Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

TÌNH HÌNH CÔNG tác dự báo của PHÒNG dự báo tại đài KHÍ TƯỢNG THỦY văn KHU vực ĐỒNG BẰNG bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 33 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC



Báo cáo thực tập
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: Đinh Hữu Dương

Sinh viên thực tập

: Đỗ Thị Thanh Tâm

Lớp

: LĐH1K

Hà Nội – 2013


PHẦN I:
GIỚI THIỆU VỀ ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ
PHẦN II:
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC DỰ BÁO CỦA PHÒNG DỰ BÁO
TRỰC THUỘC ĐÀI
PHẦN III:
QUY TRÌNH CÔNG TÁC DỰ BÁO
PHẦN IV:


THU HOẠCH QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP


PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

1. Tên cơ quan

: Đài Khí Tượng Thủy Văn khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ.

Điện thoại

: (04)38355244, (04)37733462.

Fax

: (04)38355244.

2. Giám đốc

: Ông Phạm Đình Lộc.

3. Địa chỉ liên hệ: Ngõ 62/2 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
4. Nhiệm vụ chủ yếu của Đài Khí Tượng Thủy Văn khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ.
Nhiệm vụ chính của Đài Khí Tượng Thủy Văn khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ là theo
dõi diễn biến tình hình thời tiết của 8 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng, làm công tác dự báo
khí tượng thủy văn, ra các bản tin phục vụ theo yêu cầu.

5. Tổ chức của Đài Khí Tượng Thủy Văn khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ.

a) Lãnh đạo Đài
- Lãnh đạo Đài Khí Tượng Thủy Văn khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ có 1 Giám đốc và 2 Phó

Giám đốc.
- Giám đốc Đài chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Đài. Quy định chức
năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Đài, thành lập mới các tổ chức sự nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực dự báo khí tượng thủy văn phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao
theo nguyên tắc tự chủ. Tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tự đảm bảo kinh phí hoạt động sau khi được Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng
Thủy văn quốc gia phê duyệt. Xây dựng quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ và các
quy chế hoạt động khác, điều hành mọi hoạt động của Đài.
Các Phó Giám đốc chỉ đạo một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn do Giám đốc phân
công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được
phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Đài
- Văn phòng Đài.
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
- Phòng quản lý lưới trạm.

Trang 3


- Phòng máy- Thiết bị và Công nghệ thông tin.
- Phòng Dự báo.

PHẦN II
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC DỰ BÁO CỦA PHÒNG DỰ
BÁO TRỰC THUỘC ĐÀI

1. Sơ đồ bộ máy của phòng

Tổng biên chế của phòng là 11 người trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 02
tổ trưởng, và 07 dự báo viên.

2.

Nhiệm vụ và chức năng của phòng

Quản lý, tổ chức đo đạc chỉnh lý lưu trữ… các số liệu điều tra cơ bản về Khí
tượng, Thủy văn, Hải văn, Môi trường, Bức xạ, ozon và Tia cực tím.
Dự báo KTTV hạn ngắn, hạn vừa, hạn dài và các hiện tượng thời tiết thủy văn
nguy hiểm, phục vụ nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và đời sống xã hội.
Đưa ra các đánh giá bản tin xu thế các hệ thống và hình thế thời tiết 24h qua, hiện
tại (lúc 13h trưa) và 24h tiếp theo cho các trung tâm dự báo cấp tỉnh.
Đánh giá chất lượng bản tin dự báo, thống kê các yếu tố khí tượng của các trung
tâm dự báo tỉnh trực thuộc Đài KTTV khu vực Đồng bằng.
Trong đó, phòng dự báo khí tượng thủy văn với chức năng, nhiệm vụ chính của
phòng là dự báo KTTV hạn ngắn, hạn vừa, hạn dài và các hiện tượng thời tiết nguy
hiểm. Để cho ra các bản tin dự báo thời tiết cho từng ngày, cho từ 5 đến10 ngày và
cho tháng, mùa nhằm phục vụ cho đời sống xã hội và các ban ngành. Phòng làm việc
liên tục trong tuần với thời gian: sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h đến 16h30.
Mỗi ngày sẽ có 1 dự báo viên khí tượng và thủy văn làm ca chính. Bên bộ phận khí
tượng với một dự báo viên hằng ngày đều phải theo dõi hệ thống, hình thế ảnh hưởng
tới khu vực để đưa ra bản tin dự báo hạn ngắn. Bên cạnh đó, mỗi một dự báo viên sẽ
đảm nhiệm phần dự báo hạn vừa, hạn dài riêng cũng như đánh giá chất lượng dự báo,
tổng kết tuần báo, tháng báo… theo yêu cầu chỉ đạo của cấp trên. Tất cả các bản tin
trước khi phát đi tới các địa chỉ cụ thể đều được duyệt thông qua trưởng và phó phòng

Trang 4



dự báo. Mục tiêu chính của phòng là đưa ra những bản tin dự báo thời tiết có độ tin
cậy cao. Do đó, các dự báo viên đều đang cố gắng và nỗ lực từng ngày trong công tác
để nâng cao khả năng dự báo.

PHẦN III
QUY TRÌNH CÔNG TÁC DỰ BÁO

I.

QUY TRÌNH DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG HẠN NGẮN

1.1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Dự báo khí tượng hạn ngắn là một bộ môn trong dự báo khí tượng thuỷ văn (KTTV)
với thời hạn dự báo 24 - 48 giờ, kể từ thời gian bản tin dự báo có hiệu lực. Tùy theo yêu
cầu thực tế đòi hỏi mục đích sử dụng có thể kéo dài thời hạn dự báo đến 72 giờ.
Dự báo khí tượng hạn ngắn bao gồm: Dự báo các hiện tượng thời tiết và các đặc trưng
khí tượng, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, xảy ra trên khu vực lãnh thổ và
lãnh hải mà cơ quan dự báo đảm nhiệm nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, dân
sinh, quốc phòng…..đặc biệt nhằm phục vụ công tác phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ thiệt
hại.
Dự báo thời khí tượng hạn ngắn đòi hỏi đưa ra các thông tin kịp thời, đặc biệt đối với
dự báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, vì vậy cần giành mọi ưu tiên cho việc thu thập
số liệu, theo dõi diễn biến thời tiết, phân tích, dự báo và truyền thông tin phục vụ về dự
báo.
Một quy trình chung cho dự báo khí tượng hạn ngắn phải tuân thủ theo trình tự được
mô tả dưới đây:
Phân tích tư liệu dự báo.
Thảo luận dự báo.
Dự báo và phát hành bản tin dự báo thời tiết.
Theo dõi, đính chính, lưu trữ và đánh giá.

1.2

CÁC BƯỚC LÀM DỰ BÁO THỜI TIẾT HẠN NGẮN

Bước 1. Phân tích các bản đồ bề mặt (Âu- Á và biển Đông) theo quy phạm phân tích
bản đồ.
Bước 2. Phân tích các bản đồ temp (AT850, 700, 500, 300, 200) theo quy phạm phân
tích bản đồ.

Trang 5


Bước 3. Tham khảo các bản đồ phân tích của các Trung tâm dự báo nước ngoài (Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…), so sánh với các bản đồ đã phân tích.
Bước 4. Tham khảo và so sánh với các bản đồ phân tích khách quan trên các sản
phẩm mô hình dự báo thời tiết số.
Bước 5. Phân tích các công cụ bổ trợ khác gồm: số liệu thám không, ảnh mây vệ tinh,
ảnh radar thời tiết.
Bước 6. Chuẩn bị thảo luận dự báo: Tham khảo thông tin số liệu quan trắc thực tế.
Phân tích sự thay đổi của các hệ thống mây trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại.
Phân tích các hiện tượng thời tiết trên các sản phẩm thu được từ radar thời tiết. Tham
khảo trên các sản phẩm dự báo thời tiết số, các website của các Trung tâm dự báo nước
ngoài.
Bước 7. Xác định hình thế thời tiết đã qua.
Bước 8. Xác định hình thế thời tiết hiện tại.
Bước 9. Dự báo hình thế thời tiết theo các thời hạn dự báo:
- Dự báo hình thế thời tiết trên cơ sở các phương pháp truyền thống.
-

Dự báo hình thế thời tiết trên cơ sở tham khảo các sản phẩm mô hình số trị.


Bước 10. Tổng hợp và đưa ra kết luận.
Trên cơ sở phân tích hình thế thời tiết trong tương lai qua các hạn dự báo bằng
phương pháp truyền thống có tham khảo các sản phẩm dự báo số trị. Dự báo viên kết
luận về diễn biến của các hình thế thời tiết sẽ chi phối lãnh thổ, lãnh hải nước ta trong
thời hạn làm dự báo 12, 24 và 48 giờ (có thể cảnh báo đến 72 giờ). Trên cơ sở kết luận về
hình thế thời tiết, đưa ra những kết luận chính về diễn biến thời tiết trên các khu vực làm
dự báo.
Bước 11. Xây dựng các bản tin dự báo thời tiết.
a. Với các loại bản tin dự báo thời tiết nguy hiểm

Thời tiết nguy hiểm ở đây bao gồm: ATNĐ, bão, không khí lạnh, mưa lớn diện
rộng, nắng nóng sẽ được thực hiện thông qua các quy trình dự báo đã được ban hành tại
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
b. Với các loại bản tin dự báo thời tiết hàng ngày
Trên cơ sở các kết luận, đánh giá và dự báo diễn biến của các hệ thống thời tiết, số
liệu đo đạc thực tế trên các khu vực dự báo, dự báo viên tiến hành viết thông tin thời tiết
cụ thể cho từng vùng, miền trên đất liền và biển. Dự báo chi tiết cho các thành phố trong
các khu vực dự báo….
Bước 12. Phát hành các bản tin dự báo thời tiết.
 Các bản tin sau khi xây dựng xong phải được soát và kiểm duyệt trước khi phát
hành để tránh những sai sót không cần thiết.

Trang 6


Thời gian phát hành một bản tin dự báo được thực hiện theo đúng quy định cho
phát hành bản tin trong một ca dự báo.
 Trong trường hợp có bão, áp thấp nhiệt đới các bản tin được gửi theo các địa chỉ
đã quy định trong “Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão lũ”. Các trường hợp khác

được gửi theo quy định tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
 Tất cả các loại bản tin sau khi phát hành phải được nhanh chóng cập nhật lên
Website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương qua phần mềm cập
nhật các loại sản phẩm hiện đang được ứng dụng trong nghiệp vụ.
Bước 13. Theo dõi – đính chính


Sau khi các bản tin dự báo thời tiết đã được phát hành, dự báo viên trực ca vẫn
phải liên tục theo dõi diễn biến cụ thể của thời tiết.
Trong trường hợp các bản tin sau khi được sửa đổi phải nhanh chóng cập nhật lên
Website của Trung tâm Dự báo, sau đó chuyển lại đến các địa chỉ theo quy định. Riêng
trường hợp bão, áp thấp nhiệt đới chuyển đến địa chỉ theo “Quy chế báo áp thấp nhiệt
đới, bão, lũ”.
Bước 14. Lưu trữ bản tin
Lưu trữ các bản tin dự báo thời tiết nhằm mục đích để các dự báo viên nắm được
các nhận định và các kết quả phân tích dự báo của các ca trước, để theo dõi và điều chỉnh
các nội dung của các bản tin tiếp theo. Lưu trữ các bản tin còn có ý nghĩa quan trọng
trong việc tổng kết thời tiết sau mỗi giai đoạn công tác.
Bước 15. Đánh giá bản tin
Mặc dù đã có một đơn vị chuyên trách để đánh giá nội dung các bản tin dự báo
thời tiết sau mỗi ca dự báo, tuy nhiên các dự báo viên cũng phải tự đánh giá nội dung bản
tin mà mình đã thực hiện nhằm mục đích rút kinh nghiệm, tìm ra những sai sót để bổ
sung, sửa chữa và hoàn thiện cho các lần dự báo tiếp theo.

1.3 NỘI DUNG MỘT SỐ CÁC BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT
1.3.1 Nội dung bản tin “Phân tích và dự báo xu thế hệ thống thời tiết”
- Nêu hệ thống thời tiết chi phối toàn bộ hay từng phần lãnh thổ trong 24 giờ qua,
diễn biến cụ thể của các yếu tố thời tiết trên các khu vực làm dự báo.
- Nêu hình thế thời tiết đang khống chế sẽ chi phối lãnh thổ hay mỗi vùng miền.
Trong trường hợp phát tin bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh thì các bản tin này phải

được biên tập ngắn gọn và đưa vào trong phần này.
- Dự báo sự phát triển của hệ thống thời tiết trong 24 giờ tới. Khả năng tác động và
mức độ ảnh hưởng của hệ thống đến mỗi vùng miền. Nếu có nhiều hệ thống có khả năng
tác động đến thời tiết mỗi vùng miền thì nêu rõ từng hệ thống, ưu tiên các hệ thống có
khả năng gây ra các thời tiết nguy hiểm. Từ đó đưa ra nhận định về thời tiết trên mỗi
vùng miền, nhấn mạnh khả năng xảy ra các thời tiết nguy hiểm.

Trang 7


- Nhận định diễn biến của hệ thống thời tiết và đưa ra thông tin về khả năng xảy ra
thời tiết trên các vùng làm dự báo trong 48 và 72 giờ tới.

1.3.2 Nội dung bản tin dự báo thời tiết đất liền
a. Thông tin dự báo thời tiết trên đất liền 24 giờ được thực hiện theo trình tự sau:
- Trạng thái mây (nhiều, ít, quang mây…)
- Các hiện tượng thời tiết (mưa, dông, sương mù...), thời gian (sáng, chiều, đêm...)
và phạm vi (nhiều nơi hay vài nơi...) xảy ra. Trong trường hợp có thời tiết nguy hiểm thì
tùy vào trường hợp cụ thể cần cảnh báo thêm như tố, lốc, mưa đá, sương muối...
- Gió (hướng và tốc độ), nếu dự báo gió thay đổi hướng và có tốc độ < 2m/s thì báo
gió nhẹ. Trong trường hợp có thời tiết nguy hiểm thì phải báo thêm gió giật.
- Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất được báo trong khoảng 3 độ, cùng với trạng thái thời
tiết (trời rét, rét đậm, rét hại, nắng nóng...). Nếu vùng nào có nhiệt độ khác biệt so với
xung quanh, cần nhấn mạnh thêm vào vùng đó. Đối với địa điểm, nhiệt độ được báo cách
2 độ.
b. Thông tin dự báo thời tiết 48 giờ và cảnh báo 72 giờ
Thông báo khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp
nhiệt đới, mưa lớn diện rộng, khả năng xâm nhập của không khí lạnh, rét đậm, rét hại hay
nắng nóng,....Trên cơ sở đó đưa ra thông tin thời tiết cụ thể cho từng khu vực dự báo.
Trong trường hợp diễn biến của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm có thể rơi vào khoảng

thời gian 48–72 giờ và có thể nhận định rõ ràng thì đưa thêm cảnh báo 72 giờ.

1.3.3 Nội dung bản tin dự báo thời tiết biển
Các hiện tượng thời tiết (thời gian và phạm vi xảy ra), đặc biệt nhấn mạnh các hiện
tượng thời tiết nguy hiểm (dông, tố, lốc, sương mù...).
Tầm nhìn xa theo khoảng cách được quy định trong mã luật quan trắc khí tượng bề
mặt (gắn với các hiện tượng sương mù hay mưa....)
Gió (hướng và tốc độ), nếu dự báo gió thay đổi hướng và có tốc độ < 2m/s thì báo
gió nhẹ. Nếu tốc độ gió được dự báo từ cấp 6 trở lên thì phải có thêm tình trạng biển và
chú ý cảnh báo gió giật.

1.3.4 Nội dung bản tin dự báo thời tiết biển tiếng Anh
Thông tin thời tiết cho mỗi khu vực dự báo được chia làm 3 phần:
- Cảnh báo (warning): Nếu có bão, áp thấp nhiệt đới hay có gió mạnh trên cấp 7 thì
được cảnh báo ở phần này.
- Hình thế thời tiết tại thời điểm làm dự báo (lúc 13giờ và 01giờ Việt Nam tức là 06
và 18 GMT)
- Nội dung thông tin dự báo các khu vực .

Trang 8


II.
2.1

QUY TRÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT HẠN VỪA, HẠN DÀI

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Dự báo thời tiết hạn vừa là một bộ môn trong dự báo khí tượng thủy văn (KTTV)

với thời hạn dự báo 24 – 240 giờ kể từ thời gian bản tin dự báo có hiệu lực.
Dự báo khí tượng hạn dài là một chuyên ngành dự báo xu thế nhiệt độ (T) và
lượng mưa (R) hoặc nhận định một số hiên tượng thời tiết nguy hiểm như số lượng bão
ảnh hưởng đến Việt Nam, nhận định các đợt không khí lạnh, nắng nóng, hạn hán trong
thời hạn một tháng, ba tháng hoặc một mùa trên lãnh thổ Việt Nam và một số khu vực
phụ cận khác trong giới hạn cho phép nhằm tham mưu cho các nhà lãnh đạo trong công
tác phục vụ nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời
sống dân sinh.

2.2 CÁC BƯỚC LÀM DỰ BÁO THỜI TIẾT HẠN VỪA
Bước 1. Chuẩn bị tư liệu dự báo
1. Số liệu:
a. Thống kê giá trị trung bình trong lịch sử của các yếu tố khí tượng như: Nhiệt độ
tuần (trung bình, tối cao trung bình, tối thấp trung bình, tối cao tuyệt đối, tối thấp tuyệt
đối), tổng lượng mưa tuần.
b. Thống kê sự xuất hiện của KKL, nắng nóng, mưa vừa, mưa to….
c. Thu thập số liệu quan trắc thực tế từ các trạm khí tượng trên toàn quốc theo 8
obs hoặc 4 obs trong ngày.
d. Phân tích giản đồ mặt cắt thời gian của biến áp 24 giờ tại Láng (trạm tiêu biểu
cho miền Bắc)
e) Xét tương tự (trên cơ sở số liệu quan trắc trong mười ngày trước và bộ bản đồ
tuần) với các năm trước.
2. Các bản đồ thời tiết hạn vừa
a. Thu thập số liệu mực 500mb trong 10 ngày (trước ngày làm dự báo) và điền số
liệu lên các bản đồ hạn vừa.
b. Phân tích bộ bản đồ hạn vừa (độ cao địa thế vị mực 500mb) bao gồm các bản đồ
sau:
- Bản đồ chuẩn sai 10 ngày
- Bản đồ biến cao 5 ngày
- Bản đồ trung bình 10 ngày


Trang 9


- Bản đồ trung bình 5 ngày
- Bản đồ trung bình 3 ngày
3. Tham khảo các sản phẩm dự báo số trị
Bước 2. Thảo luận dự báo thời thiết
1. Tóm tắt

Tóm tắt hình thế thời tiết và các hiện tượng thời tiết đã xảy ra trong mười ngày
qua (đối với dự báo thời tiết 10 ngày) và năm ngày qua (đối với dự báo thời tiết 5 ngày)
tại các khu vực trên phạm vi cả nước.
2. Nhận định hình thế thời tiết
a) Dự báo hình thế thời tiết trên cơ sở phương pháp synop
b) Dự báo thời tiết dựa vào các phương pháp thống kê
c) Dự báo thời tiết trên cơ sở tham khảo các mô hình số trị
d) Tổng hợp và đưa ra kết luận
3. Ghi thảo luận dự báo
a) Ghi ngày, giờ thảo luận dự báo
b) Ghi tên những người có mặt trong buổi thảo luận dự báo
b) Ghi trình tự và đầy đủ những nội dung mà các thành viên tham gia thảo luận
phát biểu
c) Ghi kết luận cuối cùng về hình thế thời tiết và cách xử lý bản tin của trưởng ca
hoặc lãnh đạo phòng
e) Sổ ghi thảo luận dự báo được lưu trữ như một tài liệu của đơn vị, chỉ hủy bỏ khi
được phép
Bước 3. Xây dựng bản tin dự báo thời tiết
1. Phân tích và dự báo xu thế thời tiết 10 ngày các khu vực trên phạm vi cả nước
a) Nêu khái quát hệ thống thời tiết chi phối toàn bộ hay từng phần lãnh thổ trong

24 đến 240 giờ tới (nhấn mạnh đến các khu vực hoặc thời gian có thể xảy ra thời tiết
nguy hiểm).
b) Nêu tình hình thời tiết cụ thể cho từng vùng. Ở mỗi khu vực dự báo cần nêu rõ
diễn biến thời tiết như: tình trạng mây, mưa, nắng, gió, rét…
2. Dự báo thời tiết 10 ngày các khu vực trên phạm vi cả nước
a) Nêu tình hình thời tiết cụ thể cho từng vùng

Trang 10


b) Dự báo lượng mưa tại mỗi khu vực, trong trường hợp cần thiết có thể báo riêng
phía đông, phía tây, phía bắc hoặc phía nam. Lượng mưa được dự báo là tổng lượng
mưa 10 ngày (tính bằng mm) và có tính chất phổ biến (nghĩa là xấp xỉ 2/3 số trạm
được dự báo).
c) Dự báo nhiệt độ (phổ biến) tại mỗi khu vực, trong trường hợp cần thiết có thể
báo riêng phía đông, phía tây, phía bắc hoặc phía nam. Dự báo nhiệt độ bao gồm:
- Nhiệt độ trung bình: được dự báo với khoảng cách là 2 độ (ví dụ: 25-27 độ).
- Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất (tuyệt đối): được dự báo với khoảng cách là 3 0c
(ví dụ: 30-330c) .
3. Dự báo thời tiết 05 ngày các khu vực trên phạm vi cả nước
Nội dung bản tin này được soạn thảo tương tự như bản tin “DỰ BÁO THỜI
TIẾT 10 NGÀY CÁC KHU VỰC TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC”, chỉ thay thời kỳ dự
báo 10 ngày bằng 5 ngày.
4. Ghi rõ ngày phát tin và họ và tên người soạn bản tin dự báo, người soát tin
Bước 4. Theo dõi, đính chính, lưu trữ và đánh giá các bản tin
1. Theo dõi – đính chính
Sau khi các bản tin dự báo thời tiết được thông báo trên các phương tiện thông tin,
các dự báo viên phải liên tục theo dõi diễn biến cụ thể của thời tiết. Trường hợp thời tiết
có sự thay đổi đột ngột và có khả năng diễn biến khác với dự báo trước đó, nếu có thể và
trong phạm vi thời gian cho phép, trưởng ca cần sửa chữa hoặc thay đổi một số nội dung

của bản tin đã phát. Việc thay đổi nội dung bản tin phải được sự đồng ý của lãnh đạo
phòng hoặc lãnh đạo cấp trên.
2. Lưu trữ
Lưu trữ các bản tin dự báo thời tiết nhằm mục đích để các dự báo viên nắm được
các nhận định và các kết quả phân tích dự báo của các ca trước, để theo dõi và điều chỉnh
nội dung của các bản tin tiếp theo. Lưu trữ các bản tin còn có ý nghĩa quan trọng trong
việc tổng kết thời tiết sau mỗi giai đoạn công tác.
3. Đánh giá
Mặc dù đã có một đơn vị chuyên trách để đánh giá nội dung các bản tin dự báo
thời tiết, tuy nhiên sau mỗi ca dự báo, các dự báo viên phải tự đánh giá nội dung bản tin
mà mình đã thực hiện, nhằm mục đích rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ cũng như
học tập và hỗ trợ các đồng nghiệp trong công tác.

2.3 QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG HẠN DÀI
2.3.1 Các bước tiến hành dự báo xu thế tháng
Bước 1: Chuẩn bị tư liệu dự báo
a. Số liệu

Trang 11


-

Số liệu quan trắc của các trạm khí hậu trên phạm vi cả nước trong tháng trước.

-

Số liệu trung bình nhiều năm theo tháng các yếu tố khí tượng của trạm khí hậu.

-


Số liệu độ cao địa thế vị mực 500mb trong tháng trước.

-

Số liệu trung bình nhiều năm độ cao địa thế vị.

-

Số liệu SST, chỉ số SOI v.v…

-

Thống kê các hiện tượng khí tượng đặc biệt trong tháng như số lượng các cơn bão,
số đợt nắng nóng, rét đậm, rét hại, tần suất xuất hiện và ngày xảy ra.
Số liệu cần đảm bảo độ chính xác và cập nhật thường xuyên.

b. Bản đồ tháng
-

Độ cao địa thế vị trung bình tháng.

-

Biến cao địa thế vị tháng.

-

Chuẩn sai độ cao địa thế vị tháng.


Các bản đồ cần làm nổi bật được vị trí các sống, rãnh, trung tâm áp cao, áp thấp theo
qui tắc vẽ và phân tích bản đồ.
c. Các phương pháp thống kê
d. Tham khảo các sản phẩm dự báo trong nước và ngoài nước
Bước 2: Thảo luận dự báo
a. Mở đầu
Tóm tắt những nét chính về diễn biến thời tiết trong tháng qua các khu vực trên phạm
vi cả nước.
b. Nội chung chính (dự báo)
-

Nhận định xu thế hoàn lưu trong tháng tới (Hoàn lưu chung của khí quyển).

-

Nhận định xu thế lượng mưa (R), nhiệt độ (T) của tháng tới từ kết quả của các
phương pháp thống kê.

-

Nhận định xu thế lượng mưa (R), nhiệt độ (T) của tháng tới từ kết quả của các sản
phẩm trong nước và ngoài nước.

c. Kết luận
Tập hợp, đưa ra kết quả dự báo xu thế chung chuẩn sai R, T các khu vực trên phạm vi
cả nước.
d. Ghi thảo luận dự báo
Trong quá trình thảo luận dự báo cần có một thành viên ghi lại chi tiết diễn biến trong
quá trình thảo luận.
Bước 3: Xây dựng bản tin


Trang 12


Bố cục thường gồm 3 phần:
a.

Tiêu đề

b.

Nội dung
-

Dự báo thời tiết đặc biệt (nếu có).

-

Dự báo xu thế nhiệt độ.

-

Dự báo xu thế lượng mưa.

c. Ngày phát tin, người soạn tin
Bước 4: Theo dõi, đính chính, lưu trữ và đánh giá các bản tin
Bước này tương tự như bước 4 phần A
2.3.2

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH DỰ BÁO XU THẾ MÙA


Bước 1: Chuẩn bị tư liệu dự báo
a. Số liệu
-

Số liệu quan trắc của các trạm khí hậu trên phạm vi cả nước trong các tháng đã
qua.

-

Số liệu trung bình nhiều năm theo mùa các yếu tố khí tượng của trạm khí hậu.

-

Số liệu độ cao địa thế vị mực 500mb trong các tháng đã qua.

-

Số liệu trung bình nhiều năm theo mùa độ cao địa thế vị.

-

Số liệu SST, chỉ số SOI v.v…

-

Thống kê các hiện tượng khí tượng đặc biệt trong mùa như số lượng các cơn bão,
số đợt nắng nóng, rét đậm, rét hại, tần suất xuất hiện và ngày xảy ra.

Số liệu cần đảm bảo độ chính xác và cập nhật thường xuyên

b. Bản đồ mùa
-

Độ cao địa thế vị trung bình ba tháng.

-

Chuẩn sai độ cao địa thế vị ba tháng.

Các bản đồ cần làm nổi bật được vị trí các sống, rãnh, trung tâm áp cao, áp thấp theo
qui tắc vẽ và phân tích bản đồ.
c. Các phương pháp thống kê
d. Tham khảo các sản phẩm dự báo trong nước và ngoài nước
Bước 2: Thảo luận dự báo
a. Mở đầu
Tóm tắt những nét chính về diễn biến thời tiết trong các tháng đã qua các khu vực trên
phạm vi cả nước.

Trang 13


b. Nội chung chính (dự báo)
-

Nhận định số cơn bão hoặc ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong mùa
Mưa Bão hoặc nhận định đợt rét đậm đầu tiên xảy ra trong mùa Đông Xuân.

-

Nhận định xu thế lượng mưa (R), nhiệt độ (T) của 6 tháng tới từ kết quả của các

phương pháp thống kê.

-

Nhận định xu thế lượng mưa (R), nhiệt độ (T) của 6 tháng tới từ kết quả của các
sản phẩm trong nước và ngoài nước.

c. Kết luận
Tập hợp, đưa ra kết luận chung về dự báo xu thế R, T và hiện tượng thời tiết nguy
hiểm trong mùa đông xuân (mưa bão).
d. Ghi thảo luận dự báo
Trong quá trình thảo luận dự báo cần có một thành viên ghi lại chi tiết diễn biến trong
quá trình thảo luận.
Bước 3: Xây dựng bản tin (lưu hành nôi bộ)
Bố cục thường gồm 3 phần:
a. Tiêu đề
b. Nội dung
b1. Tổng kết diễn biến tình hình thời tiết đã qua
-

Hiện tượng thời tiết đặc biệt trên phạm vi cả nước.

-

Nhiệt độ các khu vực trên phạm vi cả nước.

-

Lượng mưa các khu vực trên phạm vi cả nước.


b2. Nhận định xu thế thời tiết
-

Hiện tượng thời tiết đặc biệt trên phạm vi cả nước.

-

Nhiệt độ.

-

Lượng mưa.

b3. Biên soạn và tập hợp bản tin
- Khác với bản tin dự báo tháng, bản tin dự báo mùa được phòng Dự báo Khí
tượng Hạn vừa - Hạn dài và các phòng Thủy văn có chức năng biên soạn, tập hợp và
được lãnh đạo Trung tâm phê duyệt, cuối cùng là chuyển bản tin lên mạng nội bộ,
Internet, soạn thảo thành văn bản gửi đến các đài KTTV khu vực và một số cơ quan chức
năng khác, hoặc các địa phương tham khảo trong kế hoạch chỉ đạo sản xuất.
Bước 4: Theo dõi, đính chính, lưu trữ và đánh giá các bản tin
Bước này tương tự như bước 4 phần A

Trang 14


III. QUY TRÌNH THEO DÕI VÀ DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH (KLL)
3.1 QUY TRÌNH THEO DÕI KKL
3.1.1 Theo dõi KKL trên bản đồ synop.
a. Theo dõi KKL xâm nhập xuống nước ta trước 48h
Trên bản đồ mặt đất Âu – Á, khu vực từ 480N – 530N; 900E – 960E có hoặc không

trung tâm áp cao lạnh hay lưỡi áp cao lạnh và khu vực biến áp dương (kèm theo ∆P24> 0).
Các trạm nằm trong trung tâm áp cao lạnh trong phạm vi từ 38 0N – 420N; 1000E –
1050E, có hoặc không trị số khí áp chênh lệch với trị số khí áp trạm Láng (Hà Nội) từ 20
mb trở lên.
b. Theo dõi KKL xâm nhập xuống nước ta trước 24h
Mực 850mb, trong phạm vi 300N – 400N; 900E – 1050E có hoặc không một vùng
áp cao đóng kín hoặc một lưỡi áp cao trải dài về phía nam với trị số nhỏ nhất là 144dam.
Mực 700mb trong phạm vi 250N – 400N; 950E – 1150E có hoặc không một rãnh áp
thấp có trục Bắc-Nam hoặc Đông Bắc-Tây Nam.
Mực 500mb trong phạm vi 400N – 600N; 800E – 1150E có hoặc không một sống
cao có biến cao dương, trục của sống cao hướng Bắc - Nam hoặc Đông Bắc - Tây Nam.
Trên bảo đồ mặt đất, vùng Hoa Nam (Trung Quốc) trong phạm vi 23 0N – 250N có
hoặc không một front lạnh hay đường đứt. Khu vực 30 0N – 350N; 1000E – 1150E xuất
hiện vùng biến áp ∆P24 ≥ 5 mb và còn có khả năng tăng thêm trong lúc đó ở phía đông lục
địa Trung Quốc và nam Nhật Bản tồn tại vùng áp thấp với biến áp 24h có giá trị âm.

3.1.2 Theo dõi KKL trên các sản phẩm số trị.
Thông tin từ các sản phẩm mô hình số trị hiện đang được sử dụng trong nghiệp vụ
dự báo ở Trung tâm KTTV quốc gia và được sử dụng theo thứ tự ưu tiên lần lượt là: mô
hình tổ hợp, GSM, GFS, GEM, GME, NOGAPS, TXLAPS và các sản phẩm từ viện khoa
học khí tượng thủy văn và môi trường.
Trong phạm vi mô hình từ đường biên phía bắc xuống dưới 5 vĩ độ có hoặc không
sự xuất hiện của trung tâm áp cao có các đường đẳng áp đóng kín hay lưỡi áp cao đang
trải dài về phía nam và ở rìa phía nam của lưỡi áp cao này là các đường đẳng áp dày xít ?
Xem xét sự di chuyển của trung tâm áp cao đóng kín hay lưỡi áp cao với các
đường đẳng áp dày xít sau bao nhiêu lâu hoặc khi nào ảnh hưởng đến biên giới phía bắc
nước ta, từ đó đưa ra các hạn dự báo cho phù hợp.

3.1.3 Theo dõi KKL trên các kênh phổ của ảnh mây vệ tinh.


Trang 15


Thông tin từ các sản phẩm ảnh mây vệ tinh phân giải cao có thể tham khảo trong
nghiệp vụ gồm ảnh MTSAT và ảnh FY.
Trên các sản phẩm ảnh mây vệ tinh, ở vùng Hoa Nam hoặc Tứ Xuyên (Trung
Quốc), trong phạm vi từ vĩ tuyến 23 đến 30 vĩ độ bắc xuất hiện đới mây kèm theo thời
tiết có giáng thuỷ phân bố dọc theo vĩ tuyến và có khuynh hướng di chuyển về phía nam.

3.2 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO KKL
3.2.1 Phân tích KKL dựa trên các sản phẩm ảnh mây vệ tinh.
Loại
VIS

IR

WV

Không khí lạnh trung bình và mạnh
Không khí lạnh yếu
Vùng mây đồng nhất, có màu trắng sáng, Vùng mây không đồng nhất, vùng
rìa mây sắc nét.
mây quang xen lẫn vùng có mây,
rìa mây không sắc nét.
Vùng mây có màu xám nhạt đến xám. Vùng mây xám nhạt không đồng
Mây tầng thấp kết hợp với mây tầng trung, đều, rìau mây không sắc nét.
càng dịch chuyển về phía nam đường mây
đối lưu càng rõ dần (biểu hiện sự phân
biệt giữa hai khối không khí lớn)
Quan sát thấy mây tầng trung và đặc biệt Không rõ, hoặc không nhìn thấy

là đới mây đối lưu (Đường tố), ở rìa phía trên ảnh WV
nam của KKL

3.2.2 Phân tích và dự báo KKL dựa trên các phương pháp và chỉ tiêu dự báo.
Trên cơ sở số liệu thực tế thu thập được tại thời điểm làm dự báo, bản đồ synop
phân tích trạng thái thời tiết ở các mực, các sản phẩm phân tích và dự báo của mô hình dự
báo thời tiết số… tiến hành phân tích xu thế hệ thống thời tiết bao gồm tóm tắt tình hình
diễn biến thời tiết, các điều kiện synop, các điều kiện nhiệt động lực….đánh giá hoạt
động của KKL trong thời gian 24h qua.
Sử dụng các chỉ tiêu dự báo KKL 48h và 24h để dự báo khả năng xâm nhập KKL
trong thời hạn dự báo với các kết luận: KKL không có khả năng ảnh hưởng, KKL có khả
năng ảnh hưởng. Trường hợp KKL không có khả năng ảnh hưởng hoặc ít khả năng ảnh
hưởng thì tiếp tục theo dõi.
Khi đạt các điều kiện a và b trong mục 3.1.1 thì kết luận trong 48h tới (tính từ thời
điểm xuất hiện chỉ tiêu chênh lệch trên), KKL sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Nếu chênh lệch
này càng lớn cường độ KKL càng mạnh, suất bảo đảm càng cao (mức đảm bảo trên
85%).
Hệ thống chỉ tiêu dự báo KKL trước 24h:
a. Chỉ tiêu loại 1 (tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau)

Trang 16


dựa vào chênh lệch khí áp của các trạm ở phía bắc với trạm Láng (Hà Nội) là
phương pháp thống kê hay còn gọi là phương pháp phi địa chuyển.
Chênh lệch ∆ P
Loại

Trạm 56492
(28.80N

104.20E)
Hà Nội

Trạm 57957
Trạm 57046
0
0
– (25.6 N – 110.2 E) (24.30N – 1090E)
Hà Nội
Hà Nội

Độ tin
cậy

I

12 mb

≥ 8 mb

≥ 7 mb

100%

II

≥ 12 mb
≥ 15 mb

≥ 7 mb

≥ 4 mb

≥ 6 mb
≥ 3 mb

85%

III

≥ 11 mb
≥ 10 mb

≥ 7 mb
≥ 8 mb

≥ 6 mb
≥ 7 mb

85%

- Loại I là gió mùa đông bắc mạnh, thường gây ra gió rất mạnh, trong đất liền tới
cấp 5 – cấp 6 và ngoài khơi từ cấp 8 trở lên.
- Loại II, III là gió mùa đông bắc có thể gây gió mạnh tới cấp 5 ở trong đất liền
và tới cấp 6 – 7 ở ngoài khơi (loại dưới là loại KKL có đường đi chính bắc).
b. Chỉ tiêu loại 2 (tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau)
Chênh lệch khí áp giữa trạm 56492, 57957 của Trung Quốc và trạm Láng (Hà
Nội) ≥ 8mb, ở phía bắc của trạm này tồn tại ∆P24 ≥ 5 mb và còn có khả năng tiếp tục
tăng thêm.
Vùng Hoa Nam, trong phạm vi giới hạn 23 0N – 250N, có đường đứt hoặc front tồn
tại, chênh lệch khí áp giữa trạm 57902 của Trung Quốc và trạm Láng (Hà Nội) ≥ 5 mb,

vùng phía bắc của trạm 57902 tồn tại ∆P24 > 5 mb và còn có xu hướng tiếp tục tăng.
Hiệu quả thời gian dự báo của 2 loại chỉ tiêu trên tính từ thời điểm xuất hiện đạt
chỉ tiêu chênh lệch như trên. Tuy nhiên cần xem xét thêm hình thế synop của các tầng
trên cao mực 850mb, 700mb, 500 mb, đặc biệt là cường độ hệ thống áp cao cận nhiệt đới
và vị trí rãnh tương ứng trên bản đồ 500 mb. Có trường hợp ∆P giữa trạm 56492 với Hà
Nội lên tới 12 mb, song font lạnh không xuống Bắc Bộ.
c. Chỉ tiêu dự báo KKL trước 24h (áp dụng cho tháng 5 và 6)
Chỉ tiêu dự báo front lạnh về miền bắc nước ta trong 12 – 24 h tới gây ra gió đông
bắc mạnh cấp 6 hoặc cấp 5, giật trên cấp 6 ở Vịnh Bắc Bộ đồng thời gây ra mưa rào và
dông diện rộng ở Bắc Bộ và Khu 4 cũ.
Khu vực
25–350N
115–1250E

∆P
(5649248820)

∆P
(56902
48820)

Có áp thấp

12.0

3.0

Trang 17

∆P

- 5709
6
>0

∆P
5649
2

∆P
5690
2

>0

>0

∆P
4882
0

Mức
chính
xác


11.0

4.0

>0


>0

>0

10.0

5.0

>0

>0

>0

-3→
+1

∆ P 24 < 0

94%

d. Chỉ tiêu dự báo KKL xâm nhập xuống nước ta trước 12h
Chỉ tiêu dự báo KKL trước 12h: Chênh lệch khí áp ∆P giữa trạm 56492 và trạm
Hà Nội (48820) trên 5 mb (tính từ thời điểm xuất hiện chỉ tiêu chênh lệch này), sau 12
giờ KKL sẽ ảnh hưởng đến Hà Nội và trạm đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6, nếu
chênh lệch này càng lớn, cường độ KKL càng mạnh, gió ở Bạch Long Vĩ có thể đạt cấp7,
cấp 8.
Tuy nhiên khi sử dụng chỉ tiêu dự báo này dự báo viên cần tính toán và dự báo khả
năng tăng hay giảm chỉ tiêu và dự kiến thời gian có thể đạt chỉ tiêu và đòi hỏi kinh

nghiệm của dự báo viên trong phân tích và dự báo.
Đối với các tỉnh Trung Bộ đặc biệt đối với Nam Trung Bộ khả năng, thời gian và
mức độ ảnh hưởng của KKL có khác hơn. Khi đã dự báo KKL ảnh hưởng đến nước ta
cần căn cứ cường độ KKL, khả năng bổ sung duy trì KKL trên khu vực đông nam Trung
Quốc và căn cứ các điều kiện synop ở các bản đồ tầng thấp và trên cao như giá trị biến
áp, biến cao, điều kiện dòng dẫn và mối tương quan giữa các hệ thống thời tiết khác như
áp cao cận nhiệt đới, áp thấp nóng phía tây với KKL ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập
sâu xuống phía nam của KKL.
 Hệ thống các phương pháp dự báo KKL trước 24 - 48h
a. Phương pháp dòng dẫn đường: Thời gian sử dụng từ tháng 10 năm trước đến tháng 4

năm sau
b. Các phương pháp hàm phân biệt
+ Nhóm các phương pháp 1: Thời gian sử dụng từ tháng 10 năm trước đến tháng 3
năm sau (được tính toán tự động)
+ Nhóm các phương pháp 2: Thời gian sử dụng từ tháng 10 năm trước đến tháng 5
năm sau (được tính toán tự động)

3.2.3 Phân tích và dự báo KKL dựa trên các sản phẩm số trị
a. Khi phân tích và dự báo xâm nhập của không khí lạnh trên các sản phẩm mô hình dự
báo số đều phải trả lời các câu hỏi:
- Có hoặc không sự xâm nhập của không khí lạnh ?
- Thời gian ảnh hưởng và hướng ảnh hưởng ?
- Cường độ của không khí lạnh khi ảnh hưởng (gió mạnh, sự suy giảm nhiệt độ
trung bình ngày, sự giảm nhiệt độ điểm sương …) ?
- Phạm vi không khí lạnh ảnh hưởng (khu vực nào, thời gian nào …) ?
b. Xem xét sự di chuyển của trung tâm áp cao đóng kín hay lưỡi áp cao với các đường
đẳng áp dày xít sau bao nhiêu lâu hoặc khi nào ảnh hưởng đến biên giới phía bắc nước
ta. Ở đây có thể nảy sinh ra 3 trường hợp:


Trang 18


Trường hợp 1: KKL di chuyển xuống phía nam, ở đằng trước khối không khí lạnh
không xuất hiện dải áp thấp (còn gọi là rãnh gió mùa) thì khối KKL đi đến đâu, gió ở
đường biên khối không khí lạnh bao giờ cũng chuyển sang thành phần có hướng bắc.
- Trường hợp 2: KKL di chuyển xuống phía nam, ở đằng trước khối không khí lạnh
xuất hiện dải áp thấp (thường xảy ra vào đầu và cuối mùa lạnh), phải phân biệt được
đâu là thành phần bắc của gió trong rãnh áp thấp và đâu là gió thành phần bắc trong
khối không khí lạnh.
- Trường hợp 3: KKL lạnh tăng cường, dấu hiệu để nhận biết được khi nào không khí
lạnh tác động là tốc độ gió thành phần bắc trên vịnh Bắc Bộ lại mạnh lên (xem định
nghĩa không khí lạnh tăng cường). Đôi khi dấu hiệu là rõ ràng hơn khi quan sát thấy
sự di chuyển của các đường đẳng áp dày xít.
c. Xác định cường độ và mức độ ảnh hưởng của khối KKL
-

3.3 NỘI DUNG BẢN TIN DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH
3. 3.1 Tin riêng về KKL
Nội dung gồm hai phần chính là nhận định tình hình hiện tại và dự báo diễn biến
trong 24 - 48h tới.
Nhận định cần nêu ngắn gọn tình hình KKL trong thời gian hiện tại: vị trí, cường
độ, hướng và tốc độ di chuyển, biến đổi thời tiết. Trường hợp thời tiết đã có những biến
đổi mạnh mẽ thì cần thông báo nhanh một vài số liệu (tốc độ gió, nhiệt độ, mưa) để minh
họa cụ thể về mức độ mạnh mẽ đó.
Dự báo tình hình trong 24 - 48h tới, cần nêu được sự di chuyển, mức độ ảnh
hưởng và phạm vi ảnh hưởng của KKL, dự báo diễn biến thời tiết ở khu vực KKL đã đi
qua cũng như sắp đi đến và cả khu vực KKL chỉ gây ảnh hưởng gián tiếp. Thời tiết được
dự báo là tình hình mây, mưa, dông, gió, mức độ rét, tình trạng biển.
Các thuật ngữ về sự di chuyển, về thời gian và không gian, về mức độ rét và sự

thay đổi thời tiết được nêu chi tiết trong phụ lục kèm theo văn bản này.
Bản tin dự báo thời tiết ở các khu vực trên đất liền, trên biển và các địa điểm phải
được cụ thể hoá cho phù hợp với nội dung tin dự báo KKL và đặc điểm địa lý của từng
khu vực, không được trái ngược với nội dung tin dự báo KKL.

3.3.2.Tin về ảnh hưởng của KKL vào đầu bản tin thời tiết
Tin loại này cần được viết ngắn gọn, nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản
như quy định nêu trên nhằm thông báo được tình hình diễn biến và dự báo cụ thể khả
năng ảnh hưởng của KKL.

3.3.3. Cảnh báo sớm khả năng ảnh hưởng của KKL
Tin loại này cần được viết ngắn gọn nhằm mục đích thông báo thời gian KKL có
khả năng ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, được phát trong bản tin phân tích và dự báo xu
thế hệ thống thời tiết và trong phần mở rộng ngoài 48h của bản tin dự báo thời tiết đất
liền. Đoạn tin này cần được in đậm và đặt trên phần nhận định thời tiết các khu vực 48 72h tới. Để tránh nhầm lẫn về thời gian cần nêu rõ thứ trong tuần và ngày trong tháng
KKL có khả năng ảnh hưởng.

3.3.4. Quy định truyền thông tin dự báo báo KKL.
Trang 19


Sau khi phát bản tin dự báo KKL và được kiểm duyệt lần cuối, dự báo viên trực ca
dự báo thực hiện ngay (càng sớm càng tốt) việc truyền thông tin dự báo theo thứ tự ưu
tiên cho các cơ quan chỉ đạo của Trung ương và địa phương bằng các phương tiện thông
tin đang được sử dụng. Trong trường hợp việc truyền thông tin dự báo bằng phương tiện
thường xuyên không hoạt động, dự báo viên trực ca dự báo KKL phải chủ động thay đổi
phương tiện thông tin khác nhằm đảm bảo thông tin đầy đủ đến tất cả các đối tượng sử
dung theo quy định. Trong trường hợp không xử lý được phải báo cáo ngay lãnh đạo trực
ban dự báo để có biện pháp khắc phục.
Truyền thông tin dự báo KL đến các cơ quan dự báo KTTV trong phạm vi toàn

quốc thông qua mạng thông tin máy tính chuyên ngành (mạng WAN), fax hoặc điện
thoại trực tiếp.
Truyền thông tin dự báo KKL (bằng tiếng Anh và tiếng anh) đến Đài thông tin
duyên hải qua mạng WAN hoặc Fax.
Truyền thông tin dự báo KKL phục vụ cộng đồng thông qua các phương tiện
truyền thông đại chúng: Đài Phát thanh tiếng nói Việt nam, Đài truyền hình Việt Nam,
các báo ra hàng ngày ở Hà Nội và địa phương…bằng phương tiện thông tin nối mạng,
fax, điện thoại, thư điện tử…..

PHẦN IV
THU HOẠCH QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP
LÀM VIỆC VỚI BẢN ĐỒ

I.
1.

Cách xây dựng và đọc bản đồ synop
số liệu khí tượng truyền tới bằng điện báo dưới dạng mã điện được điền lên bản đồ
nền tiêu đề chuẩn nhờ hệ thống điền đồ tự động.
a. sơ đồ số liệu ký hiệu quanh điểm trạm

TeTe : Nhiệt độ
TT

: Nhiệt độ tại

TdTd : Nhiệt độ

TT


TeTe
CM

Ch
C
m

cực trị
PPP

WW
pp
TdTd ClhNh ww

Ch

: Dạng mây tầng cao

Cm

: Dạng mây tầng trung

kỳ quan trắc
A

ClhNh : Dạng mây tầng thấp có chân mây độ cao h
PPP

: Giá trị khí áp tại kỳ quan trắc


Trang 20

điểm sương


a

: Biến thiên khí áp

W

: Hiện tượng thời tiết hiện tại

w

: Hiện tượng thời tiết đã qua

vv

: Tầm nhìn xa
b. Sơ đồ số liệu quan trắc trên bản đồ hình thế khí áp tuyệt đối và bản đồ hình thế

khí áp tương đối

T
H10
TT và TdTd: HH
Nhiệt độ
không khí và điểm sương trên mực tương
TT

00
ứng với bảnH đồ mặt
đẳng áp. Hiện nay thay cho TdTd ∆ = T-Td
ddff
RRR ∆ ∆T
∆R
d
HHH: Độ cao của
mặt đẳng áp so với mực biển tính bằng
H
dam địa thế vị.
TdT
d
ddf
RRR: Chiều dày của lớp không khí nằm giữa mặt đẳng áp có độ cao địa thế vị HHH và
mặt đẳng áp cơ bản ở phía dưới. Có trường hợp không điểm RRR.
dd, ff: Hướng và tốc độ gió ở mực gần mặt đẳng áp.
∆H: Sự biến đổi độ cao của mặt đẳng áp (chỉ điền với bản đồ AT 700mb) trong khoảng
thời gian 12 hay 24 giờ trước kỳ quan trắc.
là độ cao của mặt đẳng áp 500 mb so với mặt đẳng áp 1000mb hay là chiều dày của lớp
không khí giữa mặt đẳng áp 500 mb và 1000mb.
∆: Sự biến đổi của chiều dày lớp không khí giữa hai mặt đẳng áp trong khoảng 12 hay 24
giờ trước kỳ quan trắc.
dtdt, ftft: Hướng và tốc độ gió nhiệt trong lớp từ 1-5 km đối với bản đồ.

Kỹ thuật phân tích bản đồ synop và trên cao, giản đồ thiên khí

2.

Trước khi phân tích bản đồ hiện tại, dự báo viên cần xem xét các bản đồ lịch sử

của các kỳ quan trắc trước để biết phương hướng diễn biến xu thế phát triển của hệ thống
thời tiết.
Phân tích bản đồ thời tiết phải tiến hành theo trình tự sau:
-

Vẽ đường front khí quyển

Trang 21


-

-

Vẽ và điền các đường đẳng áp với các bản đồ Âu - Á vẽ cách nhau 5mb ( giá trị
mọi đường đẳng áp là bôi số của 5), bản đồ biển Đông phải cách nhau 2mb.
Vẽ và điền các đường đẳng biến áp( theo giá trị biến áp 3 giờ cuối, qua 1 mb).
Xác định và đánh dấu các trung tâm xoáy thuận , nghịch khu vực giảm áp, khu vực
tăng áp.
Xác định và khoanh vùng các khu vực giáng thủy và hiện tượng thời tiết bằng bút
chì màu.
Với các bản đồ hình thế khí áp tuyệt đối các đường đẳng cao vẽ qua 4 dam địa thế
vị ( trị số của mỗi đường đẳng cao là bội số của 4). Hướng gió tiếp tuyến, không
cắt các đường đẳng cao. Sau khi vẽ hệ thống các đường đẳng cao xác định các
trung tâm áp cao và áp thấp. Trên bản đồ AT 850 mb và AT 700 mb vẽ các đường
đẳng nhiệt cách nhau không quá 2 0C, xác định trung tâm nóng, lạnh. Đường front
thường vẽ trên bản đồ AT 850 mb theo sự khác biệt nhiệt độ ở hai bên front và
phối hợp với vị trí front mặt đất. Các đường đẳng biến cao-đường cùng giá trị biến
đổi cao địa thế vị trong 2 ngày.
Đánh dấu sống và rãnh khí áp cần chú ý ghi hướng gạch nhỏ trùng với hướng trục

từ trung tâm xoáy và khi đánh dấu nhiễu động sóng cần hướng gạch nhỏ song
song với hướng di chuyển của nhiễu động. Ghi dấu biến đổi độ cao địa thế vị ở
trung tâm các hệ thống khí áp và hướng di chuyển dự đoán của các trung tâm này.

Trong phân tích synop người ta thường biểu diễn hướng gió bằng đường dòng
thay thế cho đường đẳng hướng, mặc dù để có được các đường dòng chính xác ta vẫn
phải vẽ các đường đẳng hướng. Đường dòng là đường mà mỗi điểm của nó tiếp tuyến với
vector vận tốc gió tức thời.
Phân tích giản đồ thiên khí: Vẽ đường trạng thái dựa trên giá trị nhiệt độ và điểm
sương trên giản đồ. Từ mực dưới cùng của đường nhiệt độ và đường điểm sương tương
ứng trên giản đồ, đường trạng thái đi từ giá trị nhiệt độ không khí theo đường đoạn nhiệt
khô, gặp đường độ ẩm cực đại (qmax) đi từ giá trị điểm sương tương ứng ở một điểm,
điểm đó chính là mực ngưng kết. Từ mực này đường trạng thái đi theo con đường đoạn
nhiệt ẩm. Lưu ý rằng quá trình trên được thực hiện lại khi đi qua một lớp nghịch nhiệt.
Từ đường trạng thái và đường tầng kết (đường phân bố nhiệt độ theo chiều cao) ta xác
định được và vùng năng lượng ổn định hay bất ổn định bằng cách tô màu xanh hay đỏ
tương ứng.
3.

Thảo luận và lập bản tin dự báo thời tiết

Vào các buổi chiều, sau khi dự báo viên khí tượng thuộc Phòng dự báo thời tiết
hạn ngắn vẽ xong các bản đồ synop, phân tích giản đồ thiên khí và số liệu thời tiết thực
trạng (của các trạm khí tượng trên toàn quốc ở các obs quan trắc chính, phụ), kết hợp với
ảnh mây vệ tinh khí tượng và các sản phẩm dự báo thời tiết bằng phương pháp số trị qua

Trang 22


Internet, mỗi dự báo viên đưa ra một chính kiến của mình nhận định xu thế, diễn biến của

các hệ thống thời tiết dựa vào các dữ liệu trên. Sau cùng lãnh đạo Phòng dự báo thời tiết
hạn ngắn tổng hợp các ý kiến, đưa ra một kết luận chung nhất, ngắn gọn nhất làm cơ sở
cho lập bản tin dự báo thời tiết hạn ngắn (giá trị 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ).
Các bản tin dự báo thời tiết hạn ngắn này sẽ được soạn thảo theo một thể thức văn
bản nhất định và sau đó chúng được phát đi (bằng fax) đến các địa chỉ đối tượng sử dụng
theo yêu cầu.

II. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VỀ ĐỢT KHÔNG KHÍ LẠNH CUỐI THÁNG 3
NĂM 2013
1.

Những hệ thống thời tiết ảnh hưởng đến nước ta trong tháng 3 và 4/2013
Trong tháng 3 và tháng 4 nước ta chủ yếu chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục
địa và áp cao cận nhiệt đới. Trên 500mb chịu ảnh hưởng của đới gió tây trên cao
a) Áp cao lạnh lục địa.
b) Áp thấp nóng phía tây.
c) Áp cao cận nhiệt đới TBD.
d) Dải thấp xích đạo.
e) Rãnh gió tây trên cao.
f) Rãnh thấp trên cao.

2.

Hình thế xâm nhập của không khí lạnh từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 3
năm 2013.

a. Hoạt động của trường khí áp và front lạnh
- Ngày 26: Ngày và đêm nay, các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng rìa nam của rãnh

áp thấp bị nén bởi bộ phận không khí lạnh phía bắc, khoảng gần sáng mai chịu ảnh

hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường, áp giảm sau tăng, độ ẩm tăng dần
- Ngày 27: Lưỡi áp lạnh lục địa kèm theo front lạnh đã ảnh hưởng đến đồng bằng
bắc bộ áp tăng 3-4 mb.
- Ngày 28: Bắc bộ chịu ảnh hưởng bởi rìa nam rãnh áp thấp hình thành ở khoảng
24– 26 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp phía tây bị một bộ phận áp cao tăng cường
ở phía bắc nén dịch xuống phía nam, áp ít thay đổi sau giảm, độ ẩm ít thay đổi.
- Ngày 29: Rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp phía tây bị bộ phận áp cao tăng cường
ở phía bắc tiếp tục nén dịch chuyển xuống phía nam.
- Ngày 30: Trong ngày và đêm nay, các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng
của rìa tây nam lưỡi áp cao lạnh lục địa đang suy yếu, khoảng gần sáng mai được
tăng cường yếu trở lại nên áp giảm sau tăng.
b. Trường gió
- Ngày 26: Đới gió tây trên cao duy trì.

Trang 23


Ngày 27: Khi front lạnh đã ảnh hưởng đến đồng bằng bắc bộ, gió bề mặt duy trì
chủ yếu hướng bắc và bắc đông bắc.
- Ngày 28: Vùng hội tụ gió trên cao hoạt động yếu với hướng gió tây bắc.
- Ngày 29: Vùng hội tụ gió trên cao hoạt động tăng trở lại.
- Ngày 30: Vùng hội tụ gió trên mực 1500m tiếp tục duy trì.
c. Trường nhiệt
- Ngày 26: Tm = (22- 25oC), Tx = (30 - 33oC).
- Ngày 27: Nhiệt độ 13h trưa hôm nay giảm khoảng 3- 5 0c so với 13h trưa hôm qua.
Tx = (23-250c), thấp hơn cả Tm của ngày hôm qua (25-270c).
- Ngày 28: Nhiệt độ nhích dần lên 1 chút T13h= (25- 260c).
- Ngày 29: Do áp cao lạnh lục địa hoạt động tăng trở lại nền nhiệt giảm duy trì ở
mức 22- 240c.
- Ngày 30: Nhiệt độ lúc 13h khoảng 24-260c, Tx khoảng 270c.

d. Trường mây và trường mưa
- Ngày 26: Mây thay đổi. Đêm và sáng có mưa và mưa rào và dông rải rác. Chiều
trời hửng nắng. Tầm nhìn 10km, giảm xuống thấp nhất còn 2 - 4km trong mưa
dông.
- Ngày 27: Nhiều mây, sáng sớm có mù rải rác, chiều tối và đêm có mưa rào và rải
rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.
- Ngày 28: Có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, từ gần sáng mai có mưa
rào rải rác và có nơi có dông.
- Ngày 29: Đêm qua Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông. Trưa chiều hôm nay
giảm mây trời nắng, từ gần sáng mai có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
- Ngày 30: Ngày có mưa, mưa rào rải rác. Đêm có mưa, mưa rào và có nơi có dông.
e. bản đồ các các mực
- Mặt đất
-

Trang 24


Bản đồ phân tích mặt đất 00Z ngày 26/3/2013

Bản đồ phân tích mặt đất 00Z ngày 27/3/2013

Trang 25


×