Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TÌM HIỂU về CÔNG tác QUẢN lý môi TRƯỜNG tại PHÒNG tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG QUẬN THANH XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.13 KB, 36 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
dcdc

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN
THANH XUÂN
Hướng dẫn thực tập :
ThS. Vũ Văn Doanh (Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)
Anh Nguyễn Anh Tuấn ( Cán bộ tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
quận Thanh Xuân )
Ông Đinh Tiến Sỹ (Trưởng Phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận
Thanh Xuân )
Người thực hiện :
Nguyễn Mạnh Quyền - Lớp CD9QM2,
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Thanh Xuân, tháng 4 - 2013


TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI PHÒNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG QUẬN
THANH XUÂN
Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thanh
Xuân

Thanh xuân,tháng 4 năm 2013



PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGĨA VIỆT NAM

QUẬN THANH XUÂN
------------------------------------

Độc lập – Tự do – hạnh phúc
--------------------

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Của sinh viên: NGUYỄN MẠNH QUYỀN
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
1. Việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan hoặc địa phương
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong quá trình thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Quan hệ với cán bộ trong cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền và
nhân dân địa phương
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Điểm đánh giá của đơn vị thực tập
……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
……………
Ngày 09 tháng 4 năm 2013
CƠ QUAN ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

(Ký tên, đóng dấu)


LỜI CÁM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trong
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói chung, và các thầy cô giáo trong
khoa Môi trường nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn cơ quan Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường quận Thanh xuân Hà Nội đã điều kiện cơ sở vật chất giúp tôi có một môi trường
tốt để làm thực tập, giúp cho việc thực tập của tôi thuận lợi hơn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng
góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, tìm hiểu và hoàn thiện tốt nghiệp này
Cùng với đó, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Văn Doanh (GVCN lớp
CĐ9QM2), anh Nguyễn Anh Tuấn (người hướng dẫn thực tập tại phòng tài nguyên môi
trường) và chú Đinh Tiến Sỹ ( Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận Thanh
Xuân) trong quá trình thực tập, và một số tài liệu tham khảo tôi đã hoàn thành bài báo cáo
này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do kiến thức còn eo hẹp nên không tránh khỏi
sai xót, vậy mong thầy cô cùng các bạn đọc tham khảo và cùng nhau tìm biện pháp để
khắc phục.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

4


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................6
NỘI DUNG.......................................................................................................................................8

I.Nội dung và phương pháp thực hiện..............................................................................................8
1.1 Nội dung.....................................................................................................................................8
Mục đích nghiên cứu........................................................................................................................8
Yêu cầu.............................................................................................................................................8
Phương pháp thực hiện.....................................................................................................................8
III.TỔNG QUAN VỀ QUẬN THANH XUÂN.............................................................................10
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội............................................................................................10
3.2 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội thời kỳ quy hoạch..........................................................13
IV.HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI QUẬN THANH XUÂN................................................14
Hiện trạng môi trường nước tại quận Thanh Xuân.......................................................................14
Sông Tô Lịch..................................................................................................................................14
Sông Lừ..........................................................................................................................................18
Nước thải từ sinh hoạt....................................................................................................................19
4.3. Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn quận thanh xuân............................................................22
4.3.1. Phát sinh chất thải.................................................................................................................22
4.3.2. Phân loại và thu gom chất thải.............................................................................................23
V HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............27
KẾT QUẢ THỰC HIỆN................................................................................................................27
5.1. Công tác vệ sinh môi trường....................................................................................................27
5.2. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng
nếp sống văn minh đô thị và giữ gìn trật tự công cộng..................................................................30
5.3. Đảm bảo trật tự an ninh, trật tự xã hội và kiểm soát ngăn ngừa, từng bước đẩy lùi một số tệ
nạn xã hội về ma túy, mại dâm, cướp giật, cờ bạc, mê tín dị đoan................................................30
VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG...............................................................................................................31
6.1. Những mặt đã làm được:.........................................................................................................31
6.2. Những mặt tồn tại....................................................................................................................31
VII. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VỀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
NĂM 2013......................................................................................................................................32
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................32
1.Kết luận.......................................................................................................................................32

2.Kiến nghị.....................................................................................................................................33
DANH MỤC HÌNH

Hình 1 : Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân Thành phố Hà Nội.........11
Hình 2 : Hình ảnh 1 nhánh sông tô lịch đi qua địa bàn quận Thanh xuân...15
Hình 3 : Biểu đồ diễn biến nước thải sinh hoạt tại Cầu Mới.....................17
Hình 4 : Biểu đồ diễn biến nước thải sinh hoạt tại sông Lừ.......................18

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Kết quả phân tích chất lượng nước sông tô lịch tại Cầu Mới. ....15
5


Bảng 2 : Kết quả Phân tích chất lượng nước tại sông Lừ.....................................17

Bảng 3 : Thành phần nước thải sinh hoạt phân tích theo phương pháp
ALPHA……………………………………………………………………….19
Bảng 4: Tải Trọng chất ô nhiễm do cư dân toàn quận Thải vào môi trường...20
Bảng 5: Tổng lượng chất thải rắn của quận Thanh Xuân trong năm 2012…..22
Bảng 6: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong những năm gần đây của quận Thanh
Xuân…………………………………………………………………………….23
Bảng 7: Báo Cáo sơ lược về tình hình sức khỏe người dân tại Quận trong năm
2009……………………………………………………………………………..25

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD
BVMT
COD
TSS
VSMT

QCVN
UBND
NO2
CO2
SO2
VSMT

Nhu cầu oxy sinh học
Bảo vệ môi trường
Nhu cầu oxy hóa học
Tổng chất rắn lơ lửng
Vệ sinh môi trường
Quy chuẩn Việt Nam
Ủy Ban Nhân Dân
Nito dioxit
Cacbon dioxit
Sunfua dioxit
Vệ sinh Môi trường
LỜI MỞ ĐẦU

Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật của cả nước. Khi
nước ta đã đứng trong WTO thì việc phát triển chỉ còn là vấn đề, tuy nhiên Hà Nội phải
luôn phải đi đầu về mọi mặt. Đây không chỉ đơn thuần là sự phát triển về chiều rộng mà
thực sự phải đi vào chiều sâu tìm ra con đường phát triển bền vững cho cả nước.
Kinh tế và môi trường trên thành phố Hà Nội tuy là hai lĩnh vực khác nhau nhưng lại
song song cùng nhau trên con đường hội nhập. Khi quá trình phát triển công nghiệp hoá
diễn ra nhanh thì quá trình đô thị hoá và sự bùng nổ dân số cơ học cũng tăng mạnh làm
phức tạp thêm môi trường thành phố.
6



Thanh xuân là một quận có dân số tương đối đông ở Hà Nội, có lượng phương tiện
giao thông đi lại lớn, có nhiều doanh nghiệp và các hệ thống cửa hàng kinh doanh... góp
phần làm tăng lưu lượng chất thải của quận cũng như thành phố Hà Nội, mà nổi bật nhất
là vấn đề về nước thải.
Trong những năm gần đây, vấn đề về nước thải trong sinh hoạt, nước thải trong quá
trình sản xuất kinh doanh thải thẳng ra sông Tô Lịch và một số đoạn sông chảy qua địa
bàn quận đang gây bức bối đối với người dân. Lượng nước thải đó, cũng với rác thải đổ ra
các con sông gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Vì vậy đặt ra cho các cơ quan về môi trường ở quận những thách thức lớn trong việc
quản lý đối với nguồn nước ở quận. Do đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu
công tác quản lý môi trường nước tại phòng TNMT quận Thanh Xuân, Hà Nội”.

7


NỘI DUNG
I.

Nội dung và phương pháp thực hiện
1.1 Nội dung
-

Tìm hiểu đánh giá ĐKTN, kinh tế xã hội của quận Thanh xuân

-

Hiện trạng môi trường nước, chất thải rắn và không khí của quận

-


Các hoạt động quản lý nhà nước về môi trường

-

Đánh giá chung về những mặt đã làm được và những mặt hạn chế trong công tác
quản lý môi trường của phòng tài nguyên môi trường quận

-

Phương hướng giải pháp bảo vệ môi trường của quận

Mục đích nghiên cứu
-

Tìm hiểu đánh giá tình hình kinh tế, xã hội tại quận Thanh xuân và công tác quản
lý môi trường trong thời gian qua.

-

Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ÔNMT, nâng cao hiệu quả của quá
trình thu gom rác thải tại quận và hiểu quả trong công tác quản lý môi trường nước
tại quận Thanh Xuân

Yêu cầu
-

Tìm hiểu thực tế về công tác quản lý môi trường tại phòng tài nguyên và môi
trường quận Thanh Xuân


-

Đề xuất các giải pháp về các vấn đề còn tòn tại trong công tác quản lý môi trường
của phòng tài nguyên môi trường quận

Phương pháp thực hiện
-

Chủ yếu bằng phương pháp thu thập tài liệu
• Từ phòng tài nguyên và môi trường quận Thanh xuân,các văn bản quy
phạm,báo cáo về ĐKTN,tình hình phát triển kinh tế,xã hội,hiện trang môi
trường khu vực và công tác quản lý môi trường quận Thanh Xuân
• Từ internet các trang báo điện tử liên quan và các diễn đàn về môi trường
• Từ các sách báo mượn từ thư viện liên quan đến môi trường nước và chất thải
sinh hoạt
8


• Phương pháp bản đồ, biểu đồ
II.

LÝ LUẬN CHUNG
2.1 Quan điểm của nhà nước về bảo vệ môi trường
2.1.1 Trung ương
- Luật Bảo vệ môi trường 52/2005/QH11
- Nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều luật bảo vệ môi trường
-

Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn


- Quyết định số 16/2007/QĐ-Tg ngày 29/01/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc Tài nguyên và Môi trường quốc gia
đến năm 2020.
- Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu
Căn cứ vào hệ thống quy chuẩn Việt Nam
- QCVN 24 :2009/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
- QCVN 14 :2008/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
2.1.2 Quận Thanh Xuân:
Quyết đính số 112-UBND : về việc kiện toàn ban chỉ đạo cải thiện môi trường xã
hội quận Thanh Xuân
Kế Hoạch số 70/ KH- UBNd ngày 18/5/2012 :về thực hiện một số nhiệm vụ về cải
thiện môi trường xã hội trên địa bàn quận Thanh xuân
Báo cáo số 09/ UBND: về công tác cải thiện môi trường xã hội của UBND quận và
tình hình vệ sinh môi trường xã hội trên địa bàn quận Thanh Xuân năm 2012
Ý nghĩa quan điểm của đảng và nhà nước đối với vấn đề môi trường và công tác
quản lý môi trường địa phương.
Thực hiện Nghị quyết lần thứ X của Đảng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật
về bảo vệ môi trường đã được hoàn thiện một bước. Hệ thống cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường được tăng cường. Tổng cục Môi trường được thành lập; lực lượng
9


cảnh sát môi trường được hình thành; Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực các sông lớn,
tổ chức quản lý môi trường ở các Bộ, ngành và địa phương, nhất là Chi cục Bảo vệ
môi trường được thiết lập, bước đầu hoạt động có hiệu quả. Nhìn chung, các điều kiện
cơ bản, thiết yếu làm tiền đề, tạo thế và lực cho công tác bảo vệ môi trường thời gian
tới đã được đáp ứng.

Phát triển nhanh, bền vững là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Bảo vệ môi trường trong thời gian tới có ý nghĩa sống còn, là nhiệm vụ hết
sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải đổi mới tư duy, đổi mới cách làm và cần những giải
pháp mang tính đột phá.

III.

TỔNG QUAN VỀ QUẬN THANH XUÂN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 của Chính
phủ gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường: Khương Đình, Nhân Chính, Phương Liệt, Hạ
Đình, Kim Giang, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Phương Liệt,
Khương Trung, Khương Mai (có 3 phường được thành lập từ các xã ngoại thành của hai
huyện Từ Liêm và Thanh Trì, còn lại là các phường cũ của quận Đống Đa chuyển sang).
Vị trí địa lý: Quận Thanh Xuân nằm ở trung tâm Thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp
quận Đống Đa và quận Cầu Giấy, phía Đông giáp quận Hai bà Trưng, phía Nam giáp
quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông.

10


Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân-hà nội

Về giao thông: Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông chính đi qua như:
đường Quốc lộ số 1, Quốc lộ số 6, đường Vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Lê
Văn Lương, đường Vành đai 2,5 đang chuẩn bị được thực hiện. Ngoài ra trên địa bàn
Quận còn có một mạng lưới giao thông nối liền giữa các trục giao thông chính, giữa các
phường trong toàn quận và với các quận, huyện lân cận.
Về mạng lưới thủy văn: Có hai con sông thoát nước chính của thành phố chảy qua

địa bàn quận từ bắc xuống nam và từ đông sang tây là sông Tô Lịch và sông Lừ, Sét. Bên
cạnh đó còn một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu
11


nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa như Đầm Hồng (Khương Đình), Đầm Bờ vùng (Hạ
Đình), hồ Rùa (Phương Liệt) và dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính đang được triển
khai thực hiện.
Về dân số: theo số liệu thống kê năm 2010 toàn quận nay có 34.344 hộ gia đình,
với 214.000 người đang sống và làm việc trên 11 phường trong đó có một phần khu đô thị
mới Trung Hòa - Nhân Chính.
Về công nghiệp: trên địa bàn quận có 2 khu công nghiệp lớn là Giáp Bát và Thượng
Đình với nhiều doanh nghiệp sử dụng đất có diện tích lớn phân bố tập trung.
Về đất quốc phòng, an ninh: chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất của quận
gồm đất thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân và khu vực sân bay Bạch Mai.

12


Tại thời điểm kiểm kê đất đai ngày 01 tháng 01 năm 2010, toàn quận Thanh Xuân
có tổng diện tích đất tự nhiên là 908,3244 ha phân theo 11 phường trực thuộc quận như
sau:

STT Tên phường

Tổng
tích

diện Đất nông Đất phi nông Đất chưa sử
nghiệp

nghiệp
dụng

(ha)

(ha)

(ha)

(ha)

1

Phương Liệt

102.4830

1.7723

100.7107

0

2

Nhân Chính

160.3957

0


159.4492

0.9465

3

Thượng Đình

66.4500

0

66.4500

0

4

Khương Mai

101.6366

0

101.6366

0

5


Kim Giang

21.7803

1.0925

20.6878

0

6

Thanh Xuân Trung

107.8280

0

107.2357

0.5923

7

Khương Trung

70.0600

0


70.0600

0

8

Thanh Xuân Bắc

47.6720

0

47.670

0

9

Khương Đình

127.6569

46.2236

78.3065

3.1268

10


Thanh Xuân Nam

31.6086

0

31.6086

0

11

Hạ Đình

70.7533

5.1110

64.9908

0.6515

908.3244

54.1994

848.8059

5.3171


Tổng cộng:

3.2 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội thời kỳ quy hoạch
3.2.1 Các chỉ tiêu kinh tế
-

Tốc độ tăng giá trị sản xuất ( theo giá hiện hành) giai đoạn 2011 - 2015 của các
ngành là:

+ Ngành công nghiệp tăng 12%/ năm, trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh tăng
14%/ năm.
+ Ngành dịch vụ, thương mại tăng 15%/ năm;
+ Ngành xây dựng tăng 15%/ năm.
13


-

Cơ cấu giá trị sản xuất theo các thành phần kinh tế giai đoạn 2011- 2015: Công
nghiệp 36,00%; Dịch vụ - thương mại 35%; Xây dựng 29%.

3.2.2 Các chỉ tiêu văn hoá - xã hội chủ yếu
Quận Thanh Xuân tiếp tục thực hiện chương trình văn hoá, xã hội, cuộc vận động
“toàn dân doàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thực hiện tố quy chế dân chủ ở cơ sở, các
phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội; tạo sự chuyển biến trong xây
dựng nếp sống văn minh đô thị, ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế các tiêu cực xã hội.
-

Đến năm 2015: Duy trì vững chắc phổ cập giáo dục bậc Tiểu học, THCS và phấn

đấu hoàn thành phổ cập THPT, số trường đạt chuẩn quốc gia là 28 trường (Trong
đó có 90% trường tiểu học, 80% trường mầm non, 80% trường THCS đạt chuẩn
quốc gia), có từ 71,20% số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến trường.

-

Duy trì 100% phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

-

Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm trong giai đoạn 2010 - 2015
là 25.000 lao động.

-

Duy trì tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,05%/ năm.

-

Đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,5%. Có 86% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn
gia đình văn hóa, số phường có nhà văn hoá là 11/11 phường.

3.2.3 Một số chỉ tiêu khác
-

Năm 2015 tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch là 100%.

-

Hoàn thành 100% chỉ tiêu công tác quốc phòng, quân sự địa phương, trọng tâm là

động viên quân đội, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc và tuyển quân hàng
năm.

IV. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI QUẬN THANH XUÂN
Hiện trạng môi trường nước tại quận Thanh Xuân
Sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch nằm ở hướng Tây của nội thành Hà Nội là con sông dài nhất
(khoảng 13,346 km2), rộng trung bình từ 15 - 30 km, sâu 2 - 3 m. Sông bắt nguồn từ cống
Phan Đình Phùng với tổng lượng 18500 m3/ngày đêm.

14


Sông Tô Lịch là một trong bốn con sông (Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét thuộc lưu
vực sông Tô Lịch) tải toàn bộ nước mưa và nước thải của lưu vực sông Tô Lịch về khu
trạm bơm đầu mối Yên Sở để bơm ra sông Hồng. Do đó lượng nước thải vào sông Tô
Lịch (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện) của quận Thanh
Xuân tính riêng năm 2012 lên đến 45.000 m3/ngày đêm.
Hình ảnh 1 nhánh sông tô lịch đi qua địa bàn quận Thanh xuân

Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Tô Lịch (tại Cầu Mới),
 Cầu Mới
Cầu Mới
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

11/2008


10/2009

15

5/2010

QCVN -B
Đợt I2011

24/2009


1

pH

-

8,10

7,40

7,20

7,20

5,50-9,00

2


DO

mg/l

0,89

0,40

0,46

0,17

≥2

3

BOD5

mg/l

39,30

51,00

70,00

92,00

50


4

COD

mg/l

72,00

71,00

147,00

201,00

50

5

SS

mg/l

147,00

31,00

87,70

80,00


80,00

6

NH4+

mg/l

-

12,50

-

7

NO3-

mg/l

-

2,54

7,70

8

NO2-


mg/l

-

0,03

0,041

9

Coliform

MNP/100m
l

3,8 x 104

13x106

24x105

1,00
1,36

15,00
0,05

1,1x106


1,0 x 104

Nguồn:- Hiện trạng môi trường Hà Nội 2011
Từ bảng kết quả phân tích trên, ta thấy nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước sông qua
từng năm có xu hướng giảm, đến đợt khảo sát đầu năm 2011 thì lượng chất rắn lơ lửng
đạt 80,00mg/l. Tuy nhiên nồng độ COD và BOD5 đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần. Nguyên nhân là do lượng nước thải từ quá trình sinh hoạt thải thẳng ra sông
ngày càng nhiều, nên lượng chất hữu cơ trong nước tăng lên đáng kể, làm ô nhiễm nước
sông.

16


Biểu đồ biểu diễn sự biến động tính chất nước thải sinh hoạt của vị trí trên được nêu ở
hình sau:

Từ đồ thị trên ta thấy rằng nước thải biến đổi rõ rệt theo các năm. Đó là yếu tố gây
nên tình trạng ô nhiễm nặng ở sông Tô lịch mà cụ thể là Cầu Mới.

17


Sông Lừ
Sông Lừ là con sông thuộc địa phận phường Phương Mai, quận Thanh Xuân, là nhánh
sông nhỏ, có lưu lượng xả thải tương đối lớn, trung bình từ 50.000 – 60.000 m3/ngày đêm
Sông Lừ
11/2008 10/2009

5/2010


Đợt
2011

QCVN
I- -B
24/2009

-

8,80

7,57

7,30

7,50

5,5-9

DO

mg/l

2,60

0,27

2,40

0,33


≥2,00

3

BOD5

mg/l

20,90

36,00

40,00

116,00

50

4

COD

mg/l

32,80

114,00

108,00


306,00

50

5

SS

mg/l

137,00

38,00

19,70

228,00

80,00

6

NH4+

mg/l

-

11,28


-

1,00

7

NO3-

mg/l

-

4,77

4,90

15,00

8

NO2-

mg/l

-

0,012

0,013


0,050

∑ Colifor

MNP/100m
l

1,52
104

11x106

15x105

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

1

pH

2

9

m


x

2,1x106

1,0 x 104

Từ bảng kết quả phân tích trên ta thấy nồng độ chất rắn lơ lửng đã tăng qua từng
năm.nồng độ BOD5 và COD đều vượt mức cho phép rất nhiều lần. Nguyên nhân là do lượng
nước thải từ quá trình sinh hoạt thải thẳng ra sông ngày càng nhiều, nên lượng chất hữu
cơ trong nước tăng lên đáng kể, làm ô nhiễm nước sông.
Biểu đồ biểu diễn sự biến động tính chất nước thải sinh hoạt của vị trí trên được nêu ở
hình sau:

18


Nước thải từ sinh hoạt
Nước thái sinh hoạt trên địa bàn quận Thanh Xuân là nước được thải bỏ sau khi sử
dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…
chúng thường được thải ra từ các căn hộ,cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công
trình khác. Lượng nước thải sinh hoạt chủ yếu phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp
nước và hệ thống thoát nước.nước thải sinh hoạt của quận Thanh Xuân chủ yếu thoát
bằng hệ thống thoát nước dẫn ra các con sông trên địa bàn quận.
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
+ Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
+ Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt,cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó
khoảng 52% là chất hữu cơ, 48% là chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật. Phần lớn các
vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virus và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ,

thương hàn… Đồng thời trong nước thải cũng chứa các vi khuẩn không có tác dụng
phân huỷ các chất thải.
19


Bảng : Thành phần nước thải sinh hoạt phân tích theo các phương pháp của
APHA
Các chất

Mức độ ô nhiễm
Nặng

Trung bình

Thấp

Tổng chất rắn mg/l

1000

500

200

Chất rắn hoà tan mg/l

700

350


120

Chất rắn không hòa tan
mg/l

300

150

8

Tổng chất rắn lơ lửng mg/l

600

350

120

Chất rắn lắng ml/l

12

8

4

BOD5 mg/l

300


200

100

Oxy hòa tan, mg/l

0

0

0

Tổng Nitơ,mg/l

85

50

25

Nitơ hữu cơ, mg/l

35

20

10

Nitơ amoniac


50

30

15

Nitơ NO2 ,mg/l

0,1

0,05

0

Nitơ NO3, mg/l

0,4

0,2

0,1

Clorua, mg/l

175

100

15


Độ kiềm CaCO3 , mg/l

200

100

50

Chất béo, mg/l

40

20

0

Tổng photpho (theo P),
mg/l

-

8

-

Nguồn giáo trình công nghệ xử lý nước thải (nhà xuất bản khoa học kỹ thuật – 2005)

20



Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau: COD = 500 mg/l;
BOD5 = 250 mg/l; SS = 220 mg/l; photpho = 8 mg/l; nito NH3 và nitơ hữu cơ = 40 mg/l;
pH = 6,8; TS = 720 mg/l.
Như vậy nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, đôi khi vượt
yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường các quá trình xử lý sinh học cần các
chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: BOD5 : N : P = 100 : 5 : 1 (nghĩa là 100mg/l BOD5,
5mg/l N và 1mg/l P). Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh hoạt là không phải
tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân huỷ bởi các vi sinh vật và khoảng 20 đến 40%
BOD thoát ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn.
Bảng tải lượng chất ô nhiễm do dân cư trên toàn quận thải vào môi trường
Chỉ tiêu ô nhiễm

Tải lượng
(g/người/ngày)

BOD (nhu cầu
oxy sinh học)
COD (nhu cầu oxy
hoá học)
Tổng chất rắn
Chất rắn lơ lửng
Rác vô cơ (kích
thước >0,2 mm)
Dầu mỡ
Kiềm (theo CaCO3)
Clo (cl-)
Tổng nitơ (theo N)
Nitơ hữu cơ
Amoni tự do

Nitrit (NO2)

45 ÷ 54
1,6 ÷ 1,9,BOD
170 ÷ 220
70 ÷ 145
5 ÷ 15
10 ÷ 30
20 ÷ 30
4÷ 8
6 ÷ 12
0,4 tổng N
0,6 tổng N
-

Từ bảng trên ta thấy các chất có trong nước thải sinh hoạt được thải ra khá nhiều và
phần lớn là ra các dòng sông chính là nguyên nhân gây ô nhiễm các con sông hiện nay.

21


4.2 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
4.2.1. Một số giải pháp về chính sách quản lý:
* Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ cho môi trường nước trên địa bàn Quận nhằm
cung cấp, cập nhật toàn diện các thông tin có liên quan còn thiếu, tạo cơ sở đầy đủ về
khoa học và thực tiễn nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra các giải pháp thích hợp kịp thời
nhất.
* Xây dựng quy chế quản lý đô thị, vệ sinh môi trường nhằm khắc phục hiện trạng các
công trình hạ tầng cơ sở trong đó hệ thống thoát nước cũ và hư hỏng. Gắn kết chặt chẽ
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm hạn chế tải lượng lớn chất thải vào môi

trường nước.
* Nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ môi trường thông qua các chương trình đào
tạo, khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiêm. Tăng cường ngân sách cho công tác bảo vệ
môi trường nhằm tạo hiệu quả lâu dài và triệt để.
4.2.2. Giải Pháp cộng đồng:
* Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác BVMT.
* Tăng cường công tác truyền thông tới từng nhà, ngõ xóm bằng biện pháp dễ hiểu, dễ
nhớ nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về môi trường đến tất cả các đối tượng nhân dân
thông qua nhiều hình thức.
* Thực hiện kiểm kê nguồn thải, các nghiên cứu về ảnh hưởng của kinh tế đối với ô
nhiễm môi trường, công khai các số liệu quan trắc hàng năm.
* Thực hiện các chương trình giáo dục MT tại các trường học các cấp từ nhà trẻ đến đại
học.
* Thực hiện công tác quản lý bảo vệ MT có sự tham gia của cộng đồng. Kêu gọi, khuyến
khích nhân dân phối hợp với các nhà quản lý, giúp họ đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm thiết thực và hiệu quả nhất.
Luôn phối hợp chặt chẽ với nhân dân trong quận, thường xuyên liên lạc để có được các
thông tin mới nhất về các diễn biến môi trường.

4.3. Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn quận thanh xuân
4.3.1. Phát sinh chất thải.
22


CTR ở quận Thanh Xuân chủ yếu là CTR sinh hoạt. Lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng
60 - 70% lượng CTR phát sinh (một số đô thị, tỷ lệ này lên tới 90%), tiếp theo là CTR
xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế... Thực tế cho thấy, tổng lượng CTR sinh hoạt ở
quận phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 - 16 % mỗi năm. Lượng CTR đô thị
ngày càng tăng và phức tạp về thành phần do mức sống ngày càng cao nên sản xuất và
tiêu dùng ngày càng đa dạng

Đây là bảng tổng lượng chất thải rắn của quận Thanh xuân trong năm 2012
STT

Loại chất thải rắn

Đơn vị tính

1

Tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn 138.770,682 tấn
quận

2

Tổng lượng chất thải công nghiệp trên địa 31732,212 tấn
bàn quận

3

Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại

4.3.2. Phân loại và thu gom chất thải
3R (viết tắt của 3 từ Reduce - Giảm thiểu,Reuse - Tái sử dụng, Recycle - Tái chế),
với nền tảng cơ bản là hoạt động phân loại tại nguồn.
Phân loại chất thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp: rác thải hữu
cơ được tái chế thành sản phẩm có ích, các chất thải như nhựa, giấy, kim loại được tái chế
thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển
thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải.
Tuy vậy việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn vẫn chưa được triển khai rộng rãi, vì
vậy ở hầu hết các đô thị nước ta nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng ,việc thu gom

rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu. Công tác thu gom thong thường sử dụng 2 hình thức là
thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu
gom vào các thùng rác đẩy tay cỡ nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác các hộ gia đình được công
nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển
đến khu xử lý hoặc tại các chợ/khu dân cư có đặt container chứa rác, công ty môi trường
đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý).

23


Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong những năm gần đây của quận Thanh Xuân (%)
STT

Loại chất thải rắn

2010

2011

2012

1.

Chất thải rắn sinh hoạt

90%

92%

95%


2.

Chất thải rắn công nghiệp

85%

90%

90%

3.

Chất thải rắn xây dựng

86%

90%

95%

4.

Chất thải rắn y tế

89%

90%

92%


Từ bảng trên ta thấy là tỷ lệ thu gom các loại chất thải rắn trên toàn quận đều dạt từ
85-95% và tỷ lệ đều tăng dần qua các năm nhưng vẫn có tầm 5-10% CTR trên toàn quận
bị thải ra thẳng vào môi trường và vứt vào các ao hồ và các con sông.. Phần lớn các loại
chất thải này đều chưa được xử lý tại nguồn nên sau khi xử lý tại các nhà máy thì có đến
tầm 35-40% lượng chất thải bị mang đi chôn lấp so với lượng chất thải đầu vào.
2.3: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
Đối với công tác xử lý chất thải, cần quan tâm thích đáng đến việc lựa chọn mô hình
công nghệ xử lý CTR đô thị phù hợp, khả thi với chi phí đầu tư thấp, phù hợp với tính
chất rác thải ở toàn quận, như tỷ lệ tái chế cao, diện tích sử dụng đất ít, thi công nhanh, dễ
sửa chữa và thay thế thiết bị, có khả năng xử lý hết rác trong ngày, không cần bãi chôn
lấp rác có quy mô lớn, không có nước rỉ rác...
Ngoài ra, các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng trong sử dụng, tiêu
dùng các sản phẩm cũng như ý thức trong việc phân loại rác tại nguồn sẽ đóng góp một
phần không nhỏ nhằm giảm thiểu lượng rác và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
CTR.

24


4.4 Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại quận Thanh xuân
4.1 Khái niệm về ô nhiễm không khí
Là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất do bất cứ nguyên
nhân nào,có tác hại đến động vật, thực vật, môi trường xung quanh và con người
4.2 Ô nhiễm môi trường không khí tại quận Thanh Xuân
Thanh Xuân là 1 quận mà có rất nhiều tuyến đường giao thông chính đi qua vì vậy mật độ
giao thông ở đây rất cao dẫn đến ô nhiễm bụi ở đây đang ở mức rất cao
Đặc biệt tại các khu vực Trung Tâm Hội Nghị Quốc gia và Đường Khuất Duy Tiến tại
đây có rất nhiều ngã tư giao cắt có mật độ giao thông cao nên dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn
và bụi khá lớn.

Kết quả quan trắc năm 2009 cho thấy tại khu vực Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Kim
Giang và Khương Đình có nồng độ bụi cao gấp 3,8 đến 6,3 lần quy chuẩn, đường Nguyễn
Trãi có vị trí vượt đến 11 lần..
Ngoài mật độ giao thông thì việc bụi nhiều cũng là do phế thải rắn trong xây dựng hoạt
thải ra. Bên cạnh đó các xe chở nguyên vật liệu xây dựng phần lớn đều không được che
chắn đúng kĩ thuật gây ra rơi vãi vật liệu xây dựng trên đường phố không những thế
những xe này còn mang bùn đất ở thành, lốp xe tại thành nguồn phát tán bụi di động ở
khắp nơi.
Trên cơ sở nguồn số liệu đã điều tra tại các bệnh viên trên địa bàn quận và nguồn số liệu
báo cáo thống kê của các phường về tình hình sức khỏe bệnh tật của phường mình ta có
bảng báo cáo sơ lược về tình hình sức khỏe của người dân tại quận năm 2009 như sau:
STT

Tỷ lệ các loại bệnh ( người)

Dân số (214.000)

1

Xoang

2154

2

Phế quản

3275

3


Viêm Phổi

3576

4

Lao

50

5

Họng

4576

6

Mắt

4036
25


×