Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH thương mại và quảng cáo lữ nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.33 KB, 62 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là một trong những thực tiễn quan trọng nhất trong quản lí kinh tế. Mỗi
nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh đều phải dựa vào công tác kế toán để biết tình
hình và kết quả kinh doanh.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Công tác quản lí kinh tế đang đứng
trước yêu cầu và nội dung quản lí có tính chất mới mẻ, đa dạng và không ít phức tạp.
Là một công cụ thu thập, xử lí và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế cho
nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên công tác
kế toán cũng trải qua những cải biến sâu sắc, phù hợp với thực trạng kinh tế. Việc
thực hiện tốt hay không tốt đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác
quản lí.
Công tác kế toán ở công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành, giữa chúng có mối
liên hệ, gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống quản lí có hiệu quả. Mặt khác, tổ
chức công tác kế toán khoa học và hợp lí là một trong những cơ sở quan trọng trong
việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình học tập rèn luyện chuyên ngành kế toán tại trường Đại Học Tài
Nguyên Và Môi Trường Hà Nội và thời gian thực tập tại công ty TNHH Thương Mại
Và Quảng Cáo Lữ Nhạc, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Ngô Thị Kiều
Trang và Ban giám đốc, nhân viên công ty, em đã phần nào hiểu rõ và nắm được tình
hình kinh doanh, công tác quản lí và hạch toán kế toán của doanh nghiệp.
Từ đó, em có thể củng cố kiến thức của mình, nâng cao khả năng thực hành và
có được những nhận xét, đánh giá về công ty TNHH Thương Mại và Quảng Cáo Lữ
Nhạc nói chung cũng như công tác kế toán nói riêng.
Bài báo cáo gồm 3 chương :
-

Chương 1 : Tổng quan về đặc điểm kinh tế - Kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý

hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại và Quảng Cáo Lữ Nhạc.
-



Chương 2 : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Thương Mại và Quảng

Cáo Lữ Nhạc.
-

Chương 3 : Một số đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tạo công ty TNHH

Thương Mại và Quảng Cáo Lữ Nhạc.


Vì năng lực bản thân còn hạn chế và thời gian thực tập không nhiều nên bản
Báo cáo của em không tránh khỏi thiếu sót. Em mong rằng sẽ nhận được sự góp ý
của các thầy cô giáo để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO LỮ NHẠC.
1.1. LỊCH SỦ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀ
QC LỮ NHẠC.
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty :


Tên đơn vị : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại và Quảng Cáo Lữ Nhạc.

• Tên công ty viết bằng tiếng anh : Lu Nhac Company Limited Trading &
Advertising.
• Tên viết tắt



: Lu Nhac Co., Ltd

Trụ sở công ty : 281/6A , khu phố 1, đường Lê Văn Lương, Phường Tân Phong,

Q7, TP.HCM.


Người đại diện : Ông Nguyễn Anh Phương - Giám đốc.



Điện thoại

: (08) 7762339 - 7760137



Fax

: (08) 7762339



Địa chỉ Email

:




Website

: www.lunhac.com



Mã số thuế

: 0302934486



Số tài khoản

: 401101.300140 Tại Ngân hàng NN & PTNT-chi nhánh

Nam Sài Gòn, 13887159 Tại Ngân Hàng ACB-CN Nam Sài Gòn.


Đơn vị tiền tệ : VND

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Công Ty TNHH Thương Mại Và Quảng Cáo Lữ Nhạc được thành lập theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102015392 do Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM cấp
ngày 28/4/2003 Của Sở Kế Hoạch Đấu Tư Và Phát Triển TPHCM. Đăng ký thay đổi
lần thứ 2 ngày 31 tháng 03 năm 2008.
Thành lập ngày 28-04-2003 trên cơ sở phát triển từ một cơ sở in nhỏ. Mức vốn
kinh doanh tại thời điểm ban đầu mới thành lập là 500.000.000đồng. với lượng nhân
viên là 22 người trong đó 5 người có trình độ đại học còn lại là trung cấp và công nhân

lành nghề, trang thiết bị còn khá khiêm tốn.


Qua hơn tám năm hoạt động, công ty TNHH Thương Mại Và Quảng Cáo Lữ
Nhạc đã trưởng thành hơn, phát triển vững vàng, lớn mạnh hơn về mọi mặt, nguồn vốn
kinh doanh từ 500.000.000VNĐ đã phát triển thành 5.000.000.000VNĐ vào tháng
12/2012. Số lượng công nhân từ 13 người năm 2003, 50 người năm 2004, 150 người
năm 2006, 260 người năm 2007 và đến nay là 290 người. So với các công ty cùng lĩnh
vực kinh doanh thì số lượng này không phải là khiêm tốn.
Ngày nay, hầu hết các chương trình Game show được trình chiếu trên ti vi
hàng tuần như Game Nốt Nhạc Vui, Kim Tự Tháp, Hát Với Ngôi Sao, Đi Tìm Ẩn Số,
Hành Khách Cuối Cùng,Vui Cùng Bé Yêu,… đều được công ty TNHH Thương Mại
và Quảng Cáo Lữ Nhạc đảm nhận thực hiện.
Đặc biệt vào tháng 04/2006, với sự thành công tốt đẹp từ khâu tổ chức đến
khâu thực hiện sân khấu phục vụ chương trình lễ hội Festival biển Bà Rịa Vũng Tàu
2006, công ty TNHH TM & QC Lữ Nhạc càng tự tin hơn trên con đường mở rộng và
phát triển, uy tín cũng từ đó được củng cố thêm.
1.1.3 Về phát triển công ty đã có được những thành tựu to lớn
- Công ty TNHH Thương Mại và Quảng Cáo Lữ Nhạc là đơn vị cống hiến xuất sắc
cho lễ mừng đoàn năm 2012.
- Năm 2012 công ty là doanh nghiệp trong ngành sân khấu nằm trong Top 3 doanh
nghiệp có doanh thu cao.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ QUẢNG CÁO LỮ NHẠC
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH Thương Mại và Quảng Cáo Lữ Nhạc.
1.2.1.1. Chức năng:


Giấy phép kinh doanh số 4102015392 cho phép công ty được quyền tổ chức các


cuộc họp hội nghị , hội thảo phù hợp với pháp luật Việt Nam, thực hiện các sân khấu
lễ hội, trang trí nội thất.


Công ty có quyền quyết định về mặt giá bán sản phẩm , về hoạt động gia công

,lắp ráp sản phẩm, về hợp đồng tiêu thụ nhằm thu được lợi nhuận.


Được quyền tuyển dụng, bố trí lao động ở mọi trình độ, tùy theo công việc từng

khâu, thực hiện phân phối lao động, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật
chất, tinh thần…Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp
vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên.




Được mở tài khoản tại ngân hàng và được phép vay vốn, sử dụng con dấu theo

thể thức nhà nước quy định.
1.2.1.2. Nhiệm vụ



Thực hiện tốt các công trình như lễ hội, hội nghị, sân khấu…
Luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước để góp sức vào việc xây

dựng đất nước ngày càng phát triển.



Thực hiện an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh.



Tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ an ninh trong và ngoài đơn vị. Giữ gìn,

bảo vệ môi trường.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại
và Quảng Cáo Lữ Nhạc.


Thiết kế tạo mẫu quảng cáo; in lụa; dịch vụ tổ chức hội nghị, hội thảo; dịch vụ

quảng cáo trên báo,đài, ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác; mua
bán thiết bị âm thanh ánh sáng; sản xuất, lắp đặt bảng hiệu, hộp đèn panô quảng cáo
(không hoạt động tại trụ sở).


Cung cấp các giải pháp thi công chuyên nghiệp như : sân khấu ca nhạc, thời

trang, events, lễ hội, game shows và thực hiện thi công nội thất văn phòng, phòng
trưng bày, triển lãm cao cấp .


1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH

Mẫu thiết kế
Thiết kế
ế

Thông số

Tổ mộc

Lệnh sản xuất

Tổ điện

Tổ sắt

Định mức vật tô

Tổ chế tác

Kiểm tra
Vận chuyển
Lắp ráp dàn dựng
Hoàn thành sân khấu bàn giao
Tháo gỡ

Sơ đồ 1.1 – Sơ đồ quy trình sản xuất
Thương Mại và Quảng Cáo Lữ Nhạc

Tổ sơn


1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH TM VÀ QC LỮ NHẠC
1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty :
TỔNG GIÁM ĐỐC


Sơ đồ 1.2 − Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

GIÁM ĐỐC ĐIỀU
HÀNH CÔNG TRÌNH

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
TỔ CHỨC

P.GIÁM ĐỐC CÔNG
TRÌNH

P.GIÁM ĐỐC TÀI
CHÍNH

P.GIÁM ĐỐC TỔ
CHỨC

PHÒNG KẾ TOÁN

NHÂN
SỰ

EVEN
2

Tổ
Mộc

Tổ

Sơn

SÂN
KHẤU

Tổ
Sắt

TỔ
CHỨC
SK

Tổ
Điện

SẢN
XUẤT

Đội
1

Đội
2

THIẾT
KẾ

Đội
3


KHÁCH
HÀNG

Đội
4

(Nguồn : Trích sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH TM và QC Lữ Nhạc)


1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan
hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty.
● Chức năng, nhiệm vụ :
- Tổng Giám Đốc: là người đứng đầu công ty có toàn quyền quyết định và điều
khiển mọi hoạt động của công ty, là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật
về các hoạt động sản suất kinh doanh của công ty.
- Giám đốc: là người có toàn quyền quyết định và điều khiển mọi hoạt động của
Công Ty theo sự phân công của Tổng Giám Đốc. Là người giúp Tổng Giám Đốc lãnh
đạo Công ty thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc nhận lệnh của Tổng Giám
Đốc chỉ đạo trực tiếp tái chính và chăm lo đời sống kinh tế vật chất và tinh thần của
cán bộ công nhân viên.
- Phòng nhân sự: phụ trách phân công nhân sự xưởng, nhân sự công trình, hỗ trợ
kho vật tư và giám sát nhân sự tại xưởng.Trưởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếp toàn
bộ nhân sự xưởng và có trách nhiệm cải thiện mối quan hệ và dự báo tình hình nhân sự.
- Phòng EVEN 2, trưởng phòng sân khấu, trưởng phòng tổ chức phụ trách việc họp
khách hàng, thực hiện bản vẽ, lên danh mục công việc, chỉ đạo sản xuất và giám sát thi
công, chịu trách nhiệm cao nhất công trình được giao.
- Phòng sản xuất: phụ trách việc họp khách hàng, thực hiện bản vẽ, giải pháp thi
công, chỉ đạo sản xuất tại xưởng, bàn giao cụ thể công trình chịu có trách nhiệm với tất
cả những gì đã bàn giao.
- Phòng thiết kế: phụ trách việc họp khách hàng, thực hiện bản vẽ, lên danh mục

công việc. Chịu trách nhiệm để bản vẽ kịp tiến độ thi công và giám sát thi công
- Phòng khách hàng: phụ trách việc họp khách hàng, làm bảng báo giá, hợp đồng,
nhận đặt hàng. Trưởng phòng này phải nắm rõ đơn giá vật tư, dự báo chi phí hợp lý và
giao tiếp khách hàng.
- Phòng kế toán: là bộ phận phản ánh, giám sát toàn bộ hoạt động của Công ty, tham
mưu cho giám đốc mọi lĩnh vực về hoạt động tài chính cung cấp thông tin cho các
phòng. Có nhiệm vụ thực hiện những công việc theo điều lệ của kế toán: thuế, công nợ, lương.
● Mối quan hệ giữa các phòng ban : Giữa các phòng ban và lãnh đạo có quan hệ mật
thiết và thống nhất với nhau được biểu hiện của hai mối quan hệ chủ yếu:
- Mối quan hệ giữa các phòng ban với nhau là mối quan hệ hợp tác, bình đẳng để
cùng giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả.


- Mối quan hệ giữa các phòng với giám đốc là mối quan hệ giữa cấp trên với cấp
dưới theo chức năng hoạt động của mình. Giám đốc xem xét giữa các ý kiến đề xuất,
nguyện vọng của cấp dưới để ngày càng phát huy được lợi thế của doanh nghiệp giúp
doanh nghiệp phát triển mạnh hơn đồng thời quan giám đốc quan tâm, chăm lo đến đời
sống của cấp dưới để họ có thể yên tâm làm việc, công tác phục vụ cho doanh nghiệp.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.4.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.


Bảng 1.1 − Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT : Đồng

Chỉ tiêu

1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu


Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2010 so với năm Năm 2011 so với năm
2011
2012
+/%
+/%

46.333.045.287 41.018.324.326 56.077.471.325
0

0

-5.314.720.961

0

3. Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ

46.333.045.287 41.018.324.326 56.077.471.325

4. Giá vốn bán hàng và cung cấp
dịch vụ
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và

cung cấp dịch vụ

40.902.908.373 33.924.072.998 47.184.239.619

0

-11,47
0

-5.314.720.961

15.059.146.999
0

0
15.059.146.999

-11,47

5.430.136.914

7.094.251.328

-6.978.835.375

8,893.231.706

36,7

-17,06


1.664.114.414

36,7
13.260.166.621

39,08

1.798.980.378
30,6

25,3

6. Doanh thu hoạt động tài chính

7. Chi phí tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

30.930.254

23.813.792

27.078.633

-7.116.462

2.216.527.975

3.224.899.223


2.380.991.276

1.008.371.248
0

1.959.968.825

2.971.287.941

3.384.625.533

23

45,49
0

1.011.319.116

51,5

3.264.841

13,7

-843.907.947

-26,1

0

413.337.592

0
13,9


10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh

1.284.570.368

921.877.956

3.154.693.530

-362.692.412

321.432.238

0

134.349.853

421.239.013

134.349.853

(134.349.853)

(99.806.775)


-134.349.853

11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
15. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành

1.284.570.368

787.528.103

3.054.886.755

-497.042.265

321.142.594

196.882.025

763.721.690

-124.260.569

16. Lợi nhuận thuần sau thuế thu
nhập doanh nghiệp


963.427.774

-28,23
0
0
0
-38,69

2.232.815.574
0
286.889.160
34.543.078
2.267.358.652

2.291.165.065

-372.781.696

0
213,5
-25,7
287,9

566.839.665
-38,69

590.646.078

242,20


-38,69

287,9
1.700.518.987

287,9

( Nguồn : Trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại và Quảng Cáo Lữ Nhạc năm 2010 – 2012)


Từ bảng trên ta thấy :
+) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ năm 2010 của công ty đạt 46.333.045.287 đồng,và năm 2011 giảm xuống còn
41.018.324.326 đồng. Năm 2011 là năm kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, chính
vì thế doanh thu bán hàng của doanh nghiệp năm 2011 cũng ảnh hưởng bởi tình trạng
suy thoái kinh tế.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 56.077.471.325 đồng, tăng
15.059.146.999 đồng, tương ứng với mức độ tăng là 36,7%. Để đạt được kết quả như
trên, Ban lãnh đạo và nhân viên công ty đã có những nỗ lực giảm các chi phí về giá
thành sản phẩm; có các chính sách bán hàng và cung cấp dịch vụ như tăng chiết khấu,
nới lỏng chính sách bán chịu và tăng cường chương trình quảng bá, tìm kiếm các
khách hàng tiềm năng để cung cấp dịch vụ.
+) Các khoản giảm trừ doanh thu: Trong 3 năm không có sự thay đổi nào và
bằng 0. Đây là một ưu điểm của công ty qua các năm qua, việc giảm trừ doanh thu do
hàng bán bị trả lại, hàng bán giảm giá làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm
tăng chi phí vận chuyển, tăng chi phí lưu kho... Nhưng mặt khác việc giảm trừ doanh
thu do chiết khấu thương mại cho khách hàng thì công ty lại không thực hiện. Công ty
cần có những chính sách chiết khấu thương mại hấp dẫn cho khách hàng bằng cách
tăng % chiết khấu thương mại, tăng với khách hàng quen thuộc của công ty và có
những chính sách thu hút khách hàng mới.

+) Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán của công ty năm 2010 là 40.902.908.373
đồng và năm 2011 là 33.924.072.998 đồng, giảm -6.978.835.375 đồng so với năm
2010, tương ứng với mức độ giảm là 17,06 %. Tình trạng suy thoái nền kinh tế, lạm
phát, mất giá trên thị trường nên giá trị nguyên vật liệu đầu vào và chi phí sản xuất
khác tăng lên, dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.
Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 13.260.166.621 đồng so với năm 2011 tương ứng
với mức độ tăng là 39,08 %. Điều này cho thấy lạm phát, mất giá năm 2012 tiếp tục
tăng dẫn đến giá nguyên vật liệu tăng hơn và giá vốn hàng bán năm 2012 cao.
+) Lợi nhuận gộp: Tình hình lợi nhuận gộp qua 2 năm 2010 và 2011 tăng.Năm
2010 lợi nhuận gộp là 5.430.136.914 đồng, năm 2011 là 7.094.251.328. Lợi nhuận gộp
năm 2011 tăng 1.664.114.414 tương ứng với mức độ tăng là 30,6 %. Điều này cho


thấy Công ty đã có những những biện pháp nổ lực trong việc tăng doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ.
Lợi nhuận gộp năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.798.980.378 tương ứng mức độ
tăng là 25,3 %. Trong năm qua công ty đã tích cực tăng sản xuất kinh doanh, đồng thời
tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu với giá cả và chất lượng tốt.
+) Doanh thu hoạt động tài chính : Doanh thu hoạt động tài chính của công ty
năm 2010 đạt 30.930.254 đồng, năm 2011 là 23.813.792 đồng. Năm 2011 giảm so với
năm 2010 là - 7.116.462 đồng tương ứng với mức độ giảm là 23 %. So với chi phí
hoạt động tài chính mà công ty bỏ ra lớn hơn doanh thu chứng tỏ hoạt động đầu tư tài
chính của công nghiệp không hiệu quả. Công ty cần nghiên cứu để mở rộng đầu tư.
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2012 đạt 27.078.633 đồng, năm
2011 là 23.813.792 đồng. Năm 2012 tăng 3.264.841 đồng tương ứng với mức độ tăng
13,7 %. Trên giá trị thì mức doanh thu hoạt động tài chính ở mức rất thấp so với giá
vốn hàng bán. Điều này chứng tỏ công ty chưa tận dụng được các khoản chiết khấu
sớm cho nhà cung cấp để hưởng chiết khấu thanh toán, thay vào đó công ty tăng mức
chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh.
+) Chi phí tài chính : phí tài chính của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là

1.008.371.248 đồng tương ứng với mức độ tăng là 45,49 %. Mức sử dụng nợ vay ngắn
hạn và dài hạn tăng kéo theo các khoản chi phí chi trả lãi của công ty tăng. Các khoản
chi phí tài chính do hoạt động chiết khấu thanh toán cho khách hàng chưa được chú
trọng. Chính vì thế mà chi phí hoạt động tài chính năm 2011 tăng cao.
Chi phí tài chính của công ty năm 2012 giảm 843.907.947 đồng so với năm 2011.
Điều đó cho thấy trong năm 2012 công ty đã có những chính sách chiết khấu hợp lý để
thu hồi vốn nhanh nhằm đáp ứng tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+) Chi phí quản lý kinh doanh (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp): Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2010 là
1.959.968.825 đồng, năm 2011 là 2.971.287.941.Năm 2011 tăng 1.011.319.116 tương
ứng vơi mức độ tăng là 51,5 %. Do năm 2011 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh
nghiệp tìm cách để có được đầu ra cho sản phẩm mình sản xuất và các sản phẩm
doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
gia tăng. Công ty nên thực hiện cắt giảm nhân lực không cần thiết hoặc chuyển đổi vị
trí làm việc dẫn đến chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm.


Mức tăng của chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 là khá lớn nhưng đã giảm
xuống thấp hơn so với năm 2011.
+) Lợi nhuận khác: Năm 2012 là - 99.806.775 đồng. Lợi nhuận khác năm 2011 là 134.349.853 đồng. Cho thấy lợi nhuận khác năm 2012 tăng 34.543.078 đồng. Qua
trên, cho thấy sự ít biến động của lợi nhuận khác và cũng không làm thay đổi nhiều
đến lợi nhuận trước thuế của bản thân công ty.
+) Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 là 963.427.774 đồng,
năm 2011là 590.646.078 đồng. Năm 2011 giảm 372.781.696 đồng tương ứng với mức
độ giảm là -38,69. Chứng tỏ, khủng hoảng, lạm phát đã tác động trực tiếp tới công ty,
dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh. Việc kinh doanh của công ty bị lỗ.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 là 2.291.165.065 đồng, mức lợi nhuận
sau thuế của năm 2012 tăng so năm 2011là 1.700.518.987 đồng. Mức tăng lợi nhuận
sau thuế tăng mạnh hơn so với mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
tăng. Điều này, chứng tỏ công ty đã quản lý tốt các khoản chi phí tài chính, chi phí

quản lý kinh doanh và doanh thu từ hoạt động tài chính đã mang lại hiệu quả.
1.4.2. Tình hình tài chính của công ty trong những năm qua
● Thuận lợi
Công ty đóng trên địa bàn trung tâm của quận với diện tích rộng rãi, thuận lợi cho
việc đi lại của khách hàng và cán bộ công nhân viên.
Bộ máy tổ chức quản lý chặt chẽ từ công ty đến công xưởng, đội ngũ cán bộ công
nhân viên có nghiệp vụ kỹ thuật, trình độ năng lực tay nghề cao, giàu kinh nghiệm,
nhiệt tình trong công việc luôn hỗ trợ giúp đỡ nhau trong công tác
Công ty luôn có một lượng khách hàng nhất định, đó là một điểm tựa vững chắc để
công ty phát triển mạng lưới kinh doanh của mình.
Ban giám đốc luôn quan tâm, chú ý đến nhân viên của mình, gần gũi, thân thiện
với nhân viên, luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên. Đây cũng là một lợi thế
của doanh nghiệp vì công việc đi từ trên xuống đều trôi chảy.
Doanh nghiệp đã nối mạng nội bộ nên việc giao dịch giữa các phòng ban dễ dàng hơn.
● Khó khăn
Bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện nay công ty cũng gặp những khó khăn
làm cho tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh không được phát huy nên
cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:


- Máy móc, thiết bị công nghệ, nhà xưởng qua nhiều năm sử dụng đã xuống
cấp và lạc hậu .
- Nguồn vốn để phục vụ kinh doanh còn hạn chế
- Sức ép cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh
Đứng trước nhiều trở ngại như vậy công ty luôn cố gắng từng bước tháo gỡ, đúc
kết kinh nghiệm…. để từ đó có những định hướng đúng đắn đưa công ty vượt qua
những khó khăn và phát triển hơn nữa.
Mặc dù có những khó khăn nhưng công ty vẫn hoạt động tốt để nâng cao chất
lượng sản phẩm đủ sức canh tranh trên thị trường, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với
nhà nước, công nhân viên công ty vẫn được đảm bảo công việc và nhận mức lương ổn

định. Với những bước tiến dáng kể đó đã phần nào đưa công ty phát triển theo định
hướng và góp phần phát triển nên kinh tế đất nước.


CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ QUẢNG CÁO LỮ NHẠC.
● Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay, công ty đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Đây là
mô hình tổ chức có đặc điểm là toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn công ty
được thực hiện chủ yếu tập trung ở phòng kế toán, các bộ phận và phòng ban khác chỉ
thực hiện việc thu thập, phân loại, chuyển chứng từ về phòng kế toán xử lý và tổng
hợp thông tin (gọi là đơn vị báo sổ).
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp

Thủ
quỹ

Kế
toán
lương

Kế
toán
VBT

Kế
toán
TSCĐ


Kế
toán
Chi
phí

Ghi chú :
Quan hệ chủ đạo :
Quan hệ tương tác :
● Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:
Kế toán trưởng: Tổ bộ máy kế toán cho công ty, xây dựng các chính kế toán,
phân chia quyền hành và trách nhiệm cho các kế toán viên cho công ty. Xây dựng hệ
thống chứng từ hệ thống tài khoản, thiết kế các sổ, lập mẫu các báo cáo quản trị. Chịu
trách nhiệm chính về các số liệu trong báo cáo, sổ sách và các chứng từ phát sinh trong
kinh doanh. Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán. Thực hiện quản lý
ngân sách của doanh nghiệp. Hoạch định và đưa ra các quyết định tài chính ngắn hạn.
Kế toán tổng hợp: Kiểm tra đối chiếu nhằm đảm bảo tính chính xác của các
khoản phải thu, phải trả, theo dõi biến động của tài sản, nguồn vốn và xác định kết quả
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Lập báo cáo tài chính, tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN.


- Tập hợp và ghi nhận chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung của các công
trình, phân bổ tiền lương và chi phí phát sinh trong kỳ.
- Theo dõi việc phát sinh tăng, giảm TSCĐ, công cụ dụng cụ và phân bổ khấu hao
vào chi phí trong kỳ.
- Kiểm tra đối chiếu số liệu, giữ liệu chi tiết và tổng hợp.
- Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo
- Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu
- Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán.

Thủ Quỹ: Thu chi dựa trên phiếu thu, phiếu chi và ghi vào sổ quỹ.
Hàng tháng kiểm tra đối chiếu sổ quỹ với lượng tiền mặt trong công ty. Ghi nhận các
hóa đơn thanh toán tiền điện, điện thoại, internet, cáp…
Kế toán lương: Chấm công theo dõi nhân sự ở xưởng và công trình. Lập hồ sơ
các sổ sách về BHXH, BHYT, KPCĐ và hồ sơ lao động.
Kế toán tài sản cố định: Theo dõi về việc mua sắm, sử dụng, thanh lý, nhượng
bán từng loại TSCĐ, lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Kế toán chi phí: Theo dõi chi phí các công trình thi công. Cuối tháng tập hợp chi
phí thực hiện của tất cả các chương trình trong tháng.
Kế toán vốn bằng tiền: phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt tồn tại quỹ tiền mặt.
Phát hiện xử lý kịp thời các sai sót trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt.
Quan hệ tương tác : Các phần hành kế toán có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, hỗ trợ
và cung cấp các thông tin để hoàn thành công việc của mình. Để thực hiện đầy đủ
chức năng của mình, bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải được tổ chức khoa học,
hợp lý, chuyên môn hóa, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và trực tiếp của kế
toán trưởng, đông thời cũng phải phù hợp việc tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như
trình độ quản lý của doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người có quyền chỉ đạo chung tất
cả các bộ phận kế toán khác. Các bộ phận kế toán còn lại có quyền hạn ngang nhau
nhưng mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm về một phần hành kế toán cụ thể để có thể
chuyên môn hóa công việc của mình, nâng cao kĩ năng để công việc hoàn thành tốt hơn.
2.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ QUẢNG CÁO LỮ NHẠC.
Công ty áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định 48 do Bộ Tài Chính ban hành
ngày 14 tháng 9 năm 2006.


2.1.1. Các chính sách kế toán chung .
● Chế độ kế toán áp dụng : Chế độ kế toán Việt Nam ( Kế toán trên máy).
Sơ đồ 2.2 – Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy trên máy vi tính.


Phần
mềm kế
toán

Chứng từ kế
toán

Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại

Ghi chú :

Sổ Kế Toán
- Sổ tổng
hợp
- Sổ chi tiết

Máy Vi Tính

Báo cáo tài
chính

Nhập số liệu hàng ngày.
In số, báo cáo tháng, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra.

Công việc kế toán theo một quy trình phần mềm kế toán trên máy tính. Phần mềm
kế toán không thể hiện đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng vẫn in đầy đủ sổ và báo
cáo tài chính. Phần mềm được thiết kế theo hình thức nhật ký chung.

− Công ty TNHH Thương Mại và Quảng Cáo Lữ Nhạc đang tổ chức thực hiện hình
thức kế toán và sổ sách theo QĐ số Quyết định 48 do Bộ Tài Chính ban hành ngày 14
tháng 9 năm 2006 cụ thể như sau :
+) Đơn vị tiền tệ : Việt Nam Đồng
+) Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 hàng năm.
+) Phương pháp tính thuế GTGT : Theo phương pháp khấu trừ
+) Phương pháp kê khai hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+) Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
+) Hàng qúy công ty phải lập tờ khai thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
+) Vào cuối năm công ty lập quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN theo quy định của
Tổng cục thuế.


2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
2.1.2.1. Chế độ chứng từ kế toán:
Doanh nghiệp sử dụng các chứng từ kế toán theo Quyết định 48 do Bộ Tài Chính
ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản
ánh vào chứng từ theo đúng mẫu quy định đầy đủ, kịp thời.
-

Các chứng từ về tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm: Bảng chấm

công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng kê trích nộp
các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,...
-

Các chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm

kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá, Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ,
dụng cụ,...

-

Các chứng từ thu, chi tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Biên lai thu tiền, Bảng kê chi tiền, ...

-

Các chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý

TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, ...
-

Ngoài ra, tùy theo từng hoạt động cụ thể, công ty còn sử dụng nhiều chứng từ

khác, như: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông thường, phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi đại lý, …
2.1.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ
- Phù hợp với tính đa dạng của nghiệp vụ kinh tế phát sinh; đảm bảo đầy đủ các yếu
tố cần thiết để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý và
nhanh chóng vừa đảm bảo nguồn thông tin ban đầu quan trọng, vừa là cơ sở kiểm tra
và ghi sổ được nhanh chóng.
2.1.2.3. Quy định về lập chứng từ
Công ty áp dụng theo quy định tại điều 19 Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày
17/6/2003 của Quốc Hội khóa 11 thì lập chứng từ kế toán được quy định như sau:
- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế
toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi
nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung
quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn



vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung quy định
tại Điều 17 của Luật này.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt,
không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục,
không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không
có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải
huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên
chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống
nhau. Chứng từ kế toán do đơn vị kế toán quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1
Điều 2 của Luật này lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì
liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán . Người lập, người ký duyệt và
những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của
chứng từ kế toán.
- Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại
Điều 18 của Luật này và khoản 1, khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử phải được in ra
giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2.1.2.4. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
● Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
- Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng đơn vị
quy định. Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào
bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ
sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính vào chứng từ;
+ Kiểm tra chứng từ kế toán ;
+ Ghi sổ kế toán;
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
● Nội dung của việc kiểm tra chứng từ kế toán, gồm:
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, phản ánh trên chứng từ;

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán;


- Kiểm tra việc chấp hành qui chế quản lý nội bộ của những người lập, kiểm tra,
xét duyệt đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế
độ, thể lệ kinh tế, tài chính của Nhà nước và đơn vị, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ,
thanh toán, xuất kho...), đồng thời báo ngay cho Giám đốc và kế toán trưởng đơn vị
biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số
không rõ ràng, thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc báo
cho nơi lập chứng từ biết để làm lại, làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó mới dùng
làm căn cứ ghi sổ.
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Công ty TNHH Thương Mại và Quảng Cáo Lữ Nhạc là doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ do đặc điểm kinh doanh của công ty, công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế
toán theo Quyết định 48 do Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006 gồm 9
loại tài khoản trong bảng và một loại tài khoản ngoài bảng:
• Tài khoản 111 “Tiền Mặt”
• Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”
• Tài khoản 131 “ Phải thu khách hàng”
• Tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ”
• Tài khoản 152 “ Nguyên vật liệu”
• Tài khoản 211 “ Tài sản cố định hữu hình”
• Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”
• Tài khoản 214 “ Khấu hao tài sản cố định”
• Tài khoản 311 “Vay dài hạn”
• Tài khoản 331 “Phải trả người bán”
• Tài khoản 333 “thuế và các khoản phải nộp nhà nứơc”

• Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”
• Tài khoản 335 “chi phí phải trả”
• Tài khoản 338 “Phải trả phải nộp khác”
• Tài khoản 411 “Nguồn vốn chủ sở hữu”
• Tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”


• Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
• Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
• Tài khoản 521 “Tài khoản giảm trừ doanh thu”
• Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
• Tài khoản 642 “chi phí quản lý kinh doanh”
• Tài khoản 711 “Doanh thu khác”
• Tài khoản 811 “Chi phí khác”
• Tài khoản 821 “chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
• Tài khoản 911 “xác định kết quả kinh doanh”
Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản ngoài bảng như: 007 (ngoại tệ).
Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, sử dụng tài khoản 133, 333.
Nhà nước chỉ mở các tài khoản cấp 1, cấp 2 nhưng công ty đã mở thêm các tài khoản
kế toán chi tiết để hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán chi tiết, cụ thể hơn.
2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán (Hình thức nhật ký chung)
- Nhật ký chung, sổ cái, sổ quỹ, các sổ sách chi tiết
Sơ đồ 2.3 - Sơ đồ lưu chuyển chứng từ theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký
đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ


SỔ CÁI
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Ghi chú :
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:

Số, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết


Đối chiếu, kiểm tra:
Diễn giải :
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, kế toán
tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính theo các chứng từ kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, thông tin sẽ được nhập vào chứng từ gốc, sổ
nhật ký chung và các sổ chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, sau khi đã nhập đầy đủ dữ liệu, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ, lập báo
cáo tài chính và kết chuyển sang kỳ sau.
Việc đối chiếu số liệu được thực hiện tự động, kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số
liệu giữa sổ với báo cáo tài chính sau khi in ra giấy.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyểnvà thực hiện
các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
2.1.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
-


Công ty áp dụng hệ thống báo cáo tài chính đúng mẫu biểu về chế độ hiện hành

của Bộ Tài Chính. Việc lập báo cáo tài chính được kế toán của công ty vận dụng một
cách khoa học và phù hợp với quy định chung của nhà nước đồng thời phù hợp với
đặc thù của công ty.
-

Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN)

-

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu B02-DN)

-

Lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03-DN)

-

Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN)

-

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu 02Đ- TNDN)

-

Kỳ lập báo cáo tài chính là cuối năm tài chính

-


Thời gian nộp báo cáo vào ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp.

-

Nơi gửi báo cáo : Đơn vị kế toán phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

trong thời hạn 90 ngày.
Trách nhiệm lập báo cáo : Tất cả báo cáo do phòng công tác tài chính hỗ trợ cho kế
toán tổng hợp lập báo cáo.Sau khi lập xong sẽ được kế toán trưởng kiểm tra và xem
xét đã lập đúng theo quy định và chuẩn mực quy định hay không.


2.2. TỔ CHỨC CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.2.1. Tổ chức hạch toán của công ty TNHH Thương Mại và Quảng Cáo Lữ Nhạc.
2.2.1.1. Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn kinh doanh thuộc tài sản lưu động của
doanh nghiệp, được hình thành chủ yếu từ quá trình bán hàng và thanh toán.
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền được theo dõi bởi kế toán tiền lương và thanh toán.
Vốn bằng tiền của công ty bao gồm chủ yếu là tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.
a. Chứng từ sử dụng
● Các chứng từ sử dụng chủ yếu bao gồm:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy báo Nợ của ngân hàng
- Giấy báo Có của ngân hàng
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy đề nghị thanh toán
- Hoá đơn mua hàng, vận chuyển…
- Hoá đơn bán hàng, vận chuyển…

b. Tài khoản sử dụng
● Kế toán vốn bằng tiền sử dụng các tài khoản:
- Tài khoản 111: Tiền mặt
- Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác: TK 156, 1331, 131, 331
c. Hạch toán chi tiết vốn bằng tiền
● Hạch toán tiền mặt
+ Kế toán chi tiết
Theo chế độ hiện hành, mỗi doanh nghiệp đều có một số tiền mặt nhất định tại quỹ. Số
tiền thường xuyên có mặt tại quỹ được ấn định tùy thuộc vào quy mô, tính chất hoạt
động của doanh nghiệp và được sự thỏa thuận của ngân hàng.
Để quản lí và hạch toán chình xác, tiền mặt của công ty được tập trung bảo quản
tại quỹ. Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi, quản lý và bảo quản tiền mặt đều do
thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện. Thủ quỹ do giám đốc doanh nghiệp chỉ định và
chịu trách nhiệm gửi quỹ.


Tất cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải có chứng từ thu chi hợp lệ. Phiếu thu
được lập thành 3 liên, sau đó chuyển cho kế toán trưởng để soát xét và giám đốc kí
duyệt mới chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ
quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ ( bằng chữ) vào phiếu thu trước khi kí và ghi rõ họ
tên. Đối với phiếu thu cũng lập thành 3 liên và có đủ chữ kí (kí trực tiếp từng liên) của
người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận
đủ số tiền, người nhận tiền phải trực tiếp ghi rõ số tiền đã nhận bằng chữ, kí tên và ghi
rõ họ tên vào phiếu chi.
Trong 3 liên của phiếu thu, phiếu chi :
- Thủ quỹ giữ 1 liên để ghi sổ
- 1 liên giao cho người nộp tiền
- 1 liên lưu nơi lập phiếu
Cuối mỗi ngày, căn cứ vào phiếu thu – chi để ghi sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kem theo

các chừng từ thu, chi để ghi sổ kế toán.
Kế toán tiền mặt sau khi nhận được phiếu thu, phiếu chi kem theo chứng từ gốc
do thủ quỹ chuyển đến phải kiểm tra chứng từ và cách ghi chép trên các chứng từ tiến
hành định khoản sau đó mới ghi vào “sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” theo trình tự
phát sinh của các khoản thu, chi tiền mặt, tính ra số tồn quỹ vào cuối ngày.
+ Kế toán tổng hợp


×