Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

kế hoạch quản lý, xử lý và phục hồi môi trường tại các điểm ô nhiễm tồn lưu tại vùng kinh tế trọng điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 45 trang )

Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

MỤC LỤC
Lời cảm ơn...........................................................................................................................
3
Phần I: Mở đầu

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

1

SVTH:Trương Thanh Hiếu
1


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

LỜI CẢM ƠN
Chỉ trong một thời gian ngắn là 4 tuần thực tập tại Phòng Cải thiện Môi
trường thuộc Cục Quản lý Chất thải và Cải thiện Môi trường, nhưng em đã học
được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa thể
biết hết được. Để em có được đầy đủ những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế chuẩn
bị cho công việc sau này.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Phó Trưởng phòng: Nguyễn Mạnh
Hưng cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường, trường Đại học Tài
Nguyên Môi Trường Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và trang bị cho em đầy đủ
những kiến thức khi ngồi trên ghế nhà trường và cả trong suốt quá trình em thực tập


tại Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các cán bộ tại Cục Quản lý
Chất thải và Cải thiện Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt thời gian em thực tập tại Cơ quan, để em có được kết quả thực
tập như hôm nay.
Tuy nhiên trong quá trình thực tập và làm báo cáo em cảm thấy mình vẫn
còn nhiều những sai sót do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế. Vì vậy em mong
các thầy cô, các cán bộ đóng góp ý kiến và chỉ bảo thêm để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Trương Thanh Hiếu

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

2

SVTH:Trương Thanh Hiếu
2


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Của
sinh
………………………………………………………………….


viên:

1. Việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan hoặc địa phương
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………….
2. Ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong quá trình thực tập
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
3. Quan hệ với cán bộ trong cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền và nhân
dân địa phương
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
4. Điểm đánh giá của đơn vị thực tập
……………………………………………………………….
………………….
Ngày…….tháng…….năm 2010
CƠ QUAN ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
(Ký tên, đóng dấu)

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng


3

SVTH:Trương Thanh Hiếu
3


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Ô nhiễm tồn lưu là một vấn đề nan giải không chỉ đối với Việt Nam mà còn
đối với các nước phát triển và đang phát triển. Ô nhiễm tồn lưu được hình thành do
có sự tồn tại của các chất độc hại, chấy gây ô nhiễm trong các cơ sở sản xuất, các
bãi chôn lấp chất thải, các khu vực khai thác khoáng sản, các kho/khu vực chứa hóa
chất, xăng dầu và các khu vực quân sự, khu vực bị ô nhiễm do lưu giữ các chất thải,
hóa chất độc hại… do không được xử lý, tồn lưu ô nhiễm lâu năm, do sự cố môi
trường gây ra trong quá khứ cũng như hiện tại.
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Trong qúa trình phát triển, nhiều vấn đề môi trường chưa
được chú ý đúng mức. Hậu quả là đã hình thành nhiều địa điểm đã bị ô nhiễm tồn
lưu. Giải quyết ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm tồn lưu nói riêng luôn là
một trọng tâm của công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Hiện nay trên phạm vi
toàn quốc có rất nhiều điểm ô nhiễm tồn lưu do hoạt động sản xuất của con người như
các khu vực khai thác mỏ đã đóng cửa, các bãi chôn lấp chất thải, các nhà máy,
khu/cụm công nghiệp đã di chuyển hoặc đóng cửa, các nghĩa trang, các khu vực lưu trữ
chất thải, nước thải tồn đọng lâu năm của các cơ sở sản xuất... Các chất ô nhiễm tồn
lưu tích tụ trong môi trường đất, nước mặt và nước ngầm đã và đang gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe và môi trường sống của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, quản

lý môi trường ở Việt Nam hiện đang chỉ tập trung đánh giá hiện trạng môi trường ô
nhiễm và đề xuất xử lý môi trường cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đang hoạt
động mà chưa quan tâm nhiều tới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã ngừng hoạt
động hoặc các khu vực có chứa chất thải nguy hại, các hóa chất tồn lưu, chưa có các
giải pháp quản lý và xử lý môi trường phù hợp.
I. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay đã có một số nhiệm vụ, dự án về điều tra, đánh giá, xử lý ô nhiễm
tồn lưu nhưng các nhiệm vụ và dự án này mới chỉ được thực hiện một cách riêng lẻ
như: Đề án tổng thể điều tra, xác định và xây dựng kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm
môi trường do hoá chất gây ra trên phạm vi cả nước (trong đó có khảo sát đánh giá
vấn đề ô nhiễm tồn lưu); Dự án xây dựng mô hình xử lý khu đất ô nhiễm do tồn lưu
thuốc diệt côn trùng DDT; Dự án Quản lý và thải bỏ PCBs trong các hệ thống điện
theo cách thân thiện với môi trường – Dự án thí điểm cho việc loại bỏ PCBs tại Việt
Nam... Tuy nhiên, các dự án này tập trung vào các đối tượng gây ô nhiễm riêng lẻ,
các nguồn gây ô nhiễm và xử lý ô nhiễm các cơ sở gây ô nhiễm đang hoạt động mà
ít chú trọng đến các cơ sở đã dừng hoạt động như: các bãi chôn lấp chất thải đã
đóng cửa, các khu vực ô nhiễm tồn lưu quanh các làng nghề, các khu/cụm công
nghiệp cũ, các cơ sở sản xuất đã di dời. Ngoài ra, vấn để quản lý các khu vực ô nhiễm
do lưu trữ các chất ô nhiễm, hóa chất độc hại từ hoạt động sản xuất các cơ sở vẫn chưa
được quan tâm và bỏ ngỏ. Đó là các khu vực lưu giữ, các sông, hồ là nơi chứa đựng
các chất thải của các nhà máy, xí nghiệp đã tồn tại từ nhiều năm trước, hiện vẫn đang
được tiếp tục sử dụng nhưng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ví dụ như bãi
GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

4

SVTH:Trương Thanh Hiếu
4



Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

lưu giữ quặng xỉ pirit của Nhà máy Supe Phốt Phát Lâm Thao đã và đang gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân ở xã Thạch Sơn, tỉnh Phú Thọ, khu
vực ao hồ bị ô nhiễm và lấp đầy do chất thải của các làng nghề)
Thực tế cho thấy, ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường tồn lưu chủ
yếu tập trung tại các khu vực sản xuất, các vùng kinh tế tập trung và các vùng kinh
tế trọng điểm. Hiện nay, trên cả nước ta đã hình thành 4 vùng kinh tế trọng điểm
bao gồm: Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng
KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu hình thành
các vùng KTTĐ là nhằm nhằm tạo động lực thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác phát
triển về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước; kết hợp giữa phát triển
kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh… nhằm đề ra giải
pháp phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt có tính đột phá và có lợi thế cạnh
tranh. Mặc dù diện tích tự nhiên của 3 vùng KTTĐ (không bao gồm vùng KTTĐ
đồng bằng sông Cửu Long) chỉ chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn quốc và dân số
chiếm khoản 42% dân số toàn quốc nhưng tỷ lệ đóng góp trong GDP là 62%, và
hơn 77% tổng thu ngân sách cả nước. Song các vấn đề về ô nhiễm môi trường, suy
thoái tài nguyên ở các vùng KTTĐ của nước ta đang ở mức báo động. Tại các vùng
KTTĐ đã hình thành rất nhiều các điểm ô nhiễm tồn lưu. Tuy nhiên, cho đến nay,
chúng ta vẫn chưa có nhiệm vụ, đề án nào đánh giá tổng thể về thực trạng ô nhiễm
tồn lưu thuộc 4 vùng KTTĐ này, đặc biệt là đánh giá sự phát tán các chất ô nhiễm
tồn lưu vào môi trường nước, môi trường đất, phạm vi tác động của chúng và ảnh
hưởng tới sức khỏe người dân để từ đó xây dựng được những phương án xử lý, cải
tạo và phục hồi môi trường tại các điểm ô nhiễm tồn lưu, trả lại cuộc sống trong
lành cho những người dân.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:

- Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại
thuộc đô thị loại đặc biệt, loại 1, 2 và 3.
- Kho xăng dầu, kho hóa chất trước đây và hiện nay không còn sử dụng.
- Khu vực lưu giữ các chất thải và hóa chất của cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
- Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã đóng cửa và di dời.
- Khu vực khai thác khoáng sản nhưng chưa hoàn nguyên.
Phạm vi nghiên cứu:
Thực hiện điều tra, thống kê, xác định mức độ ô nhiễm tồn lưu trên các tỉnh/thành
thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ.
III. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm:
GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

5

SVTH:Trương Thanh Hiếu
5


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

- Đánh giá, xác định được các điểm ô nhiểm tồn lưu.
- Xây dựng bản đồ các điểm ô nhiễm tồn lưu thuộc phạm vi điều tra.
- Xây dựng kế hoạch quản lý, xử lý và phục hồi môi trường tại các điểm ô nhiễm
tồn lưu tại bốn Vùng KTTĐ.
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu về quản lý ô nhiễm tồn lưu tại bốn Vùng KTTĐ.
- Xây dựng các dự án trình diễn xử lý, cải tạo và phục hồi các điểm ô nhiễm tồn lưu.
- Hỗ trợ và nâng cao năng lực về quản lý các điểm ô nhiễm tồn lưu tại bốn Vùng

KTTĐ và trên toàn quốc.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp kế thừa

Phương pháp được sử dụng để tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã
được công bố hoặc lưu trữ về ô nhiễm tồn lưu, các dạng ô nhiễm tồn lưu; các tiêu
chí đánh giá mức độ ô nhiễm ở Việt Nam và quốc tế, ... Những tài liệu này giúp
phát hiện những vấn đề còn tồn tại, nội dung còn thiếu và các điểm, dạng ô nhiễm
tồn lưu cần điều tra, kiểm kê, bổ sung nhằm đáp ứng việc định hướng, lập kế hoạch
quản lý và phục hồi các điểm bị ô nhiễm tồn lưu.
4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm

4.2.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Phương pháp được sử dụng trong quá trình kiểm tra, khảo sát thực tế tại khu
vực ô nhiễm tồn lưu hoặc môi trường nghiêm trọng để có những nhận định, đánh
giá chính xác, đầy đủ về mức độ ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe người
dân.
4.2.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm
Phương pháp được sử dụng cho công tác lấy mẫu thực địa và phân tích mẫu để
xác định nồng độ các chất gây ô nhiễm trên khu vực. Cơ sở của việc lựa chọn vị trí
lấy mẫu dựa trên kết quả điều tra, thống kê các điểm ONTL. Các mẫu được lấy
bằng các dụng cụ đạt tiêu chuẩn, bảo quản và phân tích theo các tiêu chuẩn Việt
Nam và quốc tế tương ứng. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản, đo đạc và phân tích
như sau.

• Phương pháp lấy, phân tích mẫu nước mặt

Phương pháp lấy mẫu, bảo quản, đo đạc và phân tích nước mặt được trình bày
trong bảng 2.1
Bảng 2. 1. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản, đo đạc và phân tích nước mặt.


GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

6

SVTH:Trương Thanh Hiếu
6


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

Stt

Thông số

Dụng cụ chứa mẫu

Bảo quản

Phân tích

1

pH

Can nhựa

Lạnh


TCVN 6492:1999

2

TSS

Can nhựa

Lạnh

TCVN 6625-2000(*)

3

COD

Can nhựa

Lạnh

SMEWW 5220C-2005(*)

4

BOD5

Can nhựa

Lạnh


TCVN 6001-1-2008 (*)

5

Amoni

Can nhựa

Dùng H2SO4 SMEWW 4500-NH4-F(*)

6

Clorua

Can nhựa

Lạnh

TCVN 6194-1996 (*)

7

Florua

Can nhựa

Lạnh

SMEWW 4500-F-2005


8

Nitrit

Can nhựa

Lạnh

SMEWW 4500-NO2-B(*)

9

Nitrat

Can nhựa

Lạnh

SMEWW 4500-NO3-E

10

Photphat

Can nhựa

Lạnh

SMEWW 4500P-E-2005(*)


11

Cyanua

Can nhựa

NaOH

SMEWW 4500-CN-D-2005

12

Asen

Chai thuỷ tinh

Thêm HNO3SMEWW 3500-As-2005(*)
đến pH < 2

13

Cadimi

Tráng bằng dung dịch Thêm HNO3SMEWW 3500-Cd-2005(*)
HNO3 1:1
đến pH < 2

14


Chì

Tráng bằng dung dịch Thêm HNO3SMEWW 3500-Pb-2005(*)
HNO3 1:1
đến pH < 2

15

Crom III

Can nhựa

Thêm
HClSMEWW 3500-Cr-2005(*)
đến pH < 2

16

Crom VI

Can nhựa

Thêm
HClSMEWW 3500-Cr-2005(*)
đến pH < 2

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

7


SVTH:Trương Thanh Hiếu
7


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Stt

Thông số

Dụng cụ chứa mẫu

17

Đồng

Tráng bằng dung dịch Thêm HNO3SMEWW 3500-Cu-2005(*)
HNO3 1:1
đến pH < 2

18

Kẽm

Tráng bằng dung dịch Thêm HNO3SMEWW 3500-Zn-2005(*)
HNO3 1:1
đến pH < 2

19

Niken


Tráng bằng dung dịch Thêm HNO3SMEWW 3500-Ni-2005(*)
HNO3 1:1
đến pH < 2

20

Tổng sắt

Can nhựa

Thêm HNO3TCVN 6177-1996(*)
đến pH < 2

Can nhựa

Thêm HNO3SMEWW 3500-Hg-2005(*)
đến pH <2

21

α

22

α

β

Thủy ngân


Bảo quản

Báo cáo thực tập
Phân tích

Tổng dầu, mỡ Tráng bằng dung dịch Thêm H2SO4SMEWW 5520B-2005
HNO3 1:1
đến pH < 2

23

Tổng Phenol

24

Lạnh

SMEWW 6420

Hóa chất BVTV Chai thuỷ tinh
Clo hữu cơ

Lạnh

GC/MS

25

Tổng hoạt

phóng xạ α

độ Can nhựa

Lạnh

SMEWW 7110 -2005

26

Tổng hoạt
phóng xạ β

độ Can nhựa

Lạnh

SMEWW 7111 -2005

27

β

Can nhựa

Tổng Coliform Chai vi sinh đã tiệt Lạnh
trung ở 1210C

TCVN 6187-2-1996


• Phương pháp lấy, phân tích mẫu nước ngầm

Phương pháp lấy mẫu, bảo quản, đo đạc và phân tích nước ngầm được trình bày
trong bảng 3.
Bảng 2. 2 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản, đo đạc và phân tích nước ngầm.
Stt Thông số

Dụng cụ chứa mẫu

Bảo quản

Phân tích

1

pH

Can nhựa

Lạnh

TCVN 6492:1999

2

DO

Chai DO

KI và MnO


SMEWW 4500-O C

3

Độ cứng

Can nhựa

Lạnh

SMEWW -2340

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

8

SVTH:Trương Thanh Hiếu
8


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

Stt Thông số

Dụng cụ chứa mẫu

Bảo quản


Phân tích

4

TS

Can nhựa

Lạnh

TCVN 6625-2000(*)

5

COD

Can nhựa

Lạnh

SMEWW 5220C-2005(*)

6

Amôni

Can nhựa

Lạnh


SMEWW 4500-NH4-F(*)

7

Clorua

Can nhựa

Lạnh

TCVN 6194-1996 (*)

8

Florua

Can nhựa

Lạnh

SMEWW 4500-F-2005

9

Cyanua

Can nhựa

NaOH


SMEWW 4500-CN-D-2005

10 Tổng Phenol

Can nhựa

Thêm
H3PO4SMEWW 6420
đến pH < 2

11 Asen

Chai thuỷ tinh

Thêm
HNO3SMEWW 3500-As-2005(*)
đến pH < 2

12 Cadimi

Tráng bằng dung dịch Thêm
HNO3SMEWW 3500-Cd-2005(*)
HNO3 1:1
đến pH < 2

13 Chì

Tráng bằng dung dịch Thêm
HNO3SMEWW 3500-Pb-2005(*)

HNO3 1:1
đến pH < 2

14 Crom VI

Can nhựa

15

Tráng bằng dung dịch Thêm
HNO3SMEWW 3500-Cu-2005(*)
HNO3 1:1
đến pH < 2

α

Đồng

Thêm HCl đến SMEWW 3500-Cr-2005(*)
pH < 2

16 Kẽm

Tráng bằng dung dịch Thêm
HNO3SMEWW 3500-Zn-2005(*)
HNO3 1:1
đến pH < 2

17 Mangan


Tráng bằng dung dịch Thêm
HNO3SMEWW 3500-Mn-2005(*)
HNO3 1:1
đến pH < 2

18 Thuỷ ngân

Can nhựa

Thêm
HNO3SMEWW 3500-Hg-2005(*)
đến pH <2

19 Tổng sắt

Can nhựa

Thêm
HNO3TCVN 6177-1996(*)
đến pH < 2

20 Hóa chất BVTV Chai thuỷ tinh
Clo hữu cơ

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

Lạnh

9


GC/MS

SVTH:Trương Thanh Hiếu
9


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Stt Thông số

Bảo quản

Phân tích

21 Tổng hoạt
phóng xạ α

độCan nhựa

Lạnh

SMEWW 7110 -2005

22 Tổng hoạt
phóng xạ β

độCan nhựa

Lạnh

SMEWW 7111 -2005


Tổng Coliform



Dụng cụ chứa mẫu

Báo cáo thực tập

Chai vi sinh đã tiệt Lạnh
trung ở 1210C

TCVN 6187-2-1996

Phương pháp lấy, phân tích mẫu đất
Phương pháp lấy mẫu, bảo quản, đo đạc và phân tích đất được trình bày trong
bảng 4.
Bảng 2. 3 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản, đo đạc và phân tích đất.
Stt

Thông số

Dụng cụ chứa mẫu Bảo quản

Phân tích

1

Độ axit


Túi nhựa

Thông thường

TCVN-5979-1995

2

Độ kiềm

Túi nhựa

Thông thường

TCVN 6655 -2000

3

CN-

Túi nhựa

Thông thường

TCVN 6181 -1996

4

Tổng Phenol


Túi nhựa

Thông thường

GC/MS

5

Dầu mỡ

Túi nhựa

Thông thường

TCVN 5057-1995

6

As

Túi nhựa

Thông thường

TCVN 6496-1999

7

Cd


Túi nhựa

Thông thường

TCVN 6496-1999

8

Cr

Túi nhựa

Thông thường

TCVN 6496-1999

9

Hg

Túi nhựa

Thông thường

TCVN 6496-1999

10

Pb


Túi nhựa

Thông thường

TCVN 6496-1999

11

Zn

Túi nhựa

Thông thường

TCVN 6496-1999

12

Hóa chất BVTV Clo Túi nhựa
hữu cơ

Thông thường

GC/MS

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

10

SVTH:Trương Thanh 10

Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

4.3. Phương pháp xây dựng bản đồ và hệ thống thông tin địa lý

Giải pháp công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) là việc xây dựng cơ sở dữ
liệu trong GIS. Đây là giải pháp cho phép có thể cập nhật, phân tích, theo dõi và
khai thác nhanh một khối lượng thông tin rất lớn về các khu vực bị ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.
4.4. Phương pháp chuyên gia

Mời các chuyên gia, các nhà khoa học cùng tham gia nhiệm vụ để xây dựng
các biện pháp xử lý các khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đảm bảo tính
khoa học, bảo vệ môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế thực tế.
4.5. Phương pháp mô hình

Ứng dụng mô hình toán, lý dự báo sự lan truyền các chất gây ô nhiễm trong
đất, nước tại một số điểm/khu vực ô nhiễm tồn lưu.
V, Đơn vị thực tập: Phòng Cải thiện Môi trường thuộc Cục Quản lý Chất thải
và Cải thiện Môi trường.

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

11

SVTH:Trương Thanh 11

Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
Ô NHIỄM TỒN LƯU
I. Khái niệm.
Các định nghĩa về ô nhiễm tồn lưu được xây dựng phù hợp với phương pháp
tiếp cận nghiên cứu, tình hình ô nhiễm tồn lưu của từng quốc gia/vùng/khu vực.
Nhìn chung các định nghĩa đều thống nhất như sau:
“Điểm ô nhiễm tồn lưu là một vị trí/khu vực mà tại đó, chất nguy hại luôn
xuất hiện ở hàm lượn lớn hơn hàm lượng cho phép và ở hàm lượng đó có thể
gây ra, hoặc có tiềm năng gây ra rủi ro trung hạn hoặc dài hạn cho sức khỏe
cộng đồng và môi trường”.
Để tránh lầm lẫn với các cơ sở đang hoạt động sản xuất dịch vụ mà phát sinh
ô nhiễm, (cơ sở sản xuất gây ô nhiễm) nhìn chung tại các nước đang phát triển,
thuật ngữ địa điểm ô nhiễm tồn lưu, hay vị trí ô nhiễm (contaminated site/land) để
chỉ những khu vực đã tồn tại những hoạt động sản xuất và dịch vụ, sau khi đã
ngừng hoạt động mà tại đó, vẫn có tồn lưu:

(1) Chất nguy hại xuất hiện ở nồng độ lớn hơn nồng độ cho phép
(2) Chất nguy hại đó gây ra, hoặc có tiềm năng gây ra rủi ro trung hạn hoặc
dài hạn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường, đặc biệt là môi trường nước và môi
trường đất.
Việc xây dựng/điều chỉnh khái niệm phù hợp với hiện trạng và mức độ ô
nhiễm tồn lưu cũng như thực tế quản lí về môi trường ở nước ta hiện nay là rất cần

thiết nhằm làm cơ sở khoa học cho việc phân loại, đánh giá tác động tiềm ẩn của
các chất gây ô nhiễm tồn lưu, từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa, xử lý
và phục hồi các điểm tồn lưu ở Việt Nam.
II. Phân loại.
Có nhiều cách phân loại địa điểm ô nhiễm tồn lưu. Nhìn chung, hai các phân
loại phổ biến nhất được sử dụng là phân loại theo tác nhân và theo tính chất ô
nhiễm.
- Phân loại theo tác nhân: địa điểm ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo và điểm ô
nhiễm có nguồn gốc tự nhiên.
- Phân loại theo tính chất ô nhiễm: có thể chia các địa điểm ô nhiễm tồn lưu
thành các dạng sau:
- Điểm ô nhiễm tồn lưu rất nghiêm trọng, là những địa điểm mà tại đó, chất ô nhiễm
tác động trực tiếp/gián tiếp và gây tổn thất về nhân mạng hoặc biến đổi gen trên cơ
thể người trên phạm vi rộng và trong một thời gian dài.

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

12

SVTH:Trương Thanh 12
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

- Điểm ô nhiễm tồn lưu nghiêm trọng, là những địa điểm mà tại đó, chất ô nhiễm
tác động gián tiếp đến con người và hệ sinh thái, về lâu dài sẽ gây ảnh hướng đến
sức khỏe con người.

- Điểm ô nhiễm tồn lưu nhẹ, là những địa điểm mà tại đó, chất ô nhiễm tác động
gián tiếp và gây ảnh hưởng nhất định đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực.
- Phân loại theo loại hình hoạt động sản xuất dịch vụ trước đây tại địa điểm ô
nhiễm tồn lưu.
Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế ở Việt Nam, và nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thu thập thông tin, đánh giá và quản lý sau này, phạm vi và mức
độ tác động đến môi trường, cũng như căn cứ trên nguồn lực thực hiện, quản lý và
khả năng hồi cứu thông tin, các điểm ô nhiễm tồn lưu nhân tạo có thể được phân
loại theo loại hình hoạt động như sau:
- Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại
thuộc đô thị loại đặc biệt, loại 1,2 và 3;
- Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đã đóng cửa hoặc di dời trong danh mục
của Quyết định 64;
- Khu vực khai thác và chế biến khoáng sản đã ngừng khai thác và chưa hoàn
nguyên;
- Kho xăng dầu, kho hóa chất trước đây và hiện nay không còn sử dụng;
- Khu vực lưu giữ các chất thải và hóa chất của cơ sở gây ô nhiễm môi trường;
Trong số các loại hình nêu trên, chưa kể đến các khu vực mang tính chất quân sự có
liên quan, như kho vũ khí, hóa chất, bãi thử vũ khí, khu vực tập trận, đặc biệt là các
kho vũ khí và hóa chất, xăng dầu từ thời gian chiến tranh.

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

13

SVTH:Trương Thanh 13
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội


Báo cáo thực tập

CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
ĐIỂM Ô NHIỄM TỒN LƯU
I. Đào và chuyển chỗ đất
Đây là biện pháp cần được xem xét trước hết. Đào và chuyển chỗ nhằm di
chuyển các chất độc hại đến một nơi an toàn hơn. Chất ô nhiễm không được loại bỏ
mà chỉ đơn giản là đào lên và chuyển đi nơi khác với mục tiêu là không bị ô nhiễm
ở những nơi cần thiết. Áp dụng khi diện tích ô nhiễm không lớn, nồng độ ô nhiễm
phát hiện được là lớn.
II. Phương pháp lý hóa học.
Mục đích của phương pháp này là thay đổi điều kiện môi trường nhằm ngăn
cản quá trình vận chuyển các thành phần độc hại đến các vị trí khác nhau trong hệ
sinh thái đất qua vận chuyển của thực vật, nước ngầm và hệ sinh vật đất. Các
phương pháp này sẽ làm giảm độ linh động hay thay đổi cấu trúc hóa học của chất
hóa học. Các phương pháp này chủ yếu được sử dụng với mục tiêu khử độc ở các
điểm ô nhiễm.
- Hấp thu khí
Kỹ thuật dùng để xử lý nguồn nước ngầm dưới các bãi chôn lấp bị ô nhiễm
do chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp hơn 200mg/l, không thích hợp với các chất
hữu cơ khó bay hơi. Các thiết bị sử dụng là tháp đệm, tháp đía, hệ thống phun,
khuếch tán khí hay thông khí cơ học.
- Trao đổi ion
Các thành phần của đất có giá trị dung lượng trao đổi ion CEC cao có khả
năng liên kết các chất hữu cơ mang điện tích (+) và kim loại tạo thành sản phẩm
không linh động hóa học và giảm nguy cơ đưa chúng vào môi trường đất. Người ta
đưa vào đất các hạt tổng hợp, zeolites hay sét, tăng dung lượng trao đổi cation của
đất. Các loại hạt tổng hợp được sử dụng cho các vùng ô nhiễm tồn lưu có khả năng
xử lý các hợp chất phức tạp như các kim loại độc hại kết hợp với các thành phần

hữu cơ thậm chí với các chất ô nhiễm phóng xạ.
- Oxi hóa
Là công nghệ xử lý thông dụng và hiệu quả cao đối với đất ô nhiễm do các
hóa chất hữu cơ độc hại và cyanides. Chất oxi hóa sử dụng trong công nghệ này rất
rộng, thông dụng nhất là clo và hợp chất của clo H 2O2, O3 và KmnO4. Ngày nay có
xu hướng sử dụng H2O2 và ozone nhiều hơn. Phương pháp này có thể dùng kết hợp
với xúc tác đèn cực tím UV.
Hiệu quả xử lý cao lên đến >90% đối với các chất béo không no như
trichlorethylene (TCE), cũng như các hợp chất thơm như Benzene, ethylbenzene,
toluene, xylene (BTEX) cũng như PAHs, phenols và alkenes, các loại thuốc bảo vệ
thực vật, sulfit, ammoniac, xyanua và kim loại nặng.
- Quang phân
GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

14

SVTH:Trương Thanh 14
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

Công nghệ phân hủy bằng quang phân phụ thuộc vào quá trình phân hủy các
chất ô nhiễm hữu cơ nhờ tia cực tím. Quy trình thực hiện bằng cách chiếu trực tiếp
các tia UV hay đơn giản là phơi đất ngoài ánh sáng để giúp phân hủy chất ô nhiễm
trên các lớp đất nông. Quá trình được thực hiện tại chỗ hay trên các thiết bị dựng
sẵn. Chất ô nhiễm nằm tại các lớp đất sâu hơn được đào và vận chuyển đến các bể
xử lý đặc biệt.

Xử lý quang phân bằng công nghệ UV là phương pháp rất hiệu quả do tia
UV có khả năng phá hủy chất ô nhiễm mà không phát sinh lượng chất ô nhiễm thứ
cấp.
Các photons UV sẽ bẻ gãy các liên kết hóa học với các thành phần hữu cơ
bay hơi (VOCs) như trichlorethylene (TCE), toluene, benzene… tạo thành các chất
dễ phân hủy hơn. Các nguồn UV được lựa chọn phụ thuộc vào giải hấp thụ của chất
ô nhiễm hữu cơ đang cần xử lý vì mỗi chất ô nhiễm có bước sóng tối ưu riêng cho
quá trình quang phân. Một số ví dụ về bước sóng UV tối ưu với một số chất

- Benzene: 184nm
- Acetone: 220nm đến 318nm
- TCE: 280nm
Đối với các hợp chất hữu cơ phức tạp có thể bị phân ly thành các hợp chất
độc hại khác dưới tác động của các dải hấp thụ khác nhau, quá trình phải được lặp
lại với các dải tia khác nhau cho đến khi chỉ có các thành phần không độc hại còn
lại ở cuối quá trình.
Ưu điểm chính của phương pháp này là hiệu suất xử lý khá cao, chi phí xử lý
tương đối thấp, rác thải an toàn với môi trường. Nhược điểm chính là thời gian xử
lý thường kéo dài và không xử lý được các chất ô nhiễm ở nồng độ cao.
Có thể kết hợp phân hủy quang phân và xử lý sinh học được thực hiện thông
qua việc bổ sung vi sinh vật và dinh dưỡng vào đất sau khi xử lý bằng quang phân.
- Phương pháp phân hủy xúc tác bằng kiềm (BCD)
Quá trình phân hủy các hợp chất dạng POPs theo phương pháo này được
thực hiện nhờ phân hủy chúng trong môi trường có NaOH bằng tác nhân
hydrocacbon giàu hàm lượng hydro.
Để các hóa chất BVTV hoặc POPs tách khỏi chất nền người ta sử dụng tác
nhân kiềm và thường sử dụng là soda (NaHCO3). Trong điều kiện có soda hầu hết
các hóa chất BVTV đều bị tách khỏi đất hoặc các chất nền khác (gạch, gỗ bị dính
hóa chất BVTV) và có thể một phần hóa chất BVTV cũng đã bị phân hủy, tức là
gãy mạch clo nối với vòng Benzene.

Dầu hỏa (hydrocacbon) là tác nhân vừa có tác dụng phân tán hóa chất BVTV
vừa là cung cấp hydro cho phản ứng thể clo trong phản ứng phân hủy hóa chất
BVTV. Giai đoạn hai tiến hành trong bình phản ứng được gia nhiệt đến 326 0C, tức
là nhiệt độ nóng chảy của NaOH. Lúc này các hóa chất BVTV sẽ được nạp vào bình
phản ứng và ở đây hydro từ đầu sẽ thay thế clo trong các phân tử hóa chất BVTV,
tiếp theo là các phản ứng phân hủy mạch benzene. Sản phẩm của phản ứng phân
GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

15

SVTH:Trương Thanh 15
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

hủy là hơi nước và NaCl. Mức độ kiejt của phản ứng phân hủy được kiểm tra thông
qua chỉ số DRE và chỉ số này đạt từ 4 đến 6 số 9 cho các hóa chất DDT, PCBs,
HCH, HCB. Phần còn lại sau phản ứng phân hủy hoàn toàn đáp ứng yêu cầu cho
loại chất thải có thể chôn lấp bình thường.
- Hấp phụ
Công nghệ này dựa trên xu thế là phần lớ các hợp chất hữu cơ được hấp phụ
trên bề mặt cacbon hoạt tính và các chất hấp phụ khác như silicagen, sét bentonit,
diatomit. Xu thế hấp phụ tăng theo khối lượng phân tử của các chất hữu cơ. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng công nghệ hấp phụ trên hạt cacbon hoạt tính thích hợp nhất
với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và các dạng halogen hóa, các chất nổ và
thuốc trừ sâu. Hấp phụ trên than hoạt tính có thể là thực hiện tại hiện trường trên
các bể xử lý đặc biệt.

Đây là phương pháp đòi hỏi được thực hiện trong phase lỏng (như xử lý
nước ngầm), hoặc pha khí (như xử lý khí thải từ phương pháp phục hồi bằng tách
hơi đất). Thường được dùng để khử các khí độc, dung môi và mùi có nguồn gốc
hữu cơ.
Các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình:
- Độ hòa tan của chất ô nhiễm
- Cấu trúc phân tử
- Khối lượng phân tử
- Độ phân cực
- Xử lý đất bằng trích ly bay hơi (Soil Vapour Extraction (SVE))
Đây là công nghệ phổ biến trong phục hồi đất ô nhiễm. Phương pháp tương
đối đơn giản nhằm tách các thành phần hữu cơ bay hơi và dễ bay hơi trong đất. Quá
trình công nghệ bao gồm bơm không khí sạch vào vùng chưa bão hòa giúp tách hơi
hữu cơ ra khỏi dịch đất bằng cách phân tách hơi giữa dịch đất và hơi đất. Hơi kết
hợp với khí trong đất sau đó được tách ra nhờ giếng tách chân không.
Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc chủ yếu vào mức độ bão hòa nước
trong đất được xử lý cũng như đặc tính lý, hóa học của chất ô nhiễm tách ra như áp
suất hơi và độ bay hơi. Hơi chất ô nhiễm tách ra bằng phương pháp này thường
được xử lý tiếp bằng hấp thụ cacbon hay các phương pháp thích hợp khác đối với
các khí độc thu được.
Để nâng cao hiệu quả của quá trình tách bằng công nghệ này, có thể đưa khí
nóng hay hơi nước vào trong đất. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hơi
nước tại các điểm tồn lưu là kho xăng dầu đã đóng cửa cho thấy hiệu quả xử lý khá
cao với chi phí thấp hợp lý. Bổ sung thêm hệ thống thổi khí (air sparging system)
trong khi lắp đặt SVE làm công nghệ trở nên thích hợp để tách chất ô nhiễm từ các
vùng bão hòa.
Phương pháp này có khả năng ứng dụng trên diện rộng nhằm di dời các chất
hữu cơ dễ bay hơi như trocloroetylen, pecloroetylen, toluen, benzen, xăng và nhiều
dung môi hữu cơ khác. Kỹ thuật này cũng có thể áp dụng để tách hơi thủy ngân và
GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng


16

SVTH:Trương Thanh 16
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

asen. Việc sử dụng các tác nhân chiết tách nước cũng tách các hợp chất không bay
hơi hoặc không phân hủy sinh học. Chi phí phương pháp này thấp hơn phương pháp
nhiệt hóa hoặc xử lý tách sau khi đào đất.
Phương pháp này có thể được áp dụng để xử lý ô nhiễm tồn lưu tại bãi chôn lấp
chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại.
- Rửa đất (Soil washing)
Trong công nghệ này, đất ô nhiễm được phun rửa bằng nước theo cơ chế
rung để tách hay giảm lượng chất ô nhiễm độc hại. Các chất ô nhiễm thường có xu
thế kết hợp với các vật liệu mịn (bùn, sét) chứ không phải với các vật liệu đất kích
thước lớn hơn (cát, sỏi). Sau khi tách thành 2 phân đoạn đất, các vật liệu mịn mang
các hợp phần chính của chất ô nhiễm được xử lý tiếp bằng các phương pháp khác để
tách các chất ô nhiễm, còn các vật liệu thô hơn nếu đã rửa sạch có thể đưa trả lại
hiện trường.
Công nghệ rửa đất thuộc nhóm kỹ thuật giảm thể tích, trong đó chất ô nhiễm
được tập hợp lại thành khối lượng nhỏ hơn. Thường được gặp áp dụng xử lý nhiều
loại chất ô nhiễm từ kim loại đến sản phẩm dầu và thuốc trừ sâu.
- Xối rửa đất (Soil Flushing)
Là công nghệ xử lý tại chỗ nhằm xử lý chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ. Còn
gọi là phương pháp xối rửa đồng dung môi, kỹ thuật này thực hiện bằng cách bơm

hỗn hợp dung môi, như nước và cồn hay các chất hoạt động bề mặt khác vào vùng
bão hòa. Nước thu được bao gồm dung môi và các chất ô nhiễm tách ra được thua
về giếng và đưa đi xử lý riêng. Công nghệ này chủ yếu được áp dụng để xử lý đất bị
ô nhiễm vô cơ bao gồm cả chất phóng xạ. Kỹ thuật cũng có thể sử dụng để xử lý
VOC, SVOC, thuốc trừ sâu và nhiên liệu dư thừa. Cần lưu ý là phương pháp này có
thể không có hiệu quả với đất có tính thấm kém. Chi phí xử lý nước rích cũng khá
phức tạp và làm tăng đáng kể chi phí đầu tư cho công tác xử lý của dự án.
Phương pháp rửa đất có thể được áp dụng để xử lý ô nhiễm tồn lưu tại bãi chôn lấp
chất thải nguy hại.
III. Phương pháp sinh học
Xử lý sinh học đất ô nhiễm là kỹ thuật xử lý sử dụng các vi sinh vật tự nhiên
trong đất có khả năng phân hủy chất ô nhiễm thông qua hoạt động sống hàng ngày
(ví dụ như vi khuẩn và nấm men). Có một số vi khuẩn có khả năng tiêu hóa nhiều
loại chất ô nhiễm hữu cơ, trong đó có nhiều chất khó có thể phân tách hay phân giải
bằng các phương pháp khác.
Xử lý sinh học là phương pháp đơn giản và hiệu quả có thể làm phân hủy các
chất ô nhiễm hữu cơ, như sản phẩm dầu mỏ, nhiên liệu thành các hợp chất không ô
nhiễm như CO2 và nước. Hầu hết sự phân hủy sinh học tự nhiên các chất ô nhiễm
diễn ra trong môi trường đất, tuy nhiên các điều kiện phân hủy sinh học nhìn chung
không thuận lợi để đạt được hiệu quả làm sạch. Công nghệ cải tạo sinh học chủ yếu
nhằm mục đích cải thiện các điều kiện cho các vi sinh vật phân hủy. Các điều kiện
cần được quan tâm hơn cả là nhiệt độ, độ ẩm, pH, thế oxy hóa khử, nồng độ các
chất ô nhiễm, sự có mặt của các vi sinh vật mong muốn và khả năng phân hủy sinh
GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

17

SVTH:Trương Thanh 17
Hiếu



Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

học của các chất ô nhiễm. Quá trình phân hủy có thể xảy ra cả trong điều kiện hiếu
khí và yếm khí. Nhìn chung điều kiện hiếu khí thường được áp dụng nhiều hơn.
IV. Các phương pháp đóng rắn và ổn định đất
Đây là nhóm công nghệ nhằm cố định và ổn định chất ô nhiễm trong đất
ngăn không cho chất ô nhiễm tiếp cận tới môi trường, bằng cách gắn kết chất ô
nhiễm vào pha rắn hay chuyển chúng thành dạng ít tan, ít linh động và ít độc hơn.
Một số phương án chính bao gồm:
- Cố định dạng bitum
Chất ô nhiễm được gắn vào bitum nóng chảy, sau đó được làm nguội và gắn
chặt trong đó. Chất ô nhiễm được gắn vào bitum nóng chảy sẽ chuyển sang dạng
không linh động và không thể đi vào môi trường được nữa. Thường được sử dụng
kết hợp ở các nhà máy sản xuất xi măng
- Gắn vào các vật liệu chất dẻo nhiệt
Các vật liệu dẻo nhiệt Thermoplastic materials được nóng chảy và trộn với
vật liệu ô nhiễm trong bể đặc biệt, khuấy trộn mạnh và tạo thành dung dịch dạng
bùn đồng nhất, sau khi làm lạnh, chất rắn có thể được thải bỏ an toàn.
- Đẩy polyethylene
Đất ô nhiễm được trộn với chất gắn polyethylene, đun nóng và sau đó làm
nguội. Chất rắn thu được có thể thải bỏ hoặc sử dụng theo cách khác.
- Pozzolan/Portland cement
Là một chất có thể phản ứng với vôi trong nước để tạo thành vật liệu có tính
chất như xi măng. Phản ứng giữa nhôm-silic, vô và nước sẽ tạo thành một loại sản
phẩm như vữa và được gọi là vữa pozzolan. Các vật liệu pozzolan bao gồm xỉ than,
xỉ lò và bụi xi măng.
Các vật liệu dạng mịn (Pozzolanic-based) như tro xỉ, bụi lò, đá bọt được

trộng với chất ô nhiễm, nước và chất trợ dạng kiềm. Trong điều kiện đó KLN có thể
kết tủa trong lớp bùn, hỗn hợp sau đó được đóng rắn để lưu giữ các chất ô nhiễm
hữu cơ.
- Thủy tinh hóa
Chất ô nhiễm được gắn vào thủy tinh nguyên khối. Quá trình được thực hiện
tại chỗ hay đưa đi nơi khác. Thủy tinh hóa tại chỗ được thực hiện bằng cách đưa
điện cực graphite vào đất và nung nóng bằng điện đến nhiệt độ 1600-1800 0C. Tại
nhiệt độ đó, đất bị nóng chảy và tạo thành các khối thủy tính. Trong quá trình làm
nguội, chất ô nhiễm hữu cơ bị nhiệt phân và phân hủy thành khí trong quá trình
nóng chảy, còn KLN được ổn định trong khối thủy tinh. Phương pháp cũng được áp
dụng để phục hồi đất bị nhiễm chất phóng xạ.
Quá trình cũng có thể được thực hiện trong các thiết bị đặc biệt, chất ô nhiễm
được trộn với borosilicate và soda lime để tạo thành các khối thủy tinh rắn.
- Cô lập khu vực ô nhiễm

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

18

SVTH:Trương Thanh 18
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

Một phương pháp cô lập khu vực ô nhiễm bằng cách xây dựng hệ thống rãnh
chắn, tường chắc có trải các lớp vải địa nhiệt, kết hợp với sử dụng các vật liệu cô
lập, vật liệu hấp phụ để kiểm soát nước thải từ khu vực nhiễm ra môi trường xung

quanh. Mặc dù là phương pháp tiêu tốn chi phí thấp và đang được thực hiện ở một
số nơi đối với đất các chất độc và bãi thải khác, việc sử dụng phương pháp này còn
tiếm ẩn nguy cơ lâu dài, không lường trước hậu quả của các nguồn nhiễm, thời gian
kiểm soát không được xác định, do các chất độc di chuyển đến lớp đất nằm cận lớp
sét tích lũy ngày càng cao. Việc lựa chọn phương pháp này đối với trường hợp ô
nhiễm ở Việt Nam được xem như là giải pháp tạm thời.
Các phương pháp cố định đất ô nhiễm nhìn chung được sử dụng khá rộng rãi,
nhưng thường chỉ áp dụng được trên quy mô nhỏ, chi phí giá thành cao. Ngoài ra
cần có các biện pháp xử lý sơ bộ và cần có các chương trình quan trắc phù hợp
nhằm phòng tránh sự rò rỉ ra môi trường xung quanh.
Các bãi chôn lấp chất thải nguy hại có thể được cố định bằng phương pháp
này.
V. Phương pháp kết hợp để xử lý
- Phương pháp phân hủy hóa học kết hợp với chôn lấp:
Nguyên lý của phương pháp dựa trên quá trình hai giai đoạn: Phân hủy các
hóa chất BVTV bằng phương pháp hóa học nào đó, sau đó chôn lấp theo phương
pháp hiện đại. Ưu điểm của phương pháp này là tương đối dễ thực hiện, an toàn cho
môi trường. Nhước điểm là cần có vị trí cho hố chôn lấp, phải kiếm soát trong một
thời gian.
- Phương pháp chôn lấp kết hợp với phương pháp vi sinh.
- Phương pháp hóa học kết hợp với phương pháp vi sinh.
Phương pháp này là sự kết hợp giữa hai quá trình: chiết tách tại chỗ các chất
ô nhiễm dễ bay hơi và phục hồi tại chỗ nhờ các vi sinh vật. Quá trình xâm nhập của
không khí trong kỹ thuật chiết tách giúp việc vận chuyển oxy có hiệu quả làm thúc
đẩy quá trình phân hủy sinh học trong đất.

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

19


SVTH:Trương Thanh 19
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI
CÁC BÃI CHÔN LẤP Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam hiện nay, hầu như các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lấp
CTR là chủ yếu. Tuy nhiên, chỉ có 15/64 tỉnh/thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ
sinh. Theo thống kê có 149 bãi chôn lấp cũ không hợp vệ sinh (21 bãi cấp
tỉnh/thành phố và 128 bãi cấp huyện/thị trấn). Năm 2006, cả nước có 98 bãi chôn
lấp CTR đang hoạt động, trong đó chỉ có 16/98 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, 82/98 bãi
chôn lấp không hợp vệ sinh, chỉ là những bãi tự nhiên hoặc hoạt động không hiệu
quả. Về thực chất, đa số bãi chôn lấp CTR đó chỉ đơn thuần là nơi đổ rác, chưa
được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy định bãi chôn lấp vệ
sinh: vị trí gần khu dân cư (cách 200 - 500m, thậm chí có bãi chỉ cách 100m);
không có lớp chống thấm ở thành và đáy ô chôn lấp; không có hệ thống thu gom và
xử lý nước rác, khí rác nên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ
sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Trong quá trình thực hiện đề án, đã tiến hành khảo sát một số bãi chôn lấp tại
các tỉnh, thành phố như: bãi chôn lấp Soi Nam - phường Ngọc Châu - thành phố Hải
Dương, bãi chôn lấp Đông Ngo - thành phố Bắc Ninh, bãi chôn lấp Lạc Thanh thành phố Uông Bí,… Sau khi cân nhắc, đánh giá mức độ phù hợp với nhiệm vụ,
chúng tôi lựa chọn bãi chôn lấp Lạc Thanh để tiến hành xử lý, cải tạo và phục hồi
môi trường thí điểm.
Bãi chôn lấp Lạc Thanh được UBND thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông
Bí) đầu tư xây dựng từ năm 2001 tại Quyết định số 1244/QĐ-UB ngày 09/10/2001
và đưa vào sử dụng từ năm 2002 với diện tích khoảng 12.000 m2

Ngày 30/3/2012 UBND thành phố có Quyết định số: 885/QĐ-UBND về việc
phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình: Cải tạo xử lý bãi chôn lấp,
chôn lấp rác thải khu Lạc Thanh phường Yên Thanh” và mở rộng bãi chôn lấp với
diện tích khoảng 4.000 m2.
Biện pháp xử lý: chôn lấp thủ công, xử lý phun chế phẩm vi sinh EM trên bề
mặt bãi chôn lấp sau mỗi ngày đổ rác và sử dụng vôi bột và đất để che phủ trên bề
mặt.
Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, xử lý triệt để mùi hôi ở khu vực xung
quanh bãi chôn lấp, xử lý rác đầu tư chưa thỏa đáng, việc đáp ứng các chỉ tiêu môi
trường theo Luật môi trường hiện nay là chưa thể đáp ứng. Trên thực tế, hố xử lý
nước rác chưa đúng, hệ thống thu gom nước rác không đảm bảo ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.
Cuộc sống người dân xung quanh khu vực Bãi chôn lấp Lạc Thanh bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, môi trường khu vực bị ô nhiễm cả môi trường đất, nước và
không khí. Chính vì vậy, bãi chôn lấp Lạc Thanh cần được xử lý, cải tạo và phục
hồi môi trường.

I. Mục đích xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường bãi chôn lấp Lạc Thanh

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

20

SVTH:Trương Thanh 20
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập


- Khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường (đất, nước, không khí) do chất
thải gây ra, nâng cao sức khỏe cho người dân xung quanh bãi chôn lấp.
- Làm mô hình thí điểm để nhân rộng, áp dụng cho các bãi chôn lấp khác
trong cả nước;
II. Hiện trạng bãi chôn lấp khu Lạc Thanh

1. Vị trí
Bãi chôn lấp chất thải Lạc Thanh thuộc địa bàn phường Yên Thanh, thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Ảnh 3.1. Đường vào bãi chôn lấp Lạc Thanh

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

21

SVTH:Trương Thanh 21
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

Ảnh 3.2. Nước rác chảy tràn trên đường vào bãi chôn lấp Lạc Thanh

2. Thời gian hoạt động
Bãi chôn lấp Lạc Thanh được UBND thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông
Bí) đầu tư xây dựng từ năm 2001 tại Quyết định số 1244/QĐ-UB ngày 09/10/2001

và đưa vào sử dụng từ năm 2002 với diện tích khoảng 12.000 m2.
Ngày 30/3/2012 UBND thành phố có Quyết định số: 885/QĐ-UBND về việc
phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình: Cải tạo xử lý bãi chôn lấp,
chôn lấp rác thải khu Lạc Thanh phường Yên Thanh” và mở rộng bãi chôn lấp với
diện tích khoảng 4.000 m2

3. Quy mô, công suất
Bãi chôn lấp chất thải Lạc Thanh có diện tích 11.000m 2, khối lượng rác thải
từ 30 - 55 m3/ngày.

4. Cấu trúc bãi chôn lấp chất thải
Bãi chôn lấp hình thành từ bãi chôn lấp tự phát nên nền bãi chôn lấp không
đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Năm 2010 khi được cải tạo nâng cấp có xây hệ
thống tường bao bằng gạch xỉ cao 1,4m, rộng 150mm, chiều sâu chôn rác khoảng
8m. Hệ thống đê bao bãi chôn lấp có chiều dài 422m, mặt đê rộng khoảng 2m bằng
đất sét. Hiện tại rác cao hơn cả mặt đê bao. Nước rác không có hệ thống thu gom,
chảy ra con mương cạnh bãi chôn lấp rộng khoảng 50cm. Trên bề mặt bãi, có chỗ
nước rác chảy tràn qua đê bao thải trực tiếp xuống kênh và sông Sinh, không thấy
hiện tượng nước rác thấm qua thân đê bao. Bãi chôn lấp không có hệ thống thu khí
thải.

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

22

SVTH:Trương Thanh 22
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội


Báo cáo thực tập

Ảnh 3.3. Rác thải cao hơn cả đê bao 2-3m

Ảnh 3.4. Nước rác tràn qua tường đất đắp

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

23

SVTH:Trương Thanh 23
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

Hướng
nước
rác chảy

Ảnh 3.5. Nước rác tràn qua cổng vào và chảy vào rảnh rộng khoảng 50 cm
Theo thiết kế, bãi chôn lấp có một hồ lắng nước rác trước khi chảy ra sông
Sinh nhưng hiện nay hồ này bị cỏ cây mọc um tùm, không còn hình dạng của cái hồ
nữa.

Hồ lắng


Ảnh 3.6. Hồ lắng bị cỏ mọc lấp đầy

GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

24

SVTH:Trương Thanh 24
Hiếu


Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

Báo cáo thực tập

5. Tình hình ô nhiễm
Bãi chôn lấp được xử lý khử mùi, dù đã đóng cửa từ đầu năm 2012 nhưng nước
rác vẫn thấm rỉ ra đường và ra con mương dọc bãi chôn lấp. Con mương này chảy
trực tiếp ra sông rồi đổ ra biển.
Biện pháp xử lý: chôn lấp thủ công, xử lý phun chế phẩm vi sinh EM trên bề
mặt bãi chôn lấp sau mỗi ngày đổ rác và sử dựng vôi bột và đất để che phủ trên bề
mặt nhưng hiện nay do lớp đất phủ quá mỏng nên một vài trận mưa đã trôi đi hết
không còn đất.
Hiện tại xử lý sự cố rò nước từ bãi chôn lấp, chôn lấp rác thải đang là vấn đề
nóng và gây bức xúc trong cộng đồng dân cư địa phương. Vì vậy cần thiết phải có
sự đầu tư xử lý sự cố, đóng cửa bãi chôn lấp hợp vệ sinh, đảm bảo môi trường sống
an toàn cho người dân xung quan và vệ sinh môi trường nói chung.
III. Đề xuất phương án xử lý

1. Các phương pháp đóng cửa bãi chôn lấp chất thải hiện nay
Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng một số công nghệ xử lý để hoàn thổ bãi

CTR sau: đắp đất, trồng cây hoàn thổ; xây dựng nhà máy ép rác, giảm thể tích để
tăng thời gian sử dụng bãi (phương pháp cơ học); bốc rỡ rác đi làm nguyên liệu chế
biến phân vi sinh (Phương pháp sinh học); xây dựng nhà máy đốt rác tại chỗ hoặc
vận chuyển rác đi nơi khác để đốt.
a. Đắp đất, trồng cây hoàn thổ
Xử lý bãi chôn lấp sau khi đóng cửa bằng phương pháp đắp đất trồng cây:
- Lớp phủ trên bề mặt bãi thải có hàm lượng sét >30%, đảm bảo độ ẩm tiêu
chuẩn và được đầm nén cẩn thận với chiều dày ≥60cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi
tăng dần từ 3 - 5%. Luôn đảm bảo thoát hơi nước tốt và không trượt lở, sụt lún
- Lớp phủ trên cùng là lớp đất trồng (đất thổ nhưỡng) dày từ 40 – 50cm.
Hiện nay, công nghệ này đã và đang được áp dụng rất thành công tại nhiều
nước và cả ở Việt Nam.
- Singapore đã xây dựng bức tường 4,4 dặm biển làm bằng đá, cát, đất sét,
chất chống thấm và rò rỉ, vây quanh khoảng trống của 2 hòn đảo gần nhau (Pulau,
Semakau) tạo ra một một hòn đảo nhân tạo Parklike như một khu bảo tồn thiên
nhiên, du lịch của địa phương ở phía Tây hòn đảo. Biến một bãi chôn lấp thành khu
bảo tồn thiên nhiên với hơn 700 loài động thực vật sinh sống.
- Năm 2007, hai năm sau khi London giành quyền đăng cai Olympic 2012,
chính quyền thành phố đã chọn khu đất vốn được sử dụng làm nơi chứa rác thải
công nghiệp để xây dựng công viên Olympic với diện tích 2,5 km2.
- Bãi chôn lấp Jardim Gramacho được chất rác cao tới 90 mét trên 420 triệu
mét vuông- tương đương với 244 sân bóng đá nước Mĩ. Đây là bãi chôn lấp lớn
nhất của Brazil cũng như nam Mỹ. Được hình thành vào cuối những năm 1970,
hàng ngày bãi chôn lấp này nhận gần 8.000 tấn rác, tập trung 70% rác của khu Rio.
GVHD: Nguyễn Mạnh Hưng

25

SVTH:Trương Thanh 25
Hiếu



×