Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Báo cáo kế toán các khoản phải thu tại các công ty xây dựng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.33 KB, 7 trang )

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Tên đề tài luận án dự kiến: Kế toán các khoản phải thu tại các công ty xây dựng
ở Việt Nam hiện nay
2. Chuyên ngành: Kế toán
3.

Mã số: 62340301

4.

Lý do chọn đề tài:

Những năm gần đây, các doanh nghiệp (DN) xây lắp đều gặp khó khăn về tài
chính, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động. Thị trường công việc của các DN
xây lắp hiện đã thu hẹp khá nhiều. Những khoản nợ phải thu không có khả năng thu
hồi khiến các DN này không còn đủ năng lực tài chính để duy trì đối ứng cho
sản xuất, kinh doanh. Ðể giúp các DN xây lắp vượt qua khó khăn, cần có những
giải pháp tổng thể và cơ chế, chính sách đồng bộ.
Với những khó khăn như thế đòi hỏi công tác kế toán các
khoản phải thu khách hàng phải
thật tỉ mỉ nhưng không được rườm rà để quản lý
các khoản này thật chặt chẽ bảo đảm nguồn vốn của công ty không bị chiếm
dụng.Các khoản phải thu khách hàng cần phải được theo dõi tốt vì các khoản
này liên quan trực tiếp đến doanh thu và chi phí của công ty.
Trong công tác kế toán nói chung và công tác khoản khoản phải thu nói riêng
thực tế sai sót, rủi ro trong hạch toán các nghiệp vụ là có thể xảy ra với bất kì ai
kể cả người đã có kinh nghiệm. Nhưng nếu nắm được những vấn đề dễ nhầm sẽ
giúp người làm kế toán hạn chế thấp nhất lỗi khi làm việc.
Dưới đây là một số nghiệp vụ dễ xảy ra sai sót khi kế toán các khoản phải thu


Các khoản phải thu của khách hàng
- Không bù trừ cùng đối tượng hoặc bù trừ công nợ không cùng đối tượng.
- Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu.
- Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau.


- Quy trình phê duyệt bán chịu không đầy đủ, chặt chẽ: chưa có quy định về số
tiền nợ tối đa, thời hạn thanh toán
- Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm
lập Báo cáo tài chính.
- Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải thu, hạch toán các
khoản phải thu không mang tính chất phải thu thương mại vào TK131.
- Cơ sở hạch toán công nợ không nhất quán theo hóa đơn hay theo phiếu xuất
kho, do đó đối chiếu công nợ không khớp số.
- Hạch toán giảm công nợ phải thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán nhưng
không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
- Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ. Các
khoản đặt trước tiền hàng cho người
bán hoặc có mối quan hệ kinh tế lâu dài, thường xuyên với các tổ chức kinh tế
khác nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên.
- Ghi nhận tăng phải thu không phù hợp với ghi nhận tăng doanh thu. Công tác
luân chuyển chứng từ từ bộ phận kho lên phòng kế toán chậm nên hạch toán
phải thu khi bán hàng không có chứng từ kho như phiếu xuất hàng…
- Không lập dự phòng đối với những khoản nợ quá hạn.
- Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.
- Không phân loại tuổi nợ, không có chính sách thu hồi, quản lý nợ hiệu quả.
- Các khoản xóa nợ chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ theo quy định. Không theo
dõi nợ khó đòi đã xử lý.
- Không hạch toán lãi thanh toán nợ quá hạn.
- Chưa tiến hành phân loại các khoản phải thu theo quy định mới: phân loại dài

hạn và ngắn hạn.
- Hạch toán phải thu không đúng kì, khách hàng đã trả nhưng chưa hạch toán.
- Theo dõi khoản thu các đại lý về lãi trả chậm do vượt mức dư nợ nhưng chưa
xác định chi tiết từng đối tượng để có biện pháp thu hồi.
- Chưa lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc lập dự phòng nhưng trích
thiếu hoặc trích thừa, vượt quá tỉ lệ cho phép.


- Hồ sơ lập dự phòng chưa đầy đủ theo quy định.
- Không thành lập hội đồng xử lý công nợ khó đòi và thu thập đầy đủ hồ sơ các
khoản nợ đã xóa nợ cho người mua.
- Tổng mức lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi lớn hơn 20% tổng dư nợ
phải thu cuối kì.
- Cuối kì chưa tiến hành đánh giá lại để hoàn nhập dự phòng hay trích thêm.
Chính vì những nguyên nhân nêu trên nên tôi đã chọn đề tài"Kế toán các khoảm
phải thu tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam'' làm đề tài nghiên cứu của
mình.
Phải thu khác
- Không theo dõi chi tiết các khoản phải thu khác.
- Chưa tiến hành đối chiếu các khoản phải thu bất thường, tài sản thiếu chờ xử lý
không có biên bản kiểm kê, không xác định được nguyên nhân thiếu để quy
trách nhiệm.
- Hạch toán vào TK 1388 một số khoản không đúng bản chất.
- Không phân loại các khoản phải thu khác ngắn hạn .
5.

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Trong nước
- Ngoài nước

6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích và nhiệm vụ chủ yếu:
Thứ nhất là làm rõ lý luận về kế toán các khoản phải thu khách hàng trong
doanh nghiệp xây dựng
Thứ hai
là làm rõ thực trạng kế toán các khoản phải thu khách hàng tại các Doanh
nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba là đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện kế toán các khoản phải thu khách hàng tại các Doanh nghiệp
xây dựng ở Việt Nam hiện nay
7. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán các khoản phải
thu tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Kế toán các khoản phải thu tại các khoản phải thu
Phạm vi không gian: Tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
Phạm vi trích dẫn số liệu: Các dữ liệu thu thập từ năm 2014 đến 2016
8. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp phỏng vấn trực tiếp là
phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin dữ liệu cần thiết cho
việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp này sử dụng trong giai đoạn thu thập thông tin
cần thiết và những số liệu thô có liên quan đến đề tài
Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê là phương pháp bao gồm
công việc thu thập thông tin, dữ liệu, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của
đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các
quyết định.
Phương pháp phân tích kinh doanh: Phương pháp phân tích kinh doanh là

phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để phân tích những ưu điểm, nhược
điểm trong công tác kinh doanh nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề nghiên cứu từ đó tìm
ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp dựa vào những
số liệu có sẵn để tiến hành so sánh đối chiếu về số tương đối và tuyệt đối, thường là
so sánh giữa hai năm liền kề để tìm ra sự biến động của giá trị nào đó.
Phương pháp hạch toán kế toán: Phương pháp hạch toán kế toán là phương
pháp sử dụng chứng từ, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán để hệ thống hóa và kiểm
soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đây là phương pháp trọng tâm
được sử dụng trong hạch toán kế toán.
Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác
9. Kết cấu và đề cương sơ bộ đề tài luận án
10. Dự kiến đóng góp mới của luận án
11. Khái quát chuẩn bị của thí sinh để thực hiện đề tài luận án
12. Kế hoạch chương trình đào tạo tiến sĩ của NCS (nếu trúng tuyển)


13. Đề xuất người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phú Giang


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Tên đề tài luận án dự kiến:……………………….
……………………………………………………

Chuyên ngành: ……………………………………
Mã số: ……………………………………………


Họ tên thí sinh: ……………………………
Ngày tháng năm sinh: ……………………
Cơ quan công tác: ………………………..

Hà Nội, Năm…..



×