Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đề cương sinh thái học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.17 KB, 21 trang )

SINH THÁI HỌC OK
CÂU 1: Khái niệm về môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Nhân tố sinh thái là các nhân tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp lên sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Có 3 nhóm nhân tố sinh thái :
- Nhân tố vô sinh: bao gồm tất cả các yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh
hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm v.v...
-Nhân tố hũu sinh: bao gồm mọi tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh
vật..( kí sinh, ăn mồi, cộng sinh,..)
-Nhân tố con nguời: bao gồm mọi tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người
lên cơ thể sinh vật
Ngoài ra có thể phân loại dựa vào đặc tính môi trường
- Nhân tố khí hậu: nhiệt độ, không khí, ánh sang, mưa,...
- Nhân tố thổ nhưỡng: pH,thành phần cơ giới,..
- Nhân tố thủy sinh: dòng chảy, chất hòa tan, ….
Các nhân tố sinh thái không bao giờ tác động tiêng lẻ mà luôn tác động kết
hợp với nhau. Nhân tố sinh thái nào cũng có thể trở thành nhân tố hạn chế trong
không gian hoặc thời gian.
CÂU 2: Trình bày quy luật giới hạn sinh thái, cho ví dụ
Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một yếu tố sinh thái nhất định đó là giới
hạn sinh thái hay trị số sinh thái (hoặc biên độ sinh thái). Còn mức độ tác động
có lợi nhất đối với cơ thể gọi là điểm cực thuận (Optimum). Những loài sinh
vật khác nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau, có loài giới hạn
sinh thái rộng gọi là loài rộng sinh thái, có loài giới hạn sinh thái hẹp gọi là loài
hẹp sinh thái. Như vậy mỗi một loài có một giá trị sinh thái riêng. Trị sinh thái của
một sinh vật là khả năng thích ứng của sinh vật đối với các điều kiện môi trường
khác nhau.
ví dụ.Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cá rô phi ở nước ta, chúng


chết ở nhiệt độ dưới 5,60C và trên 420C, phát triển tốt nhất ở 300C. Nhiệt độ
5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên và 300C là điểm cực thuận
của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam.

1


CÂU 3: Trình bày quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái
lên từng chức phận sống của cơ thể sinh vật? Cho ví dụ
Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận sống của cơ
thể, nó cực thuận đối với quá trình này nhưng có hại hoặc nguy hiểm cho
quá trình khác. Ví dụ như nhiệt độ không khí tăng đến 400 - 50 0C sẽ làm tăng các
quá trình trao đổi chất ở động vật máu lạnh nhưng lại kìm hảm sự di động của con
vật.
Có nhiều loài sinh vật trong chu kỳ sống của mình, các giai đoạn sống khác nhau
có những yêu cầu sinh thái khác nhau, nếu không được thỏa mản thì chúng sẽ
chết hoặc khó có khả năng phát triển. Ví dụ loài tôm he ở giai đoạn thành thục
sinh sản chúng sống ở biển khơi và sinh sản ở đó, giai đoạn đẻ trứng và trứng nở ở
nơi có nồng độ muối cao, ấu trùng cũng sống ở biển, nhưng sang giai đoạn sau ấu
trùng thì chúng chỉ sống ở những nơi có nồng độ muối thấp (nước lợ) cho đến khi
đạt kích thước trưởng thành mới di chuyển đến nơi có nồng độ muối cao.
CÂU 4: Trình bày quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái? Cho
ví dụ
Qui luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Sự tác động của nhiều nhân tố
sinh thái lên một cơ thể sinh vật không phải là sự cộng gộp đơn giản các tác động
của từng nhân tố sinh thái mà là sự tác động tổng hợp của cả phức hệ nhân tố sinh
thái đó.
….
Môi trường bao gồm nhiều yếu tố có tác động qua lại, sự biến đổi các nhân tố này
có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng, có khi về chất của các yếu tố khác và sinh vật

chịu ảnh hưởng sự biến đổi đó. Tất cả các yếu tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau tạo
thành một tổ hợp sinh thái.
Ví dụ như chế độ chiếu sáng trong rừng thay đổi thì nhiệt độ, độ ẩm không khí và
đất sẽ thay đổi và sẽ ảnh hưởng đến hệ động vật không xương sống và vi sinh vật
đất, từ đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng khoáng của thực vật.
CÂU 5: trình bày quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường? Cho
ví dụ
Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường. Môi trường tác động thường
xuyên lên cơ thể sinh vật, làm chúng không ngừng biến đổi, ngược lại sinh vật
cũng tác động qua lại làm cải biến môi trường.
ví dụ: năng suất mùa màng giảm hoặc tăng tỷ lệ thuận với sự giảm hay tăng
các chất khoáng bón cho cây ở đồng ruộng. Như vậy, sự sinh sản của thực vật
bị giới hạn bởi số lượng của muối khoáng.

2


CÂU 6: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống thực vật, động vật
Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật.
- Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào
nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của
chúng cũng tăng, giảm theo.
Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân
nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ, ở vùng băng giá
Cực Bắc (lạnh tới - 40o C) vẫn có loài cáo cực (thân nhiệt 38oC) và gà gô trắng
(thân nhiệt 43oC) sinh sống.
- Giới hạn sinh thái: Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ, cá
rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC và phát triển thuận lợi
nhất ở 30oC.
Nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42oC gọi là giới hạn trên và 30oC là điểm cực

thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5,6oC đến 42oC gọi là giới
hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
- Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ
thể sinh vật. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao chu kì sống của
chúng càng ngắn. Ví dụ, ruồi giấm có chu kì sống (từ trứng đến ruồi trưởng thành)
ở 25oC là 10 ngày đêm còn ở 18oC là 17 ngày đêm.
Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái
(nóng quá cây sẽ bị cằn) và sinh thái (chim di trú vào mùa đông, gậm nhấm ở sa
mạc ngủ hè vào mùa khô nóng)
- Tổng nhiệt hữu hiệu (S)
+ Mỗi loài sinh vật có một yêu cầu nhất định về lượng nhiệt (tổng nhiệt) để hoàn
thành một giai đoạn phát triển hay một chu kì phát triển gọi là tổng nhiệt hữu hiệu
(độ/ngày) tương ứng.
+ Tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt cần cho 1 chu kỳ (hay một giai đoạn) phát
triển của một động vật biến nhiệt.
Tổng nhiệt hữu hiệu được tính bằng công thức: = (T-C).D
T: nhiệt độ môi trường
D: thời gian phát triển
C: nhiệt độ ngưỡng phát triển

3


CÂU 7: Khái niệm quần thể sinh vật? Cho ví dụ? Trình bày các mối quan hệ
sinh thái giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
Quần thể sinh vật: là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống
trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng
sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Quan hệ sinh thái: là quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và quan hệ giữa cá
thể với môi trường.

1. Quan hệ hỗ trợ
- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động
sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, …
- Vai trò: + Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác tối ưu
nguồn sống của môi trường.
+ Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Ví dụ:
- Các cây thông nhựa mọc gần nhau có hiện tượng liền rễ.  Cây sinh trưởng
nhanh và khả năng chịu hạn.
- Bồ nông xếp thành hàng khi săn mồi  Bắt được nhiều cá hơn.
2. Quan hệ cạnh tranh
- Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần
thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá
thể trong quần thể.
- Các cá thể cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, ánh sáng; các con đực tranh giành con
cái.
Ví dụ:.
- Thực vật cạnh tranh giành ánh sáng, chất dinh dưỡng  Đào thải những cá thể
cạnh tranh yếu.
- Trong các quần thể cá, chim, thú, … đánh nhau, dọa nạt nhau, một số ăn thịt lẫn
nhau  Mỗi nhóm cá thể bảo vệ một khu vực sống riêng, một số buộc phải tách ra
khỏi đàn.
- Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số
lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

4


CÂU 8: Trình bày 8 đặc trưng của quần thể sinh vật ( tỉ lệ giới tính, cấu trúc

thành phần nhóm tuổi, sự phân bố cá thể của quần thể, mật độ quần thể, sự
phát tán cá thể của quần thể. Trong các đặc trưng, đặc trưng nào là quan
trọng nhất của quần thể, có ảnh hưởng nhiều tới các đặc trưng còn lại?
1.
Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần
thể
- Tỉ lệ giới tính thay đỗi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: điều kiện sống
của môi trường, mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật,
điều kiện dinh dưỡng, …
- Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của
quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
2 Cấu trúc thành phần nhóm tuổi.
- Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể
luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.
- Cấu trúc thành phần của nhóm tuổi cho thấy tiềm năng tồn tại và sự phát triển của
quần thể trong tương lai.
- Cấu trúc tuổi:
+ Tuổi sinh lí: thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của một cá thể.
+ Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
3 Sự phân bố cá thể của quần thể.
Theo nhóm, phân bố đồng đều, và phân bố ngẫu nhiên
4 Mật độ quần thể.
Mật độ của quần thể là số lượng cá thể hay sinh khối, năng lượng của quần thể tính
trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể đó sinh sống. Mật độ quần thể
có ý nghĩa sinh học rất quan trọng, như một tín hiệu sinh học, thông tin cho
quần thể về trạng thái số lượng của mình nhiều hay ít để tự điều chỉnh
5 Sức sinh sản
Mức sinh sản của quần thể là số lượng con được quần thể sinh ra trong một

khoảng thời gian xác định. Mức sinh sản của quần thể phụ thuộc vào mức sinh sản
của từng cá thể và số lần sinh sản trong đời của nó, đồng thời còn phụ thuộc vào
các thế hệ tham gia trong đàn sinh sản của quần thể. Các quần thể của loài
sống trong những hoàn cảnh khác nhau có mức sinh sản khác nhau, song đều mang
đặc tính chung của loài.
Có ba đặc trưng cơ bản để xác định mức sinh của quần thể:
+ Số lượng trứng hoặc con non sau mỗi lần sinh.
+ Thời gian giữa hai lần sinh.
5


+ Tuổi bắt đầu tham gia sinh sản
6 Sự tử vong.
- Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian
- Mức độ tử vong phụ thuộc vào:
+ trạng thái của quần thể
+ các điều kiện sống của môi trường: biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật,
lượng thức ăn, kẻ thù, …
+ mức độ khai thác của con người.
7 Sự tăng trưởng.
Được đánh giá thông qua tốc độ tăng trưởng hay số lượng biến động cá thể trong 1
đơn vị thời gian.
Tăng trường quần thể phụ thuộc vào tỷ lệ sinh sản, tử vong, di cư và nhập cư.
Trong tự nhiên, sự tăng trưởng quần thể phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh của
những nhân tố: cạnh trang cùng loài, di dư, vật ký sinh, vật ăn thịt và dịch bệnh.
Ngoài ra sự tăng trường quần thể còn phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố vô sinh
của môi trường.
8 Phát tán cá thể của quần thể sinh vật
- Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể
- Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần

thể
- Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể mình sang nơi sống mới
- Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội,
cạnh tranh gay gắt trong quần thể.
CÂU 9: trình bày đặc trưng sức sinh trưởng của quần thể? Sức sinh trưởng
của quần thể theo tiềm năng sinh học? Sinh trưởng thực tế của quần thể? Lấy
ví dụ và vẽ đường cong sinh trưởng của các dạng trên?
Gồm 8 đặc trưng:
Cấu trúc thành phần của giới tính
Cấu trúc thành phần của các nhóm tuổi
Sự phân bốc cá thể trong quần thể
Mật độ quần thể
Sức sinh sản của quần thể
Tỉ lệ tử vong của quần thể
Sự sinh trưởng của quần thể
Sự phát tán của quần thể
Đặc trưng quan trọng nhất là mật độ quần thể

6


CÂU 10: Trạng thái cân bằng của quần thể?
Là trạng thái số lượng cá thể trong quần thể ở dạng ổn định.
Cơ chế duy trì là cơ chế duy trì mật độ trong trường hợp thiếu hoặc thừa
CÂU 11: Khái niệm về quần xã sinh vật? Cho ví dụ
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau,
cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã
có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu
trúc tương đối ổn định.
- Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

CÂU 12: Trình bày các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật?
1. Đặc trưng về thành phần loài.
- Số lượng các loài trong quần xã và sống lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa
dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
Đếm số loài ứng với mỗi 1 đơn vị diện tích nhất đinh, tăng dần diện tích đến khi ko
có sự tăng số loài nữa thì dừng là  xác định tương đối số loài.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể của quần xã:
- Độ thường gặp hay chỉ số có mặt: Là tỉ số % số địa điểm lấy mẫu có loài được
xét so với tổng số địa điểm lấy mẫu trong vùng nghiên cứu.
- Tần số: Là tỉ lệ % số cá thể một loài đối với tòan bộ cá thể của quần xã trong một
lần thu mẫu hay trong toàn bộ các lần thu mẫu của quần xã.
- Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của
từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt
mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi
trường.
- Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng: như sự phân thành nhiều
tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới.
Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.
- Phân bố cá thể theo chiều ngang: như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn
núi đến chân núi; hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi
xa..Nhìn chung, các sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở vùng có
điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, có độ ẩm thích hợp, có thức ăn dồi
dào.
3. Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng của các nhóm sinh vật:
Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm sinh vật có quan hệ dinh dưỡng khác nhau:

7


- Nhóm SV sản xuất: gồm cây xanh và 1 số VSV tự dưỡng (VK lam, VK lưu

huỳnh)
- Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như: động vật
ăn thực vật, động vật ăn động vật.
- Nhóm sinh vật phân giải: gồm những vi sinh vật dị dưỡng phân giải các chất hữu
cơ có sẳn trong tự nhiên như: VK, nấm, 1 số động vật đất.
CÂU 13: Trình bày các mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã
Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng
- Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại ho các loài khác, gồm
các mối quan hệ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác:
Cộng sinh : - Hợp tác chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài
- Tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi
Hợp tác : - Hợp tác giữa hai hay nhiều loài và không phải là quan hệ chặt chẽ
và nhất thiết phải có đối với mỗi loài
- Tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi
Hội sinh : - Hợp tác giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có
lợi cũng không có hại gì
- Quan hệ đối kháng là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loại bị hạ,
gồm các mối quan hệ: cạnh tranh, ký sinh, ức chế, cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh
vật khác:
Cạnh tranh : - Các loài tranh giành nhau nguồn sống như thức ăn, chỗ ở, …
- Các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài thắng thế
còn lại các loài khác bị hại hoặc cả 2 cùng bị hại
Kí sinh :
- Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống
cơ thể từ loài đó.
- Sinh vật kí sinh hoàn toàn không có khả năng tự dưỡng; sinh vật nửa
kí sinh vừa lấy các chất nuôi sống từ sinh vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.
Ức chê – cảm nhiễm : - Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại
cho các loại khác
Sinh vật này ăn sinh vật khác :

- Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn, bao
gồm: động vật ăn thực vật; động vật ăn thịt; thực vật bắt sâu bọ.
CÂU 14: Khái niệm về diễn thế sinh thái? Các loại diễn thế sinh thái? Nguyên
nhân? Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế
- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn
tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

8


II- Các loại diễn thế sinh thái:
1. Diễn thế nguyên sinh:
- Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, trống
trơn.
- Quá trình diễn thế diễn ra theo các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn tiên phong: Hình thành quần xã tiên phong
+ Giai đoạn giữa: giai đoạn hỗn hợp, gồm các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn
nhau.
+ Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã ổn định (giai đoạn đỉnh cực)
2. Diễn thế thứ sinh:
- Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật
sống.
- Quá trình diễn thế diễn ra theo sơ đồ sau:
+ Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn định tương đối
+ Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các quần xã thay đổi tuần tự.
+ Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã tương đối ổn định khác hoặc quần xã bị suy
thoái
3. Diễn thế phân hủy:
- Là diễn thế diễn ra trên xác động thực vật, khi xác bị phân hủy hoàn toàn thì quần
xã cũng biến mất. Diễn thế này có vai trò quan trọng trong chu trình sinh địa hóa.

III- Nguyên nhân gây ra diễn thế:
1. Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã:
như sự thay đổi khí hậu thường gây nên biến đổi sâu sắc về cấu trúc của quần xã;
hoặc trên những vùng bị hủy diệt của tựn nhiên, quần xã sinh vật mới dần dần
được hình thành và phát triển
2. Nguyên nhân bên trong: Do sự cạnh trang gay gắt giữa các loài trong quần xã:
sự hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế làm biến đổi quần xã, làm thay đổi
điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao
hơn trở thành loài ưu thế mới
Ý nghĩa lý luận.
- phong phú them quan điểm duy vật biện chứng về tác động qua lại thường xuyên
giữa sinh vật và sinh cảnh, giữa sinh vật với sinh vật.
- cho biết xu thế vận động tất yếu của quần xã sinh vật.
- cho phép phân tích và giải thích các nguyên nhân thay thế của các hệ sinh thái.
Ý nghĩa thực tế.

9


- Nắm được quy luật phát triển của quần xã sinh vật để bảo vệ và dự báo được các
quần xã tồn tại trước đó và những quần xã sẽ thay thế trong tương lai; giúp xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp có cơ sở khoa học
- Chủ động điều khiển diễn thế theo hướng có lợi cho phép khai thác, sử dụng hợp
lí các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
CÂU 15: Khái niệm về hệ sinh thái? Ví dụ? Cấu trúc và chức năng của hệ sinh
thái?
Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã
đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên
chu trình vật chất (chu trình sinh-địa-hoá) và sự chuyển hóa của năng lượng.
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh

VD: Hệ sinh thái ao hồ,đồng ruộng, rừng……
Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các
sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần
vô sinh
Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần
xã và giữa quần xã – sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của một tổ chức sống.
Gồm có 2 thành phần
1. Thành phần vô sinh ( sinh cảnh )
+ Các yếu tố khí hậu
+ Các yếu tố thổ nhưỡng
+ Nước và xác sinh vật trong môi trường
2. Thành phần hữu sinh ( quần xã sinh vật )
Thực vật, động vật và vi sinh vật
Tuỳ theo chức năng dinh dưỡng trong hệ sinh thái chúng được xếp thành 3 nhóm :
sv sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
Chức năng của hệ sinh thái là trao đổi vật chất và năng lượng để tái tổ hợp những
quần xã thích hợp với điều kiện ngoại cảnh tương ứng. Hệ sinh thái phát sinh, biến
động, phát triển và tái sản xuất nhờ các quá trình: chu trình vật chất; chu trình năng
lượng; dòng thông tin; quá trình tái sản xuất.
CÂU 16: Khái niệm chuỗi thức ăn? Ví dụ? Có mấy loại chuỗi thức ăn? Sơ đồ
của từng loại chuỗi đó?
Là một dãy các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt
xích vừa là sv tiêu thụ mắt xích phía trc vừa là mắt xích bị sv phía sau tiêu thụ.

10


Chuỗi thức ăn làm cho năng lượng trong hệ sinh thái vận chuyển trong hệ sinh thái
từ sinh vật sản xuất đến các nhóm sinh vật khác.
- Trong hệ sinh thái có hai loại chuỗi thức ăn:

+ Chuỗi thức ăn chăn nuôi: Là chuỗi thức ăn bắt đầu từ thực vật, đến động vật ăn
thực vật, đến động vật ăn động vật.
+ - Chuỗi thức ăn phế liệu: Là chuỗi thức ăn trong đó các sinh vật sử dụng phân và
xác các sinh vật khác làm thức ăn. Trong chuỗi thức ăn này, người ta chia ra làm
hai loại sinh vật tiêu thụ: (1) Sinh vật lớn tiêu thụ(: là những côn trùng ăn phân, xác
động vật và thực vật, và các động vật ăn xác động vật khác, như: bén hèn, bọ hung,
bọ ăn xác,…); (2) Sinh vật bé tiêu thụ (: là những vi khuẩn và nấm chịu trách
nhiệm phân hủy chất hữu cơ trong phân và xác động thực vật tạo thành các chất
dinh dưỡng, là nguồn thức ăn cho thực vật).
CÂU 17: thế nào là chu trình sinh địa hóa các chất? Có mấy loại chu trình?
Kể tên các loại chu trình đó
- Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.( vòng tuần
hoàn vật chật ).
- Một chu trình sinh địa hoá gồm có các phần: tổng hợp các chất, tuần hoàn vật
chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.
Đến nay người ta đã biết có khoảng 40 nguyên tố tham gia vào các chất sống, sau
đó bị vi sinh vật phân hủy lại trả lại môi trường, rồi lại được sinh vật thu hồi tạo
lên các hợp chất mới..
Chu trinh của bất kỳ 1 nguyên tố nào cũng gồm một nguồn dự trữ với khối lượng
lớn.
Phụ thuộc vào nguồn dự trự  2 loại: chu trình của các chất khí (tồn tại
trong khí quyển và nước) và chu trình của các chất lắng đọng (vỏ trái đất và các
đáy trầm tích).
Câu 18 khái niệm về hệ sinh thái ?ví dụ?cấu trúc và chức năng của hệ sinh
thái?
-khái niệm bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh
thái ,các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại giữa các nhân tố vô
sinh của môi trường tạo nên một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn
định
-ví dụ một cái ao, một cánh đồng, một khu rừng

-cấu trúc
+thành phần vô sinh gồm ánh sáng,khí hậu,đất nước,xác chết sinh vật
+thành phần hữu sinh gồm sinh vật sản xuất,sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

11


-Chức năng của hệ sinh thái là trao đổi vật chất và năng lượng để tái tổ hợp những
quần xã
thích hợp với điều kiện ngoại cảnh tương ứng. Hệ sinh thái phát sinh, biến động,
phát triển
và tái sản xuất nhờ các quá trình: chu trình vật chất; chu trình năng lượng; dòng
thông tin;
quá trình tái sản xuất.
câu 19. khái niệm về chuỗi thức ăn?ví dụ?có mấy loại chuỗi thức ăn?sơ đồ của
từng loại chuỗi thức ăn đó
bài làm
-là một dãy các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.Mỗi laoif là một mắt
xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là mắt xích bị sinh vật phía
sau tiêu thụ
* ví dụ thực vật=> sâu ăn lá=>chuột=> rắn=> vsv phân giải
*các loại chuỗi thức ăn(3 Loại)
-chuỗi thức ăn chăn nuôi(chuỗi thức ăn đông cỏ)
Thực vật=>động vật ăn thực vật=>đv ăn thịt bậc 1=>đv ăn thịt bậc 2=>động vật ăn
thịt bậc 3=>…………
-chuỗi thức ăn phế liệu (bùn, cặn bân)
Phế liệu=>đv ăn phế liệu=>đv ăn thịt bậc 1=>đv ăn thịt bậc 2=>đv ăn thịt bậc
3=>………..
-chuỗi thức ăn thẩm thấu
Chất hữu cơ hòa tan=>vsv thẩm thấu=>đv ăn thịt bậc 1=>đv ăn thịt bậc 2=>đv ăn

thịt bậc 3=>……..
Câu 20. thế nào là chu trình sinh địa hóa các chất ? có mấy loại chu trình ? kể
tên các loại chu trình đó ?
-Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên: các chất từ môi
trường ngoài vào cơ thể, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở
lại môi trường.
* có các loại chu trình
-chu trình nước
-chu trình cácbon
-chu trình nito
-chu trình photpho
-chu trình lưu huỳnh
-chu trình các nguyên tố thứ yếu

12


Câu 21. chu trình nước ( chưa xong)

sơ đồ

Gặp
lạnh
mưa

Đất

gió
Mây vào đất liền


Thực vật

mây

Đv

Ao

Ngưng tụ

Hồ
Nước
ngầm

Bốc hơi

Lượng trữ trong các đại dương

Giải thích. Nước ở biển và đại dương bốc hơi, thành mây, mây bị gió đưa vào đất
liền, gặp nhiệt độ lạnh trên cao gây ra mưa,mưa rơi xuống mặt đất,ao,hồ,sông,suối.
Một phần nước được thực vật hấp thụ,sau đó thực vật bị động vật ăn, 1 phần ngấm
xuống đất trở thành nước ngầm và phần còn lại bốc hơi ,vòng tuần hoàn khép kín

13


câu 22. chu trình cácbon

sơ đồ
CO2

THỰC VẬT
Động vật


hấp

Đốt
Hô hấp đất

Lượng
rơi

Xác tv,đv
phân hủy

cháy

Sản phẩm hóa
thạch,than đá,dầu
mỏ

Giải thích thực vật hấp thụ co2 trong quá trình quang hợp và chuyển hóa chất hữu
cơ trong thực vật ,các hợp chất này là thức ăn cho sv tiêu thụ ,qua quá trình hô hấp
của thực vật và động vật thải ra CO2 vào khí quyển, chu trình khép kín.
Ý nghĩa của chu trình CO2.
CÂU 23: Trình bày khái niệm và kí hiệu: sản lượng sinh vật toàn phần, sản
lượng sinh vật thực tế, sản lượng sinh vật riêng, sản lượng sinh vật sơ cấp, sản
lượng sinh vật thứ cấp, cho ví dụ?
Sản phẩm của quá trình quang hợp do thực vật và tảo tạo ra được gọi là sản lượng
sinh vật toàn phần ( tổng năng suất sơ cấp hay năng suất sơ cấp thô kí hiệu làPG)

là số năng lượng do một cơ thể hoặc các sinh vật trong một bậc dinh dưỡng
sản sinh ra trong một khoảng thời gian trên một đơn vị diện tích, nó bao gồm các
chất hữu cơ được sử dụng cho quá trình hô hấp ở chính thực vật, phần còn lại dành
cho các sinh vật dị dưỡng. Trong quang hợp, cây xanh chỉ tiếp nhận từ 0,2 đến
0,5% tổng lượng bức xạ để tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp thô.
Sản lượng sinh vật thực tế ( năng suất sơ cấp nguyên – PN ) là sản lượng sinh vật
toàn phần trừ đi phần chất sống (hay năng lượng) đã bị tiêu hao trong quá trình hô
hấp, đó là chất hữu cơ được tích luỹ để làm tăng khối lượng sinh vật.).Thực vật
tiêu thụ trung bình từ 30 – 40% sản lượng sinh vật sơ cấp thô (hay tổng sản lượng
chất hữu cơ đồng hoá được) cho các hoạt động sống, khoảng 60 – 70% còn lại

14


được tích luỹlàm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng. Đó là sản lượng sinh vật sơ cấp
tinh hay sản lượng thực để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng.
PN = PG – R.
(R là phần hô hấp của thực vật.)
Sản lượng sinh vật thực tế, tức là phần chất hữu cơ còn lại trong thực vật,
được động vật ăn cỏ sử dụng và đồng hóa để tạo nên chất hữu cơ động vật đầu tiên
của xích thức ăn. Nguồn này lại tiếp tục được chia xẻ cho những loài ăn thịt, hay
vật dữ sơ cấp, rồi từ vật dữ sơ cấp, vật chất và năng lượng lại được chuyển cho
vật dữ thứ cấp để đến bậc dinh dưỡng cuối cùng mà xích thức ăn có thể đạt
được
Sản lượng sơ cấp . Đó là số lượng chất hữu cơ được thực vật tự dưỡng sản xuất ra.
Ở đây cũng có thể phân ra tổng sản lượng sơ cấp (GPP) - tổng lượng quang hợp
của thực vật trên một đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định; và sản lượng
sơ cấp thuần (NPP) - tổng lượng quang hợp của thực vật trừ đi phần hô hấp của
thực vật (R ) trên một đơn vị diện tích trong một thời gian nhất định, nghĩa là NPP
= GPP - R.

ví dụ: Hệ sinh thái trên cạn.
Hoang mạc: 0.5gC/m2/ngày.
Đồng ruộng có năng suất cao: 10-20gC/m2/ngày.
Sản lượng thứ cấp - đó là số lượng chất hữu cơ do sinh vật dị dưỡng sản suất ra.
CÂU 24: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
(Dòng năng lượng qua chuỗi thức ăn: sơ đồ, giải
thích sơ đồ)
I. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
1. Phân bố năng lượng trên trái đất
- Mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu
cho sự sống trên trái đất.
- Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng được những tia sáng
nhìn thấy (50% bức xạ) cho quang hợp.
- Quang hợp chỉ sử dụng khoảng 0,2 – 0,5% tổng
lượng bức xạ để tổng hợp chất hữu cơ.
2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời và
tiếp nhận chất dinh dưỡng từ khí quyển và đất. Các

15


chất dinh dưỡng và năng lượng được dự trữ ở thực vật rồi được phân phối dần qua
các mắt xích thức ăn.
- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm
- Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền một chiều từ SVSX qua các bậc dinh
dưỡng, tới môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.

CÂU 25: Khái niệm hiệu suất sinh học? Công thức tính hiệu suất sinh học
toàn phần hay thực tế của thực vật, động vật?

Là tỉ lệ tương đối (%) giữa năng lượng được tích tụ ở một bậc dinh dưỡng nào đó
so với năng lượng được tích tụ ở bậc dinh dưỡng đứng trước bất kì.
Hiệu suất sinh thái có thể được biểu diễn bằng biểu thức tổng quát dưới đây:

Trong đó eff là hiệu suất sinh thái (tính bằng %); Ci là bậc dinh dưỡng thứ i; Ci+1 là
bậc dinh dưỡng thứ i+1, sau bậc Ci.

16


CÂU 26: Khái niệm về hình tháp sinh thái? Có mấy loại hình tháp sinh thái?
Ưu nhược điểm của các loại hình tháp đó?
- Tháp sinh thái bao gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau, các hình chữ
nhật có chiều cao bằng nhau, còn chiều dài thì khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi
bậc dinh dưỡng.
- Tháp sinh thái được xây dựng trên cơ sở lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng nhằm
mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
- Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối
hoặc năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Có ba loại tháp sinh thái:
+ Tháp số lượng: xây dựng dựa trên số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng.
vi du: 2.107 cây cỏ 3 lá để nuôi 4,5 con bò. Toàn bộ số thịt bò để làm thức ăn cho 1
em bé/1 năm.
Ưu điểm: dễ lập.
Nhược điểm: ít có giá trị vì việc so sánh ko chính xác, do kích thước cá thể
khác nhau, chất sống cấu tạo các loài khác nhau…
+ Tháp sinh khối: xây dựng dựa trên tổng khối lượng của tất các sinh vật trên 1
đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
vi du: 8211kg cỏ ba lá dung để nuôi 1035kg bò, 1035kg bò dung làm thức ăn cho 1
em bé nặng 48kg.

Ưu điêm: dễ lập, so sánh giữa các bậc bằng khối lượng chất sống có cơ sở
chính xác hơn so với dựa vào số lượng.
Nhược điểm: độ chính xác chưa cao do thành phần hóa học và giá trị năng
lượng của chất sống trong bậc dinh dưỡng khác nhau,
+ Tháp năng lượng: xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên 1 đơn vị
diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng à Tháp năng
lượng là hoàn thiện nhất.
Ví dụ: số năng lượng mặt trời mà 1 ha đồng cỏ 3 lá nhận được trong 1 năm là
6,3.109 calo. Cỏ 3 lá trên 1ha đồng cỏ trong 1 năm chỉ sử dụng được 1,49 .10 7 calo.
4,5 con bò trong 1 năm đã sử dụng 1,19.106 calo. em bé sử dụng 8,3.103 calo.
Ưu điêm: độ chính xác cao.
Nhược điêm: khó lập.
- Nhận xét: Hình tháp sinh thái thường có đỉnh ở phía trên (trừ tháp số lượng có
bậc dinh dưỡng là sinh vật kí sinh) vì khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc
dinh dưỡng cao bao giờ cũng có sự mất mát năng lượng hay chất sống do hô hấp
và bài tiết.
- Nội dung quy luật hình tháp sinh thái: Sinh vật ở mắt lưới nào càng xa vị trí của
sinh vật sản xuất thì có sinh khối trung bình càng nhỏ.
17


CÂU 27: Khái niệm về đa dạng sinh học? Các mức độ đa dạng sinh học? Ý
nghĩa của đa dạng sinh học?
Đa dạng sinh học:có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi
nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái
thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành
phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và
giữa các hệ sinh thái.
Đa dạng sinh học là sản phẩm của hàng triệu năm lịch sử tiến hóa. Quá trình tiến hóa
đồng nghĩa với sự vận động không ngừng của đa dạng sinh học: quá trình vận động

này tăng lên khi có them kiểu gen mới xuất hiện, 1 loài mới được tạo ra hay một hệ
sinh thái mới được hình thành và giảm xuống khi mất đi một kiểu gen, một loài nào
đó bị tuyệt chủng hay sự phức tạp của 1 hệ sinh thái bị mất đi.
VAI TRÒ:
- Các hệ sinh thái của trái đất là cơ sở sinh tồn của sự sống cho cả trái đất và cả con
người.
- Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao: Rừng hạn chế sự xói mòn của
mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy, loại trừ các cặn bã làm cho dòng chảy trở nên
trong và sạch; các bãi cỏ biển, các rạn san hô...ở thềm lục địa làm giảm cường độ phá
hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì cuộc sống
cho hàng vạn loài sinh vật biển.
- Duy trì và cung cấp nguồn gen và là kho dự trữ các nguồn gen quý - hiếm cho cây
trồng và vật nuôi cho tương lai.
- Nhiều loài động thực vật được sử dụng làm thức ăn cho con người, cho gia súc,
làm thuốc, lấy gỗ làm nhà; phục vụ cho phát triển kinh tế, làm chất đốt lấy năng
lượng, làm cây cảnh...
- Sinh vật trong quá trình tiến hoá đã tồn tại và phát triển một cách bền vững và hài
hoà với nhau, tạo nên một thiên nhiên đa dạng, phong phú và hấp dẫn, làm nền tảng
cho mọi cảm hứng về thẩm mỹ, nghệ thuật và văn hóa của con người.
Đa dạng loài
Đa dạng di truyền
Đa dạng sinh thái
Giới (Kingdom)
Quần thể (Population)
Sinh đới (Biome)
Ngành (Phyla)
Cá thể (Individual)
Vùng sinh thái (Bioregion)
Lớp (Class)
Nhiễm sắc thể (Chromosome) Cảnh quan (Landscape)

Bộ (Order)
Gene
Hệ sinh thái (Ecosystem)
Họ (Family)
Nucleotide
Nơi ở (Habitat)
Giống (Genera)
Tổ sinh thái (Niche)
Loài (Species)

18


CÂU 28: Nguyên nhân của mất đa dạng sinh học? Nêu các công cụ quản lý để
bảo tồn đa dạng sinh học
Nguyên nhân
Mất và phá huỷ nơi cư trú: thường là kết quả trực tiếp do các hoạt động của con
người và sự tăng trưởng dân số, là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm loài,
quần thể và hệ sinh thái
Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái: chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của
một loài có thể dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học. Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó
sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến viêck giảm sút các quần thể chim hót
trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể con mồi của chúng,
gấu trúc Mỹ, sẽ tăng lên. Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên khi số lượng chó sói
ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết quả là số lượng chim
hót sẽ ít đi .
Sự nhập nội các loài ngoại lai: có thể phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng
đến các quần thể động vật hoặc thực vật bản địa . Những kẻ xâm chiếm này có thể
ảnh hưởng bất lợi cho các loài bản địa do quá trình sử dụng các loài bản địa làm
thức ăn, làm nhiễm độc chúng, cạnh tranh với chúng hoặc giao phối với chúng.

Khai thác quá mức (săn bắn quá mức, đánh cá quá mức, hoặc thu hoạch quá mức)
một loài hoặc một quần thể có thể dẫn tới sự suy giảm của loài hoặc quần thể đó.
Gia tăng dân số: Đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học là số lượng và tốc độ
gia tăng dân số của loài người . Ngày lại ngày, ngày càng nhiều nhiều đòi hỏi ngày
càng nhiều không gian sống, tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên và tạo ra ngày
càng nhiều chất thải trong khi dân số thế giới liên tục gia tăng với tốc độ đáng báo
động.
Ô nhiễm do con người gây ra có thể ảnh hưởng đến mọi cấp độ của đa dạng sinh
học.
Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm thay đổi các điều kiện môi trường. Các loài
và các quần thể có thể bị suy giảm nều chúng không thể thích nghi được với những
điều kiện mới hoặc sự di cư.
Giải pháp:
• Hạn chế sự gia tăng dân số.
• Sử dụng một cách hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
• Xóa đói giảm nghèo.
• Giảm du nhập các loài sinh vật từ nơi nỳ sang nơi khác, từ thiên nhiên vào vườn
thú, chú trọng hình thức bảo tồn tại chỗ.
• Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

19


• Tăng cường giáo dục về bảo vệ đa dạng sinh học cho con người.
Câu 29. khái niệm về đa dạng sinh học?các mức độ đa dạng sinh học?ý nghĩa của
đa dạng sinh học?
Bài làm.

Khái niệm .chỉ sự phong phú của các dạng sống khác nhau như thực
vât,động vật,vi sinh vật,các gen và các hệ sinh thái


Các mức độ đa dạng sinh học + đa dạng gen
+đa dạng loài
+đa dạng hệ sinh thái

Ý nghĩa của đa dạng sinh học
-là giá trị của các thành tố đa dạng sinh học
+các dịch vụ hệ sinh thái
.bảo vệ tài nguyên nước
.hình thành và bảo vệ đất nước
.dự trữ và luân chuyển chất dinh dưỡng
.phân hủy và hấp thụ ô nhiễm
. vsv cung cấp 1 dịch vụ đặc biệt
. góp phần ổn định khí hậu
.duy trì các mối quan hệ trong hệ sinh thái
.khả năng hồi phục sau các thiên tai thảm họa
+các tài nguyên sinh vật
.thực phẩm
.nguồn dược phẩm
.sản phẩm gỗ
.cây cảnh
.kho dự trữ các quần thể
.tài nguyên tương lai
+lợi ích xã hội
.nghiên cứu, giáo dục và quan trắc
.tác dụng giải trí
.giá trị văn hóa
.lợi ích của hành động kịp thời
-giá trị của đa dạng sinh học


20


Câu 30. nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học? các biện pháp bảo tồn đa
dạng sinh hoc?
Bài làm
* nguyên nhân
-nạn phá rừng
-tình trạng lạm dụng khai thác
-các loài du nhập
-ô nhiễm,đất,nươc không khí,
-thay đổi khí hậu toàn cầu
-áp lực về dân số
*biện pháp
-xây dựng chiến lược quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
hoặc điều chỉnh các chiến lược hiện có theo yêu cầu đó
-hòa nhập công tác bảo tồn trong các quy hoạch các chương trình và chính sách
liên quan
-thiết lập một hệ thống các khu bảo vệ hoặc khu đặc dụng để bảo tồn tính đa dạng
sinh học
-quy định và quản lý các nguồn tài nguyên sinh học có tầm quân trọng cho bảo tồn
tính đa dạng sinh học cả ở trong và ngoài các khu bảo vệ
-khuyến khích việc bảo vệ các hệ sinh thái,các sih cảnh tự nhiên và duy trì các
quần thể đủ lớn để có thể tồn tài các loài ngay ở môi trường tự nhiên
-đẩy mạnh và phát triển toàn diện về môi trường ở những vùng xung quanh có khu
vực
-phục hồi các hệ sinh thái đã xuống cấp và xúc tiến sự phát triển lại các loài đang
bị đe dọa tuyệt chủng
-ngăn chặn việc du nhập,loại bỏ các nguồn gốc ngoại lai
-nỗ lực đáp ứng các điều kiện cần để đạt được suwk cân bằng giữa hiện trạng sử

dụng với việc bảo toàn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các cấu thành của


21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×