Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

đề cương sinh hóa học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.76 KB, 30 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HÓA
1. Sinh hóa học và nhiệm vụ của ngành sinh hóa
2. Khái niệm ,cấu tạo, tính chất của các monosaccharide ,oligosaccharide và
polysaccharide:
A-MONOSACCHARIDE:
1. Khái niệm:
- Monosaccharide là đường đơn , về mặt cấu tạo Monosaccharid là dẫn xuất aldehyde hay
cetone của một rượu đa chức( polyol).
-Oxy hóa alcal nhất của glycerol cho ra một glucid có cấu tạo aldehyde gọi là glyceraldehyde, còn
oxy hóa alcal nhị thì cho ra một glucid dạng cetone gọi là dihydroxy- Acetone.
-Monosaccharide có cấu tạo là aldehyde gọi là Aldose, còn monosaccharide có cấu tạo cetone
thì gọi là cetose.
-Công thức tổng quát:
Aldose: CH
2
OH-(CHOH)
n
-CHO
Cetose: CH
2
OH-CO-(CHOH)
n
-CH
2
OH
-Phụ thuộc vào số C trong phân tử mà gọi tên các monosaccharide tương ứng:
+ (triose có 3C ), Tetrose (có 4C ) , Pentose (có 5C), Hexose (có 6C) . mỗi nhóm trên đều
có 2 nhóm đường đơn với tên gọi tương ứng: Aldotetrose và cetotetrose ,aldopentose và
cetopentose….
2.Cấu tạo
- Dạng mạch thẳng: gồm 2 dạng Aldose và cetose.


+ Ngoài dihydroxy- acetone, tất cả monosaccharide đều chứa ít nhất 1C bất đối xứng. ký
hiệu C
*
+ Tồn tại ở các đồng phân quang học khác nhau. số đồng phân được tính bằng 2
n
(n là
số C
*
).
+ Đồng phân có nhóm OH phía phải C
*
gọi D , bên trái gọi L, trên trục thẳng đứng.
+ Sự có mặt của các nguyên tử C
*
làm cho các phân tử đường có khả năng quay mặt
phẳng ánh sáng phân cực sang phải(+) hoặc sang trái(-).

- Dạng vòng:
+ Trong tự nhiên, đặc biệt ở dạng dịch lỏng , đường đơn thường ở dạng mạch vòng có
cấu trúc vòng 5 cạnh( furanose) hay 6 cạnh (pyranose ) được tạo bởi liên kết O của nhóm OH
với nhóm cacbonyl trong cùng phân tử tạo hemiacetal hoặc hemicetal.
3. tính chất.
- Dễ tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.
-Thu được dạng tinh thể khi cô đặc dung dịch monosaccharide, phần lớn có vị ngọt.
-Do có chứa nhóm CHO, C=O OH nên monosaccharide có tính khử mạnh, là tính chất đặc
trưng của nhóm này.
a.tác dụng của chất oxy hóa:
- Dễ bị oxy hóa , tùy thuộc vào điều kiện và chất oxy hóa sẽ tạo ra nhiều phản ứng khác
nhau.
- Khi dùng tác nhân có khả năng oxy hóa vừa phải như dung dịch Cl, Br hay I trong môi

trường kiềm hay oxy hóa nhẹ trong môi trường acid. Nhóm CHO của glucid dạng aldose sẽ bị
oxy hóa thành –COOH tạo ra các acid andonic. Ngược lại , các cetose bền vững trong điều kiện
trên.
- Với tác nhân mạnh hơn như HNO
3
thì cả 2 nhóm CHO và OH bậc 1 của aldose đều bị
oxy hóa thành COOH (acid dicacboncylic) gọi là acid aldaric
- Nếu bảo vệ nhóm CHO ở dạng thẳng hay OH- hemiacetan ở dạng vòng bằng cách
methyl hóa hay acetyl hóa trước khi oxy hóa thì ta sẽ nhận được acid uronic. Vì oxy hóa chỉ xảy
ra ở nhóm rượu bậc 1 ( CH
2
OH ) các acid uronic có vai trò sinh học quan trọng.
b. tác dụng của chất khử. Khi khử monosaccharide sẽ tạo thành polyol (rượu đa chức )tương
ứng hay còn gọi là alditol .Khi đó nhóm CHO ,C=O chuyển thành nhóm rượu(-OH).
c.Tạo ester:
- Nhóm alcan bậc 1 OH glucosid của monosaccharide tham gia với acid tạo ester, trong
đó quan trọng nhất là phản ứng tạo thành ester photphat của monosaccharide. Chúng là những
sản phẩm trung gian quan trọng của nhiều quá trình trao đổi chất, quang hợp, hô hấp tổng hợp ,
tinh bột, glucose như:
D_glyceraldehyde_3photphate.D_glucose_1photphat.D_fructose_1,6bisphotphate.
d. sự tạo glucosid:
-Nhóm OH hemiacetal (OH ở C
1
đối với aldose :OH ở C
2
đối với cetose)dễ dàng tham
gia phản ứng với rượu tạo thành ete tương ứng gọi là glucosid.
-Trong thực tế, các phản ứng đường đều có khả năng thông qua một số kiểu liên kết
glucoside(O_glucoside, S_glucoside, N_glucoside, và C_glucoside). Liên kết qua nguyên tử
O,S,N và C tạo ra các chất có hoạt tính sinh học khác nhau. Điển hình nhất là các phân tử

glucose nối với nhau bằng lien kết glucosid tạo thành polysac như tinh bột , glucogen và
cellulose.
e.tác dụng với acid tạo fufural:
- Dưới tác dụng của acid đậm đặc , các aldopentose tạo thành furfural và aldohexose
biến thành hydroxymethylfurfural.
-Các sản phẩm này khi cho tác dụng với các phenol cho amuf đặc trưng như: α-naphthol
cho vòng màu tím(Molisch). Đây là phản ứng để nhận biết đường với các chất khác. Nếu đường
5C sẽ cho màu xanh cẩm thạch với orcinol (Bial).
CÁC MONOSACCHARIDE TIÊU BIỂU :
1. Hexose(monose có 6C )
a. D_glucose: Là monosaccharide phổ biến ở thực vật và động vật, nó là thành phần của
nhiều oligo và polysac quan trọng như tinh bột, glucogen, cellulose là nguồn năng lượng
chủ yếu của cơ thể sinh vật.
- Glucose có nhóm OH hemiacetal tự do ở C
1
nên có tính khử mạnh.
Công thức:
2.pentose (monose có 5C )
*D_ribose: là đường pentose tiêu biểu , tham gia trong thành phần của acid nucleic,vitamin,
coenzyme (NaOH
2
),ít tồn tại trong dạng tự do….dẫn xuất D_2deoxyribose tham gia cấu tạo
AND.D_ribose là một dạng aldose dạng purannose.
B- OLIGOSACCHARIDE
- Oligosaccharide được tạo thành từ một vài (2-20) gốc monosacchride liên kết nhau
bằng liên kết O_glucosid, còn giữ được một số tính chất của monosacchride như có vị ngọt, tan
được trong nước, dễ kết dính ….tùy thuộc vào số phân tử monosaccharide có trong phân tử
oligosaccharide mà chia chúng thành disaccharide, trisaccharide, tetrasaccharide…. Trong thực
vật phổ biến nhất là disaccharide như maltose, saccharide ở động vật là lactose.
1. Disaccharide

- Là oligosaccharide đơn giản nhất do 2 monosaccharide lien kết nhau qua liên kết
O_glucosid, các gốc monosaccharide trong phân tử disaccharide có thể giống hoặc khác nhau.
- Disaccharide được tạo ra từ sự liên kết giữa 2 nhóm OH_hemiaxetal tự do của 2
monosaccharide thì tạo thành một disaccharide không khử (không còn OH- hemiaxetal tự do vd:
saccharose).
-Liên kết giữa một nhóm OH_hemiacetal tự do của một monosaccharide này với một
nhóm OH khác (không phải là hemiaxetal) của một monosaccharide khác sẽ tạo thành
disaccharide khử (do còn OH_hemiacetal tự do).VD :maltose, lactose.

các disaccharide quan trọng :
- Saccharose: là một disaccharide phổ biến trong tự nhiên, được cấu tạo từ α_D_glucose
và β_D_fructose kết hợp với nhau bằng liên kết 1,2 giữa 2 nhóm OH_hemiacetal nên
không còn tính khử nữa.
+ Công thức nguyên: C
22
H
22
O
11.
+ Saccharose có nhiều trong thực vật, đặc biệt có nhiều trong củ cải đường 10-20%,
trong nước mía từ 14-25%.
+ Saccharose hòa tan tốt trong nước, dễ bị thủy phân.
+ Dưới tác dụng của enzyme( Invertase) hoặc acid. Saccharose bị thủy phân tạo thành
glucose và fructose.
- Maltose (đường mạch nha) : Được cấu tạo từ 2 gốc α_D-glucose liên kết với nhau
bằng liên kết 1,4- glucosid tức là liên kết glucosid tạo thành giữa OH_hemiaxetal của 1 α_D-
glucose với OH ở C
4
của gốc glucose thứ 2. Do đó Mantose vẫn còn một nhóm OH_hemiacetal
nên vẫn giữ được tính khử nhưng chỉ bằng một nữa của glucose.

+ Manotse có trong mầm thóc, mầm đại mạch sinh ra do amylase thủy phân tinh bột. maltose
bị thủy phân thành 2 glucose khi sử dụng enzyme hay acid
- Lactose : được cấu tạo từ sự kết hợp của 2 gốc α_D –glucose và β_D-galactose qua
liên kết glucosid tạo thành giữa OH_hemiacetal tự do của galactose với OH ở C
4
của glucose. Vì
vậy, lactose vần còn tính khử (do vẫn còn nhóm OH_hemiacetal tự do).
+ Dưới tác dụng của β_galactosidase hay acid, lactose bị thủy phân thành glucose và
galactose. Chỉ có một số loài nấm men mới sử dụng được lactose.
- Cellobiose: là Disaccharide có trong thực vật là đơn vị cấu thành nên Cellulose, ít gặp
ở dạng tự do.
+ Cellulose được cấu tạo từ 2 gốc β_glucose qua liên kết 1_4 O-glucosid.
+ Do còn một nhóm OH_hemiaxetal tự do nên Cellulose là một đường khử.
- Trehalose là disaccharide có trong nấm, rêu và một số thực vật khác nên còn gọi là
đường nấm.
+Trehalose được tạo thành do 2 phân tử α_D glucose nối với nhau bằng liên kết
1-1-O-glucosid.
+ Trehalose không còn OH_hemiaxetal tự do nên mất tính khử.
2.trisaccharide.
-Trisaccharide do 3 monosaccharide tạo nên. Trisaccharide phổ biến nhất là
rafinose có trong rỉ đường, hạt bông và củ cải đường. rafinose được cấu tạo từ 3
monosaccharide là galactose, glucose và fructose.
-Các nhóm OH_hemiaxetal của chúng đều tham gia tạo liên kết glucosid (1-6)
giữa glucose và fructose và (1-2) glucosid giữa glucose và fructose nên không còn tính
khử.
-Độ ngọt thấp và tan được trong nước.
Trisaccharide :rafinose

3.Tetrasaccharide.
-Là oligosaccharide có 4 gốc monosaccharide.

Tetrasaccharide tiêu biểu là stachiose được cấu tạo từ 2 gốc galactose, một gốc glucose
và một gốc β_fructose.
-Stachiose cũng không còn tính khử vì mọi nhóm OH_hemiaxetal đều tham gia
tạo liên kết glucosid.
-Stachiose phổ biến ở cây họ đậu vsf một số hạt khác , tập trung ở hạt ,củ và rễ.
Tetrasacchride:stachiose:

C- POLISACCHARIDE
1. Định nghĩa
-Polisaccharide là những chất cao phân tử được tạo thành từ vài chục cho đến hàng
nghìn gốc monosaccharide, liên kết nhau bằng liên kết 1-4-O-glucoside, 1-6-O-glucoside đôi khi
còn liên kết 1-2 và 1-3 glucosid….
-Dựa vào cấu tạo của cấu tử thành phần chia :2 loại
+Polysaccharide đồng thể (homopolysaccharide ): trong cấu tạo chỉ có các
monosaccharide cùng loại hay khác loại tạo nên ,nói cách khác là chỉ có glucosid cùng
loại hay khác loại tạo nên, nói cách khác là chỉ có glucosid trong thành phần.
+Polysaccharide dị thể( heteropolysaccharide): trong thành phần ngoài glucid
còn có các glucid như các gốc axid acetic, photphoric, sulfuric….và các nhóm khác.
a. Polysaccharide đồng thể (homopolysaccharide)
● Tinh bột: -Là polysaccharide quan trọng nhất , đóng vai trò dự trữ yếu của thực vật. trong các
hạt như lúa, gạo, bắp, lúa mì.
- Tinh bột tích tụ trong tế bào dưới dạng hạt , hình cầu, hình bầu dục hay hình đa giác.
* Amylose: Có cấu tạo mạch thẳng không phân nhánh, gốm khoảng 200-1000 gốc α_1-4
glucosid. Tạo xoắn theo kiểu lò xo, mỗi vòng xoắn có khoảng 6 đơn vị glucose. Amylose tạo màu
xanh đậm khi kết hợp với iod.
* Amylopectin: Là polysaccharide phân nhánh, ngoài liên kết α(1-4)là chủ yếu còn một số liên kết
α(1-6). cấu trúc phân tử amylopectin gồm một mạch phân tử trung tâm do các α_D- glucose liên
kết nhau bằng liên kết 1-4-O-glucosid. Từ mạch này phát ra các nhánh dài chừng vài chục gốc
glucose và chỗ phân nhánh là liên kết 1-6-O glucosid.


• Cellulose :Là polisaccharide cấu trúc phổ biến trong thực chất hữu cơ, thành phần chính của
vách tế bào thực vật.
- Cellulose có cấu trúc mạch thẳng , dạng sợi cấu tạo từ các gốc β_D-glucose , liên kết
với nhau bằng liên kết β_1-4O-glucosid.
- Khi thủy phân bằng H
2
SO
4
hay HCl đặc, nhiệt độ cao, cellulose bị thủy phân thành
β_glucose , còn với điều kiện nhẹ nhàng hơn thì chỉ tạo cellobiose.
- một số nghiên cứu cho thấy cellulose có vai trò điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa.
Chống táo bón…ở động vật nhai lại, có thể tiêu hóa đước cellulose do trong ống tiêu hóa của
chúng có chứa hệ vi sinh vật tạo cellulose để thủy phân cellulose.
b. polysaccharide dị thể (heteropolysaccharide).
•pectin:
- Pectin là glucid cao phân tử gồm mạch thẳng chính, có cấu tạo từ sự kết hợp của các
gốc α_D-galacturonic acid liên kết nhau bằng liên kết α_1-4O-glucosid còn gọi là acid
polygalacturonic hay acid pectin.
- Pectin chứa nhiều trong thành tế bào các mô và trong thực vật, pectin tồn tại ở 2 dạng :
+Dạng protopectin không tan, tồn tại ở thành tế bào với dạng liên kết polysaccharide
khác nhau như araban, tinh bột, cellulose, galactan…
+Dạng pectin hòa tan, chủ yếu trong dịch tế bào.
- Đặc tính quan trọng của pectin là khả năng tạo thành chất keo trong môi trường acid
với nồng độ đường cao. Pectin từ nguồn gốc khác nhau về khả năng tạo keo và cũng khac nhau
về số nhóm thế metoxyl_OCH
3
.
- Pectin hòa tan dưới tác dụng của kiềm pha loãng hay pectase, các methoxy bị khử tạo
thành rượu methylic và acid pectic tự do. Acid pectic +Ca
2+

 pectat_Ca kết tủa , tính chất này
được sử dụng để định lượng pectin.
- Chất pectin có vai trò quan trọng trong quá trình chín của quả, khi quả xanh, protopectin
phân tán đều trong thành tế bào. Khi quả chín,dưới tác dụng của acid hữu cơ và protopectinase,
phần lớn protopectin chuyển thành pectin hòa tan làm quả mềm dần, lượng protopectin giảm dần
ngược lại pectin tăng dần.
3. Khái niệm, tính chất,cấu tạo của Lipid, Glycerid, Steroid và photpholipid.
a.Lipid:
- Khái niệm: Lipid là những chất chuyển hóa của acid béo và tan được trong dung môi
hữu cơ. Lipid phổ biến ở tế bào động, thực vật.
- Cấu tạo: + Lipid đơn giản: trong phân tử chỉ chứa C, H, O. Về cấu tạo chỉ là ester của
rượu và acid béo. VD: glycerid, sáp, steroid
+ Lipid phức tạp: ngoài C, H, O còn có 1 số nguyên tố khác như N, P, S. Khi thủy phân,
ngoài rượu và acid béo còn thu được base nito, lưu huỳnh, glucid,… Nhóm này có 3
nhóm chính: Phospholipid, glycolipid và lipoprotein.
-Chức năng sinh học:
+ Thành phần cấu tạo màng tế bào, cấu trúc dưới tế bào như ti thể, nhân, ở dạng glipoprotein.
+ Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
+ Bảo vệ cở thể.
+ Dung môi hòa tan một số vitamin :A, D, F,…
- Tính chất
+ Ở nhiệt độ phòng Lipid động vật (mỡ), thường ở trạng thái rắn (mỡ bò,mỡ cừu ) . Lipid loại
này chứa chủ yếu các gốc axit béo nó. Một số ít Lipid động vật ở trạng thái lỏng (dầu cá ), do
thành phần gốc axit béo không no tăng lên.
+ Lipid thực vật (dầu thực vật) hầu hết ở trạng thái lỏng (dầu lạc,dầu dừa ) do chứa chủ yếu gốc
axit béo không no.
+ Các lipid đều nhẹ hơn nước,không tan trong nước,nhưng tan nhiều trong chất hữu cơ benzen,
xăng, cloform,…
+ Là chất kỵ nước không tan trong nước nhưng tan trong các hợp chất dung môi hưu cơ không
phân cực:ether etylic,ether petrol (ether dầu hỏa),hexan,toluen,acetone,ben zen…các phản ưng

cơ bản:phản ứng xà phòng hóa,phản ứng khử,tạo ester,oxy hóa,halogen hóa.
b.Glycerid(Acylglyceride):
- Là este của glycerol và acid béo bậc cao; tên thông thường là dầu và mỡ.
- Cấu tạo: được tạo thành từ glycerol và acid béo
- Tính chất:
+ Nhiệt độ nóng chảy: phụ thuộc vào cấu tạo gốc R (gốc R chứa nhiều nối đôi, nối ba thì
nhiệt độ nóng chảy thấp).
+Tính hòa tan:
 Không tan trong nước ,tan trong dung môi hữu cơ:ete, benzene,alcol,…
 Phụ thuộc vào số các nhóm ưa nước và kị nước.
 Tại vị trí nối đôi của gốc R, dễ được bão hòa bởi Halogen( I,Br, ) => phương pháp xác
định trị số nối đối trong glycerid.
+ Phản ứng thủy phân:
 Glycerid bị thủy phân thành glycerin và acid béo trong môi trường acid có nhiệt độ cao,
hay bởi lipase
 Trong môi trường kiềm, glycerid bị savon hóa thành glycerin và muối. Ứng dụng sản xuất
xà phòng
+ Sự oxy hóa chất béo: Chất béo dễ bị hư dưới tác dụng của oxy không khí, ánh sáng, nhiệt độ,
vsv hay enzyme lipooxydase tạo aldehyd, ceton, rượu, epoxid
c. Steroid:
- Được đặc trưng bởi bộ khung cyclopentanopherhydro- phenantren gọi tắt là steran.
- Cấu tạo steran gồm 4 vòng liên kết liền với nhau, do kết quả ngưng tụ của
Cyclopentane và Phenantren đã được hydrogen hóa hoàn toàn
- Tính chất:
+ Không bị thủy phân
+ Có hoạt tính sinh học như acid mật
d. Photpholipid :
- Khái niệm: Phospholipid là nhóm lipid phức tạp mà trong thành phần, ngoài glycerin, acid
béo còn có H
3

PO
4
và một số nhóm chất khác
- Cấu tạo: là este của rượu đa chức với acid béo bậc cao và thêm phần phụ như như gốc
H3PO4, base nitơ
- Tính chất chung:
+ Là chất rắn, vô sắc dễ bị oxy hóa do các nối đôi trong thành phần, sẽ chuyển thành
sẫm màu.
+ Tan trong ete dầu, chloroform không tan trong nước nhưng có thể tạo huyền phù bền,
dung dịch keo.
+ Tạo phức với protein, tham gia trong hình thành vỏ tế bào, màng nội tế bào.
+ Đảm bảo tính thấm 1 chiều của màng cấu trúc dưới tế bào (tạo thành vùng kỵ nước và
ưa nước).
Phân loại:
- glycero- photpholipit hay phosphatid
-Inozid- photpholipid
-Sphingophospholipid
 Glycero- phospholipid hay phosphatid:
+ Là este của glycerin và rượu bậc cao, trong ester có gốc acid phosphorid và base nitơ.
+ Cấu trúc chung:
+ Tùy cấu tạo của X ta có các loại glycerophospholipid khác nhau

+ Lecithin: Lúc đó X là choline nên lecithin còn được gọi là choline phosphatid. Lecithin có
nhiều trong lòng đỏ trứng gà,đậu nành, máu và các dây thần kinh.
+ Phosphatid có thể bị thủy phân bằng acid, kiềm hay enzyme:
• Thủy phân bằng acid:tất cả các liên kết ester đều bị cắt đứt.
• Thủy phân bằng kiềm: với kiềm nhẹ chỉ có thể cắt lien kết ester giữa glycerin và acid
béo. Trong môi trường kiềm mạnh, thu được acid béo ở dạng muối, glycerol 3 –
phosphate.
• Thủy phân bằng enzyme: có 4 loại enzyme phospholipase A,B,C và D tác động lên các

lien kết ester khác nhau của phosphatid.
 Inozid- photpholipid: Là ester của glycerin và acid béo bậc cao, trong thành phần có thm
1 hoặc 2 acid phosphorid, 1 rượu vòng inozid thay vào vị trí của base nitơ.
 Sphingophospholipid:
+ Là ester của rượu chưa no sphingosine và acid béo. Acid béo lien kết với rượu sphingosine
bằng lien kết peptid.Tùy theo X ta có các loại sphingophospholipid khác nhau.
+ Sphingolipid có nhiều trong màng tế bào động thực vật, mô thần kinh, não ,mỡ không tan
trong ete-ethylic.
4. Khái niệm, thành phần cấu tạo acid nucleic. Sự phân giải acid Nucleic trong hệ tiêu hóa
động vật.
-Khái niệm:+Acid nucleic là những hợp chất cao phân tử ,đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
sống của sinh vật.
+Tham gia quá trình sinh tổng hợp protein, sinh trưởng,
+Tham gia cấu tạo nhân, quyết định tính di truyền.
-Thành phần cấu tạo:+Acid nucleic là vật chất mang thông tin di truyền của hệ thống sống.
+Là 1 polymer được hình thành từ các monomer là nucleotide.
+Trong nucleic acid có chứa các nguyên tố C,H,O,N và P. Hàm lượng P từ 8-10%.
+Mỗi nucleotide gồm 3 thành phần kết hợp với nhau theo tỷ lệ 1:1:1 bao gồm: nhóm
phosphate, đường pentose( là đường 5 carbon) và 1 base nitơ (nitrogen).
 Về base nitơ:Tham gia trong thành phần của acid nucleic thuộc 2 nhóm :nhóm base dẫn
xuất pyrimidine và purine.
+Base pyridine: gồm thymine,Cytosine và Uracil
+Base purine: Adenine, Guanine
 Về đường pentose:
- Là monose có 5C, gồm 2 loại: Ribose(C
5
H
10
O
5

) và Deoxyribose (C
5
H
10
O
4
).
-Trong thành phần acid nucleic, pentose ở dạng β-D-Furanose.
 Nucleotid:
-Là thành phần cơ bản (monomer) xây dựng nên phân tử nucleic acid (polymer).
-Cấu tạo: gồm 3 thành phần đường pentose, 1 base nitơ và acid phosphoric.
-Liên kết giữa đường và base nitơ là liên kết N-glucoside ,giữa N thứ 3 của pyrimine hay thứ
9 của purin với C1 của pentose.
-Liên kết ester tạo thành giữa pentose và H3PO4 ở C5 với ribose và ở C3 với deoxyribose
- Sự phân giải acid nucleid:
 Thủy phân Nucleic acid:
+ Ở động vật, các acid Nucleic có trong thức ăn không bị tiêu hóa bởi enzym trong dạ dày.
Chúng bắt đầu bị phân giải ở tá tràng dưới tác dụng của Nuclease tuyến tụy.
+ Ribonuclease tuyến tụy chỉ thủy phân RNA tạo thành mononucleotide, Pv và Oligonucleotide.
+ Deoxyribonuclease hoạt động (khi có mặt Mg
2+
hoặc Mn
2+
) thủy phân DNA thành
oligonucleotide.
+ Người ta cho rằng niêm mạc ruột tạo ra diesterase có vai trò xúc tác thủy phân oligonucleotide
thành các mononucleotide.
 Phân giải Mononucleotide:
+ Mononucleotide bị phân giải bởi tác dụng của các phosphatase hoặc nucleotidase tạo nên các
Nucleoside và H

3
PO
4
. Các Nucleoside lại tiếp tục bị thủy phân bởi các nucleosidase để tạo base
nitơ và pentose.
+ Các sản phẩm của quá trình phân giải trên tiếp tục biến đổi:
• H
3
PO
4
tham gia vào các quá trình trao đổi saccharide hay các quá trình trao đổi chất
khác.
• Base Nitơ tiếp tục bị phân giải tạo các sản phẩm tham gia vào quá trình trao đổi chất của
tế bào.
 Phân giải base purine
+ Adenine và guanine biến đổi thành xanthine, từ xa xanthine qua một số phản ứng tiếp theo để
tạo sản phẩm cuối cùng là ure và glyoxylic acid
+ Phản ứng 1 và 2 do enzime desaminase xúc tác, phản ứng 3 do xanthineoxydase và phản ứng
4 do allantoicase xúc tác.
 Phân giải base pyrimidine
+ Các base pyrimidine bị phân giải tạo nên sản phẩm cuối cùng là NH
3
, CO
2
, β.amino isobutyric
acid và alanine.
+ CO
2
, NH
3

tạo ra trong các quá trình biến đổi trên được thải ra ngoài, còn alanine và
β.aminoisobutyric acid tiếp tục biến đổi như các amino acid khác.
5. Khái niệm, phân loại, cấu trúc và tính chất của hormone. Hormone có bản chất protein
và hormone có bản chất steroid.
a) Khái niệm:
+ là những chất hóa học tiết ra từ tuyến nội tiết, được đưa thẳng vào máu và tuần hoàn
đến các mô. Lượng hormone được sản xuất với lượng nhỏ, có tác động mạnh đến sinh lý cơ
thể, hoạt động mô, điều hòa nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
+Vai trò đảm bảo khả năng tự điều chỉnh của sinh vật. Đươc kiểm soát bởi hệ thần kinh
trung ương võ não.
+ Hoạt động của hệ thống nội tiết có sự cân bằng liên quan mật thiết, tác động tương
hỗ lẫn nhau.
b) Cơ chế tác dụng:
+ Cơ chế điều hòa chuyển hóa của nhiều hormone được thực hiện bằng quá trình cảm
ứng tổng hợp enzyme.
+ Hoạt hóa trực tiếp lên enzyme.
+ Hormone ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào.
+ Hàm lượng AMP-vòng.
c) Cấu tạo: dựa vào thành phần hóa học:
+Nhóm 1: Hormone có bản chất là protein hay dẫn xuất protein
+Nhóm 2: Hormone có cấu tạo là steroit
 Hormone có bản chất là protein hay dẫn xuất protein:
+Hormone tuyến yên:
 Hormone tiền yên:
-Somatotropin (STH):
• Kích thích sự phát triển của cơ thể, xương và cơ.
• Với chuyển hóa glucid: tăng đường huyết
• Với chuyển hóa lipid: làm tăng thoái hóa lipid
• Với chuyển hóa protid: giữ Nitơ, kích thích tổng hợp protein
• Với chuyển hóa muối khoáng: giữ K, Ca, photphate….

-Gonadotropin B(LH, ÍCH, Prolan B): là một glucoprotein.
• Kích thích rụng trứng và sản xuất progesteron
• Kích thích tinh hoàn sản xuất testosteron. Ở người hormon này có tên viết tắt là
HCG
-Prolactin (LTH) (hay PRL) là một protein tác dụng kích thích tạo sữa và sản xuất
progesteron
-Tireostemulin (TSH-tirotropin):
• Cấu tạo: là một gluco-protein điều hòa bài tiết TSH trực tiếp là hocmone tuyến
giáp-Tyroxin
• Kích thích sự hoạt động và phát triển của tuyến giáp, tăng khả năng gắn Iot.
-Corticotropin (ACTH): có bản chất là protid gồm 39 a.a, là hormone kích thích tuyến vỏ
thượng thận, tổng hợp và bài tiết Corticosteroit
• Tăng đào thải Nitơ, K, photphat
• Giữ Na, Clo, nước
• Tăng đường huyết
• Tăng lượng acid béo trong máu
• Kích thích tổng hợp Corticosteroit từ cholesterol.
-Gonadotropin A (FSH): hay Prolan A là một glucoprotein dạng monomer hay dạng dimer,
tetramer
• Kích thích lên tuyến sinh dục:
 Kích thích nang bào phát triển sản xuất Estrogen
 Kích thích tinh hoàn phát triển sản xuất tinh trùng.
 Hormone của thùy giữa tuyến yên:
• Bản chất là polypeptit, có 2 dạng α MSH và β MDH
• Thùy giữa sản xuất MELANOTROPIN hoặc INTECMEDIN làm tăng tích tụ sắc tố
Melanin ở da
 Hormone của thùy sau tuyến yên: Thùy sau tuyến yên sản xuất ra 2 hormone là
VASOPRETXIN và OXYTOXIN.
- Vasopretxin: tăng huyết áp làm lợi cho đường niệu, tác dụng lên thận. quá trình tái hấp
thụ nước

- Oxytoxin: co bóp tử cung
- 2 hormone này là peptid có 9 a.a, chỉ khác nhau ở a.a thứ 3 và thứ 8.

Vasopretxin: C
46
H
65
O
12
N
15
S
2

Oxytoxin: C
43
H
36
O
12
N
12
S
2
- Hoạt động của các tuyến nội tiết chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh trung ương đặc biệt của võ
não. Nhiều tế bào thần kinh ở vùng “dưới đồi” tiết ra chất có bản chất polypeptid kích thích sự
giải phóng hormon tuyến yên và cả yếu tố kiềm hãm IF.
+Hormone tuyến giáp trạng-Thyroid:
- Cấu tạo:
• Trong tuyến giáp có 1 lớp keo màu vàng nhạt chứa 0,5-1% Iod, một loại

glubulin.
• Là hormone chủ yếu của tuyến giáp, 0,21g/100g tuyến giáp. Đó là dẫn xuất
của Thironin (C
14
H
10
O
4
NI
4
).
- Tác dụng:
• Tăng cường oxy hóa ở các mô, hormon tuyến giáp có tác dụng rõ rệt trong
quá trình phát triển của chúng.
• Thiếu hormon tuyến giáp sẽ không phát triển bình thường, chậm lớn, chậm
phát triển
• Thyroxin hỗ trợ cho tác dụng của STH
- Điều hòa hormon tuyến giáp (TSH) :
• Điều hòa sự tổng hợp và giải phóng Thyroxin, hàm lượng hormon tuyến giáp
trong máu lại điều tiết sự bài tiết TSH.
• Điều hòa Ca (giảm Ca) tên là Caxitonin là một polypeptid có 32 a.a
+ Hormone tuyến cận giáp:
- Sản xuất hormon có bản chất polypeptid, trọng lượng phân tử khá lớn, tên là
Parathormon.
- Tác dụng điều hòa nồng độ Ca (tăng Ca) và photpho trong máu và mô, nồng độ Ca
trong huyết tương máu
- Điều hòa tiết hormon bởi lượng Ca huyết thanh
- Tác dụng trong các quá trình NADP  NADP.H
2
, giai đoạn oxy hóa từ acetyl-coA +

Oxaloaxetic -> a.citric; Glutation dạng khử  dạng oxy hóa.
+ Hormone tuyến tụy- Pancreas
- Insulin:
• Là polypeptid M= 5733 có công thức nguyên là C
254
H
377
O
75
N
65
S
6
gồm 2
chuỗi polypeptid A và B. Giữa A và B nối nhau bằng liên kết S-S
• Chuỗi A có 21 a.a và có 1 liên kết S-S. Trong chuỗi B có 30 a.a không có
liên kết S-S.
• Insulin của các loài khác nhau, thì khác nhau về thành phần a.a
• Tác dụng: giảm đường trong máu, tăng đường gluco trong cơ thể, tăng
chuyển hóa gluco thành lipid, tăng tính thấm màng tế bào với a.a, lipid,
K+, gluco, tăng tổng hợp axit béo
• Insulin cũng làm tăng tổng hợp protein từ a.a
• Insulin có tác dụng làm giảm năng lượng c. AMP (AMP vòng) tăng lượng
GMP vòng
• Tăng vận chuyển gluco từ máu qua màng sinh chất, tế bào mỡ
• Insulin có ảnh hưởng đến biến dưỡng của gan
• Insulin kìm hãm tổng hợp các enzym như: pyruvat- carboxylaza, fructo-
diphotphataza… lại kích thích tổng hợp pyruvar- Kinaz, photphofructo-
Kinaz
• Khi mới tiết ra, Insulin ở dạng proinsulin không có đặc tính hormon

• Sự chuyển proinsulin thành insulin cắt bỏ bớt 1 đoạn polypeptid dưới tác
dụng của peptidaza
- Glucagon (HGF)

Là một polypeptid, M= 3483, gồm 29 a.a, công thức nguyên là
C
153
H
255
O
49
• Glucagon có tác dụng tăng đường huyết, tăng quá trình phân ly
glucogen ở gan do hoạt hóa amilo 1,6- glucozidase; photphorilase, phân
cắt glycogen ra gluco 1- P hormon- có số a.a là 37 a.a
• Glucagon có khả năng tăng nồng độ c- AMP (AMP- vòng) trong tế bào
chuyên biệt
• Hoạt hóa enzym amilo 1,6- glucozidase
+ Hormon tuyến thượng thận
- Hormon tủy thượng thận là Adrenalin và noadrenalin.
- Hormon vỏ thượng thận có cấu tạo steroid
- Noadrenalin cấu tạo chỉ khác adrenalin một nhóm –CH
3

- Tác dụng: làm co mạch ở da, tăng nhịp tim
- Làm tăng đường huyết do hoạt hóa photphorylase làm tăng sự phân giải glycogen ra
gluco ở gan
- Adrenalin kìm hãm tổng hợp glycogen ở gan, kích thích phân giải glucogen ở cơ
xương, kích thích lipaza, Noadrenalin chủ yếu làm co mạch, tăng huyết áp
 Hormon có cấu tạo Steroid:
+ Hormon vỏ thượng thận (Adrenal cortex)

- Vỏ thượng thận tiết các hormon có bản chất là steroid
- NHÓM 1: Gluco- corticoit là nhóm hormon có 21 carbon:
• Cortizol: C
21
H
30
O
5
M= 362,47
• Cortizon: C
21
H
28
O
5
M= 360,43
• Corticosteron: C
21
H
30
O
4
M= 346,45
Tác dụng:
• Tăng cường quá trình tạo glucid mới từ protid
• Tăng thoái hóa protid, lipid
• Tăng sự tiết acid Clohydric và pepsinogen ở dạ dày
• Cortizon và cortizol có tác dụng chống viêm, chống dị ứng
cortizol
- NHÓM 2: Mineralo- corticoit: có 21 C

• Dezoxy- corticosteron
• Aldosteron
Tác dụng: tham gia điều hòa chuyển hóa muối và nước, tăng tái hấp thụ Na
aldosteron
- NHÓM 3: Androgen có 19C
• Dhydro- epiandrosteron
• Adrenosteron
• Androstedion
• 11- Hydroxiandrostendion
Tác dụng: tương tự hormon sinh dục nam nhưng yếu hơn
+ Hormon sinh dục:
Hormon sinh dục nam:
- Có trong tinh hoàn và nước tiểu, là dẫn xuất của hệ cấu tạo đa vòng Androstan có 19C
• Testosteron
• Androsteron và dẫn xuất
• Dihydro- testosteron
- Testosteron có hoạt tính mạnh nhất, được tổng hợp từ
cholesteron và 17- Hydroxy-progesteron, ảnh hưởng của LH.
- Phát triển giới tính, Androgen làm phát triển giới tính phụ
- Kích thích quá trình đồng hóa
testosteron
Hormon sinh dục nữ:
- Có bản chất steroid, thay đổi từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt: PSH, LTH, LH.
• Estrogen
• Progesteron
- Estrogen là những steroid có 18C
• Tác dụng lên sự phát triển cơ quan sinh dục, kìm hãm sản xuất
FSH
• Estrogen thoái hóa ở gan, đào thải qua nước tiểu.
• Nhóm này gồm: Estron, estradiol và estriol

Estron
- Progesteron:
• Thúc đẩy nội mạc tử cung phát triển
• Ức chế rụng trứng và sự bài tiết LH
Progesteron
6. Vitamin, khái niệm, phân loại, đặc tính chung và tác dụng của vitamin A, B, C, E.
a) Khái niệm:
- Là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được của mọi sinh vật, là những chất hữu cơ có
trọng lượng phân tử nhỏ, có hoạt tính sinh học.
- Vitamin không được tổng hợp trong cơ thể người và động vật, tổng hợp nhiều ở thực
vật
- Chỉ cần vitamin với 1 lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu.
b) Phân loại:
- Dựa vào tính hòa tan của vitamin chia làm 2 nhóm lớn:
+NHÓM 1: Nhóm vitamin hòa tan trong nước: B, C, H, P, PP,…
+NHÓM 2 : Nhóm vitamin hòa tan trong chất béo: A, D, E, F, K…
- Nhóm 1 chủ yếu tham gia chức năng về năng lượng(các phản ứng oxy- hóa khử, phân
giải chất hữu cơ…)
- Nhóm 2 chủ yếu tham gia các phản ứng xây dựng các chất, xây dựng cấu trúc cơ
quan, các mô nghĩa là chức năng tạo hình
c) Đặc tính chung:
- Vitamin có nguồn gốc tự nhiên chủ yếu từ thực vật và vi sinh vật tổng hợp. Động vật và
người (qua hệ vi sinh vật đường ruột) cũng tổng hợp một số vitamin nhưng liều lượng không
đáng kể
- Tính chất lý hóa:
+ Không bền dưới tác dụng của oxy, ánh sáng, hóa chất, nhiệt độ cao, kim loại
+ Trọng lượng phân tử 122/1300
+ Sự hòa tan của vitamin được xếp theo 2 nhóm lớn: tan trong nước và trong chất béo
d) Tác dụng của 1 số vitamin thông dụng:
- Vitamin A:

• Chống bệnh viêm loét, khô giác mạc của mắt, tăng độ nhạy của mắt
• Giúp dinh dưỡng biểu mô, thượng bì, nuôi dưỡng da
• Tham gia vào một số quá trình trao đổi protit, lipit, gluxit, muối khoáng, oxy hóa
photphozyl hóa.
- Vitamin C:
• Tham gia vận chuyển điện tử
• Chống bệnh hoại huyết, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da
• Tham gia chuyển hóa các chất, tổng hợp collagen
• Giúp hấp thu lipid ở ruột
• Hấp thu Fe và giữ Fe
2+
ở ruột
• Tạo sức đề kháng, chống nhiễm trùng, chống stress…
• Liên quan đến sự hình thành hormon tuyến giáp và thượng thận
- Vitamin E:
• Ảnh hưởng lên quá trình sinh sản của động vật
• Thiếu E sự tạo phôi sẽ bị ngăn trở, teo cơ
• Tham gia vận chuyển điện tử trong phản ứng oxy- hóa khử
• Chất chống oxy hóa rất tốt đối với caroten, axit linoleic
• Chống “hóa già”. Kích thích các phản ứng miễn dịch, chống độc.
- Vitamin B:
+ Vitamin B1 (Thiamin):
• Giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng
• Đóng vai trò trong hoạt động của hệ tuần hoàn, truyền xung động thần kinh.
+ Vitamin B2(Riboflavin):
• Tham gia thành phần nhóm ngoại các Enzym oxy hóa- khử
• FAD: tham gia trong nhóm ngoại: D- aminoaxit- oxydaza
+ Vitamin B6(Pyridoxin): duy trì chức năng và hoạt động của não, chống miễn dịch,
chuyển hóa protein.
+Vitamin B12 (Cyanocobalamin):

• Sinh hồng cầu và tái tạo mô, chuyển thymin thành thymidin
• Giúp phân chia và tái tạo tế bào, chuyển hóa nhóm methyl, tổng hợp protein,
chuyển hóa glucid, lipid
• Bảo vệ cơ thể nhiễm độc, nhiễm khuẩn
+ Vitamin PP(hay B5):
• Tham gia thành phần coenzym NAD, NADP, chuyển hóa glucid, protein tạo mỡ,
phản ứng oxy hóa- khử tạo năng lượng và các quá trình sinh tổng hợp
• Thiếu B5 da khô, rối loạn thần kinh ngoại biên…
Câu 7:sự trao đổi chất và năng lượng. ví dụ
 Trao đổi chất và trao đổi năng lượng:
 Đặc tính quan trọng của sinh vật
 Xảy ra thường xuyên liên tục trong quá trình sống của sinh vật với mục đích:
 Bù đắp lại cho cơ thể các chất và năng lượng đã mất đi trong quá trình hoạt
động sống.
 Sự trao đổi chất trong cơ thể gồm 2 giai đoạn: đồng hóa và dị hóa xảy ra đồng
thời và hoỏ trợ lẫn nhau.
- Quá trình đồng hóa là quá trình sử dụng và biến đổi các chất từ môi trường vào cơ thể
và chuyển thành các chất đặc trưng hoặc đặc hiệu cho cơ thể đó. Vd protein  người.
- Dị hóa là quá trình phân giải các chất thành phần thành các sản phẩm đơn giản hơn,
tạo năng lượng và đào thải các chất không cần thiết ra ngoài
- Quá trình đồng hóa hấp thụ năng lượng, quá trình dị hóa sẽ tạo ra năng lượng (xảy ra
đồng thời).
- Mổi loài sinh vật có cách trao đổi chất riêng.
- Sự trao đổi chất gồm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: tiêu hóa tác động cơ học chủ yếu thủy phân trong cơ quan tiêu hóa.
 Giai đoạn 2: trao đổi trung gian, tiếp tục phân giải sản phẩm của gđ 1 hoặc tổng
hợp (tạo các sản phẩm trung gian).
 Giai đoạn 3: là bài tiết: thải ra bên ngoài cơ thể những sản phẩm cuối cùng
không cần thiết.
- Có những chất đối với cơ thể này là chất trao đổi. Đối với cơ thể khác lại là sản phẩm

cuối cùng.
Ví dụ: + acid lactic
• Trong quá trình đường phân (glycolysis) thì là chất trao đổi (Không bài tiết ra
khỏi cơ thể ở dạng nguyên vẹn chảy qua nhiều chuyển hóa tiếp theo; oxy hóa 
CO
2
và H
2
O, tham gia tổng hợp glycogen).
• ở 1 số vsv là sản phẩm cuối cùng của chúng
+ acid ureic
• là sản phẩm cuối cùng của sự trao đổi Pin ở người, chim và bò sát.
• Là chất trao đổi ở phần lớn động vật có vú
 năng lượng của sự trao đổi chất. .
- Sự trao đổi chất của cơ thể gắn liền với sự trao đổi năng lượng.
- Mọi khía cạnh biểu hiện khác nhau của sự sống đều đòi hỏi năng lượng, cơ thể cần được
cung cấp năng lượng một cách liên tục.
 Đặc điểm năng lượng của sư trao đổi chất
Năng lượng của quá trình trao đổi chất sinh học dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản phân biệt nó với
các phản ứng năng lượng xảy ra trong thế giới vô sinh
 Đặc điểm thứ nhất của năng lượng học trao đổi chất của các hệ sinh học
+ Là việc chuyển hóa năng lượng thành công và các dạng khác-không cần chuyển nó
thành dạng nhiệt năng.
+ Hệ thống sống như một hệ hóa động học, không là động cơ nhiệt.
 Đặc điểm thứ hai của năng lượng học sự trao đổi chất sinh học các chất.
+ Là trong quá trình oxy hóa năng lượng được giải phóng dần dần, từng ít một trong cả
một chuổi của một chuổi của quá trình nối tiếp nhau, cho đến khi các nguyên tử hidro và cacbon
chuyển hóa thành những sản phẩm cuối cùng của sự oxy hóa là nước và khí CO2.
+ Ví dụ: khi oxy hóa 1 mol đường thải ra 686 Kcalo(2881,2 J) hệ thống sống không thể
nào sử dụng hết trong một khoảng khắc ngắn được.

 Đặc điểm thứ ba là năng lượng được giải phóng khi phân hủy hydratcarbon, chất
béo và các cao phân tử khác có thể tích lũy lại trong các chất khác giống như
các bình acqui sinh học là những liên kết cao năng.
+ Việc giải phóng năng lượng trong sự trao đổi trung gian có thể chia thành ba giai đoạn cơ
bản sau:
 Giai đoạn đầu các chất cao phân tử bị thủy phân thành các chất chất phân tử nhỏ hơn: các
polysaccharide  các monosach, các protein  các acid amin, …. Năng lượng giải phóng ra k
đáng kể chỉ bằng 1 % dự trữ năng lượng tự do của các chất đó thải ra dưới dạng nhiệt năng.
 Giai đoạn 2 các phản ứng xảy ra gắn liền với việc thải ra môt lượng lớn năng lượng khi
đường phân oxy hóa các acid béo và acid amin (khoảng 1/3 lượng chung có trong thức ăn).
Trong số lớn các sản phẩm thủy phân hình thành ở giai đoạn đầu thì có 3 chất có ý nghĩa quan
trọng về mặt năng lượng: acetylcoenzym A, acid α- cetoglutaric và acid oxaloacetic.
 Chúng bị oxy hóa ở giai đoạn thứ 3 qua chu trinh kreps. Phần lớn năng lượng được giải
phóng ở giai đoạn thứ 3 này (khoảng 2/3)
 Trong giai đoạn 2 và 3 khoảng 30-40 % hóa năng chuyển thành nhiệt, hơn 60% dùng cho
công việc tổng hợp các chất đặc biệt là các hợp chất cao năng.
 Sự trao đổi năng lượng
- Có 2 quy luật cơ bản
+ Quy luật 1: các dạng năng lượng khác nhau  dạng này  dạng kia. Số năng lượng
chung không đổi.
+ Quy luật 2: năng lượng có thể tồn tại dưới 2 dạng: tự do (có ích) và dạng phân tán( dạng
năng lượng k sử dụng). theo quy luật này thì trong bất kì sự biến đổi vật lí nào cũng có khuynh
hướng làm giảm năng lượng tự do dẩn đến sự phân tán và tăng entropi.
Bất kì một hệ thống giới hạn nào cũng có thể tồn tại ở 3 trạng thái đối với môi trườg xung quanh.
 năng lượng tự do
- Sự thay đổi năng lương tự do coi như chỉ số quan trọng của hiệu quả năng lượng, hệ số tác
động có ích của phản ứng.
- Số năng lượng chuyển động thành công ở nhiệt độ nhất định gọi là năng lượng tự do.
- Biểu thị sự thay đổi này là F (Kcalo/1 mol) là hiệu số giữa số năng lượng tự do chung lúc
đầu phản ứng và số năng lượng khi đạt đến trạng thái cân bằng.

 liên kết cao năng và vai trò của ATP trong quá trình trao đổi năng lượng
- Những liên kết cao năng.
- Những hợp chất cao năng là dẩn xuất của photpho trong cư thể sống có thể chia thành 4
nhóm:
+ Liên kết enolphosphat
+ Carboxyphosphat
+ Phosphoamin
+Pirphosphat
(Ví dụ tự lấy)
Câu 8 : k/niệm chung và sự chuyển hóa glucid trong cơ thể sinh vật
1. Khái niệm chung:
- Glucide được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O theo tỉ lệ 1C : 2H : 1O , gồm glucide đơn
giản và glucide phức tạp. Glucide đơn giản như glucoza, fructoza, galactoza…, có công thức
C
6
H
12
O
6.
Glucide phức tạp như disaccharide, trisaccharide…, có công thức (C
6
H
12
O
6
)
n
. Ở động
vật, glucide được dự trữ dưới dạng glycogen ở gan và cơ. Còn ở thực vật, glucide được tích lũy
dưới dạng cellulose và tinh bột.

- Thực vật: quá trình tổng hợp Glucid được xảy ra qua quá trình quang hợp
- VSV: có khả năg tổng hợp glucid vs lượng nhỏ
- Động vật và người: + Sử dụng glucid từ thực vật theo con đường thức ăn
+ Có khả năng tổng hợp 1 số polysaccharide từ monosacharide vs liều lượng nhỏ
- Quá trình phân giải glucid ở động vật và người phải qua quá trình thủy phân ban đầu thành
đường đơn giản trong đường tiêu hóa nhờ các enzyme tiêu hóa.
2. Sự phân giải các polysaccharide và oligosaccharide
- Từ các polysacharide qua tác dụng của enzyme tạo monosacharide với liều lượng nhỏ
- Quá trình phân giải glucid ở động vật và người phải qua quá trình thủy phân ban đầu
thành đường đơn giản trong đường tiêu hóa nhờ các enzyme tiêu hóa. VD: Sự thủy phân như
phân giải tinh bột thành glucose, maltose hay dextrin tùy thuộc vào tính chất của enzyme: α-
amylase chỉ cắt liên kết a-D-glucosidic-1,4 giữa mạch, β-amylase cũng chỉ cắt liên kết 1,4 đầu
mạch,γ -amylase tổng hợp từ vi sinh vật có khả năng cắt liên kết 1,4 và nối 1,6 trong amylopectin
và glycogen.
- Các polysaccharide bị thủy phân bởi cac enzyme tương ứng khác như cellulose là
cellulase, pectin là pectinase,
- Với các disaccharide sẽ bị phân giải thành các monose nhờ các enzyme tương ứng
như sucrose bởi sucrase để tạo thành glucose và fructose, maltose bởi maltase để tạo thành 2
phân tử glucose
3 . Sự thủy phân monosaccharide
ở hệ tiêu hóa người,ở dạ dày PH không phù hợp với nên không thủy phân
oligosaccaride oligosaccaride xuống ruột non được thủy phân bởi hệ enzym amilaza ở tuyến
tụy thành đường đơn giản thấm qua mao mạch ruột máu cơ quan & mô tiếp tục được
chuyển hóa các chất k sử dụng được chuyển đến ruột già đào thải ra cơ thể.
3.1 Quá trình đường phân ( glycolisis )
- Quá trình đường phân còn được gọi là quá trình Embden-Meyerhof-Parnas, đây là quá
trình chuyển hóa hexose thành pyruvate trong điều kiện không có oxy.
- Là quá trình phổ biến nhất trong các chuyển hóa từ monose, vì hầu hết các quá trình
chuyển hóa 1 monose giai đoạn đầu đều qua quá trình glucose giải.
Quá trình đường phân gồm 4 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1: phosphoryl hóa glucose ( 3 pư )
Phản ứng 1:phosphoryl hóa lần 1 với sự tham gia của ATP.
Trong điều kiện tế bào đây là phản ứng một chiều, được xúc tác bởi enzyme hexokinase.
Phản ứng 2: Đồng phân hóa glucose-6-P
Enzyme phosphohexose isomerase xúc tác sự chuyển hóa đồng phân glucose-6-P thành
fructose-6-P, biến một aldose thành một ketose.
Phản ứng 3: Phosphoryl hóa fructose-6-P thành fructose1,6 biphosphate ( nhờ ATP)
Giai đoạn 2 cắt đứt mạch C ( 6C) thành 2 phân tử 3C
Phản ứng 4: phosphoryl hóa lần 1 với sự tham gia của ATP
Phản ứng 5: Chuyển đồng phân hóa giữa 2 dạng aldehyd và ceton
Gd 3 ( giai đoạn chủ yếu ) oxy hóa phospho – aldehyd – glyceric, kèm theo sự giải phóng
năng lượng.
Phản ứng 6: Oxy hóa 3-P glyceraldehyde thành 1,3 biphosphoglycerate
Xúc tác cho phản ứng này là enzyme 3-P glyceraldehyde dehydrogenase, có coenzyme
NAD
+
, trong trung tâm hoạt động có nhóm -SH
Gd 4 : dephosphoryl hóa và chuyển vị đồng phân
Phản ứng 7: dephosphoryl hóa:Trong phản ứng này gốc phosphate cao năng của 1,3
biphosphoglycerate chuyển cho ADP để tạo 2 ATP ( oxy hóa phosphoryl hóa mức cơ chất) và 3P
glycerate
Phản ứng 8:đồng phân hóa nội phân tử: Chuyển hóa 3P glycerate thành 2P glycerate
(chuyển gốc P nội phân tử) nhờ enzyme phosphoglycerate mutase cần Mg2+ cho hoạt động của
nó. Đây là phản ứng thuận nghịch:
Phản ứng 9: 2P glycerate bị loại nước để tạo thành phosphoenolpyruvate, là phản ứng thuận
nghịch được xúc tác bởi enzyme enolase.

Phản ứng 10: Chuyển nhóm phosphate từ phospho-enol-pyruvate đến ADP, phản ứng được xúc
tác bởi pyruvat kinase, để tạo ATP và pyruvate.
kết luận: quá trình đường phân tạo 2 NADH và 4 ATP nhưng trong giai đoạn đầu đã sử dụng hết

2 ATP

chỉ nhận được 2ATP và 2 NADP
glucose + 2NAD
+
2ADP + 2P
i
 2 pyruvate + 2NADH + 2ATP
• 1 NADH = 3ATP vậy tổng cộng có 8ATP.
3.2 Sự phân giải tiếp tục acid pyruvic
Qua quá trình đường phân tạo acid pyruvic
3.2.1- lên men rượu trong tế bào nấm men
- Trường hợp các loại polysaccharide và disaccharide phải qua quá trình phân giải tạo
monose.
- Với các di và trisaccharide thì nấm men có thể phân giải nhờ các enzyme để tạo các
monose.
- Nấm men thường không có khả năng lên men trực tiếp polysaccharide nên cần bổ
sung enzyme của VSV…ví dụ amylase, cellulase…
- Từ glucose sẽ qua quá trình đường phân tạo acid pyruvic
- Từ glucose sẽ qua quá trình đường phân tạo acid pyruvic (10 pư)
- Phản ứng 11: decarbonxyl hóa acid pyruvic
- Phản ứng 12: Acetaldehyde bị khử thành ethanol với NADH + H
+
tạo ethanol
- pH acid 4-5

- Khi môi trường acid kiềm,quá trình lên men sẽ theo hướng #. Sản phẩm chủ yếu là
glycerin.
- NaHSO
3

kiềm hóa môi trường và tác dụng với acetaldehyd để tạo thành phức và chất
nhận H
+
từ NaDH
2
sẽ là dioxyaxetolphosphat, sản phẩm tạo thành là glycerin.
- Môi trường lên men có NA
2
SO
4
, sẽ tạo acid acetic và ethanol.
- pH đóng vai trò quan trọng trong sự lên men của nấm men.
3.2.2 sự lên men yếm khí trong cơ, bắp ( lên men lactate )
- Trong điều kiện kị khí, pyruvate có thể lên men tạo lactic acid
- Trong cơ bắp không có Decarboxylase
- Ngoài ra, quá trình này còn xảy ra với trường hợp lên men lactic bởi vi khuẩn lactic từ
đường
3.2.3 sự phân giải trong điều kiện hiếu khí- chu trình Krebs
- Chuyển hóa pyruvate thành acetyl- CoA.
- Oxy hóa acetyl- CoA thông qua chu trình Krebs (chu trình citric acid): do trong chu trình có mặt
các sản phẩm trung gian là các di- và tricarboxylic nên chu trình Krebs còn có tên là chu trình tricarboxylic,
hay chu trình acid citric. Bao gồm 8 pứ
Phản ứng 1: Là phản ứng trùng hợp acetyl-CoA và oxaloacetate để tạo thành citrate. Năng
lượng cần cho sự trùng hợp do sự phân giải liên kết cao năng trong acetyl-CoA cung cấp.

Phản ứng 2: Citrate bị biến đổi thành isocitrate, là quá trình thuận nghịch được xúc tác bởi
enzyme aconitase.
Phản ứng 3:
Kết quả của sự oxy hóa dưới tác dụng xúc tác của enzyme isocitrate dehydrogenase là 2
nguyên tử hydro được chuyền cho NAD(P)

+
và 1 nguyên tử C được tách ra khỏi cơ chất dưới
dạng CO2.
Phản ứng 4: Sản phẩm α ketoglutarate vừa bị oxy hóa vừa bị khử carboyl hóa dưới tác
dụng xúc tác của phức enzyme α-ketoglutarate dehydrogenase. Giống như phản ứng 3,
NADH+H
+
, CO
2
và succinyl CoA được tạo thành.
Phản ứng 5:
Năng lượng trong liên kết cao năng của succinyl CoA được dùng để tạo ATP thông qua
GTP. Đây là chặng phản ứng duy nhất của chu trình Krebs xảy ra sự tích lũy năng lượng trong
ATP.
Phản ứng 6:
Ở đây có sự kìm hãm cạnh tranh enzyme giữa succinate và malonate. Coenzyme khử
FADH
2
qua chuỗi hô hấp tạo ATP.
Phản ứng 7: Là phản ứng hydrate hóa fumarate để tạo malate dưới tác dụng của enzyme
fumarase.
Phản ứng 8: Malate tạo ra ở phản ứng 7 sẽ tiếp tục bị oxy hóa để cho ra oxaloacetate,
enzyme xúc tác cho phản ứng này là malate dehydrogenase.
Ý nghĩa của quá trình đường phân và chu trình Krebs
1/ Là các đường hướng phân giải tạo ra các sản phẩm trung gian để tạo thành các cơ chất
khác nhau cần cho sự sống.
2/ Tạo các coenzyme khử và ATP.
Việc tạo ra năng lượng, sử dụng năng lượng và coenzyme khử qua quá trình đường phân
(glycolyis) và chu trình Krebs được tóm tắt như sau:
từ 1 glucose qua đường phân tạo 8 ATP + 2 Pyruvic acid, 1 Pyruvic acid qua chu trình

krebs tạo 3NADPH
2
+ 1NADH
2
+FADH
2
+ 1GTP = 15ATP
 Tổng số ATP 2*15+8=38
3.2.4 chu trình glyoxylate
- Ở thực vật và một số vi khuẩn còn có đường hướng khác trong việc chuyển hóa acetyl-
CoA. Các phản ứng của sự chuyển hóa này tạo nên chu trình gọi là chu trình glyoxylate. Giữa
chu trình này và chu trình Krebs có những giai đọan giống nhau:
- Trong giai đoạn đầu: glucose -> acid pyruvic -> isocitric thì giống như chu trình Krebs
- Ý nghĩa : có vai trò chuyển hóa acid acetic,khi phân giải acid béo
Tạo sản phẩm 4C ( acid sucxinic ) tham gia quá trình tổng hợp glucid.
3.3 Chu trình pentose phosphate- sự oxy hóa trực tiếp
- Là sự phân giải trực tiếp glucose 6 Phosphate không qua quá trình đường phân, gồm 2
giai đoạn oxy hóa và tái tạo hexose phosphate.
 PTTQ :
6gluco-6-phosphate + 12NADP + 7H
2
O  6CO
2
+ H
3
PO
4
+ 5gluco-6-phosphate +12 NADPH
2
 Đơn giản

1gluco-6-phosphate + 12NADP + 7H
2
O  6CO
2
+ H
3
PO
4
+12 NADPH
2
 Về mặt năng lượng: 1 NADPH
2
= 3ATP ==> tổng cộng có 36 ATP
 Ý NGHĨA :
• Tạo nguồn năng lượng lớn cho cơ thể.
• Cung cấp các đường pentose là sản phẩm trung gian quan trọng để tổng hợp nucleic
acid.
• Ribose-5- phosphate được sử dụng trong quá trình quang hợp.

×