh máu ác tính (đau tủy xương, u lympho
ác tính, lơxêmi), các ung thư dạng đặc (ung thư vú, ung thư thận), các bệnh tự miễn như
viêm đa khớp dạng thấp. xuất huyết giảm tiểu cầu... Đây là phương pháp điều trị hiệu quả,
an toàn, nhất là với các bệnh nhân ung thư máu tái phát hoặc kháng thuốc.
Có trường hợp khỏi bệnh hoàn toàn.
Tại Việt Nam, mỗi năm có từ 100.000 - 150.000 bệnh nhân ung thư mới và từ 50.000
- 70.000 người tử vong. Tại viện Huyết học - Truyền máu trung ương đã thực hiện ghép tế
bào gốc tự thân cho 18 bệnh nhân bị bệnh đa u tủy xương, u lympho không hodgkin và ghép
tế bào gốc tạo máu đồng loại cho 4 trường hợp bị bệnh lơxêmi giai đoạn cuối. Đặc biệt,
nguồn tế bào gốc này không phải lấy từ dòng tế bào tủy xương mà được thu gom ngay ở
dưới da ở chính bệnh nhân hoặc người cho, sau đó gạn tế bào bằng máy tách tế bào và tiến
hành điều kiện hóa bằng phác đồ đa hóa trị liệu, 24 h sau sẽ truyền vào cho bệnh nhân.
Kết quả điều trị cho thấy 18 bệnh nhân bị đa u tủy xương và u lympho sau ghép thì 6
người lui bệnh hoàn toàn, 9 bệnh nhân đạt lui bệnh gần hoàn toàn, chỉ 3 người không lui
bệnh.
2. Thế giới
+ Cần tây ngừa ung thư máu

25


×