Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng và giải pháp giảm thiểu trong việc xử lý, thu gom chất thải tại làng nghề mây tre đan xã xuân lai huyện gia bình tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.72 MB, 35 trang )

Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề
Từ xa xưa người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn của
mình để sản xuất những sản phẩm thủ công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu trong
đời sống và nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề phụ phát triển và dần tách ra khỏi
nông nghiệp thành nghề thủ công, làng nghề nông thôn Việt Nam phát triển nhanh
chóng đóng góp vào giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
nông thôn, góp phần ổn định kinh tế xã hội, là tiền đề cho công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động của làng nghề đã tạo ra các vật dụng cần thiết
đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
Hiện nay, cả nước có 1450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành phố. Trong đó
tập trung ở miền Bắc với 1068 làng nghề, chiếm 73,6%, miền trung có 116 làng
nghề, chiếm 8% và niềm Nam có 267 làng chiếm 18,4%. Các tỉnh có số lượng đông
nhất là Hà Tây 280 làng, Thái Bình 178 làng, Bắc Ninh 59 làng, Hải Dương 65
làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hóa 127 làng. Trong vòng 10 năm qua nông
thôn Việt Nam đã phát triển với tốc độ cao và sản xuất chủ yếu ở quy mô hộ gia
đình.
Trong đó làng nghể mây tre đan ở xã Xuân Lai huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
được coi là cái nôi của tre trúc Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm và biến động
của lịch sử nhưng những sản phẩm nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc của dân
tộc người Việt. Các sản phẩm từ mây tre hun khói này không chỉ được ưa chuộng ở
thị trường trong nước mà còn được khách hàng thế giới như Nhật, Mỹ,Đài Loan,…
rất ưa chuộng. Nhờ vậy mà đời sống của người dân xã Xuân Lai có nhũng thay đổi
đáng kể, kinh tế được cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh những lợi ích mà làng nghề mây tre đan mang lại trong quá trình sản
xuất, làng nghề đã tạo ra một lượng lớn các chất thải ở cả 3 dạng rắn, lỏng, khí,
trong đó nghiêm trọng nhất đó vẫn là nước thải với lượng phát sinh lớn, thành phần


có nhiều hóa chất độc hại ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe người
dân trong xã đó cũng là một trong những vấn đề bức xúc cần được tháo gỡ và giải
quyết.
Xuất phát từ thực tế nói trên, được sự đồng ý của Khoa Môi Trường - Trường
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn cô giáo Vũ Thị
Mai em tiến hành chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp giảm thiểu trong việc xử lý,

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

1


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

thu gom chất thải tại làng nghề mây tre đan xã Xuân Lai - huyện Gia Bình - tỉnh
Bắc Ninh”.
II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xử lý, thu gom chất thải tại làng nghề mây tre đan xã Xuân Lai
-huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh.
2. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề được thực hiện tại trung tâm tư vấn tài nguyên và môi trường, 27
Nguyễn Khả Trạc - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội.
Thời gian thực hiên chuyên đề từ ngày 12/3/2012 đến ngày 30/4/2012.
3. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh
tế xã hội của địa bàn huyện.
Thu thập số liệu, điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

Thu thập về các điều kiên kinh tế xã hội của xã Xuân Lai - huyên Gia Bình
-Bắc Ninh.
Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường và cơ sở hạ tầng tại địa bàn xã Xuân
Lai - Gia Bình - Bắc Ninh.
Điều tra hiện trang môi trường của đất, nước, không khí và chất thải tai địa
bàn xã Xuân Lai.
Phương pháp thu thập thông tin bằng phỏng vấn: cán bộ trung tâm công nghệ
tài nguyên môi trường.
III. Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề
1. Mục tiêu
Qua khảo sát hiện trạng môi trường khu vực làng nghề mây tre đan xã Xuân
Lai cho thấy vấn đề môi trường cấp bách nhất chính là nước thải phát sinh từ quá
trình ngâm nguyên liệu, với lượng thải phát sinh từ gần 900 hộ sản xuất, nước thải
chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Nước thải từ quá trình
ngâm nguyên liệu đã gây ô nhiêm nghiêm trọng cả 3 môi trường đất, nước, không
khí gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người dân trong xã.
Mục tiêu đề ra là xử lý nước thải cho làng nghề mây tre đan xã Xuân Lai - Gia Bình
Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

2


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

- Bắc Ninh nhằm đem lai cho người dân trong xã có một môi trường sống trong
sạch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người dân và đẩy mạnh phát
triển sản xuất.
2. Nhiệm vụ

Khảo sát hiện trạng môi trường và đành giá mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt,
nước ngầm từ chất thải làng nghề mây tre đan xã Xuân Lai.
Đầu tư xây dựng mô hình thí điểm xử lý, thu gom chất thải làng nghề phòng
chống ô nhiễm môi trường làng nghề mây tre đan xã Xuân Lai.
B. NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG
1. Quan điểm của đảng và nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường
Chỉ thị của bộ chính trị số 36/CT-TW ngày 25-6-1998 về tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
-

Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

- Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường
lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành,
là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử
lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
- Kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững
2. Ý nghĩa của quan điểm của Đảng và nhà nước đối với vấn đề môi trường và
công tác quản lý môi trường của địa phương
Các quan điểm của đảng và nhà nước đã giúp cho công tác quản lý môi trường
ở các cấp có một phương hướng, đường lối rõ ràng, xác định được những mục tiêu
cơ bản mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Tùy thuộc vào hiện trạng của mỗi địa phương
mà vận dụng các qua điểm một cách đúng đắn, phù hợp. Xác định mục tiêu cụ thể
để giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường cấp thiết của địa phương. Chủ động
phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi
trường. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phân công trách nhiệm của mỗi ban

nghành là khác nhau. Nhưng tất cả đều có một nhiệm vụ chung hướng tới phát triển
bền vững. Quản lý nhà nước về môi trường có ý nghĩa quan trọng với mọi người
dân, đảm bảo những điều kiện sống cần thiết cho hoạt động sống của nhân dân.
Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

3


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

Huyện Gia Bình vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng và nhà nước trong
công tác quản lý môi trường. Hướng dẫn chi đạo, phối hợp cùng các ban ngành giúp
đỡ xã Xuân Lai giải quyết nhiều vấn đề ô nhiễm phát sinh trong sản xuất cũng như
trong sinh hoạt của người dân làng nghề mây tre đan. Hướng dẫn, phân công trách
nhiệm, quyền hạn cho cán bộ chuyên trách về môi trường của xã. Kịp thời có những
biện pháp hành động xử lý, phòng chống ô nhiễm phục hồi môi trường, cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người dân.

3. Một số văn bản liên quan tới quản lý tài nguyên nước
Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005.
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường Việt Nam.
Chỉ thị số 132/QĐ- TTg về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
Quyết định 81/2006/QĐ- TTg về phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên
nước tới năm 2020.
Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT- BTC- BNN ngày 11/07/2007 của Bộ Tài
Chính và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử

dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho các chương trình mục tiêu nước sạch và vệ
sinh môi trường khu vực nông thôn giai đoạn 2006-2010.
Chương trình số 03/CTr-HU, ngày 09/03/2005, Nghị quyết số 05/NQ-HU,
ngày 30/07/2005 của BTV Huyện Ủy Gia Bình về việc tăng cường công tác lãnh
đạo. Thực hiện bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đến năm
2010 và những năm tiếp theo.
II. HIỆN TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN XÃ XUÂN LAI
II.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường
làng nghề mây tre đan xã Xuân Lai
1. Điều kiện tự nhiên xã Xuân Lai
1.1. Vị trí địa lý
Xã Xuân Lai thuộc huyện Gia Bình - Bắc Ninh. Phía Bắc giáp xã Đại La, Phía
Nam và phía tây giáp thị trấn Gia Bình, phía đông giáp xã Song Giang.

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

4


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

1.2. Khí hậu, thời tiết
Làng nghề Xuân Lai nằm trong huyên Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là vùng có nhiệt độ cao, nắng lắm, nhiều mưa, mùa
đông lạnh, mùa hè tương đối mát. Độ ẩm cao, lượng mưa vừa phải, không quá lớn.
a. Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ trung bình khoảng 250C. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ

1530-1776 giờ chế độ nhiệt hình thánh rõ rệt theo 2 mùa:
+ Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 năm sau. Với đặc điểm của gió
mùa đông mang theo hơi ẩm.
+ Mùa lạnh từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau. Mùa đông lạnh có sương giá
và sương muối,ít mưa và hanh khô.
- Nhiệt độ trung bình, lớn nhất và nhỏ nhất các tháng trong năm tại Gia Bình
được thể hiện trong (bảng 1).
Bảng 1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Gia Bình- Bắc Ninh
Nhiệt độ
(0C)

Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

Trung bình

15,9

17,6

20,4

23,8

26,5

28,2

28,9

28,5

26,3

23,2

20,5


16,9

Lớn nhất

19,2

21,8

23,5

27,5

30,9

32,6

33,9

32,8

30,3

26,8

27,0

22,0

Nhỏ nhất


11,4

13,2

17,9

21,4

24,3

25,5

25,9

25,2

23,9

21,6

18,4

14,5

(Nguồn: Trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn Bắc Ninh)
Những năm gần đây, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tuyệt đối cóxu hướng
tăng, mùa nóng thì nóng hơn và kéo dài hơn so với mùa lạnh.
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa và vùng, phụ thuộc vào lượng mưa và
nhiệt độ không khí. Độ ẩm không khí cao trong khoảng 88%, độ ẩm giữa các tháng

biến động không nhiều, tháng 3, tháng 4 thường có độ ẩm cao nhất, khoảng 94%.

Bảng 2. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm
Tháng

1

2

3

4

5

6

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

7

8

9

10

11

12


5


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Độ ẩm

89

91

94

92

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4
83

81

84

83

87

85

81


88

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Ninh)
c. Mưa và lượng bốc hơi
Mưa có tác dụng rửa sạch các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các
chất ô nhiễm trong nước và nó cung là một tác nhân vận chuyển các chất ô nhiêm từ
không khí vào trong nước. Huyện Gia Bình có chế độ mưa khá phong phú, tổng
lượng mưa trung bình hằng năm dao động trong khoảng 1400-1600mm/năm. Chế
độ mưa được chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa tập trung từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm tới 80%. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
d. Nắng và bức xạ
Bức xạ là yếu tố tác động lên độ bền vững của khí quyển. Tổng số giờ nắng
trong năm của Gia Bình là khoảng 1530-1776 giờ. Tổng lượng nhiệt bức xạ trung
bình khoảng 9,1 kcal/cm2/tháng.
e. Gió và hướng gió
Gió là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình lan truyền các chất ô nhiễm
trong không khí. Tốc độ lan truyền các chất ô nhiễm càng nhỏ nhờ khí thải được
pha loãng với không khí sạch càng nhiều và khi tốc độ gió nhỏ hoặc lặng gió thì
chất ô nhiễm ít phát tán, sẽ tập trung tại khu vực gần nguồn thải.
1.3. Điều kiện địa chất thủy văn
a. Điều kiện địa chất
Đặc điểm địa chất của khu vực mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa
chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dầy trầm tích chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu
trúc mỏng. Nằm trong vùng kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu trúc địa tầng lãnh
thổ trong vùng mang những nét của vòng cung Đông Triều- Đông Bắc. Đặc điểm
địa chất của bắc ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các tỉnh ĐBBB nên
thuận trong việc xây dựng các công trình kiến trúc.
b. Điều kiện thủy văn
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ sông khá cao với 3 hệ
thống sông là sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình và các hệ thống sông nội địa

như sông Ngũ Huyên Khê, sông Dân, sông Đông Coi,… đóng vai trò quan trong
trong hệ thống tưới tiêu, thoát nước trong tỉnh. Bắc Ninh được đánh giá là khu vục
khá dồi dào nguồn nước trung bình khoảng 400.000m 3/ngày lượng nước này phục
Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

6


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

vụ chung cho sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh và các khu công nghiệp trong toàn
tỉnh.
2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Xuân Lai
2.1. Phát triển kinh tế
a. Nông nghiệp
-

Trồng trọt:

UBND xã đã chỉ đạo các HTX dịch vụ nông nghiệp chủ động xây dựng kế
hoạch sản xuất trên cơ sở điều kiện tập quán của từng địa phương, tập trung chỉ đạo
các HTX cấy 100% diện tích với tổng diện tích là 1090,20ha năng suất lúa bình
quân 58,82 tạ/ha.
-

Chăn nuôi:

+ Đẩy mạnh phong trào VAC khuyến khích các hộ nuôi bò sinh sản đạt 1.050

con, đàn lợn 10.200 con, gia cầm 32.000con đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch đề
ra.
+ Công tác phòng dịch cho cây trồng, vật nuôi.
UBND xã chỉ đạo các HTX nông nghiệp hợp đồng trực tiếp với trạm BVTV
huyện Gia Bình dự thính, dự báo phòng trừ sâu bệnh hại lúa và cây màu đúng thời
điểm, đúng thuốc cho từng lọai bệnh.
b. Tiểu thủ công nghiệp
Được coi là mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Trong xã
có 1090 hộ làm nghề với mức thu nhập bình quân 700.000-1.000000đ/người/tháng
và tổ chức các lớp dạy ngheefcho nhân dân thông qua các doanh nghiệp HTX.
c. Giao thông thủy lợi và xây dựng, quản lý đất đai
-

Giao thông:

Tập trung chỉ đạo thôn Ngô Thôn lam dự án xây dựng đường bê tông nông
thôn, đường kênh bắc, lập dự án xây dựng cụm mầm non Xuân Lai - Phúc Lai.
-

Thủy lợi:

Đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng kênh cứng thôn Ngô Thôn và tu sửa các
kênh, cầu cống.
-

Quản lý đất đai:

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

7



Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

Thực hiện nghiêm túc luật đất đai, tập trung giải quyết vấn đề còn tồn đọng,
cấp giấy quyền sử dụng đất.
2.2. Công tác văn hóa- xã hội
a. Văn hóa
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên mọi hình thức như khẩu hiệu,
loa truyền thanh, đẩy mạnh các dịch vụ văn hóa
b. Giáo dục
Phấn đấu đẩy mạnh công tác và phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của giáo
viên, học sinh.
c. Công tác y tế và dân số
Phát huy hệ thống y tế chuẩn quốc gia, làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch,
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tiêm chủng không để dịch bệnh phát sinh
trên địa bàn.
Thực hiện pháp lệnh dân số, tuyên truyền các biện pháp hạn chế và xử lý
nghiêm cá trường hợp sinh con thứ 3 trở lên.
2.3. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề mây tre đan Xuân Lai
Làng nghề tre trúc Xuân Lai được xem là cái nôi của tre trúc Việt Nam. Người
tiêu dùng đã quen với cán cờ, cán cuốc, thang tre hay trúc ốp tường ngày xưa, ngày
nay Xuân Lai còn nổi tiếng với các sản phẩm nội thất mỹ nghệ từ tre trúc. Các mặt
hàng lớn như sa lông, xích đu, giá sách, nhà tre, bàn cafe, tủ,... nhỏ thì như lót cốc,
mắc áo, lọ hoa,.... Điều đặc biệt của các sản phẩm này mà không nơi nào có được là
màu đen nâu bóng tự nhiên mà không phải do sơn.
Không ai biết rõ về nguồn gốc cũng như ông tổ của làng nghề nhưng theo các
lão làng kể lại khoảng thế kỷ XVIII, từ làng “róc mấu tre” Xuân Lai, các cụ đã

chuyển sang nghề “tre hun khói” và tự mày mò sáng chế ra các dụng cụ sinh hoạt từ
tre như chõng tre, tràng kỷ, dát giường, nong nia, rổ rá,.... Sau một thời gian tự mày
mò, các nghệ nhân làng Xuân Lai đã sáng chế ra các phương pháp để sản phẩm có
nhiều màu sắc, văn hoa mới lạ, độc đáo. Với truyền thống lâu đời, niềm đam mê
nghề thấm sâu vào tâm hồn con người Xuân Lai. Thợ ở đây không có phường, có
hội, không khoán ước, không giữ bí mật. Mọi người học tập lẫn nhau, con lối
nghiệp cha, đời này qua đời khác thành nghề cổ truyền bên cạnh nghề nông truyền
thống. Trải qua biết bao thăng trầm, nhiều lúc nghề sản xuất đồ tre gia dụng tưởng

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

8


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

chừng như không tồn tại trước sự xuất hiện của hàng loạt các sản phẩm đồ gia dụng
bằng nhựa hay gỗ ép. Không chịu để nghề truyền thống mai một, những người thợ
tâm huyết Xuân Lai đã ngày đêm mày mò nghiên cứu để đa dạng và nâng cao chất
lượng sản phẩm. Sản phẩm tre hun khói với những gam màu đen bóng tự nhiên đã
đem lại những vẻ đẹp độc đáo trong trang trí nội thất, tôn vinh sắc đẹp tự nhiên
được người tiêu dùng hết sức ưa chuộng. Bằng những kinh nghiệm tài ba của những
người thợ giỏi có đầu óc kinh doanh đã đưa đồ tre Xuân Lai đi vào ấn tượng mới
của người tiêu dùng với các sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Tranh tre hun khói Xuân
Lai là sự kết hợp tinh tế, táo bạo của tranh Đông Hồ như Đánh ghen, Hứng dừa,
Đấu vật, Đám cưới chuột, Vinh hoa phú quý, Tùng, Cúc, Trúc, Mai,... hay tạo nên
những bức tranh mang nội dung hiện đại được thể hiện trên chất liệu tự nhiên là cây
tre truyền thống. Mỗi bức tranh tre mang cảm xúc của người nghệ sỹ sáng tạo, thấm

đậm hồn dân tộc, mang những thông điệp sâu sắc về đất nước, con người Việt Nam.
3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến môi trường
Làng nghề có trữ lượng nước ngầm thấp, tỷ lệ nhiễm Fe, Mn cao do đó ảnh
hưởng đến nước sinh hoạt, sản xuất.
Diện tích đất tự nhiên thấp, mật độ dân số cao kéo theo vấn đề môi trường
phát sinh, khó khăn cho xây dựng mặt bằng sản xuất kinh doanh. Một số cơ sở sản
xuất kinh doanh không có đủ diện tích để xử lý ô nhiễm phát sinh
Mật độ dân số cao lượng lao động từ nơi khác đến gây phát sinh lượng rác thải
lớn, mang lại nhiều thói quen không tốt, thiếu lành mạnh, người dân có mức thu
nhập cao nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội.
Xã Xuân Lai là một xã có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp
tiểu thủ công trên địa bàn huyện dẫn đến các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh
trong sản xuất công nghiệp.
Hệ thống đường xá được bê tông hóa, xe cộ đi lại thuận tiện, không gây ra
hiện tượng ô nhiễm do cuốn theo bụi của đường đất. Nhưng hệ thống đường xá của
làng nghề đã bị xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà gây cản trở giao thông, khi trời
mưa gây ứ đọng nước gây mất mỹ quan.
Trình độ dân trí không đồng đều, ý thức của người dân trong công tác bảo vệ
môi trường chưa cao, vẫn xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi.
Trên địa bàn xã vẫn còn một khu đất trống thuận tiện cho việc tập kết rác thải
tạm thời.

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

9


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4


Diện tích đất nông nghiệp tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc chấp nước
vào ruộng
Hệ thống cống rãnh được kiên cố hóa, nước thải sinh hoạt theo cống rãnh
được thu gom tập trung, không xảy ra tình trạng nước đổ thẳng ra đường làng, ngõ
xóm.
II.2. Hiện trạng môi trường và công tác quản lý tại xã Xuân Lai
1. Sơ đồ quy trình công nghệ
Cắt nguyên liệu
thô theo yêu cầu
cần xử lý
Dóc nguyên vật
liệu

Cắt ngắn để sản
xuất từng sản
phẩm theo yêu cầu

Sản xuất, lắp ghép tạo
sản phẩm

Đánh trấu

Đánh mấu(cắt gọt phần
thừa không cần thiết

Uốn lần 1 để tạo hình
sản phẩm
Ngâm xử lý chống
mối,mọt, mốc

Phơi nguyên liệu
sau khi ngâm

Uốn lần 2

Hun lấy màu theo
sản phẩm

Quét dầu bóng

Phơi thô sản
phẩm

Đóng gói, bao
bì sản phẩm

Cạo tinh

Nghiến, gọt mày,
mấu

Hình 1. Quy trình công nghệ sản xuất mây tre đan

Đây là quy trình công nghệ sản xuất trải qua nhiều bước từ khâu chọn mua
nguyên vật liệu đến khâu phơi tái và hoàn tất khâu sản phẩm. Quy trình công nghệ
sản xuất mây tre đan có được biểu diễn như (hình 1).
Tre nứa sau khi mua về được gia công, dóc nguyên đánh mấu,chặt bỏ phần
không sử dụng được trước khi ngâm trong các ao, bể trong khoảng thời gian từ 15-

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội


10


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

20 ngày. Quá trình ngâm tre trong bể nhằm mục đích để xử lý chống mối, mọt tạo
nguyên liệu độ dai, dẻo và bền.
Sau khi tre được ngâm xong vớt lên, lắn thẳng, phơi cạo lớp vỏ bên ngoài và
xếp vào lò phun bằng rơm trộn đất sét. Lò chỉ có khói, không có lửa, được chát kín
nhiều ngày đêm. Tùy thuộc vào nhiều màu sắc yêu cầu mà thời gian được điều
chỉnh cho phù hợp: Nếu là màu nâu thì thời gian sẽ ngắn hơn. Sau khi hun, tre được
gia công lần 2, cắt ngắn theo yêu cầu của sản phẩm. Sản phẩm thô được quét dầu
bóng, phơi khô, đóng gói thành sản phẩm.
2. Hiện trạng môi trường khu vực làng nghề xã Xuân Lai
Theo kết quả khảo sát sơ bộ làng nghề mây tre đan xã Xuân Lai - huyên Gia
Bình - Tỉnh Bắc Ninh cho thấy: Các chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan phát sinh ở cả 3 dạng rắn, lỏng, khí.
2.1. Hiện trạng môi trường không khí
Khí thải của làng nghề phát sinh từ các nguồn:
- Khí rò rỉ từ các lò hun tre: Mặc dù được trát kín nhưng khí vẫn thoát ra qua
các khe hở và trong quá trình nạp, lấy sản phẩm, đảo nguyên liệu. Tuy nhiên lượng
khí này chỉ mang tính cục bộ trong khu vực lò hun.
- Khí bốc lên từ các ao, bể ngâm trong làng: Do quá trình phân hủy các hợp
chất trong nước thải từ các ao, bể ngâm tre nên khu vực ngâm tre nên khu vực ngâm
tre có mùi rất khó chịu. Đặc biệt vào mùa hè, những hôm trời nắng nóng, không khí
khu vực xung quanh làng rất khó chịu


Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

11


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

Bảng 3. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xã Xuân Lai

 Ghi chú:
-

TSP: Nồng độ bụi tổng số

- Giá trị các khí CO, SO2, NO, NO2, NOX, TSP theo TCVN 5937-2005, được
tính trung bình trong 60 phút.
- Các thiết bị đo nền môi trường bao gồm: Các máy đo SO 2 là máy monitolab
ML 9850(mỹ); NOx là máy monitolab ML 9841(mỹ) và máy đo CO là monitolab
ML9830 (mỹ).
- M1: Trước hội trường thôn Xuân Lai
- M2: Tại hộ làm nghề Nguyễn Đình Nghĩa
- M3: Tại hộ làm nghề Trần Lê Hà
- M4: Tại cánh đồng phía Tây Bắc thôn Xuân Lai
Theo kết quả phân tích từ bảng trên cho thấy:
- Nồng độ các chất khí độc hại có trong không khí xung quanh đều nằm trong
giá trị giới hạn.
- Chỉ tiêu tiếng ồn, tổng lượng bụi trong khu vực các hộ làm nghề thường hơn
các tiêu chuẩn cho phép.

- Không khí ở các hộ làm nghề có các lò hun các chỉ tiêu ô nhiễm như SO 2,
NOx, CO thường cao hơn tiêu chuẩn so với không khí xung quanh khu vực. Tuy
nhiên, kết quả quan trắc chưa thể hiện được mà chỉ xảy ra khi các hộ tiến hành hun
tre.
2.2. Hiện trạng môi trường nước

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

12


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

2.2.1. Nước mặt
Bảng 4. Kết quả phân tích chất lượng nước xã Xuân Lai

 Ghi chú:
-

M1: Nước cấp sản xuất mây tre đan thôn Xuân Lai
M2: Nước cấp kênh B34- thôn Xuân Lai
M3: Nước ao sân nhà văn hóa thôn Xuân Lai
Theo kết quả phân tích nước mặt (bảng 4) cho thấy:

Hầu hết các chỉ tiêu phân tích COD,BOD5, Colifom trong nước mặt lớn hơn
các tiêu chuẩn nước mặt TCVN 5942-2005(cột B).
Các mẫu phân tích nước mặt, có các chỉ tiêu còn lại nhỏ hơn so với tiêu chuẩn
chất lượng nước mặt TCVN 5942-1995 (cột B).


Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

13


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

2.2.2. Nước ngầm
Bảng 5. kết quả phân tích chất lượng nước ngầm xã Xuân Lai

TT

Thông số

Đơn vị

M1

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17

pH
Độ màu
Độ cứng
TS
ClFNO3SO42CNPb
Cu
Zn
Mn
Fe
Cr6+
Fecal coli
Coliform

Pt - Co
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml
MPN/100ml

7,2
80,623
70,866
1.545
241,43
0,447
1,336
65
< 0,0008
0,0028
0,027
0,008
0,09
2,256
0,209
18
56

TCVN
5944-1995A
6,5-8,5

5-50
300-500
1.500
200-600
1,0
45
200-400
0,01
0,05
1,0
5,0
0,1-0,5
1-5
0,05
0
3

Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy:
- Nguồn nước ngầm trong khu vực bị ô nhiễm nặng : Nước có độ màu cao, chỉ
số fecal coli và colifom cao hơn TCCP nhiều lần; bên cạnh đó hàm lượng kim loại
nặng crom cao có thể do quá trình ngâm tre các hộ đã sử dụng hóa chất có chứa
crom. Nguồn nước ở đây có chứa fecal coli chứng tỏ nước nhiễm phân và đã bị ô
nhiễm bởi chất thải sinh hoạt không thể khai thác, cung cấp trực tiếp phục vụ sinh
hoạt của người dân trong làng nghề.
2.2.3. Nước thải
Nước thải phát sinh từ nguồn sau:
-

Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của người dân
Nước mưa


Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm nguyên liệu … Hiện nay, hầu hết các hộ
sản xuất đều sử dụng các ao, mương tự nhiên có sẵn để ngâm tre tươi, chircos một
số ít các hộ sử dụng các bể ngâm được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.Tuy nhiên, sau
một thời gian ngâm tre trong bể, các hộ sản xuất phải bơn nước ngâm vào hệ thống
thoát nước chung của thôn. Từ đây nước chảy qua hệ thống ao, mương, kênh của xã
đã ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái khu vực.
Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

14


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

Kết quả phân tích chất lượng nước thải ngâm tre nứa nguyên liệu tại làng nghề
mây tre đan thôn Xuân Lai được thể hiên rõ trong (bảng 6).
Bảng 6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải ngâm tre
làng nghề mây tre đan thôn Xuân Lai

 Ghi chú:
-

M1: Nước thải cống chung nhà văn hóa thôn Xuân Lai.
M2: Nước thải ngâm tre HTX Lê Văn Xuyên- thôn Xuân Lai.
M3: Nước thải ngâm tre đội 5- thôn Xuân Lai.
M4: Nước thải ngâm tre đội 7- thôn Xuân Lai.

Theo nhìn nhận, so sánh, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực làng nghề

mây tre đan Xuân Lai cho thấy vấn đề môi trường cấp bách nhất chính là nước thải
phát sinh trong quá trình ngâm mây, tre nguyên liệu. Với tải lượng nước thải lớn,
phát sinh từ gần 900 hộ sản xuất, nước thải chứa có hàm lượng lớn các chất hữu cơ
và hóa chất từ quá trình ngâm nguyên liệu. Nước thải từ quá trình ngâm nguyên
liệu đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cả 3 môi trường đất, nước, không khí đã ảnh
hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và sinh hoạt của người dân trong xã. Nếu không
được xử lý, nước thải từ quá trình ngâm mây, tre sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người
dân và môi trường.
Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

15


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

2.2.4. Đánh giá chung về môi trường nước
a. Mặt tốt
Nước giếng khoan vẫn dùng được trong sinh hoạt sau khi lọc bằng hệ thống
lọc thủ công (lọc qua cát sỏi) hoặc mua hệ thống lọc. Nhìn chung môi trường nước
trên địa bàn xã cơ bản là tốt, mức độ ô nhiễm chưa cao.
Nguồn nước cấp cho hoạt động sản xuất được lấy từ hệ thống giếng khoan
chưa qua xử lý.
Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung cấp đầy đủ nhờ
hệ thống song Ngũ Huyện Khê.
→ Hầu hết nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt hay trong sản xuất đều được
cung ứng đầy đủ. Ở tại địa phương người dân chưa phải đi mua nước từ nơi khác.
b. Mặt xấu
Môi trường nước bị ô nhiễm. Nước thải từ hoạt đông sản xuất của làng nghề

bao gồm: ao, bể ngâm nguyên liệu chứa nhiều các chất hữu cơ khó phân hủy. Sau
khi ngâm nguyên liệu, các hộ phải bơm nước ra hệ thống chung của làng mà không
qua hệ thống xử lý đã xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
100% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý xả thải ra môi trường đã và đang
làm ảnh hưởng tới chất lượng nước mặt, nước ngầm.
Thành phần nước thải chứa kim loại nặng Fe, Mn, ….chứa thành phần axit
H2SO4, HCl, HNO3, dầu mỡ… gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, môi
trường đất.
Nước thải phân tán, không tập chung gây khó khăn cho thu gom và xử lý do
các hộ sản xuất còn nằm xen kẽ trong khu dân cư, do khó khăn về kinh phí nên
chưa có hệ thống nước thải tập chung.
Chưa có hộ sản xuất nghề mây tre đan nào hoàn chỉnh đưa vào vận hành hệ
thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi truờng.
Nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường ảnh hưởng nghiêm trong
tới môi trường, hệ sinh thái xung quanh, gây nên nhiều căn bệnh lạ cho người dân.
Những căn bệnh này trước kia làng nghề chưa phát triển mạnh người dân không
mắc phải. Các ao hồ trong xã nước trở nên đen ngòm, không thể nuôi cá được.
c. Tác động của môi trường nước bị ô nhiễm gây ra

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

16


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

Các chất độc hại trong nước thải của công đoạn ngâm tre như Cr +6, Cr+3, SO42-,
… dễ gây ung thư da, loét da, các chứng bệnh về đường hô hấp cũng như các chứng

bệnh về thần kinh khác.
Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa
bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn chảy tràn ngấm xuống, đất canh tác phía sau các hộ
sản xuất đều bị bỏ hoang do ô nhiễm.
Đối với hệ sinh thái ở các thủy vực tiếp nhận các ion kim loại nặng sẽ gây ức
chế đối với các động thực vật thuỷ sinh, làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn
tiếp nhận. Các kim loại nặng có thể thấm sâu xuống các tầng phía dưới gây lên
những hậu quả lâu dài. Phần dầu mỡ sẽ loang trên bề mặt nước tạo thành lớp ngăn
cản sự khuyết tán của oxy vào nước làm ảnh hưởng nghiên trọng đến sự phát triển
của các sinh vật trong nước, làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.
Khi cặn dầu mỡ lắng xuống ao hồ một phần sẽ tự phân hủy, một phần sẽ tích
đọng lại gây ảnh hưởng tới các sinh vật sống ở tầng đáy. Ngoài ra dầu trong nước
có thể bị chuyển hóa thành các hợp chất độc hại với con người và động vật thủy
sinh như phenol và các dẫn xuất của phenol.
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng trong nước thải khi xả vào nguồn tiếp nhận
gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái thủy vực thông qua việc tăng độ cản quang đối với
ánh sáng mật trời.
2.3. Hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn và môi trường đất
2.3.1. Chất thải rắn
Chất thải rắn của làng nghề gồm các loại:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân. Thành phần của chất thải rắn
sinh hoạt rất đa dạng như các loại đồ thừa từ nhà bếp, các vật dụng bỏ đi.
- Chất thải rắn nông nghiệp, phát sinh từ quá trình thu hoạch mùa vụ như rơm,
rạ, trấu... Rơm, rạ, lá cây được sử dụng cho các lò hun tre.
- Các mảnh vụn tre, nứa từ quá trình gia công và sản xuất nguyên liệu. Lượng
chất thải này khá nhiều tuy nhiên được các hộ tận dụng để đun, nấu... nên lượng
chất thải rắn này được giải quyết triệt để.
- Chất thải rắn là vải vụn từ các hộ may gia công trong thôn. Cũng như làng
nghề mây tre đan truyền thống, nghề may thủ công mang lại nguồn thu nhập đáng
kể và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động trong xã. Các sản phẩm từ

nghề may thủ công từ làng mang một nét riêng, không nơi nào có đựơc. Tuy nhiên,
trong quá trình sản xuất các mặt hàng may thủ công, đã phát sinh một lượng lớn các
chất thải là mảnh vụn, thừa sau khi gia công. Theo ước tính trung bình mỗi ngày,
Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

17


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

các hộ may gia công thải khoảng 3 - 4 tấn vải vụn. Do điều kiện còn khó khăn, nên
lượng chất thải này chưa đựơc xử lý, người dân mang ra đổ ở ven đường, các
mương chung, đã ảnh hưởng không nhỏ tới mơi trường nông thôn cũng như mỹ
quan khu vực.
Bảng 7. Kết quả phân tích thành phần chất thải rắn từ may gia công

TT

Thông số

Đơn vị

M1

M2

M3


M4

M5

1

C

%

54,3

48,9

45,7

62,9

51,5

2

H

%

8,4

7,0


8,2

7,2

9,1

3

O

%

7,8

9,1

9,3

8,6

8,2

4

N

%

8,3


7,6

8,9

7,4

8,4

5

S

%

0,4

0,5

0,9

0,7

0,8

6

Tro

%


8,0

6,8

7,3

1,2

3,8

7

ẩm

%

8,3

8,7

8,8

6,4

5,9

8

Các thành
phần khác


%

6,5

11,4

11,2

5,6

12,3

Theo đánh giá chung, lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt
và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ không ảnh hưởng nhiều đến môi
trường, sức khoẻ của nhân dân trong khu vực.
2.3.2. Môi trường đất
Theo khảo sát môi trường đất trong khu vực thực hiện tại làng nghề thôn Xuân
Lai cho thấy:
-

Đất xung quanh khu vực làng nghề bị ô nhiễm có độ mặn khá cao.
Đất có thành phần dinh dưỡng khá thấp do bi rửa trôi.
Bảng 8. Kết quả phân tích đất trong khu vực

CLNO2NO3Hg
(mg/kg) (mg/kg) (mg/kg) (mg/kg)

Thông số
Điểm


Ph
(KCL)

Độ mùn
%

P tổng
%

M1

7,83

0,98

0,018

265,7

114,5

218,9

0,012

M2

7,48


1,12

0,021

319,3

127,6

277,1

0,008

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

18


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

M3

7,75

0,95

0,024

294,5


103,6

198,7

0,023

M4
TCVN 59411995

7,69

0,92

0,023

468,2

86,6

431,3

0,024

-

-

-


-

-

-

0,1

III. Hiện trạng quản lý môi trường tại địa phương
1. Những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác quản lý môi trường
1.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý môi trường
Ủy ban nhân dân cấp xã đã có cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường và một
cộng tác viên môi trường.
Cán bộ phụ trách về môi trường xã đã thực hiện nhiệm vụ về tuyên truyền, vận
động nhân dân bảo vệ môi trường.
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các hộ sản xuất
trong làng nghề phải làm cam kết bảo vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường .
Hợp với cơ quan quản lý môi trường cấp trên trong việc thanh tra, kiểm tra
công tác vệ sinh môi trường.
Quy hoạch, xây dựng được 3 điểm tập kết rác thải chờ đi xử lý. Kiên cố hóa
hệ thống cống rãnh từ nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình.
Tổ chức đội ngũ thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất đem tới điểm
tập kết rác mà huyện đã xây dựng. Mỗi đội thu gom rác của xã được trang bị xe
chuyên dụng vận chuyển rác từ mỗi thôn ra bãi rác chung của làng. Từ bãi rác
chung của làng sẽ có xe công nông hoặc ô tô vận chuyển rác ra bãi rác của xã.
Kinh phí dành cho việc thu gom và vận chuyển rác của mỗi làng được lấy từ
đóng góp của nhân dân và hỗ trợ của xã.
Đội thu gom và vận chuyển rác được lấy từ lao động của mỗi thôn. Mỗi thôn
có 2 người.
Khen thưởng cá nhân, hộ gia đình có ý thức tốt trong việc thu gom phân loại

chất thải nguy hại phát sinh.
Phối hợp với công an xã kiểm tra công tác giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn
trong sử dụng hóa chất, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường trong thẩm quyền. Trong những đợt thanh tra kiểm tra tối đa tổ công
tác có thể phạt cho một hành vi vi phạm hành chính là 2.000.000 đồng. Chính

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

19


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

những đợt kiểm tra như vậy mà các cơ sở sản xuất đã có ý thức hơn trong việc bảo
vệ môi trường.
Trên địa bàn xã đã tổ chức trồng được hai hàng cây xanh trên đường đi vào xã,
tạo quang cảnh xanh, không khí thoáng đãng, mát mẻ cho người dân
1.2. Tồn tại trong công tác quản lý môi trường
Nhận thức của đại bộ phận người dân, thành phần kinh tế về môi trường còn
thấp do đó chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường.
Công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên.
Làng nghề chưa được trang bị phương tiện trong thanh tra và kiểm tra về môi
trường.
Nước thải sản xuất sinh hoạt chưa có biện pháp xử lý triệt để. Phần lớn các cơ
sở sản xuất kinh doanh chưa có biện pháp xử lý rác thải, chất thải.
Rác thải công nghiệp, sinh hoạt chưa có biện pháp xử lý.
Rác thải mặc dù đã được các cán bộ chuyên trách về môi trường trong xã
hướng dẫn người dân phân loại nhưng người dân trong xã vẫn chưa thực hiện đúng

theo hướng dẫn.
Các chất thải sản xuất được xếp vào loại chất thải nguy hại như: vỏ hộp đựng
hóa chất, bao bì, dầu thải, hóa chấ quét dầu bóng….không được thu gom riêng,
không được xử lý theo quy định, chưa đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại với sở
Tài Nguyên và Môi Trường.
Trong địa bàn làng nghề lượng rác thải phát sinh ra rất nhiều, thành phần thì
đa dạng cán bộ chuyên trách về môi trường của xã không đủ khả năng giám sát toàn
bộ hoạt động làm phát sinh rác thải tại trên địa bàn xã.
Mặc dù đã có chế tài xử phạt với hành vi gây ô nhiễm môi trường, không tuân
thủ các quy định trong cam kết bảo vệ môi trường hay đề án bảo vệ môi trường
nhưng dù đã bị xử phật các cơ sở sản xuất vẫn không thực hiện tốt công tác bảo vệ
môi trường, việc xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường còn mang tính hình thức,
đối phó.
Việc trồng cây xanh trên con đường vào xã tạo ra môi trường trong lành hơn
cho nhân dân. Nhưng sự thiếu ý thức bảo vệ đã khiến nhiều cây bị chết.
Một số hộ đã có ý thức phân loại rác thải sinh hoạt với rác thải sản xuất( bao
bì, vỏ chai, lọ, thùng đựng hóa chất…) nhưng khi đã phân loại được thì trên địa bàn
Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

20


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

xã đội ngũ thu gom rác thải vẫn thu gom tập chung. Đổ toàn bộ rác sinh hoạt vào
rác thải sản xuất. Đội ngũ thu gom rác của xã không thực hiên đúng theo quy định.
2. Phương hướng giải pháp thực hiện
Cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện định kỳ công tác kiểm tra

thanh tra việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường của xã Xuân Lai nói riêng và
của huyện Gia Bình nói chung. Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi
trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường. Chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định pháp luật của nhà nước. Thường xuyên cập nhật các văn bản mới, các chỉ
thị có liên quan tới công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở số liệu điều tra, kiến nghị của UBND xã Xuân Lai về hiện trạng
môi trường nước thải làng nghề. UBND huyện Gia Bình đưa ra các giải pháp để
từng bước cải thiện chất lượng môi trường làng nghề Xuân Lai một cách có hiệu
quả thì cần phải tiến hành đồng thời các giải pháp kỹ thuật và quản lý.
-

Các giải pháp kỹ thuật:

+ Nhóm các giải pháp này được chia ra làm 2 loại:
• Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn theo địng hướng áp
dụng cơ hội sản xuất sạch hơn.
• Các giải pháp kỹ thuật nhằm giả quyết ô nhiễm cuối đường ống.
IV. Các giải pháp về quản lý
1. Phương hướng
Phương hướng bảo vệ môi trường của huyện được thực hiện theo Quyết định
của thủ tướng chính phủ số 256/2003 QĐ-TTG ngày 02/12/2003 về việc phê duyệt
chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định nêu ra các phương hướng chủ chốt như sau:
- Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện
chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường
ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số
vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, ao hồ,
kênh mương.
- Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự
biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự

cố môi trường do thiên tai gây ra.
- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân
bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

21


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

- Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập
kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu từ quá trình toàn cầu hoá đến môi
trường trong nước.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường
Phòng tài nguyên và môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện.
Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường giữa phòng tài nguyên và môi
trường với các Ban, Ngành liên quan nhằm thống nhất công tác quản lý môi trường,
tránh sự chồng chéo trong quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường.
Kiện toàn bộ máy quản lý môi trường từ cấp huyện đến cấp xã, tăng cường cả
về nhân lực và vật lực.
2.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan tới lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
nhà nước về môi trường.
Nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật bảo vệ
và phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học, Luật tài nguyên nước.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là xử lý ô
nhiễm môi trường.
Xây dựng ban hành các chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường của các
cơ sở sản xuất kinh doanh như áp dụng các mô hình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm
năng lượng, tái chế, tái sử dụng.
2.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư bảo vệ môi trường
Huy động các nguồn vốn có thể nhằm tăng cường và đa dạng hóa đầu tư Bảo
vệ môi trường tại huyện Gia Bình, bao gồm:
-

Nguồn vốn từ ngân sách của trung ương.
Nguồn vốn ngân sách của tinh.
Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn từ nhân dân ( đóng góp tự nguyện).

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

22


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
-

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

Nguồn quỹ Bảo vệ môi trường, Qũy Bảo vệ và phát triển rừng.

Nguồn vốn từ áp dụng các công cụ kinh tế: phí bảo vệ môi trường, …

2.4. Tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô
nhiễm môi trường
Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường của huyện, đảm bảo cung cấp đầy
đủ thông tin và số liệu tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường.
Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin địa lý
(GIS) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường phục vụ công tác BVMT,
quản lý tài nguyên thiên nhiên và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị về quan trắc môi
trường,Tham gia mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, mạng lưới quan
trắc môi trường vùng
2.5. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường
Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng
đồng tham gia bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng công tác bảo vệ và phát triển
rừng.
Các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên
đoàn lao động tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân,
Đoàn thanh niên,... tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phong trào BVMT
nhằm nâng cao nhận thức và sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng.Phát huy hiệu
quả vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức
cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Xây dựng các mô hình bảo vệ môi
trường với sự tham gia của người dân.
2.6. Các giải pháp về quy hoạch phát triển
Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch, quy
hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các địa phương.
Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch phát triển của từng
ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương.
2.7. Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật

Áp dụng công nghệ sản xuất sạch thay thế dần công nghệ lạc hậu, gây ô
nhiễm và lãng phí tài nguyên.

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

23


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

Áp dụng công nghệ môi trường xử lý các loại chất thải, nhất là chất thải nguy
hại.
Triển khai ứng dụng rộng rãi các đề tài, dự án về BVMT đã được
nghiên cứu, thử nghiệm thành công.
Từng bước hiện đại hóa công nghệ và dây chuyền sản xuất nhằm kiểm soát
và giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.
Hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất áp dụng các chương trình sản xuất
sạch hơn.
2.8. Các giải pháp cụ thể khác
a. Bảo vệ nguồn nước
Thiết lập và thực hiện các quy định, chính sách, các tiêu chuẩn phù hợp về
QLMT đối với các nguồn nước, bao gồm nước mặt và nước ngầm, trên địa bàn
huyện Gia Bình.
Triển khai thực hiện Nghị định 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính
phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa
thuỷ điện, thuỷ lợi và Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ
về quản lý lưu vực sông. Phối hợp với các tỉnh trong khu vực Tây Bắc hình thành
và đưa vào hoạt động tổ chức chuyên trách về BVMT nguồn nước lưu vực sông

Hồng.
Rà soát, bổ sung điều chỉnh các quy hoạch KT-XH của tỉnh theo hướng lồng
ghép với quy hoạch BVMT nước nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Thiết
lập vành đai an toàn tại các lưu vực cho các hồ chứa nước cung cấp nước sạch tập
trung. Từng bước nâng cao hiệu quả công tác quan trắc các thành phần môi trường
nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Tăng
cường công tác kiểm soát, khống chế ô nhiễm đối với nguồn nước do chất thải công
nghiệp và sinh hoạt.
Triển khai thực hiện quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
Nghiên cứu các quy luật và đặc điểm nguồn gốc, thành phần và khả năng sử
dụng tài nguyên nước, đồng thời thu thập bổ sung, xử lý số liệu, tổng hợp thành hệ
thống cơ sở dữ liệu môi trường phục vụ công tác QLMT và quy hoạch khai thác sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên nước trên địa bàn huyện.

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

24


Báo cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Trương Thị Biên Thùy-CĐ8QM4

Từng bước nâng cao hiệu quả công tác quan trắc chất lượng nước, nhằm phục
vụ ngày càng tốt hơn công tác quản lý Nhà nước về môi trường.
Tăng cường công tác kiểm soát, khống chế ô nhiễm đối với nguồn nước do
chất thải công nghiệp và sinh hoạt.
Nghiên cứu tác động tới môi trường nước ngầm tại các khu vực nghĩa trang,
nghĩa địa và các bãi chôn lấp rác thải tập trung trên địa bàn huyện.

Lập kế hoạch ngăn ngừa và chuẩn bị phương án cụ thể để giải quyết sự cố môi
trường xảy ra. Tăng cường tiềm lực về bảo vệ nguồn nước, bao gồm về con người,
phương tiện kỹ thuật và biện pháp thực hiện. Triển khai có hiệu quả kế hoạch hành
động nhằm phòng chống hiện tượng sạt lở ven bờ, các tác động xấu do lũ lụt.
b. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
Nâng cao chất lượng cấp nước thông qua việc nâng cấp, cải tạo, mở rộng, xây
dựng mới các nhà máy nước, hiện đại hoá hệ thống cấp nước, phục vụ ngày càng tốt
hơn nhu cầu dùng nước của nhân dân.
Cải tạo, hoàn thiện hệ thống thoát nước các khu đô thị, đảm bảo thu gom toàn
bộ nước thải và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường qui định trước khi xả vào
nguồn tiếp nhận. Khắc phục tình trạng ngập úng trong đô thị.
Cải tạo cảnh quan môi trường, thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn thực
phẩm, hạn chế lạm phát phân bón, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng, các
loại hoá chất sử dụng trong nông nghiệp.
c. Các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường không khí:
Ô nhiễm không khí là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt
động trên địa bàn huyện: Xây dựng, sử dụng đất, giao thông, hoạt động dân sinh,
công nghiệp… Do vậy, việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị phải
dựa trên một loạt các giải pháp đồng bộ, sử dụng đồng thời các công cụ về chính
sách, kinh tế và khoa học, công nghệ với sự phối hợp chặt chẽ của các ban/ngành và
địa phương. Vai trò của chính quyền các địa phương là vô cùng quan trọng trong
việc kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí. Các giải pháp sẽ không
thể thành công nếu không có sự tham gia của chính quyền các địa phương, mà cụ
thể là chính quyền các đô thị và cộng đồng. Sau đây là các giải pháp cụ thể:
 Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức QLMT không khí

Khoa Môi Trường - Trường ĐHTN&MT Hà Nội

25



×