Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.24 KB, 128 trang )

1

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐẦY ĐỦ

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNTN

Chủ nghĩa trọng nông

CNTT

Chủ nghĩa trọng thương

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

KTCT

Kinh tế chính trị



KT-XH.

Kinh tế - xã hội

LLSX

Lực lượng sản xuất

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

TCN
XHCN

Trước công nguyên
Xã hội chủ nghĩa


2

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ
CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ..................................................................................4
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
4
1.1.1 Tư tưởng kinh tế............................................................................................................................................4
1.1.2 Học thuyết kinh tế.........................................................................................................................................4


1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của môn học..............................................................................................................4
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu của môn học........................................................................................................4

1.3 CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC

5

1.3.1 Chức năng.....................................................................................................................................................5
1.3.2 Ý nghĩa môn học............................................................................................................................................6

2.1 TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ ĐẠI

7

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm kinh tế thời cổ đại.......................................................................................7
2.1.2 Một số đại biểu của tư tưởng kinh tế thời cổ đại.........................................................................................7

2.2 TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI TRUNG CỔ

19

2.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện và đặc điểm kinh tế thời cổ đại.................................................................................19
2.2.2 Một số đại biểu của tư tưởng kinh tế thời trung cổ...................................................................................20

3.1. HỌC THUYẾT KINH TẾ THEO CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG


23

3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa trọng thương.....................................................................................23
3.1.2. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương..................................................................24
3.1.3. Biểu hiện của chủ nghĩa trọng thương ở một số nước..............................................................................26
3.1.4. Đánh giá khái quát về chủ nghĩa trọng thương.........................................................................................31

3.2. HỌC THUYẾT KINH TẾ THEO CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG

33

3.2.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa trọng nông...................................................................................33
3.2.2. Các lý thuyết kinh tế...................................................................................................................................34
3.2.3. Đánh giá khái quát học thuyết trọng nông................................................................................................36

3.3 KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƯ SẢN CỔ ĐIỂN ANH

37

3.3.1 Hoàn cảnh xuất hiện trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh...............................................37
3.3.2 Học thuyết kinh tế của William Petty (1623 -1683)....................................................................................38
3.3.3 Học thuyết kinh tế của AdamSmith (1723-1790)........................................................................................42
3.3.4 Học thuyết kinh tế của David Ricardo (1772-1823)....................................................................................50

4.1 HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM

53

4.1.1 Hoàn cảnh xuất hiện...................................................................................................................................53
4.1.2 Đặc điểm.....................................................................................................................................................53


4.2 CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ TIÊU BIỂU

54

4.2.1 Các quan điểm kinh tế của Sismondi (1773 - 1842)....................................................................................54
4.2.2 Các quan điểm kinh tế của Proudhon (1809 – 1865)..................................................................................58

CHƯƠNG 5. HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHÔNG
TƯỞNG Ở TÂY ÂU THẾ KỶ XIX...........................................................................61
5.1 HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM
61
5.1.1 Hoàn cảnh xuất hiện...................................................................................................................................61
5.1.2 Đặc điểm học thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tưởng................................................................62

5.2 CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ TIÊU BIỂU

62

5.2.1 Sanint Simon (1761 – 1825)........................................................................................................................63
5.2.2 Charles Fourier (1772 – 1837).....................................................................................................................64
5.2.3 Robert Owen (1771 – 1858)........................................................................................................................67

CHƯƠNG 6. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX–
LENIN......................................................................................................................... 69
6.1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ PHÁT SINH CHỦ NGHĨA MARX
69


3


6.2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX
71
6.2.1 Giai đoạn hình thành cơ sở triết học và phương pháp luận của KTCT học Marx (1843 -1848)..................72
6.2.2 Giai đoạn xây dựng hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tế của kinh tế chính trị học Marx (1848 – 1867)
..............................................................................................................................................................................73
6.2.3 Giai đoạn hoàn thành kinh tế chính trị Marx (1867 – 1895).......................................................................75

6.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CỦA K.MARX VÀ F. ENGLS VỀ
HỌC THUYẾT KINH TẾ
75
6.4 LENIN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MARX
77
6.4.1 Tư tưởng của Lê – nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước............77
6.4.2 Quan điểm của Lê – nin về xây dựng CNXH................................................................................................79

CHƯƠNG 7. CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ÐIỂN
MỚI............................................................................................................................. 81
7.1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI, ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN
81
7.1.1 Hoàn cảnh ra đời các học thuyết của trường phái cổ điển mới..................................................................81
7.1.2 Đặc điểm phương pháp luận......................................................................................................................81

7.2 CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI THÀNH VIÊN (ÁO)
82
7.2.1 Lý thuyết “ích lợi giới hạn”..........................................................................................................................82
7.2.2 Lý thuyết giá trị “giới hạn”..........................................................................................................................84

7.3 THUYẾT “GIỚI HẠN” Ở MỸ


85

7.3.1 Lý thuyết “năng suất giới hạn”...................................................................................................................85
7.3.2 Lý thuyết phân phối của Clark.....................................................................................................................86

7.4 MỘT SỐ LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA PHÁI LAUSANNE (THỤY SĨ) VÀ
PHÁI CAMBRIDGE (ANH)
87
7.4.1 Lý thuyết kinh tế của phái Lausanne (Thụy sĩ).............................................................................................87
7.4.2 TRƯỜNG PHÁI CAMBRIDGE (ANH)
88
7.4.2.1 Về đối tượng, phương pháp của Kinh tế chính trị học.............................................................................89
7.4.2.2 Lý thuyết về của cải và nhu cầu................................................................................................................89
7.4.2.3 Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố sản xuất...........................................................................................89
7.4.2.4 Lý thuyết giá cả........................................................................................................................................90

CHƯƠNG 8. CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES..93
CHƯƠNG 9 CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI 102
10.1 HOÀN CẢNH XUẤT HIỆN, ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN
111
10.1.1 Hoàn cảnh xuất hiện...............................................................................................................................111
10.1.2 Đặc điểm phương pháp luận..................................................................................................................112

10.2 LÝ THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ HỖN HỢP

112

10.2.1 Cơ chế thị trường....................................................................................................................................112
10.2.2 Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường................................................................................114


CHƯƠNG 11. CÁC HỌC THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH.............................117
11.1 LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI VỚI
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
117
11.1.1 Lý thuyết cất cánh của nhà kinh tế Mỹ Rostow.......................................................................................117
11.1.2 Lý thuyết cái vòng luẩn quẩn và “cú huých” từ bên ngoài......................................................................119
11.1.3 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Á gió mùa của Harry ToshiMa.................................120
11.1.4 Lý thuyết về mô hình kinh tế nhị nguyên.................................................................................................122

11.2 LỊCH SỬ LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH

124

11.2.1 Tư tưởng của phái trọng thương và trọng nông về trao đổi quốc tế.....................................................124
11.2.2 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối...................................................................................................................125
11.2.2. Lý thuyết về lợi thế tương đối................................................................................................................125


4

CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH
SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.1 Tư tưởng kinh tế
Lịch sử tư tưởng kinh tế là lịch sử của các nhà tư tưởng và học thuyết kinh tế
chính trị và kinh tế học từ thời cổ đại đến ngày nay. Lịch sử tư tưởng kinh tế gồm
nhiều trường phái tư tưởng kinh tế khác nhau. Tư tưởng kinh tế là những quan hệ kinh
tế được phản ánh vào trong ý thức của con người, được con người quan niệm, nhận
thức, là kết quả của quá trình nhận thức những quan hệ kinh tế của con người.

1.1.2 Học thuyết kinh tế
Học thuyết kinh tế là hệ thống quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu cho
các tầng lớp, giai cấp trong một chế độ xã hội nhất định. Hệ thống quan điểm kinh tế
là kết quả của việc phản ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người trong những giai
đoạn lịch sử nhất định.
Học thuyết kinh tế là những tư tưởng kinh tế đã đạt đến một trình độ khái quát
nhất định, những tư tưởng kinh tế đã trở thành một hệ thống theo một trật tự, một logic
nhất định, đại biểu cho một xu hướng, một khuynh hướng hay một giai đoạn phát triển
nhất định của lịch sử.
1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của môn học
Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế là nghiên cứu sự
phát sinh, phát triển và chuyển hóa hay sự biến đổi của các học thuyết kinh tế; nghiên
cứu sự kế thừa và đổi mới của các học thuyết kinh tế.
Lịch sử các học thuyết kinh tế không nghiên cứu các học thuyết kinh tế một
cách cố định mà nghiên cứu sự vận động của nó; nghĩa là, không chỉ nghiên cứu nội
dung của học thuyết kinh tế như thế nào, mà còn nghiên cứu học thuyết kinh tế đó
được ra đời từ thực tiễn ra sao và được kế thừa, phát triển so với các học thuyết kinh tế
trước thế nào. Chỉ có nghiên cứu như vậy mới thấy rõ được đặc điểm của các học
thuyết kinh tế trong các giai đoạn phát triển khác nhau hay những khác biệt trong từng
giai đoạn lịch sử và có thể thấy được sự thống nhất của các học thuyết kinh tế, từ đó
mới tìm thấy sợi dây xuyên suốt trong lịch sử các học thuyết kinh tế đó chính là các
học thuyết kinh tế đại biểu cho sự tiến bộ chung của loài người.
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu của môn học
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế cần thiết phải đứng trên thế giới quan
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nghĩa là giải thích sự
ra đời, phát sinh, phát triển và biến đổi của học thuyết kinh tế trên cơ sở nguồn gốc
thực tiễn và lý luận của học thuyết kinh tế. Giải thích sự phát triển của học thuyết kinh



5

tế trên cơ sở các quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử. Lịch sử các học thuyết kinh tế thực chất là lịch sử của quá trình nhận thức kinh tế,
do vậy, lịch sử các học thuyết kinh tế phải tuân theo các quy luật về nhận thức luận
duy vật biện chứng.
Mặt khác, hệ thống các quan điểm kinh tế là kết quả của việc phản ánh quan hệ
sản xuất vào ý thức con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định, bởi vậy, sự
phân tích khoa học không thể không xác định mối liên hệ lịch sử cơ bản, không thể
không phân chia thành các giai đoạn của sự phát triển của chúng. Điều đó có nghĩa là
việc nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế đòi hỏi phải thực hiện một cách triệt
để nguyên tắc lịch sử.
Ngoài ra, mọi sự nhận thức về thực chất đều mang tính kế thừa lịch sử, cũng
như bất kỳ hoạt động nào của con người đều dựa trên kinh nghiệm của thế hệ đi trước,
do đó nguyên tắc chung cho phương pháp luận của lịch sử các học thuyết kinh tế là
nghiên cứu một cách có hệ thống các quan điểm kinh tế.
Nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế phải đánh giá đúng công lao và hạn
chế của các nhà lý luận kinh tế trong lịch sử. Đồng thời, phải phản ánh một cách khách
quan, tính phê phán vốn có của các học thuyết kinh tế, không phủ nhận tính độc lập
tương đối của các học thuyết kinh tế và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội.
1.3 CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA MÔN HỌC
1.3.1 Chức năng
Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học độc lập, chiếm một vị trí
quan trọng trong số các khoa học xã hội. Lịch sử các học thuyết kinh tế có các chức
năng của mình. Đó là chức năng nhận thức, chức năng tư tưởng, chức năng thực tiễn
và chức năng phương pháp luận.
Chức năng nhận thức: Chức năng này yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá các
quan điểm của các đại biểu, các trường phái khác nhau theo quan điểm lịch sử cụ thể.
Những quan điểm kinh tế phát sinh, phát triển trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất

định, gắn liền với những giai cấp nhất định, phục vụ mục đích, quyền lợi cho các giai
cấp đó. Không có tư tưởng kinh tế phi giai cấp.
Chức năng thực tiễn: Nhận thức nhằm phục vụ cho hoạt động thực tiễn của
con người. Lịch sử các học thuyết kinh tế còn chỉ ra các điều kiện, cơ chế hình thức và
phương pháp vận dụng những tư tưởng kinh tế, quan điểm kinh tế, lý thuyết kinh tế
vào thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất.
Chức năng tư tưởng: Thể hiện tính giai cấp của học thuyết. Mỗi học thuyết kinh
tế đều đứng trên một lập trường nhất định bảo vệ lợi ích giai cấp nhất định, phê phán
và biện hộ cho một chế độ xã hội nhất định.


6

Chức năng phương pháp luận: Cung cấp cơ sở lý luận cho các môn khoa học
kinh tế khác như kinh tế chính tri, kinh tế học, quản lý kinh tế, các môn khoa học kinh
tế ngành, cung cấp tri thức làm cơ sở cho đường lối chính sách của các nước.
1.3.2 Ý nghĩa môn học
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là nghiên cứu một phần của chính
sách kinh tế của các nhà nước hiện nay: Tất cả các chính sách kinh tế của các nhà
nước hiện nay trên thế giới đều là kết tinh của toàn bộ sự phát triển của tư tưởng kinh
tế, các học thuyết, của tri thức kinh tế qua hàng ngàn năm phát triển nhận thức kinh tế
của nhân loại.
Việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế giúp cho người học mở rộng và
nâng cao những hiểu biết về nền kinh tế thị trường, đặc biệt nó trang bị cho các nhà
khoa học kinh tế cũng như các nhà quản lý kinh tế những kiến thức cần thiết trong việc
nghiên cứu và xây dựng những đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước
và chiến lược kinh doanh trên thương trường đầy rủi ro và cạnh tranh gay gắt.
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là nghiên cứu một phần của khoa học
kinh tế hiện đại: Các học thuyết kinh tế đã có trong lịch sử không phải là mới so với
ngày nay nhưng cũng chưa bao giờ cũ, nó cấu thành một bộ phận tri thức của khoa học

kinh tế. Khoa học kinh tế như ngày nay đã chứa đựng trong đó một bộ phận những tri
thức kinh tế qua hàng ngàn năm phát triển nhận thức kinh tế của loài người, vì vậy,
nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế chính là nghiên cứu một phần của khoa học
kinh tế hiện đại. Hơn nữa, lịch sử các học thuyết kinh tế là phần cơ sở của khoa học
kinh tế, vì vậy, lịch sử các học thuyết kinh tế là cơ sở để nghiên cứu các môn khoa học
kinh tế.
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế chính là nghiên cứu kho tàng tri thức
kinh tế của nhân loại đã để lại từ khi có loài người cho đến nay: Lịch sử các học
thuyết kinh tế giống như cái kho chứa đựng các tri thức kinh tế của nhân loại. Nghiên
cứu kho tàng tri thức kinh tế của nhân loại sẽ giúp những người đi sau rút ngắn được
thời gian nhận thức các quan hệ kinh tế.
Ngoài ra, nghiên cứu sự phát triển của các học thuyết kinh tế hay lịch sử các
học thuyết kinh tế sẽ góp phần hiểu biết đầy đủ hơn, toàn diện hơn các tư tưởng kinh
tế hay các tri thức kinh tế của loài người.
Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế còn góp phần nâng cao trình độ tư
duy, trình độ phân tích, nghiên cứu độc lập về các hiện tượng và quan hệ kinh tế của
nền kinh tế đương đại.
Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay nói chung và của nước ta nói riêng,
việc nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế càng cần thiết để hiểu và nắm vững các
chủ trương đường lối của Đảng trong công cuộc đổi mới, trong quá trình xây dựng,
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam


7

CHƯƠNG 2. TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ ÐẠI VÀ TRUNG CỔ
2.1 TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI CỔ ĐẠI
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm kinh tế thời cổ đại
2.1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Thời kỳ cổ đại bắt đầu khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã và chế độ chiếm

hữu nô lệ ra đời. Quá trình tồn tại và phát triển của thời kỳ này được diễn ra trong chế
độ chiếm hữu nô lệ và kết thúc khi chế độ phong kiến xuất hiện. Về mặt thời gian xuất
hiện của thời kỳ cổ đại vào ở phương Tây và phường Đông có sự khác nhau, cụ thể: ở
phương đông thời kỳ cổ đại bắt đầu xuất hiện vào 4000 năm trước công nguyên trong
khi đó ở phương Tây xuất hiện muộn hơn vào khoảng 3000 năm trước công nguyên,
kết thúc vào khoảng thế kỷ thứ V.
Sự xuất hiện của thời kỳ cổ đại gắn liền với một số các đặc điểm về kinh tế vốn
có của nó. Trong giai đoạn này, lực lượng sản xuất đã phát triển đến một trình độ nhất
định dẫn tới chăn nuôi được tách khỏi ngành trồng trọt, thủ công tách khỏi nghề nông.
Đồng thời trong giai đoạn này con người bắt đầu biết sử dụng các công cụ bằng kim
loại trong sản xuất, dẫn tới năng suất lao động được tăng lên, các sản phẩm được sản
xuất ra ngày càng nhiều trong công xã nguyên thủy dần dần tích lũy được sản phẩm dư
thừa. Điều này đã kích thích sự phát triển của các hoạt động buôn bán giữa các vùng;
kéo theo đó cuộc sống của các gia đình dần dần được tách khỏi cộng đồng nguyên
thủy, chế độ tư hữu dần xuất hiện, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời.
Sự ra đời của chế đô chiếm hữu nô lệ gắn liền với sự ra đời của nhà nước thống
trị đầu tiên trong lịch sử. Trong chế độ đó, xã hội được phân chia thành 2 giai cấp chủ
nô và nô lệ - đại diện cho 2 tầng lớp: tầng lớp thống trị và tầng lớp bị thống trị. Giữa
hai giai cấp này luôn tồn tại những mâu thuẫn đối kháng về mặt lợi ích, dẫn đến hàng
loạt các cuộc khởi nghĩa của tầng lớp bị thống trị đứng lên tranh giành lợi ích. Trước
tình hình đó, các tư tưởng kinh tế ngày càng phát triển, trong đó có những tư tưởng
kinh tế đe dọa sự tồn tại và phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ.
2.1.1.2 Đặc điểm tư tưởng kinh tế cổ đại
Thứ nhất, các tư tưởng kinh tế cổ đại coi sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ
là hợp lý, coi sự phân chia xã hội thành chủ nô và nô lệ là đương nhiên.
Thứ hai, các tư tưởng kinh tế cổ đại đánh giá cao vai trò của ngành nông
nghiệp và kinh tế tự nhiên, chống lại xu thế phát triển của kinh tế hàng hóa, coi thường
vai trò của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Thứ ba, các tư tưởng kinh tế cổ đại còn rất sơ khai. Mặc dù trong tư tưởng kinh
tế của nó có một số phạm trù như: phân công lao động, giá trị trao đổi, vai trò tiền tệ,

cung cầu… song những phạm trù này còn đơn giản, mang tính chất ước lượng chứ
không biết tính quy luật và các quy luật chi phối chúng.
2.1.2 Một số đại biểu của tư tưởng kinh tế thời cổ đại


8

Các tư tưởng kinh tế cổ đại phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại
với các đại biểu như Xenophon (430 – 345 TCN), Platon (427 – 347 TCN), Aristoteles
(384 – 322 TCN), Caton Stansi (234 - 149TCN), Granky Tibery (163 – 132 TCN),
Varron (116 – 27TCN), Colymell (100TCN).
2.1.2.1 Các đại biểu kinh tế thời kỳ cổ đại ở Hy Lạp
a. Xenophon (430 – 345 TCN)
Xenophon là nhà sử học, học trò Socrate, là nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô,
người kịch liệt chống lại nền dân chủ Aten. Những tư tưởng kinh tế học của ông được
thể hiện một cách đầy đủ nhất trong tác phẩm “Phương châm trị gia”. Trong tác phẩm
này có thể tìm thấy những quan điểm kinh tế cơ bản của ông trong một chừng mực nào
đó ủng hộ chế độ chiếm hữu nô lệ.
Đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng kinh tế của Xenophon: Phản ánh mong muốn
của giai cấp chủ nô sử dụng tốt sự phát triển của các quan hệ hàng - tiền, do đó trong hệ
thống các tư tưởng kinh tế ông đưa ra đều thể hiện rõ những mong muốn của giai cấp
chủ nô. Đồng thời, những lời khuyên ông đưa ra đều phục vụ cho mục đích của giai cấp
chủ nô. Ông là người đầu tiên trong lịch sử chú ý đến phân công lao động xã hội.
Các tư tưởng kinh tế của Xenophon
+ Tư tưởng về phân công lao động: Xenophon là người đầu tiên trong lịch sử
chú ý đến phân công lao động xã hội. Theo ông, phân công lao động có vai trò thúc
đẩy giao lưu hàng hóa giữa các vùng. Nhờ phân công lao động mà nâng cao được chất
lượng hoạt động. Giữa phân công lao động và quy mô thị trường có mối liên hệ chặt
chẽ, ở những nơi trao đổi phát triển mạnh thì phân công lao động phát triển mạnh.
+ Tư tưởng về giá trị: Tư tưởng giá trị của Xenophon tạo mầm mống cho tư

tưởng giá trị - ích lợi. Ông coi giá trị là một cái gì đó có ích cho con người và con
người biết sử dụng được ích đó. Ví dụ, cái sáo có giá trị đối với người biết thổi và
không có giá trị đối với người không biết thổi.
+ Tư tưởng về tiền tệ: Trong giai đoạn này do việc buôn bán giữa các vùng miền
phát triển, Xenophon đã thấy được vai trò của tiền trong nền kinh tế. Theo ông, vàng
bạc là tiền có nhu cầu không giới hạn, việc tích trữ nhiều vàng bạc làm cho người ta
giàu có, vàng bạc không chỉ có chức năng trao đổi mà còn làm cho chủ của nó giàu có.
Từ đó ông khuyên cách sử dụng nô lệ tốt nhất là dùng họ vào việc khai thác vàng bạc.
+ Về cung – cầu và giá cả hàng hóa: Xenophon thấy được mối liên hệ giữa giá
cả hàng hóa với cung , cầu về nó. Từ đó, ông khuyên chủ nô nên mua nô lệ theo những
toán nhỏ để không làm tăng “cầu nô lệ”, hoặc mở mang doanh nghiệp một cách thận
trọng để không làm tăng cung hàng hóa nhanh.
+ Về của cải: Xenophon cho rằng của cải là những tư liệu tiêu dùng cá nhân.
Nó đóng vai trò quan trọng trong việc người ta có được vị thứ trong xã hội. Muốn có
nhiều của cải thì chủ nô chỉ thỏa mãn nhu cầu của nô lệ ở mức tối thiểu.
Kinh tế hàng hoá là mô hình kinh tế trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế


9

được thực hiện trên thị trường dưới hình thái hàng hoá và dịch vụ, vận động theo
cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước
Và kinh tế hang hóa cũng chính là sản xuất hàng hóa được hiểu theo nghĩa rộng ( bao
gồm cả quá trình sản xuất và trao đổi)
Từ thời cổ đại, các nhà kinh tế học đã có những quan điểm, nhìn nhận khác nhau về
kinh tế. . Theo Xenophon ( 430 _ 345 tcn), các hoạy động kinh tế là quá trình tạo ra
những vật phẩm có ích , tạo ra các giá trị sử dụng. ông là người đầu tiên trong lịch sử
chú ý đến phân công lao động xã hội, hay theo Aristoteles (384- 322) thì tất cả các
họat động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng là họat động kinh tế.....
Nhưng khái niệm về kinh tế hàng hóa được nêu ra trong chủ nghia Mac Lênin được

đánh giá là khái niệm đầy đủ và chính xác nhất.
b. Platon (427 – 347 TCN)
Triết gia Hi Lạp, sở hữu tên Platon do bởi có lần đoạt giải vô địch trong một đại
hội điền kinh cấp quốc gia.
Ông xuất thân từ một gia đình đại quí tộc, cháu ngoại của Solon, một trong bảy
vị hiền triết Hi Lạp và là nhà lập pháp, còn bên nội ông lại thuộc dòng dõi của vị vua
Athens cuối cùng là Codrus.
Người ta biết rất ít về thời trẻ của ông ngoài việc từ năm 20 tuổi, ông là một
môn đệ tận tụy của Socrates. Sau khi sư phụ qua đời, Platon du hành tới rất nhiều nơi.
Từ Mega, Platon du hành sang Cyrene, Ai Cập và Ý. Tại đó, ông đi lại với giáo đoàn
Pythagoras và tiêm nhiễm học thuyết của họ.
Năm 388, Platon rời Athens sang sống một thời gian trong triều đình của bạo
chúa Dionysus Cả ở Syracuse. Bị vị vua ấy ngược đãi, đem bán cho nô lệ, may nhờ
nhà hiền triết Annikeris ở Cyrenaique chuộc với giá 20 đồng mines và giải phóng ông.
Tới năm 367, ông thành lập trường Academy, với câu châm ngôn treo trước cửa
‘Kẻ nào không thông suốt hình học thì xin chớ vào đây’. Tại đó, ông dạy toán học và
triết học cho tới ngày qua đời. Việc dạy học của ông có bị gián đoạn hai lần vì đến
thăm Syracuse — vào năm 368 và năm 361 — với vị vua mới và hoài bảo vô vọng
thực hiện các lý tưởng chính trị của mình ở đảo quốc Sicily.
Tác phẩm của Plato truyền lại cho hậu thế dưới hình thức các văn bản đối thoại
và thư từ. Một số đối thoại và nhiều thư từ qui cho ông đã được xác minh là thực, một
số đáng ngờ. 35 bài đối thoại ấy, hoặc nhiều hơn, của Plato, thường được chia thành 3
nhóm theo 3 thời kỳ của đời ông.
Nhóm sớm sủa nhất, được gọi là mang bản sắc Socrates, chủ yếu gồm Apology,
ghi lại lời biện hộ của Socrates; Meno, đặt vấn đề có thể hay không thể giảng dạy đức
hạnh; và Georgias quan tâm tới bản tính tuyệt đối của ‘phải’ và ‘trái’. Các văn bản
sớm sủa ấy trình bày Socrates bằng những cuộc đối thoại minh họa các ý tưởng chính
của ông: tính đồng nhất của đức hạnh và tri thức, của đức hạnh và hạnh phúc. Mỗi đối



10

thoại ứng xử với một vấn đề cá biệt nhưng không nhất thiết giải quyết rốt ráo vấn đề
ấy.
Plato luôn luôn quan tâm tới một vấn đề nền tảng của triết học, đó là đề ra tỉ mỉ
lý thuyết về nghệ thuật sống và hiểu biết. Giống như vị đại sư phụ kính yêu, Plato bắt
đầu với niềm xác tín vào cấu trúc hòa điệu một cách tối hậu của vũ trụ, nhưng ông đi
xa hơn trong nỗ lực thiết lập một lược đồ triết học tổng hợp. Mục tiêu của Plato là
trình bày mối tương quan hợp lý giữa linh hồn, quốc gia và vũ trụ. Ðó là chủ đề bao
quát của Republic, Phaedo, Symposium, Theaetus, Phaedrus, Timaeus và Philebus,
những đối thoại qui mô được ông viết ra trong tuổi trung niên.
Cũng trong những đối thoại ấy, Plato triển khai các học thuyết tích cực của
mình. Thí dụ tri thức như một hồi tưởng, sự bất tử của linh hồn, sự phân chia linh hồn
thành ba thành phần. Và trên tất cả là lý thuyết về các ‘hình thái’ (hoặc các ‘ý tưởng’)
thường hằng, tương phản với thế giới vật chất nhất thời của các ‘đặc thù’ (các đối
tượng đơn thuần của nhận thức giác quan, ý kiến và niềm tin) cùng thế giới bất biến,
phi thời gian, của những cái phổ quát hoặc hình thái (các đối tượng chân chính của tri
thức).
Trong Republic, Plato trình bày làm thế nào thao tác của công bình trong một
cá nhân, qua cách áp dụng phép loại suy, có thể đưa tới sự am hiểu sâu sắc về thao tác
của công bình trong một quốc gia, để từ đó tiến tới theo mô hình quốc gia lý tưởng
được ông thành lập bằng khái niệm và cho nó sinh hoạt trong thế giới ý tưởng của ông.
(Kể từ giây phút đó, nó trở thành nguồn cảm hứng cho mọi tưởng quốc Utopia được
hàng chục triết gia và nhà xã hội thiết lập trong tác phẩm của họ rải rác suốt hai ngàn
năm sau). Tuy thế, theo Plato, không thể am hiểu đầy đủ về công bình nếu không nhìn
nó trong tương quan với Ý tưởng về cái Thiện, cái là nguyên tắc tối thượng của trật tự
và chân lý.
Chính trong đối thoại Republic mà các Ý tưởng nổi tiếng và tiêu biểu cho bản
sắc Plato được ông đem ra trình bày dưới hình thức thảo luận. Plato lập luận biện hộ
cho thực tại độc lập của Ý tưởng, như một bảo đảm duy nhất cho các định chuẩn đạo

đức và tri thức khoa học khách quan. Như đã nói ở trên, trong cuốn ấy và Phaedo, ông
mặc nhiên công nhận lý thuyết của mình về các ‘hình thái’ (forms). Các ý tưởng về
‘hình thái’ là các Tổng kiểu thức (Archtypes) bất di bất dịch của mọi hiện tượng nhất
thời, và chỉ những Ý tưởng mới hoàn toàn thật, còn thế giới vật lý chỉ sở hữu thực tại
tương đối. Các ‘hình thái’ bảo đảm trật tự và trí huệ trong một thế giới đang trong
trạng thái biến đổi liên tục và không ngớt. Chúng cung cấp mẩu thức (pattern) để từ đó
thế giới giác quan rút ra ý nghĩa của nó. Ý tưởng tối thượng là Ý tưởng về cái Thiện
mà chức năng và địa vị của nó trong thế giới Ý tưởng tương tự chức năng và địa vị của
mặt trời trong thế giới vật lý.
Plato thấy mình có sứ mệnh hướng dẫn loài người tới việc nhận ra các hình thái
và tới dấu vết của cái thiện tối thượng. Con đường chân chính ấy được gợi ra trong ẩn
dụ ‘Cái hang’ nổi tiếng của ông. Trong Republic, con người trong trạng thái chưa
được dạy bảo, bị xiềng xích trong thế giới của các chiếc bóng. Tuy thế, con người có


11

thể chuyển động hướng tới mặt trời, hoặc cái thiện tối thượng bằng cách học tập cái
được Plato gọi là biện chứng pháp. Biện chứng pháp là khoa học cao nhất, là phương
pháp thẩm tra được tiến hành bằng việc chất vấn các giả định, bằng việc giải thích một
ý tưởng đặc thù trong tương quan với ý tưởng tổng quát hơn, cho tới khi đạt được cơ
sở giải thích tối hậu.
Republic, cuốn Utopia đầu tiên trong văn học thế giới, quả quyết ràng triết gia
là kẻ duy nhất có năng lực cai trị quốc gia công chính do Plato mô tả, vì qua học hỏi
biện chứng pháp, kẻ ấy am hiểu sự hòa điệu của mọi thành phần trong vũ trụ trong
tương quan của chúng với Ý tưởng về cái Thiện. Mỗi giai cấp xã hội sung sướng thể
hiện chức năng thích hợp với nó: triết gia cai trị, chiến sĩ đánh giặc và người lao động
thưởng thức thành quả lao động của mình.
Trong Symposium, bản văn có lẽ thi vị nhất trong các đối thoại, con đường dẫn
tới cái thiện tối thượng được mô tả như hành động hướng thượng qua những tình nhân

chân chính yêu nhau trong tình yêu cái đẹp hằng cửu, được người đời truyền tụng là
‘tình yêu lý tưởng kiểu Plato’. Và trong Phaedo, con đường ấy được Plato nhìn như
cuộc hành hương của triết gia đi qua cái chết để tới thế giới của chân lý vĩnh cửu.
Trong những đối thoại về sau, có nhiều cuộc dành cho các chủ đề kỹ thuật triết học.
Trong đó, quan trọng nhất là Parmenides ứng xử với tương quan giữa nhiều cái khác
nhau, và Sophist thảo luận về bản tính của phi hữu thể. Tác phẩm cuối cùng và dài
nhất của Plato là Laws (Luật pháp) thảo luận bằng từ ngữ thiết thực về bản tính của
quốc gia.
Những lời giảng của Plato về học thuyết lý tưởng của ông ở trong số những tư
tưởng có ảnh hưởng nhất trong lịch sử văn minh phương Tây. Suốt hơn hai ngàn năm
qua, trong các đối thoại muôn hình muôn vẻ, ông chạm tới hầu hết các vấn đề chiếm
lĩnh tâm trí các triết gia đi sau ông, đặc biệt trong thần học Kitô giáo thiên niên kỷ thứ
nhất. Plato cũng là một nghệ sĩ vĩ đại; các tác phẩm đầy thi vị và tráng lệ của ông là có
chỗ đứng lộng lẫy trong kho tàng văn học thế giới.
Bước vào thế kỷ IV TCN, Hy Lạp bị khủng hoảng nặng nề bởi các cuộc chiến
tranh diễn ra hết sức gây gắt, Platon đã đề ra cho mình nhiệm vụ củng cố địa vị của
tầng lớp chủ nô và thực hiện đầy đủ nhất lợi ích của tầng lớp đó. Với mục tiêu này,
ông viết cuốn sách “Chính trị hay nhà nước”, trong đó ông mô tả một nhà nước lý
tưởng mới với nhiều nét không tưởng.
Plton cho rằng việc xã hội phân chia thành nhiều tầng lớp là một quy luật tự
nhiên. Ông chia xã hội ra thành 3 tầng lớp:
+ Các nhà triết học quản lý nhà nước;
+ Binh sỹ - bảo vệ tổ quốc;
+ Các điền chủ, thợ thủ công và thương gia, nông dân.
Theo ông, hai tầng lớp đầu hình thành nên bộ máy quản lý nhà nước. Hai tầng lớp
này không có quyền sỡ hữu bất cứ cái gì, quyền sở hữu thuộc “đám dân đen”, tức là tầng
lớp thứ ba. Platon không coi nô lệ là công dân và không xếp nô lệ vào tầng lớp dân cư của


12


xã hội mới. Mặc dù vậy, ông cho rằng những người nô lệ cùng với điền chủ, thợ thủ công
và thương gia phải thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu của hai tầng lớp đầu.
Platon giải thích mối liên hệ giữa phân công lao động, thương mại và tiền tệ với
vai trò nổi bật của các thương gia. Mac đánh giá cao ý tưởng này của Platon và gọi đó
là sự nổi bật thiên tài so với thời đại.
Tuy nhiên, Platon bảo vệ nền kinh tế chiếm hữu nô lệ. Khi nghiên cứu về tiền tệ
với hai thuộc tính quy định là thước đo giá trị và ký hiệu giá trị. Ngoài ký hiệu giá trị
dùng làm phương tiện lưu thông trong nước, tiền còn dùng làm phương tiện trao đổi
giữa Hy Lạp với các nước khác.
Platon cho rằng, tiền là một trong những nguyên nhân gây ra thù hằn trong xã hội. Vì
vậy, ông kêu gọi phấn đấu để sao trong nhà nước lý tưởng không cần dùng đến vàng, bạc.
Ông yêu cầu hạn chế tối đa lợi nhuận thương mại bằng cách bình ổn giá cả.
Đồng thời cấm cho vay nặng lãi để chống lại lợi ích của tầng lớp quý tộc mới.
c. Aristoteles (384 – 322 TCN)
Triết gia, nhà khoa học và nhà vật lý Hi Lạp. Sinh ở Stagia. Ðôi khi còn được
gọi là ‘Aristotle người Stagia’.
Thân phụ của Socrates, Nichomachus, là quan ngự y nổi tiếng của triều đình
Macedonia. Năm 367, ông tới Athens và gắn bó đời mình vào trường Academy của
Plato cho tới khi vị thầy ấy qua đời. Tại đó, ông viết nhiều đối thoại được tán dương là
rất hùng hồn. Nhưng nay chỉ tồn tại vài đoạn tản mác. Năm 347, ông sang ở Tiểu Á.
Aristotele là nhà khoa học nổi tiếng nhất của Hy Lạp thời kỳ cổ đại. Mitilene, Leobos.
Năm 342, ông được vua Philip xứ Macedonia mời làm gia sư cho hoàng tử Alexander,
người về sau trở thành Ðại đế.
Năm 325, Aristotle quay lại Athens, mở trường Lyceum. Ðược Alexander Ðại
đế hỗ trợ, ông lập thảo cầm viên đầu tiên của loài người để làm cơ sở học hỏi. Tại hai
nơi đó, người ta kể rằng thầy lẫn trò trong các buổi học tập đều đi tới đi lui không
ngừng. Sau khi Ðại đế Alexander chết sớm (325 TCN), tại Athens nổi lên phong trào
bài xích người Macedonia. Aristotle bị kết tội không sùng bái thần linh. Có lẽ cảm
thấy mình sẽ chung số phận với thái sư phụ Socrates, ông bỏ trốn tới Chalcis ở Enbea.

Qua năm sau, 62 tuổi, ông tự tử.
Công trình của Aristotle mà hậu thế có được, phần nhiều là những bài giảng của
ông do môn đệ ghi chép và đích thân ông duyệt lại. Tới thế kỷ thứ nhất TCN, chúng lại
được biên tập thêm lần nữa. Trong số đó, chủ yếu là Organum, gồm 6 luận văn về luận
lý học; Physics (vật lý học); Metaphysics (siêu hình học); De Anima (bàn về loài vật);
Nichomachean Ethics và Eudemian (đạo đức học); Rhetoric (khoa hùng biện); và một
chuỗi các tác phẩm về sinh học cùng vật lý học.


13

Trong quan điểm kinh tế của ông, vấn đề chế độ chiếm hữu nô lệ chiếm vị trí
chủ yếu. Ông ra sức bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ và cho rằng bản thân của chế độ
chiếm hữu nô lệ không mâu thuẫn với sự tự do của dân chúng Hy lạp. Trái lại, bóc lột
nô lệ đem lại cho dân chúng nhiều khả năng kinh tế, là điều kiện không thể thiếu được
đối với nền văn hóa, đối với những phúc lợi kinh tế và hạnh phúc của người dân. Ông
quan niệm: nô lệ, xe cộ, súc vật đều là một, điều đó có nghĩa là nô lệ chỉ là một công
cụ có linh hồn. Tuy nhiên, tư tưởng kinh tế của ông có nhiều cống hiến quý giá.
Theo Aristotele, “của cải thực tế” (của cải tự nhiên) là toàn bộ các giá trị sử
dụng. Ông cho rằng tất cả các hoạt động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng là hoạt
động kinh tế.
Ông đã cống hiến trong lịch sử tư tưởng kinh tế khi phân tích lý luận về trao
đổi, giá trị và hàng hóa. Ông thấy được sự ngang bằng khi trao đổi, những hàng hóa
khi đem ra trao đổi phải bằng nhau về một phương diện nào đó và sự trao đổi phải bù
lại sự tổn thất mà người bán phải chịu khi mất cái vật đã bán đi, nếu không thì sẽ
không có thể trao đổi đều đặn và bản thân xã hội cũng không thể tồn tại được. Như
vậy về cơ bản ông đã thấy được cơ sở của sự ngang giá trong trao đổi nhưng chưa giải
thích rõ.
Aristotele đã phân tích sự phát triển của các hình thức thương nghiệp. Theo ông
có 3 hình thức:

- Thương nghiệp trao đổi : H – H
- Thương nghiệp hàng hóa : H – T – H
- Thương nghiệp tư bản : T – H – T
Ông cho rằng thương nghiệp trao đổi và thương nghiệp hàng hóa là loại hình
hoạt động “kinh tế”, còn thương nghiệp tư bản là loại hình hoạt động “sản xuất của
cải”. Từ đó ông chấp nhận các hoạt động “kinh tế” và phê phán các hoạt động “sản
xuất của cải” bởi vì nó phá vỡ trật tự của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Aristotele chú ý phân tích các vấn đề trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Ông cố
gắng giải thích nguồn gốc tiền tệ, cho rằng tiền tệ xuất hiện do sự thỏa thuận giữa
người ta với nhau, vì việc vận chuyển nhiều vật đi những quãng đường xa không thuận
lợi. Như vậy, sự xuất hiện của tiền là do có những khó khăn trong trao đổi, do việc trao
đổi trở nên phức tạp và do các quan hệ thị trường ngày càng mở rộng. Ông đã gắn sự
xuất hiện của tiền với sự tự phát của thị trường. Ông cũng thấy được chức năng thước
đo giá trị và phương tiện lưu thông của tiền.
2.1.2.2 Các đại biểu kinh tế thời kỳ cổ đại ở La Mã
a. Carton (234 – 149 TCN)
- Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Nhà nước La Mã ngày càng lớn mạnh.
Trong đó, nền kinh tế chiếm hữu nô lệ gắn liền với thị trường đóng vai trò chủ đạo.
Carton là tư tưởng bảo vệ cho nền kinh tế chiếm hữu nô lệ đó.


14

- Trong tác phẩm “Nghề trồng trọt” của mình, ông đề nghị “tiêu dùng ít, dành
dụm nhiều”. Carton coi lợi nhuận chính là số dư thừa ngoài giá trị mà giá trị được ông
hiểu là những chi phí sản xuất. Chẳng hạn, trong việc sử dụng công nhân tự do, ông
cho rằng tất cả “các giá trị là các chi phí về vật tư và tiền trả cho công thợ”. Vì vậy, để
có được lợi nhuận cao, ông khuyên hãy “yên tâm chờ đợi giá cao”.
Tuy nhiên, ông là kẻ thù của việc sử dụng lao động làm thuê. Ông mong muốn
bảo đảm nguồn thu nhập nhờ các nô lệ, ông chú ý nhiều đến việc tổ chức lao động của

nô lệ. Căn cứ vào môi trường làm việc tổ chức lao động của nô lệ, ông đề nghị duy trì
những cuộc cãi cọ giữa nô lệ với nhau, bắt nô lệ làm việc khổ ải hơn gia súc.
K.Marx đã chỉ ra rằng: ngay trong thế giới cổ đại, chức năng kiểm soát nô lệ bắt
nguồn từ tính chất đối kháng của xã hội đã xuất hiện cả trong thực tế lẫn trong lý
thuyết quản lý lao động. Vì vậy, các tác giả cổ đại đã sử dụng lao động quản lý để biện
minh cho chế độ nô lệ. Tuy nhiên, lao động của nô lệ trong các ngành trồng trọt không
đem lại hiệu quả cao và Carton đã bênh vực cho ngành chăn nuôi, sau đó bắt đầu biện
minh cho ngành thương mại buôn bán.
b. Granky Tibery (163 – 132 TCN) và Gai (153 – 121 TCN)
Ở thế kỷ thứ hai và thứ nhất TCN, tại quốc gia La Mã bắt đầu cuộc khủng
hoảng chính trị và kinh tế. Người có ý định ngăn chặn cuộc khủng hoảng này là hai
anh em Granky Tibery và Gai. Họ yêu cầu giới hạn ngay việc chiếm hữu đất đai quá
rộng và ổn định vị trí của các nông dân phân tán. Nhưng trong cuộc đấu tranh chống
lại các đại điền chủ, hai anh em Granky đã bị hy sinh.
2.1.2.3 Các tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc
a. Tư tưởng kinh tế của phái Khổng Tử (551 – 479 TCN)
- Khổng Phu Tử (Khổng Tử) tên Khâu, hiệu là Trọng Ni (551 – 479 TCN),
người nước Lỗ.
Khổng tử đã chỉ ra lòng “Nhân” là một loại lý tưởng chính trị của xã hội, và
cũng là một loại nguyên tắc về đạo đức luân lý. Nội dung của “Nhân” nhấn mạnh đến
sự quan tâm và yêu thương người khác. Từ đạo lý về tư tưởng “Nhân ái”, ông đã đề
xướng lòng trung thành và tha thứ. Tư tưởng “trung-thứ” của Khổng Tử đã hình thành
những đức tính đẹp đẽ truyền thống của dân tộc Trung Hoa như tính thành thật, không
dối trá, nhẫn nại, khoan dung, và dùng Thiện tâm đối với người. Nó có ảnh hưởng sâu
rộng, và vẫn còn mang một ý nghĩa giáo dục rất thâm sâu trong xã hội ngày nay.
Khổng Tử ra đời năm 551 trước Tây lịch. Ngài là người nước Lỗ nay thuộc
vùng Sơn ĐÔng ở phía Bắc nước Trung Hoa. Lúc mới lên ba tuổi Khổng Tử đã phải
chịu cảnh mồ côi cha. Năm 19 tuổi Khổng Tử đã lập gia đình. Cuộc đời đi làm việc
cũng bắt đầu từ đó với chức vụ rất khiêm nhường là “Ủy lại” là chức coi việc thóc lúa
trong kho. Ít lâu sau Khổng Tử được giữ chức vụ trong coi nuôi bò để dùng trong vấn

đề tế lễ. Khổng Tử rất thích nghiên cứu học hỏi, nhất là về những gì liên quan đến lễ
nghi, đến văn hóa và sử ký nước Tàu. Khoảng 29 tuổi Khổng Tử nhờ con của Lỗ Hầu
giúp đỡ phương tiện để đi đến Lạc Ấp (kinh sư của nhà Chu) để học hỏi. Ở đây có nhà


15

Minh đường do triều đình lập ra để chứa các luật lệ, thu tập những bảo vật cùng những
di tích của các bậc thánh hiền đời trước (xem như là văn khố và bảo tàng viện của
chúng ta bây giờ vậy.) Nhờ đó Khổng có cơ hội để khảo cứu tường tận các nghi thức
tế lễ, các thể chế nơi miếu đường cũng như các nơi giao tế.
Học hỏi ở Lạc Ấp được một thời gian Khổng Tử mới trở về nước Lỗ. Cuộc đời
đi dạy học của Ngài bắt đầu từ đó, tiếng tăm của Ngài bắt đầu được đồn xa, số học trò
theo học càng ngày càng đông. Nhưng đến năm 517 trước Tây Lịch, lúc nầy Khổng Tử
đã được 35 tuổi, nước Lỗ trải qua cơn loạn lạc, Khổng Tử phải sang qua sống ở nước
Tề một thời gian hơn năm năm. Mãi đến năm 511 trước Tây lịch Ngài mới trở về nước
Lỗ để san định sách vở. Lúc này Ngài đã được 42 tuổi. Ngài vẫn tiếp tục dạy học. Học
trò của Ngài rất đông. Họ đến từ nhiều nơi trên khắp nước Tàu. Khổng Tử rất vui với
cuộc đời dạy học và bầu bạn với nhiều người từ phương xa đến, như Ngài đã nói trong
quyển Luận Ngữ:
“Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ?
Hữu bằng tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ?”
Ý nghĩa của câu nầy là: “Học và thường luyện tập chẳng đẹp lắm sao? Có bầu
bạn từ phương xa tìm đến như vậy chẳng vui lắm sao?”
- Trong tác phẩm “Luận ngữ”, ông bảo vệ luận điểm nói về bổn phận và sự
phục tùng. Mỗi người phải giữ một vị trí nhất định trong đời sống gia đình, nhà nước
và nhân loại. Đó là trật tự cần phải giữ gìn để cho xã hội ổn định.
- Khổng tử ca ngợi chế độ công xã, lý tưởng hóa xã hội cổ truyền, cố khôi phục
lại những quan hệ công xã gia trưởng. Ông tuyên truyền việc thờ cúng tổ tiên.
- Khổng Tử không phê phán chế độ nô lệ. Đây là mâu thuẫn trong tư tưởng của

ông, thể hiện ông sống trong thời kỳ quá độ giữa chế độ công xã nguyên thủy và chế
độ chiếm hữu nô lệ.
- Với mục đích ổn định xã hội, Khổng Tử cố gắng giải quyết các mâu thuẫn giai
cấp bằng quan điểm trung dung. Cở sở của sự trung dung là “Đức”. Đức được ông đặt
lên hàng đầu.
- Trong các tác phẩm “ Lễ thư”, ông chủ trương xây dựng một xã hội hòa bình,
mọi người đều đạt được hạnh phúc chung. Mọi người đều xóa bỏ tính ích kỷ cá nhân.
Trong xã hội đó mọi người lao động không phải vì lợi ích của cá nhân mình.
- Khổng tử kêu gọi sự phục tùng số mệnh, kẻ dưới phục tùng người trên, nhẫn
nhục thực hiện nhiệm vụ được giao è Khổng Tử vẫn phục vụ cho lợi ích của giai cấp
quý tộc chủ nô muốn bóc lột nô lệ.
- Khổng Tử thừa nhận sự làm giàu, tích lũy của cải nhưng không gây thiệt hại
cho dân chúng và phải tiến hành trong khuôn khổ trật tự xã hội. Ông phê phán sự tiêu
pha bừa bãi, kêu gọi sự tiết kiệm và tiêu dùng vừa phải.


16

- Ông chủ trương phân phối tài sản một cách tương đối đồng đều trong xã hội
nhưng không phải là sự phân phối bình quân.
- Khổng Tử là người đưa ra quan điểm xem trọng yếu tố con người trong lao
động sản xuất. Ông cho rằng dân số tăng trưởng có ý nghĩa to lớn trong việc làm tăng
của cải vật chất. Theo ông: có dân ắt có ruộng đất và có của cải.
è Khổng Tử có những quan đểm mang tính chất xã hội không tưởng và chứa
đựng sự mâu thuẫn, thể hiện sự đấu tranh giữa xã hội công xã và xã hội nô lệ lúc bấy
giờ. Những tư tưởng của ông vẫn còn có ý nghĩa đến ngày nay, nó ảnh hưởng rộng đến
các tư tưởng kinh tế, nhất là các tư tưởng quản trị ở các quốc gia phương Đông.
b. Mạnh Tử (372 – 289 TCN)
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà
Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông,

Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị
(người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu
(mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi
trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn
sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh
hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo
thời chiến quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia,
Du thuyết, Nho gia, Mặc gia...(thời kỳ bách gia tranh minh)và cũng là thời kỳ mà các
tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc chiến tranh liên
miên, dân tình vô cùng khổ sở . Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của
Khổng Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ông vua như Khổng Tử, ông chủ
trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính
thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện,
tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông
cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị". Học thuyết của ông
gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Ông đem học thuyết của mình đi
truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn
Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về
cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn
sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được
hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).
Mạnh Tử là người kế tục tư tưởng Khổng Tử. Thời đại Mạnh Tử gắn liền với sự
tan rã của chế độ công xã và sự phát triển của chế độ nô lệ, với sự xung đột gay gắt về
quyền lợi giai cấp. Nông dân thì bám vào công xã, còn chủ nô thì cố làm tan rã công
xã và ủng hộ chế độ tư hữu về ruộng đất. Trong điều kiện đó, Mạnh Tử có tư tưởng
bảo vệ lợi ích của người nông dân.
- Mạnh Tử đề nghị phục hồi lại chế độ “tỉnh điền”. Theo chế độ này, một số hộ
nông dân sẽ tụ họp thành công xã. Trong công xã, ngoài việc canh tác trên mảnh đất
ruộng riêng của mình, các thành viên phải có nghĩa vụ canh tác trên ruộng đất chung



17

của công xã, thu hoạch trên mảnh đất này sẽ nộp cho nhà nước è Mạnh Tử muốn
khôi phục lại chế độ sở hữu công xã về ruộng đất.
- Ông còn đứng về phía nông dân chống lại sự chuyên quyền của nhà giàu,
thậm chí còn ủng hộ quyền khởi nghĩa của nông dân khi bị áp bức quá mức.
- Trong trật tự xã hội, ông đặt dân lên hàng đầu, vua chỉ là hàng thứ. Mạnh Tử
chống các loại thuế khóa nặng dẫn đến sự cùng khổ của dân chúng. Theo ông, nhà
nước không nên can thiệp quá sâu vào đời sống kinh tế, mà phải để các hoạt động
buôn bán diễn ra một cách tự do.
- Ông ủng hộ việc phân công lao động rộng rãi trong xã hội. Ông cho rằng phân
chia lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay là đúng, trong xã hội phải có
một tầng lớp đặc biệt làm công việc quản lý nhà nước và nghiên cứu khoa học là chính
đáng. Nghề thủ công phải tách khỏi nghề nông, hai lĩnh vực này không thể gắn liền với
nhau được.
è Nhìn chung, Mạnh Tử muốn bảo vệ công xã, bảo vệ lợi ích của nông nô.
Tuy nhiên, ông cũng có những hòa hoãn với chế độ chiếm hữu nô lệ khi cho rằng nên
chia ruộng đất cho các đại thần với mức cao hơn. Điều này thể hiện tính mâu thuẫn
trong tư tưởng của phái Khổng học.
c. Những tư tưởng kinh tế của phái Pháp gia
Pháp gia là một trường phái tư tưởng có mục đích tiếp cận tới cách phân tích
các vấn đề pháp luật đặc trưng ở lý lẽ logic lý thuyết nhắm vào việc đưa ra văn bản
pháp luật ứng dụng, ví dụ như một hiến pháp, pháp chế, hay quy tắc dựa theo phong
tục tập quán (case law), hơn là nhắm tới xã hội, kinh tế, hay tình huống chính trị.
Nói theo cách khái quát, Pháp gia duy trì quan niệm rằng cơ cấu vốn có của
quyền lực hành pháp đã chứa đựng một "câu trả lời" duy nhất và đã được quyết định
thích hợp cho mọi vấn đề pháp luật có thể gặp phải; và rằng nhiệm vụ của người phân
xử là xác định rõ câu trả lời duy nhất và đã được quyết định trước đó thông qua một
quá trình xử lý cần thiết.

+ Chống lại tư tưởng sùng bái công xã là tư tưởng của các trảo lưu bảo vệ lợi
ích của nhà giàu và chủ nô. Một trong những trào lưu tư tưởng này là phái Pháp gia
với đại biểu là Thương Ưởng (tể tướng nước Tần thời vua Hiếu Công).
+ Phái Pháp gia bác bỏ chế độ bình quân sử dụng ruộng đất và đòi xác lập chế độ
tư hữu ruộng đất. Cuộc cách mạng ruộng đất này được tiến hành vào khoảng năm 350
TCN bởi tể tướng Thương Ưởng. Theo đó, các hộ nông dân buộc phải tách ra, bởi vì
nếu một hộ có hai người đàn ông thì phải đóng thuế gấp đôi. Thuế ruộng đất được thay
đổi: thuế thập phân (1/10 thu hoạch) được thay bằng thuế đánh theo diện tích cày cấy.
+ Những cải cách của Thương Ưởng có tính chất tiến bộ và đẩy nhanh sự phát
triển của sản xuất. Nó mở ra một trang sử mới trong lịch sử tư tưởng kinh tế Trung
Quốc thời kỳ cổ đại.


18

+ Phái Pháp gia đề cao vai trò của nhà nước. Theo họ, nhà nước phải mạnh,
phải giàu có. Sự giàu có của tư nhân bị phê phán và bị xem là nguy hiểm đối với nhà
nước, đe dọa sự chiếm đoạt chính quyền. Sự tích lũy của cải trong quốc khố được thừa
nhận và được xem là việc làm chính đáng.
+ Phái Pháp gia ca ngợi nghề nông và nghề binh, họ phê phán các nghề trí óc,
nghề thủ công và thương nghiệp. Họ cho rằng, thương nghiệp và nghề thủ công sẽ dẫn
đến tình trạng nguy hiểm đối với nhà nước.
è Những tư tưởng kinh tế của phái Pháp gia phản ánh thời kỳ chế độ chiếm
hữu nô lệ bành trướng với sự ca ngợi chế độ tư hữu ruộng đất, sùng bái nhà nước.
Đồng thời, cũng thể hiện sự sợ hãi của quý tộc chủ nô trước sự phát triển của thương
nghiệp, sự phá vỡ nền kinh tế tự nhiên - cơ sở kinh tế của chế độ nô lệ. Điều đó phản
ánh qua cuộc đấu tranh giữa quý tộc chủ nô và thương nhân là hiện tượng thường xảy
ra trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ cổ đại.
d. Những tư tưởng kinh tế trong Quản Tử Luận
+ Những tư tưởng kinh tế Trung Quốc cổ đại còn được trình bày trong một tác

phẩm độc đáo, đó là “Quản Tử luận”. Đây là một trước tác được trình bày dưới dạng đối
thoại giữa Quản Trọng (Quản Trọng là một vị trung thần của vua Hoàn Công nước Tề)
với nhà vua để khuyên nhủ vị chúa công của mình. Trước đây người ta cho tác phẩm
này của Quản Trọng, nhưng ngày nay nó khẳng định là của một tập thể các tác giả vô
danh viết về sau này, phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội của thế kỷ IV – III TCN.
+ Trong tác phẩm này, các tác giả thừa nhận quy luật chung của xã hội. Đây là
bước tiến bộ so với các tư tưởng trước đó chỉ thấy vai trò của nhà nước mà thôi.
+ Các tác giả cũng thừa nhận vai trò can thiệp rộng rãi của nhà nước vào đời
sống kinh tế - xã hội để có thể hạn chế sự tác động tự phát của các hiện tượng tự nhiên.
Vai trò của nhà nước thể hiện ở sự hình thành kho dự trữ thóc để bình ổn giá cả khi
cần thiết, chống bọn đầu cơ và hạn chế sự tập trung của cải vào tay nhà giàu, việc xây
dựng hệ thống tưới tiêu…
+ Các tác giả đề cập đến tính qui luật khách quan của thị trường. Họ cho rằng:
thị trường là nơi điều tiết tất cả hàng hóa. Nếu tất cả hàng hóa đều rẻ và không ăn lãi
quá đáng thì tất cả mọi ngành nghề đều ổn định, như thế tiêu dùng cũng sẽ vừa phải.
+ Theo các tác giả của Quản Tử luận thì: “ai gắn liền với thị trường thì có thể
biết vì sao mà có trật tự và không có trật tự, vì sao hàng hóa nhiều hay ít, tuy bản thân
họ không thể làm cho hàng hóa nhiều hay ít được”.
è Đã thấy được sự vận động của quy luật thị trường, sự lên xuống của cung
cầu, mặc dù chưa thể phát biểu một cách có hệ thống như trong các học thuyết kinh tế
của các nhà kinh tế hiện đại.
+ Quản Tử luận thừa nhận sự phân công của xã hội một cách rộng rãi, xem đó
là điều kiện để phát triển kinh tế. Việc phân công lao động là cơ sở của sự phân chia
xã hội thành các đẳng cấp. Có 4 đẳng cấp trong xã hội là: sĩ, nông, công, thương. Các


19

tác giả cho rằng các đẳng cấp này không nên “sống chung” nhau vì sẽ gây ra rối loạn
trong ngôn ngữ và hành vi. Cụ thể: họ đề nghị phải giành chỗ ở yên tĩnh “để nghĩ ngơi,

ăn uống” cho kẻ sĩ, nhà nông thì ở nơi có ruộng của họ; thợ thủ công ở các cơ quan
của nhà nước và các thương nhân ở những khu buôn bán.
è Trong điều kiện của chế độ chiếm hữu nô lệ mới phát sinh, những lập luận
như thế rất phù hợp với những yêu cầu xã hội nhất định. Nó phản ánh nhận thức về giá
trị tư tưởng đẳng cấp đối với việc qui định quan hệ bóc lột.
+ Trong Quản Tử luận, các tác giả cũng đề cập các vấn đề tài chính nhà nước.
Họ phê phán các thuế trực thu, coi chúng là tai họa cho nền kinh tế: nếu đánh thuế xây
dựng thì thủ tiêu việc xây dựng; đánh thuế gia súc thì chăn nuôi kém phát triển, đánh
thuế thân thì dân chúng sẽ trốn. Họ ca ngợi việc đánh thuế gián tiếp: thuế muối và thuế
sắt, bởi vì mọi người đều phải tiêu dùng muối và sắt.
è Như vậy, từ rất lâu các nhà tư tưởng kinh tế Trung Quốc đã đề cập vấn đề tài
chính, ở Châu Âu vào thế kỷ XVII – XVIII mới tranh luận về ưu, nhược điểm của thuế
gián thu và trực thu.
2.2 TƯ TƯỞNG KINH TẾ THỜI TRUNG CỔ
2.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện và đặc điểm kinh tế thời cổ đại
2.2.1.1 Hoàn cảnh xuất hiện
Thời đại phong kiến bắt đầu từ thế kỷ IV khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã và
kết thúc vào thế kỷ XVII khi Chủ nghĩa tư bản xuất hiện. Thời kỳ trung cổ được chia
làm 3 giai đoạn:
- Sơ kỳ trung cổ: Từ thế kỷ IV đến thế kỷ XI (thời kỳ hình thành xã hội phong kiến)
- Trung kỳ trung cổ: Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV (thời kỳ phát triển của xã hội
phong kiến)
- Hậu kỳ trung cổ: Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII (thời kỳ tan rã của xã hội phong kiến).
Ở các nước phương Tây, chế độ phong kiến ra đời bằng những con đường khác
nhau. Ở Ý, Tây Ban Nha,…chế độ phong kiến ra đời dựa trên chế độ lâm nông. Còn ở
Anh, Đức, Tiệp, Ba Lan, Hungari,…chế độ phong kiến ra đời lại được ra đời dựa trên
sự tan rã của chế độ công xã.
Mặc dù con đường xuất hiện có sự khác nhau, song chế độ phong kiến có đặc
trưng chung là dựa trên cơ sở nền kinh tế lãnh địa, chế độ đại sở hữu ruộng đất của địa
chủ với hình thức địa tô hiện vật.

Với sự xuất hiện của sở hữu phong kiến, ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay
quan lại, đại địa chủ. Những người nông dân tự do và thợ thủ công có trong tay rất ít
ruộng đất và tư liệu sản xuất. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa hai hình thức sở hữu là
đại sở hữu phong kiến và sở hữu của nông dân tự do, thợ thủ công cá thể. Về mặt kinh
tế, nó phản ánh mâu thuẫn giữa kinh tế tự nhiên của đại địa chủ với kinh tế hàng hóa
giản đơn. Điều đó đe dọa sự tồn tại kinh tế đại sở hữu phong kiến. Vì vậy, cần có tư


20

tưởng kinh tế bảo vệ lợi ích giai cấp địa chủ và quan lại. Tư tưởng kinh tế thời Trung
Cổ đáp ứng mục đích đó
2.2.1.2 Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời Trung cổ
Thứ nhất, tư tưởng kinh tế thời Trung cổ bảo vệ cho sự tồn tại của kinh tế tự
nhiên, ít chú ý đến những vấn đề kinh tế hàng hóa như giá trị, tiền tệ. Họ coi tiền chỉ
đơn thuần là đơn vị đo lường, có giá trị danh nghĩa.
Thứ hai, các tư tưởng kinh tế thời Trung cổ được trình bày trong các bộ luật,
những điều lệ phường hội, pháp chế kinh tế của các thành phố, sắc lệnh và luật lệ của
nhà vua nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của vua chúa, địa chủ, quý tộc, các tầng lớp
giáo sĩ và thợ thủ công thành thị.
Thứ ba, tư tưởng kinh tế Trung cổ chịu ảnh hưởng của thần học, sự kiểm soát
về tư tưởng của nhà thờ. Đặc biệt, đạo cơ đốc giáo có quyền lực rất cao và được sử
dụng rộng rãi phục vụ giai cấp thống trị.
Tư tưởng kinh tế thời kỳ Trung cổ có nhiều điểm giống thời kỳ Cổ đại.
Chiếm vị trí quan trọng trong các quan điểm kinh tế thời kỳ phong kiến là học
thuyết “giá cả công bằng”.
Tư tường này biểu hiện trong Luật La Mã, trong đó có khái niệm “ giá cả chân
lý” phù hợp với giá cả công bằng (ở đầu thời Trung cổ, giá cả công bằng tức là trao
đổi ngang giá).
Tư tường này bị giới hạn bởi quan niệm giai cấp. Bên cạnh đó bắt đầu xuất hiện

tư tưởng không tưởng về xã hội.
2.2.2 Một số đại biểu của tư tưởng kinh tế thời trung cổ
2.2.2.1 Augustin Siant (354 – 450)
Ông là linh mục người Ý, là một trong những nhà tư tưởng thời kỳ Trung cổ.
Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “giá cả công bằng”. Ông viết: “Tôi biết có một
người khi đưa cho họ một bản thảo thì người bán không biết giá trị của bản thảo,
người đó trả cho bản thảo một giá trị công bằng mà người bán không ngờ đến”.
Theo ông, trong giá cả công bằng bao gồm hai ý nghĩa:
Thứ nhất, giá cả công bằng phù hợp với giá cả trung bình, do đó phù hợp với
chi phí lao động.
Thứ hai, cùng một hàng hóa có thể có giá cả công bằng tùy theo sự đánh giá
của các đẳng cấp khác nhau.
Như vậy, trong tư tưởng giá công bằng, ông muốn kết hợp cả hai yếu tố chi phí
lao động và lợi ích của sản phẩm.
Ông luôn kêu gọi con người phải làm việc và tuyên truyền cho khẩu hiệu “ai
không làm thì không ăn” của giáo sư Pon.
2.2.2.2 Thomasd’ Aquin (1225 – 1274)


21

Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Italia. Ông là đại biểu nổi tiếng của
giới giáo sĩ theo dòng Dominicanh và chịu ảnh hưởng triết học duy tâm của Platon.
Tác phẩm “Khái niệm về thần học” của ông trở thành cuốn từ điển bách khoa của đạo
Thiên chúa. Theo ông, quyền lực của Giáo hoàng là tối cao. Vua phải phục tùng các
giáo sĩ mà trước hết là Giáo hoàng La Mã.
Tư tưởng của T.Aquin bênh vực cho lợi ích của đại địa chủ và nhà thờ, bảo vệ
chế độ chiếm hữu đại địa chủ về ruộng đất.
- Quyền tư hữu: Ông ca ngợi chế độ tư hữu tài sản, bênh vực chế độ tư hữu và
nhà thờ. Ông coi quyền quản lý tài vật là do tạo hóa giao phó. Người có quyền tư hữu,

tức người giàu có phải có trách nhiệm phân phối lại tài sản của mình cho người nghèo
khổ, thiếu thốn (lời dạy của Chúa).
- Về các hoạt động kinh tế: Thomas d’Aquin phân biết 2 loại:
+ Những nỗ lực trực tiếp tạo ra của cải vật chất để chiếm hữu và hưởng dụng là
rất đáng thương và rất đáng kính trọng.
+ Những hoạt động trung gian hưởng lợi dựa trên lao động người khác là những
hoạt động đáng chê trách và bị trừng phạt.
Lao động được xem là một phương tiện cho con người sống ngay thằng, chân
chính, đó là “mệnh lệnh của Thượng đế” ban cho loài người. Tiền công lao động phải
được trả sòng phẳng vì “tình huynh đệ nhân loại” và ý thức tôn trọng nhân phẩm.
- Về tư bản và lợi nhuận:
Cấm cho vay nặng lãi vì tiền không thể sinh ra được. Nếu ai vi phạm sẽ bị trừng
phạt đích đáng è tiền lãi vay lên cao vì nhiều người đi vay mà ít người cho vay è
vay tiền lén lút.
- Về địa tô: Saint Thomas d’Aquin quan niệm địa tô là khoản thu nhập của
ruộng đất, khoản này khác với thu nhập từ tư bản và tiền tệ.
+ Ruộng đất mang lại thu nhập nhờ sự giúp đỡ của tự nhiên (tức Thượng đế),
còn thu nhập của tư bản gắn liền với sự lừa dối.
+ Ruộng đất làm cho tinh thần và đạo đức con người tốt lên, còn tư bản và tiền
tệ chỉ gây nên những tật xấu, kích thích thói tham lam, ít kỷ.
è Thu tô là hợp lý không cần bàn.
- Về dân số: Quan điểm thời bấy giờ cho là việc tăng dân số là một điều lợi “vì
an ninh bờ cõi” và sự gia tăng sản xuất nhờ có nhân lực. Hơn nữa sự sinh đẻ gia tăng
là phù hợp với lời khuyên của Chúa.
Tuy nhiên, Thomas d’Aquin là lo ngại sự gia tăng dân số quá mức và ông chủ
trương rằng mặc dù Chúa phán như vậy, nhưng mọi người có quyền sống độc thân mà
không sợ trái ý Chúa.


22


Tóm lại: Tư tưởng kinh tế thời kỳ Trung cổ không có nhiều tiến bộ so với thời
kỳ Cổ đại. Tuy nhiên, nó đã phản ánh được nhận thức của con người về các quá trình
và quy luật kinh tế ở trình độ cao hơn.


23

CHƯƠNG 3. HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
3.1. HỌC THUYẾT KINH TẾ THEO CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời trước
hết ở Anh vào khoảng những năm 1450, phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau đó
bị suy đồi. Nó ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời:
+ Về mặt lịch sử:
Đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản ngày càng tăng, tức là thời
kỳ tước đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích luỹ tiền tệ ngoài phạm vi các nước
Châu Âu, bằng cách cướp bóc và trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa
thông qua con đường ngoại thương.
CNTT là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, hình thành và
phát triển ở Tây Âu vào giữa thế kỷ XV và tồn tại trong khoảng 3 thế kỷ (từ thế kỷ 15
– 17), chia làm hai giai đoạn:
+ Từ thế kỷ 15 – 16: “Bản cân đối tiền tệ” – xu hướng phát triển
+ Từ thế kỷ 16 – 17 phát triển theo “Bản cân đối thương mại”
Trong thời kỳ này chế độ phong kiến ở Châu Âu bắt đầu tan rã và là thời kỳ
tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất TBCN bắt đầu xuất hiện,
là thời kỳ tước đoạt bằng bạo lực của nền sản xuất nhỏ và tích lũy tiền tệ ở ngoài phạm
vi các nước châu Âu bằng cách ăn cướp và trao đổi không ngang giá với các nước
thuộc địa thông qua con đường ngoại thương.

+ Về kinh tế: Kinh tế hàng hoá phát triển, thương nghiệp có ưu thế hơn sản
xuất, tầng lớp thương nhân tăng cường thế lực Do đó trong thời kỳ này thương nghiệp
có vai trò rất to lớn. Nó đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế chính trị chỉ đạo, hướng dẫn
hoạt động thương nghiệp.
+ Vào thời điểm này hàng hóa ở Châu Âu phát triển mạnh. Thị trường dân tộc
trong nước mở rộng xuất hiện các hoạt động giao thông quốc tế.
+ Tiền tệ không chỉ được sử dụng làm phương tiện trung gian trong trao đổi
hàng hóa mà tiền tệ còn sử dụng làm tư bản để sinh lợi 1 cách phổ biến.
+ Về mặt chính trị:
Giai cấp tư sản lúc này mới ra đời, đang lên, là giai cấp tiên tiến có cơ sở kinh tế tương
đối mạnh nhưng chưa nắm được chính quyền, chính quyền vẫn nằm trong tay giai cấp
quý tộc, do đó chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa phong kiến.


24

+ Giai cấp phong kiến bắt đầu suy tàn, phân hóa rõ rệt. Trong xã hội vị thế của
tầng lớp thương nhân tăng lên và sự phân hóa giàu nghèo trở nên sâu sắc (giai cấp tư
sản dần chiếm vị trí thống trị xã hội).
+ Xuất hiện khối liên minh của nhà nước phong kiến trung ương và tư bản
thương nhân dựa vào nhau để tồn tại.
+ Về phương diện khoa học tự nhiên:
Điều đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là những phát kiến lớn về mặt địa lý như:
Crixtốp Côlông tìm ra Châu Mỹ, Vancôđơ Gama tìm ra đường sang Ấn Độ Dương…
đã mở ra khả năng làm giàu nhanh chóng cho các nước phương Tây.
Phát triển khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Đây là thời kỳ khoa học tự
nhiên (cơ học, thiên văn học, địa lý) phát triển. Những phát kiến địa lý (thế kỷ XV –
XVI) tìm ra châu Mỹ đi vòng qua châu Phi đến châu Á, tạo khả năng mở rộng thị trường
và xâm chiếm các thuộc địa, góp phần thúc đẩy buôn bán, thương mại phát triển. Sự
phát triển của khoa học đã tạo điều kiện cho việc nhận thức thế giới đầy đủ hơn. Đây

cũng chính là cơ sở khoa học để dẫn tới sự xuất hiện tư tưởng Trọng thương.
+ Về mặt tư tưởng, triết học:
Thời kỳ xuất hiện chủ nghĩa trọng thương là thời kỳ phục hưng, trong xã hội đề cao tư
tưởng tư sản, chống lại tư tưởng đen tối của thời kỳ trung cổ, chủ nghĩa duy vật chống
lại những thuyết giáo duy tâm của nhà thờ…
+ Xuất hiện phong trào phục hưng (do giai cấp tư sản khởi xướng nhằm chống
lại tư tưởng đen tối của phong kiến thời trung cổ, đề cao tư tưởng tự do nhân quyền,
bình đẳng).
+ Chủ nghĩa duy vật chống lại các thuyết giáo duy tâm của nhà thờ (Sự chuyển
biến tâm lý và lối sống của người dân. Đặc biệt trong tôn giáo đã có sự cải cách đáng kể).
Kết luận: CNTT ra đời trong điều kiện lịch sử là thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến,
thời kỳ tích lũy nguyên thủy của CNTB, khi nền kinh tế hàng hóa và ngoại thương đã
phát triển.
3.1.2. Những tư tưởng kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa trọng thương
CNTT là một hệ thống tư tưởng kinh tế đại biểu cho tư tưởng của tầng lớp
thương nhân. Những tư tưởng kinh tế này phản ánh lợi ích của tư bản thương nghiệp
lớn lúc bấy giờ. Nội dung cơ bản của tư tưởng kinh tế của CNTT thể hiện:
- Tiền tệ được xem là hình thái tuyệt đối của của cải ( của dân tộc cũng như cá
nhân). Tiền tệ ở đây là tiền vàng, tiền bạc ( lúc này chưa xuất hiện tiền giấy). Những
người trọng thương cho rằng một quốc gia giàu có là một quốc gia có nhiều tiền. Từ
đó, mọi chính sách của nhà nước phải nhằm mục đích mang lại nhiều tiền cho đất
nước mình. Xuất phát từ quan điểm cho tiền là hiện thân của của cải, những người
trọng thương phê phán mọi hoạt động không mang lại tích lũy giá trị tiền như : tiêu


25

dùng xa xỉ, tiêu dùng hàng ngoại nhập… Họ coi nông nghiệp chỉ là một nghề trung
gian, bởi vì nó không làm tăng thêm khối lượng tiền tệ cho quốc gia cũng không làm
tổn hại đến khối lượng tiền tệ của quốc gia.

- Tiền tệ được xem là hình thái tuyệt đối của của cải (của dân tộc cũng như cá
nhân). Tiền tệ ở đây là tiền vàng, tiền bạc ( lúc này chưa xuất hiện tiền giấy). Những
người trọng thương cho rằng một quốc gia giàu có là một quốc gia có nhiều tiền. Từ
đó, mọi chính sách của nhà nước phải nhằm mục đích mang lại nhiều tiền cho đất
nước mình. Xuất phát từ quan điểm cho tiền là hiện thân của của cải, những người
trọng thương phê phán mọi hoạt động không mang lại tích lũy giá trị tiền như : tiêu
dùng xa xỉ, tiêu dùng hàng ngoại nhập… Họ coi nông nghiệp chỉ là một nghề trung
gian, bởi vì nó không làm tăng thêm khối lượng tiền tệ cho quốc gia cũng không làm
tổn hại đến khối lượng tiền tệ của quốc gia.
- Chỉ có tích lũy tiền tệ thông qua hoạt động thương mại, nhất là ngoại thương.
Những người trọng thương cho rằng của cải của quốc gia chỉ có thể tăng lên nhờ con
đường ngoại thương. Họ đặt ra cho ngoại thương là phải xuất siêu, bởi vì có xuất siêu
mới đạt được mục đích của hoạt động kinh tế, mới làm tăng thêm khối lượng tiền tệ
của một nước.
- Lĩnh vực nghiên cứu là lưu thông. Lợi nhuận được sinh ra trong lĩnh vực lưu
thông chứ không phải từ sản xuất, là kết quả của sự trao đổi không ngang giá, mua rẻ,
bán đắt. Những người trọng thương giải thích rằng, trong hoạt động thương nghiệp
không có một người nào thu lợi mà không làm thiệt hại đến người khác, không một
quốc gia nào thu được lợi mà không làm thiệt hại cho quốc gia khác. Trao đổi không
có nguyên tắc ngang giá.
- Đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa trọng thương là không thấy được sự hoạt
động của các quy luật kinh tế khách quan. Họ đề cao chính sách kinh tế của nhà nước,
theo họ, đó là yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế. Nói cách khác, họ rất
xem trọng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế để đảm bảo nền kinh tế xuất siêu.
- Đặc biệt coi trọng thị trường dân tộc. Trong thực tế, trên cơ sở hình thành và
phát triển của thị trường dân tộc mới dần dần mở ra thị trường quốc tế. Chính thị
trường dân tộc có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ
nghĩa. Điều đó cho thấy rằng các nước Châu âu chuyển từ phương thức sản xuất phong
kiến lên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, bắt đầu từ con đường chủ yếu là
thương mại.

Chủ nghĩa trọng thương là những chính sách cương lĩnh của giai cấp tư sản
(tầng lớp tư sản thương nghiệp Châu Âu trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ
nghĩa tư bản. Những chính sách, cương lĩnh này nhằm kêu gọi thương nhân tận dụng
ngoại thương, buôn bán để cướp bóc thuộc địa và nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư
sản đang hình thành.


×