Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.19 KB, 3 trang )

Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945
I. Đặc điểm cơ bản
1. Nền VH được hiện đại hoá
a. Hoàn cảnh xã hội mới, văn hóa mới của văn học
- Thực dân Pháp đẩy mạnh 2 cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần
thứ hai (1919 - 1929). Cơ cấu XH có những biến đổi sâu sắc: Giai cấp phong kiến mất dần
địa vị thống trị. Nông dân bị bần cùng hóa. Tầng lớp tiểu tư sản đông dần lên. Giai cấp vô
sản xuất hiện. Giai cấp tư sản ra đời. Xã hội Việt Nam bị phân hóa dữ dội.
- Chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Từ 1940 - 1945, Pháp 2 lần bán nước ta cho pháp xít Nhật.
- Đô thị hoá nhanh chóng, xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản, công
nhân, dân nghèo thành thị…
- Nhân vật trung tâm trong đời sống văn hoá là tầng lớp trí thức Tây học, chịu ảnh hưởng
sâu sắc các trào lưu tư tưởng văn hoá văn học phương Tây.
- Nhu cầu văn hoá ngày càng cao. Nghề in, xuất bản, làm báo phát triển khá mạnh. Viết
văn trở thành nghề kiếm sống.
Hoàn cảnh lịch sử nói trên đòi hỏi VH phải nhanh chóng hiện đại hoá.
b. Quá trình hiện đại hoá
- Giai đoạn một:
+ Chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá: Chữ quốc ngữ ngày
càng phổ biến, báo chí, dịch thuật phát triển…
+ Thành tựu HĐH chỉ mới ở một số truyện kí. Nghệ thuật còn hạn chế.
+ Chủ yếu là thơ văn của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…
- Giai đoạn hai: Những năm hai mươi: Đây là giai đoạn quá độ, giao thời.
Quá trình HĐH đạt nhiều thành tựu lớn
- Văn xuôi ghi được thành tựu ban đầu của các tên tuổi: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,
Hoàng Ngọc Phách… ở ngoài Bắc, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình… ở trong Nam. Tiểu thuyết
“Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách như một cái mốc đánh dấu sự ra đời của tiểu thuyết và
văn chương lãng mạn Việt Nam.
- Về thơ ca thì có thi sĩ Tản Đà và Trần Tuấn Khải. Tản Đà là nhà thơ “của hai thế kỷ”.
Trần Tuấn Khải với cảm hứng yêu nước, với chất dân ca, đậm đà hồn dân tộc.


- Kịch nói với Vũ Đình Long, Nam Xương…
- Thơ văn yêu nước và cách mạng có thêm những cây bút mới như Trần Huy Liệu, Phạm
Tất Đắc, đặc biệt là truyện kí rất hiện đại của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp.
Tóm lại, cả thơ và văn xuôi đã có dấu hiệu phân chia khuynh hướng sáng tác theo kiểu
lãng mạn và hiện thực.
- Giai đoạn ba: Từ năm 1930-1945
VH được HĐH và cách tân trên mọi lĩnh vực. các thể loại phát triển mạnh mẽ
- Văn thơ yêu nước, thành tựu nổi bật là “Từ ấy” (1937-1946) của Tố Hữu và “Nhật ký
trong tù” của Hồ Chí Minh.


- Văn học hiện thực xuất hiện nhiều cây bút thực sự tài năng: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất
Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… “Số đỏ” và “Chí Phèo” là hai kiệt tác.
- Văn học lãng mạn - Thơ mới (1932-1941) được đánh giá là “một thời đại thi ca” với một
lớp thi sĩ tài hoa như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn
Bính, Hàn Mặc Tử, v.v… Tiểu thuyết lãng mạn với tên tuổi các nhà văn xuất sắc: Khái
Hưng với Nửa chừng Xuân, Nhất Linh với Đoạn tuyệt, Thạch Lam với Gió đầu mùa,
Nguyễn Tuân với “Vang bóng một thời”v.v…
2. Nhịp độ phát triển mau lẹ(số lượng, cách tân, trưởng thành, kết tinh tài năng…)
Vũ Ngọc Phan: “Ở nước ta, một năm đã có thể kể như ba mươi năm của người”. Vì sao
vậy?
- Yêu cầu thúc bách của thời đại(như đã nói ở trên).
- Sức sống mãnh liệt của dân tộc và tiếng Việt.
- Tác động của các cuộc vận động cách mạng theo tinh thần dân chủ từ đầu TK đến 1945
- Đóng góp của các tài năng, của tầng lớp trí thức Tây học. Họ tìm thấy ở nghề văn lẽ sống
và cơ hội bày tỏ tấm lòng chung thuỷ của mình đối với đất nước, tổ tiên.
- Văn chương trở thành hàng hoá, viết văn trở thành một nghề kiếm sống.
3. Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng văn học
Sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khunh hướng thẩm mĩ và thái độ chính trị đối
với chủ nghĩa thực dân và quan điểm về mối quan hệ giữa văn học và chính trị của người

cầm bút dẫn đến sự phận hoá VH thành hai bộ phận:
a. Bộ phận VH hợp pháp:
- Tuy có tính dân tộc và chứa đựng những yếu tố tư tưởng lành mạnh, tiến bộ nhưng nó
không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chế độ thực dân. Có đóng góp
mang ý nghĩa quyết định đối với quá trình HĐH.
- Do có sự khác biệt về khuynh hướng nghệ thuật nên phân hoá thành hai xu hướng chính:
+ Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa: thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình tràn đầy cảm
xúc, phát huy cao độ trí tưởng tưởng để diễn tả những khát vọng, ước mơ của cá nhân.
+ Xu hướng HTCN chú trọng diễn tả, phân tích, lí giải hiện thực XH với thái độ phê phán
trên tinh thần dân chủ và nhân đạo.
b. Bộ phận VH bất hợp pháp và nửa hợp pháp:
- Đây là sáng tác của những nhà văn-chiến sĩ
- Phác hoạ được hình tượng cao đẹp: người chiến sĩ-nhân vật tiên tiến của thời đại: yêu
nước, căm thù bọn cướp nước và bán nước, hiên ngang, bất khuất, mang lí tưởng mới của
thời đại, lạc quan chiến thắng
- Hạn chế về nghệ thuật
II. Thành tựu VH
1. Về nội dung, tư tưởng
a. Chủ nghĩa yêu nước(phát huy truyền thống)
Phan Bội Châu: Dân là dân nước, nước là nước dân
Nguyễn Ái Quốc-HCM và các nhà văn vô sản gắn CNYN với lí tưởng XHCN
Trong VH hợp pháp: yêu nước là yêu tiếng Việt, ghi lại những cảnh sắc, phong tục tập
quán của quê hương.


Chủ nghĩa nhân đạo mang nội dung mới: đối tượng VH là những con người bình thường
trong XH, là tầng lớp khổ cực, lầm than;
b. Tinh thần dân chủ(đóng góp mới)đem đến cho truyền thống nhân đạo những khía cạnh
nội dung mới:
- Đối tượng chủ yếu của VH là những con người bình thường trong XH đặc biệt là các tầng

lớp nhân dân cực khổ, lầm than.
- Sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút. Họ đấu tranh chống lễ giáo phong kiến hà
khắc để giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân, thể hiện khát vọng sống của con người,
không chấp nhận một cuộc sống tù túng, vô nghĩa, nô lệ…
- Chủ nghĩa anh hùng mang nội dung mới: vai trò của nhân dân, lí tưởng cộng sản, tinh
thần quốc tế vô sản.
2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ VH
- Các thể loại phát triển mạnh đặc biệt là truyện ngắn và thơ ca
- Ngôn ngữ VH đạt trình độ cao, hiện đại
Nguyễn Duy Xuân



×