Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020, xã thụy chính, huyện thái thụy, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.88 KB, 56 trang )

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của chuyên đề
- Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
- Việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai quyết định sự tồn tại và phát triển
của chính quốc gia đó. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà mở cửa hội nhập với thị
trường thế giới, tiến dần tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu về đất
đai để phục vụ cho sản xuất là một yêu cầu rất lớn. Vì vậy công tác lập quy hoạch và
kế hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt quan trọng nhăm sắp xếp quỹ đất đai cho
các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, tránh được sự chồng chéo, gây lãng phí trong sử
dụng, hạn chế sự hủy hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Luật đất đai năm 2013
quy định: “Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là 1 trong 15 nội dung quản lý
nhà nước về đất đai. Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được quy định từ Điều
35 đến Điều 51 của Luật đất đai và được cụ thể hóa tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ, Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày
02/06/2014 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
- Xác định mục tiêu theo nghị quyết của HĐND kế hoạch sử dụng đất của UBND
huyện trong giai đoạn từ nay đến 2020, xã Thụy Chính tiếp tục đẩy nhanh quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Do đó, nhu cầu về đất cho xây dựng
cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi phục vụ an sinh xã hội
và nhu cầu về đất ở tăng cao trong khi quỹ đất có hạn, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp và
tạo ra áp lực ngày càng lớn lên đất đai. Nhiệm vụ đặt ra là phải sắp xếp, sử dụng quỹ
đất hợp lý và có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái và thúc đấy sự phát
triển kinh tế của địa phương. Nâng cao trình độ dân trí, thu nhập đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân.


- Xuất phát từ tình hình đó, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai – Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội cùng với sự giúp đỡ của cán bộ địa chính xã Thụy
Chính, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy, dưới sự hướng dẫn của
2


giảng viên cô Nguyễn Thị Nga và Thầy Nguyễn Thành Tôn nhóm tôi tiến hành nghiên
cứu chuyên đề:
“Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020, xã Thụy Chính, huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình”
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
- Phân bố lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướng phát
triển không gian, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu, chi tiêu sử dụng đất của các ngành,
các lĩnh vực của địa phương đến năm 2020.
- Quy hoạch sử dụng đất xã Thụy Chính, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là cơ
sở quan trọng để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai. Thông
qua quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành thu
hút đầu tư, thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất đảm bảo sử dụng đất theo quy hoạch và pháp luật.
- Khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các cấp theo quy
hoạch trên cơ sở cân đối các nhu cầu sử dụng đất đã được điều chỉnh, bổ sung, đảm
bảo không bị chồng chéo trong quá trình sử dụng.
- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển kinh
tế - xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
* Yêu cầu:
- Nắm vững hệ thống pháp luật đất đai, quy định của pháp luật về quy hoạch sử
dụng đất cấp xã.
- Số liệu điều tra phải trung thực, độ chính xác cao và mang tính khoa học.
- Phản ánh đầy đủ, đúng thực tiễn làm cơ sở đề xuất những giải pháp tăng cường

công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã.
3. Cấu trúc của chuyên đề
Phần I : Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Phần II : Tình hình quản lý, sử dụng đất đai.
Phần III : Đánh giá tiềm năng đất đai.
Phần IV : Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020.
3


Phần V: Giải pháp tổ chức thực hiện
Kiến nghị và kết luận.
Hệ thống biểu số liệu.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Thụy Chính năm 2015.
Bản đồ tổng hợp nhu cầu sử dụng đất xã Thụy Chính năm 2020.

4


Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Thụy Chính nằm phía Tây Bắc của huyện Thái Thụy, có toạ độ địa lí: 20034’49’’B
106027’34’’Đ, với tổng diện tích tự nhiên là 441,34 ha, có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Thụy Ninh;
- Phía Nam giáp với xã Thụy duyên;
- Phía Đông giáp với xã Thụy Dân;
- Phía Tây giáp với huyện Quỳnh Phụ;
Xã thụy chính có vị trí khá xa trung tâm huyện, nằm cách trung tâm huyện lỵ khoảng

16 km, cách biển 15 km về phía Đông. Mặc dù hệ thống giao thông thủy chưa phát
triển nhưng vị trí địa lý gần các huyện và các tỉnh bạn tạo điều kiện cho Thụy Chính
thuận tiện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như việc tiếp thu các thành
tựu khoa học, công nghệ và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và
ngoài huyện. Tạo đà thúc đẩy huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng: Thương mại,
dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
- Xã Thuỵ Chính mang đặc nét đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
được bồi tụ bởi 2 con sông lớn ( sông Thái Bình, sông Trà Lý) tạo cho địa hình của xã
khá bằng phẳng với độ dốc <1% thấp dần từ khu dân cư ra sông. Tính chất bằng phẳng
của địa hình chỉ bị chia cắt bởi các sông ngòi kênh mương và một số gò nằm rả rác.
Cao trình biến thiên phổ biến từ 0,7 – 1,25 m so với mực nước biển, mức độ chênh
lệch địa hình không quá 1m.
Địa hình của xã Thụy Chính nhìn chung bằng phẳng dốc dần từ Bắc xuống Đông
Nam.

5


Với đặc điểm địa hình khá bằng phẳng, lại được bồi đắp phù sa của hai con sông sông
Thái Bình và sông Hồng đã tạo điều kiện cho xã Thuỵ Chính phát triển các ngành kinh
tế như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản…, ngoài ra với đặc điểm địa hình
bằng phẳng như vậy rất thuận tiện cho việc phát triển giao thông và thuỷ lợi nội đồng.
Tuy nhiên vào mùa mưa lũ, với đặc điểm địa hình như vậy cũng gây ra không ít khó
khăn cho ngành nông nghiệp như gập úng, gây thiệt hại cho ngành trồng trọt và chăn
nuôi, giao thông đi lại cũng gặp nhiều khó khăn…
1.1.3. Khí hậu
Xã thụy Chính nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, song với đặc thù là một xã
gần biển nên ở đây ngoài khí hậu lục địa càng mang cho mình nét dặc trưng của vùng
khí hậu duyên hải được điều hòa với biển cả ( mùa đông thường ấm hơn, mùa hè

thường mát hơn so với khu vực năm sâu trong lục địa) .
- Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn:
- Chế độ nhiệt: Chế độ nhiệt tương đối ổn định, tổng nhiệt lượng cả năm khoảng
1.600 – 1.800b KCQ/cm2/năm; số giờ nắng trong năm khoảng 1.600 – 1.800 giờ/năm.
Nhiệt độ trung bình năm từ 23 – 240C, nhiệt độ cao nhất 400C tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ
thấp nhất 5 – 80C vào tháng 1, 2. Biên độ giao động giữa ngày và đêm khoảng 8 –
110C, giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15 – 220C
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn từ 1.788mm, lượng
mưa cao nhất 1.860 mm vào tháng 4, 5 và tháng 7, 8, lượng mưa thấp nhất 1.716 mm
vào tháng 11 và tháng 12. Số ngày mưa khoảng 150 ngày/năm, phân bố không đều
trong năm và được chia làm 2 mùa rõ rệt.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Vào
mùa này lượng mưa cao điểm có ngày cường độ lên đến 200 – 350 mm/ngày.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với tổng lượng mưa thường nhỏ hơn
lượng bốc hơi, tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt.
- Độ ẩm không khí: Vào cuối mùa đông khí hậu ẩm ướt, nồm, mưa phùn, độ ẩm khá
cao từ 82 – 94%. Mùa hè do ảnh hưởng của biển nên dịu nắng, độ ẩm giao động từ 82
– 90%.
- Chế độ gió: Mùa hè hướng gió thịnh hành là go đông nam mang theo không khí
nóng ẩm, tốc đọ gió trung binhg là 2 – 5 m/giây, thời gian này thường hay có bão xuất
6


hiện từ tháng 6 đến tháng 10, nhiều nhất là tháng 8 (32,5%), tháng 9 (25%) và tháng 7
(22,5%). Mỗi năm có từ 2 – 3 cơn bão, có năm tới 6 cơn bão, cấp gió trung bình từ cấp
8 đến cấp 11, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Mùa đông có gió
mùa đông bắc mang theo không khí lạnh.
Nhìn chung, thời tiết khí hậu của thụy Chính khá thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp đa dạng hóa cây trồng như cây lúa và cây hoa mầu thu hoạch thời phụ và các
ngành chăn nuôi trên địa bàn. Tuy nhiên do sự phân hóa của thời tiết theo mùa cùng

những hiện tượng thời tiết như bão, giông, vòi rồng, gió mùa đông bắc khô hanh… gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân.
Do đó đòi hỏi phải có những biện pháp phòng chống cũng như kế hoạch sản xuất thích
hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu như: chọn các con giống và cây giống sao cho
thích hợp theo từng mùa, thời gian sinh trưởng để giảm thịêt hại do thiên tai gây ra.
1.1.4. Thủy văn
Là xã thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thụy Chính có sông ngòi, kênh mương
tương đối hoàn thiện, có hệ thống sông Sinh chảy ngang qua các cánh đồng và hàng
chục km kênh mương, ao hồ…
Nhìn chung hệ thống sông, kênh mương của xã có nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho
việc thau chua, rữa mặn phát triển các loại cây trồng. Tuy nhiên các hệ thống sông
ngòi chưa được đầu tư đồng bộ các con kênh dẫn nước vào các khu vực sâu trong nội
đồng và vùng cao hơn còn hạn chế, hệ thống kênh mương nhỏ làm cho qua trình lấy
nước vào để phục vụ sản xuất bị hạn chế, vào mùa mưa việc thoát nuớc chống úng gập
khó khăn. Cần có các biện pháp khắc phục hiệu quả để đẩy mạnh việc hiện đại hoá
ngành nông nghiệp nông thôn mới.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra nông hóa, thổ nhưỡng trên 300 ha diện tích đất sản xuất nông
nghiệp. Đất đai xã thụy Chính có 1 nhóm đất chính:
Đất phù sa nhiễm mặn ( đất mặn ít: Mi) có diện tích khoảng 300 ha. Đây là diện tích
chiếm 100% diện tích đất canh tác và được phân bổ trải rộng trên khắp địa bàn xã. Đặc
điểm của nhóm đất này có màu hơi nâu tươi của phù sa do nhiễm mặn nên có ánh sắc
7


tím, có thành phần cơ giới từ cát pha thịt nhẹ đến thịt nặng. Ở lớp đất mặt pH kcl từ (4,5
– 5,5), các lớp sâu hơn trên 6 và thường ở mức kiềm yếu (7 – 9).
Nồng độ Ca++ trao đổi từ 3 – 8 lđl/100g. Mg++ trao đổi từ 3 – 10 ldl/100g. Tỷ số Ca/Mg
thường nhỏ hơn 1,5. Số muối hòa tan ở mức trung bình từ (0,1 – 0,7%). Chất dinh

dưỡng hưu cơ tổng số ở mức trung bình đến khá (1 – 3%), đạm trung bình (0,1 –
0,16%), lân, kali tổng số cao (1,7 – 2,3).
Loại đất này, độ mặn là yếu tố làm giảm độ phì nhiêu thực tế làm ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng. Biện pháp làm giảm độ mặn là tích cực rữa mặn, nâng cao áp lực nước
ngọt ở toàn bộ hệ thống sông, kênh mương đẩy lùi nguồn nước mặn ra biển. Ngoài ra
trong quá trình sản xuất cần tránh việc bón quá nhiều các loại lân, đạm và phun quá
nhiều các loại thuốc diệt sâu, trừ cỏ lâu ngày sẽ làm cho đất bị nhiễm độc nhanh chónh
thoái hoá đất gây ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến sức
khoẻ của con người, nên bón các loại phân hữu cơ để tăng độ mùn cho đất và hạn chế
việc làm đất quá kỹ sẽ làm cho đất mất cấu trúc đất nhanh thoái hóa
1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Được cung cấp bởi hệ thống sông Sinh cùng mạng lưới mương
ngòi tương đối hoàn thiện và khoảng hơn 30 ha có mặt nước nuôi trồng thủy sản, bao
gồm các ao, hồ, nằm dải rác ở hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn toàn xã. Hàng năm
tổng lưu lượng dòng chảy lên tới hàng ngàn m 3 nước kết hợp với lượng mưa hàng năm
khá lớn… Nhìn chung, nguồn nước mặt cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nước sinh hoạt
và sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm: Qua các hố khoan khảo sát mực nước ngầm trên phạm vi toàn
huyện, có thể đánh giá nguồn nước trên địa bàn Thụy chính có thể khai thác nước
ngầm phục vụ sinh hoạt nhưng thuộc dạng nghèo nước, mỗi giếng khoan chỉ có thể
khai thác từ 40 – 60 m3/ngày đêm và nằm ở tầng nông trên 20m, giá thành rẻ, song
chất lượng khai thác không cao, có những khu vực bị nhiễm mặn, hàm lượng sắt lớn
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân trong vùng. Trên địa bàn Thụy Chính ở
tầng chứa nước từ 20 – 250m đều mặn nên việc khai thác nước ngầm với quy mô lớn
dùng cho sinh hoạt và sản xuất không có tính khả thi.
Với nguồn nuớc dồi dào lại đuợc tích trữ ở các hồ, sông ngòi và ao đầm khá lớn đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt cũng như phục vụ cho
8



sinh hoạt của nhân dân ổn định. Tuy nhiên do biến đổi của thời tiết ngày càng diễn ra
khá phức đạp, hạn hán kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nguồn nuớc
phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Phải có biện pháp ứng phó hiệu quả
để hạn chế thấp nhất do thời tiết gây ra như: các con sông cần nạo vét khơi thông dòng
chảy, kênh mương phải được đầu tư xây dựng bằng bê tông, các hồ chứa nước cần kè
chắc chắn bằng đá hoặc bê tông để dữ nước và bảo vệ đê điều vào mùa mưa. kiểm soát
chặt chẽ các nhà máy có nước thải đổ ra môi trường qua các con sông, các cống ngầm
gây ô nhiễm nguồn nước.
Các nguồn nuớc sinh hoạt phục vụ cho đời sống của nhân dân cần đảm bảo vệ sinh, an
toàn. Trong sản xuất cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế ảnh hưởng
đến nguồn nuớc tiết kiệm nước ví dụ như: các con giống cần đến ít nước để sinh
truởng…
1.2.3 Tài nguyên nhân văn
Thụy chính là một xã được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XIII, có một nền văn
hóa lâu đời mang đậm nét văn hóa của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Toàn xã có 3
thôn, mỗi thôn có sự xuất hiện sớm muộn khác nhau, ngay cả các ngành nghề truyền
thống cũng mang sắc thái riêng, song nhân dân trong xã luôn thể hiện tinh thần tương
thân tương ái vượt qua khó khăn thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Trải qua bao cam go, vật lộn với thiên nhiên, người dân Thụy Chính ngày càng
trở nên vững vàng. Chính quyền và nhân dân xã Thụy Chính đã cùng nhau vượt khó đi
lên và đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), phát huy truyền thống cách mạng
của quê hương, quân và dân của xã Thụy Chính luôn tin tưởng tuyệt đối sự lãnh đạo
của Đảng vừa ra sức củng cố xây dựng quê hương vừa làm tròng nghĩa vụ chi viện sức
người và sức của cho tiền tuyến miền Nam.
Tuy tín ngưỡng tôn giáo và nghi lễ thờ phụng của bà con trong xã có khác nhau nhưng
tất cả đều cùng chung ý thức hướng thiện.
Những truyền thuyết về các vị anh hùng, các danh nhân văn hóa và các sinh hoạt,
phong tục tập quán lành mạnh vẫn được nhân dân bảo tồn và phát triển.
Với lịch sử văn hiến, người dân trong xã cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; anh

dũng kiên cường trong đấu tranh chống xâm lược và thực hiện công cuộc đổi mới nhân
9


dân xã Thụy Chính đã được Đảng, Nhà nước, cấp trên ghi nhận và đã được tặng
thưởng nhiều huân, huy chương.
Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, Đảng bộ và nhân dân
Thụy Chính đang ra sức phấn đấu phát huy sức mạnh toàn dân tạo nên sự chuyển biến
sâu sắc mang tính đột phá, khắc phục mọi tồn tại yếu kém, phát huy nội lực tranh thủ
ngoại lực, khai thác triển để mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, khai thác những
tiềm năng và thế mạnh của xã thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, văn minh.
1.3. Thực trạng môi trường
Xã Thuỵ Chính là xã thuần nông, lại đang ở giai đoạn đầu đổi mới trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành kinh tế - xã hội trong xã chưa phát triển
mạnh… Nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai ở Thụy Chính chưa
thật sự đáng nói. Tuy nhiên, môi trường sinh thái ở một số khu vực dân cư, hệ sinh
thái đồng ruộng ít nhiều bị ô nhiễm bởi hoạt động của con người: do việc xử lý rác,
chất thải trong các khu dân cư chưa được đồng bộ, kịp thời; do thói quen sử dụng phân
bón hóa học, phun thuốc trừ sâu không theo quy định; do việc phát triển giao thông,
các phương tiện tham gia giao thông, các máy móc trong sản xuất… Ngoài ra, tác
động của thiên nhiên bão, lũ, sương muối… cũng gây áp lực mạnh đối với cảnh quan
môi trường. Sự phân hóa của khí hậu theo mùa ( mùa mưa thường gây lũ lụt, xới lở
đất; mùa khô khan hiếm nước ngọt, đất đai dễ bị nhiễm mặn, bốc mặn lên bề mặt…);
không có diện tích rừng, hệ thực vật không đủ tạo thành rừng che phủ, kết hợp với
điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tài nguyên
đất…
Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khỏe cho người dân, trong thời gian tới cần
tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ
thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ

gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn xóm và cộng đồng.

10


II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tổng thu nhập ước đạt: 56,450 triệu đồng;
- Tốc độ tăng trưởng: 14,2%
- Giá trị sản xuất nông nghiệp: 23 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 1,33% chiếm 43% so
với cơ cấu kinh tế chung;
- Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp: 14 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 16% chiếm 24% so
với cơ cấu chung;
- Thương mại dịch vụ:19,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 19% chiếm 34% so với cơ cấu
chung;
Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực. Nông nghiệp từ 42% năm 2014
xuống 39% năm 2015. Tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản tăng từ 21% của năm
2014 lên 24% của năm 2015
Mức thu nhập đầu người đạt từ 15,7 triệu đồng/ người/ năm.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
* Sản xuất nông nghiệp
Năm 2015 là năm rất khó khăn cho ngành nông nghiệp tác động trực tiếp là trồng trọt
và chăn nuôi. Đầu vụ thời tiết rét cây lúa cấy xuống không có mưa nên năng suất bị
hạn chế, giá cả vật tư phân bón tăng nhanh, sâu bệnh cả 2 vụ mùa và mùa diễn biến
phức tạp, gây thiệt hại cho năng suất lúa. Bằng những nỗ lực cố gắng nhân dân trong
xã đã gieo cấy 276.14 ha năng lúa thực thu đạt 120 tạ/ha.
- Sản lượng lương thực đạt 27,336 tấn
- Cơ cấu cây trồng được phân bổ trên toàn bộ diện tích giao cây 276.14 ha với số
giống lúa có giá trị cao như: Nếp thơm, bắc thơm, BC 15…

- Tỷ lệ gieo mạ nền cứng của vụ xuân đạt 90%. Đặc biệt điều kiện thiên nhiên vụ mùa
năm 2015 rầy nâu phá hoại cuối vụ nên làm giảm năng suất một số giống lúa.
- Một số hộ đã mạnh dạn chuyển mô hình trồng lúa sang trồng cây có giá trị kinh tế
cao. Giữ vững diện tích trồng hòe, thêm một số hộ trồng cây cảnh.
11


Năm 2015 về chăn nuôi vẫn còn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá thức ăn chăn
nuôi tăng cao, dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm kéo dài gây tổn thất nặng nề cho nền
chăn nuôi, giá cả thị truồng không ổn định nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư
cho chăn nuôi của các hộ gia đình.
Theo thống kê, toàn xã duy trì đàn lợn 4.000 – 4.200 con;
-

Đàn trâu bò duy trì 92 con;
Đàn gia cầm có từ 46 – 48 ngàn con, năm 2015 một số hộ gia đình phát triển
mô hình nuôi gà con gột mức độ th thập cao (khoảng 38 nghìn con gà). Các hộ

gia đình kết hợp chăn nuôi lợn cá, vịt cá trên diện tích 16,3 ha vùng ao
Tổng thu từ gành chăn nuôi ước đạt 9 tỷ đồng chiếm 39% trong ngành nông nghiệp.
Ban chăn nuôi thú y được củng cố và tiêm phòng kịp thời đúng liều lượng vacxin lở
mồm long móng ở gia súc, vacxin H5N1 ở đàn gia cầm cho nên năm qua toàn xã
không bị dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, giảm thiệt hại tăng thu nhập cho
nhân dân.
* Nuôi trồng thủy sản
Các hộ gia đình kết hợp chăn nuôi lợn cá, vịt cá trên diện tích 16,3 ha vùng ao và
chuyển đổi. Sản lượng đánh bắt cá hàng năm từ 55 – 65 tấn, ước đạt thu nhập 900 –
1,5 tỷ đồng.
2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Năm 2015 ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới tác động đến việc làm hàng xuất

khẩu tiểu thủ công nghiệp, song xã nhà vẫn duy trì lực lượng làm nghề ở 3 thôn hoạt
động có hiệu quả thường xuyên như móc sợi, thêu ren thu hút lực lượng lao động chủ
yếu là nữ trong lúc nhàn rỗi về thời vụ. Bên cạnh đó một số nghề phục vụ sinh hoạt
như mộc, nề, gò, hàn, cơ khí phát triển mạnh tạo công việc cho hàng trăm lao động.
Tổng số lao động làm nghề trong xã duy trì từ 900 – 1200 lao động. Mức thu nhập từ
1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng. Một số nghề có thu nhập cao như: hàn, nề, mộc mức
thu nhập từ 2 đến 3,5 triệu đồng/tháng. Cuối năm 2015 có thêm 3 cơ sở may công
nghiệp khai trương và đi vào hoạt động bước đầu đã thu hút được gần 500 lao động và
từng bước tổ chức cho người cho người lao động học nghề.
Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Thái Bình xã tiến hành bàn giao lưới điện áp
cho ngành điện lực. Từ năm năm 2010 điện lực đã đầu tư xây dựng mới một trạm biến

12


áp 250 KVA cho thôn Hòe Nha, để phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất, hiện nay
đã đáp ứng được nhu cầu dùng điện của bà con nhân dân trong xã.
2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Do sản xuất phát triển, đời sống kinh tế của nhân dân được nâng lên. Sự hội nhập cơ
chế kinh tế thị trường thực sự là đòn bẩy kinh tế góp phàn thúc đẩy thương mại dịch
vụ phát triển như: hàng hóa phục vụ đời sống sinh hoạt, vật tư phục vụ nông nghiệp và
xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong và ngoài xã. Chợ lạng đã được
nâng cấp thu hút khách hàng ở xa, một số hộ kinh doanh vật liệu xây dựng, phân bón,
thức ăn gia súc.
+ Có 200 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ hoạt động có hiệu quả, đầu tư vấn lưu
thông lớn.
+ Có 10 hộ kinh doanh thức ăn gia súc hàng hóa, vật liệu xây dựng phục vụ chăn nuôi
với số vốn hàng trăm triệu đồng…
+ Kinh doanh vật tư nông nghiệp phát triển rộng rãi phục vụ sản xuất cho nhân dân.
HTX dịch vụ nông nghiệp duy trì bán vật tư, giống lúa phục vụ sản xuất cho nhân dân

đạt hiệu quả cao. Có hàng trăm lao động đi làm ăn ở tỉnh ngoài có mức thu nhập cao.
Các hộ chủ động mua sắm phương tiện phục vụ sản xuất như: máy cày 70 hộ; công
nông 8 hộ; ô tô 15 hộ; xay sát 8 hộ; máy tuốt lúa 15 hộ; máy chế biến thức ăn gia súc
10 hộ.
Năm 2015 thu nhập từ thương mại dịch vụ ước đạt 22,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39%
so với cơ cấu kinh tế.
2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
* Hiện trạng phân bố dân cư
Tính đến năm 2015 toàn xã có 5.748 nhân khẩu và 2.429 hộ. Dân số phân bố không
đồng đều giữa các thôn, tập trung nhiều nhất ở thôn Hòe Nha với 1.865 nhân khẩu.
Những năm qua dưới sự chỉ đạo cuả cấp ủy Đảng, chính quyền xã, phong trào thực
hiện kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình, có sự kết
hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành chính, bước đầu đã thu được
kết quả khả quan: Tỷ lệ sinh giảm, hạn chế việc sinh dày, sinh con sớm và sinh con thứ
3.
* Lao động và việc làm

13


Theo thống kê, đến nay Thụy chính có 4123 lao động, chiếm 72% dân số toàn xã. Có
thể nói, nguồn nhân lực của xã khá dồi dào, đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp song
trình độ chưa đồng đều, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá lớn song lao động qua đào
tạo còn ít. Mặt khác, ngành sản xuất nông nghiệp của xã còn dừng ở nắng suất, chưa
tạo mô hình, chưa tính đến giá trị sản xuất và hàng hóa nông nghiệp, việc phát triển,
mở mang các nhóm nghề chưa tập trung nên hiệu quả còn thấp. Trong thời gian tới cần
có biện pháp tạo việc làm ngay tại địa phương cho người lao động, nhất là đối với
thanh niên tốt nghiệp phổ thông. Đây là vấn đề cần được chính quyền xã quan tâm
trong thời gian tới.
* Thu nhập và mức sống

Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của các hộ gia đình trong xã ở
mức trung bình khá so với mức bình quân chung của tỉnh. Hiện tại không còn hộ đói,
số hộ khá khoảng 73%, số hộ trung bình khoảng 23,6%, số nghèo là 3,4% hiện không
còn hộ có nhà dột nát. Số hộ nghèo đã giảm từ 85 hộ năm 2010, xuống 15 hộ năm
2015.
2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, các khu dân cư trên địa bàn xã được hình
thành với mật độ tập trung thành từng xóm, cụm dân cư ở ven các trục dường giao
thông chính, các trung tâm kinh t , văn hóa của xã.
Trong các khu dân cư, phần lớn nhà ở được xây dựng theo kiểu nhà vườn có diện tích
khuôn viên lớn. Tỷ lệ nhà bán kiên cố và nhà tạm đang được tha thế bằng nhà xây.
Nhìn chung, hệ thống hà tầng văn hóa phúc lợi trong các khu dân cư khá toàn diện,
đặc biệt là mạng lưới giao thông cơ bản đã được trải nhựa hoặc bê tong hóa.Tuy nhiên,
vấn đề vệ sinh môi trường chưa thật được quan tâm, chưa có hệ thống thu gom và xử lí
rác thải, nước thải. Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình chủ yếu là chảy tràn trên
bề mặt xuống các ao hồ, thấm vào đất đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống và
đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước .
Hiện tại các thôn trong toàn xã đã có, mạng lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và
sinh hoạt, với 100% số hộ sử dụng điện. Hệ thống thông tin liên lạc không ngừng phát
triển và ngày càng hoàn thiện phục vụ đời sống tinh thần cuả nhân dân. Tỷ lệ hộ dân
có xe máy , máy thu hình ,điện thoại…Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
đang từng bước được cải thiện.
14


Theo số liệu kiểm kê năm 2015 toàn xã có 120,46 ha đất khu dân cư nông thôn, trong
đó diện tích đất ở nông thôn là 52,72 ha, chiếm 11,9% diện tích tự nhiên. Trong tương
lai, việc phát triển thêm đất ở mới để đáp ứng nhu cầu thực tế là tất yếu khách quan
không thể tránh khỏi, cũng như việc đầu tư nâng cấp xâ dựng mới các công trình hạ
tầng kỹ thuật khu dân cư là hết sức cần thiết. Nhưng cần phải có sự điều chỉnh hợp lý

các khu dân cư hiện có, phải hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp để bố trí đất ở và
xây dựng các công trình, nhất là các khu vực ruộng có năng suất cao. Đây là vấn đề
cần được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của xã.
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.5.1. Hệ thống giao thông
Mạng lưới giao thông của xã trong những năm qua đã có nhưng bước phát triển vượt
bậc, đến nay đa số thôn xóm đã có đường láng nhựa đan xen với việc bê tông hóa đến
tận ngõ.
Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã đã được phân bố khá hợp lý, thuận lợi
về hướng, tuyến tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hóa và hội nhập nền kinh tế thị
trường với các xã, huện, tỉnh lân cận. Song phần lớn các tuyến đường còn nhỏ hẹp,
chất lượng đang xuống cấp. Do đó, để tăng cường hơn nữa hiệu quả phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của xã thì trong những năm tới vấn đề cải tạo nâng cấp và
dành quỹ đất mở rộng các tuyến đường là hết sức cần thiết.
2.5.2. Hệ thống thủy lợi
Thụy Chính có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới
tiêu cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp của xã.
Hàng năm mạng lưới thủy lợi và các công trình phục vụ thủy lợi của xã được quan tâm
cải tạo, nâng cấp nhăm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên phần lớn các tuyến kênh
mương đã bị xuống cấp, kinh phí cứng hóa, nạo vét, khơi thông dòng chảy ở các sông
trục chính còn quá hạn chế, hiệu quả sử dụng so với năng lực thiết kế thấp và một số
khu vực đầu tư còn chưa thật hợp lý gâ thất thoát nước trong quá trình vận hành.
Trong tương lai, cần từng bước đầu tư cứng hóa kênh mương nội đồng, đồng thời xây
dựng mới hệ thống trạm bơm phục vụ cho các cánh dồng mẫu, cách đồng 50 triệu.

15


2.5.3. Năng lượng
Trong những năm qua, việc điện khí hóa nông thôn rất được xã chú trọng nhằm đẩy

mạnh tôc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Công tác quản lý an toàn lưới điện được chú ý,
đã từng bước hạ thấp giá điện phục vụ ở nông thôn. Đến nay 100% số hộ trong xã
dùng điện.
2.5.4. Bưu chính viễn thông
Bưu điện trung tâm đã được cũng cố, nâng cấp và tang cường trang thiết bị hiện đại,
tang nhanh tỷ lệ số máy điện thoại trên 1000 dân.
2.5.5. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được hiện đại hóa, đáp ứng nhu
cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xung quanh của người dân địa
phương.
Hệ thống truyền thanh, truyền hình hàng năm được xâ dựng, sữa chữa, nâng cấp đảm
bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường
lối chính sách của Đảng và pháp luật cảu Nhà nước. 100% dân số của xã được xem
truyền hình.
Công tác tuyên truyền là một trong những công tác quan trọng trong tiến trình phát
triển kinh tế xã hội của xã (tuyên truyền, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi trong nông nghiệp, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng phát
triển nông nghiệp nông thôn…). Trong tương lai không xa, nhiệm vụ này cần được
quan tâm đầu tư hơn nữa.
2.5.6. Cơ sơ văn hóa
Hàng năm tỏ chức tốt công tác lễ hội truyền thống của các thôn làng cả về nội dung
lẫn hình thức, thông qua các loại hình văn hóa để uên truyền như: liên hoa văn nghệ
sinh hoạt câu lạc bộ thơ ca, câu lạc bộ chèo, hội thi hội diễn. Đưa hoạt động lễ hội trở
thành ngày hội truyền thống của nhân dân.
Việc tu tạo kiến thiết các khu di tích văn hóa của địa phương được chỉ đạo đúng quy
định, quản lý chặt chẽ góp phần làm đẹp them cảnh quan văn hóa làng xã.

16



2.4.7. Cơ sở tế
Năm 2015 đã tổ chức khám chữa bệnh cho 5.824 lượt người tại trạm y tế, 1.298 lượt
người tại nhà, điều trị tại trạm 250 ca, điều trị ngoại trú là 3.852, chuyển tuyến trên
593 ca,không có tai biến sau đều trị. Khám sức khỏe tình nghĩa cho các thân nhân liệt
sỹ, các đồng chí hội viên hội cựu chiến binh và khám kiểm tra sức khỏe cho các cụ
trong hội người cao tuổi nhân dịp ngày quốc tế Người cao tuổi 01/10/2015.
Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch cho 100% số trẻ em trong diện tiêm.
Trên 200 lượt trẻ em được tiêm dịch vụ vacxin như viêm não, quai bị, viêm gan B,
viêm não Nhật Bản…
Cho trẻ em thuốc vitamin A trong độ tuổi từ 06 – 36 tháng tuổi. Khám bệnh cho các
cháu dưới 60 tháng tuổi theo định kỳ và có bảo hiểm y tế. Phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ em, giảm tỷ lệ từ 12,6% năm 2014 xuống 10,2% năm 2015.
Học sinh cả ba trường được khám, phân loại và tư vấn sức khỏe, trường tiểu học và
trường trung học cơ sở tiến hành định kỳ 1 năm một lần, trường ầm non 1 năm 03 lần
Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện Pháp lệnh dân gia đình. Khám sức khỏe
cho 1280 lượt chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Hàng tuần khám định kỳ và vận
động các chị em phụ nữ dùng các biện pháp sinh đẻ kế hoạch hóa gia đình.
2.5.8. Cơ sở giáo dục - đào tạo
Thụy chính là miền quê có truền thống hiếu học. Năm 2015 là năm thành công của
ngành giáo dục xã nhà được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban
ngành đoàn thể, các thôn, từng dòng họ và từng gia đình, công tác giáo dục được chú
trọng cả trong nhà trường và ngoài xã hội.
- Trường mầm non:
Năm học 2014 – 2015 đã huy động 100% các cháu từ 3 – 5 tuổi vào học. Các
cháu trẻ huy động đạt tỷ lệ trên 97% các cháu tới trường. Công tác tổ chức ăn
bán trú tại trường đạt kết quả cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường
-

đạt danh hiệu trường tập thể lao động tiên tiến .

Trường tiểu học:
Huy động 100% trẻ lớp 1 vào học đúng độ tuổi. Công tác số lượng được duy trì
tốt, không có học sinh bỏ học. Tỷ lệ chuyên cần đạt 99,9% . Chất lượng giáo

-

dục toàn diện được nâng cao.
Trường trung học cơ sở:
Năm học 2014-2015 trường có 8 lớp với 420 học sinh, nhà trường có nhiều biện
pháp hữu hiệu giữ vững số lượng học sinh trong trường, kết hợp với công tác
17


giảng dạy trong trường và xã hội giúp đỡ động viên các em bằng tình cảm và
-

chất lượng học sinh trong các môn học. Tỷ lệ chuyên cần đạt 99,50%.
Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1:
Năm 2015 cũng là năm Thụy Chính có số học sinh thi đỗ vào các trường đại

học đạt tỷ lệ cao : 57 em đỗ đại học, 43 em thi đỗ các trường cao đẳng.
Hội khuyến học và trung tâm học tập cộng đòng mở 63 buổi tuyên truền về chính sách,
chuyên môn kĩ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm, truyền thông sức khỏe, học tập tư
tưởng tôn giáo, an toàn giao thông…cho các đoàn thể trong xã. Toàn xã đã tiến hành
kiện toàn 05 chi hội khuyến học hoạt động có hiệu quả, đến na đã có 28 dòng họ xây
dựng được qũy khuyến học.
2.5.9. Cơ sở thể dục – thể thao
Các hoạt động thể thao như: bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông vào các dịp lễ tết được
tổ chức tốt đem lại nhiều bổ ích cho đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên cơ sở
hạ tầng của thể dục thể thao của xã còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện

thường xuyên của người dân địa phương.
Trong tương lai cần quan tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất của ngành thể dục thể thao xã
nhà.

18


III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi
trường trong việc khai thác sử dụng đất
* Lợi thế
- Có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi phong
phú, có lợi thế để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã theo
hướng sản xuất hàng hoá.
- Nhân dân cần cù, hiếu học, có truyền thống cách mạng, có tinh thần đoàn kết, luôn
luôn sát cánh bên nhau, khắc phục mọi khó khăn cản trở để xây dựng một xã Giao Yến
giàu mạnh.
- Nền kinh tế của xã có những bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Có các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn Quốc gia
đào tạo thế hệ trẻ tương lai cho đất nước.
* Hạn chế
- Địa hình, khí hậu, đất đai mặc dù có những thuận lợi cho việc bố trí đa dạng hoá cây
trồng nhưng dễ gây thoái hoá đất nếu không có giải pháp canh tác hợp lý, môi trường
sinh thái có những dấu hiệu suy thoái gây ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, kinh tế.
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực diễn ra còn chậm, chưa
chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường.
- Hệ thống cấu trúc hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, bưu chính viễn
thông…còn yếu, cần nhiều vốn cho việc đầu tư phát triển.

- Giá trị tăng thêm (GDP) bình quân đầu người còn thấp (15,7 triệu/người/năm) so với
mặt bằng chung của huyện, đời sống nhân dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn gặp
nhiều khó khăn.

19


3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử
dụng đất
- Quỹ đất dành cho nâng cấp cải tạo và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao
thông đường bộ, thuỷ lợi, các công trình văn hoá phúc lợi... hàng năm không ngừng
gia tăng.
- Sự gia tăng dân số cần phải có quỹ đất cho việc xây dựng nhà ở, bố trí sắp xếp các
khu dân cư nông thôn sao cho phù hợp.
- Quỹ đất dành cho các mục đích kể trên gây sức ép đến đất sản xuất nông nghiệp đặc
biệt là đất lúa. Do đó đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp, cần phải xem xét kỹ lưỡng việc
chuyển đổi đất sang mục đích phi nông nghiệp theo hướng tận dụng triệt để không
gian và hạn chế tối đa bố trí vào vùng đất nông nghiệp cao sản. Diện tích đất trồng lúa
nước giảm nên cần thâm canh tăng vụ để đem lại năng suất cao và phát triển các loại
cây trồng có hạt để đảm bảo an ninh lương thực trong toàn xã.
- Quá trình sử dụng đất cần phải thích ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do
vậy, trong tương lai để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của xã cần phải
xem xét kỹ việc khai thác sử dụng quỹ đất một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, có
hiệu quả và chú trọng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, đó là yếu tố quan trọng
trong công cuộc đô thị hóa nông thôn của xã.

20


Phần II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1. Phân tích, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai của
kỳ trước năm quy hoạch sử dụng đất
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức
thực hện văn bản đó.
Theo cấp quản lý thì ở cấp xã không có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về
quản lý sử dụng đất đai mà chỉ tổ chức thực hiện những văn bản do cấp trên ban hành.
Bộ phận địa chính xã kết hợp với các ngành có trách nhiệm của địa phương lập các
biên bản về vi phạm pháp luật đất đai, về quản lý quy hoạch và xây dựng đối với với
nhà ở tư nhân.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ địa chính.
Ranh giới hành chính xã được xác định theo chỉ thị số 364/TTg của Thủ tướng chính
phủ, bản đồ đia giới hành chính xã Thụy Chính đã được xây dựng trên nền bản đồ địa
hình tỷ lệ 1/50.000.
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích tự nhiên cảu Thụy Chính là 441,31
ha.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra đánh giá tài nguyên
đất; điều tra xây dựng giá đất.
Từ luật đất đai 1993, công tác địa chính đã tập trung chủ yếu cho việc đo đạc bản đồ
và kê khai đăng ký nhằm phục vụ cho công tác đăng ký xét cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (giấy CNQSDĐ)
Hiện nay Thụy Chính đã hoàn thiện bộ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000 và tỷ lệ 1/2.000,
các thửa đất đã được cập nhật đầy đủ tên chủ sử dụng, loại đất. Tuy chưa được cập
nhật dữ liệu kịp thời nhưng đây là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cán bộ địa
chính quản lý tốt công tác đất đai.
Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: từ năm 1995 đến nay, cứ 5 năm bản đồ hiện trạng
sử dụng đất được lập theo kết quả của tổng kiểm kê đất đai và các năm sau đó đều cập

nhật, điều chỉnh bổ sung để phù hợp với hiện trạng mới. Đến năm 2015, dựa vào kết
21


quả tổng kiểm kê đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được số hóa trên phần mềm
MicroStation.
4. Quan lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác lập quy hoạch sử dụng đất: Xã Thụy Chính đã có qu hoạch sử dụng đất lập
năm 2010, đây là một trong những căn cứ pháp lý cho việc giao đất, thu hồi đất,
chuyển mục đích sử dụng đất,… bảo đảm cho việc sử dụng đất phù hợp với điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hộ của địa phương.
Kế hoạch sử dụng đất của Thụy Chính được lập hang năm phục vụ tốt công tác chuyển
mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. Kế hoạch lập kế hoạch sử dụng đất đất 5 năm từ
2016 – 2020 được tiến hành và dự kiến hoàn thành trong năm.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng
đất
Giao đất: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014, hiện 100% diện tích đất đai của
Thụy Chính đã được giao cho các đối tượng quản lý sử dụng, trong đó giao đất cho hộ
gia đình cá nhân 432,53 ha, UBND xã 92,95 ha, các tổ chức kinh tế 0,22 ha, cơ quan
đơn vị của nhà nước 1,43 ha, các tổ chức khác 0,74 ha, cộng đồng dân cư 1,14 ha.
Chuyển mục đích sử dụng đất: hang năm xã đều chuyển mục đích sử dụng đất từ đất
nông nghiệp kém hiệu quả sang một số loại khác.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi.
Công tác bồi thuờng, hỗ trợ, tái định cư cho nguời bị thu hồi đất khi có quyết định thu
hồi đất của cấp có thẩm quyền nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội hoặc vì an ninh
của quốc gia Nhà nuớc tiến hành thu hồi song song đó là việc bồi thuờng và hỗ trợ tái
định cư được tiến hành chặt chẽ theo đúng pháp luật quy định giúp cho Nhân dân mau
ổn định sinh sống làm ăn.
7. Đăng ký đất dất đai; lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác ngắn liền với đất.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm và hàng năm đều được thực hiện
theo đúng thời hạn quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Công tác kiểm kê đất đai thời hạn kỳ 5 năm (2005, 2010, 2015) được thực hiện thống
nhất trong toàn tỉnh nên nhìn chung có chất lượng bảo đảm, phản ảnh được thực trạng
sử dụng đất vào thời điểm kiểm kê.
22


Công tác thống kê đất đai hang năm tuy được thực hiện, nhưng do công tác theo dõi
biến động còn chưa được sâu sát nên số liệu còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Hiện trên địa bàn toàn xã đã được xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai để giúp cho việc
quản lý và truy suất các dữ liệu liên quan đến đất đai được thực hiện nhanh chóng, đáp
ứng kịp thời, hiệu quả cho công việc.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Nhìn chung, đối với đất đai được giao và cấp giấy chứng nhận QSDĐ đều thông qua
các đơn vị quản lý tài chính trong tỉnh và huyện nên bảo đảm đúng các thủ tục và quy
định về tài chính.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Công tác quản lý về đất đai nhìn chung có được sự lãnh đạo, điều hành tập trụng, kịp
thời của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn nên kết quả thu được tốt, đã hạn
chế được tình trạng tranh chấp đất đai. Tuy nhiên để thực hiện tốt hơn nữa công tác về
quản lý đất đai cần phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, văn bản pháp lý về
đất đai, đồng thời phải tạo điều kiện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ tham mưu về đất đai trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường đất đai
trong bối cảnh mới.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai
Nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện nghiêm chỉnh luật đất đai, phát huy mặt tích cực,

hạn chế tiêu cực, tìm ra những mặt không còn phù hợp của những quy định để đề xuất,
bổ sung sữa đổi. Trong những năm qua, UBND huyện đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra
– kiểm tra việc sử dụng đất của các đơn vị sử dụng đất, kiểm tra việc sử dụng đất của
các cá nhân và hộ gia đình tại xã, các sai phạm chủ yếu là việc tự ý chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp như: làm nhà ở, xây dựng cơ sở sản xuất… Qua kiểm tra
đã tuyên truyền giáo dục về pháp luật đất đai cho các đối tượng sử dụng đất có vi
phạm để tự sữa chữa. Một số trường hợp vi phạm đã xử lý theo đúng quy định tại nghị
định 04/CP.
Ngoài ra, còn tổ chức kiểm tra việc cấp phát giấy CNQSDĐ, xác minh cụ thể các hộ
nhận giấy và chưa nhận giấy CNQSDĐ để xác định nguyên nhân tồn đọng giấy trên
địa bàn xã nhằm đề nghị UBND huyện tìm biện pháp khắc phục.
13. Phổ biến giáo dục về đất đai
23


Luật đất đai 2013 vừa mới ban hành và có hiệu lực nên việc tiếp cận của nguời dân với
luật mới còn gặp nhiều khó khăn, ngoài ra việc ban hành các văn bản huớng dẫn thực
hiện kèm theo còn chậm. Vì vậy việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho nguời
dân hiểu biết về luật đất đai mới là công tác đi đầu giúp người dân hiểu và không vi
phạm pháp luật đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất
Tranh chấp đất đai luôn là một trong những vấn đề phức tạp và khó khăn trong công
tác quản lý đất đai. Do vậy, ban địa chính xã thường phải phối hợp với các ngành chức
năng giải quyết các vụ tranh chấp đất đai của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên việc
xác minh nguồn gốc đất hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nên kết
quả xác minh thường thiếu cơ sở pháp lý vững chắc, đặc biệt là khâu làm hồ sơ ban
đầu.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được xử lý tích cực, đã thực hiện tiếp nhận
và giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai, triển khai thực hiện các quyết định

xử lý cuối cùng cảu UBND tỉnh. Nhìn chung việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất
đai thực hiện tương đối tốt, đã không để xảy ra điểm nóng trên phạm vi toàn xã.
15. Quản lý các hoạt động dịch vụ công tác đất đai
Bộ phận địa chính đã trực tiếp tiếp dân tại bộ phận nhận và trả kết quả, phối hợp với
các cơ quan chức năng tiến hành đo vẽ, tách thửa khi nhân dân có yêu cầu.
1.2. Đánh giá những kết quả đã đạt được, tồn tại cần khắc phục trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai.
Nhìn chung những kết quả đạt được của chính quyền và nhân dân xã Thuỵ Chính
trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai rất nhanh chóng và
đồng bộ, thực hiện chức năng quản lý đất đai được triển khai liên thường xuyên. Việc
giám sát của nhân trong việc thực hiện quản lý đất đai được nâng lên và góp phần găn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên việc tổ chức thực hiện các văn bản còn
có những hạn chế nhất định như: luật đất đai vừa mới ban hành nên việc tiếp nhận nó
còn chậm ngoài ra hệ thống quản lý dữ liệu còn chưa theo kịp, cán bộ công chức, viên
chức trong ngành địa chính chưa được bồi dưỡng kiến thức kịp thời đáp ứng công việc
thực tế nên giải quyết công việc còn chậm nhiều việc còn chưa tìm ra được cách giải
quyết.
Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác quản lý đất đai, thực hiện các văn bản pháp
24


luật về đất đai, đẩy mạnh công tác tuyền truyền về pháp luật đất đai cho người dân
hiểu rõ, đề suất những các vướng mắc lên cấp trên để có hướng giải quyết, cần triển
khai công tác bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ địa chính xã, đầu tư hệ thống máy móc
làm việc và sắp xếp cách làm việc hiệu quả.
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015 CỦA XÃ THỤY CHÍNH
STT


Chỉ tiêu sử dụng đất

1 Đất nông nghiệp
1.1 Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
1.3 Đất trồng cây lâu năm
1.4 Đất rừng phòng hộ
1.5 Đất rừng đặc dụng
1.6 Đất rừng sản xuất
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản
1.8 Đất làm muối
1.9 Đất nông nghiệp khác
2 Đất phi nông nghiệp
2.1 Đất quốc phòng
2.2 Đất an ninh
2.3 Đất khu công nghiệp
2.4 Đất khu chế xuất
2.5 Đất cụm công nghiệp
2.6 Đất thương mại, dịch vụ
2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
2.9 Đất phát triển hạ tầng
2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa
2.11 Đất danh lam thắng cảnh
2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải
2.13 Đất ở tại nông thôn
2.14 Đất ở tại đô thị
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan
2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp



NNP
LUA
LUC
HNK
CLN
RPH
RDD
RSX
NTS
LMU
NKH
PNN
CQP
CAN
SKK
SKT
SKN
TMD
SKC
SKS
DHT
DDT
DDL
DRA
ONT
ODT
TSC
DTS


Diện tích Cơ cấu
(ha)

(%)

283,17

64,16

276,14
0,30
0,18

62,57
0,06
0,04

6,50

1,47

0,05
158,17

0,01
35,84

69,70


15,79

0,61
50,76

0,14
11,50

0,31

0,07
25


×